Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Đại cương về môi trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.78 KB, 6 trang )

BÀI 2: ĐẠI CƯƠNG VỀ MÔI TRƯỜNG
1. Các khái niệm cơ bản về môi trường
- Chất gây ô nhiễm: là những chất có mặt trong tự nhiên ở dạng sẵn có hoặc do hoạt
động của con người tạo ra, gây tác hại đến môi trường và làm hại đến các sinh vật và loại
người.
Vd: Cacbon monoxit (CO), Dioxit sunfua (SO2), Nitơ oxit (N2O), Thủy ngân (Hg),
Chì (Pb)…
- Các chất bẩn: Là chất không được bắt gặp trong tự nhiên, nhưng do hoạt động của
con người mà được đưa và môi trường và ảnh hưởng đến thành phần của chúng. Chất bẩn
được xem như chất gây ô nhiễm khi nó ảnh hưởng độc hại..
Vd: khói thải, nước thải từ nhà máy làm chết cá…
- Đối tượng nhận: Là đối tượng bị tác động bởi chất gây ô nhiễm.
Vd: Sinh vật sống dưới nước là đối tượng nhận các loại chất thải gây ô nhiễm.
- Môi trường tiếp nhận các chất gây ô nhiễm: Là nơi tiếp nhận và chuyển hóa các
chất gây ô nhiễm.
Vd: Đại dương là môi trường tiêu thụ đối với CO2 của khí quyển.
- Lưu trình của chất gây ô nhiễm trong môi trường: Là cơ chế mà theo đó các chất
gây ô nhiễm được phân tán từ các nguồn chứa chúng vào môi trường.
Vd: Lưu trình của chì trong xăng đi vào cơ thể người gây độc hại: Pb(C2H5)4 + O2
trong ống xả khí thải → PbCl2 + PbBr2 (khí quyển) → PbCl2, PbBr2 (trong đất) → thực
phẩm → Người
- Các chỉ tiêu chất lượng quan trọng của nước.
+ Lượng oxy hòa tan DO (disolved oxygen):
Là lượng oxy hòa tan trong nước ở nhiệt độ xác định.
Oxy là chất rất quan trọng cho sự sống của các loại sinh vật trong nước, được
dùng để oxy hóa các chất hữ cơ và các tan nhân khử khác.
Chỉ số tối ưu với nước chất lượng tốt là 46mg/l→đảm bảo cho cuộc sống của
sinh vật dưới nước. < DO → sự ô nhiễm nguồn nước


+ Nhu cầu oxy hóa học COD (chemical oxygen demand): Là hàm lượng chất


hữu cơ trong nước. Việc xác định dựa trên sự oxy hóa học các chất hữu cơ trong nước
bằng K2Cr2O7 trong môi trường H2SO4 50%.
+ Nhu cầu oxy sinh hóa BOD (Biochemical oxygen demand): Chỉ tiêu đặc
trưng cho hàm lượng chất hữu cơ dễ phân hủy có mặt trong nước, dudowcj đo bằng
lượng oxy sử dụng bởi các vi sinh vật ở 20oC trong thời gian 3 ngày (BOD3) hoặc 5 ngày
(BOD5).
- Chỉ số giới hạn ngưỡng TLV (Threshold Limit Value): Chỉ ra nồng đô cho phép của
các chất gây ô nhiễm trong không khí mà trong đó người công nhân làm việc trong 8h mà
không chịu tác hại nào. Chỉ số TLV thay đổi trong phạm vi rất rộng đối với các chất khác
nhau
Vd: TLV của Be là 0.002 mg/m3, TLV của Zn là 1.000 mg/m3.
- Ảnh hưởng đến môi trường: là ảnh hưởng của các hiện tượng thiên nhiên, các hoạt
động nhân tạo làm thay đổi tính chất của môi trường.
- Tác động đến môi trường: Là sự làm thay đổi giá trị tài nguyên hay chất lượng
môi trường do hoạt động của con người trong các hoạt động kinh tế, xã hội, chiến tranh…
- Chất lượng môi trường: Là khả năng đáp ứng các yêu cầu về điều kiện sinh sống
của tất cả mọi người, duy trì nguyên vẹn, lành mạnh các thông tố sinh học cơ bản đảm
bảo cho sự tồn tại của sinh vật.
- Quản lý môi trường: Là kiểm tra và điều khiến các nhân tốt môi trường về chất
lường môi trường và giá trị tài nguyên nhằm mục đích duy trì và cải thiện các nhân tố đó,
phục vụ cho sự phát triển lâu dài.
- Qui hoạch môi trường: Là những hoạt động qui hoạch, kế hoạch hóa dài và ngắn
hạn nhằm mục đích duy trì, cải thiện và bảo vệ chất lượng môi trường cũng như giá trị tài
nguyên.
- Đánh giá tác động môi trường: Là sự đánh giá tổng quát nhưng tác động mà hoạt
động phát triển của một đề án hoặc một chương trình kinh tế kỹ thuật có thể gây ra đối
với môi trường.
2. Môi trường tài nguyên và hệ sinh thái
Môi trường là tổng hợp các yếu tốt vật lý, hóa học, sinh học, kinh tễ xã hội có tác
động tới một cá thể, một quần thể hoặc một cộng đồng. Cấu trúc môi trường gồm: môi

trường tự nhiên (môi trường vật lý, sinh học, hóa học…) và môi trường xã hội (môi
trường nhân văn, môi trường của con người).


