Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

10 đề thi thi online bài toán hấp thụ CO2 vào dung dịch kiềm hóa 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (349.23 KB, 19 trang )

ĐỀ THI ONLINE: BÀI TOÁN HẤP THỤ CO2 VÀO DUNG DỊCH KIỀM
CHUYÊN ĐỀ: KIM LOẠI KIỀM - KIỀM THỔ - NHÔM
MÔN HÓA: LỚP 12
BIÊN SOẠN: BAN CHUYÊN MÔNTUYENSINH247.COM
Mục tiêu:
- HS hiểu được thứ tự phản ứng khi cho từ từ CO2 vào dung dịch kiềm.
- HS nắm được những công thức giải nhanh khi làm bài toán về CO2 tác dụng với dung dịch kiềm.
- Vận dụng linh hoạt các định luật như bảo toàn nguyên tố, bảo toàn điện tích để giải các bài tập về CO2 tác
dụng với dung dịch kiềm.
Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

8

8

4

I. THÔNG HIỂU (8 CÂU)
Câu 1 (ID: 305133): Hấp thụ 3,36 lít khí CO2 (đktc) vào 450 ml dung dịch NaOH 1M, sau phản ứng thu được
dung dịch A. Cô cạn dung dịch A thu được m gam rắn. Giá trị của m là:
A. 21,9 gam.

B. 12,6 gam.

C. 19,9 gam.

D. 22,7 gam.



Câu 2 (ID: 305134): Dẫn 1,12 lít CO2 (đktc) vào 80 ml dung dịch KOH 1M, sau phản ứng thu được dung dịch B.
Thêm dung dịch BaCl2 dư vào dung dịch B thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là:
A. 5,91 gam.

B. 3,94 gam.

C. 6,895 gam.

D. 7,88 gam.

Câu 3 (ID: 305135): Hấp thụ hoàn toàn 3,36 lít CO2 (đktc) vào 200 ml dung dịch Ba(OH)2 1,25M; sau phản ứng
thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là:
A. 10,6 gam.

B. 19,7 gam.

C. 39,4 gam.

D. 29,55 gam.

Câu 4 (ID: 305136): Hấp thụ hoàn toàn 0,336 lít khí CO2 (đktc) vào 200 ml dung dịch gồm NaOH 0,1M và KOH
0,1M thu được dung dịch X. Cô cạn toàn bộ dung dịch X thu được bao nhiêu gam chất rắn khan?
A. 2,44 gam

B. 2,22 gam

C. 2,31 gam

D. 2,58 gam.


Câu 5 (ID: 305137): Hấp thụ hoàn toàn 0,16 mol CO2 vào 2 lít dung dịch Ca(OH)2 0,05M được kết tủa X và dung
dịch Y. Khối lượng dung dịch Y thay đổi như thế nào so với ban đầu?
A. tăng 3,04 gam

B. giảm 3,04 gam

C. tăng 7,04 gam

D. giảm 7,04 gam

Câu 6 (ID: 305138): Thổi V (lít) khí CO2 (đktc) vào 300 ml dd Ca(OH)2 0,02M thì thu được 0,2 gam kết tủa. Giá
trị của V là:
A. 44,8 ml hoặc 89,6 ml

B. 224 ml

C. 44,8 ml hoặc 224 ml

D. 44,8 ml

Câu 7 (ID: 305139): Hấp thụ hoàn toàn 2,688 lít khí CO2 (ở đktc) vào 2,5 lít dung dịch Ba(OH)2 nồng độ a mol/l,
thu được 15,76 gam kết tủa. Giá trị của a là :
A. 0,032.

B. 0,048.

C. 0,06.

D. 0,04.


1 Truy cập trang Tuyensinh247.com để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn – Anh – Sử – Địa – GDCD
tốt nhất!


Câu 8 (ID: 305140): Cho 17,92 lít khí CO2 (đktc) tác dụng với 1 lít dung dịch KOH 1,0M. Coi thể tích dung dịch
không thay đổi. Tính nồng độ mol/l của các chất tạo thành sau phản ứng?
A. 0,6M và 0,4 M

B. 0,6M và 0,2M

C. 0,4M và 0,2M

D. 0,8M và 0,2M

II. VẬN DỤNG (8 CÂU)
Câu 9 (ID: 305141): Nung 13,4 gam hỗn hợp 2 muối cacbonat của 2 kim loại hóa trị 2, thu được 6,8 gam chất rắn
và khí X. Lượng khí X sinh ra cho hấp thụ vào 75 ml dung dịch NaOH 1M, khối lượng muối khan trong dung dịch
sau phản ứng là:
A. 6,3 gam.

B. 5,8 gam.

C. 6,5 gam.

D. 4,2 gam.

Câu 10 (ID: 305142): Hấp thụ hoàn toàn V lít khí CO2 (đktc) vào dung dịch NaOH thu được dung dịch A. Chia
dung dịch A thành 2 phần bằng nhau:
- Phần 1: trung hòa vừa đủ với 250 ml dung dịch KOH 0,1M

- Phần 2: cho tác dụng với 200 ml dung dịch BaCl2 0,1M thu được 1,97 g kết tủa.
Tính giá trị của V?
A. 0,784

B. 1,008

C. 1,568

D. 2,016

Câu 11 (ID: 305143): Cho 0,448 lít khí CO2 (ở đktc) hấp thụ hết vào 100 ml dung dịch chứa hỗn hợp NaOH
0,06M và Ba(OH)2 0,12M, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 3,940.

