Tải bản đầy đủ (.pdf) (50 trang)

Đề thi HSG cấp huyện môn Ngữ văn lớp 6 (15 đề có đáp án chi tiết)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (443.68 KB, 50 trang )

“Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Ngữ văn - Lớp 6 (15 đề có đáp án chi tiết)”

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 6
Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề)

ĐỀ SỐ: 01

ĐỀ BÀI
PHẦN I: ĐỌC HIỂU: (6 điểm) Cho đoạn thơ sau:
"... Đây con sông như dòng sữa mẹ
Nước về xanh ruộng lúa, vườn cây
Và ăm ắp như lòng người mẹ
Chở tình thương trang trải đêm ngày.…”
(Trích Vàm Cỏ Đông – Hoài Vũ)
Câu 1: Đoạn thơ trên được viết theo phương thức biểu đạt chính nào?
Câu 2: Giải nghĩa từ “ăm ắp” và cho biết từ “ăm ắp” thuộc loại từ gì?
Câu 3: Chỉ ra biện pháp tu từ trong đoạn thơ trên và cho biết tác dụng của nó?
Câu 4: Nêu nội dung của đoạn thơ trên?
PHẦN II: LÀM VĂN (14 điểm)
Câu 1: (4,0 điểm) Cảm nhận của em về đoạn thơ trên bằng một đoạn văn (khoảng
15 đến 20 dòng)
Câu 2: (10 điểm)
Câu chuyện tự kể về mình của mùa xuân quê hương về thiên nhiên, về con người
mỗi khi Tết đến, xuân về.
------------------ Hết ------------------

- Gmail:

1



“Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Ngữ văn - Lớp 6 (15 đề có đáp án chi tiết)”

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 6

ĐỀ SỐ: 01

HƯỚNG DẪN CHẤM
Nội dung
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn thơ: biểu cảm
Câu 2: - Nghĩa của từ “ ăm ắp”: đầy tràn (0,5 điểm)
- Từ “ăm ắp” là từ láy
(0,5điểm)
Câu 3. Xác định các biện pháp tu tử trong đoạn thơ và nêu tác dụng:.
-Biện pháp tu từ so sánh:
PHẦN +So sánh dòng sông với dòng sữa mẹ : dòng sông tưới nước cho vườn cây
I
xanh tốt , mượt mà cũng như dòng sữa mẹ đã nuôi con khôn lớn
+So sánh nước sông với tấm lòng người mẹ. Nước sông đầy ăm ắp như
lòng mẹ rộng lớn mênh mông luôn hi sinh tất cả cho các con .
-Tác dụng: Làm cho dòng sông trở nên sinh động.Thể hiện tầm quan trọng
của dòng sông quê hương, tình cảm gắn bó mật thiết giữa dòng sông với
đồng quê,con người và với tác giả..
( Lưu ý: Nếu HS chỉ nêu được 2 biện pháp so sánh mà không chỉ ra được
nét tương đồng thì chỉ được 0,5 điểm cho mỗi biện pháp so sánh)
Câu 4:
Nội dung của đoạn thơ: Bốn câu thơ miêu tả dòng sông Vàm Cỏ Đông
quanh năm tưới mát cho ruộng đồng , cây trái.
Qua đó ca ngợi tầm quan trọng của dòng sông quê hương , thể hiện tình

cảm gắn bó giữa dòng sông với quê hương, con người, tình yêu quê hương
tha thiết của tác giả.
PHẦN II
Câu 1 Học sinh viết đúng thể thức của một đoạni văn cảm thụ văn học , trình bày
cảm nhận về cái hay cái đẹp về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ trích
trong bài thơ Vàm Cỏ Đông của nhà thơ Hoài Vũ
Đảm bảo thể thức của một đoạn văn
- Đây là đoạn thơ hay, ấn tượng vè vẻ dẹp của con sông Vàm Cỏ Đông trog
bài thơ” Vàm Cỏ Đông “ của Hoài Vũ
- Nghệ thuật so sánh Con sông như dòng sữa mẹ đã gợi tả hình ảnh một
dòng sông quê hương êm đềm, nước trong xanh. Dòng sông thân thương ấy
không chỉ là nơi nô đùa, tắm mát của con trẻ mà còn đưa nước về tắm mát
cho những ruộng lúa, vườn cây xanh tươi,đầy sức sống,…chẳng khác nào
như chính dòng sữa ngọt ngào của người mẹ nuôi dưỡng những đứa con
yêu dấu của mình.

- Gmail:

Điểm
0,5
1,0
2,5

0,75
0,75

1,0

2,0
1,0

1,0

4,0

0,25
0,5

1,0

2


“Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Ngữ văn - Lớp 6 (15 đề có đáp án chi tiết)”

- Câu thơ Và ăm ắp như lòng người mẹ/ Chở tình thương trang trải đêm
ngày được coi là câu thơ hay nhất trong đoạn. Bằng nghệ thuật so sánh, nhà
thơ đã vẽ ra một hình ảnh thật thơ mộng mà thân thương, gần gũi: Nước
sông đầy ắp như tấm lòng người mẹ luôn chan chứa tình yêu thương, luôn
sẵn sàng chia sẻ (trang trải đêm ngày) cho những đứa con, cho tất cả mọi
người.
- Từ láy ăm ắp gợi cảm về một dòng sông mênh mông, nước đầy, như ôm
ấp cả làng quê,...
-Từ vẻ đẹp đáng quý của dòng sông quê hương, ta thấy được tâm hồn nhạy
cảm, tinh tế của nhà thơ trước vẻ đẹp của quê hương, từ đó gửi gắm tình
yêu thiên nhiên tha thiết, sự gắn bó với quê hương đất nước… .
- Đoạn thơ bồi đắp cho ta tình yêu thiên nhiên, tình cảm yêu quý, gắn bó
với
dòng sông quê hương và niềm tự hào trước vẻ đẹp của đất nước mình.
a. Mở bài Giới thiệu chung về nhân vật tôi (Mùa Xuân) và sự việc (câu
chuyện - truyện kể của Mùa Xuân về thiên nhiên, về con người mỗi khi Tết

đến, xuân về).
Ví dụ:
Tôi là Mùa Xuân. Mọi người đều gọi tôi với cáí tên trìu mến “Mùa
Xuân, Mùa Xuân ơi!”.
Hôm nay, Mùa Xuân sẽ kể cho các bạn nghe câu chuyện của mình về
thiên nhiên, về con người nhé!
b. Thân bài:
Kể diễn biến sự việc: Câu chuyện của mùa xuân.
Xác định đúng ngôi kể, đúng thứ tự, lời kể phù hợp (người kể: mùa xuân,
kể theo ngôi thứ nhất: xưng “tôi” hoặc cũng có thể xưng là “Mùa Xuân”).
Khi kể cần nêu được một số đặc trưng cơ bản, nổi bật của nhân vật “tôi”
- (Mùa Xuân).
Sau đây là một số gợi ý:
Mùa Xuân mang lại vẻ đẹp, khơi dậy sức sống cho thiên nhiên, đất
trời:
- Mỗi khi Mùa Xuân đến, thiên nhiên, đất trời giang tay chào đón như một
người bạn thân vừa mới trở về. Mùa Xuân đến, tiết trời ấm áp hơn, bầu trời
trong sáng hơn, mặc dù, thỉnh thoảng, trong mưa xuân vẫn có cả cái “lành
lạnh” như một chút buồn từ mùa đông còn vương lại.
- Tôi (Mùa Xuân) như nghe được sự sống đang sinh sôi, nảy nở của hạt
mầm, nhìn thấy sự vươn dậy của lộc non, chồi biếc; nhìn thấy sắc màu rực
Câu 2 rỡ của những cành đào, những bông hoa ngày Tết và cảm nhận được cái
ngào ngạt của hương xuân...
Mùa Xuân mang lại niềm vui cho con người và cuộc sống của con
- Gmail:

1,0
0,25

0,5

0,5

1,0

0,5
0,5

8,0

4,0

2,0

2,0
4,0

3


“Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Ngữ văn - Lớp 6 (15 đề có đáp án chi tiết)”

1,0
người:
- Cứ mỗi dịp Tết đến Mùa Xuân rất vui vì được tận mắt chứng kiến biết
bao nhiêu niềm vui, niểm hạnh phúc của con người, gia đình đoàn tụ, sum
họp sau một năm tất bật, bận rộn với công việc làm ăn, với cuộc sống.
1,0
- Mùa Xuân còn vui hơn khi biết rằng mình đã khơi dậy sức sống trong
lòng người, làm cho con người thêm yêu cảnh vật, làm cho tâm hồn con
người trong sáng hơn, ấm áp hơn.

1,0
- Mùa Xuân thật hạnh phúc vì đã góp phần đem đến cho con người sự no
ấm, đầy đủ về cuộc sống vật chất
1,0
- Không những thế Mùa Xuân còn biết gieo vào lòng người mơ ước về một
tương lai tươi sáng, về một ngày mai tốt đẹp.
Lưu ý: Học sinh có thể có những cách tưởng tượng khác nhau , những
cách kể chuyện khác nhau ...nhưng hợp lí thì vẫn cho điểm tối đa.
c. Kết bài:
1,0
- Kể sự việc kết thúc: Mùa Xuân đến và đi như là một quy luật vĩnh hằng,
quy luật tuần hoàn của trời đất...
- Tình cảm của Mùa Xuân với thiên nhiên và con người: Mọi người đều 0,5
yêu mến Mùa Xuân đến nên Mùa Xuân càng bâng khuâng, lưu luyến mỗi
khi tạm biệt các bạn. Mùa Xuân sẽ trở lại cùng các bạn, ở mãi trong lòng 0,5
các bạn...
Lưu ý chung:
1. Điểm thành phần ở tất cả các ý nhỏ đều có thể cho điểm lẻ đến 0,25
2. Điểm trừ (Áp dụng riêng đối với mỗi câu). Sai từ 8 đến 10 lỗi câu, chính tả, dùng từ trừ
0,5 điểm; Sai quá 10 lỗi trừ 1,0 điểm.
------------------------ Hết ------------------

- Gmail:

4


“Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Ngữ văn - Lớp 6 (15 đề có đáp án chi tiết)”

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN

MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 6
Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề)

ĐỀ SỐ: 02

ĐỀ BÀI
PHẦN I: ĐỌC HIỂU: (4,0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:
Trong một tiết dạy vẽ, cô giáo bảo các em học sinh lớp 1 vẽ về điều gì làm các em
thích nhất trong đời. Cô giáo thầm nghĩ "Rồi các em cũng lại vẽ những gói quà, những
ly kem hoặc những món đồ chơi, quyển truyện tranh". Thế nhưng cô đã hoàn toàn ngạc
nhiên trước một bức tranh lạ của một em học sinh Douglas: bức tranh vẽ một bàn tay.
Nhưng đây là bàn tay của ai? Cả lớp bị lôi cuốn bởi một hình ảnh đầy biểu tượng
này. Một em phán đoán "Đó là bàn tay của bác nông dân". Một em khác cự lại "Bàn tay
thon thả thế này phải là bàn tay của một bác sĩ phẫu thuật....". Cô giáo đợi cả lớp bớt
xôn xao dần rồi mới hỏi tác giả. Douglas cười ngượng nghịu "Thưa cô, đó là bàn tay
của cô ạ!".
Cô giáo ngẩn ngơ. Cô nhớ lại những phút ra chơi thường dùng bàn tay để dắt
Douglas ra sân, bởi em là một cô bé khuyết tật, khuôn mặt không đuợc xinh xắn như
những đứa trẻ khác, gia cảnh từ lâu lâm vào tình cảnh ngặt nghèo. Cô chợt hiểu ra rằng
tuy cô vẫn làm điều tương tự với các em khác, nhưng hóa ra đối với Douglas bàn tay cô
lại mang ý nghĩa sâu xa, một biểu tượng của tình yêu thương.
(Trích Bàn tay yêu thương, NXB Trẻ, 2004)
Câu 1(0.5 điểm): Phương thức biểu đạt chính của văn bản là gì?
Câu 2(1 điểm): Tìm biện pháp tu từ so sánh trong đoạn cuối và cho biết kiểu so sánh ?
Câu 3(1 điểm) : Hình ảnh “bàn tay” trong văn bản có ý nghĩa gì?
Câu 4(1.5điểm) : Nêu nội dung văn bản và bài học rút ra cho bản thân em.
PHẦN II: LÀM VĂN (16 điểm)
Câu 1 (4 điểm):Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về bức tranh đạt giải nhất trong
truyện “Bức tranh của em gái tôi” của Tạ Duy Anh

Câu 2 (12 điểm):
Dế Mèn, nhân vật chính trong truyện Dế Mèn phiêu lưu ký của nhà văn Tô Hoài, do
bày trò trêu chọc chị Cốc nên đã gây ra cái chết thảm thương cho Dế Choắt.
Em hãy nhập vai Dế Mèn kể lại sự việc và diễn tả tâm trạng khi đứng trước nấm
mồ của người bạn xấu số.
------------------ Hết ------------------

- Gmail:

5


“Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Ngữ văn - Lớp 6 (15 đề có đáp án chi tiết)”

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 6

ĐỀ SỐ: 02

HƯỚNG DẪN CHẤM
1. Yêu cầu chung
- Giáo viên phải nắm bắt được nội dung trình bày trong bài làm của học sinh để đánh giá
cho điểm một cách chính xác, khoa học. Đánh giá cao những bài làm sáng tạo, có giọng
điệu, văn phong.
- Giáo viên cần chủ động linh hoạt trong đánh giá cho điểm, cân nhắc trong từng trường
hợp cụ thể. Nếu học sinh làm bài theo cách riêng nhưng đáp ứng được yêu cầu cơ bản
đảm bảo tính hợp lí, có sức thuyết phục, dựa vào tình hình thực tế bài làm để xác định
điểm một cách phù hợp.
- Hướng dẫn chấm manh tính chất định hướng vì chú trọng phát huy tính “mở”
- Thang điểm 20, chi tiết đến 0,5 điểm

2. Yêu cầu cụ thể
Phần Câu
Nội dung
Điểm
Phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản: Tự
0.5 điểm
I
1
sự.
(4,0đ)
0.5 điểm
-Cô nhớ lại những phút ra chơi thường dùng bàn tay để
2
dắt Douglas ra sân, bởi em là một cô bé khuyết tật,
khuôn mặt không đuợc xinh xắn như những đứa trẻ
khác, gia cảnh từ lâu lâm vào tình cảnh ngặt nghèo
0.5 điểm
- So sánh ngang bằng
-Ý nghĩa: Biểu tượng cho tình yêu thương
1,0điểm
3
-Nội dung chính được đề cập đến trong văn bản: Câu
1,0điểm
4
chuyện giúp ta hiểu được ý nghĩa lớn lao của tình yêu
thương , nó sẽ là nguồn động viên an ủi để những người
bất hạnh có động lực vươn lên trong cuộc sống.
-Bài học: cần có tình yêu thương , đặc biệt là đối với
những người bất hạnh
Lưu ý: HS có thể có những cách diễn đạt khác nhau

