Tải bản đầy đủ (.pdf) (192 trang)

Nghiên cứu, đánh giá tài nguyên nước lưu vực sông srêpôk phục vụ phát triển bền vững kinh tế xã hội (thuộc phần lãnh thổ việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.84 MB, 192 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC
VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

-----------------------------

PHAN THÁI LÊ

NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG
SRÊPÔK PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KINH TẾ - XÃ HỘI
(THUỘC PHẦN LÃNH THỔ VIỆT NAM)

LUẬN ÁN TIẾN SỸ ĐỊA LÝ

HÀ NỘI – 2017


VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

……..….***…………

PHAN THÁI LÊ

NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN NƯỚC
LƯU VỰC SÔNG SRÊPÔK PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
KINH TẾ - XÃ HỘI
(THUỘC PHẦN LÃNH THỔ VIỆT NAM)



LUẬN ÁN TIẾN SỸ ĐỊA LÝ
Chuyên ngành: Địa lí tự nhiên
Mã số: 62 44 02 17

Người hướng dẫn khoa học:
1. TS.NCVCC. Nguyễn Lập Dân
2. PGS.TS. Lương Thị Vân

Hà Nội – 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng để bảo vệ ở
bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã được cảm
ơn, các thông tin trích dẫn trong luận án này đều được chỉ rõ nguồn gốc.

Tác giả luận án

Phan Thái Lê


LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận án tiến sĩ, tôi đã nhận được sự
hướng dẫn, giúp đỡ quý báu của các thầy cô, các nhà khoa học, các đồng nghiệp, gia
đình và bạn bè. Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tôi xin được bày tỏ lời cảm ơn
chân thành tới:

Thầy TS.NCVCC. Nguyễn Lập Dân, cô PGS.TS. Lương Thị Vân đã tận tình
hướng dẫn, động viên cũng như giúp đỡ trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn
thành luận án.
Tập thể phòng Địa lí Thủy văn - Viện Địa lí, các đồng nghiệp tại khoa Địa lí –
Địa chính, trường Đại học Quy Nhơn luôn tạo mọi điều kiện giúp đỡ để tôi hoàn thành
luận án.
Các thầy cô giáo, các nhà khoa học của Khoa Địa lí - Học viện Khoa học và
Công nghệ, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã tạo điều kiện thuận
lợi, chỉ bảo, giúp đỡ trong quá trình học tập và hoàn thành luận án.
Gia đình, vợ và các con, bạn bè luôn động viên, giúp đỡ tôi trong qúa trình học
tập và hoàn thành luận án.
Xin chân thành cảm ơn!

Phan Thái Lê


MỤC LỤC
MỤC LỤC ........................................................................................................................................... I
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ......................................................................................... IV
DANH MỤC BẢNG........................................................................................................................V
DANH MỤC HÌNH .................................................................................................................... VIII
MỞ ĐẦU ..............................................................................................................................................1
I. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu ..................................................................1
II. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án ..................................................2
1. Mục tiêu nghiên cứu của luận án .........................................................................2
2. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án .......................................................................2
III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án.................................................3
1. Đối tượng nghiên cứu ..........................................................................................3
2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................. 3
IV. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu ......................................................3

1. Cách tiếp cận .......................................................................................................3
2. Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................4
V. Luận điểm bảo vệ ..................................................................................................5
VI. Những đóng góp mới của luận án ......................................................................5
VII. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án .....................................................5
VIII. Cơ sở tài liệu .....................................................................................................5
IX. Cấu trúc luận án ...................................................................................................6
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU, ĐÁNH
GIÁ TÀI NGUYÊN NƯỚC ..........................................................................................................8
1.1. Cơ sở lí luận về nghiên cứu, đánh giá tài nguyên nước ..................................8
1.1.1. Nước và tài nguyên nước ..............................................................................8
1.1.2. Môi trường nước ............................................................................................ 8
1.1.3. Lưu vực sông .................................................................................................9
1.1.4. Dòng chảy tối thiểu .......................................................................................9
1.1.5. Phát triển bền vững và phát triển bền vững tài nguyên nước ......................10
1.1.6. Quan điểm sử dụng bền vững tài nguyên nước ...........................................11
1.1.7. Vai trò của tài nguyên nước đối với phát triển kinh tế - xã hội ..................12
1.1.8. Đánh giá tài nguyên nước ............................................................................13
1.1.9. Quản lý tổng hợp tài nguyên nước và Quản lý tổng hợp lưu vực sông ......16
1.1.10. Biến đổi khí hậu và kịch bản biến đổi khí hậu ..........................................18
1.2. Tổng quan về nghiên cứu, đánh giá tài nguyên nước ...................................18
1.2.1. Trên thế giới ................................................................................................ 19
i


1.2.2. Ở Việt Nam..................................................................................................23
1.2.3. Vùng Tây Nguyên .......................................................................................28
1.2.4. Lưu vực sông Srêpôk ...................................................................................30
1.3. Tiểu kết chương 1 ............................................................................................. 32
Chương 2. PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ HÌNH THÀNH VÀ ẢNH HƯỞNG

ĐẾN TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG SRÊPÔK .............................................33
2.1. Các nhân tố tự nhiên ........................................................................................33
2.1.1. Vị trí địa lí và phạm vi lưu vực ...................................................................33
2.1.2. Địa chất cấu tạo ........................................................................................... 33
2.1.3. Địa chất thủy văn .........................................................................................34
2.1.4. Địa hình – Địa mạo......................................................................................38
2.1.5. Thổ nhưỡng .................................................................................................41
2.1.6. Khí hậu ........................................................................................................45
2.1.7. Biến đổi khí hậu........................................................................................... 54
2.1.8. Thủy văn ......................................................................................................55
2.1.9. Thảm thực vật .............................................................................................. 56
2.1.10. Tai biến thiên nhiên ...................................................................................58
2.2. Các nhân tố kinh tế - xã hội .............................................................................62
2.2.1. Dân số, dân cư và tập quán sản xuất ........................................................... 62
2.2.2. Các ngành kinh tế ........................................................................................64
2.2.3. Phát triển đô thị ........................................................................................... 71
2.2.4. Giao thông ...................................................................................................71
2.2.5. Các công trình khai thác nước .....................................................................72
2.3. Tiểu kết chương 2 .........................................................................................74
Chương 3. ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG
SRÊPÔK ĐẾN NĂM 2020 CÓ XÉT ĐẾN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ...............................75
3.1. Đánh giá tổng hợp tài nguyên nước lưu vực sông Srêpôk ............................ 75
3.1.1. Đánh giá tài nguyên nước mưa....................................................................75
3.1.2. Đánh giá tài nguyên nước mặt .....................................................................77
3.1.3. Đánh giá tài nguyên nước dưới đất ............................................................. 84
3.2. Đánh giá tác động xuyên biên giới lưu vực sông Srêpôk phía hạ lưu
Campuchia ...............................................................................................................90
3.2.1. Thay đổi chế độ dòng chảy trong sông........................................................90
3.2.2. Thay đổi chế độ dòng chảy năm ..................................................................91
3.2.3. Đánh giá sự dao động mức nước gây sạt lở bờ sông...................................91

3.3. Dự tính tài nguyên nước lưu vực sông Srêpôk đến 2020 có xét đến biến đổi
khí hậu ......................................................................................................................92
ii


