Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

Đánh giá tài nguyên nước lưu vực sông trà khúc – sông vệ dưới ảnh hưởng của biến đổi khí hậu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.62 MB, 84 trang )

do

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
----------------------------------------

Ngô Thanh Nga

ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN NƯỚC
LƯU VỰC SÔNG TRÀ KHÚC – SÔNG VỆ
DƯỚI ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC

Hà Nội - 2015

1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
----------------------------------------

Ngô Thanh Nga

ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN NƯỚC
LƯU VỰC SÔNG TRÀ KHÚC– SÔNG VỆ
DƯỚI ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Chuyên ngành: Thủy văn học
Mã số: 60 44 02 24


LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. Nguyễn Tiền Giang

TS. Phan Thị Thanh Hằng

LỜI CẢM ƠN

Hà Nội – 2015
2


Lời cảm ơn
Luận văn đã được hoàn thành tại Khoa Khí tượng Thủy văn và Hải dương
học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội dưới sự hướng
dẫn của PGS.TS. Nguyễn Tiền Giang và TS. Phan Thị Thanh Hằng.
Tác giả xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ vô cùng quý báu của PGS.TS.
Nguyễn Tiền Giang và TS. Phan Thị Thanh Hằng đã tận tình hướng dẫn trong suốt
quá trình thực hiện luận văn.
Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các Thầy, Cô giáo trong khoa Khí
tượng Thủy văn và Hải dương học đã giúp đỡ, tạo điều kiện tốt cho tác giả trong
quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn một cách tốt nhất.
Cuối cùng tác giả xin gửi lời cảm ơn tới gia đình và bạn bè đồng nghiệp
những người luôn giúp đỡ, động viên tác giả trong suốt quá trình học tập và thực
hiện luận văn.
Tác giả

Ngô Thanh Nga


3


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .....................................................................................................................7
Chương 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỘNG TÀI NGUYÊN NƯỚC
DƯỚI ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ...................................................9
1.1. Thế giới .............................................................................................................9
1.1.1. Biến đổi khí hậu .........................................................................................9
1.1.2. Biến động tài nguyên nước trên thế giới dưới ảnh hưởng BĐKH ...........10
1.2. Việt Nam .........................................................................................................12
1.2.1. Biến đổi khí hậu ở Việt Nam....................................................................12
1.2.2. Biến động tài nguyên nước ở Việt Nam dưới ảnh hưởng BĐKH ............14
Chương 2: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG TRÀ KHÚC SÔNG VỆ DƯỚI ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ...............................17
2.1. Lưu vực sông Trà Khúc - sông Vệ .................................................................17
2.1.1. Vị trí địa lý ...............................................................................................17
2.1.2. Địa hình ....................................................................................................18
2.1.3. Thổ nhưỡng ..............................................................................................19
2.1.4. Thủy văn ...................................................................................................20
2.1.5. Khí hậu .....................................................................................................25
2.1.6. Thảm phủ thực vật ....................................................................................28
2.2. Nghiên cứu tài nguyên nước lưu vực sông Trà Khúc – sông Vệ ...................28
2.2.1. Mạng lưới trạm quan trắc .........................................................................28
2.2.2. Tài nguyên nước mưa ...............................................................................30
2.2.3. Tài nguyên nước mặt ................................................................................30
2.3. Biểu hiện của biến đổi khí hậu .......................................................................33
2.4. Biến đổi khí hậu trong lưu vực sông Trà Khúc – sông Vệ .............................38
2.4.1. Nhiệt độ ....................................................................................................39
2.4.2. Mưa...........................................................................................................41


1


2.5. Biến động dòng chảy ......................................................................................45
Chương 3: DỰ BÁO BIẾN ĐỘNG TÀI NGUYÊN NƯỚC THEO CÁC KỊCH
BẢN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ......................................................................................47
3.1. Giới thiệu mô hình BTOPMC ........................................................................47
3.2. Áp dụng mô hình BTOPMC nghiên cứu tài nguyên nước cho lưu vực sông
Trà Khúc dưới tác động của biến đổi khí hậu........................................................56
3.2.1. Số liệu đầu vào của mô hình BTOPMC ...................................................56
3.2.2. Hiệu chỉnh mô hình và kiểm định mô hình ..............................................57
3.3. Kịch bản biến đổi khí hậu ...............................................................................62
3.4. Dự báo biến động tài nguyên nước theo các kịch bản biến đổi khí hậu .........65
3.4.1. Dự báo biến động dòng chảy theo phương pháp diễn toán các kịch bản
biến đổi khí hậu theo ngày .................................................................................66
3.4.2. Kết quả dự báo dòng chảy theo kịch bản B2 và A2 .................................68
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................................77
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................79

2


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Diễn biến chuẩn sai nhiệt độ trung bình toàn cầu ....................................10
Hình 2.1. Bản đồ hành chính lưu vực sông Trà Khúc - sông Vệ ..............................17
Hình 2.2. Bản đồ mạng lưới sông suối và mạng lưới trạm khí tượng thủy văn lưu
vực sông Trà Khúc – sông Vệ ...................................................................................29
Hình 2.3. Nhiệt độ không khí trung bình tháng, trung bình nhiều năm, nhiệt độ nhỏ
nhất, nhiệt độ lớn nhất tại trạm Quảng Ngãi ............................................................39

Hình 2.4. Xu thế biến đổi nhiệt độ trung bình năm tại trạm Quảng Ngãi ................40
Hình 2.5. Xu thế biến đổi nhiệt độ lớn nhất tại trạm Quảng Ngãi ...........................40
Hình 2.6. Xu thế biến đổi nhiệt độ nhỏ nhất tại trạm Quảng Ngãi ...........................40
Hình 2.7. Lượng mưa trung bình năm của các trạm trên lưu vực sông Trà Khúc sông Vệ từ năm 1977 - 2013 .....................................................................................41
Hình 2.8. Xu thế biến đổi lượng mưa bình quân năm, lượng mưa lớn nhất của các
trạm trên lưu vực sông Trà Khúc – sông Vệ .............................................................44
Hình 2.9. Xu thế biến đổi lưu lượng trung bình năm, lưu lượng lớn nhất và lưu
lượng nhỏ nhất trạm Sơn Giang và trạm An Chỉ ......................................................46

