Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

Đánh giá tính đa dạng sinh học nông nghiệp huyện nghĩa đàn, tỉnh nghệ an và đề xuất giải pháp phát triển hợp lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.29 MB, 108 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

HÔ THỊ HÀ GIANG

ĐÁNH GIÁ TÍNH ĐA DẠNG SINH HỌC NÔNG NGHIỆP
HUYỆN NGHĨA ĐÀN, TỈNH NGHỆ AN VÀ ĐỀ XUẤT
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HỢP LÝ

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC

Hà Nội - 2015

1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

HÔ THỊ HÀ GIANG

ĐÁNH GIÁ TÍNH ĐA DẠNG SINH HỌC NÔNG NGHIỆP
HUYỆN NGHĨA ĐÀN, TỈNH NGHỆ AN VÀ ĐỀ XUẤT
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HỢP LÝ

Chuyên ngành: Khoa học Môi trường
Mã số: 60440301

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC

Người hướng dẫn khoa học:


PGS.TS. TRẦN VĂN THỤY

Hà Nội - 2015

2


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn: “Đánh giá tính ĐDSHNN huyện Nghĩa Đàn, tỉnh
Nghệ An và đề xuất giải pháp phát triển hợp lý” là công trình nghiên cứu của bản
thân với sự hướng dẫn của PGS.TS. Trần Văn Thụy. Nội dung, kết quả trình bày
trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ luận văn nào
trước đây. Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.

Sinh viên

Hồ Thị Hà Giang

i


LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự
dạy bảo tận tình của các thầy cô, sự giúp đỡ của các bạn đồng nghiệp, sự động viên
to lớn của gia đình và những người thân.
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn
PGS.TS. Trần Văn Thụy cùng những người thầy tận tâm đã trực tiếp hướng dẫn,
giúp đỡ động viên tôi học tập, nghiên cứu khoa học và thực hiện luận văn, đã dìu

dắt tôi từng bước trưởng thành trong chuyên môn cũng như trong cuộc sống.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban lãnh đạo Chi cục Bảo vệ Môi trường Nghệ
An, phòng Kiểm soát ô nhiễm cùng tập thể anh chị em đồng nghiệp đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi để giúp tôi hoàn thành luận văn này.
Hà Nội, tháng 08 năm 2015
Tác giả

Hồ Thị Hà Giang

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN..................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ......................................................................................................... ii
MỤC LỤC .............................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ......................................................................... v
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU, HÌNH .................................................. vi
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU...................................... 3
1.1. Nghiên cứu tổng quan về đa dạng sinh học nông nghiệp................................ 3
1.1.1. Khái niệm về đa dạng sinh học và đa dạng sinh học nông nghiệp ............ 3
1.1.2. Vai trò của đa dạng sinh học nông nghiệp ............................................... 4
1.2. Tổng quan về đa dạng sinh học nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An ........ 6
1.2.1. Hiện trạng đa dạng hệ sinh thái và giá trị của đa dạng sinh học nông
nghiệp ............................................................................................................... 7
1.2.2. Hiện trạng đa dạng cây trồng, vật nuôi trên địa bàn toàn tỉnh ................ 12
1.3. Khái quát điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An . 15
1.3.1. Vị trí địa lý ............................................................................................ 15
1.3.2. Địa hình, địa mạo .................................................................................. 16

1.3.3. Khí hậu, thời tiết ................................................................................... 16
1.3.4. Thủy văn, tài nguyên nước .................................................................... 17
1.3.5. Tài nguyên đất....................................................................................... 18
1.3.6. Kinh tế xã hội........................................................................................ 22
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................... 24
2.1. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................. 24
2.2. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 25
2.2.1. Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp.................................................... 25
2.2.2. Phương pháp tổng hợp, phân tích, kế thừa các công trình nghiên cứu có
liên quan ......................................................................................................... 25
2.2.3. Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa ................................................ 25
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .............................................................. 27

iii


3.1. Thực trạng đa dạng sinh học nông nghiệp huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An 27
3.1.1. Đa dạng sinh học cây trồng nông nghiệp và giá trị sử dụng ................... 27
3.1.2. Đa dạng sinh học vật nuôi nông nghiệp và giá trị sử dụng ..................... 47
3.1.3. Các loài sinh vật ngoại lai xâm hại ........................................................ 55
3.2. Các nguy cơ làm suy giảm đa dạng sinh học nông nghiệp huyện Nghĩa Đàn,
tỉnh Nghệ An ...................................................................................................... 60
3.2.1. Ảnh hưởng của gia tăng dân số, đô thị hoá ............................................ 61
3.2.2. Ảnh hưởng của khu, cụm công nghiệp và phát triển làng nghề .............. 62
3.2.3. Ảnh hưởng của khai thác khoáng sản .................................................... 63
3.2.4. Các ảnh hưởng từ hình thức canh tác, chăn nuôi.................................... 64
3.3. Tác động của phát triển nông nghiệp đến đa dạng sinh học huyện Nghĩa Đàn,
tỉnh Nghệ An ...................................................................................................... 65
3.3.1. Khai thác quá mức tài nguyên sinh vật .................................................. 65
3.3.2. Chuyển đổi mục đích sử dụng đất, mặt nước thiếu hợp lý ..................... 66

3.3.3. Di nhập các giống mới, sinh vật ngoại lai .............................................. 66
3.3.4. Sử dụng thuốc trừ sâu và phân bón ........................................................ 67
3.4. Giải pháp bảo tồn và phát triển hợp lý đa dạng sinh học nông nghiệp huyện
Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An ................................................................................... 67
3.4.1. Giải pháp về cơ chế, chính sách............................................................. 67
3.4.2. Giải pháp kỹ thuật ................................................................................. 69
3.4.3. Các giải pháp khác ................................................................................ 73
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................... 74
1. Kết luận.......................................................................................................... 74
2. Kiến nghị ....................................................................................................... 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 77
PHỤ LỤC . ................................................................................................... 80

iv


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

ĐDSH

:

Đa dạng sinh học

ĐDSHNN

:

Đa dạng sinh học nông nghiệp


HST

:

Hệ sinh thái

NTTS

:

Nuôi trồng thủy sản

SVXH

:

Sinh vật xâm hại

UBND

:

Ủy ban nhân dân

TTCN

:

Tiểu thủ công nghiệp


v


DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1. Biểu đồ giá trị các nhóm cây trồng trong sản xuất nông nghiệp
Nghệ An .......................................................................................... 8
Hình 1.2. Biểu đồ giá trị kinh tế của các nhóm vật nuôi trên địa bàn Nghệ An . 9
Hình 1.3. Biểu đồ sản lượng (tấn) thuỷ hải sản chia theo khai thác, nuôi trồng
và theo các HST trên địa bàn Nghệ An ........................................... 11
Hình 1.4. Biểu đồ tỷ lệ giống/loài phân theo nhóm cây trồng, vật nuôi........... 13
Hình 2.1: Bản đồ hành chính huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An ....................... 24
Hình 3.1: Vườn Cam của đội sản xuất - Nghĩa Tân ........................................ 39
Hình 3.2: Vườn Tiêu nhà ông Nguyễn Sỹ Cừ - Nghĩa Long ........................... 41
Hình 3.3: Bò Sữa - Nghĩa An ........................................................................ 49

vi


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Sản lượng các loại cây hàng năm trên địa bàn Nghệ An ................... 8
Bảng 3.1: Danh mục phân bố chủ yếu của các giống cây lương thực trên địa
bàn huyện Nghĩa Đàn..................................................................... 27
Bảng 3.2: Danh mục phân bố chủ yếu của các giống cây có hạt chứa dầu Nghệ
An ................................................................................................. 32
Bảng 3.3. Danh mục phân bố chủ yếu của các giống cây rau Nghệ An ........... 34
Bảng 3.4. Danh mục phân bố chủ yếu của các giống cây ăn quả tại huyện
Nghĩa Đàn ..................................................................................... 37
Bảng 3.5. Danh mục phân bố chủ yếu của các giống cây công nghiệp và lâm
nghiệp tại Nghĩa Đàn ..................................................................... 40

Bảng 3.6. Danh mục các loài cây thuốc thường gặp tại Nghĩa Đàn ................. 42
Bảng 3.7. Danh mục phân bố chủ yếu của các giống vật nuôi tại Nghĩa Đàn .. 47
Bảng 3.8. Danh mục phân bố chủ yếu của các giống thuỷ sản nuôi tại Nghĩa
Đàn ............................................................................................... 51
Bảng 3.9: Kết quả điều tra về số lượng và sự phân bố các loài trên địa bàn
huyện Nghĩa Đàn ........................................................................... 57

vii


MỞ ĐẦU

Việt Nam là một nước nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có điều
kiện địa lý, địa hình đặc biệt tạo nên khu hệ động thực vật, vi sinh vật rất phong phú
và đa dạng, là một trong 16 nước có sự đa dạng sinh học (ĐDSH) cao nhất thế giới.
Khu vực nông nghiệp ở Việt Nam được hình thành từ nhiều HST đa dạng khác
nhau, điều này góp phần hình thành nên nguồn tài nguyên thiên nhiên giàu có của
đất nước. ĐDSH trong những hệ sinh thái (HST) nông nghiệp này cung cấp cho con
người những điều kiện cần thiết để sống, là cơ sở trợ giúp cho việc sản xuất lương
thực thông qua các hiện tượng như sự thụ phấn, kiểm soát sinh học các loài dịch
hại, bệnh, và làm đất mầu mỡ do chu trình các chất dinh dưỡng. Càng ngày con
người càng hiểu và tin rằng tương lai của vấn đề an ninh lương thực phụ thuộc vào
việc khai thác và duy trì Đa dạng sinh học nông nghiệp (ĐDSHNN) và rất nhiều
chức năng khác của nó nằm trong vùng đất nông nghiệp.
Nằm trong hệ thống khu vực có tính ĐDSH cao của Việt Nam, tỉnh Nghệ An
cũng được đánh giá là một trong những tỉnh có tính ĐDSH phong phú và đa dạng.
Tuy nhiên do nhiều tác động của con người và số loài và số lượng cá thể của loài
động vật, thực vật đặc sản, quý hiếm bị suy giảm nghiêm trọng, các giống bản địa
mất dần do sự du nhập của giống mới hay động, thực vật mới ngoại lai, vì vậy việc
khôi phục và bảo vệ các hệ sinh thái (HST), sự đa dạng loài và đa dạng di truyền để

bảo vệ ĐDSH là việc làm hết sức cần thiết và cấp bách.
Cùng với việc thực hiện Kế hoạch hành động Quốc gia về ĐDSH đến năm
2010 và định hướng đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt,
UBND tỉnh Nghệ An đã ra Quyết định số 2053/QĐ-UBND ngày 13 tháng 7 năm
2009 về việc ban hành “Kế hoạch hành động về bảo vệ ĐDSH, an toàn sinh học đến
năm 2010 và định hướng đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh. Đây là văn bản có tính
pháp lý cho các kế hoạch hành động bảo tồn ĐDSH Nghệ An.