3.3.1. Kịch bản biến đổi khí hậu cho lưu vực sông Srêpôk...................................92
3.3.2. Dự tính lượng nước đến lưu vực sông Srêpôk năm 2020 theo kịch bản biến
đổi khí hậu B2 .......................................................................................................94
3.4. Nhu cầu sử dụng nước 2010 và dự tính đến 2020 trên lưu vực sông Srêpôk
...................................................................................................................................99
3.4.1. Phân chia các tiểu lưu vực sông Srêpôk tính nhu cầu nước ........................99
3.4.2. Nhu cầu nước trên các tiểu lưu vực ...........................................................100
3.4.3. Nhu cầu nước cho đảm bảo dòng chảy tối thiểu .......................................108
3.4.4. Tổng hợp nhu cầu nước trên lưu vực sông Srêpôk năm 2010 và 2020 .....109
3.5. Tiểu kết chương 3 ...........................................................................................109
Chương 4. CÂN BẰNG NƯỚC VÀ CÁC GIẢI PHÁP KHAI THÁC, SỬ DỤNG
HỢP LÍ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG SRÊPÔK PHỤC VỤ PHÁT
TRIỂN BỀN VỮNG KINH TẾ - XÃ HỘI ..........................................................................111
4.1. Cân bằng nước trên lưu vực sông Srêpôk năm 2020 theo Quy hoạch phát
triển kinh tế - xã hội có xét đến biến đổi khí hậu ...............................................111
4.1.1. Liên kết mô đun MIKE NAM vào mô hình MIKE BASIN tính nguồn nước
đến trên lưu vực ...................................................................................................112
4.1.2. Tính cân bằng nước trên lưu vực sông Srêpôk ..........................................118
4.2. Các giải pháp khai thác, sử dụng tài nguyên nước lưu vực sông Srêpôk .125
4.2.1. Cơ sở đề xuất .............................................................................................125
4.2.2. Giải pháp khai thác sử dụng hợp lí, bảo vệ và phát triển tài nguyên nước
lưu vực sông Srêpôk bền vững ............................................................................126
4.3. Tiểu kết chương 4 ...........................................................................................143
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................................................145
1. Kết luận ..............................................................................................................145

2. Kiến nghị ............................................................................................................146
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ .........................................................147
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................................148
PHỤ LỤC BẢNG .............................................................................................................................A
PHỤ LỤC HÌNH ..............................................................................................................................N

iii


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
VIẾT ĐẦY ĐỦ

VIẾT TẮT
BĐKH

Biến đổi khí hậu

CBN

Cân bằng nước

CCN

Cụm công nghiệp

CN

Công nghiệp

DCTT


Dòng chảy tối thiểu

ĐGTH-TNN

Đánh giá tổng hợp tài nguyên nước

ĐGTNN

Đánh giá tài nguyên nước

ĐKTN

Điều kiện tự nhiên

GWP

Global Water Partnership

IWMI

International Water Management Institute

KBBĐKH

Kịch bản biến đổi khí hậu

KCN

Khu công nghiệp


KT-XH

Kinh tế - xã hội

LV

Lưu vực

LVS

Lưu vực sông

MT

Môi trường

NDĐ

Nước dưới đất

NN

Nông nghiệp

PLB

Phụ lục bảng

PLH


Phụ lục hình

PTBV

Phát triển bền vững

QLTH-LVS

Quản lí tổng hợp lưu vực sông

QLTH-TNN

Quản lý tổng hợp tài nguyên nước

QLTNN

Quản lý tài nguyên nước

TCCP

Tiêu chuẩn cho phép

TLV

Tiểu lưu vực

TN

Tự nhiên


TNN

Tài nguyên nước

TNTN

TNTN

iv


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Diện tích, độ cao và tỉ lệ độ cao địa hình LVS Srêpôk ........................................ 40
Bảng 2.2. Các nhóm đất chính trên lưu vực sông Srêpôk .................................................... 42
Bảng 2.3. Số giờ nắng tháng, năm các trạm khí tượng trong vùng (giờ) ............................ 45
Bảng 2.4. Nhiê ̣t đô ̣ trung biǹ h tháng, năm LVS Srêpôk (0C) ............................................... 46
Bảng 2.5. Bốc hơi trung bình tháng, năm (mm) ................................................................... 47
Bảng 2.6. Đô ̣ ẩ m tương đối trung bình tại các tra ̣m khí tượng (%) ..................................... 48
Bảng 2.7. Lượng mưa trung bình năm các trạm trên lưu vực sông Srêpôk ........................ 50
Bảng 2.8. Tốc độ gió trung bình tại các tra ̣m khí tượng (m/s) ............................................. 53
Bảng 2.9. Đă ̣c trưng hiǹ h thái hệ thống sông Srêpôk ........................................................... 56
Bảng 2.10. Biến động diện tích rừng trên LVS Srêpôk (ha) ................................................ 57
Bảng 2.11. Diện tích bị hạn hán các địa phương LVS Srêpôk (đến 24/3/2016) ................. 60
Bảng 2.12. Tỉ lệ tăng tự nhiên dân số các tỉnh thuộc LVS Srêpôk (%) ............................... 63
Bảng 2.13. Thực trạng sử dụng đất trên LVS Srêpôk năm 2013 ......................................... 64
Bảng 2.14. Diện tích trồng một số cây lương thực và thực phẩm năm 2013 ...................... 65
Bảng 2.15. Diện tích trồng một số cây công nghiệp ngắn ngày năm 2013 ......................... 66
Bảng 2.16. Diện tích trồng một số cây công nghiệp dài ngày 2013 .................................... 67
Bảng 2.17. Diện tích một số cây ăn quả năm 2013............................................................... 68

Bảng 2.18. Số lượng và sản lượng một số vật nuôi trên LVS năm 2013 ............................ 68
Bảng 2.19. Sản lượng, giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp LVS Srêpôk năm 2013............. 69
Bảng 2.20. Cơ cấu GDP theo giá trị thực tế năm 2013 các tỉnh thuộc LVS Srêpôk so
với cả nước (%) ............................................................................................................. 70
Bảng 2.21. Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2010, 2013 và mức độ tăng trưởng............. 70
Bảng 2.22. Số lượt khách du lich và doanh thu du lịch năm 2010 và 2013 ........................ 71
Bảng 2.23. Tổng hợp hiện trạng các công trình thủy lợi trên LVS Srêpôk (năm 2012) .... 73
Bảng 3.1. Danh sách các trạm đo mưa trên LVS Srêpôk ..................................................... 75
Bảng 3.2. Các tham số thống kê chuỗi mưa năm tại các điểm quan trắc ............................ 76
Bảng 3.3. Kết quả đo các chỉ tiêu tại chỗ một số điểm lấy mẫu 4/2013 .............................. 76
Bảng 3.4. Kết quả phân tích mẫu nước mưa lưu vực sông Srêpôk năm 2013 .................... 77
Bảng 3.5. Danh sách các tra ̣m thủy văn LVS Srêpôk ........................................................... 77
v


