Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

Giáo trình luật hình sự việt nam tập 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.55 MB, 59 trang )


GIÁO TRÌNH

LUẬT HÌNH SỰVỂT NAM
t





TẬpn


BẢNG TỪ VIẾT TÁT
BLDS

Bộ luật dân sự

BLHS

Bộ luật hinh sự

BLLĐ

Bộ luật lao động

BLTTDS

Bộ luật tổ tụng dân sự

B L l IH S



Bộ luật tố tụng hình sự

CNXH

Chủ nghĩa xã hội

CTTP

Cấu thành tội phạm

ĐTD

Định tội deinh

QHNQ

Quan hệ nhân quả

TNHS

Trách nhiệm hình sự

XHCN

Xã hội chủ nghĩa

96-2009/CXB/106-11/CAND



TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

Giảo trình

LUẬT HÌNH sự VIỆT NAM






TẬP II
(In lần th ứ m ư ời làm có sử a đổi)

NHÀ XUÁT BẢN CÔNG AN NHÂN DÂN
HÀ NỘI - 2009


Chủ biên
GS.TS. N G U Y ẺN NGỌC HOÀ

Tập thể tác giả
PGS.TSKH. LÊ CẢM

Chương XXX, XXXI

PGS.TS. TRẢN VĂN ĐỘ

Chưong XX iX


GS.TS. NGUYỄN NGỌC HOÀ

Chương XX, XXV, XXÍVIII

ThS. PHẠM BÍCH HỌC

Chương XXI

TS. HOÀNG VĂN HỪNG

Chương XXVII

TS. HOÀNG VÃN HÙNG &
TS. NGUYỄN VĂN HƯƠNG

Chương XXVI

TS. DƯƠNG TUYẾT MIÊN

Chương XXII

PGS.TS. LÊ THỊ SƠN

Chương XXIV

TS. TRƯƠNG QUANG VINH

Chương XXIĨI

Thư kí nhóm biên soạn: TS. TRÀN THÁI DƯƠNG



CHƯƠNG XX

CÁC TỘI XÂM PHẠM SỞ HỮU

A.NHỮNG VAN Đế chung
I. KHÁI NIỆM
Các

tộ i

xâm phạm sớ hữu là những hành vi có lỗi gây thiệí

hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho quan hệ sớ hữu và sự gây thiệt
hại này thé hiện được đầy đù nhất bản chất nguy hiểm cho xã hội
cùa hành vi.
1. Khách thể của tội phạm
Theo luật hình sự Việt Nam, những tội được coi là tội xâm
phạm sở hữu và cùng được quy định trơng chương xrv^*' BLHS là
những tội có cùng khách thể là quan hệ sở hữu. Điều này có nghĩa:
- Các lội xâm phạm sở hữu phải ỉà những hành vi gây thiệt
họi hoặc đe dọa gây thiệt hại cho quan hệ sở hữu và
- Sự gây thiệt hại này phải phản ánh được đầy đù nhất bản
chất nguy hiểm cho xã hội cùa hành vi phạm tội.

(1). Tnrác khi có RLHS nSm 1090. tốn íại hai nhổm tội xâm pham sở hữii Đỏ
là nhóm tội xâm phạm sở hữu XHCN và nhóm lội xâm phạm sở hữu của cônệ
dân. Trong BLHS năm 1999, hai nhóm tội này đă được nhập thành một. Đẻ
biết lí do cúa việc nhập này có thế xem: Nguyễn N gọc Hoà, “Về hai chương

IV và VI Phẩn các tội phạm BLHS*\ Tạp chí ỉuậí học. số 4/1995.


Quan hệ sờ hừu là quan hệ xã hội trong đỏ quyền chiếm hũii,
sử dụng và định đoạt tài sản được tôn trọng và bảo vệ. l ỉàiili vi
gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho quan hệ sở hữu là
những hành vi xâm phạm các quyền chiếm hữu, sử dụng và định
đoạt tài sản của chủ sờ hữu.
Một hành vi tuy cũng gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại
cho quan hệ sở hữu nhưng sẽ không phải là tội xâm phạm sờ hữu
nếu hành vi này đồng thời còn gây thiệt hại cho những quan hệ xã
hội khác và sự gây thiệt hại này mới thể hiện được đầy đù nhất
bản chất nguy hiềm cho xã hội của hành vi. Trong trường hợp này
khách thể (trực tiếp) không phải là quan hệ sở hữu.
Ví dụ: Khách thể (trực tiếp) của hành vi tháo trộm các thánh
giằng thép của cột điện thuộc hệ thống đường dây tải điện đang
sừ dụmg không phải là quan hệ sở hữu mà là an toàn công cộng
mặc dù hành vi này cũng gây thiệt hại cho quan hệ sở hữu.*'*
* Đối tượng tác động của tội phạm
Như mọi hành vi phạm tội khác, hành vi xâm phạm sờ hữu
cũng có đối tượng tác động cụ thể. Đó là tài sản - đối tượng vật
chất nhờ đó có sự tồn tại quan hệ sở hữu. Tài sản, theo BLDS
Việt Nam bao gồm: Vật có thực, tiền, giấy tờ trị giá được bằng
tiền và các quyền về tài sản (Điều 163 BLDS). Khi xác định đối
tượng tác động của các tội xâm phạm sở hữu ờ các dạng thể hiện
này cần chú ý:
Một số vật có thực do tính chất và công dụng đặc biệt không
được coi là đối tượng tác động của các tội hoặc một số tội xám