B. 1,182.

C. 2,364.

D. 1,970.

Câu 12 (ID: 305144): Dung dịch X chứa NaOH 0,1M và Ca(OH)2 0,35M. Hấp thụ hoàn toàn 4,48 lít khí CO2
(đktc) vào 400 ml dung dịch X thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là:
A. 14,0

B. 10,0

C. 12,0

D. 8,0


Câu 13 (ID: 305145): Cho 2,8 gam CaO tác dụng với lượng nước dư thu được dung dịch A. Sục 1,68 lít khí CO2
(đktc) vào dung dịch A thu được m gam kết tủa và dung dịch B. Đun nóng dung dịch B lại thu được m’ gam kết tủa
nữa. Giá trị của m và m’ lần lượt là:
A. 2,5 và 2,5

B. 2,5 và 5,0

C. 5,0 và 5,0

D. 2,5 và 7,5

Câu 14 (ID: 305146): Khi cho 0,02 mol hoặc 0,04 mol CO2 hấp thụ hết vào dung dịch Ba(OH)2 thì lượng kết tủa
thu được đều bằng nhau. Số mol Ba(OH)2 có trong dung dịch là:
A. 0,01

B. 0,02

C. 0,03

D. 0,04

Câu 15 (ID: 305147): Sục V lít khí CO2 (đktc) vào 1 lít dung dịch Ba(OH)2 0,12M. Khi V biến thiên từ 2,24 lít
đến 4,48 lít thì khối lượng kết tủa thu được cũng biến đổi theo, trong đó lượng kết tủa thu được ít nhất là:
A. 19,7

B. 7,88

C. 15,26

D. 9,85


Câu 16 (ID: 305148): Dẫn một lượng khí CO2 thu được khi đốt cháy một hợp chất hữu cơ vào bình nước vôi trong
thu được 5 gam kết tủa. Lọc bỏ kết tủa và đun nóng nước lọc thu được thì tạo được thêm 2,5 gam kết tủa nữa. Tính
thể tích khí CO2 ban đầu (đktc)?
A. 1,68 lít

B. 2,24 lít

C. 1,12 lít

D. 1,792 lít

III. VẬN DỤNG CAO (4 CÂU)

2 Truy cập trang Tuyensinh247.com để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn – Anh – Sử – Địa – GDCD
tốt nhất!


Câu 17 (ID: 305149): Hấp thụ hoàn toàn 0,24 mol CO2 vào 200 ml dung dịch chứa NaOH 1M và Ba(OH)2 0,5M.
Sau khi kết thúc các phản ứng, lọc bỏ kết tủa thu được dung dịch X. Cho từ từ đến hết dung dịch X vào 200 ml
dung dịch NaHSO4 0,5M, thấy thoát ra V lít khí CO2; đồng thời thu được dung dịch Y. Cho dung dịch BaCl2 dư
vào dung dịch Y thu được m gam kết tủa. Tổng giá trị của V và m gần nhất với:
A. 30,5

B. 30,0

C. 29,5

D. 29,0


Câu 18 (ID: 305150): Hỗn hợp X gồm Ba, BaO, Na, Na2O và K. Cho m gam hỗn hợp X vào nước dư thu được
3,136 lít khí H2 (đktc), dung dịch Y chứa 7,2 gam NaOH, 0,93m gam Ba(OH)2 và 0,044m gam KOH. Hấp thụ
7,7952 lít CO2 (đktc) vào dung dịch Y thu được a gam kết tủa. Giá trị của a gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 25,5 gam

B. 24,7 gam

C. 26,2 gam

D. 27,9 gam

Câu 19 (ID: 305151): Hấp thụ hết 4,48 lít khí CO2 (đktc) vào dung dịch chứa x mol KOH và y mol K2CO3 thu
được 200 ml dung dịch X. Cho từ từ đến hết 100 ml dung dịch X vào 300 ml dung dịch HCl 0,5M, thu được 2,688
lít khí (đktc). Mặt khác, cho 100 ml dung dịch X tác dụng với Ba(OH)2 dư, thu được 39,4 gam kết tủa. Giá trị của x
là:
A. 0,20

B. 0,10

C. 0,05

D. 0,30

Câu 20 (ID: 305152): Dẫn 3,584 lít khí CO2 (đktc) qua bình đựng V ml dung dịch Ba(OH)2 1M thu được 7m gam
kết tủa. Nếu dẫn 4,48 lít khí CO2 (đktc) qua bình trên thì thu được 5m gam kết tủa. Giá trị của V là:
A. 140

B. 150

C. 160


D. 170

3 Truy cập trang Tuyensinh247.com để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn – Anh – Sử – Địa – GDCD
tốt nhất!


ĐÁP ÁN

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

A


A

D

C

A

C

D

B

A

C

11

12

13

14

15

16


17

18

19

20

D

C

A

C

B

B

A

A

B

B

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

Thực hiện: Ban chuyên môn Tuyensinh247.com
Câu 1:
Phương pháp:
Bài toán CO2 tác dụng với dung dịch kiềm:
Tính tỉ lệ: nOH-/nCO2 (*)
+ (*) ≥ 2 => Chỉ tạo muối CO32+ 1 < (*) < 2 => Tạo muối CO32- và HCO3+ (*) ≤ 1 => Chỉ tạo muối HCO3Xác định thành phần các ion có trong dung dịch sau phản ứng.
Khối lượng chất rắn chính là tổng khối lượng 3 ion → Giá trị của m.
Hướng dẫn giải:
Ta có: nCO2 = 0,15 mol; nNaOH = 0,45.1 = 0,45 mol; nOH- = 0,45 mol
Ta có tỉ lệ: nOH-/ nCO2 = 0,45 : 0,15 = 3 > 2 → Chỉ tạo ra 1 muối
→ nCO3(2-) = nCO2 = 0,15 mol
nNa+ = 0,45 mol
Ta có tổng số mol các ion dương bằng tổng số mol các ion âm:
2.nCO3(2-)+ nOH- = nNa+ → 2. 0,15 + nOH- = 0,45
→ nOH- dư = 0,15 mol
Vậy khối lượng chất rắn chính là tổng khối lượng 3 ion
→ m = 0,15. 60 + 0,45. 23 + 0,15. 17 = 21,9 gam
Đáp án A
Câu 2:
4 Truy cập trang Tuyensinh247.com để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn – Anh – Sử – Địa – GDCD
tốt nhất!