0,5điểm
nhưng nếu đúng ý vẫn cho điểm tối đa.
* Yêu cầu về kĩ năng:
II
1
(4,0đ) -HS trình bày thành một đoạn văn, có kết cấu, bố cục
hoàn chỉnh.
-Biết dựa vào nội dung và chủ đề của văn bản để viết.
-Diễn đạt trôi chảy, mạch lạc. Dùng từ, đặt câu chuẩn
xác.
- Gmail:

6


“Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Ngữ văn - Lớp 6 (15 đề có đáp án chi tiết)”

* Yêu cầu về nội dung kiến thức:
Cần phải đạt được các nội dung sau:
Là một kiệt tác nghệ thuật:
+ Vẽ bằng tài năng thiên bẩm
+Vẽ bằng niềm đam mê và tình yêu hội họa
+Vẽ bằng tâm hồn nhân hậu, bao dung, độ lượng
+ Vẽ về đề tài quen thuộc, gần gũi
=>Bức tranh ấy đã chinh phục được giám khảo, lay động
lòng người, đã cảm hóa được người anh
Câu 2 a. Yêu cầu về kĩ năng:
(12,0đ) - Bài làm phải được tổ chức thành bài làm văn hoàn
chỉnh.
- Biết vận dụng kĩ năng tự sự kết hợp với các yếu tố

miêu tả, biểu cảm.
b. Yêu cầu về kiến thức:
Trên cơ sở những kiến thức đã được học về văn bản Bài
học đường đời đầu tiên (Tô Hoài) và kiểu văn tự sự kết
hợp với yếu tố miêu tả, biểu cảm, học sinh nhập vai để
kể lại sự việc và diễn tả tâm trạng của Dế Mèn (câu
chuyện phải được kể ở ngôi thứ nhất).
Học sinh có thể tổ chức bài làm theo nhiều cách khác
nhau nhưng cần đáp ứng được những ý cơ bản sau:
1.Mở bài :
- Giới thiệu thời gian, không gian xảy ra sự việc
Hs có thể tuơng tượng ra một tình huống để viết
2.Thân bài:
- Diễn biến của sự việc:( căn cứ vào những tình tiết trong
câu chuyện để kể lại sự việc)
+ Sự xuất hiện của chị Cốc trong buổi chiều ở trước cửa
hang
+ Cuộc đối thoại với Dế Choắt khi bày mưu trêu chị Cốc
+ Trêu chị Cốc và chui vào hang.
+ Tai họa đến dẫn đến cái chết của Dế Choắt
+kể kết hợp với miêu tả cảnh sắc thiên nhiêu đê bộc lộ
cảm xúc tâm trạng của Dế Mèn
- Diễn tả tâm trạng khi đứng trước mộ bạn
+Dế Mèn nhắc lại chuyện cũ đã gây ra vói đế Choắt
+ thương cảm,
+ ăn năn hối hận vì thói ngông cuồng dại dột của mình
khiến dẫn đến cái chết thương tâm của dế choắt .

0,5điểm
0,5điểm

0,5điểm
0,5điểm
2,0điểm

1,0điểm

6,0điểm

4,0điểm

- Gmail:

7


“Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Ngữ văn - Lớp 6 (15 đề có đáp án chi tiết)”

+ xin được dế choắt that ha thứ.
+Lời hứa vói bạn
3. Kết bài
- Bài học được rút ra qua sự việc.
1,0điểm
-Bài học về sự gắn bó,yêu thương,đùm bọc,giúp đỡ
nhau trong cuộc sống
-Bài học của dế choắt giúp tôi nhận ra được lẽ
phải,sống tốt hơn…..
Khuyễn khích những bài viết sang tạo, giàu ý nghĩa .
------------------ Hết ------------------

- Gmail:


8


“Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Ngữ văn - Lớp 6 (15 đề có đáp án chi tiết)”

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 6
Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề)

ĐỀ SỐ: 03

ĐỀ BÀI
Câu 1: (4,0 điểm)
Chỉ ra và phân tích nghệ thuật sử dụng từ ngữ cũng như biện pháp tu từ của tác giả
trong đoạn văn sau:
“Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kỳ hết. Tròn trĩnh, phúc hậu như lòng đỏ một
quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào, thăm thẳm và đường bệ đặt lên một
mâm bạc, đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng
hồng. Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong buổi bình minh để mừng cho sự trường
thọ của biển Đông…”.
(Trích “Cô Tô” – Nguyễn Tuân- Ngữ văn 6, tập II)
Câu 2 (6,0 điểm):
Sau đây là lời nói của nhân vật Ha-men trong “Buổi học cuối cùng” của An-phông-xơ
Đô-đê: “ …khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững được tiếng
nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù…”.
Hãy viết một đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về lời nói trên.
Câu 3: (10,0 điểm)
Một buổi sáng tới trường sớm để làm trực nhật. Em bỗng thấy một cây non trong
sân trường bị bẻ gãy cành, rụng lá. Điều gì đã xảy ra? Em hãy kể lại chuyện ấy.

----------------------Hết--------------------

- Gmail:

9


“Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Ngữ văn - Lớp 6 (15 đề có đáp án chi tiết)”

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 6

ĐỀ SỐ: 03

HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu 1: (4 điểm)
* Học sinh chỉ ra được các nghệ thuật sử dụng từ và biện pháp tu từ được sử dụng
trong đoạn văn:
(2 điểm)
(Đúng mỗi ý sau đây cho 1 điểm)
+ Biện pháp so sánh qua các hình ảnh: “Tròn trĩnh, phúc hậu như lòng đỏ…đầy đặn”;
“Y như một mâm lễ phẩm…biển Đông”
(1 điểm)
+ Sử dụng các từ láy gợi tả: Tròn trĩnh, đầy đặn, hồng hào, thăm thẳm và đặc biệt
(1 điểm)
hình ảnh ẩn dụ “quả trứng…hửng hồng”
* Học sinh nêu được giá trị nghệ thuật của việc sử dụng các từ ngữ và biện phép tu
từ: (2 điểm)
(Đúng mỗi ý sau cho 1 điểm)
+ Lời văn đậm chất trữ tình, sử dụng nghệ thuật so sánh, ẩn dụ sinh động, tác giả đã

vẽ ra trước mắt người đọc cảnh mặt trời mọc trên đảo Cô Tô thật rực rỡ, huy hoàng,
tráng lệ không giống như bất cứ cảnh bình minh nào trên đồng bằng hay rừng núi.
(1 điểm)
+ Một bức tranh thiên nhiên đầy màu sắc kì ảo nhưng lại rất chân thực và sống động.
(1 điểm)
Câu 2 (6.0 điểm):
Bài làm của thí sinh cần bảo đảm các yêu cầu sau:
+ Về hình thức: Trình bày dưới dạng một đoạn văn, diễn đạt trôi chảy, không mắc
lỗi về dùng từ, đặt câu, chính tả… (1đ)
+ Về kiến thức: (5đ) Thí sinh có thể có nhiều cách diễn đạt khác nhau. Sau đây là
một số gợi ý:
- Đây chính là điều tâm niệm của Ha-men về giá trị và sức mạnh của tiếng nói dân
tộc (tiếng nói không chỉ là tài sản quý báu mà còn là phương tiện quan trọng để đấu tranh
giành độc lập, tự do, là linh hồn của dân tộc). (1đ)
- Khẳng định một chân lý: Giữ được tiếng nói là giữ được độc lập, tự do còn mất
tiếng nói dân tộc là mất độc lập, tự do. (2đ)
- Thể hiện rõ tình cảm của Ha – men đối với tiếng nói dân tộc: gìn giữ, nâng niu,
tự hào… (1đ)
- Khơi dậy tình cảm của mọi người đối với tiếng nói dân tộc mình… (1đ)
* Khuyến khích những bài viết có cảm xúc, có sự sáng tạo, phát hiện và cảm nhận riêng
nhưng giàu tính thuyết phục.
Câu 3: 10 điểm
* Yêu cầu về hình thức: 2 điểm
- Xác định đúng bài văn kể chuyện tưởng tượng dùng ngôi kể thứ nhất (cây bàng kể
chuyện)
- Bài viết đủ bố cục 3 phần: Mở đầu, diễn biến, kết thúc.
- Gmail:
10



“Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Ngữ văn - Lớp 6 (15 đề có đáp án chi tiết)”

- Diễn đạt rõ ràng, lưu loát
- Không mắc lỗi diễn đạt, lỗi dùng từ
- Không mắc lỗi chính tả
(Nếu sai một trong các lỗi trên trừ 0,5 điểm)
* Yêu cầu về nội dung: 8 điểm
Bài viết phải rèn được bố cục sau:
1) Mở truyện (1 điểm): Giới thiệu nhân vật, tình huống truyện
2) Diễn biến truyện (6 điểm):
- Cây bàng kể lí do bị bẻ cành; ai bẻ? tình huống thế nào?
(1 điểm)
- Lời kể của cây về ích lợi của mình đối với con người và đau đớn, xót xa khi mình
bị thương và oán trách những hành vi phá hoại môi trường, hủy hoại cây xanh của những
đối tượng trên.
(3 điểm)
- Lời nhắc nhở và mong muốn của cây với những học sinh (nói riêng) và con người
(nói chung).
(2 điểm)
3) Kết thúc truyện (1 điểm):
Qua nghe cây non tâm sự em rút ra bài học cho bản thân và mọi người phải biết
trồng, chăm sóc cây xanh, bảo vệ và giữ gìn môi trường Xanh – Sạch – Đẹp.
* Lưu ý: Cộng điểm toàn bài làm tròn đến 0,5 điểm.
---------------------- Hết ----------------------

- Gmail:

11



“Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Ngữ văn - Lớp 6 (15 đề có đáp án chi tiết)”

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 6
Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề)

ĐỀ SỐ: 04

ĐỀ BÀI
Câu 1 (2,0 điểm):
Trong bài thơ Mẹ ốm, Trần Đăng Khoa viết:
Nắng mưa từ những ngày xưa
Lặn trong đời mẹ bây giờ chưa tan
a. Em hiểu nghĩa của từ "nắng mưa" trong câu thơ trên như thế nào?
b. Nêu nét đặc sắc của việc sử dụng từ "lặn" trong câu thơ thứ 2?
Câu 2. (6,0 điểm):
"Rễ siêng không ngại đất nghèo
Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù
Vươn mình trong gió tre đu
Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành
Yêu nhiều nắng nỏ trời xanh
Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm..."
(Trích Tre Việt Nam - Nguyễn Duy; Sách Ngữ văn 6, tập hai
- Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2016)
a) Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong những dòng thơ trên?
b) Trình bày cảm nhận của em về những dòng thơ trên bằng một bài viết ngắn gọn.
Câu 3 (12,0 điểm):
Sau cái chết của Dế Choắt, Dế Mèn đã có những ngày tháng phiêu lưu đầy mạo
hiểm nhưng cũng hết sức thú vị. Tuy vậy, bài học đường đời đầu tiên sau sự việc xảy ra
với Dế Choắt vẫn ám ảnh Dế Mèn.

Em hãy đóng vai nhân vật Dế Mèn, tưởng tượng và kể lại cuộc nói chuyện của Dế
Mèn và Dế Choắt nhân một ngày Dế Mèn đến thăm mộ Dế Choắt.
---------------------- Hết ----------------------

- Gmail:

12


“Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Ngữ văn - Lớp 6 (15 đề có đáp án chi tiết)”

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 6

Câu
Câu 1
(2,0 điểm)

ĐỀ SỐ: 04

HƯỚNG DẪN CHẤM
Nội dung
a. Từ "nắng mưa":
- Nghĩa gốc: Chỉ hiện tượng khắc nghiệp của thời tiết.
- Nghĩa chuyển: Những gian lao, vất vả, khó nhọc của cuộc đời.

Điểm
0,5đ
0,5đ


Câu 2
(6,0 điểm)

b. Nêu nét đặc sắc của việc sử dụng từ "lặn": Giữ nguyên được
cái khắc nghiệp cuả thời tiết.. (nếu dùng ngấm, thấm,... thì nỗi vất
vả chỉ thoảng qua, có thể tan biến đi...)
-Qua đó thấy được nỗi gian truân, cực nhọc của đời mẹ không thể
thay đổi, bù đắp..
a) 2,0 điểm
- Nhân hóa: Cây tre vốn là một sự vật vô tri vô giác được nhà thơ
miêu tả như một con người: rễ tre siêng năng, cần cù không ngại
khó; thân tre vươn mình đu trong gió; cây tre hát ru lá cành; tre
biết yêu biết ghét.
- Ẩn dụ: Tre là biểu tượng đẹp đẽ cho đất nước và con người Việt
Nam.
b) 6,0 điểm
- Giới thiệu khái quát về đoạn thơ: giới thiệu xuất xứ của đoạn
thơ, giới thiệu đôi nét về tác giả Nguyễn Duy và bài thơ Tre Việt
Nam
- Cảm nhận về khổ thơ:
+ Nằm trong mạch thơ được viết theo thể thơ lục bát, rất gần
gũi, giản dị, đời thường; ngôn ngữ thơ cũng rất mộc mạc, giản
dị.
+ Đoạn thơ trước hết vẽ lên trước mắt ta một bức tranh tre xanh
cao vút trên nền trời xanh, màu xanh của tre hòa quyện cùng
màu xanh của bầu trời - một cảnh sắc yên bình, êm ả thân thuộc
nơi làng quê Việt Nam.
+ Khéo léo và tinh tế trong việc sử dụng biện pháp nghệ thuật
nhân hóa, nhà thơ Nguyễn Duy đã dựng lên hình ảnh cây tre
tượng trưng cho hình ảnh con người Việt Nam với những phẩm

chất vô cùng cao quý:
→ Phẩm chất siêng năng, chăm chỉ, cần cù
"Rễ siêng không ngại đất nghèo

- Gmail:

0,5đ
0,5đ)

1,0 đ

1,0 đ

1,0 đ

1,0đ

1,0đ

1,0đ

0,5đ

13


“Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Ngữ văn - Lớp 6 (15 đề có đáp án chi tiết)”

Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù"
→ Tinh thần lạc quan, yêu đời

