Tải bản đầy đủ (.pdf) (138 trang)

BÁO CÁO ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP TỈNH BẮC KẠN ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (30.25 MB, 138 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC KẠN

SỞ CÔNG THƯƠNG

BÁO CÁO
ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH
CÔNG NGHIỆP TỈNH BẮC KẠN ĐẾN NĂM 2020,
TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

Bắc Kạn, năm 2018


Ký bởi Ủy ban nhân dân tỉnh
Bắc Kạn
Tỉnh Bắc Kạn
0












Ký bởi Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn

Giờ ký: 25/05/2018 08:33:28




MỤC LỤC
MỞ ĐẦU

1

PHẦN 1. ĐIỀU KIỆN TỰ n h i ê n , k i n h TẾ-XÃ HỘI CHO PHÁT TRIỂN
NGÀNH CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

7

I. TIỀM NĂNG VÀ NGUỒN L ự c

7

II. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI

12

III. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI

16

PHẦN 2. THỰC t r ạ n g p h á t t r i ể n n g à n h v à đ á n h g i á t ì n h h ì n h
t h ự c h i ệ n 'q u y H o ạ c h g i a i đ o ạ n t r ư ớ c

20

I. QUY MÔ VÀ NĂNG L ự c SẢN XUẤT CỦA NGÀNH CÔNG NGHIỆP


20

1. Số lượng doanh nghiệp sản xuất công nghiệp

20

2. Lực lượng lao động công nghiệp

21

3. Kết quả phát triển của ngành công nghiệp

22

4. Giá trị tăng thêm (VA) và tỷ lệ VA/GO (%) của công nghiệp

25

5. Vốn đầu tư phát triển công nghiệp trên địa bàn Tỉnh

26

6. Giá trị hàng hóa xuất khẩu và các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu

26

II. HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP

27


1. Ngành công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản

27

2. Ngành công nghiệp cơ khí, luyện kim, thiết bị điện, điện tử

29

3. Ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng

31

4. Ngành công nghiệp dệt may - da giầy

33

5. Ngành công nghiệp chế biến nông, lâm sản, thực phẩm và dược liệu

34

6. Ngành sản xuất và phân phối điện, nước

35

7. Ngành công nghiệp khác (in ấn, tái chế...)

37

8. Thực trạng phát triển công nghiệp hỗ trợ


37

9. Hiện trạng phát triển TTCN và làng nghề

38

10. Hiện trạng phát triển các khu, cụm công nghiệp

38

11. Thực trạng phát triển công nghiệp Bắc Kạn so với các địa phương lân cận

42

IV. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH T H ựC HIỆN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG
NGHIỆP ĐẾN NĂM 2020 ĐÃ ĐƯỢC PHÊ DUYỆT

42

1. Tình hình thực hiện quy hoạch

42

2. Bài học rút ra từ thực tiễn

45

V. ĐÁNH GIÁ CHUNG


46

1. Những kết quả đạt được

46

2. Những tồn tại, hạn chế

47

3. Bài học kinh nghiệm

49

CHƯƠNG 3. PHÂN TÍCH D ự BÁO XU HƯỚNG PHÁT t r i ể n , D ự b á o c á c
YẾU TỐ TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT t R i ỂN
NGÀNH CÔNG NGHIỆP

51

I. XÁC ĐỊNH VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA ĐỊA PHƯƠNG

51


1. Đường lối phát triển kinh tế - xã hội nước ta giai đoạn 2016-2020

51

2. Các quan điểm mục tiêu và định hướng phát triển công nghiệp cả nước đến 2020, tầm

nhìn đến 2030

52

3. Các quan điểm mục tiêu và định hướng phát triển công nghiệp vùng trung du miền
núi Bắc bộ đến 2020, có xét đến năm 2025