Phương pháp:
Bài toán CO2 tác dụng với dung dịch kiềm:
Tính tỉ lệ: nOH-/nCO2 (*)
+ (*) ≥ 2 => Chỉ tạo muối CO32+ 1 < (*) < 2 => Tạo muối CO32- và HCO3+ (*) ≤ 1 => Chỉ tạo muối HCO3=> Thành phần dung dịch B
Khi cho B tác dụng với BaCl2 dư :
CO32- + Ba2+ → BaCO3 ↓
→ mBaCO3

Hướng dẫn giải:
Ta có: nCO2 = 0,05 mol; nKOH = 0,08 mol;
Tỉ lệ: (*) = nOH- / nCO2 = 0,08: 0,05 =1,6 → Muối thu được là CO32- và HCO3- (Ba2+ chỉ tạo kết tủa với CO32-)
Ta có: nCO3(2-) = nOH-- nCO2 = 0,08 – 0,05 = 0,03 mol
CO32-+ Ba2+ → BaCO3 ↓
0,03 mol (Vì Ba2+ dư nên tính theo CO32-)

0,03→

→ mBaCO3 = 0,03.197 = 5,91 gam
Đáp án A
Câu 3:
Phương pháp:
Bài toán CO2 tác dụng với dung dịch kiềm:
Tính tỉ lệ: nOH-/nCO2 (*)
+ (*) ≥ 2 => Chỉ tạo muối CO32+ 1 < (*) < 2 => Tạo muối CO32- và HCO3+ (*) ≤ 1 => Chỉ tạo muối HCO3Ba2++ CO32- → BaCO3↓
Khối lượng kết tủa m = mBaCO3
Hướng dẫn giải:
nCO2 = 0,15 mol; nBa(OH)2 = 0,25 mol; nOH- = 0,5 mol
Tính tỉ lệ (*) = nOH-/ nCO2 = 0,5: 0,15 = 3,33 → tạo muối CO32Ta có: nCO3(2-) = nCO2 = 0,15mol
Ba2++ CO32- → BaCO3↓
0,25 0,15→

0,15 mol

5 Truy cập trang Tuyensinh247.com để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn – Anh – Sử – Địa – GDCD
tốt nhất!


Vì CO32- hết nên số mol BaCO3 tính theo CO32Khối lượng kết tủa m = mBaCO3 = 0,15.197 = 29,55 gam

Đáp án D
Câu 4:
Phương pháp:
Bài toán CO2 tác dụng với dung dịch kiềm:
Tính tỉ lệ: nOH-/nCO2 (*)
+ (*) ≥ 2 => Chỉ tạo muối CO32+ 1 < (*) < 2 => Tạo muối CO32- và HCO3+ (*) ≤ 1 => Chỉ tạo muối HCO3Xác định thành phần các ion có trong dung dịch sau phản ứng.
Khối lượng chất rắn chính là tổng khối lượng 3 ion → Giá trị của m.
Hướng dẫn giải:
Ta có: nCO2 = 0,015 mol; nNaOH = 0,02 mol; nKOH = 0,02 mol
→ nNa+ = 0,02 mol; nK+ = 0,02 mol; nOH- = 0,04 mol
Tính tỉ lệ (*) = nOH-/ nCO2 = 0,04: 0,015 = 2,67 → tạo muối CO32- và OH- còn dư
Khi đó:
nCO3(2-) = nCO2 =0,015 mol
nNa+ = 0,02 mol; nK+ = 0,02 mol
Bảo toàn điện tích ta có: tổng số mol điện tích dương bằng tổng số mol điện tích âm
→ nNa++ nK+ = 2.nCO3(2-)+ nOH→0,02.1 + 0,02.1 = 0,015.2+ nOH→ nOH- =0,01 mol
Dung dịch X có chứa 0,015 mol CO32-, 0,01 mol OH-, 0,02 mol Na+ và 0,02 mol K+
Vậy tổng khối lượng: 0,015.60 + 0,02.23 + 0,02.39 + 0,01.17 = 2,31 gam
Đáp án C
Câu 5:
Phương pháp:
Bài toán CO2 tác dụng với dung dịch kiềm:
Tính tỉ lệ: nOH-/nCO2 (*)
+ (*) ≥ 2 => Chỉ tạo muối CO32+ 1 < (*) < 2 => Tạo muối CO32- và HCO3+ (*) ≤ 1 => Chỉ tạo muối HCO36 Truy cập trang Tuyensinh247.com để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn – Anh – Sử – Địa – GDCD
tốt nhất!


Xác định thành phần các ion có trong dung dịch sau phản ứng.
Ca2++ CO32- → CaCO3 ↓ → Khối lượng mCaCO3
Khối lượng dung dịch tăng là ∆mtăng = mCO2- mCaCO3 hoặc khối lượng dung dịch giảm = mCaCO3- mCO2

Hướng dẫn giải:
Ta có: nCa(OH)2 = 2. 0,05 = 0,1 mol; nOH- = 2. 0,1 = 0,2 mol
→ (*) = nOH-/ nCO2 = 0,2 : 0,16 = 1,25 mol → Tạo thành 2 muối CO32- và HCO3Ta có: nCO3(2-) = nOH-- nCO2 = 0,2 – 0,16 = 0,04 mol
Ca2++ CO32- → CaCO3 ↓
0,1

