Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Chủ trương đoàn kết tôn giáo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong thời kỳ 1930 - 1945

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.29 MB, 101 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
---------------

NGUYỄN THỊ LIÊN

CHỦ TRƯƠNG ĐOÀN KẾT TÔN GIÁO
CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
TRONG THỜI KỲ 1930 – 1945

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

HÀ NỘI – 2011


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
---------------

NGUYỄN THỊ LIÊN

CHỦ TRƯƠNG ĐOÀN KẾT TÔN GIÁO
CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
TRONG THỜI KỲ 1930 – 1945

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ
Chuyên ngành : Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Mã số
: 60 22 56

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. ĐỖ QUANG HƯNG



HÀ NỘI – 2011


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................ 2
3. Mục đích, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu..................................................... 4
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu. .................................................. 5
5. Đóng góp của luận văn .................................................................................. 5
6. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài........................................................................... 5
7. Bố cục của luận văn. ..................................................................................... 6
NỘI DUNG....................................................................................................... 7
Chương I: Khái quát về tình hình xã hội và đặc điểm tôn giáo ở Việt Nam
thời kỳ 1930 – 1945 .......................................................................................... 7
1.1. Vài nét về bối cảnh chính trị, xã hội, văn hoá Việt Nam ........................... 7
1.2. Các tôn giáo chính ở Việt Nam với đời sống chính trị - xã hội ............... 15
1.2.1. Xuất hiện hai tôn giáo nội sinh ............................................................. 15
1.2.2. Các tôn giáo truyền thống với đời sống chính trị - xã hội .................... 18
Chương II: Chủ trương đoàn kết tôn giáo của Đảng Cộng sản Việt Nam
giai đoạn 1930 – 1945: Từ lý luận đến thực tiễn......................................... 30
2.1. Những luận điểm cơ bản của các nhà kinh điển Chủ nghĩa Mác - Lênin về
tôn giáo và nhận thức của Đảng Cộng sản Việt Nam trong việc giải quyết vấn
đề tôn giáo ....................................................................................................... 30
2.1.1. Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo ................ 30
2.1.2. Vấn đề tôn giáo qua các văn kiện Đảng ............................................... 38

98



2.1.3. Một số quan điểm về tôn giáo của các nhân vật lãnh đạo Đảng ta qua
trường hợp Tổng Bí thư Lê Hồng Phong, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ ............ 49
2.2. Các tôn giáo trong cuộc vận động giải phóng dân tộc ............................. 58
2.2.1. Các tôn giáo với những cao trào cách mạng ........................................ 58
2.2.2. Thái độ của các tôn giáo với cách mạng tháng Tám……………………81
MỘT VÀI NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ ................................................... 88
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 95
PHỤ LỤC

99


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tôn giáo là một hiện tượng thuộc hình thái ý thức, tư tưởng và cũng là
một hiện tượng xã hội. Từ xa xưa, tôn giáo đã sớm xuất hiện, nó tồn tại lâu
dài với con người bởi trong quá trình sinh sống con người luôn phải đối mặt
với nhiều vấn đề mà bản thân con người không phải khi nào cũng lý giải và
giải quyết được. Tôn giáo luôn có đất sống khi con người còn có nhu cầu
được an ủi, được che chở, được siêu thoát khỏi cõi trần.
Việt Nam là một quốc gia nằm ở giữa ngã ba đường của Đông Nam Á,
có bờ biển dài chạy suốt chiều dài đất nước, là cầu nối Đông – Tây nên đây là
nơi tụ hợp, giao lưu của các nền văn hoá, tôn giáo, tín ngưỡng. Cũng chính vì
có vị trí địa lý đặc biệt như vậy mà Việt Nam trong nhiều thế kỷ luôn bị các
thế lực nhòm ngó, kẻ thù cũng lợi dụng tôn giáo, tín ngưỡng như một công cụ
để thực hiện ý đồ chống phá, thôn tính Việt Nam. Vì vậy giải quyết vấn đề
tôn giáo trong một quốc gia đa tôn giáo, đa dân tộc là vấn đề nhạy cảm và còn
khó khăn hơn khi quốc gia ấy đang phải đối mặt với nhiều kẻ thù, đất nước
chưa thống nhất về một mối, nhân dân chưa giành được chính quyền. Đại

đoàn kết toàn dân trong tình thế ấy là một việc cấp thiết, Đảng Cộng sản Việt
Nam non trẻ mới ra đời đã kiên định với đường lối nhất quán: tôn trọng quyền
tự do tín ngưỡng của nhân dân, đoàn kết tôn giáo, đoàn kết nhân dân đánh đổ
kẻ thù xâm lược.
Khi hệ thống xã hội chủ nghĩa còn tồn tại, do ảnh hưởng sâu sắc và kéo
dài của tư tưởng tả khuynh, không phải nước nào cũng thành công trong việc
giải quyết vấn đề tôn giáo. Đảng ta, trong sự nghiệp cách mạng nói chung và
trong thời kỳ vận động cách mạng tháng Tám (1930-1945) nói riêng đã có
những thành tựu đặc biệt. Vì vậy, cần tiếp tục có những nghiên cứu tổng kết

1


tốt hơn những kinh nghiệm quí báu ấy, tất nhiên có cả những hạn chế mang
tính lịch sử của nó.
Đảng Cộng sản Việt Nam đã dựa trên học thuyết Mác – Lênin và tư
tưởng Hồ Chí Minh cùng với hoàn cảnh lịch sử cụ thể của Việt Nam để xây
dựng đường lối, chính sách tôn giáo. Đảng đã từng bước giải quyết tốt vấn đề
tôn giáo, góp phần quan trọng trong những thắng lợi sau này và còn có ý
nghĩa lâu dài trong công cuộc bảo vệ, xây dựng đất nước.
Ngày nay, việc tiếp tục thực hiện chính sách đổi mới về tôn giáo nói
chung và chủ trương đại đoàn kết dân tộc, tôn giáo nói riêng vẫn có ý nghĩa
thời sự, khi mà các thế lực thù địch vẫn không hề từ bỏ mưu đồ lợi dụng tôn
giáo nhằm làm suy giảm sức mạnh của dân tộc Việt Nam.
Đề tài “ Chủ trương đoàn kết tôn giáo của Đảng giai đoạn 1930 - 1945”
được chọn làm luận văn thạc sỹ khoa học với mong muốn góp phần làm sáng
tỏ hơn đường lối đúng đắn trong việc giải quyết vấn đề tôn giáo – dân tộc của
Đảng Cộng sản Việt Nam non trẻ, đồng thời luận văn khi hoàn thành là một
tài liệu khoa học phục vụ nghiên cứu chuyên môn và giảng dạy lịch sử.


