Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

Biện pháp thi công ốp đá granite

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.55 MB, 22 trang )

METHOD STATEMENT FOR STONING
WORK
BIỆN PHÁP THI CÔNG ỐP ĐÁ
MỤC LỤC
NỘI DUNG

Trang

A. BIỆN PHÁP TỔ CHỨC MẶT BẰNG............................................................ 2-3
A.I Văn Phòng tạm
A.II Kho tạm
A.III Nước thi công
A.IV Điện thi công
A.V Tập kết bố trí thiết bị thi công
B. TỔ CHỨC THI CÔNG...................................................................................

3-17

B.I. Tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng
B.II. Phương án vận chuyển vật tư vật liệu
B.III. Công tác trắc đạc
B.III.1 Các tiểu chuẩn, áp dụng công tác trắc đạc tại công trình.
B.III.2 Công tác đo cao độ
B.IV. Triển khai thi công lắp đặt đá
B.IV.1. Ốp đá vào tường, cột bê tông, gạch bằng hệ pát sắt ( mạ
kẽm) kết hợp Khung sắt (mạ kẽm).
B.IV.2 Ốp đá vào tường, cột bê tông bằng pát sắt mạ kẽm
B.IV.3 Ốp đá vào tường,cột gạch xây bằng pát sắt mạ kẽm
B.IV.4 Lát đá bằng vữa xi măng.
B.V. Cam kết thực hiện.
C. BẢO QUẢN SẢN PHẨM................................................................................



17-20

D. BIỆN PHÁP THI CÔNG AN TOÀN...............................................................

20-22


A. BIỆN PHÁP TỔ CHỨC MẶT BẰNG, BỔ SUNG
A.I Văn phòng tạm



Nhà thầu kết hợp với Nhà
 thầu chính khu vực cụ thể để lắp dựng VP tạm phục vụ cho công tác
thi công của nhà thầu.

A.II Kho tạm








Kho để các dụng cụ, thiết bị trong công trình.




Bố trí các kho kín chứa vật tư đá, và các vật tư phụ liên quan. Ngoài ra, Nhà thầu sẽ ký hợp
đồng cụ thể với các nhà cung cấp hàng theo từng giai đoạn,
 thuận tiện cho thi công, không
chồng chéo nhau nhằm đảm bảo tiến độ chung của dự án.



Vật tư đá chủ yếu đã được gia công ở nhà máy, khi chuyển đến công trường để thi công
thuận tiện được xẻ rảnh gắn móc treo tại vị trí lắp đặt. Trong quá trình xẻ rãnh,
cắt đá công
nhân phải được trang bị mắt kính, khẩu trang... và các phương tiện bảo hộ khác.
A.III Nước thi công



Nguồn 
nước sử dụng trên công trường được lấy từ vị trí cấp nước hiện hữu sẵn có trên công
trường.

A.IV Điện thi công












Nguồn điện thi
công được lấy từ các tủ điện hiện hữu trên công trường của Nhà thầu chính
Trung Quốc.

Hệ thống điện trong mặt bằng công trường chủ yếu phục vụ thi công, phục vụ cho khu vực
chiếu sáng và bảo vệ. Các mạch
điện đều bố trí các thiết bị bảo vệ, đóng ngắt an toàn. Tủ
điện được đặt gần phòng bảo vệ.
Sử dụng dây điện 2.5mm trong thi
 công, các phần dẫn điện trần của các thiết bị điện phải được
bọc kín bằng vật liệu cách điện.



Sử dụng điện trên công trường phải có sơ đồ mạng điện, có cầu dao chung và các cầu dao
phân đoạn để có thể cắt điện toàn bộ hay từng khu vực công trình. Khi lắp đặt, sử dụng các
thiết bị điện thi
 công trên công trường phải tuân theo tiêu chuẩn “An toàn điện trong xây
dựng” TCVN



4036:1985.



Chiếu sáng: Bố trí các đèn chiếu sáng tại các vị trí không 
đủ ánh sáng hoặc khi thi công đêm. Sử
dụng đèn cao áp cho công tác chiếu sáng tại công trường.



Đèn chiếu sáng trong công trường
A.V Tập kết, bố trí thiết bị thi công






Việc cung cấp và lắp đặt đá được thực hiện tại nhiều tầng khác nhau nên Nhà thầu Davinci
sẽ kết hợp với nhà thầu liên 
quan trong việc vận chuyển vật tư và nhân công lên trên các
tầng trong quá trình thi công.
Các loại máy khác như máy cắt đá,máy khoan, các thiết bị phụ vụ cho thi công được
 bố trí
theo từng khu vực thi công nhằm rút ngắn khoảng cách từ kho đến vị trí lắp dựng.