0,04

0,04 mol → mCaCO3 = 0,04.100 = 4 gam

Khối lượng dung dịch tăng là ∆mtăng = mCO2- mCaCO3 = 0,16.44 – 4 = 3,04 gam
Đáp án A
Câu 6:
Phương pháp:
Tính được nCa(OH)2 => nCa2+ ; nOHTính được nCaCO3
Đặt tỉ lệ k = nOH-/ nCO2
*TH1 : k ≥2, tức là chỉ sinh ra một muối.
Ta có: nCO3(2-) = nCO2 → V
*TH2 : 1 < k < 2 : thu được 2 muối, trong đó :
nCO3(2-) = nOH- - nCO2 → nCO2 → V
Hướng dẫn giải:
Ta có: nCa(OH)2 = 0,3. 0,02 = 0,006 mol;
Ta có : nCa2+ = 0,006 mol ; nOH- = 0,012 mol
nCaCO3 = 0,002mol
Đặt tỉ lệ k = nOH-/ nCO2
*TH1 : k ≥2, tức là chỉ sinh ra một muối.
Ta có: nCO3(2-) = nCO2 = 0,002 mol → V = 0,002.22,4 = 0,0448 lít = 44,8 ml
*TH2 : 1 < k < 2 : thu được 2 muối, trong đó :
nCO3(2-) = nOH- - nCO2
→0,002 =0,012- nCO2 → nCO2 = 0,01 mol → V = 0,01.22,4 = 0,224 lít = 224 ml

Vậy V có giá trị là 44,8 ml hoặc 224 ml
Đáp án C
Câu 7:
7 Truy cập trang Tuyensinh247.com để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn – Anh – Sử – Địa – GDCD
tốt nhất!


Phương pháp:
Tính được: nCO2; nBaCO3
Xết 2 trường hợp:
*Trường hợp 1: Tạo 1 muối trung hòa:
CO2 + Ba(OH)2 → BaCO3↓ + H2O
*Trường hợp 2: Tạo 2 muối:
CO2 + Ba(OH)2 → BaCO3↓ + H2O (1)
2CO2 + Ba(OH)2 → Ba(HCO3)2 (2)
Từ đó ta tính được nBa(OH)2 suy ra nồng độ của Ba(OH)2.
Hướng dẫn giải:
Ta có: nCO2 = 0,12 mol; nBaCO3 = 0,08 mol
*Trường hợp 1: Tạo 1 muối trung hòa:
CO2+ Ba(OH)2 → BaCO3↓ + H2O
0,12

0,08 mol

Ta thấy nCO2 ≠ nBaCO3 nên trường hợp này không thỏa mãn. Ta loại.
*Trường hợp 2: Tạo 2 muối:
CO2+ Ba(OH)2 → BaCO3↓ + H2O (1)
0,08

0,08 ←


2CO2+

0,08 mol
Ba(OH)2 → Ba(HCO3)2 (2)

(0,12- 0,08) → 0,02 mol
Vậy nBa(OH)2 = 0,08 + 0,02 = 0,1 mol → a = CM Ba(OH)2 = n/ Vdd = 0,1: 2,5 = 0,04M
Đáp án D
Câu 8:
Phương pháp:
Bài toán CO2 tác dụng với dung dịch kiềm:
Tính tỉ lệ: nOH-/nCO2 (*)
+ (*) ≥ 2 => Chỉ tạo muối CO32+ 1 < (*) < 2 => Tạo muối CO32- và HCO3+ (*) ≤ 1 => Chỉ tạo muối HCO3Xác định thành phần của dung dịch sau phản ứng => nồng độ mol
Hướng dẫn giải:
Ta có: nCO2 = 0,8 mol; nKOH = 1 mol → Tỉ lệ k = nKOH/ nCO2 = 1 : 0,8 = 1,25 → 1 < k < 2
→ CO2 tác dụng với KOH tạo thành 2 muối:
8 Truy cập trang Tuyensinh247.com để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn – Anh – Sử – Địa – GDCD
tốt nhất!


CO2+ KOH → KHCO3
CO2+ 2KOH → K2CO3+ H2O
Đặt nKHCO3 = x mol; nK2CO3 = y mol
Ta có: nCO2 = x + y = 0,8 mol; nKOH = x + 2y = 1 mol
Giải hệ trên ta có: x = 0,6 và y = 0,2
Ta có: CM KHCO3 = 0,6 : 1 = 0,6 M; CM K2CO3 = 0,2 : 1 = 0,2M
Đáp án B
Câu 9:
Phương pháp:

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng:
mmuối cacbonat = mchất rắn+ mCO2 tính được lượng CO2
Bài toán trở thành bài toán CO2 tác dụng với dung dịch kiềm.
Hướng dẫn giải:
Ta có: mmuối cacbonat = mchất rắn+ mCO2 → mCO2 = 13,4- 6,8 = 6,6 gam → nCO2 = 0,15 mol
Ta có: nNaOH = 0,075 mol → Tỉ lệ: k = nNaOH/ nCO2 = 0,075/ 0,15 = 0,5 <1 nên xảy ra phương trình:
CO2+ NaOH → NaHCO3
0,15 0,075

0,075 mol

→ mNaHCO3 = 0,075. 84 = 6,3 gam
Đáp án A
Câu 10:
Phương pháp:
Dung dịch A tác dụng được với KOH và dung dịch BaCl2 nên dung dịch A chứa cả 2 muối Na2CO3 và NaHCO3
CO2+ NaOH → NaHCO3 (1)
CO2+ 2NaOH → Na2CO3+ H2O (2)
- Phần 1: 2NaHCO3+ 2KOH → K2CO3+ Na2CO3+ 2H2O (3)
- Phần 2:
BaCl2+ Na2CO3 → BaCO3↓ + 2NaCl (4)
Theo PT (1) và (2) ta có: nCO2 = nNaHCO3+ nNa2CO3 → Giá trị của V
Hướng dẫn giải:
Dung dịch A tác dụng được với KOH và dung dịch BaCl2 nên dung dịch A chứa cả 2 muối Na2CO3 và NaHCO3
CO2+ NaOH → NaHCO3 (1)
CO2+ 2NaOH → Na2CO3+ H2O (2)
-Phần 1: 2NaHCO3+ 2KOH → K2CO3+ Na2CO3+ 2H2O (3)
9 Truy cập trang Tuyensinh247.com để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn – Anh – Sử – Địa – GDCD
tốt nhất!