(l).X em thêm: Chương XXV cùa Giáo trình này.



phạm sờ hữu mà là đối tượng tác động của các hành vi phạm tội
khác. Ví dụ: Công trình, phương tiện giao thông vận tải, thông tin
liên lạc, các loại vũ khí quân dụng, tài nguyên rừng v.v./'*
- Vật khi không còn là tài sản vì đã bị chù tài sản huỳ bỏ cũng
sẽ không còn là đối tượng tác động của các tội xâm phạm sở hj>u.
Ví dụ: Gia súc đã bị chôn do mắc bệnh hoặc thuốc chữa bệnh đã
bị huỷ bỏ, do hết thời gian sử dụng

V.V..

- Tiền luôn luôn có thể là đối tượng tác động cùa các tội xâm
phạm sở hữu.
- Giấy tờ trị giá được bàng tiền có thể là phương tiện phạm tội
giúp người phạm tội có thể xâm phạm sờ hữu. Trong một sổ
trường hợp, giấy tờ này có thể là đối tượng tác động của các tội
xâm phạm sở hữu.
- Quyền về tài sản nói chung không thể là đối tượng tác động
của các tội xâm phạm sở hữu. Nhưng những giấy tờ thể hiện
quyền về tài sản như hoá đom lĩnh hàng v.v. có thể là đối tượng
tác động của nhóm tội này trong những trường hợp nhất định.
Tài sản được pháp luật nói chung cũng như luật hình sự nói
riêng bảo vệ, về nguyên tẳc phải là tài sản hợp pháp. Tuy nhiên điều
đó không có nghĩa những hành vi xâm phạm tài sản bất hợp pháp
của công dân khác không bị coi là phạm tội. Hành vi xâm phạm
tài sản khác, dù lài sản đó là tài sản bất hợp pháp, vẫn bị coi là
trái pháp luật và có thể cấu thành tội xâm phạm sở hữu. Việc coi
những hành vi đó là trái pháp luật và có thể bị xử lí về mặt hình
sự là hoàn toàn cần thiết, để đảm bảo trật tự chung cùa xã hội.

(1 ).Xem: - Chương XXV - Các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng;
- Chương XXII - Các tội xâm phạm trật tự quản lí kinh tế.


Tài sản, về nguyên tắc, chi là đối tượng cúa những hàiih vi
phạm tội do người không phải là chủ sở hữu thực hiện.
Trong những trường hợp đặc biệt, tài sàn có thề là đối
tượng của những hành vi phạm tội do chính chù tải sán thực
hiện (tài sản đó có thể là tài sàn của riêng người có hành vi
phạm tội hoặc là tài sản chung với người khác). Đó là- những
trường hợp hành vi phạm tội, về hinh thức, tuy tác động đến tài
sản cùa người thực hiện nhưng thực chất lại nhầm gây thiệt hại
về tài sản cho người khác hoặc cho nguời cùng sở hữu với
mình. Ví dụ: A cho B mượn xe đạp. Khi B dựng xe đạp trước
cửa hàng để vào mua hàng, A đã bí mật dùng chia khoá dự
phòng mở khoá xe và đem xe đó đi tiêu thụ. B đã phải bồi
thường cho A vì đã "làm mất" xe cùa A.
2.Mặt khách quan của tội phạm
*

Hành vi khách quan của các tội xâm phạm sở hữu tuy khác

nhau ở hình thức thể hiện nhưng đều có cùng tinh chất gây thiệt
hại cho quan hệ sở hữu, xâm phạm quyền chiếm hữu, sừ dụng,
định đoạt cùa chủ tài sản, làm cho chù tài sản mất khả năng thực
hiện quyền sở hữu của mình. Những hình thức thể hiện của hành
vi khách quan có thể là:
- Hành vi chiếm đoạt;
- Hành vi chiếm giữ trái phép;
- Hành vi sử dụng trái phép;

- Hành vi huỷ hoại, làm hư hỏng, làm mất mát, làm lãng phí
lài sàn.
Trong những hàiứi vi đó có hành vi có thể được thực hiện
bàng hình thức hàiứi động và ỉchông hành động (hàiili vi huỳ hoại);
8