1


Để phục hồi và bảo tồn ĐDSHNN của tỉnh Nghệ An thì công tác điều tra,
đánh giá, kiểm kê tài nguyên ĐDSHNN là rất cần thiết nhằm vào mục tiêu bảo tồn
và phát triển ĐDSHNN trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
Huyện Nghĩa Đàn nằm phía Tây Bắc của tỉnh Nghệ An, có nhiều lợi thế về
điều kiện tự nhiên để phát triển nền nông nghiệp chất lượng cao, rất thuận lợi để
phát triển kinh tế nông nghiệp, đặc biệt là nuôi bò sữa và bò thịt. Những năm qua
huyện đã có sự phát triển tích cực trên cơ sở chú trọng khai thác và phát huy lợi thế
sinh thái nông nghiệp của vùng phía Tây Nghệ An, đất đai màu mỡ. Sản xuất nông
nghiệp đã tạo được sự chuyển dịch quan trọng trong cơ cấu sản xuất theo hướng
phát triển hàng hoá. Đất nông nghiệp được sử dụng hợp lý và có hiệu quả hơn. Diện
tích gieo trồng cây lương thực có xu hướng giảm dần, cây công nghiệp, cây lâu năm
tăng lên. Đất đai được triển khai theo hướng mở rộng, thâm canh tăng năng suất cây
trồng do vậy mà hiệu quả ngành nông nghiệp được nâng lên.
Việc đánh giá tính đa dạng sinh học trong nông nghiệp ở địa phương điển
hình như huyện Nghĩa Đàn là rất cần thiết, làm cơ sở để các địa phương quy hoạch,
chọn lọc và khai thác các giống cây trồng, vật nuôi phù hợp để phát triển kinh tế,
đồng thời bảo tồn được các loài động, thực vật bản địa có giá trị về nguồn gen.
Với những lý do mang tính cấp thiết trên, tôi chọn việc thực hiện đề tài
“Đánh giá tính ĐDSHNN huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An và đề xuất giải pháp

phát triển hợp lý” làm đề tài nguyên cứu, đây cũng là một trong những nhiệm vụ
của công tác bảo tồn ĐDSHNN và phát triển bền vững của tỉnh Nghệ An.
Nhằm thực hiện mục tiêu làm rõ thực trạng tính ĐDSHNN huyện Nghĩa
Đàn, tỉnh Nghệ An, chúng tôi thực hiện khảo sát đánh giá, tìm hiểu và phân tích các
nguy cơ làm suy giảm ĐDSHNN huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An và hậu quả của
suy giảm ĐDSHNN. Từ đó đưa ra các định hướng bảo tồn hợp lý và phát triển
ĐDSHNN huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An.

2


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

1.1. Nghiên cứu tổng quan về đa dạng sinh học nông nghiệp
1.1.1. Khái niệm về đa dạng sinh học và đa dạng sinh học nông nghiệp
ĐDSH là sự phong phú về gen, loài sinh vật và HST trong tự nhiên (Luật
ĐDSH năm 2008). ĐDSH được thể hiện là sự phong phú các sinh vật và các phức
hợp sinh thái mà sinh vật đó là một thành phần, bao gồm sự đa dạng trong nội bộ
các loài, đa dạng các loài, và các HST. ĐDSH là nền tảng của nông nghiệp, là
nguồn gốc và sự phong phú của mọi giống cây trồng vật nuôi.
ĐDSHNN là bộ phận của ĐDSH, bao gồm tất cả các thành phần của ĐDSHở cấp gen, cấp loài và cấp HST - liên quan đến thực phẩm và nông nghiệp và các
HST nông nghiệp, bao gồm các loài cây trồng và vật nuôi, và nhiều giống thuộc các
loài đó và còn bao gồm các thành phần khác hỗ trợ cho sản xuất nông nghiệp.
ĐDSHNN còn là kết quả của quá trình chọn lọc tự nhiên và nhân tạo [14].
Sự đa dạng về loài trong các HST tự nhiên thuần thục thường đạt ở mức rất
cao, nó đảm bảo cho tính cao nhất của hệ thống. Còn trong các HST nông nghiệp,
con người chỉ chủ động đưa vào sản xuất một số loài cây trồng và vật nuôi đã được
thuần hoá. Do đó HST nông nghiệp thường kém đa đạng sinh học hơn các HST tự
nhiên. Và đó cũng chính là lý do cơ bản dẫn đến tính kém mềm dẻo, ổn định của

các HST nông nghiệp. Tuy nhiên, chúng ta vẫn có thể nâng cao tính ĐDSH trong
các HST nhân tạo này.
Có 5 kiểu đa dạng HST được phân biệt rõ rệt trong cảnh quan nông nghiệp
Việt Nam [31]:
- Các HST nước (bao gồm sông, suối, mương, hồ ao, đất ngập nước và
đồng lúa);
- Bờ ruộng (bao gồm cả bờ ven đường);
- Các vùng có cây và khoảnh rừng (bao gồm cả những mảnh rừng rất nhỏ
nằm giữa những khu ruộng trồng trọt);

3


- Các khu vườn gia đình;
- Những khu đất cao được gieo trồng hay để hoang (bao gồm cả trồng cây
ngắn ngày và cây lâu năm).
ĐDSH trong các HST nông nghiệp được tạo lên bởi thành phần loài và kiểu
gen của các sinh vật chính như: cây trồng, côn trùng, các động vật ăn cỏ, ăn thịt và
kí sinh khác, cũng như vi sinh vật phân huỷ khác. Trong đó sự đa dạng cây trồng và
thảm thực vật nói chung có vai trò quan trọng nhất đối với sự đa dạng các thành
phần khác trong HST nông nghiệp. Bởi vì sự đa dạng về cây trồng sẽ dẫn đến đa
dạng về côn trùng, vi sinh vật, và các thành phần sinh vật khác trên đồng ruộng.
Một vài nghiên cứu cũng cho thấy, có thể ổn định các quần xã côn trùng trong các
HST nông nghiệp bằng cách kiến tạo những cơ cấu cây trồng hỗ trợ cho quần thể
các loài thiên địch hoặc tác động ngăn cản trực tiếp lên các loài sâu hại. Tuy nhiên
trong quá trình phát triển nông nghiệp chuyên canh, thâm canh theo hướng công
nghiệp hoá, đã dần làm mất đi tính ĐDSH trong các HST nông nghiệp. Đó là một
trong những nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến sự kém ổn định và bền vững của
các HST nông nghiệp.
1.1.2. Vai trò của đa dạng sinh học nông nghiệp