0,5đ
"Vươn mình trong gió tre đu
Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành"
→ Khí phách kiên cường bất khuất, hiên ngang
0,5đ
"Yêu nhiều nắng nỏ trời xanh
Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm"
0,5đ
=>Cây tre đã trở thành biểu tượng đẹp đẽ về đất nước và con
người Việt Nam.
Câu 3 (12,0 điểm)
1. Mở bài: Giới thiệu hoàn cảnh xảy ra câu chuyện: thời gian, khung cảnh, các nhân vật
tham gia.
(Học sinh có thể sáng tạo ra một tình huống để giới thiệu về câu chuyện được kể)
2. Thân bài:
Đây là một đề văn mở yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức về văn tự sự để chuyển vai
kể một câu chuyện theo tưởng tượng vì thế nên sự sáng tạo của học sinh trong việc vận
dụng kiến thức đã học với việc liên hệ thực tế vô cùng quan trọng. Dế Choắt tuy là một
nhân vật chính trong cuộc nói chuyện tuy nhiên là một nhân vật không còn tồn tại. Học
sinh có thể sáng tạo thêm các nhân vật khác cùng tham gia vào câu chuyện cho sinh
động, hấp dẫn...
- Kể lại cuộc nói chuyện giữa Dế Mèn và Dế Choắt kết hợp việc miêu tả cảnh vật
thiên nhiên xung quanh qua đó bộc lộ cảm xúc, tâm trạng, suy nghĩ của Dế Mèn:
- Dế Mèn nhắc lại chuyện cũ đã gây ra với Dế Choắt: bài học đường đời đầu tiên đầy
ăn năn, hối hận.
- Dế Mèn kể cho Dế Choắt nghe những tháng ngày phiêu lưu mạo hiểm với những
chiến tích và những thất bại của mình cùng những người bạn khác.
- Tâm sự về những dự định trong tương lai của Dế Mèn và những lời hứa hẹn với Dế
Choắt.
3. Kết bài: Tình cảm, lời nhắn nhủ của Dế Mèn:

- Bài học về sự gắn bó, yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ nhau trong cuộc sống.
- Kêu gọi niềm đam mê nhiệt huyết của tuổi trẻ khám phá cuộc sống, khám phá thế
giới xung quanh.
VẬN DỤNG CHO ĐIỂM CÂU 3:
- Điểm 11 - 12: Đúng ngôi kể, ngôn ngữ sáng tạo, có sự kết hợp tốt giữa kể chuyện với
miêu tả và biểu cảm, nhân vật tự thuật lại được diễn biến tâm trạng. Biết bố cục mạch
lạc, diễn đạt tốt, trình bày đẹp, chữ viết đúng chính tả.
- Điểm 9 - 10: Đúng ngôi kể, có sự kết hợp giữa kể chuyện với miêu tả và biểu cảm,
nhân vật tự thuật lại được diễn biến tâm trạng nhưng có thể chưa sáng tạo trong ngôn
ngữ kể, có một số đoạn sao chép như văn bản, bố cục tương đối rõ.

- Gmail:

14


“Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Ngữ văn - Lớp 6 (15 đề có đáp án chi tiết)”

- Điểm 7 - 8: Đúng ngôi kể, có kết hợp kể chuyện với miêu tả và biểu cảm, nhân vật tự
thuật lại diễn biến tâm trạng chưa đầy đủ, có đoạn sao chép như văn bản, bố cục rõ, có
thể mắc một số lỗi diễn đạt.
- Điểm 5 - 6: Đúng ngôi kể, có kết hợp kể chuyện với miêu tả và biểu cảm, nhân vật tự
thuật lại được diễn biến tâm trạng nhưng chưa rõ, có đoạn sao chép như văn bản, bố cục
chưa chặt chẽ, có thể mắc một số lỗi diễn đạt.
- Điểm 3 - 4: Ghi nhớ văn bản nhưng có thể chưa thật chính xác, có kết hợp với miêu tả
và biểu cảm nhưng chưa rõ, ngôi kể chưa thật đúng, chưa thuật lại được diễn biến tâm
trạng, có đoạn còn lạc sang kể lể lại sự việc, mắc lỗi diễn đạt.
- Điểm 1 - 2: Ghi nhớ văn bản nhưng chưa chính xác, có đoạn sao chép lại văn bản, ngôi
kể chưa thật đúng, quên nhiều tình tiết, diễn đạt lủng củng, mắc nhiều lỗi diễn đạt.
(Khuyến khích những bài làm của học sinh giàu tính sáng tạo, có thể kể một câu chuyện

cụ thể, sinh động, ấn tượng, giàu ý nghĩa.)
---------------------- Hết ----------------------

- Gmail:

15


“Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Ngữ văn - Lớp 6 (15 đề có đáp án chi tiết)”

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 6
Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề)

ĐỀ SỐ: 05

ĐỀ BÀI
Câu 1. (2.0 điểm)
Xác định và nêu giá trị của phép tu từ được tác giả sử dụng trong những câu thơ
sau:
“ Đây con sông như dòng sữa mẹ,
Nước về xanh ruộng lúa vườn cây.
Và ăm ắp như lòng người mẹ,
Chở tình thương trang trải đêm ngày”.
( Trích Vàm Cỏ Đông - Hoài Vũ)
Câu 2. (6.0 điểm)
Viết đoạn văn ngắn diễn tả lại tâm trạng Dế Mèn - nhân vật trong tác phẩm
Dế Mèn Phiêu lưu ký của Tô Hoài - khi đứng trước nấm mộ của người bạn xấu số Dế
Choắt. (Viết theo lời của Dế Mèn).
Câu 3. (12.0 điểm)

Vào một buổi trưa hè, có một con trâu đang nằm nghỉ ngơi dưới mái nhà của một
khóm tre và con trâu đó cùng khóm tre đã nói chuyện với nhau về cuộc sống của họ
luôn gắn bó với con người và đất nước Việt Nam.
Em hãy tưởng tượng mình là một khóm tre và kể lại câu chuyện đó.
---------------------- Hết ---------------------Chú ý: Cán bộ coi thi không được giải thích gì thêm.

- Gmail:

16


“Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Ngữ văn - Lớp 6 (15 đề có đáp án chi tiết)”

HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ SỐ: 05
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 6
I. Yêu cầu chung: Giám khảo cần:
- Nắm bắt kĩ nội dung trình bày của thí sinh để đánh giá được một cách tổng quát
và chính xác, tránh đếm ý cho điểm.
- Vận dụng linh hoạt hướng dẫn chấm, nên sử dụng nhiều mức điểm một cách hợp
lí. Đặc biệt khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo...
- Điểm lẻ tính đến 0,25. Chấm theo thang điểm 20.
II. Yêu cầu cụ thể
Câu 1. (2,0 điểm) *Chỉ ra các biện pháp tu từ: So sánh. (0,5 điểm)
+ Con sông như dòng sữa mẹ,
+ Nước ăm ắp như lòng người mẹ.
* Phân tích giá trị: (1,5 điểm)
Các biện pháp tu từ được sử dụng phù hợp giúp người đọc cảm nhận được vẻ đẹp
đáng quý của dòng sông quê hương.
+ Dòng sông quê hương đưa nước về làm cho những ruộng lúa, vườn cây xanh tươi,