có hành vi chi được thực hiện bằng hành động (chiếm đoạt).
* Hậu quả mà những hành vi nói trên gây ra trước hết là
những thiệt hại gây ra cho quan hệ sở hữu, thể hiện dưới dạng
thiệt hại vật chất cụ thể như tài sản bị mất, tài sản bị hư hỏng, bị
huỳ hoại, tài sàn bị sử dụng V.V..
Dấu hiệu hành vi là dấu hiệu bắt buộc trong tất cả các CTTP;
dấu hiệu hậu quả (cũng như dấu hiệu QHNQ) là dấu hiệu bát
buộc trong một số CTTP.
3. Chủ thể của tội phạm
Chủ thể cùa hầu hết các tội xâm phạm sở hữu ià chủ thể
thường. Những người có năng lực TNHS và đạt độ tuổi luật định
đều có khả năng trờ thành chủ thể của nhiều tội thuộc nhóm tội
xâm phạm sở hữu. Trong các tội xâm phạm sở hữu có một tội đòi
hỏi chủ thể ngoài những dấu hiệu cùa chủ thể thường phải có
thêm đặc điềm đặc biệt khác (chủ thể đặc biệt). Đó là đặc điểm có
trách nhiệm liên quan đến tài sản của tội thiếu trách nhiệm gây
thiẻt hại nghiêm trọng đến tài sản của Nhà nước.
4. Mặt chủ quan của tội phạm
* Lỗi của người thực hiện các tội xâm phạm sờ hữii có thề là
cố 7 như ờ tội trộm cắp tài sản; hoặc vô ý như ờ tội vô ý gây thiệt
hại nghiêm trọng đến tài sản.
* Động cơ phạm tội và mục đích phạm lội có thể có tính tư
lợi hoặc không.

11.
CÁC TỘI XÂM PHẠM SỞ H ữ lJ TRONG RỘ LIIẶT
HÌNH S ự VIỆT NAM
Trong BLHS Việt Nam, các tội xâm phạm sở hữu được quy


định tại Chương XXIV (từ Điều 133 đến Điều 145). Theo quy
định cùa BLHS có 13 tội thuộc nhóm tội xâm phạm sở hữu. F)ó
là các tội:
- Tội cướp tài sản (Điều 133 BLHS);
- Tội bẳt cóc nhàm chiếm đoạt tài sản (Điều 134 BLIiS);
- Tội cưỡng đoạt tài sản (Điều 135 BLHS);
- Tội cướp giật tài sản (Điều 136 BLHS);
- Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản (Điều 137 BLHS);
- Tội trộm cẳp tài sản (Điều 138 BLHS);
- Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 139 BLHS);
- Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (Điều 140 BLHS);
- Tội chiếm giữ trái phép tài sản (Điều 141 BLHS);
- Tội sử dụng trái phép tài sản (Điều 142 BLHS);
- Tội huỷ hoại hoặc cố ý làm hu hỏng tài sàn (Điều 143 BLHS);
- Tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản
cùa Nhà nước (Điều 144 BLHS);
- Vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản (Điều 145 BLHS).
Căn cứ vào tính chất của mục đích phạm tội, có thể chia 13
tội nói trên thành hai nhóm. Đó là nhóm các tội có mục đích tư
lợi, tức có mục đích nhằm thu về những lợi ích vật chất cho cá
nhân hay nhóm cá nhân, bao gồm 10 tội đầu và nhóm các tội
không có mục đích tư lợi. Căn cử vào đặc điểm chung của hành
vi phạm tội có thể chia 10 tội có mục đích tư lợi thành hai nhóm.
Đó là nhóm có tính chiếm đoạt gồm 8 tội đầu và nhóm không có

tính chiếm đoạt gồm 2 tội còn lại. Các tội có tính chiếm đoạt là
10


nhíững tội xâm phạm sở hữu bàng việc chiếm đoạt và do vậy
tromg CTTP cùa những tội này có dấu hiệu chiếm đoạt.“ '
Hình phạt chính được quy định cho các tội xâm phạm sờ hữu
có 1 nhiều mức độ khác nhau. Hình phạt thấp nhất là cải tạo không
giaim giữ và cao nhất là tử hình. Trong số 13 tội có 9 tội được quy
địnủi có thể là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, một tội được quy
địnứi là tội phạm ít nghiêm trọng, số tội còn lại được quy định có
thể là tội phạm nghiêm trọng hoặc là tội phạm rất nghiêm trọng.
Các hình phạt bổ sung được quy định cho các tội xâm phạm
sờ Ihữu là phạt tiền, tịch thu tài sản, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm
hàrnh nghề hoặc làm công việc nhất định, quản chế hoặc cấm cư trú.

B. CÁC TỘI XÂM PHẠM sở Hữu có TỈNH CHIÉM ĐOẠT
1. KHÁI NIỆM
ỉ . Định nghĩa
Các tội xâm phạm sở hữu có tính chiếm đoạt là những tội
xâtm phạm sớ hữu bằng việc chiếm đoạí và (do vậy) trong CTTP
cùai những tội nàv có dấu hiệu chiếm đoạt.

.

2 Nội dung của khái niệm chiếm đoạt

a. Định nghĩa
Chiếm đoạt là hành vi cố ý chuyển dịch trái pháp luật tài sàn
đamg thuộc Sự quản ỉi của chù tài sản thành tài sản của mình.

b. Các độc điếm của hành vi chiếm đoạt
Căn cứ vào địnli nghĩa nêu trên có thể rút ra các đặc điểm co
bảm của hành vi chiếm đoạt như sau:
(1). IKhái niệm chiếm đoạt sẽ được trinh bày cụ thể ở phần tiếp theo.

