Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

giao an tieng viet lop 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.49 KB, 10 trang )

TIẾNG VIỆT Lê Thị Phượng
Thứ 2 ngày 5 tháng 3 năm 2007
Tuần 25
TẬP ĐỌC
SƠN TINH, THUỶ TINH (2 tiết)
I - MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng :
- Đọc trôi chảy toàn bài. Ngắt nghỉ hơi đúng.
- Biết đọc phân biệt lời người kể và lời nhân vật (Hùng Vương). .
2. Rèn kĩ năng đọc - hiểu :
- Hiểu nghiã các từ ngữ khó được chú giải cuối bài đọc : cầu hôn, lễ vật, ván, nếp,...
- Hiểu nội dung truyện : Truyện giải thích nạn lụt ở nước ta là do Thuỷ Tinh ghen tức Sơn Tinh gây
ra ; đồng thời phản ánh việc nhân dân ta đắp đê chống lụt. .
II - ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
A - KIỂM TRA BÀI CŨ
- 2 HS đọc bài Voi nhà, trả lời câu hỏi 3 –SGK về nội dung bài.
B - DẠY BÀI MỚI
1. Giới thiệu chủ điểm và bài đọc
- HS xem tranh minh hoạ chủ điểm Sông biển .
- GV giới thiệu chủ điểm Sông biển (gắn với tuần 25, 26) ; giới thiệu truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh : ở
nước ta, vào giữa mùa mưa (khoảng tháng 7, tháng 8 dương lịch) thường xảy ra nạn lụt, nước sông
dâng lên nhanh, nhà cửa, ruộng đồng ngập trong nước. Nhân dân ta luôn phải chống lụt để bảo vệ
nhà cửa, mùa màng. Câu chuyện về hai vị thần Sơn Tinh, Thuỷ Tinh các em học hôm nay là một
cách giải thích của người xưa về nạn lụt và việc chống lụt.
2. Luyện đọc
* GV đọc diễn cảm toàn bài : đoạn 1 thong thả, trang trọng ; lời vua Hùng dõng dạc ; đoạn tả cuộc
chiến đấu giữa Sơn Tinh và Thuỷ Tinh hào hùng. Nhấn giọng các hơn từ ngữ : tuyệt trần, một trăm
ván, hai trăm đệp, chín ngà, chín cựa, chín hồng mao, đùng đùng tức giận, hô mưa, gọi gió, bốc,
dời, rút lui, chịu thua.


- GV hướng dẫn HS quan sát tranh (tr.60), nói về cuộc chiến giữa Thuỷ Tinh (dưới nước) và Sơn
Tinh (trên núi).
* Hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ
a) Đọc từng câu
- HS tiếp nối nhau đọc từng câu. Chú ý các từ có vần khó : tuyệt trần, cuồn cuộn, đuối sức ; các từ
dễ viết sai do ảnh hưởng phương ngữ : chàng trai, lễ vật, lên cơm nếp, dâng, lên...
b) Đọc từng đoạn trước lớp từng HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn trong bài. GV hướng dẫn cách đọc
một số câu
+ Một người là Sơn Tinh,/ chúa miền non cao,/ còn người kia là Thuỷ Tinh,/ vua vùng nước thẳm.//
+ Hãy đem đủ một trăm ván cơm nếp,/ hai trăm nệp bánh chưng,/ voi chín ngà,/ gà chín cựa,/ ngựa
chín hồng mao.//
+ Thuỷ Tinh đến sau,/ không lấy được Mị Nương,/ đùng đùng tức giận, / cho quân đuổi đánh Sơn
Tinh. //
+Từ đó,/năm nào Thuỷ Tinh cũng dâng nước đánh Sơn Tinh,/gây lũ lụt khắp nơi /nhưng năm nào
Thuỷ Tinh cùng chịu thua.
- HS đọc các từ được chú giải cuối bài đọc
c) Đọc từng đoạn trong nhóm
- Thi đọc giữa các nhóm (từng đoạn, cả bài ; ĐT, CN)
e ) Cả lớp đọc ĐT ( 1, 2 đoạn)
Tiết 2
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài
- Những ai đến cầu hôn Mị Nương ? (Những người đến cầu hôn là Sơn Tinh - chúa miền non cao,
và Thuỷ Tinh - vua vùng nước thẳm.)
- Hùng Vương phân xử việc hai vị thần cùng cầu hôn như thế nào ? (Vua giao hẹn : Ai mang đủ lễ
vật đến trước thì được lấy Mị Nương.)
+ Lễ vật gồm những gì ? (Một trăm ván cơm nếp, hai trăm nếp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín
cựa, ngựa chín hồng mao.)
- Kể lại cuộc chiến đấu giữa hai vị thần ?.
+ Thuỷ Tinh đánh Sơn Tinh bằng cách gì ? (Thần hô mưa, gọi gió, dâng nước lên cuồn cuộn khiến
cho nước ngập cả nhà cửa, ruộng đồng.) ..