Hình 3.1. Cấu trúc hình thành dòng chảy trong mô hình BTOPMC[20] .................48
Hình 3.2. Cấu trúc đơn giản của mô hình TOP ........................................................50
Hình 3.3. DEM lưu vực sông Trà Khúc - sông Vệ ....................................................58
Hình 3.4. Hiện trạng sử dụng đất lưu vực sông Trà Khúc - sông Vệ .......................58
Hình 3.5. Bản đồ đất lưu vực sông Trà Khúc - sông Vệ ...........................................59
Hình 3.6. Mạng lưới trạm khí tượng thủy văn trong mô hình ..................................59
Hình 3.7. Phân chia tiểu lưu vực ..............................................................................59
Hình 3.8. Kết quả so sánh giữa tính toán và thực đo theo chỉ số Nash của quá trình
hiệu chỉnh mô hình ....................................................................................................60
Hình 3.9. Kết quả hiệu chỉnh mô hình tại trạm Sơn Giang năm 1993 – 1994 .........60

3


Hình 3.10. Kết quả so sánh giữa tính toán và thực đo theo chỉ số Nash của quá
trình kiểm định mô hình ............................................................................................61
Hình 3.11. Kết quả kiểm định mô hình tại trạm Sơn Giang năm 1998 - 1999 .........62
Hình 3.12. Thay đổi lượng mưa theo mùa của kịch bản B2 và A2 ...........................68
Hình 3.13. Kết quả dự báo dòng chảy theo kịch bản B2 năm 2020 .........................69
Hình 3.14. Kết quả dự báo dòng chảy theo kịch bản B2 năm 2050 .........................69
Hình 3.15. Kết quả dự báo dòng chảy theo kịch bản B2 năm 2100 .........................69

Hình 3.16. Kết quả dự báo dòng chảy theo kịch bản A2 năm 2020 .........................70
Hình 3.17. Kết quả dự báo dòng chảy theo kịch bản A2 năm 2050 .........................70
Hình 3.18. Kết quả dự báo dòng chảy theo kịch bản A2 năm 2100 .........................70
Hình 3.19. Dòng chảy trung bình tháng theo kịch bản B2 và A2 so với thời kỳ 1980
– 1999 tại trạm Sơn Giang ........................................................................................75
Hình 3.20. Tổng lượng dòng chảy theo mùa của kịch bản phát thải trung bình B2 và
kịch bản phát thải cao A2..........................................................................................75

4


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Mức tăng nhiệt độ và mức thay đổi lượng mưa trong 50 năm qua ở các
vùng khí hậu của Việt Nam (Nguồn: IMHEN/2010) .................................................14
Bảng 2.1. Đặc trưng hình thái của các sông suối chính khu vực nghiên cứu ..........23
Bảng 2.2. Lượng mưa trung bình nhiều năm từ 1977 – 2013 (mm) .........................27
Bảng 2.3. Mạng lưới quan trắc khí tượng, thủy văn trên lưu vực sông Trà Khúc –
sông Vệ ......................................................................................................................28
Bảng 2.4. Phân phối dòng chảy trung bình nhiều năm.............................................32
Bảng 2.5. Đặc trưng dòng chảy mùa lũ ....................................................................32
Bảng 2.6. Đặc trưng dòng chảy mùa kiệt..................................................................32
Bảng 3.1. Mức độ mô phỏng của mô hình tương đương với chỉ số Nash [21] .........57
Bảng 3.2. Mức tăng nhiệt độ (oC) trung bình năm so với thời kỳ 1980 - 1999 theo
kịch bản phát thải trung bình (B2) cho tỉnh Quảng Ngãi .........................................63
Bảng 3.3. Mức tăng nhiệt độ (oC) trung bình năm so với thời kỳ 1980 - 1999 theo
kịch bản phát thải cao (A2) cho tỉnh Quảng Ngãi ....................................................63
Bảng 3.4. Mức thay đổi (%) lượng mưa so với thời kỳ 1980 - 1999 theo kịch bản
phát thải trung bình (B2) cho tỉnh Quảng Ngãi ........................................................64
Bảng 3.5. Mức thay đổi (%) lượng mưa so với thời kỳ 1980 - 1999 theo kịch bản
phát thải cao (A2) cho tỉnh Quảng Ngãi ...................................................................65

Bảng 3.6. Tổng lượng mưa mùa theo kịch bản B2 và A2 của các trạm trên lưu vực
sông Trà Khúc – sông Vệ (mm) .................................................................................67
Bảng 3.7. Lưu lượng dòng chảy bình quân năm, tháng, mùa thời kỳ tương lai tại
trạm Sơn Giang so với thời kỳ 1980 – 1999..............................................................73
Bảng 3.8. Kết quả thay đổi tổng lượng dòng chảy (km3) tại trạm Sơn Giang theo các
kịch bản biến đổi khí hậu cho các năm 2020, 2050, 2100 ........................................74

5


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BĐKH: Biến đổi khí hậu
DDCC: Data Distribution Centre
GCM: Global Climate Model (Mô hình khí hậu toàn cầu)
KNK: Khí nhà kính
KTTV: Khí tượng thủy văn
IPCC: Intergovernmental Panel on Climate Change (Ban liên chính phủ về Biến
Đổi khí hậu)
SWAT: Soil Water assessment Tool
TBNN: Trung bình nhiều năm

6


MỞ ĐẦU
Những năm gần đây khí hậu ở Việt Nam và nhiều nơi trên thế giới có nhiều
biến đổi bất thường, nhiệt độ ở nhiều khu vực gia tăng, tình trạng hạn hán, bão, lũ
lụt xảy ra với cường độ và tần suất nhiều hơn. Biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến tài
nguyên nước làm khan hiếm nguồn nước trong mùa khô gây ra tình trạng thiếu
nước và quá dư thừa nước trong mùa mưa gia tăng lũ lụt. Khu vực miền Trung Việt