11


- Hành vi chiếm đoạt, xét về mặt khách quan là hành vi làm
cho chủ tài sán mất hẳn khả năng thực hiện quyền chiếm hữu, sử
dụng, định đoậl tài sản cùa mìtih và tạo cho người chiếm đoạt có
thề thực hiện được việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sàn đó.
Như vậy, chiếm đoạt xét về mặt thực tế là quá trinh vứa làm cho
chủ tài sản mất lài sản vừa tạo cho người chiếm đoạt có tài sản
đó. Quá trình này xét về mặt pháp lí không làm cho chủ sở hữu
mất quyền sở hữu cùa mình mà chi làm mất khả nàng thực tế thực
hiện các quyền cụ thể của quyền sở hữu. Hành vi chiếm đoạt với
nội dung ià quá trình như vậy được thể hiện ở những dạng hàiili
vi cụ thể khác nhau, tùy thuộc vào mối quan hệ cụ thể giữa nguời
chiếm đoạt với tài sản chiếm đoạt cũng như vào hinh thức chiếm
đoạt cụ thể. Những dạng hành vi này được đề cập một cách chi
tiết ở phần trình bày về từng tội phạm cụ thể.
- Tài sản là đối tượng tác động cùa hành vi chiếm đoạt đòi hỏi
phải có đặc điềm là còn nàm trong sự chiếm hữu, sự quản lí của
chủ tài sản. Tài sản đã thoát li khỏi sự chiếm hữu, sự quản lí cùa
chủ tài sản (tài sản thất lạc) thì không còn là đối tượng của hànli
vi chiếm đoạt. Chi khi tài sản còn đang do chủ tài sản chiếm hữu
thì mới có thể nói dến hành vi chiếm đoạt, mới nói đến hành VI
làm mất khả năng chiếm hữu cùa chủ lài sản.
- Xét về mặt chủ quan, lồi của người có hành vi chiếm đoạt là

lồi cổ ý trực tiếp. Người thực hiện hành vi chiếm đoạt biết tài sản
chiếm đoạt là tài sản đang có nguời quản lí nhưng vẫn mong
muốn biến tài sản đó thành tài sản cùa mình. Những trường hợp
lầm tường là tài sản của mình hoặc là tài sản không có người
quản lí đều không phải là trường hợp có hành vi chiếm đoạt.
12


Cũng như hành vi khác, hành vi chiếm đoạt tồn tại theo quá
trỉinh. Quá trinh đó trước khi xảy ra đã tồn tại irong ý thúc chù
quaan dưới hình thức ý định hay mục đích chiếm đoạt. Hành vi
chiiếm đoạt coi là bắt đầu khi người phạm tội bắt đầu thực hiện
việệc làm mấl khả năng chiếm hữu cùa chù tài sàn, để tạo kliả
nàmg đó cho minh. Khi người phạm tội đã làm chủ được tài sàn
chiiếni đoạt thì lúc đó hành vi chiếm đoạt được coi là đã hoàn
thàình, ngirời phạm tội coi là đã chiếm đoạt được tài sản.
Trong các CTTP của các tội thuộc nhóm tội có tính chiếm
đoiạt, dấu hiệu chiếm đoạt có thể là mục đích chiếm đoạt, là hành
vi chiếm đoạt hoặc là chiếm đoạt được. Do vậy, khi nghiên cứu
từmg lội cụ thể, phải chú ý xem dấu hiệu chiếm đoạt trong CTTP
là Ihành vi chiếm đoạt hay chỉ là mục đích chiếm đoạt hay phải là
chiiếm đoạt được. Việc nhận thức đúng nội dung cụ thể của dấu
hiệĩu chiếm đoạt như vậy là cơ sở để có thể xác định được chính
xácc thời điểm tội phạm hoàn thành.
II. CÁC TỘI PHẠM CỤ THÊ
1. Tội cirửp tài sản (Điều 133 BLHS)
Tội cướp tài sàn là "dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức
khíắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào
tìnth trạng không thế chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản...",
a. Dấu hiệu pháp ỉí

* Khách thể của tội phạm
Hành vi cưcVp tải sản xâm hại đồng thời hai quan hệ
hội
đưcợc luật hình sự bảo vệ, Đó lả quan hệ nhân thân và quan hệ sở
hữiu. Bảng hành vi phạm tội cùa mỉnh, người phạm tội cướp tài
sàni xám phạm truớc hết đến thán thể, đến tự do của con người để
13


qua đó có thể xâm phạm được sở hữu. Sự xâm hại một trong hai
quan hệ xã hội này đều chựa thề hiện được hết bản chất nguy
hiểm cho xã hội cùa hành vi cướp tài sàn. Do vậy, cả hai quan hệ
xâ hội bị xâm hại đều được coi là khách thể trực tiếp ciia tội cướp
tài sản. Việc xếp tội cướp tài sản vào chương Các tội xâm phạm
sở hữu là xuất phát từ quan điểm cho ràng mục đích chính của
người phạm tội là nhàm vào sở hữu và việc xâm hại quan hệ nhân
thân xét về mặt nào đó chi là phưcmg tiện để đạt mục đích chính.
* Mặt khách quan của tội phạm
Theo quy định của điều luật có 3 dạng hành vi khách quan
được coi là hành vi phạm tội của tội cướp tải sản. Đó là:
- Hành vi dùng vũ lực;
- Hành vi đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc;
- Hành vi làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không
ứiể chống cự được.
Hành vi dùng vũ lực được hiểu là hành vi dùng sức mạnh vật
chất (có hoặc không có công cụ, phương tiện phạm tội) tác động
vào người khác nhàm đè bẹp hoặc làm tê liệt sự chống cự của
người này chống lại việc chiếm đoạt. Hành vi dùng vũ lực trước
hết phải là hành vi nhàm vào con người. Những hành vi không
nhằm vào con người đều không phải là hành vi dùng vũ lực theo