Môi trường vật lý và hóa học: Môi trường vật lý là thành phần vô sinh của môi
trường tự nhiên (thạch quyển, thủy quyển, khí quyển). Môi trường hóa học là sự chuyển
hóa các chất có trong tự nhiên và trong môi trường vật lý.
- Thạch quyển (địa quyển, môi trường đất): lớp vỏ trái đất dày 60-70km phần lục
địa và 2-8km đáy đại dương, tính chất vật lý của nó có ảnh hưởng cơ bản đến các hoạt
động kinh tế-xã hội và duy trì đời sống hoang dã.
- Thủy quyển: bao gồm tất cả các dạng nguồn nước có trên Trái Đất, là một trong
những yếu tố chủ yếu của hệ sinh thái, là nhu cầu cơ bản của mọi sự sống trên Trái Đất và
cần thiết cho các hoạt động kinh tế-xã hội của loài người.
- Khí quyển: là môi trường không khí, là lớp khí bao quanh quả đất, đóng vai trò
quan trọng trong việc duy trì sự sống con người, sinh vật và quyết định tính chất khí hậu,
thời tiết.
- Sinh quyển: là các phần của môi trường vật lý có tồn tại sự sống, bao gồm: phần
lớn thủy quyển, lớp dưới khí quyển và lớp trên địa quyển.
Môi trường sinh vật: Là thành phần hữu sinh của môi trường, bao gồm các hệ sinh
thái, quần thể động thực vật. Các thành phần của môi trường luôn có sự chuyển hóa trong
tự nhiên, diễn ra theo chu trình và thông thường ở trạng thái cân bằng.
Môi trường nhân văn: Bao gồm các yếu tố vật lý hóa học của dất, nước, không khí,
các yếu tố sinh học và điều kiện kinh tế xã hội quyết định sự sống và sự phát triển nhân
cách con người.
2.1. Tài nguyên thiên nhiên
Bao gồm tất cả các nguồn nguyên liệu, năng lượng, thông tin có trên trái đất và
không gian vũ trụ mà con người có thể sự dụng để phục vụ cho cuộc sống và sự phát triển
của mình.
Dựa vào khả năng tái tạo, phục hồi, TNTN đựa chia làm 2 loại:
- Tài nguyên không tái tạo được: Phần lớn là khoáng sản (than đá, dầu mỏ, khí đốt,

khoáng chất…) là nguồn tồn tại hữu hạn, sẽ mất đi hoặc bị biến đổi tính chất sau quá
trình sử dụng.
- Tài nguyên tái tạo được: Là nuồn tài nguyên được cung cấp hầu như liên tục và
vô tận của tự nhiên như năng lượng mặt trời, gió, nước và sinh khối.


Vai trò của TNTN: Cung cấp nguyên liệu, nhiên liệu cho mọi hoạt động sống của
con người. Nhờ có TNTN mà con người tồn tại được và đạt được sự tiến bộ như ngày
nay.
2.2. Phát triển bền vững
Phát triển bền vững là sự phát triển sự dụng tài nguyên thiên nhiên, điều kiện môi
trường hiện có để thỏa mãn những nhu cầu của các thế hệ con người đang sống nhưng
phải đảm bảo cho các thế hệ tương lai những điều kiện tài nguyên và môi trường cần thiết
để họ có thể sống tốt hơn ngày nay.
Các thước đo về phát triển bền vững
- Bền vững về kinh tế
- Bền vững về xã hội
- Bền vững về môi trường
2.3. Khái niệm về hệ sinh thái
Hệ sinh thái là đơn vị tự nhiên bao gồm các quần thể sinh vật và môi trường trong
đó chúng tồn tại và phát triển (sinh cảnh). Các sinh vật tác động qua lại với nhau và với
muôi trường xung quanh tạp nên chuỗi, lưới thức ăn và các chu trình sinh địa hóa.
Vd: Hệ sinh thái rừng: các loại động vật ăn cây cỏ để sinh sống, chúng lại là thức ăn
của các loài đồng động vật ăn thịt, xác của các loài ăn thịt bị sinh vật phân hủy thành các
chất dinh dưỡng giúp cây cỏ sinh trưởng và phát triển.
Các loại hệ sinh thái:
- Hệ sinh thái cạn (HST trái đất, HST rừng, HST sa mạc…)
- Hệ sinh thái nước (HST biển, HST cửa sông, HST đầm, hồ,…)
Con người cũng có thể tạo ra các hệ sinh thái như: HST nông nghiệp, HST đô thị.
HST tự nhiên thì bền vững còn HST nhân tạo thì kém bền vững.