Nam trong đó có lưu vực sông Trà Khúc - sông Vệ là một trong những nơi chịu tác
động mạnh mẽ của biến đổi khí hậu. Ở đây thường xảy ra hạn hán, bão, lũ và đe dọa
đến môi trường sống của con người. Trên lưu vực sông Trà Khúc - sông Vệ mực
nước tại các sông liên tục trong nhiều năm xuất hiện giá trị nhỏ trong nhất thời kỳ
quan trắc, tình trạng khô hạn diễn ra gay gắt như những năm 1994, 1997, 2005,
2006, 2012... Mặt khác, hiện tượng bão lũ cũng diễn biến bất thường trong những
năm 1996, 1999, 2009, 2010, 2011 và 2013…ảnh hưởng không nhỏ đến khai thác
và sử dụng tài nguyên nước trong lưu vực. Như trận lũ ngày 19/11/2013 trên sông
Trà Khúc vượt báo động cấp 3 gần 2,3m, trên sông Vệ là 1,5m gây ngập lụt cho
huyện Ba Tơ, Nghĩa Hành, Tư Nghĩa gây thiệt hại lớn về người và của.
Chính vì vậy việc “Đánh giá tài nguyên nước lưu vực sông Trà Khúc –
sông Vệ dưới ảnh hưởng của biến đổi khí hậu” làm cơ sở khoa học để quản lý
khai thác sử dụng hợp lý tài nguyên nước thích ứng với biến đổi khí hậu là việc làm
cấp thiết. Luận văn bố cục thành 3 chương ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu
tham khảo như sau:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu biến động tài nguyên nước dưới ảnh
hưởng của biến đổi khí hậu
Chương 2: Đánh giá tài nguyên nước lưu vực sông Trà Khúc – sông Vệ dưới
ảnh hưởng của biến đổi khí hậu
Chương 3: Dự báo biến động tài nguyên nước theo các kịch bản biến đổi khí
hậu.

7


1. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
- Đánh giá biến động tài nguyên nước lưu vực sông Trà Khúc – sông Vệ
dưới ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.
- Dự báo biến động tài nguyên nước theo các kịch bản biến đổi khí hậu.
2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:

Tài nguyên nước mặt lưu vực sông Trà Khúc – sông Vệ.
3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:
+ Các vấn đề cần giải quyết
- Nghiên cứu tài nguyên nước lưu vực sông Trà Khúc - sông Vệ.
- Đánh giá biến động tài nguyên nước lưu vực sông Trà Khúc - sông Vệ dưới
ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.
+ Kết quả đạt được
- Tổng quan được các nghiên cứu biến động tài nguyên nước dưới ảnh hưởng
của biến đổi khí hậu.
- Kết quả đánh giá tài nguyên nước lưu vực sông Trà Khúc - sông Vệ dưới
ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.
- Dự báo biến động tài nguyên nước lưu vực sông Trà Khúc theo các kịch
bản biến đổi khí hậu.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
1/ Điều tra khảo sát, thu thập, kế thừa các nghiên cứu tài nguyên nước có liên
quan đến biến đổi khí hậu đã thực hiện.
2/ Phương pháp mô hình toán: Sử dụng mô hình phân bố BTOPMC do
trường đại học Yamanashi, Nhật Bản xây dựng để mô phỏng quá trình dòng chảy
trên lưu vực và đánh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến tài nguyên nước khu
vực nghiên cứu.
3/ Phương pháp thống kê để đánh giá xu thế biến đổi các yếu tố khí hậu và
tài nguyên nước.
4/ Phương pháp hệ thông tin địa lý (GIS) để xây dựng bản đồ và xử lý nguồn
số liệu đầu vào cho mô hình toán.

8


Chương 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỘNG TÀI NGUYÊN NƯỚC
DƯỚI ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

1.1. Thế giới
1.1.1. Biến đổi khí hậu
Vấn đề biến đổi khí hậu (BĐKH) được nhắc đến lần đầu tiên vào năm 1896
bởi nhà khoa học người Thụy Điển Svante Arrhenius. Đến cuối những năm thập
niên 90 của thế kỷ XX, lý thuyết về hiệu ứng nhà kính ra đời và Tổ chức Liên chính
phủ về BĐKH của Liên Hiệp quốc (IPCC) đã được thành lập qua Chương trình Môi
trường Liên Hiệp quốc và Tổ chức Khí tượng Thế giới.
Theo ICCP (2007), BĐKH là sự biến đổi trạng thái của hệ thống khí hậu, có
thể được nhận biết qua sự biến đổi về trung bình và sự biến động của các thuộc tính
của nó, được duy trì trong một khoảng thời gian đủ dài, điển hình là hàng thập kỷ
hoặc dài hơn. BĐKH có thể do các quá trình tự nhiên bên trong hệ thống khí hậu,
hoặc do những tác động từ bên ngoài, hoặc do tác động thường xuyên của con
người làm thay đổi thành phần cấu tạo của khí quyển hoặc sử dụng đất.
Biểu hiện của biến đổi khí hậu toàn cầu rất rõ ràng với biểu hiện là sự tăng
nhiệt độ không khí và đại dương, sự tan băng diện rộng, dẫn đến sự tăng mực nước
biển trung bình toàn cầu.
Các quan trắc cho thấy nhiệt độ tăng trên toàn cầu và tăng nhiều hơn ở các vĩ
độ cực Bắc. Trong 100 năm qua (1906 - 2005), nhiệt độ trung bình toàn cầu đã tăng
khoảng 0,74oC, tốc độ tăng của nhiệt độ trong 50 năm gần đây gấp đôi so với 50
năm trước đó.[2]. Diễn biến sai chuẩn của nhiệt độ trung bình toàn cầu được thể
hiện ở hình 1.1.
Trên phạm vi toàn cầu lượng mưa tăng lên ở các đới phía Bắc vĩ độ 30o thời
kỳ 1901 - 2005 và giảm đi ở các vĩ độ nhiệt đới, kể từ giữa những năm 1970. Ở khu
vực nhiệt đới, mưa giảm đi ở Nam Á và Tây Phi với trị số xu thế 7,5% cho cả thời
kỳ 1901 - 2005. Ở đới vĩ độ trung bình và vĩ độ cao, lượng mưa tăng lên rõ rệt ở
miền Trung Bắc Mỹ, Đông Bắc Mỹ, Bắc Âu, Bắc Á và Trung Á. Tần số mưa lớn

9



tăng lên trên nhiều khu vực, kể cả những nơi lượng mưa có xu thế giảm đi (IPCC,
2007).[2].