52

4. Một số mục tiêu nhiệm kỳ 2015-2020 của Nghị quyết Đại hội đại biểu đảng bộ tỉnh
lần XI

53

II. PHÂN TÍCH CUNG, CẦU VÀ TÌNH HÌNH CẠNH TRANH TRÊN THẾ GIỚI VÀ
KHU V ựC . TÁC ĐỘNG CỦA HỘI NHẬP KINH TẾ

54

1. Cung, cầu và tình hình cạnh tranh trên thế giới và khu vực ảnh hưởng đến phát triển
công nghiệp của Tỉnh

54

2. Những cam kết của Việt Nam trong Hội nhập kinh tế quốc tế

56

3. Dự báo khả năng thu hút nguồn vốn đầu tư cho phát triển kinh tế


57

III. ĐÁNH GIÁ THẾ MẠNH VÀ TÍNH LIÊN KẾT CỦA CÔNG NGHIỆP CỦA ĐỊA
PHƯƠNG VỚI CẢ NƯỚC

58

1. Dự báo nhu cầu tiêu thụ một số sản phẩm chủ yếu

58

2. Dự báo khả năng cạnh tranh của sản phẩm

60

PHẦN 4. QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN

63

I. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN

63

1. Quan điểm phát triển

63

2. Mục tiêu phát triển

63


3. Định hướng phát triển

64

II. CÁC PHƯƠNG ÁN PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP

66

1. Phương án phát triển

66

2. Luận chứng lựa chọn phương án phát triển

68

3. Lựa chọn lĩnh vực công nghiệp ưu tiên phát triển

69

III. QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP

70

1. Công nghiệp biến nông, lâm sản, thực phẩm và dược liệu

70

2. Ngành khai thác và chế biến khoáng sản


74

3. Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng

76

4. Công nghiệp cơ khí, luyện kim, thiết bị điện, điện tử

78

5. Công nghiệp dệt may - da giầy

80

6. Ngành công nghiệp sản xuất và phân phối điện, nước

81

7. Định hướng phát triển các khu, cụm công nghiệp

83

8. Định hướng phát triển tiểu thủ công nghiệp - Làng nghề

84

IV. NHU CẦU VỐN ĐẦU TƯ

87


1. Nhu cầu vốn đầu tư cho các ngành công nghiệp

87

2. Các giải pháp huy động vốn

87

V. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI

88

1. Hiệu quả kinh tế

88

2. Hiệu quả về mặt xã hội

88

PHẦN 5. GIẢI PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI

90


I. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG

90


1. Môi trường nước

90

2. Môi trường không khí

91

3. Môi trường đất:

92

4. Môi trường khu, cụm công nghiệp

92

II. CÁC GIẢI PHÁP

93

1. Giải pháp bảo vệ môi trường

93

2. Giải pháp phòng chống thiên tai

95

3. Các giải pháp giảm nhẹ, thích ứng với biến đổi khí hậu


97

4. Giải pháp thực hiện

98

5. Phương án ứng phó với thiên tai

98

PHẦN 6. CÁC GIẢI PHÁP, CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN

100

I. NHÓM GIẢI PHÁP CẤP THIẾT

100

1. Giải pháp về truyền thông

100

2. Phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển công nghiệp

100

3. Phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp làng nghề

101


4. Cải cách thủ tục hành chính

101

5. Giải pháp về cơ chế chính sách

101

6. Đẩy mạnh xã hội hóa nguồn lực đầu tư

102

7. Giải pháp về xúc tiến đầu tư

102

II. NHÓM GIẢI PHÁP ĐỒNG BỘ

103

1. Giải pháp về vốn

103

2. Giải pháp về nguồn nhân lực

103

3. Giải pháp về khoa học & công nghệ


104

4. Giải pháp về đầu tư

104

5. Giải pháp về quản lý phát triển các khu, cụm công nghiệp

105

6. Giải pháp phát triển công nghiệp hỗ trợ

106

7. Giải pháp hợp tác liên vùng và phối hợp phát triển

106

III. TỔ CHỨC THỰC h i ệ n

106

KIẾN NGHỊ

110

KẾT LUẬN

111


PHỤ LỤC
PHỤ LỤC BẢN ĐỒ


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.
10.
11.
12.
13.
14.
15.
16.
17.
18.
19.
20.
21.
22.
23.
24.
25.

26.
27.
28.
29.
30.
31.
32.
33.
34.