đầy sức sống. Vì vậy, nó được ví như dòng sữa mẹ nuôi các con khôn lớn.
+ Nước sông ăm ắp đầy như tấm lòng người mẹ tràn đầy tình yêu thương, luôn
sẵn sàng chia sẻ (trang trải đêm ngày) cho những đứa con, cho cả mọi người.
Những hình ảnh so sánh trên đã thể hiện tài năng và tình yêu, sự gắn bó với
quê hương đất nước của tác giả. Những vẻ đẹp ấm áp tình người đó làm cho ta thêm yêu
quý và gắn bó với dòng sông quê hương.
Câu 2. (6,0 điểm)
Yêu cầu: Bài làm của học sinh cần đáp ứng được các yêu cầu sau:
+ Về mặt hình thức: (0,5 điểm)
- Học sinh phải viết đúng hình thức của một đoạn văn, các câu trong đoạn văn phải
được liên kết chặt chẽ không mắc các lỗi chính tả, lỗi diễn đạt, ngôn ngữ trong sáng,
biểu cảm...
- Đoạn văn là lời của nhân vật Dế Mèn – ngôi thứ nhất.
+ Về nội dung: (5,5 điểm) Học sinh có thể diễn đạt theo những cách khác nhau,
nhưng cần hướng tới các ý chính sau:
- Đoạn văn diễn tả được tâm trạng của Dế Mèn khi đứng trước mộ của Dế Choắt: thương
tiếc người bạn xấu số. (1,5 điểm)
- Ăn năn hối hận vì những việc làm sai trái của mình, mong muốn được tha thứ.(2,0
điểm)
- Nghĩ về bài học đường đời đầu tiên (từ bỏ thói hung hăng, ngỗ nghịch, kiêu ngạo; sẽ
khiêm nhường học hỏi, bênh vực giúp đỡ kẻ yếu...). (2,0 điểm)
Câu 3: (12,0 điểm)
- Yêu cầu về kĩ năng: (1,0 điểm)

- Gmail:

17


“Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Ngữ văn - Lớp 6 (15 đề có đáp án chi tiết)”


-HS xác định được đây là bài văn kể chuyện tưởng tượng; HS phải thể hiện được
sự sáng tạo của mình trong khi kể qua việc chọn ngôi kể, sắp xếp các tình tiết, ngôn ngữ
đối thoại... tạo nên một câu chuyện hoàn chỉnh, hấp dẫn.
-Trong lời kể, khóm tre phải nói được mình và anh bạn trâu đã gắn bó với con
người và đất nước Việt Nam ở những lĩnh vực nào.
- Bài văn tự sự có bố cục chặt chẽ, rõ ràng; lời văn trôi chảy, mạch lạc, các sự
việc diễn ra theo đúng trình tự; không sai sót về lỗi chính tả và lỗi diễn đạt
- Yêu cầu về kiến thức: (11,0 điểm)
HS có thể kể theo trình tự các ý cơ bản sau:
A. Mở bài: (1,0 điểm)
Giới thiệu hoàn cảnh cuộc gặp gỡ giữa anh bạn trâu và khóm tre.
B. Thân bài: (9,0 điểm)
- Khóm tre tự giới thiệu mình, cuộc sống và công việc của mình: (3,0 điểm)
+ Sinh ra trên đất nước Việt Nam; ở đâu tre cũng có mặt;
+ Gắn bó với con người từ lúc lọt lòng cho đến lúc mất; thủy chung với con người
lúc hoạn nạn, khó khăn cũng như lúc thanh bình, nhàn hạ;
+ Tre có mặt trong công cuộc giữ nước, trong xây dựng, trong lễ hội;
(có dẫn chứng cụ thể)
Người bạn thân thiết và là biểu tượng của con người Việt Nam...(0,5 điểm)
- Con trâu tự giới thiệu mình, cuộc sống và công việc của mình: (3,0 điểm)
+ Trâu có mặt trên khắp đất nước Việt Nam;
+ Có mặt trong công cuộc giữ nước, trong xây dựng, trong lễ hội;
+ Giúp đỡ nhiều cho người nông dân trong công việc đồng áng...
(có dẫn chứng cụ thể)
Là người bạn thân thiết của người nông dân. (0,5 điểm)
- Vai trò của hai nhân vật trong hiện tại và tương lai: Trong xã hội hiện đại – với
nền công nghiệp hóa, hiện đại hóa, với sự cơ giới hóa trong nông nghiệp, sự xuất hiện
của xi măng, sắt thép … chúng nhận thấy được vai trò, vị trí “khiêm nhường” của mình.
Con trâu và khóm tre vẫn luôn là biểu tượng của con người và làng quê Việt

Nam. (2,0 điểm)
* Lưu ý: Trong quá trình kể, để cho bài văn sinh động hấp dẫn, tránh sự đơn điệu
nên dùng hình thức đối thoại. Khi kể, không nên để từng nhân vật nói về mình.
C. Kết bài: (1,0 điểm)
- Cảm nghĩ chung của khóm tre và anh bạn trâu về con người và quê hương Việt
Nam (thân thiện, nghĩa tình...); tự hào là biểu tượng của con người và đất nước Việt
Nam.
- Nguyện sống một cuộc đời thủy chung, cống hiến hết mình cho con người và
xứ sở yêu quý này.
Trên đây chỉ là những định hướng, trong quá trình chấm bài, giám khảo cần linh hoạt vận dụng
hướng dẫn chấm để định điểm bài làm học sinh sao cho chính xác, hợp lý.

---------------------- Hết --------------------- - Gmail:

18


“Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Ngữ văn - Lớp 6 (15 đề có đáp án chi tiết)”

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 6
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)

ĐỀ SỐ: 06

ĐỀ BÀI
Câu 1: (2.0 điểm)
Phân tích giá trị của biện pháp tu từ trong đoạn văn sau:
Lúc vui biển hát, lúc buồn biển lặng, lúc suy nghĩ biển mơ mộng và dịu hiền. Biển
như người khổng lồ, nóng nảy, quái dị, gọi sấm, gọi chớp. Biển như trẻ con, nũng nịu,

dỗ dành, khi đùa, khi khóc, ...
(Khánh Chi, Biển)
Câu 2: (6.0 điểm)
Trong truyện “Buổi học cuối cùng” của An-phông-xơ Đô-đê, thầy Ha-men có nói:
“...khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình
thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù...”.
Em hiểu như thế nào và có suy nghĩ gì về lời nói trên? Hãy trình bày thành một
đoạn văn ngắn.
Câu 3: (12.0 điểm):
Từ ngày Sơn Tinh trở thành con rể của vua Hùng, nhân dân hết sức phấn khởi vì
họ đã có một vị thần tài giỏi giúp họ có thể chiến thắng được Thần Nước. Hàng ngàn
năm trôi qua, niềm tin ấy vẫn vững vàng. Nhưng thời gian gần đây, vị Thần Nước hung
dữ lại có phần thắng thế, gây ra biết bao nhiêu tai họa cho con người. Họ cầu cứu Thần
Núi. Sơn Tinh đã hiện lên, chỉ rõ cho con người nguyên nhân của nạn lũ lụt và giúp họ
chuẩn bị tinh thần chống lại Thủy Tinh.
Từ truyền thuyết “Sơn Tinh, Thủy Tinh” (Ngữ văn 6, Tập1) mà em đã học, hãy
hình dung và kể lại câu chuyện trên theo trí tưởng tượng của em.
------------------ Hết ------------------

- Gmail:

19


“Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Ngữ văn - Lớp 6 (15 đề có đáp án chi tiết)”

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 6

ĐỀ SỐ: 06


HƯỚNG DẪN CHẤM
I. Yêu cầu chung
Giám khảo cần:
- Nắm bắt kĩ nội dung trình bày của thí sinh để đánh giá được một cách tổng quát
và chính xác, tránh đếm ý cho điểm.
- Vận dụng linh hoạt hướng dẫn chấm. Đặc biệt khuyến khích những bài viết có
cảm xúc và sáng tạo...
- Chấm theo thang điểm 20 (câu 1: 2.0 điểm; câu 2: 6,0 điểm, Câu 3: 12,0 điểm)
II. Yêu cầu cụ thể
Câu
Câu 1

Câu 2

Điểm
Yêu cầu cần đạt
Xác định và phân tích hiệu quả nghệ thuật của các biện pháp tu từ
2,0
trong đoạn văn sau:
Lúc vui biển hát, lúc buồn biển lặng, lúc suy nghĩ biển mơ mộng
và dịu hiền. Biển như người khổng lồ, nóng nảy, quái dị, gọi sấm,
gọi chớp. Biển như trẻ con, nũng nịu, dỗ dành, khi đùa, khi khóc.
Đoạn văn miêu tả những trạng thái khác nhau của biển theo từng thời
0,5
tiết, thời gian. Tác giả đã sử dụng thành công phép so sánh và nhân hoá:
- So sánh: Biển như người khổng lồ; biển như trẻ con: khi to lớn, biển
0,5
hung dữ như người khổng lồ; khi nhỏ bé, biển hiền lành, dễ thương,
đáng yêu như trẻ con.