B. TỔ CHỨC THI CÔNG





Thiết kế biện pháp thi công và tổ chức thi công là khâu quan trọng nhất, việc lựa chọn ra
những biện pháp thi công cụ thể, phù hợp với năng lực thi công, trình độ quản lý và nguồn
lao động kỹ thuật của đơn vị mình, thì mới đảm
bảo chắc chắn “Đáp ứng các điều kiện và
yêu cầu đặt ra của Chủ đầu tư trong gói thầu”.
Từ yêu cầu rất thực tế nêu trên, Nhà thầu đưa ra các phương án, giải pháp kỹ thuật để thi

công dự án. Qua việc nghiên cứu các tài liệu trong hồ sơ
mời thầu kết hợp với khảo sát và
tìm hiểu thực tế hiện trường, theo các nội dung sau đây:

B.I. Các tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng.





Các tiêu chuẩn xây dựng áp dụng :



- TCVN 9398:2012 Công tác trắc địa trong xây dựng công trình – Yêu cầu chung
- TCVN 4372:2007 Đá ốp lát tự nhiên



- TCVN 9377:2012 Công tác hoàn thiện trong xây dựng – thi công và nghiệm thu – phần
3: công tác ốp trong xây dựng
Nghị 
định số 15/2013/NĐ-CP ngày 6-2-2013 của chính phủ về chất lượng xây dựng công
trình.





Công ty có bộ phận kiểm tra kỹ thuật và chất lượng công trình để thực hiện các công tác

quản lý của các phần xây lắp cùng với Chủ đầu tư, Đơn vị thiết kế, Đoàn Tư vấn giám sát
việc lập hồ sơ nghiệm
thu kiểm tra chất lượng của từng công việc, từng công đoạn hạng mục
theo tiến độ thi công.
B.II. Phương án vận chuyển vật tư, vật liệu






Đá và các vật tư phụ sẽ được Nhà thầu chính và TVGS nghiệm thu trước khi sử dụng.



Sau khi các vật tự được nghiệm thu xong, sẽ được di chuyển tới nơi vận chuyển lên các vị
trí thi công (Vị trí vận thăng) và sau đó sẽ được tập kết tại khu vực thi công 
(theo đúng
bản vẽ, đúng vị trí…). Đối với các vật liệu chưa sử dụng sẽ được tập kết tại kho

Vận chuyển vật liệu bằng thủ công là chính.










Phương thức vận chuyển vật tư chủ yếu bằng thủ công là chính. Người lao động phải được
bảo hộ đầy đủ
trong suốt quá trình vận chuyển như bao tay, giày bảo hộ, nón bảo hộ, áo
phản quang…
Vận chuyển đá tới bãi tập kết phải được sắp xếp gọn gàng. Có tem ghi chú dán trên từng viên đá.

Chú ý trong quá trình vận chuyển phải hết sức cẩn thận không để vật tư rơi vãi, đảm bảo sản
phầm còn nguyên vẹn không hư hại và được tập kết đúng nơi yêu cầu, các phế liệu
 sau khi
sử dụng phải được tập kết lại đúng nơi quy định và chuyển xuống đến nơi tập kết.




B.III. Công tác trắc đạc tại công trình.













Đây là công trình với quy mô và khối lượng ốp đá lớn. Cho nên vấn đề trắc đạc rất
cần thiết để

thuận tiện cho việc thi công, đảm bảo đúng yêu cầu thiết kế, kỹ thuật và thẩm mỹ.

Công tác trắc đạc và khảo sát hiện trường công trình sẽ được nhà thầu tiến hành ngay sau
khi nhận bàn giao mặt bằng thi công (Mặt bằng, tim trục định vị, cốt thực tế của công trình)
và cốt cao độ khống chế công trình của Chủ Đầu Tư. Nhà thầu sẽ có trách nhiệm bảo vệ các
mốc được bàn giao và triển khai lập lưới hệ thống lưới trắc đạc công trình bằng một hệ
thống
mạng, phục vụ cho công tác lắp đặt toàn bộ hệ thống ốp và lát đá cho toàn bộ công
trình
Ngoài ra việc kiểm tra, khảo sát các mốc cao độ (bao gồm phương đứng và phương ngang)
có thể kết hợp
với nhà thầu thi công trước để xác nhận các mốc cao độ hợp lý để phục vụ
cho thi công
Máy thủy
 bình và các máy sử dụng có độ chính xác cao được kiểm tra hiệu chỉnh trước khi thi
công.
Thiết bị quan trắc sẽ được kiểm tra và hiệu chỉnh thường xuyên mỗi 6 tháng và 1 năm bởi
công
ty kiểm tra chứng nhận và sẽ được kiểm tra bất cứ lúc nào nếu thiết bị có bất kỳ vấn đề.