Bảng 3.6. Đặc trưng dòng chảy năm ta ̣i các tra ̣m thủy văn LVS Srêpôk ............................ 79
Bảng 3.7. Các tham số thống kê dòng chảy năm các trạm thuỷ văn LVS Srêpôk ............. 79
Bảng 3.8. Các tham số thống kê Qmax tại các trạm thuỷ văn trên sông Srêpôk ................... 80
Bảng 3.9. Đặc trưng dòng chảy mùa kiệt trung bình nhiều năm LVS Srêpôk.................... 82
Bảng 3.10. Đặc trưng dòng chảy trung bình nhiều năm LVS Srêpôk ................................. 82
Bảng 3.11. Độ đục trung bình nhiều năm LVS Srêpôk (g/m3) ............................................ 82
Bảng 3.12. Trữ lượng tĩnh tự nhiên một số vùng nghiên cứu LVS Srêpôk ........................ 85
Bảng 3.13. Moduyn và lưu lượng dòng ngầm trên dòng chính sông Srêpôk ..................... 85
Bảng 3.14. Tổng hợp các loại tài nguyên nước lưu vực sông Srêpôk ................................. 90
Bảng 3.15. Dung tích các hồ chứa và hệ số điều tiết các hồ ................................................ 91
Bảng 3.16. Mức tăng nhiệt độ trung bình năm vào các mùa năm 2020 so với thời kỳ 1980
– 1999 theo kịch bản phát thải trung bình (B2), (0C) .................................................. 93
Bảng 3.17. Mức thay đổi lượng mưa năm vào các mùa so với thời kỳ 1980 – 1999 theo
kịch bản phát thải trung bình (B2), (%) ........................................................................ 93
Bảng 3.18. Lượng mưa, bốc hơi trên LVS Srêpôk 2020 với Kịch bản B2 (mm) ............... 95

Bảng 3.19. Dòng chảy đến năm 2010 trên các tiểu lưu vực (m3/s)...................................... 97
Bảng 3.20. Dòng chảy đến năm 2020 với KBBĐKH B2 trên các tiểu lưu vực (m3/s) ...... 98
Bảng 3.21. Các tiểu lưu vực sông Srêpôk ........................................................................... 100
Bảng 3.22. Nhu cầu dùng nước năm 2010 cho các loại cây trồng chính trên các tiểu lưu
vực sông Srêpôk ứng với tần suất mưa thiết kế P = 85% ......................................... 102
Bảng 3.23. Nhu cầu dùng nước đến năm 2020 cho mô ̣t số loa ̣i cây trồng chính trên các
tiểu lưu vực sông Srêpôk ứng với tần suất mưa thiết kế P = 85% ............................ 103
Bảng 3.24. Định mức dùng nước trong chăn nuôi (TCVN-1995) ..................................... 103
Bảng 3.25. Nhu cầu nước cho chăn nuôi trên các TLV Srêpôk......................................... 104
Bảng 3.26. Nhu cầ u nước cho nuôi trồng thủy sản năm 2020 trên các TLV Srêpôk ....... 104
Bảng 3.27. Nhu cầu nước cho công nghiệp trên các TLV sông Srêpôk............................ 106
Bảng 3.28. Tiêu chuẩn dùng nước sinh hoạt cho từng loại đô thị (l/người/ngày) ............ 107
Bảng 3.29. Quy mô và dân số các đô thị trên LVS Srêpôk dự kiến đến 2020 .................. 107
Bảng 3.30. Nhu cầu nước cho sinh hoạt trên các tiểu lưu vực ........................................... 107
Bảng 3.31. Nhu cầu nước cho du lịch trên LVS Srêpôk .................................................... 108
Bảng 3.32. Phân phối dòng chảy tối thiểu tại Buôn Đôn và Đức Xuyên .......................... 109
Bảng 3.33. Tổng hợp nhu cầu dùng nước 2010 và 2020 trên LVS với P = 85% ............. 109
vi


Bảng 4.1. Danh sách các trạm sử dụng số liệu mưa, bốc hơi trong mô hình .................... 113
Bảng 4.2. Các trạm thủy văn được sử dụng để tính toán dòng chảy ................................. 113
Bảng 4.3. Bộ thông số mưa – dòng chảy hiệu chỉnh các trạm thủy văn............................ 114
Bảng 4.4. Kết quả đánh giá quá trình hiệu chỉnh, kiểm định tại các trạm ......................... 114
Bảng 4.5. Các hồ chứa thủy điện đưa vào mô hình trên LVS Srêpôk ............................... 116
Bảng 4.6. Lương nước thiếu theo ngành, theo tháng năm 2010 trên các TLV và nút kiểm
tra DCTT ứng với tần suất mưa thiết kế P = 85% ..................................................... 120
Bảng 4.7. Lượng nước thiế u trên các TLV sông Srêpôk năm 2010 ứng với tần suất mưa
thiết kế P = 85% ........................................................................................................... 121
Bảng 4.8. Tổng hợp lượng nước thiếu hụt 2010 trên LVS Srêpôk ứng với tần suất mưa

thiết kế P = 85% ........................................................................................................... 121
Bảng 4.9. Lượng nước thiếu theo ngành và theo tháng 2020 trên các TLV và nút kiểm tra
DCTT có xét đến BĐKH với kịch bản B2 ứng với tần suất mưa thiết kế P = 85% 123
Bảng 4.10. Lượng nước thiếu và mức đảm bảo trên các TLVS Srêpôk năm 2020 ứng với
tần suất mưa thiết kế P = 85% có xét đến BĐKH B2 ............................................... 124
Bảng 4.11. Lượng nước thiếu 2020 so với 2010 trên LVS Srêpôk ứng với tần suất mưa
thiết kế P = 85% ........................................................................................................... 124
Bảng 4.12. Tổng hợp các yếu tố tự nhiên liên quan đến TNN trên các tiểu lưu vực sông Srêpôk140
Bảng 4.13. Tổng hợp các yếu tố KT-XH liên quan đến khai thác và sử dụng nước trên
các TLV Srêpôk .......................................................................................................... 140

vii


DANH MỤC HÌNH
Hình 1. Sơ đồ tiếp cận hệ thống trong nghiên cứu TNN lưu vực sông Srêpôk .................... 7
Hình 2.1. Bản đồ hành chính lưu vực sông Srêpôk ............................................................ 32a
Hình 2.2. Bản đồ địa chất lưu vực sông Srêpôk .................................................................. 33a
Hình 2.3. Bản đồ địa chất thủy văn lưu vực sông Srêpôk .................................................. 35a
Hình 2.4. Bản đồ hình thể tự nhiên lưu vực sông Srêpôk................................................... 39a
Hình 2.5. Bản đồ thổ nhưỡng lưu vực sông Srêpôk............................................................ 42a
Hình 2.6. Biểu đồ biến trình năm của nhiệt độ tháng ........................................................... 47
Hình 2.7. Bản đồ nhiệt độ trung bình nhiều năm lưu vực sông Srêpôk ............................ 47a
Hình 2.8. Biểu đồ bốc hơi tại các trạm .................................................................................. 48
Hình 2.9. Biểu đồ nhiệt độ, độ ẩm, bốc hơi trạm Buôn Ma Thuột và Buôn Hồ ................. 49
Hình 2.10. Biểu đồ biến động lượng mưa tháng tại một số trạm ......................................... 51
Hình 2.11. Bản đồ lượng mưa trung bình nhiều năm lưu vực sông Srêpôk...................... 50a
Hình 2.12. Bản đồ mạng lưới sông suối lưu vực sông Srêpôk........................................... 55a
Hình 2.13. Bản đồ lớp phủ thực vật năm 2010 lưu vực sông Srêpôk ................................ 57a
Hình 2.14. Biểu đồ tỉ lệ tăng tự nhiên dân số các tỉnh LVS Srêpôk .................................... 63