- Nhân hoá: lúc vui, biển hát; lúc buồn, biển lặng; lúc suy nghĩ, biển mơ
0,5
mộng, dịu hiền; khi to lớn, biển nóng nảy, quái dị, gọi sấm, gọi chớp;
khi nhỏ bé, biển nũng nịu, dỗ dành, khi đùa, khi khóc nhằm diễn tả biển
như những con người cụ thể với những tâm trạng khác nhau.
- Nhờ các biện pháp tu từ trên, tác giả đã tạo nên những bức tranh đa
0,5
dạng, phong phú về biển theo từng thời tiết, thời gian.Đoạn thơ cho
thấy sự quan sát tinh tế, khả năng sử dụng ngôn ngữ tài tình của tác
giả trong việc miêu tả cảnh thiên nhiên.
Trong truyện “Buổi học cuối cùng”, thầy Ha-men có nói: “...
6,0
khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững
tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn
lao tù...”.
Em hiểu như thế nào và có suy nghĩ gì về lời nói ấy? Hãy trình
bày thành một bài văn ngắn.
1. Về kỹ năng:
1. 1 Tạo lập một văn bản hoàn chỉnh.
1,0

- Gmail:

20


“Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Ngữ văn - Lớp 6 (15 đề có đáp án chi tiết)”

Câu 3


1.2 Diễn đạt mạch lạc, trình bày khoa học, chữ viết đẹp đúng chuẩn.
2. Về nội dung:
- Trình bày cách hiểu về câu nói: Câu nói của thầy Ha-men đã nêu
bật giá trị thiêng liêng và sức mạnh to lớn của tiếng nói dân tộc trong
cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do. Tiếng nói của mỗi dân tộc được
hình thành và vun đắp bằng sự sáng tạo của biết bao thế hệ qua hàng
ngàn năm, đó là thứ tài sản vô cùng quý báu của mỗi dân tộc. Vì vậy,
khi bị kẻ xâm lược đồng hóa về ngôn ngữ, tiếng nói của dân tộc bị
mai một thì dân tộc ấy khó mà có thể giành lại được độc lập, thậm chí
rơi vào nguy cơ diệt vong.
Ví dụ:
+ Trong lịch sử đấu tranh của dân tộc ta, hơn 1000 năm Bắc thuộc, bọn
phong kiến phương Bắc không thể đồng hóa được nhân dân ta, tuy
chúng ta có tiếp thu tiếng Hán, nhưng tiếng Việt vẫn không mất đi
+ Dưới thời Pháp thuộc, các nhà trường chủ trương dạy bằng tiếng
Pháp... Tiếng Việt của chúng ta không những không mất đi mà ngày
nay, tiếng Việt của chúng ta vẫn được giữ gìn và phát triển.
- Suy nghĩ của bản thân về câu nói: Mỗi chúng ta phải biết yêu quý,
giữ gìn và học tập để nắm vững tiếng nói của dân tộc mình, nhất là
khi đất nước rơi vào vòng nô lệ, bởi tiếng nói không chỉ là tài sản quý
báu của dân tộc mà còn là phương tiện quan trọng để đấu tranh giành
lại độc lập, tự do.
Từ ngày Sơn Tinh trở thành rể của vua Hùng, nhân dân hết
sức phấn khởi vì họ đã có một vị thần tài giỏi giúp họ có thể chiến
thắng Thần Nước. Hàng ngàn năm trôi qua, niềm tin ấy vẫn vững
vàng . Nhưng thời gian gần đây, vị Thần Nước hung dữ lại có phần
thắng thế, gây ra biết bao nhiêu tai họa cho con người . Họ cầu cứu
Thần Núi. Sơn Tinh đã hiện lên, chỉ rõ cho con người nguyên nhân
của nạn lũ lụt và giúp họ chuẩn bị tinh thần chống lại Thủy Tinh.
Hãy hình dung và kể lại câu chuyện ấy.

1. Về kĩ năng:
1.1 Nắm vững phương pháp làm kiểu bài: Kể chuyện tưởng tượng.
Biết cách sử dụng ngôi kể phù hợp. Cần kết hợp kể chuyện với miêu
tả và bộc lộ cảm xúc.)
1.2 Bài viết có bố cục ba phần: mở bài, thân bài, kết bài.
1.3 . Chữ viết đẹp, trình bày cẩn thận, sáng sủa, có chất văn, diễn đạt
trôi chảy, liền mạch...
2. Về nội dung.
Yêu cầu chung:
- Khi kể chuyện, cần phải tạo dựng được câu chuyện có hoàn cảnh, có

- Gmail:

5,0

2,5

0,5

0,5

1,5

12,0

2,0

10,0

21



“Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Ngữ văn - Lớp 6 (15 đề có đáp án chi tiết)”

nhân vật, sự việc và diễn biến câu chuyện ... cần chú ý dù lời dẫn dắt
của đề có nhắc tới Sơn Tinh, Thủy Tinh, vua Hùng nhưng nội dung
cốt truyện lại không phụ thuộc vào truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh. Câu
chuyện mà đề ra yêu cầu kể đòi hỏi phải thực sự sáng tạo và là sản
phẩm của trí tưởng tượng. Học sinh có thể làm theo nhiều cách nhưng
cần đảm bảo những nội dung sau:
* Mở bài:
Giới thiệu câu chuyện
- Giới thiệu hoàn cảnh, thời gian, không gian nơi xảy ra câu chuyện...
- Giới thiệu nhân vật trong câu chuyện: Con người, Sơn Tinh, Thủy
Tinh
* Thân bài : Kể lại diễn biến câu chuyện
Nội dung câu chuyện đề cập đến việc vị Thần Núi Sơn Tinh hiện
lên giúp cho con người chống lại Thủy Tinh. Trong quá trình xây
dựng hình tượng nhân vật, có thể vận dụng nhưng đặc điểm tính cách,
tài năng của hai nhân vật Sơn Tinh, Thủy Tinh như trong truyền
thuyết cũ. Tuy nhiên bên cạnh đó cần có cái nhìn hiện đại đối với các
nhân vật. Để câu chuyện hấp dẫn và có tính giáo dục cao thì phải tạo
nên được những tình huống cụ thể, phải sử dụng văn miêu tả ( hình
ảnh hai vị thần, tả sự thắng thế của Thần Nước, tả cảnh con người
được tiếp sức chống lại lũ lụt...)
Lưu ý: Nguyên nhân của nạn lũ lụt mà Sơn Tinh đề cập tới trong câu
chuyện chính là do ý thức bảo vệ của con người chưa tốt, nạn phá
rừng đầu nguồn, không chăm lo việc đê điều...
* Kết bài: Kết thúc câu chuyện
- Suy nghĩ của bản thân về những điều Sơn Tinh đã nói.