Hình 1.1. Diễn biến chuẩn sai nhiệt độ trung bình toàn cầu
Nguồn: IPCC/2007
Sự nóng lên của hệ thống khí hậu được minh chứng bởi những số liệu quan
trắc ghi nhận sự tăng lên của nhiệt độ không khí và nhiệt độ nước biển trung bình
toàn cầu, sự tan chảy nhanh của lớp tuyết phủ và băng, làm tăng mực nước biển
trung bình toàn cầu (IPCC, 2007). Theo các nhà khoa học về biến đổi khí hậu toàn
cầu và nước biển dâng, đại dương đã nóng lên đáng kể từ cuối thập kỷ 1950. Các
nghiên cứu từ số liệu quan trắc toàn cầu cho thấy, mực nước biển trung bình toàn
cầu trong thời kỳ 1961 - 2003 đã dâng với tốc độ 1,8 ÷ 0,5 mm/năm. Trong đó,
đóng góp do giãn nở nhiệt khoảng 0,42 ÷ 0,12 mm/năm và tan băng khoảng 0,70 ÷
0,50 (IPCC, 2007). Nghiên cứu cập nhật năm 2009 cho rằng tốc độ dâng của mực
nước biển trung bình toàn cầu khoảng 1,8 mm/năm.
1.1.2. Biến động tài nguyên nước trên thế giới dưới ảnh hưởng BĐKH
Nhiều báo cáo đã phân tích quá trình biến đổi khí hậu đến tài nguyên nước.
Nash và Gleick (1991a, b, 1993) phân tích những tác động của biến đổi khí hậu trên

10


lưu vực Colorado sử dụng mô hình thủy văn. Hệ thống mô phỏng mô hình là hệ
thống cấp nước toàn bộ các dòng sông (Nash và Gleick, 1991a, b, 1993). Các tác
giả đánh giá nhiệt độ và lượng mưa qua các kịch bản giả định cũng như các kịch
bản cân bằng GCM (Global Climate Model) có sẵn tại thời điểm đó. Quá trình chạy
GCM đã được thực hiện cũng như với một trong những mô hình đầu tiên sử dụng
đầu vào là khí nhà kính. Dòng chảy của sông được nhận thấy rất nhạy cảm với
lượng mưa và nhiệt độ. Các biến nhạy cảm nhất với những thay đổi trong dòng chảy
đã được tìm thấy là độ mặn, thủy điện, hồ chứa.[22]

Một đánh giá toàn diện của hệ thống hồ chứa lưu vực đã được thực hiện cho
sông Colorado. Phân tích tập trung vào một kịch bản của hạn hán lâu dài, chứ
không phải là một kịch bản biến đổi khí hậu. Quá trình phân tích cũng thấy được
việc hạn hán xảy ra gây thiệt hại cho hệ sinh thái, thủy điện và người sử dụng nước
ở đầu nguồn mặc dù có hạ tầng đầy đủ. Một nghiên cứu có liên quan cũng thấy rằng
việc tái phân bổ nước thông qua tăng thêm lưu lượng nước để giảm bớt thiệt hại hạn
hán gây ra. (Booker 1995).[22]
Easterling D.R và CS (2000) đã phân tích và phát hiện những cực đoan của
nhiệt độ, lượng mưa, hạn hán, bão và xoáy thuận nhiệt đới ở các vùng khác nhau
qua các số liệu quan trắc được thuộc lãnh thổ Hòa Kỳ thông qua việc khảo sát các
chỉ số khí hậu cực đoan.
Xu thế của chuỗi số liệu nhiệt độ và lượng mưa cực trị thời kỳ 1961 - 1998
cho khu vực Đông Nam Á và Nam Thái Bình Dương đã được Manton và CS (2001)
phân tích và đánh giá. Việc chọn số liệu giai đoạn 38 năm này là để tối ưu hóa số
liệu sẵn có giữa các vùng trong khu vực. Sử dụng số liệu chất lượng tốt từ 91 trạm
của 15 nước, tác giả đã phát hiện được sự tăng đáng kể của số ngày nóng và đêm
ấm trong năm, và sự giảm đáng kể số ngày lạnh trong năm. Xu thế này trong chuỗi
số liệu nhiệt độ cực trị là khá ổn định trong khu vực. Số ngày mưa (với ít nhất 2mm/
ngày) giảm đáng kể trên toàn Đông Nam Á, Tây và trung tâm Nam Thái Bình
Dương, nhưng mức tăng ở bắc quần đảo Pholynesia thuộc Pháp ở Fiji, và ở một vài
trạm thuộc Australia.

11


Dự án Climate, Hydrochemistry and Economics of Surface-water Systems
(CHESS), nghiên cứu ảnh hưởng của BĐKH đến chất lượng nước của một số lưu
vực sông ở Châu Âu với mục đích cung cấp thông tin phục vụ quản lý lưu vực sông
trong tương lai. Dự án sử dụng mô hình SWAT (Soil Water assessment Tool) và
QUESTOR (Quality Evaluation and Simulation Tool for River – systems) để mô

phỏng dòng chảy và chất lượng nước cho năm lưu vực sông Vantaa ở Phần Lan,
sông Ouse ở Vương quốc Anh, sông Dender ở Bỉ, sông Enza ở Italia và sông Pinios
ở Hy Lạp. Chuỗi số liệu KTTV trong khoảng thời gian 1961 - 1990 được sử dụng
để thiết lập mô hình cơ sở. Các kịch bản BĐKH cho các năm 2020, 2050, 2080 xây
dựng từ các mô hình GCM (General Circulation Models) đã được nghiên cứu và so
sánh với mô hình cơ sở. Kết quả cho thấy: BĐKH làm thay đổi chế độ dòng chảy,
dẫn đến làm thay đổi chất lượng nước. BĐKH làm dòng chảy nhỏ nhất nhỏ hơn
nữa. BĐKH làm làm tăng các sự kiện bão, gió, đặc biệt vào mùa hè và tăng cường
độ mưa, gây ngập lụt, xói mòn bề mặt, chất lơ lửng và ảnh hưởng đến hệ thống tiêu
thoát nước thải, có thể tạo ra sự hòa trộn nước thải chưa qua xử lý vào môi trường.
BĐKH làm tăng nhiệt độ nước trong sông hồ.[7]
1.2. Việt Nam
1.2.1. Biến đổi khí hậu ở Việt Nam
Ở Việt Nam, xu thế biến đổi khí hậu của nhiệt độ và lượng mưa khác nhau
trên các vùng trong 50 năm qua. Nhiệt độ trung bình năm tăng khoảng 0,5oC trên
phạm vi cả nước và lượng mưa năm có xu hướng giảm ở nửa phần phía Bắc, tăng ở
phía Nam lãnh thổ.[1]
Nhiệt độ tháng I (tháng đặc trưng cho mùa đông), nhiệt độ VII (tháng đặc
trưng cho mùa hè) và nhiệt độ trung bình năm tăng trên phạm vi cả nước trong 50
năm qua. Nhiệt độ vào mùa đông tăng nhanh hơn so với vào mùa hè và nhiệt độ
vùng sâu trong đất liền tăng nhanh hơn nhiệt độ vùng ven biển và hải đảo. Vào mùa
đông, nhiệt độ tăng nhanh hơn cả là Tây Bắc bộ, Đông Bắc bộ, đồng bằng Bắc bộ,
Bắc Trung bộ (khoảng 1,3 - 1,5oC/50 năm), Nam Trung bộ, Tây Nguyên và Nam bộ
có nhiệt độ tháng I tăng chậm hơn so với các vùng khí hậu phía Bắc (khoảng 0,6 -