Nông nghiệp nói chung và ĐDSHNN nói riêng đóng vai trò quan trọng trong
nền kinh tế, văn hoá và cả giá trị tự nhiên ở nước ta. Vai trò của ĐDSHNN được thể
hiện ở các khía cạnh:
- Vai trò về kinh tế:
Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản giữ vai trò to lớn trong việc
phát triển kinh tế ở hầu hết cả nước, nhất là ở các nước đang phát triển. ở những
nước này còn nghèo, đại bộ phận sống bằng nghề nông. Tuy nhiên, ngay cả những
nước có nền công nghiệp phát triển cao, mặc dù tỷ trọng GDP nông nghiệp không
lớn, nhưng khối lượng nông sản của các nước này khá lớn và không ngừng tăng lên,
đảm bảo cung cấp đủ cho đời sống con người những sản phẩm tối cần thiết đó là
lương thực, thực phẩm. Những sản phẩm này cho dù trình độ khoa học - công nghệ
phát triển như hiện nay, vẫn chưa có ngành nào có thể thay thế được. Lương thực,

4


thực phẩm là yếu tố đầu tiên, có tính chất quyết định sự tồn tại phát triển của con
người và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước [15]. Nông nghiệp có vai trò quan
trọng trong việc cung cấp các yếu tố đầu vào cho công nghiệp và khu vực thành thị.
Điều đó được thể hiện chủ yếu ở các mặt sau đây:
Nông nghiệp đặc biệt là nông nghiệp của các nước đang phát triển là khu vực
dự trữ và cung cấp lao động cho phát triển công nghiệp và đô thị. Trong giai đoạn
đầu của công nghiệp hoá, phần lớn dân cư sống bằng nông nghiệp và tập trung sống
ở khu vực nông thôn. Vì thế khu vực nông nghiệp, nông thôn thực sự là nguồn dự
trữ nhân lực dồi dào cho sự phát triển công nghiệp và đô thị. Quá trình nông nghiệp
hoá và đô thị hoá, một mặt tạo ra nhu cầu lớn về lao động, mặt khác đó mà năng
suất lao động nông nghiệp không ngừng tăng lên, lực lượng lao động từ nông
nghiệp được giải phóng ngày càng nhiều.
Khu vực nông nghiệp còn cung cấp nguồn nguyên liệu to lớn cho công
nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế biến. Thông qua công nghiệp chế biến, giá trị

của sản phẩm nông nghiệp nâng lên nhiều lần, nâng cao khả năng cạnh tranh của
nông sản hàng hoá, mở rộng thị trường…
Khu vực nông nghiệp là nguồn cung cấp vốn lớn nhất cho sự phát triển kinh
tế trong đó có công nghiệp, nhất là giai đoạn đầu của công nghiệp hoá, bởi vì đây là
khu vực lớn nhất, xét cả về lao động và sản phẩm quốc dân. Việc huy động vốn từ
nông nghiệp để đầu tư phát triển công nghiệp là cần thiết và đúng đắn trên cơ sở
việc thực hiện bằng cơ chế thị trường, chứ không phải bằng sự áp đặt của Chính
phủ. Những điển hình về sự thành công của sự phát triển ở nhiều nước đều đã sử
dụng tích luỹ từ nông nghiệp để đầu tư cho nông nghiệp. Tuy nhiên vốn tích luỹ từ
nông nghiệp chỉ là một trong những nguồn cần thiết phát huy, phải coi trọng các
nguồn vốn khác nữa để khai thác hợp lý, đừng quá cường điệu vai trò tích luỹ vốn
từ nông nghiệp.
Tóm lại, nông nghiệp và nông thôn có vai trò to lớn, là cơ sở trong sự phát
triển bền vững của môi trường. Hệ thống sản xuất của nông nghiệp các đa dạng
càng tạo ra tính bền vững cho kinh tế nói chung và kinh tế nông nghiệp nói riêng.

5


- Vai trò về văn hoá:
Là một trong những giá trị cốt lõi của nông nghiệp phản ánh ảnh hưởng quan
trọng của nông nghiệp đến văn hoá nước ta. Thực tế này cho thấy, nền văn minh
nước ta là nền văn minh nông nghiệp, hiện hữu trong các sản phẩm ăn, uống, mặc,
sử dụng hàng ngày. Một mặt, nông nghiệp giải quyết hợp lý sức lao động dư thừa
được cơ cấu theo đặc trưng nông nghiệp là mùa vụ, từ đó xuất phát các làng nghề,
tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp chế biến... Mặt khác, mọi sản phẩm đặc trưng của
nước ta đều có thể tìm thấy gốc tích nông nghiệp như nguyên vật liệu, công cụ chế
tác, giá trị sử dụng và đặc biệt là nó phản ánh được tính chuyên dụng và sinh hoạt
cộng đồng của cư dân nông nghiệp trên các sản phẩm đó. Nhìn vào những nghề thủ
công nổi tiếng của nước ta như nghề gốm, nghề đan lát, nghề chạm khắc gỗ, nghề

gò đúc đồng, nghề làm giấy, nghề làm tranh, nghề kim hoàn hay làm nón, dệt vải...
chúng ta thấy mỗi nghề gắn liền với một cộng đồng cư dân được cư trú ổn định
trong quy mô làng xã.
- Vai trò về bảo tồn:
Nhận thức được vai trò quan trọng của ĐDSH tự nhiên, các hình thức bảo
tồn tại chỗ và bảo tồn chuyển vị bước đầu được thực hiện và thu được những kết
quả khả quan. Một trong số đó là hình thức bảo tồn ĐDSH chuyển chỗ được thực
hiện bằng các phương thức kết hợp nông nghiệp với bảo tồn các loài cây trồng,
động vật có giá trị thông qua việc hình thành các vường bách thảo, vườn thực vật,
vườn cây thuốc, vườn rừng... Ngoài ra nhiều ngồn gen quý hiếm đang được giao
trồng, bảo tồn ngay tại trang trại, các hộ gia đình.
1.2. Tổng quan về đa dạng sinh học nông nghiệp trên địa bàn tỉnh
Nghệ An
ĐDSHNN trên địa bàn tỉnh Nghệ An cũng giống như ĐDSH nói chung chia
thành 3 cấp: đa dạng HST, đa dạng loài và đa dạng giống cây trồng, vật nuôi. Trong
đó, Nghệ An là một trong những khu vực có mức độ đa dạng rất cao do sự phong
phú đáng kể của điều kiện địa hình, địa chất, khí tượng và thuỷ văn khu vực, ngoài