Theo phương trình (3) ta có: nNaHCO3 = nKOH = 0,25. 0,1 = 0,025 mol
→ nNaHCO3 PT 1 = 2. 0,025 = 0,05 mol
-Phần 2: nBaCl2 = 0,02 mol; nBaCO3 = 0,01 mol
BaCl2+ Na2CO3 → BaCO3↓ + 2NaCl (4)
Ta thấy nNa2CO3 = nBaCO3 = 0,01 mol → nNa2CO3 PT 2 = 2. 0,01 = 0,02 mol
Theo PT (1) và (2) ta có: nCO2 = nNaHCO3+ nNa2CO3 = 0,05 + 0,02 = 0,07 mol → V = 0,07.22,4 = 1,568 lít
Đáp án C
Câu 11:
Phương pháp:
Bài toán CO2 tác dụng với dung dịch kiềm:
Tính tỉ lệ: nOH-/nCO2 (*)
+ (*) ≥ 2 => Chỉ tạo muối CO32+ 1 < (*) < 2 => Tạo muối CO32- và HCO3+ (*) ≤ 1 => Chỉ tạo muối HCO3Xác định thành phần trong dung dịch sau phản ứng.
Ba2+ + CO32- → BaCO3↓
Khối lượng kết tủa m = mBaCO3
Hướng dẫn giải:
Ta có: nCO2 = 0,02mol;
nBa2+ = 0,1.0,12 = 0,012 mol; nOH- = 0,1.0,06 + 0,1.0,12.2 = 0,03 mol
Tính tỉ lệ (*) = nOH-/ nCO2 = 0,03: 0,02 = 1,5 → tạo 2 muối CO32- và HCO3nCO3(2-) = nOH- - nCO2 = 0,03- 0,02 = 0,01 mol
Ba2+ + CO32- → BaCO3↓
0,012 0,01→

0,01 mol

Khối lượng kết tủa m = mBaCO3 = 0,01.197 = 1,97 gam
Đáp án D
Câu 12:
Phương pháp:
Bài toán CO2 tác dụng với dung dịch kiềm:
Tính tỉ lệ: nOH-/nCO2 (*)

+ (*) ≥ 2 => Chỉ tạo muối CO32+ 1 < (*) < 2 => Tạo muối CO32- và HCO3+ (*) ≤ 1 => Chỉ tạo muối HCO310 Truy cập trang Tuyensinh247.com để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn – Anh – Sử – Địa – GDCD
tốt nhất!


Xác định thành phần trong dung dịch sau phản ứng.
Ca2+ + CO32- → CaCO3↓
Khối lượng kết tủa m = mCaCO3
Hướng dẫn giải:
Ta có: nCO2 = 0,2mol;
nCa2+ = 0,4.0,35 = 0,14 mol; nOH- = 0,4.0,1 + 0,4.0,35.2 = 0,32 mol
Tính tỉ lệ (*) = nOH-/ nCO2 = 0,32 : 0,2 = 1,6 → tạo 2 muối CO32- và HCO3nCO3(2-) = nOH- - nCO2 = 0,32- 0,2 = 0,12 mol
Ca2+ + CO32- → CaCO3↓
0,14

0,12→

0,12 mol

Khối lượng kết tủa m = mCaCO3 = 0,12. 100 = 12 gam
Đáp án C
Câu 13:
Phương pháp:
Tính được nCaO ; nCO2
CaO + H2O → Ca(OH)2
Ta có: nCa(OH)2 = nCaO
Ta có: tỉ lệ k = nCO2/ nCa(OH)2 = 0,075 : 0,05 = 1,5 nên CO2 tác dụng với Ca(OH)2 theo 2 phương trình sau:
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + H2O (1)
2CO2+ Ca(OH)2 → Ca(HCO3)2 (2)
Lập hệ phương trình ta tính được nCaCO3 và nCa(HCO3)2
Ca(HCO3)2 → CaCO3+ CO2+ H2O (3)

Theo PT (3): nCaCO3 = nCa(HCO3)2
Từ đó ta tính được m và m’.
Hướng dẫn giải:
Ta có: nCaO = 0,05 mol; nCO2 =0,075 mol
CaO + H2O → Ca(OH)2
Ta có: nCa(OH)2 = nCaO = 0,05 mol
Ta có: tỉ lệ k = nCO2/ nCa(OH)2 = 0,075 : 0,05 = 1,5 nên CO2 tác dụng với Ca(OH)2 theo 2 phương trình sau:
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + H2O (1)
2CO2+ Ca(OH)2 → Ca(HCO3)2 (2)
Đặt nCaCO3 = x mol và nCa(HCO3)2 = y mol
Ta có : nCO2 = x + 2y = 0,075 và nCa(OH)2 = x + y = 0,05 mol
11 Truy cập trang Tuyensinh247.com để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn – Anh – Sử – Địa – GDCD
tốt nhất!


Giải hệ trên ta có:x = y = 0,025 mol
Vậy m = mcaCO3 PT1 = 0,025.100 = 2,5 gam
Ca(HCO3)2 → CaCO3+ CO2+ H2O (3)
Theo PT (3): nCaCO3 = nCa(HCO3)2 = y = 0,025 mol → m’ = 0,025.100 = 2,5 gam
Đáp án A
Câu 14:
Phương pháp:
Do cho 0,02 mol hoặc 0,04 mol CO2 hấp thụ hết vào dung dịch Ba(OH)2 thì lượng kết tủa thu được đều bằng nhau
nên chứng tỏ khi nCO2 = 0,02 mol thì kết tủa chưa bị hòa tan, còn khi nCO2 = 0,04 mol thì kết tủa bị hòa tan một
phần
- Khi nCO2 = 0,02 mol
CO2+ Ba(OH)2 → BaCO3+ H2O
- Khi nCO2 = 0,04 mol
CO2+ Ba(OH)2 → BaCO3+ H2O
+ Ba(OH)2 → Ba(HCO3)2