12


0,9oC/50 năm). Tính trung bình cho cả nước, nhiệt độ mùa đông ở nước ta đã tăng
lên 1,2oC trong 50 năm qua. Nhiệt độ tháng VII tăng khoảng 0,3 - 0,5oC/50 năm

trên tất cả các vùng khí hậu của nước ta. Nhiệt độ trung bình năm tăng 0,5 0,6oC/50 năm ở Tây Bắc, Đông Bắc bộ, đồng bằng Bắc bộ, Bắc Trung bộ, Tây
Nguyên và Nam bộ, mức tăng nhiệt độ năm ở Nam Trung bộ thấp hơn, chỉ vào
khoảng 0,3oC/50 năm.
Xu thế chung của nhiệt độ là tăng trên hầu hết các khu vực, tuy nhiên, có
những khu vực nhỏ thuộc vùng ven biển Trung Bộ và Nam Bộ như Thừa Thiên
Huế, Quảng Ngãi, Tiền Giang có xu hướng giảm nhiệt độ. Đáng lưu ý là ở những
nơi này, lượng mưa tăng trong cả hai mùa: Mùa khô và mùa mưa.
Mức thay đổi nhiệt độ cực đại trên toàn Việt Nam nhìn chung dao động trong
khoảng từ -3oC - 3oC. Mức thay đổi nhiệt độ cực tiểu chủ yếu dao động trong
khoảng -5oC - 5oC. Xu thế chung của nhiệt độ cực đại và cực tiểu là tăng, tốc độ
tăng của nhiệt độ cực tiểu nhanh hơn so với nhiệt độ cực đại, phù hợp với xu thế
chung của biến đổi khí hậu toàn cầu.
Lượng mưa mùa khô (tháng XI - IV) tăng lên chút ít hoặc không thay đổi
đáng kể ở các vùng khí hậu phía Bắc và tăng mạnh mẽ ở các vùng khí hậu phía
Nam trong 50 năm qua. Lượng mưa mùa mưa (tháng V - X) giảm từ 5 đến trên 10%
trên đa phần diện tích phía Bắc nước ta và tăng khoảng 5 đến 20% ở các vùng khí
hậu phía Nam trong 50 năm qua. Xu thế diễn biến của lượng mưa năm hoàn toàn
tương tự như lượng mưa mùa mưa, tăng ở các vùng khí hậu phía Nam và giảm ở
các vùng khí hậu phía Bắc. Khu vực Nam Trung bộ có lượng mưa mùa khô, mùa
mưa và lượng mưa năm tăng mạnh nhất so với các vùng khác ở nước ta, nhiều nơi
đến 20% trong 50 năm qua.
Lượng mưa ngày cực đại tăng lên ở hầu hết các vùng khí hậu, nhất là trong
những năm gần đây. Số ngày mưa lớn cũng có xu thế tăng lên tương ứng, nhiều
biến động mạnh xảy ra ở khu vực miền Trung. Tồn tại mối tương quan khá rõ giữa
sự nóng lên toàn cầu và nhiệt độ bề mặt biển khu vực Đông xích đạo Thái Bình
Dương với xu thế biến đổi của số ngày mưa lớn trên các vùng khí hậu phía Nam.

13



Số liệu mực nước quan trắc cho thấy xu thế biến đổi mực nước biển trung
bình năm không giống nhau tại các trạm hải văn ven biển Việt Nam. Trên dải ven
biển Việt Nam, mặc dù ở hầu hết các trạm mực nước trung bình năm có xu hướng
tăng, tuy nhiên, ở một số trạm lại có xu hướng mực nước giảm. Mức biến đổi trung
bình của mực nước biển dọc bờ biển Việt Nam khoảng 2,8 mm/năm.
Bảng 1.1. Mức tăng nhiệt độ và mức thay đổi lượng mưa trong 50 năm qua ở các
vùng khí hậu của Việt Nam (Nguồn: IMHEN/2010)
Nhiệt độ (0C)
Vùng khí hậu

Tháng I

Tháng

Lượng mưa (%)
Năm

VII

Thời kỳ Thời kỳ
XI-IV

V-X

Năm

Tây Bắc Bộ

1,4


0,5

0,5

6

-6

-2

Đông Bắc Bộ

1,5

0,3

0,6

0

-9

-7

Đồng bằng Bắc Bộ

1,4

0,5


0,6

0

-13

-11

Bắc Trung Bộ

1,3

0,5

0,5

4

-5

-3

Nam Trung bộ

0,6

0,5

0,3


20

20

20

Tây Nguyên

0,9

0,4

0,6

19

9

11

Nam Bộ

0,8

0,4

0,3

27


6

9

(Nguồn: Kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng 2009)

Số liệu mực nước đo đạc từ vệ tinh từ năm 1993 đến 2010 cho thấy, xu thế
tăng mực nước biển trên toàn biển Đông là 4,7 mm/năm, phía Đông của biển Đông
có xu thế tăng nhanh hơn phía Tây. Chỉ tính cho dải ven bờ Việt Nam, khu vực ven
biển Trung Trung bộ và Tây Nam bộ có xu hướng tăng mạnh hơn, trung bình cho
toàn dải ven biển Việt Nam tăng khoảng 2,9 mm/năm.
1.2.2. Biến động tài nguyên nước ở Việt Nam dưới ảnh hưởng BĐKH
Việt Nam là một trong 5 quốc gia trên thế giới bị tác động nhiều nhất của
BĐKH mà cụ thể là hiện tượng nước biển dâng cao - hậu quả của sự tăng nhiệt độ
làm bề mặt Trái Đất nóng lên do phát thải khí nhà kính (KNK). Đã có rất nhiều