quy định của điều luật. Người bị tấn công ở đây có thể là chủ tài
sản, là người có trách nhiệm quản lí hay bảo vệ tài sản nhưng
cũng có Ihể là người bất kì mà người phạm tội cho rằng người
này đã hoặc có khả năng sẽ ngăn cản việc chiếm đoạt cùa mìiửi.
Hành vi dùng vũ lực ưong tội cướp tài sản phải ở mức độ có khả
năng đè bẹp hoặc làm tê liệt sự chống cự, nghĩa là có khả năng
làm cho sự chống cự về mặt thực tế không xảy ra được hoặc xảy
14


ra nhưng không có kết quả hoặc làrn cho người bị tấn công bị té
liệt về ý chí, không dám kháng cự. Nhũng hành vi dùng vũ lực cỏ
tính chất như vậy có thể là đánh, chém, trói, nhốt V.V..
Dạng hành vi thứ hai của tội cướp tài sản là hành vi đe dọa
dùng vũ lực ngay tức khác. Đây là trường hợp người phạm tội
bằng lời nói hoặc bằng cử chi (hoặc cả hai) dọa sẽ dùng vũ lực
ngay tức khắc nếu chống cự lại việc chiếm đoạt. Vũ lực đe dọa sẽ
thực hiện có thể nhằm vào chính người bị đe dọa nhưng cũng có
thể nhằm vào người khác có quan hệ thân thuộc với người bị đe
dọa. Ví dụ: Dọa thủ kho nếu chống cự sẽ giết chết con của người
đó. Bằng sự đe dọa (qua lời nói hoặc qua cử chi như gí dao vào
lưng bảo vệ ra hiệu đưa chìa khoá), người phạm tội có thể khống
chế được ý chí của người bị tấn công. Mức độ khống chế này phụ
thuộc trước hết vào tính chất của sự đe dọa. ở tội cướp tài sản, tính
chất của sự đe dọa, tìieo quy định của luật phải là đe dọa dùng vũ
lực ngay tức khắc. Dấu hiệu "ngay tức khấc" ờ đây có ý nghĩa
quan trọng để phân biệt hành vi đe dọa dùng vũ lực ở tội cướp vói
hành vi đe dọa (sẽ) dùng vũ lực ờ tội cưỡng đoạt tài sản. Dấu hiệu
này vừa dùng để chi sự nhanh chóng về mặt thời gian (sẽ xảy ra
ngay lập tức) và vừa dùng để chi sự mãnh liệt của hành vi đe dọa.

Hành vi đe dọa dùng vũ lực ở tội cướp tài sản có tính chất mãnh
liệt là làm cho người bị đe dọa thấy ràng vũ lực sẽ xảy ra ngay, họ
không hoặc khó có điều kiện tránh khỏi. Sự đe dọa đã làm ý chí
của người bị đe dọa tê liệt. Đẻ đánh giá hành vi đe dọa dùng vũ
lực có tính chất như vậy hay không và qua đó khảng định có phải
là cướp tài sản hay không, cẩn dựa vào những tình tiết sau:
Nội dung và hình thức của hành vi đe dọa (dọa làm gì? thái
độ đe dọa ra sao?);
15


- Tương quan lực lượng giữa bên đe dọa và bên bị đc dọa;
- Hoàn cảnh không gian và thời giạn;
- Tinh hinh trật tự xã hội nơi và lúc xảy ra hành vi phạm
tội

V .V ..

Dấu hiệu ngay tức khắc chi đòi hỏi người phạm tội đã cỏ
hành vi, cử chì, thái độ thể hiện ra bên ngoài là sẽ dùng vù lực
ngay tức khac mà không đòi hỏi họ phải thực sự có ý định sẽ
dùng vũ lực ngay tức khắc cũng như phải có đủ điều kiện đế dùng
vQ lực ngay tức khắc. Như vậy, những trường hợp chỉ làm ra vẻ
sẽ dùng vũ lực ngay tức khắc nhưng không có ý định hoặc không
có điều kiện dùng vũ lực ngay tức khắc cũng bị coi là cướp tài
sản. Ví dụ: Dùng sủng giả dọa sẽ bắn chết ngay.
Dạng hành vi khách quan thứ ba cùa tội cướp tài sản là hành
vi làm cho người bị tấn công lâm vào tinh trạng không thể chống
cự được.
Hành vị ở dạng thứ ba này tuy không phải là vũ lực cũng nhu

không phài là lời đe dọa nhưng có khả năng như nhũnig hành vi
đó - khả năng làm cho người bị tấn công không thể ngàn cản
đựợc việc chiếm đoạt. Do vậy, những hành vi này được coi là
cùng tính chấl như hành vi dùng vũ lực và hành vi đe dọa dùng
vũ lực ngay tức khắc. Chủng đều có khả năng đè bẹp hoặc làm tê
liệt sự kháng cự. Hànli ví đầu độc, hành vi dùng thuốc gây mê là
những ví dụ về dạng hành vi thứ ba này của tội cưóp tài sàn.
■" Chủ thể cùa lội phạm
Chù thể của tội cướp tải sản lả chù thể bỉnh thưởng nên chi
đòi hỏi có hãng lực TNHS vả đạt độ tuổi luật định.
16