6


ra còn do ảnh hưởng rất lớn của tập quán sản xuất phong phú của đồng bào các dân
tộc cư trú trên địa bàn tỉnh.
1.2.1. Hiện trạng đa dạng hệ sinh thái và giá trị của đa dạng sinh học
nông nghiệp
Các HST nông nghiệp của Nghệ An có thể chia làm 3 nhóm: HST trên cạn,
HST ngập nước nội địa, HST biển ven bờ. Trong đó kết hợp với hoạt động nông
nghiệp trên các HST này, các HST nông nghiệp gồm có:
 HST trên cạn bao gồm HST đồng ruộng, vườn cây hàng năm, vườn cây lâu
năm, trang trại vườn nhà.

 HST đất ngập nước nội địa bao gồm các dạng nước chảy (sông, suối, kênh
mương) và nước đứng (ao, hồ, đầm), căn cứ vào phương thức nông nghiệp chia ra
nuôi trồng thuỷ sản (ao, hồ, đầm, và lồng bè trên sông và hồ thuỷ điện) và khai thác
thuỷ sản (sông suối là chủ yếu).
 HST biển ven bờ bao gồm các dạng nuôi hải sản nước mặn (chủ yếu là
lồng bè, một số ao nuôi thuỷ sản nước mặn và nước lợ) và khai thác thuỷ sản ven bờ
trong đó khai thác đóng vai trò chủ đạo về chủng loại và sản lượng.
Theo kết quả điều tra, hiện trạng ĐDSH các hệ thống canh tác của Nghệ An
có thể tóm tắt như sau:
HST đồng ruộng: là HST phổ biến, chiếm ưu thế về diện tích và năng suất
cũng như giá trị sản phẩm trong các HST nông nghiệp tỉnh Nghệ An. Đồng ruộng
bao gồm cả các HST gắn với nước (đất ngập nước) bao gồm nhiều chế độ canh tác
khác nhau, do tiến bộ của luân canh với các cây có hạt, cây màu, đây là một trong
những HST phức tạp nhất.
Các loại cây trồng quan trọng trong HST đồng ruộng chia làm 2 nhóm: cây
lương thực (chủ yếu là lương thực có hạt) và cây hoa màu (chủ yếu là các loại rau
thực phẩm). Từ kết quả niên giám thống kê tỉnh Nghệ An, có thể nhận thấy HST
đồng ruộng chiếm tới gần 60% giá trị của sản xuất nông nghiệp trên địa bàn toàn
tỉnh (với giá trị của cây lương thực (chưa kể khoai sắn) lên tới trên 45% và giá trị
cây hoa màu trên dao động trong khoảng 13%)

7


Hình 1.1. Biểu đồ giá trị các nhóm cây trồng trong
sản xuất nông nghiệp Nghệ An [21].
HST vườn cây hàng năm: HST vườn cây hàng năm bao gồm vườn rau gia
đình, vườn cây thuốc và vườn cây công nghiệp hàng năm. Ở Nghệ An, hầu như các
HST này chỉ sản xuất ở quy mô tự cung tự cấp, hoạt động buôn bán, trao đổi diễn ra
không nhiều. Vườn cây công nghiệp hàng năm bao gồm các nhóm cây nguyên liệu

như mía, thuốc lá, thuốc lào, bông... quy mô sản xuất từ trung bình đến cao. Giá trị
của sản xuất của cây hàng năm trong đó cây công nghiệp hàng năm chiếm ưu thế
đứng thứ hai sau cây lương thực.
Bảng 1.1: Sản lượng các loại cây hàng năm trên địa bàn Nghệ An [21].
Sản lượng (Tấn/năm)
Mía đường

2010

2011

2012

2013

1.249.042

1.293.343

1.476.704

1.609.834

268

281

276

236


Cây có hạt chứa dầu

48.222

45.542

43.476

46.917

Lạc

46.069

42.962

39.711

44.508

1.865

2.311

3.507

1.997

334.829


352.746

351.503

379.855

15.798

20.863

23.228

33.030

Thuốc lá, thuốc lào

Vừng
Rau đậu các loại
Hoa cây cảnh

8


HST vườn cây lâu năm: Bao gồm 2 nhóm cây trồng chính là cây công nghiệp
lâu năm và cây ăn quả. Ngoài ra còn có các loại cây lâu năm khác bao gồm cả cây
lấy gỗ và cây nguyên liệu cho tiểu thủ công nghiệp (mây, tre, thông, dâu tằm...). Cả
hai HST này đều có cùng đặc điểm là thời gian sinh trưởng dài nên thời gian thu hồi
vốn cũng khá dài.
Tuỳ vào loại cây trồng chính mà thời gian thu hồi vốn có thể là ba, năm năm.

Do đó, loại hình HST này thường kết hợp nhiều loại cây trồng khác nhau trên cùng
một diện tích để tăng năng suất và thu nhập tại một thời điểm. Diện tích của cây
công nghiệp lâu năm và cây ăn quả không lớn, giá trị kinh tế cũng chỉ chiếm khoảng
15 - 18% giá trị của sản xuất nông nghiệp nhưng đây là nhóm có khá nhiều cây
trồng có giá trị cao, cung cấp thu nhập cao và bền vững cho người dân địa phương.