B.III.1. Các tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng trong công tác trắc đạc




Căn cứ
vào tiêu chuẩn TCVN 9398:2012 Công tác trắc địa trong xây dựng công trình – yêu cầu
chung.
Căn cứ vào tiêu chuẩn
 Việt Nam TCVN 9364:2012. Nhà cao tầng - Kỹ thuật đo đạc phục vụ

công tác thi công.

B.III.2. Công tác đo cao độ





Cao độ chuẩn sẽ được Nhà thầu dẫn từ các điểm mốc độ cao (mốc gốc) do Nhà thầu chính Hòa

Bình, Tư vấn giám sát cung cấp vào mạng lưới trắc đạc thi công bằng mia và máy thuỷ bình.
Căn cứ vào tầm quan trọng của công trình, Nhà thầu dự kiến sử dụng:



o Máy thuỷ chuẩn C32 của hãng SOKKIA (hoặc các máy khác có độ chính xác tương
đương như máy thủy chuẩn C32), số lượng 02 cái (có thể thay đổi vào từng giai đoạn
thi công) và mia hợp kim nhôm.
o



Máy cân mực laser là GP – 8665H, xuất xứ Đài Loan (hoặc các máy khác có độ
chính xác tương đương). Số lượng 02 cái (có thể thay đổi vào từng giai đoạn thi công).

Các máy móc đưa vào sử dụng đều
được kiểm nghiệm và hiệu chỉnh theo đúng
qui định của qui phạm hiện hành.



Máy thủy chuẩn C32

Máy cân mực laser GP – 8665H

SSTP đo chênh cao

Tên
Ống kính

Một
số
tính
năng
kỹ
thuật
của
máy
thủy
chuẩ
n
C32

Ghi chú
1km đi và về mm

máy
Nước SX
vàHãng
Độ


phóng Khoảng

cách
Bọt thuỷ

đại

ngắn nhất

24x

0.9 m

 0.7

SOKKIA
C32
của Nhật

10’/2 mm

 0.3






hương pháp xác định độ cao của các mốc khống chế là phương pháp thủy chuẩn hình học.
Đây là một phương pháp đo đạt độ chính xác cao do đó loại trừ được nhiều nguồn 

sai số ảnh
hưởng đến kết quả đo. Quá trình đo xác định độ cao được tiến hành theo các bước:


Bước 1:

- Đo lưới chuẩn: Lưới chuẩn là lưới nối các mốc chuẩn với nhau. Mục đích của việc đo lưới
chuẩn là kiểm tra độ ổn định của các mốc chuẩn.



- Trong quy trình đo đạc lưới chuẩn tuân thủ các giới hạn sai do tiêu chuẩn quy định đối với
việc đo lưới chuẩn.
 Bước 2:
- Từ lưới chuẩn ta sẽ gửi các cos +1000 so với mặt hoàn thiện trên mặt tường bao từng tầng để
phục vụ cho công tác thi công ốp lát.
- Căn cứ vào bản vẽ được phê duyệt ta sẽ đánh các đường trục trên mặt sàn, tường, cột của từng
tầng.
- Trong quy trì
nh đo đạc cần tuân thủ các giới hạn sai do qui phạm qui định với một số chỉ tiêu
kĩ thuật chủ yếu như sau:
+ Chiều dài tia ngắm không vượt quá 50m, trong trường hợp cá biệt khi đường đo dài và sử
dụng mia khắc vạch có bề rộng là 2mm thì cho phép tăng chiều dài của tia ngắm đến 60m.


+ Chênh lệch về chênh cao trên một trạm máy xác định theo thang chính và thang phụ của
mia Invar (hoặc theo 2 lần đọc số) không được vượt quá 0.5 mm.




Sau khi có được mốc cao độ chuẩn và các đường lưới trục cho từng tầng, các bước thực hiện trắc
đạc cho công tác ốp lát đá như sau:

 Đối với công tác ốp tường và cột
- Bước 1: Kiểm tra bề mặt tường và cột bằng máy laser hoặc quả dọi.
- Bước 2: Căn cứ vào đường trục và mốc cao độ, tiến hành căng dây xác định bề mặt hoàn thiện
của tường, cột và điểm bắt đầu theo đúng bản vẽ phê duyệt.
- Bước 3: Tiến hành lắp đặt đá , trình tự lắp đặt là từ thấp đến cao
Trong suốt quá trình thi công ốp đá, cần chú ý kiểm soát mặt phẳng của các viên đá, các góc
tường cột...bằng máy laser, thước ke góc...