14


nghiên cứu khác nhau về biến đổi khí hậu trong những năm gần đây đưa ra những
thay đổi về lượng mưa, nhiệt độ, mực nước biển dâng để đánh giá ảnh hưởng của
biến đổi khí hậu lên tài nguyên nước ở trên các khu vực của Việt Nam:
“Nghiên cứu tác động của BĐKH ở lưu vực sông Hương và chính sách thích
nghi ở huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế” (2009), do Viện Khí tượng Thủy
văn và Môi trường thực hiện với sự tài trợ của Chương trình hỗ trợ nghiên cứu khí
hậu Hà Lan (NCAP). Đây là một nghiên cứu thí điểm về tác động của BĐKH đến
môi trường tự nhiên, phát triển kinh tế, xã hội và các cộng đồng dân cư dễ bị tổn
thương nhất, đồng thời thử nghiệm đề xuất và thực thi các chính sách và biện pháp
thích nghi với BĐKH.[17]
Các nghiên cứu của Trung tâm Tư vấn Khí tượng Thủy văn và Môi trường,

Viện Khí tượng Thủy văn và Môi trường về đánh giá tác động của biến đổi khí hậu
lên tài nguyên nước và các biện pháp thích ứng cho các lưu vực sông Hồng - Thái
Bình, lưu vực sông Đồng Nai, lưu vực sông Cả, lưu vực sông Cửu Long, 2010. Qua
các nghiên cứu này đã đánh giá được tài nguyên nước của các lưu vực sông và ảnh
hưởng của biến đổi khí hậu đến tài nguyên nước của từng lưu vực sông.
UBND tỉnh Quảng Ngãi, Sở Tài nguyên môi trường “Kế hoạch ứng phó với
biến đổi khí hậu tỉnh Quảng Ngãi” (2011). Trong báo cáo này đã sử dụng kịch bản
biến đổi khí hậu năm 2012 để nghiên cứu đánh giá tác động của biến đổi khí hậu
đến tài nguyên nước, đến nông nghiệp, lâm nghiệp và đa dạng sinh học, thủy sản,
giao thông vận tải, công nghiệp và năng lượng, xây dựng, sức khỏe cộng đồng, du
lịch. Và đưa ra được định hướng hành động cho các ban ngành của tỉnh Quảng Ngãi
để ứng phó với biến đổi khí hậu.[15]
Đào Nguyên Khôi “Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu lên sự thay đổi
dòng chảy ở lưu vực sông Srêpôk” (2012). Tác giả đã xem xét ảnh hưởng của biến
đổi khí hậu lên dòng chảy trên lưu vực sông Srêpôk. Các kịch bản biến đổi khí hậu
được xây dựng bằng phương pháp chi tiết hóa thống kê (phương pháp thay đổi giá
trị delta) dựa vào kết quả mô phỏng của mô hình toàn cầu MIROC 3.2 Hires. Mô
hình SWAT được sử dụng để xem xét thay đổi của lưu lượng dòng chảy trong

15


tương lai so với hiện tại. Kết quả hiệu chỉnh và kiểm định chỉ ra rằng mô hình
SWAT có thể mô phỏng tốt dòng chảy trong lưu vực sông. Kết quả nghiên cứu chỉ
ra rằng sự tăng nhiệt độ năm tăng khoảng từ 1,3 đến 3,9oC và sự giảm lượng mưa
năm từ 0,5 đến 4,4% dẫn đến sự giảm lưu lượng dòng chảy năm khoảng 2,8 đến
7,6%. Sự giảm mạnh lưu lượng dòng chảy được quan sát diễn ra trong mùa khô.[11]
Hà Ngọc Hiến (2015) “Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến chất
lượng nước khu vực thượng du lưu vực sông Cầu thuộc 2 tỉnh Bắc Kạn và Thái
Nguyên” Viện Công nghệ môi trường, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt

Nam. Đề tài đã sử dụng mô hình SWAT, GIBSI để phục vụ cho việc mô phỏng các
quá trình thủy văn và quá trình môi trường (lan truyền, trao đổi chất) trong nước. Đề
tài cũng đánh giá được biến đổi khí hậu có tác động nhiều hơn đến việc thay đổi các
thông số chất lượng nước theo mùa so với làm thay đổi tải lượng trung bình năm
của các chất gây ô nhiễm. Sự thay đổi càng lớn ứng với các kịch bản phát thải
càng cao.[7]
Nhận xét chung: Vấn đề biến đổi khí hậu đã được một số tác giả trên thế giới
và Việt Nam nghiên cứu. Việc áp dụng các kịch bản BĐKH cho các lưu vực khác
nhau để đánh giá ảnh hưởng của BĐKH đến tài nguyên nước và nhiều mặt của đời
sống xã hội cũng có nhiều nghiên cứu đưa vào. Qua đó đánh giá sự thay đổi về tài
nguyên nước, các xu thế biến đổi khí hậu. Các nghiên cứu này đã góp phần đưa ra
cái nhìn tổng quan và các chính sách giảm thiểu tác hại do biến đổi khí hậu gây ra
cho từng lưu vực. Tuy nhiên việc đánh giá tác động của biến đổi khí hậu cho lên tài
nguyên nước lưu vực sông Trà Khúc - sông Vệ hiện tại chưa nhiều. Cần có nhiều
nghiên cứu sâu hơn về vấn đề này cho lưu vực sông.

16


Chương 2: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG TRÀ KHÚC
- SÔNG VỆ DƯỚI ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
2.1. Lưu vực sông Trà Khúc - sông Vệ
2.1.1. Vị trí địa lý
Lưu vực sông Trà Khúc và sông Vệ tỉnh Quảng Ngãi thuộc miền Nam Trung
bộ. Tổng diện tích của lưu vực sông Trà Khúc - sông Vệ là 4.500km2.
Lưu vực sông Trà Khúc có diện tích là 3.240km2 (chiếm 55,4% diện tích của
tỉnh) với chiều dài sông chính là 135km.