+ Sơn Tính chống lại Thuỷ Tinh bằng cách gì ? (Thần bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi chặn dòng
nước lũ, nâng đồi núi lên cao.)
+ Cuối cùng ai thắng ? (Sơn Tinh thắng.)
+ Người thua đã làm gì ? (Thuỷ Tinh hằng năm dâng nước lên để đánh Sơn Tinh, gây lũ lụt ở khắp
nơi.)
- HS đọc thành tiếng câu hỏi 4. Cả lớp đọc thầm lại, suy nghĩ.
- HS thảo luận, GV hướng dẫn các em đi đến kết luận : Câu chuyện nói lên nói điều có thật : Nhân
dân ta chống lũ lụt rất kiên cường (ý c). Các ýa (Mị Vương rất xinh đẹp), ýb (Sơn Tinh rất tài giỏi)
đúng với những điều kể trong truyện (Mị Nương quả là rất xinh đẹp; Sơn Tinh rất tài giỏi, giỏi hơn
Thuỷ Tinh nên chiến thắng Thuỷ Tinh), nhưng chưa chắc đã là những điều có thật, mà do nhân dân
tưởng tượng nên.
4. Luyện đọc lại
- GV hướng dẫn 3, 4 HS thi đọc lại truyện .
5 Củng cố dặn dò
- Yêu cầu HS về nhà đọc lại truyện ; xem trước yêu cầu kể chuyện của tiết học sau.
TIẾNG VIỆT Lê Thị Phượng
Thứ 3 ngày 6 tháng 3 năm 2007
KỂ CHUYỆN
SƠN TINH, THUỶ TINH
I - MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
- Biết sắp xếp các tranh theo đúng thứ tự câu chuyện. Kể được từng đoạn và kể toàn bộ câu chuyện
theo tranh.
- Bất phối hợp lời kể với giọng điệu, cử chỉ, điệu bộ từ cử hợp xét đúng lời kể cả của bạn.
II - ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
3 tranh minh hoạ truyện trong SGK (phóng to).
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
A - KIỂM TRA BÀI CŨ
- 3 HS tiếp nối nhau kể lại câu chuyện Quả tim khỉ
B - DẠY BÀI MỚi
1. Giới thiệu bài : GV nêu MĐ, YC của tiết học.

2. Hướng dẫn kể chuyện
2 .1. Sắp xếp lại thử tự các trang theo nội dung câu chuyện
- GV gắn bảng 3 tranh minh hoạ phóng to theo đúng thứ tự 3 tranh trong SGK
(HS làm việc độc lập quan sát 3 tranh, nhớ nội dung truyện qua tranh, sắp xếp lại thứ tự các nội
dung từng tranh ; sau đó nói thứ tự đúng của 3 tranh HS lên bảng sắp xếp lại 3 tranh theo thứ tự
đúng.
Nội dung các tranh :
+ Tranh 1 : Cuộc chiến đấu giữa Sơn Tinh và Thuỷ Tinh.
+ Tranh 2 : Sơn Tinh mang ngựa đến đón Mị Nương về núi.
+ Tranh 3 : Vua Hùng tiếp hai thần Sơn Tinh và Thuỷ Tinh. (Thứ tự đúng của các tranh phải là 3 - 2
- 1 )
2.2. Kể từng đoạn câu chuyện theo các tranh đã được sắp xếp lại
+ HS kể từng đoạn theo nhóm. Đại diện các nhóm thi kể từng đoạn câu chuyện theo 2 hình thức :
+ Mỗi nhóm 3 HS tiếp nối nhau kể 3 đoạn.
+ 3 HS đại diện cho 3 nhóm tiếp nối nhau thi kể 3 đoạn.
2.3. Kể toàn bộ câu chuyện
Mỗi nhóm đại điện thi kể toàn chuyện. Cả lớp bình chọn cá nhân và nhóm kể chuyện hay nhất. .
3. Củng cố, dặn dò
- GV : Truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh" nói lên điều gì có thật ? (Nhân dân ta chiến đấu chống lũ lụt rất
kiên cường từ nhiều năm nay.)
- GV nhận xét tiết học, yêu cầu HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân.
TIẾNG VIỆT Lê Thị Phượng
Thứ 3 ngày 6 tháng 3 năm 2007
CHÍNH TẢ
Nghe - viết : Sơn Tinh, Thuỷ Tinh
I - MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Chép lại chính xác một đoạn trích trong bài Sơn Tinh, Thuỷ Tinh.
2. Làm đúng các bài tập phân biệt tiếng có âm đầu, thanh dễ viết sai : tr/ch, thanh hỏi thanh ngã.
II - ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- Bảng phụ viết nội dung bài tập chép.