Đối với công tác lát sàn

- Bước 1: Kiểm tra lại cao độ nền bằng mốc cao độ gửi trên tường
- Bước 2: Tiến hành ghém, cao độ mốc ghém sẽ là cao độ hoàn thiện của mặt đá.
- Bước 3: Dựa vào các đường trục và các mốc ghém, tiến hành căng dây trên nền để định vị
viên bắt đầu theo đúng bản vẽ phê duyệt.
- Bước 4: Tiến hành dán viên đầu tiên, dựa vào đây ta tiến hành lát các viên tiếp theo.
Trong suốt quá trình lát sàn ta cần chú ý kiểm soát cao độ lát đá bằng cách kiểm tra bằng máy
laser hoặc máy thủy bình
B.IV. Triển khai thi công lắp đặt đá
Khi các vấn đề nghiệm thu giàn giáo, đá, các vật tư phụ liên quan….Các công tác chuẩn bị khác
đã hoàn tất thì tiến hành thi công ốp đá.
B.IV.1. Ốp đá vào tường, cột bêtông, gạch bằng hệ pát sắt ( mạ kẽm) kết hợp Khung sắt
(mạ kẽm).
Là phương pháp treo các tấm đá hở tường, cột, dầm bằng hệ thống bát đỡ và ốc nở. Số lượng,
quy cách bát đã được tính toán sao cho hệ thống bát đỡ, ốc nở đủ khả năng chịu lực. Nó được

thể hiện rõ trong bản vẽ thi công. Độ hở giữa tường, cột, dầm và mặt tấm đá là 80 đến 300 mm.


Một số loại Pát vàốc nở
B.IV.1.1 Công tác chuẩn bị :
Vật tư:
- Pát và ốc nở : Sử dụng thép mạ kẽm đã được phê duyệt.
- Khung thép: Sử dụng thép hộp mạ kẽm đã được phê duyệt
- Keo: Đối với tường ngoài nhà bắt buộc phải sử dụng Keo Epoxy 2 thành phần đã được phê
duyệt.
- Đá : đá sử dụng có độ dày 20mm, đã được chống thấm.


Chi tiết bu lông nở, pát, hộp ( mạ kẽm)


B.IV.1.2 Dụng cụ thi công:
- Dụng cụ định vị đứng: Máy toàn đặc hoặc dây dọi. Đối với dây dọi thì quả dọi bằng kim loại
có đầu nhọn và đủ nặng. Không sử dụng các vật liệu tạm bợ làm quả dọi vì sai số sẽ lớn.
- Dụng cụ định vị ngang: Máy thủy bình, máy lazer tia hoặc ống cân thủy.
- Máy hàn,máy khoan, máy cắt tay: Dùng máy hàn, máy khoan, máy cắt tay có thương hiệu
như: Bosh, Makita,legi, hồng ký….nhằm đảm bảo độ an toàn và cho hiệu quả cao hơn.
- Các dụng cụ khác: Búa cao su, húc, nêm, thước thủy, thước nhôm 2m…
B.IV.1.3. Các bước thực hiện :


Mặt cột, dầm khi thi công cần phải được khảo sát nhằm phát hiện sai lệch (sai lệch
tim trục, sai lệch kích thước…). Các sai lệch này cần phải được báo cáo với Giám sát
của Nhà thầu để thông báo cho Nhà thầu chính, Tư vấn giám sát và phải thống nhất
hướng xử lý trước khi tiến hành lắp đặt.




Bước 1: Kiểm tra tim trục: Dựa vào bản vẽ do Công ty cung cấp, đội lắp đặt kiểm tra
lại tim trục thực tế, kiểm tra tim trục thực tế và bản vẽ. Nếu thấy có sai lệch thì ngay
lập tức báo cáo với Giám sát Công ty để được giải quyết.



Bước 2: Gia công hệ khung: Dựng máy thuỷ bình hoặc tia lazer kiểm tra cao độ, tim
trục chuẩn để lấy số liệu thực tế, tiến hành cắt hộp mạ kẽm theo đúng quy cách, sau
đó dùng liên kết hàn liên kết thành khung định hình.



Bước 3: Dựng máy thuỷ bình hoặc tia lazer kiểm tra cao độ, tim trục chuẩn để lắp
ghép hệ khung.



Bước 4: Khoan lỗ trên mặt cột, tường. Lỗ khoan phải sâu từ 80 mm tới 100 mm.



Bước 5: Đóng ốc nở vào vị trí khoan và siết ốc nở, sau đó gắn bát đúng vị trí và
chủng loại đã được phát hành.



Bước 6: Lắp đặt hệ khung sắt và gắn pát: tiến hành cân chỉnh khung sắt bằng máy

laze và dây rọi, gắn khung sắt vào pát bằng liên kết hàn và sau đó định vị pát vào
khung sắt bằng liên kết hàn.