2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Tôn giáo luôn có vị trí quan trọng trong đời sống xã hội, nó gắn liền với
đời sống chính trị, văn hoá của một quốc gia. Vì vậy, nghiên cứu về tôn giáo
và chính sách tôn giáo của một Nhà nước là mối quan tâm của nhiều nhà khoa
học, và nó được tiếp cận dưới nhiều góc độ khác nhau.
Đã có nhiều công trình nghiên cứu về tôn giáo và chính sách tôn giáo
của Đảng và Nhà nước như: Đặng Nghiêm Vạn, Lý luận về tôn giáo và tình
hình tôn giáo ở Việt Nam (Nxb Chính trị Quốc gia, 2005); Hoàng Văn Chức,
Quản lý nhà nước về tôn giáo và dân tộc (Nxb Đại học Quốc gia, 2002); Bùi
Đức Luận, Quản lý hoạt động tôn giáo: Cơ sở lý luận và thực tiễn (Nxb Tôn

2


giáo, 2005); Nguyễn Thanh Xuân, Một số tôn giáo ở Việt Nam (Nxb Tôn
giáo, 2005).
Nhận thức và chủ trương của Đảng về vấn đề tôn giáo: Ban tư tưởng
Văn hoá Trung ương, Vấn đề tôn giáo và chính sách tôn giáo của Đảng Cộng
sản Việt Nam (Nxb Chính trị Quốc gia, 2002); Ban Tôn giáo chính phủ, Tập
văn bản về tổ chức và đường hướng hành đạo của các tôn giáo tại Việt Nam
(Nxb Tôn giáo, 2003); Đỗ Quang Hưng, Vấn đề tôn giáo trong cách mạng
Việt Nam – lý luận và thực tiễn (Nxb Chính trị Quốc gia, 2007);
Một số công trình về hoạt động tôn giáo và những kinh nghiệm trong
công tác quản lý tôn giáo, đấu tranh chống lợi dụng tôn giáo: Trần Quốc Huy,
Công tác đoàn kết thanh niên vùng tôn giáo, dân tộc (Nxb Thanh Niên,
2003); Công an nhân dân, Công tác an ninh trong quản lý Nhà nước đối với
hoạt động tôn giáo ở Việt Nam (2002); Công an nhân dân, Đấu tranh phòng
chống hoạt động lợi dụng tôn giáo xâm phạm an ninh quốc gia (2002).
Các bài viết trên các tạp chí chuyên ngành; các công trình nghiên cứu
chuyên khảo; các bài viết trong các cuộc hội thảo về tôn giáo, dân tộc.

Nhìn chung các công trình nghiên cứu trên tập trung theo hai hướng:
thứ nhất là các lý luận chung và các đường lối chính sách của Đảng ta về tôn
giáo sau cách mạng tháng Tám năm 1945; thứ hai là ca ngợi, hun đúc tinh
thần đại đoàn kết dân tộc - tôn giáo của nhân dân ta trong cách mạng dân tộc
dân chủ nhân dân.
Chúng ta cần phải có những công trình khoa học chuyên biệt nghiên
cứu việc giải quyết vấn đề tôn giáo của Đảng ta trong các giai đoạn cụ thể. Đề
tài của chúng tôi là một trường hợp như vậy.
Luận văn được triển khai trên cơ sở tiếp thu những thành tựu của cách
nhà nghiên cứu đi trước và có đóng góp về mặt thực tiễn trong nghiên cứu
chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về tôn giáo.

3


3. Đối tượng, mục đích, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu về chủ trương đại đoàn kết tôn giáo của Đảng
trong giai đoạn 1930 – 1945, nghiên cứu tư tưởng của các nhà lãnh đạo tiêu
biểu của Đảng ta trong giai đoạn này về tôn giáo, các văn bản, văn kiện của
Đảng về đoàn kết dân tộc trong đó có đồng bào tôn giáo và thái độ các tôn
giáo đối với chủ trương trên của Đảng.
3.2. Mục đích nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu chủ trương đoàn kết tôn giáo của Đảng
trong giai đoạn 1930 – 1945 đồng thời làm rõ hơn ý nghĩa, vai trò của đường
lối trên đối với công cuộc xây dựng, bảo vệ tổ quốc của Đảng và Nhà nước
trong những giai đoạn sau này.
3.3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ tình hình, đặc điểm tôn giáo của nước ta và vị trí của nó trong
đời sống chính trị - xã hội giai đoạn 1930 – 1945.

- Làm rõ những nhận thức của Đảng ta về tôn giáo và việc xác định
những đường lối, chủ trương cụ thể vận động đồng bào tôn giáo trong cuộc
vận động cách mạng tháng Tám cũng như thái độ của các tôn giáo với đường
lối, chủ trương của Đảng.
- Đánh giá kết quả, kinh nghiệm của đường lối vận động các tôn giáo
của Đảng ta giai đoạn 1930 – 1945.
3.4. Phạm vi nghiên cứu.
Luận văn tập trung nghiên cứu tình hình, đặc điểm tôn giáo và chủ
trương vận động đồng bào tôn giáo của Đảng Cộng Sản Việt Nam giai đoạn
1930 – 1945.

4


4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu.
4.1. Cơ sở lý luận
Luận văn dựa trên quan điểm của Chủ nghĩa Mác – Lênin về vấn đề tôn
giáo trong cách mạng vô sản, tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo, tín ngưỡng
trong cách mạng Việt Nam cũng như quan điểm, chủ trương và đường lối về
tôn giáo của Đảng ta trong cách mạng dân tộc dân chủ.
4.2. Phương pháp nghiên cứu.
Phương pháp lịch sử, phương pháp logic và phương pháp duy vật biện
chứng là các phương pháp cơ bản được sử dụng, bên cạnh đó luận văn còn
kết hợp sử dụng các phương pháp tổng hợp, phương pháp phân tích, phương
pháp so sánh…

5. Đóng góp của luận văn
Luận văn trình bày những chính sách, đường lối của Đảng Cộng sản
Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945 và tái dựng laị mối quan hệ tôn giáo – dân
tộc từ đó làm rõ hơn ý nghĩa, vai trò của chính sách đoàn kết tôn giáo của

Đảng ta từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho công tác tôn giáo trong
lịch sử cũng như những giai đoạn sau này.
Luận văn cũng là nguồn tư liệu khoa học phục vụ công tác nghiên cứu,
giảng dạy lịch sử nói chung và lịch sử Đảng nói riêng.

6. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Tôn giáo và dân tộc luôn là vấn đề lớn ở nước ta. Chủ trương đoàn kết
tôn giáo, tôn trọng tự do tín ngưỡng của Đảng là đúng đắn song vẫn còn rất
nhiều vấn đề đặt ra trong thực tiễn. Luận văn làm rõ thêm một số lý luận về
đoàn kết tôn giáo và vai trò của đoàn kết tôn giáo đối với cách mạng Việt

5


Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng ta trong giai đoạn 1930 – 1945. Từ đó có
những liên hệ cần thiết với việc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân hiện nay
mà vấn đề tôn giáo – dân tộc luôn là mối quan tâm đặc biệt của Nhà nước ta.

7. Bố cục của luận văn.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn
chia làm hai chương:
Chương I: Khái quát về tình hình xã hội và đặc điểm tôn giáo ở Việt
Nam thời kỳ 1930 – 1945
Chương II: Chủ trương đoàn kết tôn giáo của Đảng Cộng sản Việt
Nam thời kỳ 1930-1945: Từ lý luận đến thực tiễn

6


NỘI DUNG

Chương I: Khái quát về tình hình xã hội và đặc điểm
tôn giáo ở Việt Nam thời kỳ 1930 – 1945
1.1. Vài nét về bối cảnh chính trị, xã hội, văn hoá Việt Nam
Sau chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1919), tuy là nước thắng trận
nhưng Pháp lại chịu nhiều tổn thất lớn. Những vùng giàu có nhất nước Pháp,
đặc biệt là các vùng công nghiệp phát triển, bị tàn phá nặng nề; nhiều nghành
công nghiệp bị đình trệ. Nước Pháp trở thành con nợ kếch xù. Thực trạng
khủng hoảng này đã thôi thúc chính phủ Pháp phải tìm biện pháp thúc đẩy
nhanh nền sản xuất trong nước đồng thời đẩy mạnh khai thác thuộc địa, nhất
là ở Đông Dương, nhằm nhanh chóng hàn gắn vết thương chiến tranh, phục
hồi nền kinh tế và khôi phục vị trí của nước Pháp trên trường quốc tế.
Trong dự luật khai thác thuộc địa được Albert Sarraut trình bày trước
Quốc hội Pháp ngày 12 tháng 4 năm 1921 và được đưa vào công trình “Việc
khai thác thuộc địa của Pháp” xuất bản năm 1923 tại Paris thì mục đích trọng
yếu của việc khai thác thuộc địa, về mặt kinh tế, không phải chỉ nhắm đến
nông phẩm nhiệt đới mà còn là những nguồn tài nguyên thiên nhiên dưới lòng
đất, tức là mỏ quặng. Đây là hai loại sản phẩm đặc biệt quan trọng đối với nền
kinh tế chính quốc sau chiến tranh. Dự luật này đã viết:
“Trong toàn bộ hệ thống thuộc địa của chúng ta, chương trình này lựa
chọn và nhằm vào những trung tâm chính về sản xuất nguyên liệu và thực
phẩm cần cho chính quốc, những kho báu lớn về tài nguyên thiên nhiên,
những vựa lúa, những vùng trồng trọt quy mô lớn, những vùng rừng đại ngàn,
những vùng mỏ quặng lớn nhất, nói tóm lại những điểm chính mà nước Pháp

7


có thể tận khai, ở mức cao nhất những nguồn lợi có ích cho nó bởi nơi đây là
nguyên liệu béo, nơi kia là ngũ cốc, nơi kia nữa là bông sợi, xa hơn là đàn gia
súc, nơi khác là rừng, nơi khác nữa là kim loại”34, tr.28.

Để thực hiện chương trình này, Dự luật cũng đề ra những biện pháp cụ
thể như:
“Trước hết, tạo ra những điều kiện cho tất cả mọi cố gắng, hệ thống hoá
đường giao thông cần thiết để tiến vào những vùng trung tâm sản xuất và nối
chúng với các hải cảng bằng hệ thống đường sắt. Trang bị cho những hải cảng
đó, sao cho, có thể tạo thuận lợi dễ dàng cho việc vận chuyển lớn bằng đường
biển. Tăng khả năng sản xuất hiện có của những vùng được nhằm vào, mở
rộng diện tích khai thác, đưa chúng vào trồng trọt, tăng số lượng sản phẩm,
giá trị và chủng loại đối với những thứ mà cả trong lòng đất và trên mặt đất có
thể cung cấp, hoặc là bằng những phương tiện tưới tiêu, hoặc là bằng việc
trồng trọt được cơ khí hoá, hoặc là bằng những nguồn tài nguyên được khai
thác một cách khoa học…”34, tr.30.
Các lĩnh vực đầu tư của Pháp đối với Việt Nam có sự thay đổi vị trí rất
lớn. Nếu như ngành khai khoáng chiếm vị trí hàng đầu trong cuộc khai thác
thuộc địa lần thứ nhất, thì ở cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai này nông
nghiệp là ngành đứng đầu trong các ưu tiên đầu tư vốn của Pháp. Nền kinh tế
nông nghiệp thuộc địa bị khai thác một cách tổng lực, trong đó đặc biệt chú
trọng đến đồn điền. Tuy nhiên các chủ đồn điền người Pháp và người Việt
vẫn khai thác theo lối phát canh thu tô kiểu phong kiến và tiền tư bản với mục
đích bóc lột lao động sống mà không quan tâm tới đầu tư kỹ thuật.
Do sự du nhập của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, tình hình
kinh tế Việt Nam có sự biến đổi: quan hệ kinh tế nông thôn bị phá vỡ, hình
thành những đô thị mới, những trung tâm kinh tế và tụ điểm dân cư mới.
Nhưng thực dân Pháp không du nhập một cách hoàn chỉnh phương thức tư