* Mặt chú quan cúa tội phạm
- Lồi của người phạm tội cướp tài sản là lỗi cố ý trực tiếp. Khi
thirc hiện liành vi phạm tội, người phạm tội biết mình có hànli vi
dùng vũ lực hoặc biết mình có hành vi đe dọa dùng vũ lực ngay tức
khấc hoặc biết mình có hành vi làm cho ngưòá bị tấn công lâm vào
lình trạng không thể khảng cự được. Người phạm tội mong muốn
hành vi đỏ đè bẹp hoặc làm tê liệt được sự chống cự của người bị
tấn công, để có thể thực hiện được mục đích chiếm đoạt tài sản.
- Mục đích chiếm đoạt là dấu hiệu thuộc mặt chủ quan của tội
cướp tài sản. Việc thực hiện những hành vi khách quan đã được
trình bày ở phần trên chỉ trờ thành hành vi phạm tội của tội cướp
tài sản nếu việc thực hiện những hành vi đó nhằm mục đích
chiếm đoạt tài sàn.
Mục đích giữ tài sản vừa chiếm đoạt được cũng được coi là
dạng đặc biệt của mục đích chiếm đoạt. Như vậy, những hành vi
dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khấc hay hành vi làm
cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự

được nhằm mục đích giữ tài sản vừa chiếm đoạt được cũng bị coi
là cấu thành tội cướp tài sản. Đây là trường hợp người phạm tội
đã chiếm đoạt được tài sản bàng thù đoạn không phải là cướp như
bằng thủ đoạn trộm cắp, cướp giật... nhưng ngay sau đó đã bị phát
hiện; người phạm tội đã tấn công lại người ngăn cản (bàng những
thủ đoạn của tội cướp) nhàm giữ bằng được tài sản vừa chiếm
đoạt trước đó. Thực tiễn xét xử từ trước đến nay coi trường hợp
này là trường hợp chuyển hoá từ một số hình thức chiếm đoạt tài
sản tliànỉi cướp lài sản /’*
0).X em : Nghị quỵết số 01-89/HĐTP ngày 19/4/1989 cùa Hội đồng thẩm phán
Toà án nhân dân tối cao.

17


b. Hình phạí
Diều luật quy định bốn khung hình phạt.
Khung hình phạt cơ bản có mức phạt tù từ 3 năm đến 10 Iiăni,
Khung hình phạt tăng nặng thứ nhất có mức hinh phạt tù tù 7
nãm đến 15 năm. Khung này được áp dụng cho Iruờiig hợp pliạni
tội có một trong những tinh liết định khung tăng nặng sau:
- Có tổ chức: Cướp tài sản có tổ chức là trường hợp đồng phạm
cướp tài sản ở hình ihức có tổ chức. Phạm tội có línli chuyên
nghiệp có nghĩa người phạm tội đã liên tiếp phạm tội xâin phạm
sở hữu có tính chiếm đoạt và coi việc phạm pháp như là nguồn
thu nhập chính.“ ’
- Có tính chuyên nghiệp;
- Tái phạm nguy hiểm;
- Dùng vũ khí, phưcmg tiện hoặc ihủ đoạn nguy hiểm kiiác:
Khái niệm vũ khí ờ đây không đồng nhất với công cụ phạm tội.

Chi những công cụ có tính chất dễ dàng gây nguy hiểm đến tínli
mạng của người bị tấn công mới được coi là vũ khí. Ví dụ: Súng,
lựu đạn... Phưomg tiện, thủ đoạn phạm tội được coi là phương
tiện, thủ đoạn nguy hiểm khi có tính chất như tính chất cùa vũ khí
nói trên, nghĩa là có khả năng dễ dàng gây nguy hiểm đến tính
mạng người bị tấn công. Ví dụ: Dùng thuốc độc để đầu độc, dùng
giẻ nhét vào mồm người bị tấn cồng...
- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho súc khoẻ cùa người
khác VỚI ti lệ thuơng tật tữ 11% đến 30yo; Đây là trường hợp
(l).X em : Nghị quyét sổ 01/2006/NQ -H ĐTP ngày 12/5/2006 của Hội đồng
thấm phán Toà án nhân dân tối cao.