- Kêu gọi mọi người có ý thức bảo vệ môi trường, tích cực trồng và
bảo vệ rừng đầu nguồn,....

1,5

7,0

1,5

Lưu ý: Trong quá trình chấm, GV đặc biệt lưu ý đến những bài văn có cách bố cục
và diễn đạt sáng tạo, cảm xúc chân thành thể hiện phong cách cá nhân độc đáo của HS,
bài viết có chất văn. Với những bài này, GV cần cân nhắc và cho điểm hợp lí.
-----------------------------Hết-------------------------

- Gmail:

22


“Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Ngữ văn - Lớp 6 (15 đề có đáp án chi tiết)”

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 6
Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề)

ĐỀ SỐ: 07

ĐỀ BÀI
Câu 1: (2.5 điểm)
Xác định và nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật được tác giả sử dụng trong

đoạn thơ sau:
Những ngôi sao thức ngoài kia
Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con
Đêm nay con ngủ giấc tròn
Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.
(Trần Quốc Minh – Mẹ)
Câu 2: (2.5 điểm)
Viết một đoạn văn (từ 10 đến 15 câu) tả cánh đồng quê em vào một buổi chiều hè
nắng đẹp, trong đó có sử dụng phép tu từ so sánh và nhân hóa.
Câu 3: (5.0 điểm)
Vào một buổi trưa hè, có một con trâu đang nằm nghỉ ngơi dưới mái nhà của một
khóm tre và con trâu đó cùng khóm tre đã nói chuyện với nhau về cuộc sống của họ
luôn gắn bó với con người và đất nước Việt Nam.
Em hãy tưởng tượng mình là một khóm tre và kể lại câu chuyện đó.
------------------ Hết ------------------

- Gmail:

23


“Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Ngữ văn - Lớp 6 (15 đề có đáp án chi tiết)”

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 6

ĐỀ SỐ: 07

HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu 1: (2.5đ)

*Yêu cầu: Học sinh xác định được biện pháp tu từ và phân tích được tác dụng
của biện pháp tu từ đó trong đoạn văn:
- Phép tu từ có trong đoạn thơ: So sánh (0.5đ)
+ Những ngôi sao thức - mẹ thức: Những ngôi sao thức suốt đêm cũng không bằng
mẹ thức cả một đời lo lắng , mẹ thầm lặng hi sinh cho con. (0.5đ)
+ Mẹ - ngọn gió: Mẹ chính là nơi mát lành, bình yên suốt cuộc đời của con. (0.5đ)
Phép tu từ so sánh trong đoạn thơ đã thể hiện được tấm lòng yêu thương, hi sinh
thầm lặng của mẹ đối với con và lòng biết ơn sâu sắc của người con đối với mẹ. (1.0đ)
HS chỉ được ghi điểm tối đa khi có ý thức trình bày bài làm của mình thành một
đoạn văn hoàn chỉnh đảm bảo các ý nêu trên; câu văn mạch lạc, giàu cảm xúc, tự nhiên;
không sai lỗi chính tả. Các mức điểm còn lại, GK căn cứ vào mức độ làm bài của HS mà
cho điểm phù hợp.
GK có thể cho điểm lẻ đến 0.25 điểm
Câu 2: (2.5đ)
- Về kĩ năng: - HS nắm được kĩ năng làm văn miêu tả cảnh vật: Xác định đúng đối
tượng miêu tả; quan sát , lựa chon được những hình ảnh tiêu biểu; trình bày theo một
trình tự hợp lí.
- HS có kĩ năng vận dụng các phép tu từ so sánh, nhân hóa trong miêu tả
một cảnh vật để tăng sức gợi hình, gợi cảm, thể hiện được tình cảm của con người trước
cảnh vật .
- Về kiến thức: HS tập trung miêu tả một cảnh vật cụ thể: cảnh một chiều hè trên cánh
đồng ở quê em. với những quan sát và cảm nhận riêng của bản thân.
HS chỉ được ghi điểm tối đa khi có ý thức trình bày bài làm của mình thành một
đoạn văn hoàn chỉnh đảm bảo các yêu cầu trên; câu văn mạch lạc, giàu cảm xúc;
không sai lỗi chính tả. Các mức điểm còn lại, GK căn cứ vào mức độ làm bài của
HS mà cho điểm phù hợp.
GK có thể cho điểm lẻ đến 0.25 điểm
Câu 3: (5.0đ)
- Yêu cầu về kĩ năng:
-HS xác định được đây là bài văn kể chuyện tưởng tượng; HS phải thể hiện được

sự sáng tạo của mình trong khi kể qua việc chọn ngôi kể, sắp xếp các tình tiết, ngôn ngữ
đối thoại... tạo nên một câu chuyện hoàn chỉnh, hấp dẫn.
-Trong lời kể, khóm tre phải nói được mình và anh bạn trâu đã gắn bó với con
người và đất nước Việt Nam ở những lĩnh vực nào.
- Gmail:

24


“Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Ngữ văn - Lớp 6 (15 đề có đáp án chi tiết)”

-Bài văn tự sự có bố cục chặt chẽ, rõ ràng; lời văn trôi chảy, mạch lạc, các sự việc
diễn ra theo đúng trình tự; không sai sót về lỗi chính tả và lỗi diễn đạt
- Yêu cầu về kiến thức:
HS có thể kể theo trình tự các ý cơ bản sau:
a- Mở bài: (0.5 điểm)
Giới thiệu hoàn cảnh cuộc gặp gỡ giữa anh bạn trâu và khóm tre..
b- Thân bài: (3.0 điểm)
- Khóm tre tự giới thiệu mình, cuộc sống và công việc của mình: Sinh ra
trên đất nước Việt Nam; ở đâu tre cũng có mặt; gắn bó với con người từ lúc lọt lòng cho
đến lúc mất; thủy chung với con người lúc hoạn nạn, khó khăn cũng như lúc thanh bình,
nhàn hạ; tre có mặt trong công cuộc giữ nước, trong xây dựng, trong lễ hội; người bạn
thân thiết và là hình ảnh của con người Việt Nam...(1,5 điểm)
- Con trâu tự giới thiệu mình, cuộc sống và công việc của mình: Trâu có
mặt trên khắp đất nước Việt Nam; là người bạn thân thiết của người nông dân; có mặt
trong công cuộc giữ nước, trong xây dựng, trong lễ hội; người bạn thân thiết và giúp đỡ
nhiều cho người nông dân trong công việc đồng áng... (1.5 điểm)
* Lưu ý: Trong quá trình kể, để cho bài văn sinh động hấp dẫn, tránh sự đơn điệu
nên dùng hình thức đối thoại. Khi kể, không nên để từng nhân vật.nói về mình.
c- Kết bài: (0.5 điểm)

- Cảm nghĩ chung của khóm tre và anh bạn trâu về con người và quê hương Việt
Nam. (thân thiện, nghĩa tình...); tự hào là biểu tượng của con người và đất nước Việt
Nam.
- Nguyện sống một cuộc đời thủy chung, cống hiến hết mình cho con người và
xứ sở yêu quý này.
Trên đây chỉ là những định hướng, trong quá trình chấm bài, giám khảo cần
linh hoạt vận dụng hướng dẫn chấm để định điểm bài làm học sinh sao cho chính xác,
hợp lý. GK có thể cho điểm lẻ đến 0.25 điểm.
------------------ Hết ------------------

- Gmail:

25


×