8


bản chủ nghĩa vào Việt Nam, mà vẫn duy trì quan hệ kinh tế phong kiến. Vì
thế, nước ta không thể phát triển lên chủ nghĩa tư bản một cách bình thường,

nền kinh tế nước ta bị kìm hãm và phụ thuộc vào kinh tế Pháp.
Dưới sự ảnh hưởng của các cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp,
xã hội Việt Nam có sự phân hoá giai cấp sâu sắc, đặc biệt là sự phát triển cả
về chất và lượng của giai cấp công nhân Việt Nam. Trong cuộc khai thác
thuộc địa lần thứ nhất của Pháp, giai cấp công nhân Việt Nam đã hình thành.
Đến cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai, số lượng công nhân Việt nam tăng
lên đáng kể, từ 10 vạn năm 1914 lên hơn 22 vạn năm 1929. Tuy con non trẻ
và số lượng chỉ chiếm 1% số dân, nhưng giai cấp công nhân Việt Nam sống
khá tập trung ở các thành phố, các trung tâm công nghiệp, các cơ sở kinh tế tư
bản, các đồn điền. Công nhân Việt Nam ngoài những đặc điểm chung của giai
cấp công nhân quốc tế đồng thời còn có những đặc điểm riêng như: hầu hết
xuất thân từ nông dân nên có nhiều mối quan hệ gần gũi với giai cấp nông
dân; ra đời trước giai cấp tư sản dân tộc; phải chịu ba tầng áp bức của đế
quốc, phong kiến và tư sản; sinh ra ở một đất nước có truyền thống văn hoá
tốt đẹp, truyền thống yêu nước chống ngoại xâm; sớm tiếp thu những tiến bộ
của thời đại và “nhanh chóng trở thành một lực lượng chính trị tự giác, thống
nhất khắp Bắc Trung Nam…” 13, tr.551.
Phong trào dân tộc Việt Nam có những bước chuyển biến cả về nội
dung và hình thức, những chuyển biến đó bắt nguồn từ trong sự chuyển biến
kinh tế, xã hội, văn hoá của đất nước và sự tác động của tình hình thế giới đó
là sự xuất hiện của một chế độ xã hội mới - chế độ xã hội chủ nghĩa và sự
thức tỉnh của các dân tộc bị nô lệ, bị áp bức.
Có thể nói, cho đến tận cuối thế kỷ XIX, hệ tư tưởng phong kiến với
các quy chuẩn của Nho giáo vẫn bao trùm xã hội Việt Nam, bước sang thế kỷ
XX, hệ ý thức ấy không còn là trụ cột nữa. Các tư tưởng tư sản và chủ nghĩa

9


xã hội đã có vị trí và ngày càng khẳng định sự thắng thế. Cùng với sự biến đổi

về tư tưởng xã hội thì tư tưởng về tôn giáo cũng có những biến đổi cơ bản
trong giai đoạn này. Vẫn còn có khoảng cách giữa hệ ý thức xã hội chủ nghĩa
và các tôn giáo song giai đoạn này tư tưởng tả khuynh về tôn giáo trong
những người cộng sản đã giảm đi, họ đã xác định vị trí các vấn đề tôn giáo
trong việc thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản.
Đến năm 1929, phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt
Nam đã phát triển mạnh mẽ, cùng với sự xuất hiện của ba tổ chức: Hội Việt
Nam cách mạng thanh niên; Tân Việt Cách mạng đảng; Việt Nam Quốc dân
đảng) đánh dấu một bước tiến dài trong phong trào dân tộc. Yêu cầu khách
quan cần có một đảng thống nhất lãnh đạo các phong trào cách mạng đã tác
động vào các tổ chức tiền cộng sản, dẫn đến sự đấu tranh nội bộ và sự phân
hoá tích cực trong các tổ chức này, hình thành nên các tổ chức cộng sản ở
Việt Nam: Đông Dương Cộng sản Đảng (6/1929); An Nam Cộng sản Đảng
(8/1929); Đông Dương Cộng sản Liên đoàn (9/1929).
Như vậy, chỉ trong một thời gian ngắn, Việt Nam xuất hiện ba tổ chức
cộng sản, điều đó chứng tỏ xu thế thành lập Đảng Cộng sản đã trở thành tất
yếu của phong trào dân tộc, dân chủ ở Việt Nam.
Ngày 27/10/1929, Quốc tế Cộng sản gửi những người cộng sản ở Đông
Dương tài liệu Về việc thành lập một Đảng Cộng sản ở Đông Dương, yêu cầu
những người cộng sản Đông Dương phải khắc phục ngay sự chia rẽ giữa các
nhóm cộng sản và thành lập một đảng của giai cấp vô sản.
Nguyễn Ái Quốc đã rời Xiêm đến Trung Quốc, Người chủ trì Hội nghị
hợp nhất Đảng tại Hương Cảng, Trung Quốc. Hội nghị đã nhất trí với năm
điểm lớn theo đề nghị của Nguyễn Ái Quốc và quyết định hợp nhất các tổ
chức cộng sản, lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam.

10


Các văn kiện Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt và Chương trình

tóm tắt của Đảng thông qua tại Hội nghị được hợp thành Cương lĩnh chính trị
đầu tiên của Đảng.
Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam là kết quả của sự kết hợp giữa
chủ nghĩa Mác – Lênin – tư tưởng tiên tiến của thời đại với phong trào công
nhân và phong trào yêu nước Việt Nam.
Sự ra đời của Đảng chứng tỏ giai cấp công nhân nước ta đã trưởng
thành và đủ khả năng đảm nhiệm vai trò lãnh đạo cách mạng Việt Nam đồng
thời chấm dứt cuộc khủng hoảng đường lối cứu nước từ cuối thế kỷ trước.
Đảng ra đời làm cho cách mạng Việt Nam trở thành một bộ phận khăng khít
của cách mạng thế giới.
Dưới tác động của cuộc khủng hoảng, nền kinh tế Việt Nam trở nên
tiêu điều, thảm hại. Sự phân cực giàu nghèo càng sâu sắc hơn. Hậu quả của
cuộc khủng hoảng là vô cùng tàn khốc đối với mọi tầng lớp nhân dân, trước
hết là công nhân và nông dân.
Để giảm bớt khó khăn cho chính quốc, thực dân Pháp đã ra sức vơ vét,
bóc lột các thuộc địa, mâu thuẫn giữa dân tộc ta với đế quốc Pháp và bè lũ tay
sai phát triển gay gắt hơn. Lúc này, công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở
Liên Xô phát triển mạnh, mô hình Xô Viết được tuyên truyền sâu rộng tạo
niềm hi vọng lớn trong các tầng lớp nhân dân Việt Nam.
Cao trào cách mạng 1930 – 1931 diễn ra mạnh mẽ ở khắp cả ba miền
Bắc, Trung, Nam. Vùng Nghệ An và Hà Tĩnh trở thành đỉnh cao của cao trào
với nhiều cuộc đấu tranh quy mô lớn của nông dân dưới hình thức biểu tình
có vũ trang tự vệ, tiến công vào cơ quan chính quyền địch ở địa phương.
Tình hình chính trị, kinh tế, xã hội ở Đông Dương nói chung và Việt
Nam nói riêng, đang từng bước có những biến đổi. Từ cuối năm 1935, đầu
năm 1936 nền kinh tế xứ thuộc địa Đông Dương có dấu hiệu phục hồi trên