TTCN
GDP
GRDP
VLXD
KTXH
UBND
QL
TB
DTTN
ODA
FDI
NGO
TP
H.
WTO
CNH-HĐH
CTY TNHH
CTY CP
GTSXCN hoặc GO
KT

ĐTNN
VA
VA CN
CN-XD
CN-TTCN
R&D
NAFTA
ASEAN
APEC
KHCN
KCN
CCN
NSNN
DVCN

Tiểu thủ công nghiệp
Tổng sản phẩm trong nước
tổng sản phẩm trên địa bàn
Vật liệu xây dựng
Kinh tế xã hội
Ủy ban nhân dân
Quốc lộ
Trung bình
Diện tích tự nhiên
Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức
Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
Nguồn vốn viện trợ phi chính phủ
Thành phố
Huyện
Tổ chức thương mại thế giới

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Công ty trách nhiệm hữu hạn
Công ty cổ phần
Giá trị sản xuất công nghiệp
Kinh tế
Đầu tư nước ngoài
Giá trị tăng thêm
Giá trị tăng thêm công nghiệp
Công nghiệp và xây dựng
Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
Nghiên cứu và phát triển
Khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ
Khối Đông Nam Á
Diễn đàn Châu Á-Thái Bình Dương
Khoa học và công nghệ
Khu công nghiệp
Cụm công nghiệp
Ngân sách Nhà nước
Dịch vụ công nghiệp


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1. Kết quả thống kê đất đai năm 2016 tỉnh Bắc Kạn

8

Bảng 2. tăng trưởng kinh tế theo GRDP giai đoạn 2011- 2015

13


Bảng 3. Thu ngân sách địa phương giai đoạn 2011-2015

14

Bảng 4. Chi ngân sách địa phương giai đoạn 2011-2015

14

Bảng 5. DN sản xuất công nghiệp phân theo ngành công nghiệp

20

Bảng 6. Lao động công nghiệp phân theo ngành công nghiệp

21

Bảng 7. GTSX công nghiệp phân theo thành phần kinh tế

22

Bảng 8. Giá trị SXCN phân theo ngành công nghiệp (giá so sánh 2010)

23

Bảng 9. GRDP công nghiệp giai đoạn 2011-2015

25

Bảng 10. Giá trị tăng thêm và tỷ lệ VA/GO của ngành Dệt may (tỷ đồng)


25

Bảng 11. Vốn đầu tư thực hiện phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh

26

Bảng 12. Giá trị sản xuất công nghiệp và tăng trưởng (giá so sánh 2010)

28

Bảng 13. Sản phẩm ngành khai thác và chế biến khoáng sản

28

Bảng 14. Sản phẩm ngành cơ khí, luyện kim

30

Bảng 15. Giá trị sản xuất công nghiệp ngành SX VLXD (giá hiện hành)

31

Bảng 16: Bảng sản phẩm ngành sản xuất vật liệu xây dựng

32

Bảng 17. Giá trị SXCN ngành chế biến nông, lâm, thuỷ sản

34


Bảng 18. Sản phẩm công nghiệp chủ yếu ngành chế biến NLS và TP

35

Bảng 19. Nhà máy thủy điện vừa và nhỏ.

36

Bảng 20. Kết quả thực hiện Quy hoạch phát triển Công nghiệp giai đoạn 2011 - 2015

43

Bảng 21. Nhu cầu thép và kim loại màu đến năm 2025

59

Bảng 22. Cơ cấu nguồn năng lượng sơ cấp đến năm 2025

59

Bảng 23. Dự báo nhu cầu sản phẩm chủ yếu của ngành đến năm 2020

60

Bảng 24. Mục tiêu tăng trưởng các ngành công nghiệp giai đoạn 2016-2025

64

Bảng 25. Các phương án phát triển công nghiệp tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2016-2020 và
giai đoạn 2021-2025