18


người phạm tội đã cố ý hoặc vô ý gây thương tích hoặc gây tổn
hại cho sức khoè người bị tấn công.
- Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 50 triệu đồng đến dưới 200
triệu đồng;
- Gây hậu* quả nghiêm trọng: Hậu quả nghiêm trọng ở đây có
thể là những ảnh hường xấu đến trật tự, trị an mà hành vi cướp tài
sản gây ra.
Khung hình phạt tăng nặng thứ hai có mức phạt tù từ 12 năm
đến 20 năm. Khung này được áp dụng cho irường hợp phạm tội
có một trong các tinh tiết định khung tăng nặng sau:
- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoè cùa người
khác với ti lệ thương tật từ 31% đến 60%;
- Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 200 triệu đồng đến dưới 500
triệu đồng;
- Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

Khung hình phạt tăng nặng thứ ba có mức phạt tù từ 18 năm
đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình. Khung này được áp dụng
cho tniờng hợp phạm tội cố một trong những tình tiết định khung
tăng nặng sau:
- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người
khác với tì lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc làm chết người.
Làm chết người là trường hợp người phạm tội đã gây hậu quả
chết người và lỗi của họ đối với hậu quả này là lỗi vô ý. Nếu
người phạm tội cố ý gây ra hậu quà chết người thi hành vi phạm
tội không còn thuộc trường hợp này mà cấu thành hai tội (tội giết
người và tội cướp tải sản).
19


- Chiếm đoạt tài sàn có giá trị từ 500 triệu đồng trờ lên;
- Gây hậu quà đặc biệt nghiêm trọng.
Hình phạt bồ sung được quy định cho tội này là hinh phạt
phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 100 triệu dồng hoặc hinh phạt tịch
ứiu tài sản, hiiứi phạt quàn chế hoặc cấm cư tríi từ 1 năm đến 5 năm.
2. Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản (Điều 134 BLHS)
Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sàn là hành vi "hắt cóc
người khác làm con tin nhằm chiếm đoạt tài sảrí'.
a. Dấu hiệu pháp lí
* Khách thể cùa tội phạm
Hành vi phạm tội cùa tội này đồng thời xâm phạm hai kiiáclì
thể trực liếp được luật hình sự bảo vệ. Đó là quaii hệ nhân thân
và quan hệ sở hữu. Bằng hành vi phạm tội của mình người phạm
tội xâm phạm truớc hết đến tự do thân thể của "con tin" và qua
đó có thể xâm phạm đến tự do ý chí và xâm phạm đến sở hữii
của chù tài sản. Việc xếp tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản

vào chương Các tội xâm phạm sở hữu xuât phát từ quan điêm
như quan điểm xếp tội cướp tài sản vào chương Các tội xâm
phạm sở hữu của BLHS.
* Mặt khách quan của tội phạm
CTTP đòi hòi người phạm tội có hànịi vi bắt cóc con tin và
hành vi đe dọa chủ tài sản.
Hành vi bắt cóc là hành vi bẳt giữ người trái phép. Người
bị bất giữ có thể là trè em hoặc người lớn có quan hệ tinh cảm
thân thiết với chù tài sản. Việc bắt giữ có thể được thực hiện
bàng những thủ đoạn khác nhau (dùng vũ lực hoặc dùng thù

20


đoạn dụ dỗ, lừa dối...). Những thù đoạn này không có ý nghĩa
về mặt định tội.
I lành vi bất cóc được thực hiện nhằm mục đích chiếm đoạt tài
sản. Bắt cóc được coi là thù đoạn để có ihể thực hiện được việc
chiếm đoạt. Nếu không nhằm mục đích chiếm đoạt mà nhằm mục
đích khác thì hành vi bắt cóc không cấu thành tội này.
Đe đạt được mục đích chiếm đoạt người phạm tội có hành vi
liếp theo hành vi bắt cóc con tin là hành vi đe dọa người thân của
con tin. Hành vi đe dọa ở đây là hành vi đe dọa dùng vũ lực nguy
hiểm đến tính mạng, sức khoẻ của con tin trong trường hợp người
bị đe dọa không thoả mãn yêu cầu chiếm đoạt của người phạm
tội. Cách thức chuyển lời đe dọa có thể khác nhau (qua thư, qua
điện thoại hoặc gặp trực tiếp...). Với sự đe dọa này, người phạm
tội có thể tạo ra tâm lí lo sợ cho người bị đe doạ, buộc họ phải
thoả mãn yêu cầu giao nộp tài sản nếu muốn tính mạng, sức khoẻ
của con tin được an toàn.

Việc người phạm tội có đạt được mục đích đó hay không, có
đe dọa được hay không, không có ý nghĩa về định tội. Tội bắt cóc
nhằm chiếm đoạt tài sản hoàn thành ngay từ khi người phạm tội
có hành vi bẳt cóc và hành vi đe dọa chủ tài sản.
* Mặt chủ quan của tội phạm
Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý.
S4ục đích cùa người phạm tội là mục đích chiếm đoại tài sản.
Khi thực hiện hành vi bát cóc và hành vi đe dọa xâm phạm tínli
mạng, sức khoẻ của con tin, người phạm tội nhằm mục đích
chiếm đoạt tài sản, nhằm mục đích buộc chủ tài sản ịíhải giao nộp
tài sản.
21