Bước 7: Định vị các vị trí trên tấm đá, sau đó cắt đường rãnh để liên kết pát. Sau khi
cắt xong vệ sinh sạch, cho keo Epoxy hai thành phần vào đường cắt sau đó đưa tấm
đá lên hệ khung cố định tấm đá với pát đã liên kết với khung.



Đối với cạnh bên của viên đá ta có thể dùng khoan D8 để khoan lỗ chốt pin hoặc xẻ
rảnh để cố định bằng pát đuôi cá. Tất cả các vị trí khoan hay xẻ rãnh đều phải được
vệ sinh và quét chống thấm trước khi cho trám keo.
Bước 8: Vệ sinh sạch sẽ mặt đá sau khi hoàn tất lắp đặt theo từng khu vực.




Bước 9: Tiến hành chà joint bằng bột chà joint Weber, màu sắc phụ thuộc vào màu
đá.
Với đường joint từ 5mm đến 20mm ta sử dụng Grop chèn vào joint sau đó bắn
silicone, Sử dụng silicone cho đá ngoài nhà là silicone trung tính



Bước 10: Vệ sinh toàn bộ và tiến hành bảo quản, bảo vệ đá.

 Các hình ảnh thi công:


Khoan định vị bu lông nở - pát

Cắt xẻ rảnh đá

Định vị tấm đá vào tường


Tiến hành cho keo epoxy vào gắn kết đá
Các lưu ý:
- Trình tự thi công từ thấp lên cao. Vị trí bắt đầu (start point) theo bản vẽ được phê duyệt

- Cần đảm bảo an toàn khi thi công trên cao: Đeo dây an toàn, đội nón bảo hộ.
- Chống thấm tại những đường cắt tại công trình (nếu có).
B.IV.2. Ốp đá vào tường, cột bê tông bằng hệ pát sắt ( mạ kẽm).
Là phương pháp treo các tấm đá hở tường, cột, dầm bằng hệ thống bát đỡ và ốc nở. Số lượng,
quy cách bát đã được tính toán sao cho hệ thống bát đỡ, ốc nở đủ khả năng chịu lực. Nó được
thể hiện rõ trong bản vẽ thi công. Độ hở giữa tường, cột, dầm và mặt tấm đá là 20 đến 80 mm.


Một số loại Pát vàốc nở
B.IV.2.1 Công tác chuẩn bị :
Vật tư:
- Pát và ốc nở : Sử dụng thép mạ kẽm đã được phê duyệt.
- Keo: Đối với tường ngoài nhà bắt buộc phải sử dụng Keo Epoxy 2 thành phần đã được phê
duyệt.
- Đá : đá sử dụng có độ dày 20mm, đã được chống thấm.
B.IV.2.2 Dụng cụ thi công:
- Dụng cụ định vị đứng: Máy toàn đặc hoặc dây dọi. Đối với dây dọi thì quả dọi bằng kim loại
có đầu nhọn và đủ nặng. Không sử dụng các vật liệu tạm bợ làm quả dọi vì sai số sẽ lớn.
- Dụng cụ định vị ngang: Máy thủy bình, máy lazer tia hoặc ống cân thủy.

- Máy khoan, máy cắt tay: Dùng máy khoan, máy cắt tay có thương hiệu như: Bosh,
Makita,….nhằm đảm bảo độ an toàn và cho hiệu quả cao hơn.
- Các dụng cụ khác: Búa cao su, húc, nêm, thước thủy, thước nhôm 2m…
B.IV.2.3. Các bước thực hiện :


Mặt cột, dầm khi thi công cần phải được khảo sát nhằm phát hiện sai lệch (sai lệch
tim trục, sai lệch kích thước…). Các sai lệch này cần phải được báo cáo với Giám sát
của Nhà thầu để thông báo cho Nhà thầu chính, Tư vấn giám sát và phải thống nhất
hướng xử lý trước khi tiến hành lắp đặt.



Bước 1: Kiểm tra tim trục: Dựa vào bản vẽ do Công ty cung cấp, đội lắp đặt kiểm tra
lại tim trục thực tế, kiểm tra tim trục thực tế và bản vẽ. Nếu thấy có sai lệch thì ngay
lập tức báo cáo với Giám sát Công ty để được giải quyết.




Bước 2: Dựng máy thuỷ bình hoặc tia lazer kiểm tra cao độ, tim trục chuẩn để lắp
ghép hệ pát.



Bước 3: Khoan lỗ trên mặt cột, tường. Lỗ khoan phải sâu từ 80 mm tới 100 mm.



Bước 4: Đóng ốc nở vào vị trí khoan và siết ốc nở, sau đó gắn bát đúng vị trí và

chủng loại đã được phát hành.



Bước 5: Định vị các vị trí trên tấm đá, sau đó cắt đường rãnh để liên kết pát. Sau khi
cắt xong vệ sinh sạch, cho keo Epoxy hai thành phần vào đường cắt sau đó đưa tấm
đá lên hệ khung cố định tấm đá với pát đã liên kết với khung.