67

Bảng 26. Mục tiêu phát triển ngành chế biến NLS, TP và dược liệu

71

Bảng 27. Mục tiêu phát triển ngành khai thác và chế biến khoáng sản

74

Bảng 28. Mục tiêu phát triển ngành sản xuất VLXD

76

Bảng 29. Mục tiêu phát triển ngành cơ khí, luyện kim, thiết bị điện, điện tử

79

Bảng 30. Mục tiêu phát triển ngành dệt may - da giầy

80

Bảng 31. Mục tiêu phát triển ngành sản xuất và phân phối điện, nước

82

Bảng 32. Vốn đầu tư cho các chuyên ngành công nghiệp

87


DANH MỤC HÌNH
Hình 1. Tỷ lệ VA/GO

26

Hình 2. Tình hình vốn FDI lũy kế đến 31/12/2014 của các vùng/khu vực kinh tế

57


MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết phải điều chỉnh, bổ sung quy hoạch
Bắc Kạn là một trong 14 tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc và nằm ở
trung tâm nội địa vùng Đông Bắc Bắc Bộ. Là một trong những tỉnh được đánh
giá có tiềm năng về kim loại mầu. Trên địa bàn tỉnh có nhiều mỏ và điểm quặng,
các loại khoáng sản có trữ lượng lớn là: Chì kẽm 77 mỏ và điểm quặng, trữ
lượng khoảng 4,8 triệu tấn; sắt có 17 mỏ và điểm mỏ, trữ lượng khoảng 22 triệu
tấn; vàng có 19 mỏ và điểm quặng, trữ lượng khoảng 39 tấn; đá vôi xi măng 150
triệu m3; đá trắng, thạch anh khoảng 460 triệu m3; sét xi măng trên 10 triệu m3,
ngoài ra còn có antimon, titan, Kaolin, Silic... ngoài ra còn tiềm năng phát triển
công nghiệp chế biến nông, lâm sản dựa trên lợi thế về rừng, với diện tích đất
rừng sản xuất là 245.836 ha chiếm 65,5% diện tích đất lâm nghiệp.
Bên cạnh đó hệ thống giao thông từ Hà Nội tới Bắc Kạn đã được cải thiện,
tuyến đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên dài 90 km, tuyến đường đường Quốc
lộ 3 mới từ Thái Nguyên - Chợ Mới (Bắc Kạn) đã hoàn thành và đưa vào sử dụng
sẽ tạo ra những thuận lợi cho phát triển kinh tế và hợp tác đầu tư giữa Bắc Kạn và
các đối tác trong, ngoài nước.
Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2010 - 2020, có
xét đến năm 2025 đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số: 2286/QĐUBND ngày 09 tháng 12 năm 2011, sau 05 năm triển khai thực hiện đã có

những đóng góp tích cực cho phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, đã tạo điều kiện
cho các doanh nghiệp sản xuất và chế biến thuộc lĩnh vực công nghiệp phát triển
nhất là khu vực nông thôn,... Tuy nhiên, do quy hoạch lập và phê duyệt trong
những năm 2010-2011, đến nay một số chỉ tiêu không đạt và một số dự án chậm
tiến độ làm ảnh hưởng đến tốc độ phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, cụ thể như:
Tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011-2015 đạt -8,83%/năm, thấp hơn 35,67%
so với mục tiêu là 26,84%/năm. Tăng trưởng giá trị tăng thêm ngành công
nghiệp (VA) mục tiêu đặt ra trong quy hoạch là 26,5%/năm, kết quả thực hiện
trong giai đoạn 2011-2015 là -7,24%/năm, thấp hơn 33,74% so mục tiêu đề ra.
Trong bối cảnh trong nước nói chung và tỉnh Bắc Kạn nói riêng đã có nhiều
thay đổi. Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Bắc Kạn lần thứ XI đã có những định
hướng lớn về phát triển kinh tế xã hội, trong đó có công nghiệp; Quy hoạch phát
triển kinh tế xã hội của tỉnh đã điều chỉnh; đồng thời một số quy hoạch ngành,
lĩnh vực cấp tỉnh và một số quy hoạch phát triển kinh tế xã hội cấp huyện đã và
đang thực hiện đã có nhiều thay đổi so với các quy hoạch trước đây dẫn đến mục
tiêu và phương hướng phát triển của quy hoạch theo Quyết định số: 2286/QĐUBND sẽ có những thay đổi.
Điều chỉnh quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Bắc Kạn đến năm 2020,
tầm nhìn đến năm 2030 trên cơ sở đánh giá mục tiêu tăng trưởng giá trị sản xuất
công nghiệp đã thực hiện trong giai đoạn 2011-2015, so với mục tiêu tăng trưởng
giá trị sản xuất công nghiệp giai đoạn 2011-2015 của quy hoạch đã được phê
duyệt tại Quyết định số: 2286/QĐ-UBND làm cơ sở để điều chỉnh quy hoạch.
1