Hình 2.15. Bản đồ sử dụng đất 2010 trên lưu vực sông Srêpôk ........................................ 66a
Hình 2.16. Bản đồ hiện trạng các công trình thủy lợi lưu vực sông Srêpôk ..................... 73a
Hình 3.1. Bản đồ moduyn dòng chảy trung bình nhiều năm lưu vực sông Srêpôk ........ ..78a
Hình 3.2. Bản đồ moduyn dòng chảy mùa lũ lưu vực sông Srêpôk .................................. 80a
Hình 3.3. Bản đồ moduyn dòng chảy mùa kiệt lưu vực sông Srêpôk ............................... 81a
Hình 3.4. Bản đồ chất lượng nước mặt lưu vực sông Srêpôk ............................................ 83a
Hình 3.5. Bản đồ moduyn dòng chảy ngầm lưu vực sông Srêpôk .................................... 86a
Hình 3.6. Bản đồ chất lượng nước nước dưới đất lưu vực sông Srêpôk ........................... 88a
Hình 3.7. Biểu đồ phân phối lượng mưa tháng năm nền và năm 2020 trạm Buôn Hồ ...... 96
Hình 3.8. Biểu đồ phân phối lượng mưa tháng năm nền và năm 2020 trạm Buôn Đôn .... 96
Hình 3.9. Biểu đồ phân phối lượng bốc hơi tại trạm Buôn Ma Thuột, Đắk Mil................. 99
Hình 3.10. Biểu đồ phân phối lượng bốc hơi tại trạm Lắk, M’Đrắk, Buôn Hồ .................. 99
Hình 3.11. Bản đồ các tiểu lưu vực tính cân bằng nước LVS Srêpôk ............................... 99a
Hình 3.12. Sơ đồ làm việc của mô hình CROPWAT ......................................................... 102
Hình 3.13. Biểu đồ nhu cầu nước năm 2010 và năm 2020 ................................................ 109
Hình 4.1. Sơ đồ quá trình áp dụng MIKE BASIN tính cân bằng nước LVS Srêpôk ....... 111
Hình 4.2. Sơ đồ mô phỏng hệ thống sông trong MIKE BASIN ........................................ 115
viii


Hình 4.3. Sơ đồ tính cân bằng nước LVS sông Srêpôk ..................................................... 117
Hình 4.4. Kết quả hiệu chỉnh đường quá trình lưu lượng thực đo và tính toán tại trạm Đức
Xuyên, với chỉ số Nash từ 78,8% ............................................................................... 118
Hình 4.5. Kết quả hiệu chỉnh đường quá trình lưu lượng thực đo và tính toán tại trạm
Giang Sơn, với chỉ số Nash 85,81% ........................................................................... 118
Hình 4.6. Kết quả hiệu chỉnh đường quá trình lưu lượng thực đo và tính toán tại trạm Cầu
14, với chỉ số Nash 80,58%......................................................................................... 119
Hình 4.7. Kết quả hiệu chỉnh đường quá trình lưu lượng thực đo và tính toán tại trạm
Buôn Đôn, với chỉ số Nash 80,8% ............................................................................. 119
Hình 4.8. Bản đồ phân bố lượng nước thiếu trên LVS Srêpôk năm 2010 ứng với tần

suất P = 85% .............................................................................................................. 121a
Hình 4.9. Bản đồ phân bố lượng nước thiếu trên LVS Srêpôk năm 2020 ứng với tần
suất P = 85% .............................................................................................................. 124a

ix


MỞ ĐẦU

I. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
Nước là hợp phần quan trọng cấu thành lớp vỏ địa lí và quyết định đến sự sống
của mọi sinh vật, nước còn là nguồn tài nguyên quí giá của đời sống xã hội, là “Vàng
xanh” trong thời đại ngày nay mà không có tài nguyên nào có thể thay thế được. Với
vòng tuần hoàn của nước, nếu xét trên phạm vi toàn cầu, nước vẫn đảm bảo sự cân
bằng và đáp ứng đủ cho mọi nhu cầu của xã hội. Song do sự phân bố không đều theo
không gian và thời gian, sự tác động của biến đổi khí hậu (BĐKH), bên cạnh đó là do vấn
đề quản lí, khai thác và bảo vệ nguồn nước không hợp lí dẫn đến tình trạng suy thoái ở
nhiều vùng, quốc gia và khu vực; chính nguyên nhân này đã làm cho tài nguyên nước
(TNN) trở nên thiếu hụt, thậm chí khan hiếm ở nhiều nơi, gây ra tiêu cực đối với môi
trường (MT) và xã hội, ảnh hưởng đến phát triển bền vững (PTBV). Vì vậy, đánh giá tài
nguyên nước (ĐGTNN) là cơ sở khoa học quan trọng nhất để thực hiện khai thác, sử
dụng và quản lí TNN hợp lí phục vụ cho PTBV kinh tế - xã hội (KT-XH).
Srêpôk là hệ thống sông lớn của Tây Nguyên, bắt nguồn từ các tỉnh Gia Lai,
Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng chảy sang Campuchia rồi đổ vào sông Mê Kông, phần
lưu vực sông (LVS) thuộc lãnh thổ Việt Nam là phần thượng nguồn. Vì vậy, đây là hệ
thống sông liên tỉnh, liên quốc gia có vai trò và ý nghĩa rất quan trọng trong phát triển
KT-XH, an ninh - quốc phòng, bảo vệ MT và đối ngoại không chỉ với Tây Nguyên mà
cho cả nước. Trong thực tế, TNN sông Srêpôk còn chi phối đến đặc điểm hoạt động
sản xuất và đời sống xã hội của LV rộng lớn này, đặc biệt là đối với nông nghiệp
(NN). Tuy nhiên, do sự phân hóa sâu sắc giữa mùa mưa và mùa khô, sự phức tạp của

địa chất - địa hình, tính đặc thù của thổ nhưỡng, thủy văn, cùng với đó là nhu cầu sử
dụng nước ngày càng tăng nhanh và sự tác động của BĐKH đã làm cho TNN của LVS
bị suy giảm mạnh, không đáp ứng được nhu cầu, làm mất tính bền vững của TNN và đe
dọa đến sự PTBV kinh tế - xã hội của LVS Srêpôk.
Cho đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu về thủy văn, về TNN trên địa
bàn Tây Nguyên và LVS Srêpôk. Tuy nhiên, các nghiên cứu này thực hiện trên toàn
lãnh thổ Tây Nguyên hoặc tập trung làm rõ đặc điểm thủy văn và TNN của LVS Srêpôk
hoặc đánh giá cho một lĩnh vực cụ thể nào đó như năng lượng, sinh hoạt, phòng chống
thiên tai… Việc nghiên cứu, vận dụng các mô hình tính toán hiện đại để đánh giá tổng
hợp tài nguyên nước (ĐGTH-TNN) phục vụ cho phát triển các ngành kinh tế và xã hội
theo hướng bền vững chưa được tiến hành.
Vì vậy, “Nghiên cứu, đánh giá tài nguyên nước lưu vực sông Srêpôk phục vụ
phát triển bền vững kinh tế - xã hội” là việc làm cần thiết, có ý nghĩa cả về mặt khoa
1