11



một số lĩnh vực, tuy nhiên còn tiêu điều, kiệt quệ do hậu quả của thời kỳ
khủng hoảng trầm trọng kéo dài. Chính sách của chính phủ Pháp vẫn là chính
sách bảo hộ giới tư bản tài phiệt. Ba thủ đoạn quen thuộc mà chính quyền
Thực dân tiếp tục áp dụng để bóc lột quảng đại quần chúng nhân dân bản xứ
là sưu thuế, độc quyền (muối, rượu, thuốc phiện) và lạm phát tiền tệ. Chính
sách này làm cho cuộc sống của tất cả dân chúng Đông Dương từ công nhân,
nông dân, công chức, giáo viên …bấp bênh. Ngay cả giới tư sản, địa chủ bản
xứ vẫn cảm thấy môi trường kinh doanh quá ngột ngạt, vận mệnh bấp bênh.
Đây chính là cơ sở cho bước phát triển mới của phong trào dân tộc dân chủ,
chống thực dân phản động ở Việt Nam.
Sau gần một năm Đại hội lần VII Quốc tế Cộng sản, đường lối Quốc tế
Cộng sản mới được thừa nhận và triển khai tới hoạt động của toàn Đảng Cộng
sản Đông Dương. Cũng thời gian đó, Đảng đã nghiên cứu tình hình và hoàn
cảnh trong nước và kinh nghiệm của các Đảng Cộng sản anh em”, “Nhận xét
thấy Đảng ta còn non yếu về kinh nghiệm, cho nên chỉ thị của ban Trung
ương có quan hệ đến sự thay đổi về đường lối chính trị và hình thức tổ chức
thường không phù hợp với tinh thần các nghị quyết của Đại hội lần thứ VII
Quốc tế Cộng sản”. Bên cạnh đó “trong Đảng còn tồn tại những tàn dư của
Chủ nghĩa bè phái” đường lối đấu tranh giai cấp kiểu tả khuynh, biệt phái, cô
độc đã tồn tại và có ảnh hưởng sâu đậm trong nhận thức của nhiều đảng viên,
nhất là trong hàng ngũ lãnh đạo Đảng, hơn nữa đường lối này đã được ghi
nhận trong nhiều văn kiện quan trọng của Đảng. Để thay đổi chiến lược của
Đảng cho phù hợp với tinh thần mới và nhất là đường lối mới trở thành ý chí
cho toàn Đảng, thực sự phát huy hiệu lực trong thực tiễn cách mạng, thì cần
có thời gian để triển khai trận trọng, nghiêm túc.
Đảng ta đã xem xét lại toàn bộ đường lối chiến lược và sách lược mà
Đảng đã theo đuổi từ tháng 10 năm 1930 với tinh thần phê bình nghiêm túc.

12



Hàng loạt các sai lầm của Đảng từ trước đây trong nhận thức về nhiệm vụ
chiến lược của cách mạng, về mối quan hệ giữa cuộc đấu tranh giải phóng
giai cấp và cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, về phương pháp và hình thức tổ
chức vận động quần chúng, tổ chức đấu tranh nhận thức về lực lượng cách
mạng và mặt trận thống nhất v.v…đã được chỉ rõ và phê bình nghiêm túc. Từ
đó Hội nghị tán thành sách lược của Quốc tế Cộng sản và đi đến kết luận dứt
khoát, rõ ràng “Ban Trung ương sau khi nghiên cứu những điều kiện chủ quan
và khách quan ở Đông Dương, đã đi đến kết luận rằng thành lập Mặt trận Dân
tộc phản đế không thể trì hoãn thêm một phút. Các tổ chức đảng, mỗi đồng
chí phải hết sức chủ động thành lập Mặt trận Dân tộc phản đế, nhằm tập hợp
tất cả các tầng lớp quần chúng để tranh đấu đòi những yêu sách tối thiểu” 7,
tr.80.
Trung ương Đảng cho rằng: “Ở một xứ thuộc địa như Đông Dương,
trong hoàn cảnh hiện tại, nếu chỉ quan tâm đến sự phát triển của cuộc đấu
tranh giai cấp có thể sẽ nảy sinh những khó khăn để mở rộng phong trào giải
phóng dân tộc”. Chỉ thị còn nêu: Ở các nước thộc địa như Đông Dương, tinh
thần dân tộc có ảnh hưởng to lớn đến tất cả các tầng lớp xã hội, những người
cách mạng và những người cộng sản phải biết phát huy tinh thần đó trong
cuộc đấu tranh chống những kẻ áp bức dân tộc.
Để thực hiện sứ mệnh lịch sử là làm cho nước ta hoàn toàn độc lập, có
thể nói, hơn bao giờ hết vấn đề đoàn kết dân tộc là nhiệm cần kíp, trước mắt.
Ngay trong tác phẩm Đường cách mệnh, Hồ Chí Minh đã khẳng định: cách
mạng là sự nghiệp của cả dân chúng chứ không phải việc một hai người, ai ai
cũng phải hiểu rõ vì sao phải làm, ai ai cũng phải gánh một vai và làm ngay
không nên người này ngồi chờ người khác.
Nếu ở giai đoạn trước, những người cộng sản nói chung và những
người cộng sản Việt Nam nói riêng vẫn chịu ảnh hưởng tả khuynh hoặc dè dặt