Điều chỉnh quy hoạch trên cơ sở rà soát và đánh giá hiện trạng về điều kiện tự
nhiên, kinh tế - xã hội, hiện trạng phát triển ngành công nghiệp giai đoạn 20102015, làm rõ tiềm năng, lợi thế và những hạn chế, thách thức; dự báo các yếu tố
ảnh hưởng đến phát triển công nghiệp trong giai đoạn tới để đưa ra quan điểm,
mục tiêu phát triển, các đột phá về tăng trưởng công nghiệp, chuyển dịch cơ cấu
trong nội bộ ngành và các giải pháp khả thi để triển khai thực hiện quy hoạch.
Định hướng phát triển công nghiệp tỉnh Bắc Kạn đến năm 2020, tầm nhìn

đến năm 2030 theo hướng coi trọng phát triển các ngành có lợi thế như: công
nghiệp chế biến nông, lâm sản thực phẩm, sản xuất vật liệu xây dựng từ nguồn
nguyên liệu địa phương, công nghiệp khai khoáng,... phát triển mạnh các sản
phẩm chủ lực, sản phẩm có lợi thế cạnh tranh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Đẩy
nhanh tốc độ và nâng cao chất lượng tăng trưởng ngành công nghiệp của tỉnh
theo hướng giảm tỷ lệ công nghiệp gia công, tăng tỷ lệ công nghiệp chế tạo, chế
biến, tạo ra các sản phẩm có giá trị gia tăng cao.
2. Cơ sở pháp lý lập quy hoạch:
- Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, nhiệm kỳ 2015 - 2020;
- Văn kiên Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Bắc Kạn, nhiệm kỳ 2015 - 2020;
- Kết luận số 26-K/TW ngày 02 tháng 8 năm 2012 của Bộ Chính trị về tiếp
tục thực hiện các mục tiêu nhiệm vụ của Nghị quyết số 37-NQ/TW ngày 01
tháng 7 năm 2004 của Bộ Chính trị (khoá IX) về phát triển kinh tế - xã hội và
bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Trung du và Miền núi Bắc Bộ trong giai
đoạn từ nay đến năm 2020;
- Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 16 tháng 01 năm 2012 của Ban Chấp hành
Trung ương Đảng khóa XI về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm
đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020;
- Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 và Nghị định số
04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một
số điều của Nghị định 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập,
phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
- Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ
quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh
giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường;
- Nghị định số 152/2007/NĐ-CP ngày 10/10/2007 của Chính phủ về khu
vực phòng thủ;
- Nghị định số 02/2016/NĐ-CP ngày 05/01/2016 của Chính phủ về sửa đổi,
bổ sung một số điều của Nghị định số 152/2007/NĐ-CP;
- Thông tư số 03/2008/TT-BKH ngày 01/7/2008 của Bộ kế hoạch và Đầu

tư hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày
11/01/2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy
hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;

2


- Thông tư số 01/2012/TT-BKHĐT ngày 09 tháng 02 năm 2012 của Bộ Kế
hoạch và Đầu tư hướng dẫn xác định mức chi phí cho lập, thẩm định và công bố
quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
- Thông tư số 05/2013/TT-BKHĐT ngày 31/10/2013 của Bộ Kế hoạch và
Đầu tư về hướng dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố
quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản
phẩm chủ yếu;
- Thông tư số 50/2015/TT-BCT ngày 28/12/2015 của Bộ Công Thương ban
hành quy định nội dung, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt, công bố,
quản lý quy hoạch phát triển ngành công nghiệp và thương mại;
- Thông tư số 40/2017/TT-BTC ngày 28/4/2017 của Bộ Tài chính Quy định
chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị;
- Quyết định số 1216/QĐ-TTg ngày 05/9/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
- Quyết định số 1064/QĐ-TTg ngày 08/07/2013 của Thủ tướng Chính phủ
về phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Trung du và
Miền núi phía Bắc đến năm 2020;
- Quyết định số 1621/QĐ-TTg ngày 18 tháng 9 năm 2013 của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp hoá chất Việt
Nam đến năm 2020, có tính đến năm 2030;
- Quyết định số 879/QĐ-TTg ngày 09 tháng 06 năm 2014 của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam đến năm