Đối với cạnh bên của viên đá ta có thể dùng khoan D8 để khoan lỗ chốt pin hoặc xẻ
rảnh để cố định bằng pát đuôi cá. Tất cả các vị trí khoan hay xẻ rãnh đều phải được
vệ sinh và quét chống thấm trước khi cho trám keo.
Bước 6: Vệ sinh sạch sẽ mặt đá sau khi hoàn tất lắp đặt theo từng khu vực.



Bước 7: Tiến hành chà joint bằng bột chà joint Weber, màu sắc phụ thuộc vào màu
đá.
Với đường joint từ 5mm đến 20mm ta sử dụng Grop chèn vào joint sau đó bắn
silicone, Sử dụng silicone cho đá ngoài nhà là silicone trung tính



Bước 8: Vệ sinh toàn bộ và tiến hành bảo quản, bảo vệ đá.

B.IV.3. Ốp đá vào cột gạch xây, tường gạch xây bằng pát sắt mạ kẽm (chỉ áp dụng cho
tường thấp < 4m và tường trong nhà):

Or granit


Hoặc pát sắt
Mạ kẽm

Ốp đá vào tường gạch xây


B.IV.3.1 Công tác chuẩn bị :
Vật tư:
- Bát, ốc nở: Sử dụng pát, ốc nở sắt mạ kẽm số lượng và quy cách phải tuân thủ theo bản vẽ thi
công
- Keo dán đá, bột chà joint và Silicone sử dụng theo đúng mẫu được phê duyệt.
B.IV.3.2 Dụng cụ thi công:
- Dụng cụ định vị đứng: Máy kinh vĩ hoặc dây dọi. Đối với dây dọi thì quả dọi bằng kim loại có
đầu nhọn và đủ nặng. Không sử dụng các vật liệu tạm bợ làm quả dọi vì sai số sẽ lớn.
- Dụng cụ định vị ngang: Máy thủy bình, máy lazer tia hoặc ống cân thủy.
- Máy khoan, máy cắt tay: Dùng máy khoan, máy cắt tay có thương hiệu như: Bosh,
Makita….nhằm đảm bảo độ an toàn và cho hiệu quả cao hơn.
- Các dụng cụ khác: Búa cao su, húc, nêm, thước thủy, thước nhôm 2m…
B.IV.3.3. Các bước thực hiện :





Bước 1: Kiểm tra tim trục: Dựa vào bản vẽ do Công ty cung cấp, đội lắp đặt kiểm tra lại tim
trục thực tế, kiểm tra tim trục thực tế và bản
vẽ. Nếu thấy có sai lệch thì ngay lập tức báo
cáo với Giám sát Công ty để được giải quyết.
Bước

2: Dựng máy thuỷ bình hoặc tia lazer kiểm tra cao độ, tim trục chuẩn để lắp ghép hệ
bát.

 Bước 3: Khoan lỗ trên mặt cột, tường. Lỗ khoan phải sâu từ 80 mm tới 100 mm.



Do đặt thù của vật liệu gạch ống lổ rổng tương đối lớn. Vì vậy khi khoan lổ tiến hành các
bước như sau:
- Chọn những nơi mạch vữa đứng hoặc ngang. Sau đó, công nhân tiến hành khoan thăm
dò. Nếu như mạch vữa no và chắc chắn thì sẽ tiến hành cấy bát (hoặc râu) vào. Trường
hợp mạch vữa không chắc chắn hoặc vị trí khoan lỗ không trùng với mạch vữa thì
công nhân sẽ tiến hành khoan thẳng vào thớ thịt của gạch block.
- Có thể kiểm tra độ chịu lực của gạch block và mạch vữa trên công trình bằng cách sau:
Khoan lỗ nơi cần bắt bát và râu. Đặt ốc nở vào vị trí vừa khoan sau đó siết chặc ốc. Có hai
trường hợp xảy ra:
- T.H 1: Nếu lổ khoan trúng vào vị trí mạch hồ không no và chắc thì ốc nở sẽ không thể
siết chặc hoặc sẽ bị bung ra trong lúc đang thao tác, những lổ khoan này sẽ bị loại bỏ.
- T.H 2: Nếu khoan trúng vào vị trí mạch vữa no, chắc chắn thì ốc nở sẽ được siết chặc
(lực siết chặc tương đương với khả năng chịu lực kéo của gạch block). Điều này sẽ
đảm bảo cho việc chịu lực của gạch block khi gắn tấm đá vào.








Bước 4: Đóng

 ốc nở vào vị trí khoan và siết ốc nở, sau đó gắn pát. Vị trí gắn bát theo đúng bản vẽ
phê duyệt.