- Bảng lớp viết 2 lần nội dung BT2a .
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
A - KIỂM TRA BÀI CŨ
- GV đọc cho 2, 3 HS viết bảng lớp, cả lớp viết bảng con các từ sau : sản xuất, chim sẻ, xẻ gỗ, sung
sướng, xung phong (hoặc : bút mực, gỗ mục, cá nục, giây phút , rút dây).
B - DẠY BÀI MỚI
1.Giới thiệu bài : GV nêu MĐ, YC của tiết học.
2. Hướng dẫn tập chép .
2.1. Hướng dẫn chuẩn bị
- GV đọc đoạn chép trên bảng phụ. 2 HS nhìn bảng đọc lại.
- HS tìm và viết vào bảng con các tên riêng có trong bài chính tả : Hùng Vương Mị Nương. bảng
con những từ ngữ dễ viết sai.
VD : tuyệt trần, kén, người chồng, giỏi, chàng trai,...
2.2. HS chép bài vào vở
2.3. Chấm, chữa bài
3. Hướng dẫn làm bài tập
3 .1. Bài tập 2
- HS đọc yêu cầu. Cả lớp đọc thầm theo.
- 2 HS làm bài trên bảng quay (hoặc làm vào giấy khổ to). Cả lớp làm bài vào VBT.cả lớp nhận xét
bài làm trên bảng quay (hoặc trên giấy khổ to), chốt lại lời giải đúng :
a) trú mưa, chú ý, b) số chẵn, số lẻ
truyền tin, chuyền cành chăm chỉ, lỏng lẻo
chở hàng, trở về , mệt mỏi, buồn bã
3.2. Bài tập 3 : GV cho HS làm BT3a .
- GV chia bảng lớp thành 4 nhóm. HS từng nhóm tiếp nối nhiệm lên viết những từ tìm được heo
cách thi tiếp sức của cùng đọc lại thi, nhanh nhất.
a) chõng tre, che chở, nước chè, chả nem, cháo lòng, chổi lúa, chào hỏi, chê bai, cha mẹ,... cây tre,
cá trê, nước trong, trung thành, tro bếp, trò chơi, bánh trôi, trao đổi
b) biển xanh, đỏ thắm, xanh thẳm, nghỉ ngơi, chỉ trỏ, quyển vở,... nỗ lực, từ nghĩ ngợi, cái chợ, cái
mõ, vỡ trứng,...

4. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học, yêu cầu HS về nhà hỏi bố mẹ hoặc người thân về thời và tiết, khí hậu ở địa
phương mình hoặc ở các vùng, các tỉnh mà bố mẹ biết.
TIẾNG VIỆT Lê Thị Phượng
Thứ 4 ngày 7 tháng 3 năm 2007
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
TỪ NGỮ VỀ SÔNG BIỂN. ĐẶT VÀ TRẢ LỜi CÂU HỎI VÌ SAO ?
I - MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mở rộng vốn từ về sông biển.
2. Bước đầu biết đặt và trả lời câu hỏi với Vì sao.
II - ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- Bảng phụ chép một đoạn văn để kiểm tra bài cũ.
- Thẻ từ (làm bằng bìa cứng hoặc giấy).
- Một số tờ giấy khổ A4 để HS làm BT2.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
A - KIỂM TRA BÀI CŨ
* 1 HS làm lại bài tập 2 (Tiết LTVC tuần 24), sau đó nói thêm 2, 3 cụm từ so sánh (VD :
Khoẻ như trâu, Cao như sếu, Tối như hũ nút,...).
B - DẠY BÀI MỚI
1. Giới thiệu bài : GV nêu MĐ, YC của tiết học.
2. Hướng dẫn giải bài tập
2.1. Bài tập 1
- HS đọc yêu cầu và mẫu. Cả lớp đọc thầm theo. GV hỏi :
+ Các từ tàu biển, biển cả có mấy tiếng ? (2 tiếng : tàu + biển ; biển + cả)

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×