2CO2

Hướng dẫn giải:
Do cho 0,02 mol hoặc 0,04 mol CO2 hấp thụ hết vào dung dịch Ba(OH)2 thì lượng kết tủa thu được đều bằng nhau
nên chứng tỏ khi nCO2 = 0,02 mol thì kết tủa chưa bị hòa tan, còn khi nCO2 = 0,04 mol thì kết tủa bị hòa tan một
phần
- Khi nCO2 = 0,02 mol
CO2+ Ba(OH)2 → BaCO3+ H2O
Ta có: nCO2 = nBaCO3 = 0,02 mol
- Khi nCO2 = 0,04 mol
CO2+ Ba(OH)2 → BaCO3+ H2O
0,02

0,02

2CO2

0,02

+ Ba(OH)2 → Ba(HCO3)2

(0,04-0,02)→ 0,01
Ta có: nBa(OH)2 = 0,02+ 0,01 = 0,03 mol
Đáp án C
Câu 15:
Phương pháp:
Ta có: nBa(OH)2 = 0,12 mol; nCO2 = 0,1 mol ; nCO2 = 0,2 mol
- Tại điểm cực đại:
CO2+ Ba(OH)2 → BaCO3+ H2O

12 Truy cập trang Tuyensinh247.com để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn – Anh – Sử – Địa – GDCD
tốt nhất!


0,12

0,12

0,12

- Khi nCO2 = 0,1 mol
CO2+ Ba(OH)2 → BaCO3+ H2O
- Khi nCO2 = 0,2 mol
CO2+ Ba(OH)2 → BaCO3+ H2O
2CO2 + Ba(OH)2 → Ba(HCO3)2
Ta tính được nBaCO3
So sánh lượng kết tủa thu được trong các trường hợp trên từ đó tính được lượng kết tủa ít nhất.
Hướng dẫn giải:
Ta có: nBa(OH)2 = 0,12 mol; nCO2 = 0,1 mol ; nCO2 = 0,2 mol
- Tại điểm cực đại:
CO2+ Ba(OH)2 → BaCO3+ H2O
0,12

0,12

0,12

Vậy khi nCO2 = 0,12 mol thì lượng kết tủa đạt cực đại
Vậy khi đi từ nCO2 = 0,1 mol đến 0,12 mol thì lượng kết tủa sẽ dần tăng lên. Khi đi từ nCO2 = 0,12mol đến 0,2 mol
thì lượng kết tủa sẽ dần giảm xuống

→ Lượng kết tủa nhỏ nhất khi nCO2 = 0,1 mol hoặc 0,2 mol.
- Khi nCO2 = 0,1 mol
CO2+ Ba(OH)2 → BaCO3+ H2O
0,10

0,10

0,10 mol

Ta có: nBaCO3 = 0,1 mol
-Khi nCO2 = 0,2 mol
CO2+ Ba(OH)2 → BaCO3+ H2O
x

x

2CO2
2y

x mol
+ Ba(OH)2 → Ba(HCO3)2
y mol

Ta có: nBa(OH)2 = x + y = 0,12 mol ; nCO2 = x+ 2y = 0,2 mol
→ x = 0,04 mol ; y = 0,08 mol
Ta có: nBaCO3 = 0,04 mol
So sánh 2 trường hợp trên ta thấy nBaCO3 min = 0,04 mol → mBaCO3 min = 7,88 gam
Đáp án B
Câu 16:
Phương pháp:

Ta có: nCaCO3 lần 1; nCaCO3 lần 2
13 Truy cập trang Tuyensinh247.com để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn – Anh – Sử – Địa – GDCD
tốt nhất!


Do khi lọc kết tủa rồi đem đun nóng nước lọc thấy xuất hiện kết tủa nên CO2 phản ứng với nước vôi trong theo 2
PTHH sau:
CO2+ Ca(OH)2 → CaCO3+ H2O
2CO2 + Ca(OH)2 → Ca(HCO3)2
t
 CaCO3+ CO2+ H2O
Ca(HCO3)2 
0

→ Tổng số mol CO2 ban đầu
Hướng dẫn giải:
Ta có: nCaCO3 lần 1 = 5/100 = 0,05 mol; nCaCO3 lần 2 = 2,5/100 = 0,025 mol
Do khi lọc kết tủa rồi đem đun nóng nước lọc thấy xuất hiện kết tủa nên CO2 phản ứng với nước vôi trong theo 2
PTHH sau:
CO2+ Ca(OH)2 → CaCO3+ H2O
0,05←
2CO2

0,05 mol
+ Ca(OH)2 → Ca(HCO3)2

0,05←

0,025 mol


t
 CaCO3+ CO2+ H2O
Ca(HCO3)2 
0

0,025 →

0,025 mol

→ Tổng số mol CO2 ban đầu là nCO2 = 0,05 = 0,05 = 0,1 mol→ VCO2 = 2,24 lít
Đáp án B
Câu 17:
Phương pháp:
Ta có: nCO2; nBa2+; nOHTính tỉ lệ (*) = nOH-/ nCO2 = 0,4 : 0,24 = 1,67 → tạo 2 muối CO32- và HCO3Ba2++ CO32- → BaCO3↓ (1)
Dung dịch X có chứa Na+; HCO3 ; CO32Ta có: nNaHSO4 = nH+
Cho từ từ đến hết dung dịch X vào dung dịch NaHSO4 thì:
HCO3-+ H+ → CO2+ H2O (2)
CO32-+ 2H+ → CO2+ H2O (3)
Đặt nHCO3- pứ = x mol; nCO3(2-) pứ = y mol
Ta có: x: y = nHCO3-: nCO3(2-)
Mặt khác: nH+ = x + 2y = 0,1 mol
Giải hệ trên ta có: x và y
Vậy theo PT (2,3) ta có: nCO2 = x + y → V
14 Truy cập trang Tuyensinh247.com để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn – Anh – Sử – Địa – GDCD
tốt nhất!