học và thực tiễn, góp phần xác lập cơ sở khoa học và thực tiễn để có hướng khai thác,
sử dụng và quản lý TNN bền vững gắn với bảo vệ MT, từ đó đảm bảo đủ nguồn nước
cho phát triển bền vững KT-XH của LVS Srêpôk và tham gia vào việc đảm bảo an
ninh quốc phòng vùng Tây Nguyên.
II. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
1. Mục tiêu nghiên cứu của luận án
- Đánh giá hiện trạng, tiềm năng nguồn nước và dự báo cân bằng nguồn nước
đến năm 2020 trên LVS Srêpôk có xét đến BĐKH.
- Đề xuất các giải pháp khai thác, sử dụng hợp lí và phát triển TNN bền vững,
phục vụ PTBV kinh tế - xã hội LVS Srêpôk đến năm 2020 và những năm tiếp theo
trong bối cảnh tác động của BĐKH.
2. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
- Tổng quan có chọn lọc các vấn đề lí luận về nghiên cứu, ĐGTNN và những
phương pháp, kết quả nghiên cứu, ĐGTNN trên thế giới, Việt Nam và LVS Srêpôk

cũng như vấn đề khai thác sử dụng TNN trong phát triển KT-XH.
- Tổng hợp, hệ thống hóa và xử lý các tài liệu liên quan đến điều kiện tự nhiên
(ĐKTN), KT-XH lưu vực sông Srêpôk.
- Khảo sát thực địa nhằm bổ sung tài liệu và kiểm tra kết quả nghiên cứu.
- Phân tích các nhân tố tự nhiên (TN), KT-XH hình thành và ảnh hưởng đến tài
nguyên nước LVS Srêpôk.
- Đánh giá tổng hợp hiện trạng và dự báo TNN đến năm 2020 có xét đến tác
động của BĐKH.
- Đánh giá thực trạng khai thác, sử dụng TNN và dự báo nhu cầu sử dụng nước
cho phát triển KT-XH của LVS Srêpôk đến năm 2020.
- Tính toán cân bằng nước (CBN) hiện trạng và dự báo đến năm 2020 có xét
đến BĐKH theo kịch bản B2 cho các tiểu LVS Srêpôk.
- Đề xuất các giải pháp khai thác, sử dụng TNN hợp lý, cũng như bảo vệ và
phát triển nguồn nước phục vụ cho phát triển bền vững KT-XH trên LVS Srêpôk đến
năm 2020 và những năm sau đó.
- Xây dựng và biên tập các bản đồ chuyên đề liên quan đến tài nguyên nước
LVS Srêpôk.
2


III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
1. Đối tượng nghiên cứu
Tài nguyên nước lưu vực sông Srêpôk thuộc phần lãnh thổ Việt Nam. Cụ thể:
+ Nghiên cứu, đánh giá về số lượng, chất lượng, động thái và sự phân bố của nước
mưa, nước mặt, nước dưới đất;
+ Vai trò, giá trị, khả năng khai thác – sử dụng của từng nguồn nước;
+ Các giải pháp khai thác, sử dung hợp lý và phát triển bền vững TNN phục vụ
cho phát triển bền vững KT-XH.
2. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành ở LVS Srêpôk phần thuộc lãnh thổ Việt Nam, xác định

theo bản đồ địa hình tỉ lệ 1:100.000 (có tham khảo phần LV thuộc lãnh thổ Campuchia).
IV. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
1. Cách tiếp cận
- Quan điểm hệ thống: Quan điểm này chỉ ra rằng, LVS Srêpôk là một bộ phận
của hệ thống TN Tây Nguyên và lãnh thổ Việt Nam. Vì vậy, nó có mối quan hệ về quá
trình phát sinh và phát triển, nên trong quá trình nghiên cứu luôn phải đặt LVS Srêpôk
trong hệ thống TN đó.
- Quan điểm tổng hợp: Quan điểm tổng hợp xem TN là một thể thống nhất hoàn
chỉnh, trong đó các thành phần, các yếu tố có quan hệ hữu cơ và biện chứng với nhau. Vì
vậy, khi nghiên cứu TNN lưu vực sông Srêpôk phải xác định được mối quan hệ của các
thành phần TN với nhau và giữa TN với KT-XH đến sự hình thành và ảnh hưởng đối với
TNN, cũng như vai trò của TNN đối với sự tồn tại và phát triển của các thành phần đó.
- Quan điểm sinh thái và PTBV: Quan điểm này chi phối việc đề xuất các giải
pháp khai thác, sử dụng hợp lý TNN đảm bảo cung cấp đủ nguồn nước phục vụ cho
phát triển KT-XH bền vững, ổn định sản xuất và sự phát triển bình thường của các hệ
sinh thái liên quan đến TNN của LVS Srêpôk.
- Quan điểm lịch sử và viễn cảnh: Mọi sự vật và hiện tượng TN cũng như xã
hội luôn luôn vận động, hay nói cách khác là không có gì tồn tại vĩnh viễn và bất biến.
Vì vậy, khi nghiên cứu TNN lưu vực sông Srêpôk phải đặt trong bối cảnh vận động
của các nhân tố khác như sự biến động của mưa, dòng chảy, thảm rừng, BĐKH, sự
phát triển dân số và các ngành kinh tế với nhu cầu dùng nước… của giai đoạn trước
2010, từ 2010 đến 2020 và sau nữa mới có thể đi đến khai thác, sử dụng hợp lí TNN.
3


2. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện các nội dung của luận án, tác giả sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp thu thập, kế thừa chọn lọc và phân tích hệ thống các nguồn tài liệu,
tư liệu liên quan đến nội dung nghiên cứu. Vận dụng phương pháp này nhằm đảm bảo
tính kế thừa, sử dụng các thông tin, số liệu đã được kiểm nghiệm, công nhận và công bố