Hình 1.2. Biểu đồ giá trị kinh tế của các nhóm vật nuôi trên địa bàn Nghệ An [11]
HST trang trại chăn nuôi: Chăn nuôi thường tập trung vào các nhóm vật nuôi
là gia súc, gia cầm. Trong đó, ngoài khác nhau về đối tượng nuôi, các HST còn
khác nhau về quy mô chăn nuôi (trang trại, gia trại). Trong các đối tượng vật nuôi
gia súc đóng vai trò chủ đạo về giá trị kinh tế đem lại trên 60% giá trị. Trong chăn
nuôi gia súc, lợn vẫn chiếm tỷ lệ rất lớn về sản lượng, số đầu con và giá trị kinh tế
đặc biệt ở vùng đồng bằng ven biển. Tuy nhiên hai năm trở lại đây sự phát triển
mạnh của đàn trâu bò cũng rất đáng quan tâm. Trong chăn nuôi gia cầm, gà và vịt

9


vẫn là hai đối tượng nuôi chính. Ngoài các đối tượng trên, ong mật, tằm tơ, hươu
sao cũng đang dần dần trở thành những đối tượng nuôi được nhiều người quan tâm.
Hệ sinh nước ngọt (sông, suối, kênh mương, ao, hồ, đầm...): Khai thác thuỷ
sản nước ngọt đóng vai trò rất nhỏ trong cơ cấu sản lượng thuỷ sản nước ngọt tuy
nhiên có khá nhiều đặc sản có giá trị kinh tế và giá trị sử dụng cao: cá mát, các lăng,
tôm đá, cua lông... sinh sống tại các sông suối khu vực miền núi và trung du Nghệ
An. Chất lượng nước trong các HST sông suối khác nhau do nguồn gốc địa chất nên
tính đa dạng và đặc hữu khu vực được thể hiện rất rõ rệt trong những HST này.
Hình thức đánh bắt thuỷ sản sông suối rất đa dạng từ lưới, chài, vó, câu... đa phần
có quy mô nhỏ phục vụ gia đình hoặc trao đổi buôn bán với lượng ít. Nuôi trồng
thuỷ sản nước ngọt có tỷ trọng lớn hơn so với khai thác thuỷ sản nước ngọt, phần
lớn sản lượng thuỷ sản nước ngọt được nuôi trồng tại các khu vực ao, đầm, hồ thuỷ

điện, một số ít được nuôi lồng bè trên các hồ thuỷ điện, các nhánh sông lớn.
HST nước ngọt hay còn gọi là HST các thuỷ vực nội địa nước ta khá đa dạng
về sinh vật tự nhiên bao gồm các nhóm vi tảo, rong, cỏ ngập nước, động vật không
xương sống và cá. Các loài động vật không xương sống cũng được khai thác nhiều
trong HST này như hến, ốc, tôm, cua... Cùng với sự phát triển của sinh vật dưới
nước, các loài lưỡng cư (ếch, nhái) và bò sát (rùa, baba, cá sấu) cũng có thể được
nuôi trồng hoặc khai thác tại các đối tượng này. Chưa có thống kê đầy đủ về tiềm
năng ĐDSH tự nhiên của HST nước ngọt Nghệ An, nhưng những thống kê tại các
khu vực đặc trưng cho thấy Nghệ An có tiềm năng rất cao về đa dạng các loài cá.
HST nước lợ (cửa sông): chỉ chiếm một số lượng rất thấp (khoảng 4%) về
sản lượng thủy sản của tỉnh năm 2013 với một vài đối tượng nuôi trồng như tôm
nước lợ, cá lóc bông... HST nước lợ là HST chuyển tiếp từ nước ngọt sang nước
mặn điển hình cho vùng cửa các con sông lớn.
Địa hình vùng ven biển Nghệ An được chia làm 2 phần rõ rệt: phần ven biển
huyện Quỳnh Lưu và huyện Diễn Châu thấp, bằng phẳng, bị chia cắt bởi những lạch

10


nhỏ. Một phần thấp thường bị ngập mặn khi có bão kết hợp với triều cường. Phần
ven biển huyện Nghi Lộc và thị xã Cửa Lò có địa hình cao hơn, gồm những dải và
các cồn cát chạy song song theo hướng Bắc Nam. Nguồn nước từ đại dương xâm
nhập vào nội địa hàng năm kết hợp với hai luồng gió Đông Bắc và Tây Nam nên
bồi lở bờ biển theo quy luật “lở Nam bồi Bắc”, diễn ra chủ yếu ở các cửa sông và
các lạch như lạch Quèn, lạch Thơi, lạch Hội... [11].

Hình 1.3. Biểu đồ sản lượng (tấn) thuỷ hải sản chia theo khai thác,
nuôi trồng và theo các HST trên địa bàn Nghệ An[21]
Hệ sinh biển ven bờ: cung cấp trên 86 nghìn tấn hải sản các loại năm 2013
chiếm 66% về sản lượng thuỷ sản toàn tỉnh. Trong đó, khai thác thuỷ sản chiếm gần

như đại đa số, chỉ có một số ít lồng bè nuôi hải sản ở một số khu vực.