Dung dịch Y có chứa:
Na+, HCO3-, CO32-, SO42Khi cho dung dịch BaCl2 dư tác dụng với dung dịch Y:
Ba2++ CO32- → BaCO3 ↓

Ba2++ SO42- → BaSO4↓
Vậy mkết tủa = mBaCO3+ mBaSO4 → Ta tính được tổng giá trị của V + m
Hướng dẫn giải:
Ta có: nCO2 = 0,24 mol;
nBa2+ = 0,2.0,5 = 0,1 mol; nOH- = 0,2.1+ 0,2.0,5.2 = 0,4 mol
Tính tỉ lệ (*) = nOH-/ nCO2 = 0,4 : 0,24 = 1,67 → tạo 2 muối CO32- và HCO3nCO3(2-) = nOH-- nCO2 = 0,4- 0,24 = 0,16 mol
nHCO3- = 2nCO2- nOH- = 2. 0,24- 0,4 = 0,08 mol
Ba2++ CO32- → BaCO3↓ (1)
0,1 0,16→

0,1 mol

Dung dịch X có chứa 0,2 mol Na+; 0,08 mol HCO3-; 0,06 mol CO32Ta có: nNaHSO4 = 0,2. 0,5 = 0,1 mol = nH+
Cho từ từ đến hết dung dịch X vào dung dịch NaHSO4 thì:
HCO3-+ H+ → CO2+ H2O (2)
CO32-+ 2H+ → CO2+ H2O (3)
Đặt nHCO3- pứ = x mol; nCO3(2-) pứ = y mol
Ta có: x: y = nHCO3-: nCO3(2-) = 0,08 : 0,06 = 4:3
Mặt khác: nH+ = x + 2y = 0,1 mol
Giải hệ trên ta có: x = 0,04 và y = 0,03
Vậy theo PT (2,3) ta có: nCO2 = x + y = 0,04 + 0,03 = 0,07 mol → V = 1,568 lít
Dung dịch Y có chứa:
(0,2 + 0,1) = 0,3 mol Na+, (0,08- x) = 0,04 mol HCO3-, (0,06- y) = 0,03 mol CO32-, 0,1 mol SO42Khi cho dung dịch BaCl2 dư tác dụng với dung dịch Y:
Ba2++ CO32- → BaCO3 ↓
0,03

0,03 mol

Ba2++ SO42- → BaSO4↓
0,1


0,1 mol

Vậy mkết tủa = mBaCO3+ mBaSO4 = 0,03.197 + 0,1.233 = 29,21 gam
Vậy tổng giá trị của V +m = 1,568 + 29,21 =30,778 gần nhất với giá trị 30,5
15 Truy cập trang Tuyensinh247.com để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn – Anh – Sử – Địa – GDCD
tốt nhất!


Đáp án A
Câu 18:
Phương pháp:
Dùng phương pháp quy đổi:
Quy đổi hỗn hợp thành các nguyên tố Na, K, Ba, O
Ta có: nNa = nNaOH
nBa = nBa(OH)2 = 0,93m/171 mol; nK = nKOH = 0,044m/56 mol
Áp dụng định luật bảo toàn electron ta có:
1.nNa+ 1.nK+ 2.nBa = 2.nO+ 2.nH2
→ 1. 0,18 + 1. 0,044m/56 + 2. 0,93m/171 = 2.nO+ 2. 0,14
→ nO = (0,044m/56 + 2.0,93m/171-0,1)/2
Ta có: mhỗn hợp X = mNa+ mK+ mBa+ mO
Từ đó ta tính được giá trị của m → nOHKhi cho CO2 hấp thụ vào dung dịch Y ta tính được số mol của CO32Ba2++

CO32- →

BaCO3 ↓

→ mBaCO3
Hướng dẫn giải:
Quy đổi hỗn hợp thành các nguyên tố Na, K, Ba, O

Ta có: nNa = nNaOH = 0,18 mol
nBa = nBa(OH)2 = 0,93m/171 mol; nK = nKOH = 0,044m/56 mol
Áp dụng định luật bảo toàn electron ta có:
1.nNa+ 1.nK+ 2.nBa = 2.nO+ 2.nH2
→ 1. 0,18 + 1. 0,044m/56 + 2. 0,93m/171 = 2.nO+ 2. 0,14
→ nO = (0,044m/56 + 2.0,93m/171-0,1)/2
Ta có: mhỗn hợp X = mNa+ mK+ mBa+ mO = 0,18.23 + 0,044m.39/56 +137. 0,93m/171+ 16. (0,044m/56 +
2.0,93m/171-0,1)/2 = m
Vậy giải phương trình trên ta có m = 25,5
Vậy nNaOH = 0,18 mol; nBa(OH)2 = 0,1387 mol; nKOH = 0,02 mol
→ nOH- = 0,4774 mol và nCO2 = 0,348 mol
Tính tỉ lệ (*) = nOH-/ nCO2 = 0,4774: 0,348 = 1,37 → tạo 2 muối CO32- và HCO3nCO3(2-) = nOH-- nCO2 =0,4774 – 0,348 =0,1294 mol
nHCO3- = 2nCO2- nOH- = 2. 0,348- 0,4774 =0,2186 mol
Ba2++

CO32- →

BaCO3 ↓

0,1387
0,1294
0,1294 mol
16 Truy cập trang Tuyensinh247.com để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn – Anh – Sử – Địa – GDCD
tốt nhất!