chính thức nhằm tiết kiệm được công sức và thời gian nghiên cứu, đồng thời dùng để đối
chiếu, so sánh với thực tế và kết quả nghiên cứu.
- Phương pháp bản đồ và hệ thông tin địa lý (GIS) được sử dụng trong suốt quá
trình nghiên cứu nhằm khai thác các thông tin địa lí, sự phân bố và các mối liên hệ
không gian. Kết quả nghiên cứu cũng được thể hiện trực quan thông qua bản đồ với sự
thiết lập hệ thống thông tin địa lí.
Các bản đồ được sử dụng trong nghiên cứu gồm: bản đồ vị trí địa lí, địa hình,
địa chất – địa mạo, thổ nhưỡng, hiện trạng sử dụng đất, mưa, dòng chảy, lớp phủ thực
vật… có tỉ lệ 1/50.000 và 1/100.000 khu vực Tây Nguyên và phạm vi LVS Srêpôk.
Từ các số liệu, kết quả tính toán, mục tiêu của nội dung bản đồ, khuôn khổ luận
án thực hiện biên tập và xây dựng các bản đồ chuyên đề. Các bản đồ được vẽ trên nền
bản đồ địa hình tỷ lệ 1/100.000, sử dụng công cụ Vertical mapper trong Mapinfo.
- Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa: Phương pháp này nhằm mục đích thu
thập tài liệu bổ sung, nghiên cứu hiện trạng, thu thập ý kiến các nhà quản lí và nhân
dân địa phương về vấn đề TNN, so sánh giữa tài liệu trong phòng với thực địa... Với tư
cách là thành viên đề tài cấp Nhà nước TN3/T02, tác giả đã tham gia đi khảo sát, thu
thập tài liêu, lấy mẫu phân tích, đo đạc, phỏng vấn người dân, dự hội thảo, hội nghị
cùng các nhà quản lí và các cấp chính quyền địa phương của 5 tỉnh Tây Nguyên, trong
đó tập trung vào các địa phương thuộc LVS Srêpôk (Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông,
Lâm Đồng).
- Phương pháp mô hình: Sử dụng mô hình CROPWAT để tính nhu cầu nước cho
diện tích các loại cây trồng năm 2010 và 2020; Mô hình thủy văn MIKE BASIN để thực
hiện tính toán CBN trên các TLV, từ đó tính được nhu cầu sử dụng nước, xác định lượng
nước thiếu, khả năng đáp ứng nguồn nước cho các ngành trên các TLV sông Srêpôk.
- Phương pháp chuyên gia: Tham khảo ý kiến các chuyên gia, các nhà khoa học
đầu ngành về lĩnh vực TNN, các nhà quản lí xã hội thông qua các hội nghị chuyên
ngành, hội thảo chuyên đề, phỏng vấn trực tiếp để được tư vấn, trao đổi làm rõ những
vấn đề về TNN với phát triển KT-XH.
4



V. Luận điểm bảo vệ
- LVS Srêpôk là lưu vực xuyên biên giới, trong đó phần thuộc lãnh thổ Việt
Nam là nơi tụ thủy đầu nguồn chịu tác động mạnh mẽ của các yếu tố TN và các hoạt
động KT-XH, từ đó đã hình thành nên TNN trong vùng có tính đặc thù so với các LVS
khác ở nước ta.
- Đánh giá tổng hợp và CBN hệ thống theo các TLV là cơ sở khoa học tốt nhất
cho việc đề xuất các giải pháp khai thác, sử dụng tổng hợp TNN phục vụ phát triển
bền vững KT-XH trên LVS Srêpôk.
VI. Những đóng góp mới của luận án
- Luận án đã đánh giá, làm rõ các yếu tố TN và KT-XH hình thành và ảnh
hưởng đến số lượng, chất lượng các nguồn nước LVS Srêpôk.
- Vận dụng phương pháp luận ĐGTH-TNN vào LVS Srêpôk là nơi tụ thủy đầu
nguồn có diện tích lớp phủ thổ nhưỡng bazan lớn và hoàn toàn khác biệt với các LVS
khác của nước ta. Từ đó, đánh giá được tiềm năng và dự báo nguồn nước, nhu cầu sử
dụng nước theo các TLV sông Srêpôk hiện tại và đến năm 2020 có xét đến BĐKH.
- Luận án đã đề xuất được các giải pháp định hướng khai thác, sử dụng nước
hợp lí, phát triển và bảo vệ TNN bền vững, từ đó đảm bảo đủ nước đáp ứng cho phát
triển bền vững KT-XH trên các TLV sông Srêpôk.
VII. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
* Ý nghĩa khoa học
- Bổ sung cơ sở phương pháp luận đánh giá tổng hợp TNN theo LVS;
- Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ giúp cho việc quy hoạch, phát triển KT-XH
cũng như quản lí hiệu quả TNN gắn với bảo vệ môi trường LVS Srêpôk.
* Ý nghĩa thực tiễn
Việc nghiên cứu, ĐGTNN là cơ sở khoa học cho những giải pháp phù hợp
trong khai thác, sử dụng và bảo vệ TNN từ đó giảm thiểu được các mâu thuẫn trong sử
dụng nước, góp phần xóa đói, giảm nghèo và phát triển bền vững KT-XH thuộc phạm
vi LVS Srêpôk.
VIII. Cơ sở tài liệu

- Tài liệu khí tượng: Số liệu thống kê và số liệu dự báo của Trung tâm Khí
tượng Thủy văn quốc gia.
- Số liệu mưa từ kết quả quan trắc của 23 trạm đo mưa từ năm 1958 - 2012; Số
5


liệu dòng chảy của 16 trạm thủy văn quan trắc từ 1977 - 2012; Tài liệu nước dưới đất
của Đoàn ĐCTV-ĐCCT 704, đề tài KC02.2009, KC.08.05.
- Bản đồ địa chất các tỉnh Gia Lai, Đắk Lắk - Đắk Nông, Lâm Đồng và Tây
Nguyên, tỉ lệ 1/50.000, 1/100.000, 1/200.000 của Liên đoàn địa chất 704.
- Bản đồ thổ nhưỡng và hiện trạng sử dụng đất tỉ lệ 1/50.000, 1/100.000 của các
tỉnh Tây Nguyên.
- Báo cáo tổng hợp dự án quy hoạch thủy lợi các tỉnh Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk
Nông, Lâm Đồng (năm 2007, 2008) có bổ sung đến năm 2013.
- Niên giám thống kê 2010, 2013 các tỉnh Đắk Lắk, Gia Lai, Đắk Nông, Lâm
Đồng.
- Báo cáo hiện trạng MT các tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Lâm Đồng,
- Báo cáo tổng hợp Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH đến năm 2010, 2015,
2020 các tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Lâm Đồng, Tây Nguyên.
- Đề tài KHCN cấp Nhà nước TN3/T02: “Nghiên cứu cơ sở khoa học cho giải
pháp tổng thể giải quyết các mâu thuẫn lợi ích trong việc khai thác sử dụng tài nguyên
nước lãnh thổ Tây Nguyên” mà tác giả là thành viên tham gia thực hiện.
- Dự án QH-K.5519-QĐ/BNN: Quy hoạch sử dụng tổng hợp và bảo vệ nguồn
nước lưu vực sông Srêpôk của Viện Quy hoạch thủy lợi.
- Tài liệu, hình ảnh về dòng chảy, môi trường, các hoạt động khai thác nước, tình
hình hạn hán... do quá trình đi thực địa của tác giả thu thập được.
IX. Cấu trúc luận án
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và phụ lục, luận án gồm có 4 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận và tổng quan các nghiên cứu, đánh giá tài nguyên nước
Chương 2: Phân tích các nhân tố hình thành và ảnh hưởng đến tài nguyên nước

lưu vực sông Srêpôk
Chương 3: Đánh giá tổng hợp tài nguyên nước lưu vực sông Srêpôk đến năm
2020 có xét đến biến đổi khí hậu
Chương 4: Cân bằng nước và các giải pháp khai thác, sử dụng hợp lí tài nguyên
nước lưu vực sông Srêpôk phục vụ phát triển bền vững kinh tế - xã hội.
Luận án được triển khai theo các bước nghiên cứu sau (xem hình 1)