11


Đối với Nghệ An, hải sản là một trong những tiềm năng lớn và là một lợi thế
để phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Biển Nghệ An có các dòng hải lưu hoạt động
quanh năm, có nhiều đàn cá kinh tế di cư từ phía Bắc xuống và phía Nam lên. Biển
Nghệ An là nơi hội tụ của nhiều loài quần ngư quý. Biển Nghệ An có 267 loài cá,
trong đó nhóm cá kinh tế có 62 loài với trữ lượng khoảng 83.830 tấn[11]. Khả năng
cho phép khai thác ước khoảng 52.000tấn/năm. Trong phạm vi từ bờ ra đến độ sâu
100m thì càng ra xa bờ trữ lượng cá kinh tế càng lớn, các nhóm cá ăn đáy có sản
lượng ổn định hơn ở tầng nổi.
Ngoài nguồn lợi cá, biển Nghệ An còn có nhiều nhóm hải sản khác có giá trị
kinh tế cao như tôm biển (có 20 loài) với trữ lượng ước tính là 900 tấn và khả năng
khai thác khoảng 480 tấn/năm, mực có trữ lượng khoảng 2.500-3.000 tấn và khả
năng cho phép đánh bắt khoảng 1.500 tấn/năm. Các nguồn lợi khác ở vùng biển
Nghệ An như cua, ốc, rắn biển có trữ lượng đáng kể [11].
Tiềm năng nuôi trồng thủy sản ở vùng ven biển Nghệ An rất lớn số diện tích
có thể nuôi trồng thủy sản mặn lợ khoảng 3.000 ha. Trong đó có khoảng 1.974 ha
có thể nuôi tôm, cua để xuất khẩu (hiện đã đưa vào nuôi tôm, cua 1.500 ha) [11].
1.2.2. Hiện trạng đa dạng cây trồng, vật nuôi trên địa bàn toàn tỉnh
Cây trồng, vật nuôi là những đối tượng thực vật, động vật và sinh vật khác
được thuần hoá, chọn lọc và đưa vào canh tác, chăm sóc theo mục đích của con
người (theo Từ điển tiếng Việt, 2007). Do đó, trong nghiên cứu này tập trung vào
những loài mà con người chủ động về nguồn cung cây/con giống, năng suất, sản
lượng được sử dụng cho các mục đích ăn uống và kinh tế. Bên cạnh đó cũng quan
tâm tới các đối tượng được con người khác trong tự nhiên dùng cho các mục đích
sinh hoạt, dịch vụ... của mình (gọi chung là nhóm khai thác).
Không chỉ đa dạng về loại hình HST, do đặc điểm tự nhiên đa dạng về địa

hình, địa chất, điều kiện khí tượng thủy văn nên Nghệ An còn vô cùng phong phú
về các loại cây trồng vật nuôi. Căn cứ vào vai trò sử dụng và đặc điểm sinh học,
sinh thái học của các loài cây trồng vật nuôi, chia các đối tượng nông nghiệp ra
thành các loại sau đây: cây lương thực, cây có hạt chứa dầu, cây hoa màu, cây công
nghiệp hàng năm và lâu năm, cây ăn quả, cây lấy gỗ, cây thuốc (đối với thực vật),

12


gia súc, gia cầm, thuỷ cầm, động vật khác là các đối tượng nuôi trồng chính của
HST trên cạn. Bên cạnh HST trên cạn, HST dưới nước cũng không kém phần phong
phú về thành phần loài bao gồm các loại thuỷ sản nước ngọt, nước lợ và các loại hải
sản (trong đó chủ yếu là động vật gồm nhóm nhuyễn thể và cá là chủ yếu, ngoài ra
còn có giáp xác (tôm, cua), rong biển...).
Xem xét ĐDSH các loại cây trồng, vật nuôi (trừ loài khai thác và cây thuốc),
là thành tố quan trọng nhất của ĐDSHNN.
Có 200 loài cây trồng, vật nuôi, trong đó chia thành 517 giống phổ biến. Một
số loài là bản địa và/hoặc do mới đưa vào nuôi trồng nhân tạo nên chưa xác định
được số giống hoặc do chưa được công nhận giống cây trồng vật nuôi nên tạm coi
là chỉ có 1 giống. Trên thực tế, số lượng giống có thể cao hơn rất nhiều. Như vậy,
trung bình có 2,585 giống/loài cây trồng, vật nuôi [11]. Trong đó, giá trị tỷ lệ
giống/loài cao thuộc về cây lương thực, cây công nghiệp hàng năm, cây ăn quả, gia
súc và gia cầm. Các nhóm còn lại có mức độ đa dạng giống thấp hơn. Tuy nhiên,
điều này không có nghĩa là mức độ đa dạng kiểu gen của các nhóm này thấp

Hình 1.4. Biểu đồ tỷ lệ giống/loài phân theo nhóm cây trồng, vật nuôi [21]
Trong các HST, HST đồng ruộng đa dạng nhất về các loài cây trồng gồm có
8 loài lương thực, 71 loài hoa màu khác nhau. Số lượng gi một số vùng hiện
nay có thể dẫn tới nguy hiểm cho môi trường tự nhiên.
- Sử dụng thuốc trừ sâu và phân bón một cách tùy tiện, không tuân thủ đầy đủ

các yêu cầu kỹ thuật có thể làm suy giảm trực tiếp chất lượng nước, đất, không khí.
4. Đã đề xuất được các giải pháp bảo tồn và phát triển ĐDSHNN huyện
Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An bao gồm các giải pháp:
- Giải pháp về cơ chế, chính sách: Phát triển nông nghiệp theo hướng đa
dạng hoá sản phẩm cần phải được thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp. Trong
đó, căn cứ vào đặc điểm của từng địa phương để quy hoạch phát triển nông nghiệp
ưu tiên trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, nông lâm kết hợp, diêm nghiệp...
- Cần có những giải pháp về kỹ thuật cụ thể áp dụng lên từng đối tượng cụ
thể để đảm bảo bảo vệ, bảo tồn và phát triển các giống cây trồng, vật nuôi có giá trị.
Các giải pháp kỹ thuật được thực hiện dựa vào hiện trạng và các mối nguy cơ hiện
nay đối với đối tượng cây con đặc sản. Ngoài ra còn có các giải pháp khác.
2. Kiến nghị
ĐDSH nói chung và ĐDSHNN nói riêng là một vấn đề khoa học quan trọng
cần được thực hiện nhằm đưa ra những giải bảo tồn và phát triển bền vững nông
nghiệp của địa phương, đây là một vấn đề lớn, đòi hỏi nhiều thông tin về hiện trạng
không chỉ của phát triển nông nghiệp mà còn các vấn đề phát triển xã hội khác.
Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu, từ những kết quả thu được đề nghị các
cấp có thẩm quyền sớm thực hiện các vấn đề sau đây:
Hoàn thiện cơ chế, chính sách, nhanh chóng thực hiện quy hoạch nông
nghiệp gắn với quy hoạch ĐDSHNN.
Có những biện pháp kỹ thuật phù hợp với đối tượng cây trồng vật nuôi: kỹ
thuật bảo tồn và bảo tồn gen cây trồng, vật nuôi, kết hợp với các kỹ thuật phát triển
hàng hoá để phát triển và phát triển bền vững các giống cây trồng, vật nuôi bản địa.