→ mBaCO3 = 0,1294.197 = 25,4918 gam ≈ 25,5 gam
Đáp án A
Câu 19:
Phương pháp:

Ta có: nCO2, nHCl
Nếu X có OH- dư thì X gồm K+, OH-, CO32-. Khi cho từ từ X vào H+ thì:
Ta có: nH+ = nOH- dư + 2.nCO2 = nOH- dư+ 2. 0,12 > 0,24 mol, trái với giả thiết là chỉ dùng 0,15 mol H+
Vậy X không chứa OH- dư.
Trong 100 ml dung dịch X chứa CO32-: a mol; HCO3-: b mol và K+
- Khi cho dung dịch X tác dụng với Ba(OH)2 dư thì:
HCO3-+ OH- → CO32-+ H2O
Ba2++ CO32- → BaCO3
Bảo toàn C ta có: nBaCO3 = nHCO3-+ nCO3(2-) → (1)
- Khi cho X từ từ vào dung dịch HCl:
HCO3-+ H+ → CO2+ H2O
CO32-+ 2H+ → CO2+ H2O
Đặt u, v lần lượt là số mol CO32- và HCO3- phản ứng với u/v = a/b
Ta có: nHCl = 2u + v = 0,15 mol; nCO2 = u + v = 0,12 mol
Giải hệ trên ta có: u và v
Vậy a/b = u/v → (2)
Giải hệ (1) và (2) ta có: a và b
Áp dụng bảo toàn điện tích ta có: 2.nCO3(2-)+ 1.nHCO3- = nK+ → nK+
Áp dụng bảo toàn nguyên tố C và nguyên tố K để tìm x và y.
Hướng dẫn giải:
Ta có: nCO2 = 0,12 mol, nHCl = 0,15 mol
Nếu X có OH- dư thì X gồm K+, OH-, CO32-. Khi cho từ từ X vào H+ thì:
Ta có: nH+ = nOH- dư + 2.nCO2 = nOH- dư+ 2. 0,12 > 0,24 mol, trái với giả thiết là chỉ dùng 0,15 mol H+
Vậy X không chứa OH- dư.
Trong 100 ml dung dịch X chứa CO32-: a mol; HCO3-: b mol và K+
-Khi cho dung dịch X tác dụng với Ba(OH)2 dư thì:
HCO3-+ OH- → CO32-+ H2O
Ba2++ CO32- → BaCO3
Ta có: nBaCO3 = 39,4 : 197 = 0,2 mol
17 Truy cập trang Tuyensinh247.com để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn – Anh – Sử – Địa – GDCD

tốt nhất!


Vậy khi đó theo bảo toàn C ta có: nBaCO3 = nHCO3-+ nCO3(2-)
→ 0,2 = a + b (1)
-Khi cho X từ từ vào dung dịch HCl:
HCO3-+ H+ → CO2+ H2O
CO32-+ 2H+ → CO2+ H2O
Đặt u, v lần lượt là số mol CO32- và HCO3- phản ứng với u/v = a/b
Ta có: nHCl = 2u + v = 0,15 mol; nCO2 = u + v = 0,12 mol
Giải hệ trên ta có: u = 0,03 và v = 0,09
Vậy a/b = u/v = 1/3 → 3a- b =0 (2)
Giải hệ (1) và (2) ta có: a = 0,05 và b = 0,15
Do đó trong 200 ml dung dịch X chứa 0,1 mol CO32- và 0,3 mol HCO3Áp dụng bảo toàn điện tích ta có: 2.nCO3(2-)+ 1.nHCO3- = nK+
→2.0,1 + 0,3 = nK+ → nK+ = 0,5 mol
Bảo toàn nguyên tố K ta có: x + 2y = 0,5 (3)
Bảo toàn nguyên tố C ta có: y + 0,2 = 0,1 + 0,3 (4)
Giải hệ (3) và (4) ta có: x = 0,1 và y = 0,2
Đáp án B
Câu 20:
Phương pháp:
Ta có: nCO2 (1); nCO2 (2)
- TH1: Nếu 7m chưa xảy ra sự hòa tan kết tủa (với điều kiện 2.nOH- ≥ nCO2)
- TH2: Do khi tăng lượng khí CO2 mà kết tủa giảm từ 7m xuống 5m nên ở lần 1 đã tạo ra 2 muối
Nhận thấy khi tăng 0,04 mol CO2 thì hòa tan hết 2m gam kết tủa
→ BaCO3 + CO2+ H2O → Ba(HCO3)2
→ nBaCO3 = nCO2 → 2m : 197 = 0,04 → m
→ nOH- = nBaCO3+ nCO2 → nBa(OH)2 → V
Hướng dẫn giải:
Ta có: nCO2 (1) = 0,16 mol; nCO2 (2) = 0,2 mol

-TH1: Nếu 7m chưa xảy ra sự hòa tan kết tủa (với điều kiện 2.nOH- ≥nCO2)
Khi đó nkết tủa = nCO2 = 0,16 mol
Nếu dẫn 0,2 mol CO2 đi qua Ba(OH)2 thì thu được 0,16.5/7 mol kết tủa
Khi đó ta luôn có: nOH- = nCO2+ nBaCO3 = 0,2+ 0,16.5/7
Vì 0,2 + 0,16.5/7 < 2.nCO2 (2.0,16) → Không thỏa mãn điều kiện nên loại.
18 Truy cập trang Tuyensinh247.com để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn – Anh – Sử – Địa – GDCD
tốt nhất!


-TH2: Do khi tăng lượng khí CO2 mà kết tủa giảm từ 7m xuống 5m nên ở lần 1 đã tạo ra 2 muối
Nhận thấy khi tăng 0,04 mol CO2 thì hòa tan hết 2m gam kết tủa
→ BaCO3+ CO2+ H2O → Ba(HCO3)2
→ nBaCO3 = nCO2 → 2m : 197 = 0,04 → m = 3,94 gam
Ta luôn có: nOH- = nBaCO3+ nCO2 = 3,94. 7: 197 + 0,16 = 0,30 mol
→ nBa(OH)2 = 0,15 mol → V = 0,15/1 = 0,15 lít = 150 ml
Đáp án B

19 Truy cập trang Tuyensinh247.com để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn – Anh – Sử – Địa – GDCD
tốt nhất!



×