6


Hình 1. Sơ đồ tiếp cận hệ thống trong nghiên cứu TNN lưu vực sông Srêpôk
7


Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ
TÀI NGUYÊN NƯỚC
1.1. Cơ sở lí luận về nghiên cứu, đánh giá tài nguyên nước
1.1.1. Nước và tài nguyên nước
1.1.1.1. Nước
- Theo Luật TNN số 17/2012/QH13, quy định “Nước là tài nguyên đặc biệt
quan trọng, là thành phần thiết yếu của sự sống và môi trường, quyết định sự tồn tại,
phát triển bền vững của đất nước; mặt khác nước cũng có thể gây ra tai họa cho con
người và môi trường” [61].
Nước là một hợp phần của TN, có vai trò cực kỳ quan trọng đối với MT và các
hệ sinh thái, vì nó quyết định đến sự tồn tại, phát triển và đặc trưng của hệ. Đối với sự
phát triển của xã hội, nước không những là điều kiện tiên quyết cho sự sống mà còn là
nhân tố góp phần vào mọi quá trình của sự phát triển. Nước là tài nguyên thiên nhiên
(TNTN) đặc biệt được con người sử dụng cho nhiều mục đích và mức độ khác nhau từ
quá khứ đến hiện tại và trong tương lai. Vì vậy, thế kỷ XXI nước được đánh giá là

TNTN đứng thứ 2 sau tài nguyên con người. Từ đó, vấn đề đặt ra là nếu không sử
dụng và bảo vệ tốt TNN, cũng như không quản lý và khai thác hợp lý thì không thể có
MT sinh thái lành mạnh và PTBV.
1.1.1.2. Tài nguyên nước
TNN bao gồm nhiều loại và tồn tại ở nhiều trạng thái khác nhau. Tuy nhiên,
chú ý đặc biệt hơn cả là TNN ngọt trên lục địa ở thể lỏng, bởi đây là nguồn nước được
sử dụng trực tiếp cho mọi hoạt động. Như vậy, khi nói đến “Tài nguyên nước” trong
luận án là để chỉ TNN ngọt.
Theo Khoản 1 Điều 2 Luật Tài nguyên nước Việt Nam năm 2012 quy định:
“Tài nguyên nước bao gồm các nguồn nước mặt, nước mưa, nước dưới đất, nước biển
thuộc lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” [61].
Luận án vận dụng quan niệm TNN theo Điều Luật này làm cơ sở nghiên cứu,
tuy nhiên chỉ tập trung nghiên cứu TNN ngọt.
1.1.2. Môi trường nước
Theo Luật Bảo vệ môi trường (2014) “Môi trường bao gồm các yếu tố TN và
yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh
8


hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại phát triển của con người và thiên nhiên” [62].
MT nước là không gian đảm bảo việc duy trì sự sống và phát triển của các loài
thực và động vật sinh sống trong nước. Như vậy, MT nước là MT mà những cá thể tồn
tại, sinh sống và tương tác qua lại trong một không gian chứa nước đều bị ảnh hưởng
và phụ thuộc vào nước.
Từ quan niệm về MT nước như trên, có thể hiểu rộng ra là: MT nước là TNN
theo nghĩa rộng (MT nước mặt, MT nước ngầm), hoặc TNN được chứa đựng, tồn tại
trong một không gian nhất định nào đó theo nghĩa hẹp (MT nước của một biển, của
một con sông hay hệ thống sông, LVS, của một hồ nào đó…) có ảnh hưởng đến đời
sống, sản xuất, sự tồn tại phát triển của con người và thiên nhiên.
1.1.3. Lưu vực sông

Nước trên bề mặt đất theo quy luật chung đều chảy từ nơi cao xuống nơi thấp,
lâu ngày các dòng chảy tạo thành sông suối. Mỗi một dòng sông đều có phần diện tích
hứng và tập trung nước gọi là LVS. Hiện nay có nhiều quan niệm về LVS:
“Một lưu vực sông có thể xem như một vùng địa lý được giới hạn bởi đường
chia nước trên mặt và dưới đất. Đường chia nước trên mặt là đường nối các đỉnh cao
của địa hình. Nước từ đỉnh cao đó chuyển động theo hướng dốc của địa hình để xuống
chân dốc đó là các suối nhỏ rồi tập trung xuống các nhánh sông lớn hơn để chảy về
biển. Cứ như thế chúng tạo thành mạng lưới sông. Trên lưu vực sông, ngoài các diện
tích đất trên cạn còn có các thành phần đất chứa nước thuộc dòng chảy sông, hồ và
các vùng đất ngập nước theo từng thời kỳ. Tất cả phần bề mặt lưu vực cả trên cạn và
dưới nước đều là môi trường và nơi ở cho các loài sinh sống” [73].
Theo Khoản 8 Điều 2, Luật Tài nguyên nước Việt Nam (2012): “Lưu vực
sông là vùng đất mà trong phạm vi đó nước mặt, nước dưới đất chảy tự nhiên vào
sông và thoát ra một cửa chung hoặc thoát ra biển” [61].
Nói cách khác, LVS là phần diện tích bề mặt đất trong TN mà toàn bộ các loại
nước có ở trên đó (nước trên mặt và nước ngầm) sẽ tập trung lại cho một con sông.
1.1.4. Dòng chảy tối thiểu
Theo Nghị định số 112/2008/NĐ-CP về quản lý, bảo vệ, khai thác tổng hợp tài
nguyên và MT các hồ chứa thủy điện, thủy lợi và Nghị định số 120/2008/NĐ/CP về
Quản lí LVS trong đó có quan niệm về dòng chảy tối thiểu (DCTT): “Dòng chảy tối
thiểu là dòng chảy ở mức thấp nhất cần thiết để duy trì dòng sông hoặc đoạn sông,
bảo đảm sự phát triển bình thường của hệ sinh thái thủy sinh và bảo đảm mức tối thiểu
9


cho khai thác, sử dụng tài nguyên nước của các đối tượng sử dụng nước theo thứ tự ưu
tiên đã đươc xác định trong quy hoạch lưu vực sông” [22].
1.1.5. Phát triển bền vững và phát triển bền vững tài nguyên nước
1.1.5.1. Phát triển bền vững
Theo Ủy ban Môi trường và Phát triển thế giới (WCED) năm 1987: “Phát triển

bền vững là những thế hệ hiện tại cần đáp ứng nhu cầu của mình, sao cho không làm
hại đến khả năng các thế hệ tương lai đáp ứng các nhu cầu của họ” (dẫn theo [48]).
Đây là định nghĩa được chấp nhận một cách rộng rãi, được nhiều nước trên thế giới
ủng hộ một cách mạnh mẽ.
Theo khoản 4 điều 3 Luật Bảo vệ môi trường [62]: “Phát triển bền vững là phát
triển đáp ứng được nhu cầu của hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng
nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tăng
trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường”.
Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới về PTBV năm 2002 đã xác định “Phát triển bền
vững là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa giữa 3 mặt của
sự phát triển, gồm: phát triển kinh tế (nhất là tăng trưởng kinh tế), phát triển xã hội
(nhất là thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội; xóa đói giảm nghèo và giải quyết việc
làm) và bảo vệ môi trường (nhất là xử lý, khắc phục ô nhiễm, phục hồi và cải thiện
chất lượng môi MT; phòng chống cháy và chặt phá rừng; khai thác hợp lý và sử dụng
tiết kiệm TNTN)”.
Tiêu chí để đánh giá sự PTBV là: Sự tăng trưởng kinh tế ổn định; thực hiện tốt
tiến bộ và công bằng xã hội; khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm tài nguyên nước, bảo
vệ và nâng cao được chất lượng môi trường sống.
1.1.5.2. Phát triển bền vững tài nguyên nước
Phát triển bền vững TNN là việc sử dụng TNN đáp ứng nhu cầu của con người ở
giai đoạn hiện tại, nhưng phải đảm bảo nhu cầu cần thiết trong tương lai để phát triển kinh
tế có hiệu quả, đồng thời đảm bảo an sinh xã hội và MT bền vững.
Theo [73] phát triển bền vững TNN đòi hỏi trong khai thác, sử dụng cũng như
quản lí nguồn nước phải đạt được các yêu cầu về bền vững, có nghĩa:
- TNN phải được khai thác, sử dụng một cách hợp lí, không vượt quá giới hạn
tiềm năng của nguồn nước, để nước có đủ khả năng hồi phục hay tái tạo theo
chu trình thủy văn vốn có của TN.
- TNN phải được sử dụng một cách tiết kiệm và thật sự hiệu quả, đáp ứng được
10