13



khi bàn về tôn giáo và những người có tôn giáo trong mối quan hệ với cách
mạng, thì ở giai đoạn này, khi nhận thức rõ được vai trò của các tầng lớp nhân
dân trong lực lượng cách mạng, Đảng ta đã có cái nhìn toàn diện hơn về mối
quan hệ tôn giáo – dân tộc và vai trò của đồng bào tôn giáo trong sứ mệnh
lịch sử này.
Như vậy, trong đội ngũ những người cộng sản lãnh đạo đã có sự
chuyển hướng nhận thức trên một số vấn đề quan trọng, rõ ràng nhất là đưa
nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu và để thực hiện được nhiệm vụ đó
cần phải thực hiện vận động tất cả các tầng lớp nhân dân vào Mặt trận Việt
Minh. Nội dung sự chuyển hướng nhận thức này cơ bản theo sát tinh thần của
Cương lĩnh Chính trị đầu tiên của Đảng.
Với những nhận thức trên, Đảng ta khẳng định: Lực lượng cách mạng
là toàn thể dân tộc Việt Nam được tập hợp lại trong Mặt trận Việt Nam độc
lập Đồng minh gọi tắt là Việt Minh. Mặt trận chủ trương liên hiệp hết thảy
các tầng lớp nhân dân không phân biệt tôn giáo, đảng phái, xu hướng chính
trị, giai cấp, đoàn kết chiến đấu để đấnh đuổi Pháp - Nhật giành quyền độc lập
cho xứ sở.
Từ đầu nguồn cách mạng Pác Bó, Việt Minh đã lan toả khắp nông thôn,
thành thị, có hệ thống từ trung ương tới địa phương. Lực lượng chính trị quần
chúng ngày càng đông đảo và được rèn luyện trong đấu tranh chống Pháp Nhật theo khẩu hiệu của Mặt trận Việt Minh. Trên cơ sở lực lượng chính trị
của quần chúng, Đảng đã chỉ đạo việc vũ trang cho quần chúng cách mạng,
từng bước tổ chức, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, lập các khu căn cứ
địa cách mạng, chuẩn bị cho tổng khởi nghĩa giành chính quyền.
Vào cuối năm 1944 đầu 1945, Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào
giai đoạn kết thúc. Đêm ngày 9/3/1945, Nhật đảo chính Pháp để độc chiếm
Đông Dương. Cũng ngay trong đêm đó, Ban Thường vụ Trung ương Đảng đã

14



họp Hội nghị mở rộng tại làng Đình Bảng (Từ Sơn - Bắc Ninh). Ngày
12/3/1945, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra Chỉ thị Nhật – Pháp bắn
nhau và hành động của chúng ta.
Chỉ thị chủ trương phát động một cao trào kháng Nhật mạnh mẽ, làm
tiền đề cho cuộc Tổng khởi nghĩa.
Giữa năm 1945, tình hình thế giới có nhiều biến chuyển, Trung ương
quyết định họp Hội nghị toàn quốc của Đảng tại Tân Trào từ ngày 13/5 –
18/5/2945 đưa ra nhận định: Cơ hội tốt cho ta giành chính quyền đã tới và
quyết định phát động toàn dân Tổng khởi nghĩa, giành chính quyền từ tay
phát xít Nhật và tay sai trước khi quân đồng minh vào Đông Dương.
Ngay trong đêm 13/8/1945, Uỷ ban khởi nghĩa toàn quốc ra lệnh Tổng
khởi nghĩa.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, hơn 20 triệu nhân dân ta đã nhất tề vùng
dậy khởi nghĩa giành chính quyền. Chỉ trong vòng 15 ngày (từ ngày 14 –
28/8/1945) cuộc Tổng khởi nghĩa đã thành công trên cả nước, chính quyền về
tay nhân dân.
Ngày 2/9/1945, tại quảng trường Ba Đình – Hà Nội, thay mặt Chính
phủ lâm thời, Chủ tịch Hồ Chính Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập, nước
Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời.

1.2. Các tôn giáo chính ở Việt Nam với đời sống chính trị xã hội
1.2.1. Xuất hiện hai tôn giáo nội sinh
Đạo Cao Đài
Năm 1926, một tôn giáo có tính dung hợp tương đối mới, mang tinh
thần phản kháng xã hội đã xuất hiện ở Việt Nam, đạo Cao Đài. Đạo Cao Đài
là tên ngắn gọn, tên đầy đủ là Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ. Sự xuất hiện này là

15



một hệ quả của một phong trào cách mạng quốc gia phát triển trong những
năm 1925 – 1926 của lực lượng tư sản và địa chủ bất lực và bất mãn chống lại
chính quyền thực dân.
Sự ra đời của đạo Cao Đài gắn chặt với bối cảnh kinh tế, chính trị, xã
hội Nam Bộ trong cuộc khai thác thuộc địa quy mô của thực dân Pháp sau
Thế chiến thứ nhất. Lúc đó ở Nam Bộ hình thành một tầng lớp tư sản gốc địa
chủ và thầng lớp công chức, quan lại có yêu cầu vươn lên trong kinh doanh,
muốn có vị trí chính trị để hỗ trợ cạnh tranh với tư bản Pháp.
Những năm 20 của thế kỷ XX, đạo Cao Đài phát triển khá mạnh, tạo
một ảnh hưởng quan trọng trong đời sống chính trị, tư tưởng nhân dân Nam
Bộ. Đặc biệt trong những năm 1926 – 1932 “tuy không có con số thống kê
chính thức nhưng tín đồ của nó đã vượt lên con số hàng triệu” 40, tr.120.
Đạo mở rộng nhanh, đa số tín đồ có thu nhập khá giả, thuộc tầng lớp trung
lưu của xã hội lúc đó. Hệ thống tổ chức của đạo thấp thoáng cơ chế của chính
quyền tư sản: lập pháp và hành pháp (Hiệp Thiên đài và Cửu Trùng đài).
Thành phần tín đồ nhiều màu sắc ở các địa phương khác nhau, ngay từ lúc
khai sáng đã chia thành 12 chi phái mang tính cách cát cứ với xu hướng hoạt
động không thống nhất.
Sau khi vào Đông Dương, Nhật đã lợi dụng Cao Đài - chủ yếu là phái
Tây Ninh – làm chỗ dựa chính trị, tình báo, tổ chức lực lượng bán vũ trang, cả
làm kinh tế nữa. Nhật cũng đưa Cao Đài lên nắm chính quyền khi đầu hàng
Đồng minh nhưng Cách mạng Tháng Tám đã làm vỡ ý đồ đó.
Cuộc kháng chiến chống Pháp tạo ra sự phân hoá lớn trong đạo Cao
Đài. Tuy nhiên xu hướng yêu nước đã có từ trước vẫn được phát huy trong
các chi phái. Tiêu biểu như nhân vật Cao Triều Phát - Chủ tịch Hội thánh Cao
Đài 12 phái thống nhất.