2025, tầm nhìn đến năm 2035;
- Quyết định số 880/QĐ-TTg ngày 09 tháng 06 năm 2014 của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp Việt Nam đến
năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
- Quyết định số 1168/QĐ-TTg ngày 16 tháng 7 năm 2014 của Thủ tướng
Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt
Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035;
- Quyết định số 1211/QĐ-TTg ngày 24/7/2014 của Thủ tướng Chính phủ
về phê duyệt quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm
2020, tầm nhìn đến năm 2030;
- Quyết định số 9082/QĐ-BCT ngày 08/10/2014 của Bộ trưởng Bộ Công
Thương về phê duyệt quy hoạch phát triển công nghiệp hỗ trợ đến năm 2020,
tầm nhìn đến năm 2030;
- Nghị định số 111/2015/NĐ-CP ngày 03/11/2015 của Chính phủ về phát
triển công nghiệp hỗ trợ;
- Quyết định số 1997/QĐ-TTg ngày 13/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản quặng
chì kẽm đến năm 2020, có xét đến năm 2030;

3


- Quyết định số 428/QĐ-TTg ngày 18/3/2016 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011 2020 có xét đến năm 2030;
- Quyết định số 2185/QĐ-TTg ngày 05/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng sắt đến năm
2020, tầm nhìn đến năm 2030;
- Nghị định số 68/2017/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ
ban hành về quản lý, phát triển cụm công nghiệp;
- Quyết định số 2078/QĐ-TTg ngày 22/12/2017 của Thủ tướng Chính phủ

phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Kạn
đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
- Thông tư số 05/2016/TT-BKHĐT ngày 06/6/2016 của Bộ Kế hoạch và
Đầu tư về việc hướng dẫn lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào quy
hoạch, kế hoạch phát triển ngành, kinh tế - xã hội;
- Quyết định số 1036/QĐ-TTg ngày 09/6/2016 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Bắc Kạn đến năm 2035;
- Nghị quyết số 46/QN-HĐND ngày 6/11/2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh
Bắc Kạn về việc thông qua điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã
hội tỉnh Bắc Kạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
- Quyết định 1621/QĐ-TTg ngày 18 tháng 5 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ
Công Thương về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Bắc Kạn
giai đoạn 2016-2025, có xét đến năm 2035;
- Quyết định số 2286/QĐ-UBND ngày 9/12/2011 của UBND tỉnh Bắc Kạn
phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Bắc Kạn giai đoạn đến năm
2020, có xét đến năm 2025;
- Quyết định số 1415/QĐ-UBND ngày 04/9/2013 của UBND tỉnh Bắc Kạn
về việc phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản tỉnh Bắc
Kạn giai đoạn 2013 - 2020;
- Quyết định số 320/QĐ-UBND, ngày 25/02/2014 của UBND tỉnh Bắc Kạn
về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển các cụm công nghiệp tỉnh Bắc Kạn giai
đoạn 2010-2020, có xét đến năm 2025;
- Quyết định số 450/QĐ-UBND ngày 13/4/2015 của UBND tỉnh Bắc Kạn về
việc phê duyệt Quy hoạch mạng lưới kinh doanh bán buôn, bán lẻ sản phẩm rượu
trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn giai đoạn đến năm 2020, có xét đến năm 2025;
- Quyết định số 1379/QĐ-UBND ngày 10/9/2015, của UBND tỉnh Bắc Kạn
về Ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Đề án tái cơ cấu Ngành Công
Thương phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển bền vững
giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn;
- Kế hoạch số 269/KH-UBND ngày 17/8/2016 của UBND tỉnh Bắc Kạn về

thực hiện Quyết định số 1022/QĐ-TTg ngày 07/6/2016 cua Thủ tướng Chính phủ
về thực hiện chính sách, pháp luật về kết hợp kinh tế với quốc phòng, an ninh;