Hình 2.1. Bản đồ hành chính lưu vực sông Trà Khúc - sông Vệ


17


Ranh giới lưu vực:
-

Phía Bắc giáp lưu vực sông Trà Bồng

-

Phía Nam giáp lưu vực sông Vệ

-

Phía Tây giáp lưu vực sông Sê San

-

Phía Đông giáp biển Đông

Sông Trà Khúc bắt nguồn từ sườn Bắc của dãy Trường Sơn ở độ cao 900m.
Lưu vực sông nằm trên địa bàn các huyện Sơn Hà, Sơn Tây, Trà Bồng, Ba Tơ, Sơn
Tịnh, Tư Nghĩa, Nghĩa Hành, thị xã Quảng Ngãi và một phần huyện Kon Plong tỉnh
Kon Tum. Dòng chảy theo hướng Bắc trên vùng đồi núi và chuyển dần sang hướng
Đông ở vùng đồng bằng sau khi nhập với sông Đăk Rê và sau cùng là đổ ra biển
Đông tại vị trí gần thành phố Quảng Ngãi.
Lưu vực sông Vệ có diện tích 1.260km2 (chiếm 21,54% diện tích của tỉnh
Quảng Ngãi) với chiều dài sông chính 91km. Sông Vệ bắt nguồn từ vùng núi phía
Tây của huyện Ba Tơ. Sông chảy theo hướng Tây Nam - Đông Bắc, giữa các
huyện Nghĩa Hành, Tư Nghĩa, Mộ Đức đổ ra biển Đông tại cửa Cổ Lũy và cửa

Đức Lợi.
Ranh giới lưu vực: phía Bắc giáp lưu vực sông Trà Khúc, phía Nam giáp
lưu vực sông Trà Câu, phía Đông giáp biển Đông, phía Tây giáp lưu vực sông
Sê San.
2.1.2. Địa hình
Nhìn chung địa hình của lưu vực có dạng thấp dần từ Tây sang Đông và khá
phức tạp núi và đồng bằng xen kẽ nhau, chia cắt đất đai thành những cánh đồng nhỏ
nằm dọc theo các thung lũng, từ vùng núi xuống đồng bằng địa hình đột nhiên hạ
thấp đáng kể, đã hình thành hai bậc địa hình cao thấp nằm kế tiếp nhau, không có
khu đệm chuyển tiếp. Vùng phía Tây là những dãy núi cao có cao độ từ 500 –
1.000m, thì ở đồng bằng có cao độ từ 5 - 20m. Tiếp giáp phía Đông Trường Sơn,
tỉnh Quảng Ngãi bao gồm chủ yếu ở các huyện miền núi Trà Bồng, Tây Trà, Sơn
Hà, Sơn Tây, Minh Long, Ba Tơ, gồm cả 6 huyện miền núi trong tỉnh.

18


Từ đặc điểm địa hình này đã tạo chế độ dòng chảy khá phức tạp và gây bất
lợi, về mùa mưa thường gây lũ lụt cho lưu vực, còn mùa khô dòng chảy cạn kiệt gây
hạn hán. Có thể chia địa hình ra làm 4 vùng:
- Vùng núi: Nằm phía Tây của lưu vực, chiếm một phần lớn diện tích chạy
dọc ranh giới tỉnh Kon Tum và tỉnh Quảng Ngãi. Đó chính là sườn núi phía Đông
hoặc nhánh núi kéo dài của dãy Trường Sơn gồm những đỉnh núi có cao độ trung
bình 500 - 700m, thỉnh thoảng có đỉnh núi cao trên 1.000m mà đỉnh cao nhất là Hòn
Bà nằm phía Tây Vân Canh 1.146m. Vùng núi phía Bắc có nhiều đỉnh núi cao, nhất
là vùng núi Trà Bồng, Sơn Hà có những đỉnh núi cao từ 1.400 - 1.600m. Địa hình
phân cách mạnh, sông suối trong khu vực có độ dốc lớn, lớp phủ thực vật khá dầy.
- Vùng địa hình đồi gò: Đây là địa hình trung gian giữa núi và đồng bằng, độ
cao hạ thấp đột ngột gồm nhiều đồi gò nhấp nhô xen kẽ có những đồng bằng khá
rộng. Độ cao nói chung dưới 200m, vùng đồng bằng thường có độ cao 30 - 40m. Độ

dốc tương đối lớn, cây rừng bị tàn phá nhiều.
- Vùng đồng bằng: Trải dài ven biển và tiếp giáp với vùng đồi gò, có độ dốc
từ Tây sang Đông.
- Vùng cát ven biển: Cồn cát, đụn cát phân bố thành một dải h p ven biển.
Dạng địa hình này được hình thành do sông ngòi mang vật liệu từ núi xuống bồi
lắng ven biển, sóng đẩy dạt vào bờ và gió thổi vun cao thành cồn, đụn.
2.1.3. Thổ nhưỡng
Khu vực nghiên cứu nằm trên đới cấu tạo Kon Tum, gồm hai loại chính:
- Khối mắc ma axit, điển hình là đá granit, thành phần chủ yếu là thạch anh,
ngoài ra có mica. Đất hình thành trên đá granit thường có thành phần cơ giới nh .
- Đá trầm tích thuộc dạng sa thạch, phiến thạch và phiến sa. Đất hình thành
trên sa thạch, kết cấu thường rời rạc, giữ nước kém.
Lưu vực nghiên cứu có nhiều loại đất khác nhau, thích hợp cho nhiều loại
cây trồng phát triển và sinh trưởng.
- Đất vùng núi nói chung rất dốc, những vùng còn cây cối có lớp màu khá
dày do tích tụ lá cây qua nhiều năm.

19


- Đất vùng thung lũng hình thành trong quá trình bào mòn từ núi xuống,
những chỗ có nước đất thường bị lầy và chua.
- Đất vùng đồi gò bị bào mòn, bạc màu, tầng đất canh tác mỏng chủ yếu tập
trung trong các huyện: Sơn Hà, Sơn Tây, Nghĩa Hành và Minh Long.
- Vùng đồng bằng chủ yếu là đất phù sa, đây là nhóm đất màu mỡ được hình
thành do tích tụ phù sa của các sông rất thích hợp với các loại cây lương thực và hoa
màu. Loại đất này được phân bố rộng rãi ở hạ lưu sông Trà Bồng, Trà Khúc và
Sông Vệ trong phạm vi các huyện: Bình Sơn, Sơn Tịnh, Tư Nghĩa, Nghĩa Hành, Mộ
Đức, Đức Phổ và thị xã Quảng Ngãi.
- Đất cát ven biển phần lớn là đất cát rời rạc, dinh dưỡng kém.