16



Mặc dù vậy, những ảnh hưởng của đạo Cao Đài theo thời gian không
được phát triển thêm hơn, không lôi cuốn được nhiều hơn nữa sự tham gia
của quần chúng thực hiện những mục tiêu khác ngoài tôn giáo .
Phật giáo Hoà Hảo
Một tôn giáo mang đậm phong vị, đặc tính Nam Bộ cũng xuất hiện
trong thời kỳ này là Phật giáo Hoà Hảo. Đây được coi là một độc đáo khác
của dòng “Tiên tri tản mạn” ở Nam Bộ. Thành phần tham gia là những người
nông dân nghèo.
Đạo Hoà Hảo cũng ra đời trong bối cảnh của đạo Cao Đài, nhưng gắn
hơn với các đạo lạ. Giáo chủ của Phật giáo Hoà Hảo là Huỳnh Phú Sổ. Ông
có khả năng nắm bắt tâm lý của người dân rất giỏi. Trên cơ sở hai tôn giáo đã
có ông nghĩ ra một tôn giáo mới. Tôn giáo mới ông nghĩ lấy cái gốc là của
nhà Phật kết hợp với tinh thần của Đạo Bửu sơn kỳ hương. Ông không bắt
thuộc kinh kệ mà chỉ cần biết đến “Sấm giảng”.
Từ năm 1939 -1943, sự phát triển của tôn giáo này bình thường. Phật
giáo Hoà Hảo không vượt khỏi tầm ngắm của thực dân. Thực dân cũng lôi
kéo, đàn áp những người theo Phật tử Hoà Hảo như các tín đồ tôn giáo khác.
Năm 1944 – 1945, Huỳnh Phú Sổ tiếp xúc với một số lãnh đạo Việt Minh
nhưng sau đó ông bị lôi kéo về Sài Gòn. Năm 1946, vị Giáo chủ này đã lập
“Việt Nam Dân chủ Xã hội đảng” còn gọi tắt là Đảng Dân Xã. Từ đó, Phật
giáo Hoà Hảo chú trọng xây dựng lực lượng vũ trang. Từ đó, Phật giáo Hòa
Hảo là một tổ chức chính trị, không còn thuần túy tôn giáo nữa.
Sau cái chết của Huỳnh Phú Sổ gây nên sự xáo trộn trong nội bộ, thực
dân đã lợi dụng sự xáo trộn này để lôi kéo, hướng các thủ lĩnh của Hoà Hảo
vào cuộc chiến tranh xâm lược bằng cách huấn luyện họ trở thành lực lượng
đối kháng lại nhân dân, đối kháng lại Việt Minh.

17



Một số nhân vật tiêu biểu của tôn giáo này mang khuynh hướng chống
Cộng sản và cát cứ ngày càng tăng như : Trần Văn Soái ; Lâm Thành Ngươn,
Nguyễn Giác Ngộ… Dưới sự giúp sức của Phòng nhì Pháp, họ luôn chống
phá các cơ sở kháng chiến của ta ở vùng đồng bằng sông Cửu Long với khẩu
hiệu “chống Cộng, cứu nước, giữ Đạo, thờ Thầy”.
Nhưng đa số tín đồ Hòa Hảo xuất thân từ thành phần lao động, nông
dân chất phác nên có cảm tình với cách mạng. Do đó, có một số tín đồ, chức
sắc về sau có đóng góp quan trọng cho lực lượng kháng chiến chống ngoại
xâm.
Trong kháng chiến chống Pháp, Hoà Hảo bị phân hoá làm hai. Một bộ
phận theo kháng chiến, một bộ phận theo thực dân.
1.2.2. Các tôn giáo truyền thống với đời sống chính trị - xã hội
Phật giáo
Phật giáo xuất hiện ở Ấn Độ vào khoảng thế kỷ VI trước Công nguyên.
Ấn Độ cổ đại là một quốc gia rộng lớn và có nền văn minh sớm ở châu Á.
Giống như hầu hết các tôn giáo lớn trên thế giới, đạo Phật ra đời cũng dựa
trên những tiền đề về kinh tế, xã hội, tư tưởng nhất định.
Phật giáo bắt nguồn, phát triển và đồng hành với nhiều học thuyết, tư
tưởng, trường phái khác nhau ở Ấn Độ. Sau đó, Phật giáo phân thành hai
nhánh và bắt rễ sâu vào khắp các quốc gia ở châu Á rồi từ đây lan rộng ra
toàn thế giới.
Phật giáo du nhập vào Việt Nam ở những năm đầu công nguyên và
phát triển cực thịnh thời Đinh - Lê - Lý - Trần. Từ thế kỷ XV trở đi, Phật giáo
dần suy thoái, nó rời chốn cung đình và chỉ còn là niềm an ủi của quần chúng
chốn thôn dã.

18



Vào khoảng những năm 1920-1930, trong không khí tưng bừng của
phong trào chấn hưng Phật Giáo trên thế giới, đặc biệt ở Nhật Bản, Trung
Hoa, Ấn Độ và Miến Điện, một số tăng sĩ và cư sĩ đã phát động phong trào
chấn hưng Phật Giáo tại Việt Nam, từ đó đưa đến sự thành lập Tổng Hội Phật
Giáo Việt Nam tại miền Bắc vào năm 1934 đặt trụ sở tại chùa Quán Sứ, và
xuất bản tạp chí Đuốc Tuệ. Ở miền Trung, Hội An Nam Phật Học cũng ra mắt
tại chùa Từ Đàm và cho xuất bản tạp chí Viên Âm vào 1934, đặt biệt hội đã
mở các Phật Học Viện cho tăng chúng tu học như phật học đường Báo Quốc
và Kim Sơn, Trúc Lâm và Tây Thiên. Ở Bình Định có hội Phật Học Bình
Định, ở Đà Nẵng có hội Phật Học Đà Thanh, ra tạp chí Tam Bảo. Tại miền
Nam, năm 1920, Hội Lục Hòa được thành lập để đoàn kết và vận động phong
trào chấn hưng Phật Giáo. Hội nghiên cứu Phật Học Nam Kỳ ra đời, đặt trụ sở
tại chùa Linh Sơn; xuất bản tạp chí Từ Bi Âm (1932). Năm 1933 Liên Đoàn
Học Xã ra đời. Năm 1034, hội Phật Học Lưỡng Xuyên ra đời, xuất bản tạp chí
Du Tân Phật học và mở Phật Học đường Lưỡng Xuyên.
Dưới chế độ bảo hộ của Pháp, các tổ chức Phật giáo chỉ được mang
danh nghĩa là các Hội đoàn, không được coi là các Giáo hội. Các tổ chức đầu
tiên lần lượt xuất hiện, bắt đầu từ miền Nam, ra miền Trung rồi miền bắc.
Năm 1930, tại Sài Gòn, Hội Nam Kỳ Nghiên cứu Phật học được thành
lập, trụ sở tại chùa Linh Sơn, Hội trưởng là Thiền sư Từ Phong. Hội cũng
xuất bản tạp chí Từ Bi Âm do thiền sư Khánh Hòa chủ nhiệm, số đầu tiên ra
mắt vào ngày 1/3/1932.
Năm 1932, tại Huế, Hội An Nam Phật học được thành lập, do cư sĩ Lê
Đình Thám làm Hội trưởng, Thiền sư Giác Tiên làm Chứng minh Đạo sư, trụ
sở đặt tại chùa Trúc Lâm. Hội xuất bản tạp chí Viên Âm, ra số đầu tiên ngày
1/12/1933.