3. Ô nhiễm môi trường và suy thoái môi trường
3.1. Ô nhiễm môi trường
ÔNMT là hiện tượng làm thay đổi trực tiếp hoặc gián tiếp các thành phần và đặc
tính vật lý, hóa học, sinh học, sinh thái học của bất kỳ thành phần nào của môi tường hay
toàn bộ môi trường vượt quá mức cho phép.


Tác nhân: Chất ô nhiễm bao gồm những chất, hỗn hợp chất, những nguyên tố hóa
học có tác dụng biến đổi môi trường từ trong sạch trở nên độc hại.
Vd: Chất rắn (rác, phế thải rắn…), Chất lỏng (dung dịch hóa chất, chất thải dệt
nhuộm,…), Chất khí (SO2 từ núi lửa, CO2, NO2 trong khói xe, CO trong bếp lò…), Kim
loại nặng chư Pb, Cd… vừa ở thể khí vừa ở thể rắn thăng hoa hay ở trạng thái trung gian.
3.2. Suy thoái môi trường
Là quá trình suy giảm mà kết quả của nó làm thay đổi về chất lượng và số lượng
thành phần môi trường vật lý (suy thoái đất, nước, không khí biển…) và làm suy giảm đa
dạng sinh học, gây hại cho đời sống sinh vật, con người và thiên nhiên.
Vd: Miền đồi núi đã và đang bị phá rừng dẫn đến việc đất đai bị xói mòn, rừng bị
mất đi khiến các sinh vật trong rừng không còn nơi sinh sống nên số lượng giảm dần, đất
đai sạt lở về mùa lũ gây khó khăn cho đời sống của con người.
4. Công nghệ môi trường và kinh tế môi trường
4.1. Công nghệ môi trường: gồm 3 lĩnh vực chủ yếu
- Công nghệ bảo tồn tài nguyên: chú trọng ngăn chặn nạn phá rừng, khuyến khích
trồng rừng, chống thoái hóa đất, bảo tồn các loài động thực vật quý hiếm.
- Công nghệ kiểm soát ô nhiễm môi trường: tổ hợp các biên pháp khoa học kỹ thuật,
công nghệ và tổ chức nhằm đảm báo kiểm soát một cách có hệ thống, thường xuyên
những biến đổi về chất lượng môi trường và ô nhiễm môi trường; đánh giá những dự báo
biến đổi và biện pháp khắc phục, xử lí chất thải gây ô nhiễm môi trường.
- Công nghệ ít hoặc không có khí thải.
4.2. Kinh tế môi trường
Là môn khoa học vận dụng các lý thuyết về kinh tế để giải thích các vấn đề về môi

trường.
Bao gồm: Đánh giá sự quan trọng về mặt kinh tế của sự thoái hóa môi trường; tìm
hiểu những nguyên nhân về kinh tế của sự thoái hóa và đê ra phương pháp khuyến khích
về mặt kinh tế để làm chậm hoặc ngăn chặn sự thoái hóa.
Lý luận cơ sở: Môi trường không thể tách rời khỏi nền kinh tế. Không có chính sách
về kinh tế nào mà không tác động đến môi trường và không có sự thay đổi về môi trường
nào mà không tác động đến kinh tế.


Kết luận: Con người qua hàng thế kỷ đã và đang sinh tồn và và phát triển đều dựa vào
môi trường và nguồn tài nguyên thiên nhiên. Chúng ta sử dụng tài nguyên thiên nhiên để
làm nhiên liệu, nguyên liệu cho cuộc sống hàng ngày và phát triển kinh tế, nhờ đó mà đời
sống con người ngày càng văn minh, tiện nghi. Tuy nhiên sự phát triển đó có mặt trái của
nó, đó chính là làm cho nguồn tài nguyên ngày càng cạn kiệt, môi trường sống ngày càng
bị hủy hoại như ô nhiễm không khí, nguồn nước, mất rừng, mất đất canh tác… gây ảnh
hưởng xấu đến sự sống của các sinh vật trên trái đất. Con người cũng từ đó mà chịu
những tác động vô cùng xấu như bệnh tật, mất đất, mất rừng… dẫn đến suy giảm kinh tế.
Do đó để bảo vệ môi trường và tài nguyên, việc nghiên cứu và phát triển các công
nghệ môi trường giúp phát triển và bảo vệ môi trường và TNTN, đưa ra các chính sách
phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường là vô cùng cần thiết. Và đầu tiên cũng là
quan trọng đó chính là ý thức của mỗi con người trong việc bảo vệ môi trường.



×