nhu cầu ngày càng tăng của con người và hiệu quả sử dụng nước ngày càng cao.
Nước thực sự trở thành nguồn tài nguyên có giá trị kinh tế và quý giá.
- TNN phải được bảo vệ đặc biệt nhất là về mặt chất lượng. Phải kiểm soát và hạn
chế ô nhiễm nước, không thể để cho tình trạng ô nhiễm nước trở thành trầm trọng
và lan rộng làm giảm lượng nước sạch của con người.
- TNN là của tất cả mọi người và mọi người đều có quyền sử dụng và có trách
nhiệm bảo vệ nước. Vì thế, trong quản lí sử dụng nước phải đảm bảo tính cộng
đồng và tính công bằng và phải có sự tham gia của tất cả các thành phần có liên
quan trong xã hội, phải đóng góp cho sự phát triển xã hội.
- Để thực hiện được yêu cầu của sự PTBV, các hệ thống công trình khai thác
và sử dụng nguồn nước cũng phải là hệ thống bền vững.
* Theo [61], “Phát triển tài nguyên nước là biện pháp nhằm nâng cao khả năng
khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên nước và nâng cao giá trị của tài nguyên
nước”. Như vậy, có thể hiểu rằng phát triển TNN trước hết là tăng lượng nước khai
thác được, nhưng phải đảm bảo lượng nước đầy đủ cho nhu cầu lâu dài của nhiều thế
hệ và phải nâng cao hiệu quả, làm tăng giá trị của nước.
1.1.6. Quan điểm sử dụng bền vững tài nguyên nước
Ở nước ta quan điểm sử dụng bền vững TNN là: Quản lý TNN theo phương thức
tổng hợp, toàn diện. Quan điểm này đã được thể hiện xuyên suốt trong Chiến lược quốc
gia về tài nguyên nước năm 2006 là “Quản lý tổng hợp phải được thực hiện theo phương
thức tổng hợp và thống nhất trên cơ sở lưu vực sông. Cơ cấu sử dụng nước phải phù hợp
với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước; tài nguyên nước phải được phát triển bền vững; khai thác, sử dụng tiết kiệm,
hiệu quả, tổng hợp và đa mục tiêu. Phải coi sản phẩm nước là hàng hóa; sớm xóa bỏ cơ
chế bao cấp, thực hiện xã hội hóa các hoạt động bảo vệ, phát triển nguồn nước và cung
ứng dịch vụ nước” [77]; Đặc biệt, gần đây quan điểm quản lý tổng hợp, toàn diện TNN đã
được luật hóa và được quy định trong Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 [61].
Luận án vận dụng quan điểm phát triển và sử dụng bền vững TNN theo Chiến
lược quốc gia về tài nguyên nước và Luật tài nguyên nước 2012 cho LVS Srêpôk.

* Tiêu chí sử dụng bền vững TNN trên LVS Srêpôk:
Vận dụng quan điểm sử dụng bền vững của Việt Nam và mục tiêu nghiên cứu,
luận án đưa ra các tiêu chí sử dụng bền vững TNN trên LVS Srêpôk là:
-

Sử dụng nước hiện tại nhưng phải đảm bảo cho thời gian sau, năm sau, thế hệ
11


sau cũng được sử dụng;
-

Sử dụng nước ở thượng lưu nhưng cũng phải đảm bảo nguồn nước cho hạ
lưu sử dụng đầy đủ, đảm bảo dòng chảy tối thiểu;

-

Sử dụng luôn phải đi cùng với ĐGTNN và tìm kiếm, phát triển nguồn nước
để đảm bảo khả năng cấp nước;

-

Khai thác TNN phải đúng kỹ thuật, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, tổng hợp và
đa mục tiêu;

-

Phải coi nước là sản phẩm hàng hóa nên người dùng nước phải trả tiền để
đảm bảo công bằng và tránh lãng phí;


-

Các công trình khai thác, vận chuyển nước phải đảm bảo hiện đại về kỹ thuật
để chống việc tổn thất do rò rỉ;

-

Áp dụng các quy trình công nghệ tiên tiến, biện pháp khoa học để sử dụng
nước nhiều lần;

-

Bảo vệ rừng đầu nguồn phục hồi các hệ sinh thái rừng, phủ xanh đất trống
đồi trọc để giữ nước và tái tạo nguồn nước ngầm.

-

Phải cân đối trong sử dụng nước giữa các ngành để đảm bảo công bằng và
đạt giá trị cao nhất.

1.1.7. Vai trò của tài nguyên nước đối với phát triển kinh tế - xã hội
TNN là thiết yếu đối với cuộc sống của con người, là điều kiện tiên quyết để
phát triển KT-XH của một quốc gia.
Từ khi xuất hiện, loài người đã biết đến vai trò quan trọng của nước. Các nhà
triết học Cổ đại đã coi nước là thành phần cơ bản của vật chất hoặc coi nước là nguồn
gốc của vũ trụ. Lịch sử phát triển cho thấy các nền văn minh của loài người đều gắn
liền với các dòng sông và nguồn nước như: nền văn minh Lưỡng Hà, nền văn minh Ai
Cập ở hạ lưu sông Nil, nền văn minh sông Hằng ở Ấn Ðộ, nền văn minh Trung Quốc
với sông Hoàng Hà, nền văn minh sông Hồng ở Việt Nam, nền văn minh Khơ Me gắn với
sông Mê Kông... Ngày nay, nước là nguồn TNTN có giá trị hàng đầu cung cấp thực phẩm

và nguyên liệu cho CN, nước là yếu tố rất quan trọng trong sản xuất NN, CN, sinh hoạt,
thể thao, giải trí và cho rất nhiều hoạt động khác của con người. Ngoài ra nước còn được
coi là một khoáng sản đặc biệt vì nó tàng trữ một nguồn năng lượng lớn và có khả năng
hòa tan nhiều vật chất có thể khai thác phục vụ cho nhu cầu nhiều mặt của con người.
Vì vậy, để phát triển KT-XH thì nước là nhân tố hàng đầu, có thể nói nước là
nguồn tài nguyên quyết định sự tồn vong và phát triển của bất cứ quốc gia, dân tộc nào
trên thế giới.
12


×