19



Năm 1934, tại Hà Nội, Hội Phật giáo Bắc Kỳ được thành lập, do cư sĩ
Nguyễn Năng Quốc làm hội trưởng, tôn Thiền sư Thích Thanh Hanh (Tổ
Vĩnh Nghiêm) làm Thiền gia Pháp chủ. Hội xuất bản tạp chí Đuốc Tuệ năm 1935.
Phong trào chấn hưng có thể nói được khởi xướng từ Thiền sư Khánh
Hòa tại miền Nam, thiền sư Phước Huệ tại miền Trung, và thiền sư Thanh
Hanh tại miền Bắc. Ba vị được tôn là Tổ của phong trào.
Tiếp đó đã xuất hiện thêm một số hội như Hội Lưỡng Xuyên Phật học
tại Trà Vinh; Hội Phật học Kiêm Tế tại Rạch Giá, ra tạp chí Tiến Hóa; Hội
Tịnh độ Cư sĩ tại Chợ Lớn của giới cư sĩ, ra tạp chí Pháp Âm; Hội Thiên Thai
Thiền Giáo tông Liên hữu do Thiền sư Huệ Đăng sáng lập năm 1934 tại Bà
Rịa; Hội Phật giáo Tương tế do trụ trì chùa Thiên Phước là Lê Phước Chi
thành lập ở Sóc Trăng. Tại miền Bắc có hội Bắc Kỳ Phật giáo Cổ Sơn môn.
Một số tạp chí khác cũng xuất bản như Pháp Âm, Quan Âm, Tam Bảo,
Tiếng Chuông Sớm, Duy Tâm, Tiến Hóa. Một nhà xuất bản là Phật học Tùng
thư do ông Đoàn Trung Còn thành lập năm 1932. Giai đoạn này nhiều kinh
sách đã được xuất bản như sách Phật giáo Sơ Học, Phật Giáo Vấn Đáp, Phật
Giáo Giáo Khoa Thư, và những kinh bản bằng quốc ngữ như Kim Cương,
Pháp Hoa, Lăng Nghiêm.
Các tổ chức đầu tiên đã quy tụ được rất nhiều bậc cao tăng và nhân sĩ
như Trần Trọng Kim, Thiều Chửu, Bùi Kỷ. Lễ Phật đản tại Huế năm 1935 đã
mời được vua Bảo Đại và Thái hậu làm Hội chủ danh dự.
Các trường giảng dạy Phật học được tổ chức ở khắp ba miền, tập trung
tại các chùa lớn, đào tạo nhiều tăng, ni sinh.
Thực dân Pháp đã tìm đủ mọi cách để lôi kéo, thao túng nhiều nhân vật
và tổ chức Phật giáo nhằm tạo cơ sở xã hội và chính trị cho chế độ thực dân
song đại bộ phận tăng ni, Phật tử vẫn nêu cao tinh thần yêu nước, gắn bó với
dân tộc và ủng hộ kháng chiến. Nhiều nhà sư đi theo cách mạng, tham gia

20



Mặt trận Việt Minh, Mặt trận Liên Việt và nhiều cơ sở thờ tự của Phật giáo
trở thành nơi nuôi dưỡng, che dấu cán bộ cách mạng.
Công giáo
Có thể nói thế kỷ XVI đánh dấu bước đặt nền móng của Công giáo vào
Việt Nam với sự có mặt của Thánh Phan Xicô Xavier dòng Tên trên đường
sang Nhật đã đặt chân đến Việt Nam. Trải qua những bước thăng trầm từ giai
đoạn mở đạo, giai đoạn hình thành và phát triển ở Việt Nam, Công giáo có
những đóng góp nhất định. Là một tôn giáo độc thần, bước đầu Công giáo
cũng có nhiều điểm xa lạ với tâm thức người Việt, song cùng với thời gian và
khả năng thích nghi, Công giáo đã tìm được một vị trí đáng kể trong tâm linh
người Việt.
Từ năm 1848, do tình hình trong nước xảy ra nhiều biến cố phức tạp
nên vua Tự Ðức liên tiếp ra các đạo dụ khác để ngăn cản, hạn chế, trừng trị
các hoạt động của giáo sĩ và giáo dân có ảnh hưởng xấu tới an ninh quốc gia,
chủ quyền dân tộc. Sự gia tăng về số lượng và mức độ của hình phạt được qui
định trong các đạo dụ cấm đạo, sát đạo của nhà Nguyễn hoàn toàn trùng hợp
với sự gia tăng những hoạt động lợi dụng truyền giáo phục vụ công cuộc xâm
lược của các giáo sĩ. Sự trùng hợp đó cho phép ta kết luận: Chính sách cấm
đạo, sát đạo của các vua nhà Nguyễn là hậu quả tất yếu do nhu cầu bảo vệ an
ninh quốc gia, chủ quyền dân tộc, nảy sinh từ chính sách thực dân - Gia tô của
Pháp đối với nước ta thời đó. Ðiều đáng tiếc ở đây là các vua nhà Nguyễn đã
phạm sai lầm về phương pháp. Hậu quả của sai lầm đó như chúng ta đã biết nó tạo ra cái cớ để bọn thực dân dụng danh nghĩa "bảo vệ những người đồng
đạo" để tiến hành xâm lược nước ta bằng quân sự.
Khi triều đình Huế ký Hiệp ước Giáp Thân 1884 với Pháp, công nhận
sự đô hộ của Pháp, Công giáo Việt Nam phát triển nhanh chóng. Giáo dân
tăng nhanh, cơ sở tôn giáo như: nhà thờ, tu viện, tòa giám mục, trường học,

21



×