b.Hình phụ!
Điều luật quy định 4 khung hình phạt.
Khung hỉnh phạt cơ bản có mức phạt tù từ 2 năm đến 7 năm.
Khung hình phạt tăng nặng thứ nhất có mức phạt tù từ 5 nãm
đến 12 năm. Khung nay được áp dụng cho trường hợp phạm tội
có một trong những únh tiết sau:
- Có tổ chức;
- Có tính chất chuyên nghiệp;
- Tái phạm nguy hiểm;
- Sử dụng vũ khí, phương tiện hoặc thù đoạn nguy hiềm khác;
- Phạm tội đối với trẻ em (con tin bị bẳt giữ là trẻ em);
- Phạm tội đối với nhiều người (có nhiều con tin bị bẳt giữ);
- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức kJioẻ của con tin
với íỉ lệ thuơng tật từ 11% đến 30% (người phạm tội đã cố ý hoặc
vô ý gây ra thiệt hại về sức khoẻ cho con tin);
- Tài sản chiếm đoạt có giá trị từ 50 triệu đồng đến dưới 200

triệu đồng;
- Gây hậu quả nghiêm trọng (tình tiết này có nội dung tương
tự như ở tội cướp tài sản).
Khung hình phạt tăng nặng thứ hai có mức phạt tù từ 10 năm
đến 18 năm. Khung này được áp dụng cho trường hợp phạm tội
có một trong các tình tiết tăng nặng sau;
- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của con tin
với ti lệ thương tật từ 31% đến 6Q% (người phạm tội đã cố ý hoặc
vô ý gây ra thiệt hại về sức khoè cho cõn tin);
22


- Tài sán chiếm đoạt có giá trị từ 200 triệu đồng đến dưới 500
iriệu đồng;
- Gáy hậu quà rất nghiêm trọng (tinh tiết này có nội dung
tương tự như ớ tội cướp tài sản).
Khung hình phạt tăng nặng thứ ba có mức phạt tù từ 15 năm
đến 20 năm hoặc tù chung thân. Khung này được áp dụng cho
trưòmg hợp phạm tội có một trong các tình tiết tăng nặng sau:
- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của con tin
với ti lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc làm chết người. Đây là
trường hợp người phạm tội đã cố ý hoặc vô ý gây ra thiệt hại về
sức khoé cho con tin hoặc đã vô ý gây ra hậu quả chết ngưòd. Taròmg
hợp người phạm tội cố ý gây ra hậu quả chết người không ihuộc
trường hợp định khung tăng nặng này mà là trường hợp phạm hai
tội: Tội giết người và tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sàn.
- Tài sản chiếm đoạt có giá trị rừ 500 triệu đồng trở lên;
- Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng (tình tiết này có nội
dung tương tự nhir ở tội cướp tài sản).
Hinh phạt bổ sung được quy định cho tội này là phạt tiền từ

10 triệu đồng đến 100 triệu đồng, tịch thu tài sản, quản chế hoặc
cấm cư trú từ 1 năm đến 5 năm.
з. Tội cưỡng đoạt tài sản (Điều 135 BLHS)
Tội arỡng đoạt tài sản là hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có
íhù đoạn khác Iiy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản.
и. Dấu hiệu pháp ìi
* Khách thể của tội phạm
Cũng như hành vi cướp lài sản, hành vi cưỡng đoạt tài sản
23


xâm hại đồng thời hai quan hệ xã hội được luật hinh sự báo vẹ.
Dó là quan hệ nhân thân và quan hệ sờ hữu. Cá hai quan hệ này
đều là khách thc trục tiếp của tội cưỡng đoạt lài sán.
* Mặt khách quan cùa tội phạm
Hànli vi khách quan cùa tội cưỡng đoạt tài sản có thể là;
- Hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc;
- Hàiih vi uy hiếp tinh thần người khác.
Hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lực là hành vi dọa sẽ gây thiệt hại
đến tính mạng, sức khoè nếu không thoả mãn yêu cầu chiếm đoạl
tài sản cùa người phạm tội. Khác với hành vi đe dọa dùng vũ lực
ở tội cướp tài sàn, hành vi đe dọa (sẽ) dùng vũ lực ở tội cưỡng
đoạt tài sản ỉdiông có đặc điểm "ngay tức khẳc". Đe dọa ở tội
cướp tài sản là đe dọa dùng vũ lực ngay tức khẳc còn đe dọa ở tội
cưỡng đoạt tài sản là đe dọa sẽ dùng vũ lực. Giữa hành vi đe dọa
và việc dùng vũ lực ờ tội cưỡng đoạt tài sản có khoảiig cách về
thời gian. Sức mãnh liệt của sự đe dọa chưa đến mức có thể làni
tê liệt ý chí chống cự của người bị đe dọa mà chi có ichả năng
khống chế ý chí cùa họ. Người bị đe dọa còn có điều kiện suy
nghĩ, cân nhắc để quyết định hành động.

Hành vi uy hiếp tinh thần là hành vi dọa gây thiệt hại về tài
sản, danh dự, uy tín bàng bất cử thù đoạn nào nếu người bị uy
hiếp không thoà mãn yêu cầu chiếm đoạt tài sản cùa người phạm
tội. Những hành vi này xét về tính chất cũng giống như hành vi
đe dọa sẽ dùng vũ lực vì cùng có khả nâng kliống chế ý chí cùa
người bị đe dọa. Hànlĩ vi uy hiếp tiiih thầii có thể được thực hiện
bằng một số thù đoạn saư;
- Đe dọa huỳ hoại tài sàn riêng cùa người bị đe dọa;
24


×