4


- Quyết định số 1931/QĐ-UBND ngày 23/11/2016 của UBND tỉnh Bắc Kạn
về Ban hành kế hoạch phòng chống thiên tai tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2016-2020;
- Quyết định số 701/QĐ-UBND ngày 22/5/2017 của UBND tỉnh Bắc Kạn về
phê duyệt Đề án nâng cao hiệu quả sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc
Kạn, giai đoạn 2017-2020;
- Quyết định số 2128/QĐ-UBND ngày 18/12/2017 của UBND tỉnh Bắc Kạn
phê duyệt Hợp phần II – Quy hoạch chi tiết phát triển lưới điện trung và hạ áp sau
các trạm 110kV của Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 20162025, có xét đến năm 2035;
- Quyết định số 2155/QĐ-UBND ngày 19/12/217 của UBND tỉnh Bắc Kạn
về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải tỉnh
Bắc Kạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2035;
- Các quy hoạch, kế hoạch phát triển các ngành, địa phương của tỉnh như:
Giao thông vận tải, Điện, Nông nghiệp & Phát triến nông thôn, Tài nguyên & Môi
trường, Vật liệu xây dưng, Khoáng sản...; Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội các huyện, thành phố;
- Niên giám thống kê TW, niên giám thống kê, các báo cáo, tài liệu của các
ngành công nghiệp của Tỉnh.
3. Nội dung quy hoạch:
Nội dung của bản Điều chỉnh quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Bắc
Kạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, gồm 06 chương:
Phần 1: Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội cho phát triển ngành công
nghiệp trên địa bàn tỉnh. Phần này đánh giá điều kiện tư nhiên và hiện trạng về
phát triển KT - XH của địa bàn tỉnh phục vụ cho yêu cầu phát triển KT - XH và
công nghiệp của tỉnh Bắc Kạn.
Phần 2: Hiện trạng phát triển công nghiệp và tình hình thực hiện quy hoạch

phát triển công nghiệp giai đoạn 2011-2015. Đánh giá các số liệu hiện trạng phát
triển công nghiệp của tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2011-2015 là cơ sở để xây dựng
điều chỉnh quy hoạch phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh đến năm 2020, tầm
nhìn đến năm 2030.
Phần 3: Phân tích dự báo xu hướng phát triển, dự báo các yếu tố trong và
ngoài nước ảnh hưởng đến phát triển ngành công nghiệp. Đánh giá những nhân
tố ảnh hưởng đến phát triển ngành trong thời gian quy hoạch. Xác định vị trí, vai
trò của tỉnh Bắc Kạn, phân tích cung, cầu, xu hướng cạnh tranh trong khu vực và
trên thế giới. Đánh giá thế mạnh và tính liên kết của công nghiệp Bắc Kạn với cả
nước và địa phương lân cận.
Phần 4: Quy hoạch phát triển. Đưa ra một số quan điểm, mục tiêu và định
hướng phát triển. Các phương án phát triển, quy hoạch phát triển các chuyên ngành
công nghiệp và định hướng phát triển các khu, cụm công nghiệp. Đồng thời tổng
hợp nhu cầu vốn đầu tư theo các kỳ kế hoạch và đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội.
Phần 5: Các giải pháp bảo vệ môi trường. Đưa ra một số chỉ tiêu, đồng
thời đưa ra các giải pháp bảo vệ môi trưởng đối với hoạt động công nghiệp.
5


Phần 6: Các giải pháp, cơ chế chính sách và tổ chức thực hiện. Đề xuất
một số giải pháp, chính sách và tổ chức phân công thực hiện quy hoạch nhằm
thực hiện quy hoạch phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn đến năm
2020, tầm nhìn đến năm 2030.
Trong quá trình lập quy hoạch, Sở Công Thương và Viện Nghiên cứu
Chiến lược, chính sách Công Thương đã nhận được sự giúp đỡ hết sức quý báu
của các đồng chí lãnh đạo UBND tỉnh, lãnh đạo các Sở, Ban, ngành, UBND các
huyện, thành phố. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn và mong muốn sẽ được
cộng tác hơn nữa nhằm mục tiêu chung xây dựng Bắc Kạn phát triển vững mạnh
theo hướng CNH, HĐH.