75


Gắn công tác bảo tồn ĐDSHNN với các nhiệm vụ kinh tế khác của địa
phương: tái cơ cấu ngành nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, bảo vệ tài nguyên
môi trường...


76


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lê Huy Bá, Lâm Minh Triết (2000), Sinh thái môi trường ứng dụng, Nxb
Khoa học và kỹ thuật,
2. Ban thư ký Công ước Đa dạng sinh học (2010), Báo cáo Triển vọng Đa dạng
sinh học toàn cầu lần thứ 3, Montréal, 94 trang.
3. Bộ Khoa học Công nghệ và môi trường (1996), Sách đỏ Việt Nam, NXB Khoa
học kỹ thuật, Hà Nội.
4. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2007), Chiến lược phát triển lâm
nghiệp Việt Nam, 2006-2010, Việt Nam. MARD, Hà Nội, Việt Nam, 57
trang.
5. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2012), Danh mục thuốc bảo vệ thực
vật được phép sử dụng, hạn chế sử dụng, cấm sử dụng ở Việt Nam - Thông
tư số 10/ 2012/TT – BNNPTNT ngày 22 tháng 2 năm 2012 của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn.
6. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2005), Khoa học công nghệ Nông
nghiệp và phát triển nông thôn 20 năm đổi mới : tập 7, NXB Chính trị
Quốc gia, 138 trang
7. Bộ Tài nguyên và môi trường (2005), Báo cáo Hiện trạng môi trường quốc gia
- Chuyên đề Đa dạng sinh học, 95 trang
8. Bộ Tài nguyên và môi trường (2011), Báo cáo Quốc gia về Đa dạng sinh học,
124 trang.
9. Lê Xuân Cảnh, Hồ Thanh Hải (2009), Tổng quan về bảo vệ và phát triển bền
vững các HST tự nhiên Việt Nam, Viện Sinh thái và tài nguyên sinh vật.
10. Dương Quảng Châu (2011), Nông nghiệp sinh thái và phát triển bền vững
nông thôn miền núi, Viện nghiên cứu sinh thái và chính sách xã hội.

11. Công ty Cổ phần Tư vấn đầu tư và Công nghệ môi trường HQ (2014), Điều
tra, đánh giá hiện trạng đa dạng sinh học nông nghiệp trên địa bàn tỉnh
Nghệ An và đề xuất giải pháp bảo tồn, phát triển, 214 trang.

77


12. Cục Bảo vệ Môi trường (2008), Đa dạng sinh học nông nghiệp: Bảo vệ đa
dạng sinh học và Bảo đảm an ninh lương thực cho thế giới.
13. Lê Trọng Cúc ( 2002), Đa dạng sinh học và bảo tồn thiên nhiên, Nhà xuất bản
Đại học Quốc gia Hà Nội.
14. Danh lục Đỏ IUCN (2014).
15. Đại học Kinh tế quốc dân (2010) Kỹ thuật nông nghiệp
16. Đại học Quốc gia Hà Nội (2005), Kỷ yếu Hội nghị khoa học về môi trường và
phát triển bền vững, NXB Khoa học và kỹ thuật.
17. Phạm Hoàng Hộ (1999), Cây cỏ Việt Nam, tập 1, 2, 3, Nhà xuất bản Trẻ Hà Nội.
18. Nguyễn Song Hùng (2010), Bảo tồn ĐDSH Việt Nam và những vấn đề cần
quan tâm, Nghiên cứu Phát triển bền vững
19. Lê Văn Khoa (2009), Khoa học môi trường, Nxb Giáo dục, 362 trang.
20. Phạm Văn Lầm (2008), Đa dạng loài côn trùng trong hệ sinh thái nông nghiệp
ở Việt Nam (báo cáo tóm tắt).
21. Niên giám thống kê tỉnh Nghệ An (2013), Nxb Thống kê.
22. Võ Văn Phú (2008), Quản lý loài ngoại lai xâm hại môi trường, Nghiên cứu
Lập pháp.
23. Võ Quý (2006), Quy hoạch và quản lý các khu bảo tồn thiên nhiên, NXB
Nông nghiệp.
24. Sở Tài nguyên và Môi trường Nghệ An (2015), Báo cáo hiện trạng môi
trường tỉnh Nghệ An 05 năm (giai đoạn 2010-2014), 175 trang.
25. Cao Văn Sung (1994), Tổng luận phân tích Hệ thống các khu bảo vệ thiên
nhiên ở Việt Nam.

26. Phạm Nhật, Nguyễn Cử, Võ Sĩ Tuấn (2003), Sổ tay hướng dẫn điều tra và
giám sát đa dạng sinh học, NXB Giao thông vận tải.
27. Vũ Trung Tạng (2000), Cơ sở sinh thái học, NXB Giáo dục
28. Viện Sinh thái và tài nguyên sinh vật (2002), Kỷ yếu hội thảo “Thực vật và
bảo tồn”

78


×