2.1.4. Thủy văn
Sông Trà Khúc là con sông lớn nhất tỉnh, bắt nguồn từ vùng rừng núi Kon
Plong - Kon Tum ở độ cao trung bình từ 1.300 - 1.500m. Phần thượng nguồn sông
chảy theo hướng Nam Bắc qua các huyện Ba Tơ, Sơn Hà, Sơn Tây khi đến Thạch
Nham sông chảy theo hướng Tây - Đông đổ ra biển tại cửa Cổ Luỹ. Sông có chiều
dài 135km, diện tích lưu vực 3.240km2, mật độ lưới sông 0,39km/km2, độ cao bình
quân lưu vực 558m và độ dốc bình quân lưu vực 18,5%. Sông Trà Khúc có 9 phụ
lưu cấp I (Đắc Lạng, Nước Lạc, Đắc Sê Lô, Tam Định, Xã Diêu, Tam Rao, Sông
Giang, sông Phước và phụ lưu số 9), 5 phụ lưu cấp II (Đắc Tem, Đắc Si Ro, Đắc Sơ
Rông, Đắc D Rinh và phụ lưu 4), 6 phụ lưu cấp III (phụ lưu 1- Đắc Rinh, Đắc Ro
Man, Đắc Ba, Nước Bá Mao, Nước Ong) và hai phụ lưu cấp IV (phụ lưu 1- Nước
Ong và Nước Nia). Các phụ lưu lớn như Đắc Sê Lô (phụ lưu cấp I), Đắc D Rinh
(phụ lưu cấp II), Nước Ong (phụ lưu cấp III). Từ Sơn Hà lên thượng lưu, sông Trà
Khúc có dạng hình quạt.
- Sông Đắk Sêlô có diện tích lưu vực 1.760km2, chiều dài sông 63,3km chiều
dài lưu vực 70km, chiều rộng bình quân lưu vực 25,2km, hệ số uốn khúc 1,47, bắt
nguồn từ Tây Nam huyện Sơn Hà giáp với huyện Sơn Tây, chảy theo hướng Tây
Nam - Đông Bắc, gọi là sông Xà Lò.

20


- Sông Giang có diện tích lưu vực 100km2, đổ vào bờ trái sông Trà Khúc,
chiều dài sông 16km, chiều dài lưu vực 18km, chiều rộng bình quân lưu vực 5,6km.
- Sông Đăk Đring có diện tích lưu vực 1.230km2, chiều dài sông 65km, chiều
dài lưu vực 35km, hệ số uốn khúc 1,65, bắt nguồn từ vùng Đông Kon Tum và
huyện Sơn Tây, với các suối lớn, nhỏ hợp nước với nhau chảy theo hướng Tây Đông xuống Sơn Hà, gọi là sông Rinh (Đắk Rinh). Một nguồn nước rất quan trọng
của sông Rinh là sông Tang. Sông Tang bắt nguồn từ huyện Tây Trà, chảy theo
hướng Tây Bắc - Đông Nam, hợp nước với sông Rinh ở đoạn làng Lô, làng Mùng
xã Sơn Bao phía Tây Bắc huyện Sơn Hà. Trên sông Tang đang xây dựng một hồ

chứa nước lớn là hồ Nước Trong.
- Sông Nước Trong có diện tích lưu vực 485km2, chiều dài sông 42km, chiều
rộng bình quân lưu vực 14,2km.
Sông Vệ: Bắt nguồn từ dãy núi Làng Rằm, ở độ cao 1.070 – 1.130m ở phía
Tây của huyện Ba Tơ. Sông Vệ có diện tích lưu vực 1.260km2, sông chảy theo hướng
Tây Nam - Đông Bắc đi qua địa phận các huyện Ba Tơ, Minh Long, Mộ Đức, Nghĩa
Hành và một phần nhỏ diện tích của huyện Tư Nghĩa rồi đổ ra biển tại cửa Lở (Đức
Lợi) và cửa Cổ Lũy. Độ cao trung bình toàn lưu vực khoảng 170m, mật độ lưới sông
0,79km/km2. Sông dài khoảng 91km, trong đó 2/3 chiều dài chảy trong vùng núi có
độ cao 100 - 1.000m. Sông có 5 phụ lưu cấp I, 2 phụ lưu cấp II và một số phụ lưu
không lớn, cụ thể là:
Phụ lưu số 1: dài 14km đổ vào sông Vệ ở bờ trái cách cửa sông khoảng 82km.
Sông có lưu vực dài 12km và diện tích lưu vực là 43,7km2, chiều rộng bình quân lưu
vực 3,6km, hệ số uốn khúc 1,42.
- Phụ lưu số 2 dài 20km đổ vào sông Vệ ở bờ phải cách cửa sông khoảng
75km. Sông có chiều dài lưu vực 20km và diện tích lưu vực là 179km2, chiều rộng bình
quân lưu vực 8,9 km, hệ số uốn khúc 1,09.
Sông Trà Nơ dài 12km đổ vào sông Vệ ở bờ trái cách cửa sông khoảng 34,6km.
Sông có chiều dài lưu vực 11km và diện tích lưu vực là 34,6km2, chiều rộng bình quân
lưu vực 3,1km, hệ số uốn khúc 1,15.

21


Sông La có chiều dài 20km đổ vào sông Vệ ở bờ trái cách cửa sông khoảng
53km. Chiều dài lưu vực sông 16km và diện tích lưu vực là 61,4km2, chiều rộng bình
quân lưu vực 3,8km, hệ số uốn khúc 1,43.
Sông Vệ có một chi lưu đáng kể nhất là sông Thoa. Sông Thoa bắt đầu từ
thôn Mỹ Hưng (xã Hành Thịnh, huyện Nghĩa Hành) và thôn Phú An (xã Đức Hiệp,
huyện Mộ Đức) theo hướng Tây Bắc - Đông Nam đến Sa Bình (xã Phổ Minh,

huyện Đức Phổ) thì nhập với sông Trà Câu rồi đổ ra biển qua cửa Mỹ Á.
Ngoài ra, đoạn cuối sông Vệ có chiều dài sông 171km, chiều dài lưu vực
143km, diện tích lưu vực 2.980km2 chiều rộng bình quân lưu vực 20,8km, hệ số uốn
khúc 1,54.
Thực vật che phủ bề mặt lưu vực vùng thượng lưu phần lớn là rừng, bụi
rậm, vùng hạ lưu chủ yếu là vùng đất canh tác nông nghiệp.

22


×