6


PHẦN 1
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ-XÃ HỘI CHO PHÁT TRIỂN
NGÀNH CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
I. TIỀM NĂNG VÀ NGUỒN LỰC
1. Vị trí địa lý kinh tế
Bắc Kạn là tỉnh miền núi ở vị trí trung tâm các tỉnh Việt Bắc, có tọa độ địa
lý 21048’ đến 22044’ độ vĩ Bắc, 105026’ đến 106015’ độ kinh Đông. Phía Đông
giáp tỉnh Lạng Sơn, phía Tây giáp tỉnh Tuyên Quang, phía Nam giáp tỉnh Thái
Nguyên và phía Bắc giáp tỉnh Cao Bằng. Tỉnh Bắc Kạn bao gồm 08 đơn vị hành
chính gồm: thành phố Bắc Kạn và 7 huyện: Bạch Thông, Ba Bể, Chợ Đồn, Chợ
Mới, Na Rì, Ngân Sơn và Pác Nặm.
Để phát triển công nghiệp hiện nay, Bắc Kạn đang xuất hiện những lợi thế
mới, một số công trình trọng điểm thúc đẩy phát triển KT-XH của tỉnh đã được
Chính phủ quy hoạch và đang triển khai xây dựng như: TP Bắc Kạn cách thủ đô
Hà Nội 170 km về phía Bắc, cách biên giới Việt Nam - Trung Quốc khoảng 200
km dọc theo Quốc lộ 3 nối từ Hà Nội qua thành phố Bắc Kạn đến Cao Bằng ra
các cửa khẩu biên giới với Trung Quốc. Đây là tuyến giao thông quan trọng để
giao lưu kinh tế, xã hội của Bắc Kạn với Hà Nội và các tỉnh khác trong vùng;
tuyến Quốc lộ 3B có chiều dài hơn 200Km, điểm đầu từ cửa khẩu Pò Mã (Lạng
Sơn) nối sang Tuyên Quang tại đèo Kéo Mác và được nâng cấp thành đường cấp
IV miền núi. Bắc Kạn nằm trên đường vành đai 2 với quốc lộ 279 từ Hạ Long
(Quảng Ninh), qua Đồng Mỏ về Bình Gia (Lạng Sơn) qua Khau An (Na Rì-Bắc
Kạn) lên đến Tuyên Quang rồi kéo dài qua Yên Bái, Lai Châu và đến cửa khẩu
Tây Trang tỉnh Điện Biên, có chiều dài 600 km. Đây là tuyến nối Bắc Kạn với
các tỉnh trong vùng trung du miền núi Bắc bộ.
2. Đặc điểm địa hình
Bắc Kạn có địa hình tương đối phức tạp, đa dạng, độ chia cắt mạnh, gồm

nhiều dạng địa hình như: Thung lũng, đồi cao, núi thấp, núi trung bình và núi đá
vôi... núi đá xen lẫn núi đất dễ gây sạt lở. Độ dốc bình quân của địa hình là 260,
Phía Tây của tỉnh có độ cao thấp dần từ Đông Bắc xuống Đông Nam, có nhiều
đỉnh cao trên 1.000 m, địa hình chia cắt mạnh, độ dốc bình quân 26-300, nhiều
dãy núi đá đồ sộ nằm ở phía Bắc huyện Chợ Đồn và phía Nam huyện Ba Bể xen
kẽ núi đất tạo thành những thung lũng hẹp. Phía Đông địa hình hiểm trở nằm
trong phần cuối của cánh cung Ngân Sơn-Yên Lạc. Phía Tây Bắc là hồ Ba Bể có
diện tích tự nhiên trên 400 ha, độ sâu khoảng 20-30 m. Phía Nam có độ cao bình
quân từ 300-400 m so với mặt nước biển. Tuy độ cao không lớn, độ dốc bình
quân 260 nhưng địa hình bị chia cắt mạnh, tạo nên các thung lũng nhiều hơn và
rộng hơn, điển hình là các thung lũng ven sông Cầu.
3. Điều kiện thời tiết - khí hậu, thuỷ văn
Bắc Kạn nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa vùng Đông Bắc Việt
Nam, một năm có 2 mùa rõ rệt: Mùa đông lạnh và mùa hè nóng ẩm. Nhiệt độ bình
quân năm khoảng 22,50 C, tháng 2 có nhiệt độ thấp nhất trung bình khoảng
7


×