Bước 5: Định vị các vị trí trên tấm đá, sau đó cắt đường rãnh để liên kết pát treo. Sau khi cắt
xong vệ sinh sạch, cho keo Epoxy hai thành phần vào đường cắt sau đó đưa
 tấm đá lên hệ
khung kết cấu, bắt bulông cố định tấm đá với pát sắt đã liên kết với khung.
Đối với mặt bên của viên đá ta có thể dùng khoan D8 để khoan lỗ chốt pin hoặc xẻ rảnh để
liên kết pát đuôi cá vào tường. Tất cả các vị trí khoan hay xẻ rãnh đều phải được vệ sinh và
quét chống thấm trước khi cho trám keo.





Bước 6: Vệ sinh sạch sẽ mặt đá sau khi hoàn tất lắp đặt theo từng khu vực.



 Bước 7: Tiến hành chà joint bằng bột chà joint Weber, màu sắc phụ thuộc vào màu đá.
 Bước 8: Vệ sinh toàn bộ và tiến hành bảo quản, bảo vệ đá.
 Các hình ảnh thi công

Ốp đá trên tường gạch xây
B.IV.4. Lát đá bằng vữa xi măng.
B.IV.4.1. Mô tả

  Là phương pháp lát đá granite, Marble lên mặt sàn
 Lớp vữa có chiều dày từ 10mm đến 40mm
B.IV.4.2. Công tác chuẩn bị:

+ Vật tư gồm:
- Xi măng: Có thể sử dụng tất cả các sản phẩm xi măng có trên thị trường.
- Cát: Cát hạt vừa và to:Đảm bảo cát phải sạch, không lẫn tạp chất.
- Lớp vữa hồ có chiều dày từ 10mm đến 30mm.
- Sika Latex .
+ Dụng cụ thi công:
-


- Máy cắt tay: Nên dùng máy cắt tay có thương hiệu như: Bosh; Hilti…nhằm đảm bảo độ an toàn
và cho hiệu quả công việc cao hơn.
- Các dụng cụ khác: Búa cao su,Thước thủy, thước nhôm 2m. ….
B.IV.4.3. Các bước thực hiện:
Bước 1: Xác định tim trục. Dựa vào bản vẽ được cung cấp, đội lắp đặt xác định
tim trục thực tế. Kiểm tra tim trục thực tế và bản vẽ. Nếu thấy có sai lệch thì ngay
lập tức báo cáo với giám sát để được giải quyết.

Bước 2: Cân nước xác định (cos) cao độ chuẩn. Ghém xác định mặt hoàn thiện đá.
Bước 3 : Vệ sinh sạch sẽ bề mặt
Bước 4 : Pha Sika Latex đúng theo tỉ lệ của nhà sản xuất, tưới lớp vật liệu này phủ kín bề mặt chuẩn
bị thi công
Bước 5 : Cán vữa đã được pha trộn theo đúng tỉ lệ.

Bước 6: Đặt viên đá định vị theo đúng vị tri của bản vẽ và đúng cao độ.Trát một lớp hồ dầu phiá
sau lưng mặt đá.Sau đó, đặt viên đá lên lớp vữa, dùng búa cao su đóng xuống theo đúng
cao độ hoàn thiện đã xác định từ trước. Kiểm tra cao độ viên đá, độ đặc, chắc của lớp vữa.


Bước 7:


Từ viên đá chuẩn này sẽ lắp các viên đá kế tiếp theo đúng trình tự các bước nêu trên và
đúng bản vẽ.

Bước 8: Vệ sinh trét ron sau khi hoàn tất lắp đặt theo từng khu vực.
Lưu ý
-Nền không được dính bụi bẩn, không bám dầu mỡ và các tạp chất khác khi Cán vữa.
- Chống thấm lại những đường cắt tại công trình (nếu có).


B.V. Cam kết về biện pháp thi công
Biện pháp thi công được chúng tôi lập trên cơ sở bản vẽ đã được chủ đầu tư phê duyệt và
biện pháp thi công cũng đã được nhà thầu chúng tôi nghiên cứu khá kĩ vì vậy chúng tôi xin cam kết
thi công theo đúng biện pháp thi công đã được lập.
C. BẢO QUẢN SẢN PHẨM
1. Bảo quản đá: đá chưa thi công phải tập kết gọn ở vị trí được xác định, được để trong kiện,
giá, hoặc dựa vào cột, tường (phải kê trên thanh gỗ, bản cao su).

Tập kết đá tại công trường
2. Đối với đá marble tuyệt đối không được để ngoài trời quá 3 ngày. Phải có bạt che , bảo
quản bề mặt khi có trời mưa

Đóng kiện đá tại công trường


3.

Đá phải đặt trên kiện gỗ theo hình minh họa sau:

4. Trong quá trình thi công tại công trường, công nhân khiêng vác đá phải theo chiều đứng
(xem hình đính kèm).


5. Khi thi công bằng các công tác khác bằng giàn giáo hay các vật cứng trên sàn đá, chân đế
phải được bao lại bằng vải mềm hoặc gắn bánh xe đẩy bằng cao su để tránh trầy xước bề mặt
đá.
6. Bảo quản sản phẩm sau quá trình thi công lắp đặt
Sau khi thi công xong, bề mặt đá phải được che đậy để tránh bị trầy xước, mẻ cạnh.


a. Những nơi thường xuyên đi lại, phải được vệ sinh sạch sẽ, dán đề can, lót thảm hoặc ván
ép bảo vệ bề mặt.

Lót thảm hoặc ván ép bảo vệ bề mặt
b. Những nơi khác có thể sử dụng decal nhựa để che lại.

Decal nhựa
Băng cảnh báo an toàn
c. Những nơi dễ bể, mẻ cạnh, phải được che lại bằng ván hay rào lại bằng băng cảnh báo
an toàn.
d. Khi thi công bằng các công tác khác bằng giàn giáo hay các vật cứng trên sàn đá, chân đế
phải được bao lại bằng vải mềm hoặc gắn bánh xe đẩy bằng cao su để tránh trầy xước bề
mặt đá. Giàn giáo kèm thang (thang được đặt lên mặt bằng và được kê lên ván và lót bằng
thảm…) để tránh trầy xước cho nền đá.


D. BIỆN PHÁP THI CÔNG AN TOÀN
a. Tổng quan
Các qui định về an toàn phải được áp dụng cho toàn bộ kỹ sư, giám sát và công nhân thi công
trên công trường như dưới đây:
-


Đảm bảo tất cả các trang thiết bị an toàn lao động phải được cung cấp trước khi bắt đầu
thi công bất cứ các công việc như mũ bảo hộ, ủng, găng tay, kính, áo phản quang…

-

Đảm bảo các trang thiết bị an toàn lao động cho người được mặc, đeo đúng cách.

-

Các dụng cụ, máy móc thi công phải được kiểm tra bởi người có chuyên môn trước khi đưa
ra sử dụng

-

Rào chắn, lưới bảo vệ, băng cảnh báo an toàn phải được sử dụng trên công trường

-

Các bình chữa cháy phải được đưa tới các vị trí có nguy cơ xảy ra cháy nổ

-

Cắt đá phải sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân như khẩu trang, kiếng, nút bịt tai…

-

Thang và lối thoát hiểm phải được cung cấp để chuẩn bị trong các tình huống khẩn cấp.

-


Phải đảm bảo đủ ánh sáng khi làm việc ban đêm

-

Vị trí làm việc phải được dọn dẹp sạch sẽ loại bỏ hết rác rưởi và các vật nguy hiểm.

-

Tất cả công nhân và cán bộ phải được học qua các khóa huấn luyện

-

Phải có bộ phận phụ trách ATLĐ và có nhật ký ATLĐ

b. Làm việc trên cao
-

Các công nhân phải đeo dây an toàn khi làm việc ở độ cao lớn hơn 2m.

-

Giáo thi công phải có đủ mâm, giằng giáo và được lắp đúng cách

-

Phải có thang chữ A để sử dụng trong các vị trí phù hợp

Lắp đặt giàn giáo tại công trường



c. An toàn phòng chống cháy nổ
-

Niêm yết nội qui PCCC, biển cấm lửa, cấm hút thuốc, tiêu lệnh chữa cháy ở những nơi dễ
cháy nổ.

-

Thực hiện các biện pháp, giải pháp kỹ thuật để chống chế và kiểm soát chặt chẽ các nguồn
lửa, nguồn nhiệt, sinh lửa, sinh nhiệt.

-

Hàng hóa trong kho phải sắp xếp theo đúng qui định an toàn.
Lắp đặt các thiết bị bảo vệ cho hệ thống điện

-

Không nấu ăn, lập bàn thờ cúng nơi công trường.

d. An toàn hệ thống điện.
-

Có đủ các thiết bị bảo vệ chống quá tải, ngắn mạch, sự cố rò điện.

-

Cấm sử dụng điện bằng cách đấu dây pha của một nguồn và dây trung tính của nguồn khác
vào thiết bị


-

Cấm mắc đèn chiếu sáng bằng cách đấu một phần dây vào dây pha còn một đầu dây
cắm xuống đất. Không sử dụng kết cấu của nhà xưởng làm dây trung tính.

Máy hàn phải dùng dây dẫn riêng để kéo về, không dùng kết cấu kim loại nhà xưởng, máy, vật tư
kim loại dẫn về.



×