Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

Phát triển nguồn lực thông tin số tại Thư viện Trường Đại học Dược Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.25 MB, 111 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------------------------------------

PHẠM THỊ TUYẾT

PHÁT TRIỂN NGUỒN LỰC THÔNG TIN SỐ TẠI
THƢ VIỆN TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ THÔNG TIN - THƯ VIỆN

Hà Nội - 2019


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------------------------------------

PHẠM THỊ TUYẾT

PHÁT TRIỂN NGUỒN LỰC THÔNG TIN SỐ TẠI
THƢ VIỆN TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI
Chuyên ngành: Khoa học Thông tin - Thƣ viện
Mã số
: 60320203
LUẬN VĂN THẠC SĨ THÔNG TIN - THƯ VIỆN

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Viết Nghĩa

Hà Nội – 2019



LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới TS. Nguyễn Viết Nghĩa, là người
thầy đã nhiệt tình hướng dẫn, hết lòng giúp đỡ, dìu dắt, chỉ bảo, động viên, khích lệ tôi
hoàn thành luận văn này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới toàn thể các Thầy, Cô giáo tại Khoa Thông tin - Thư
viện, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội đã
truyền đạt cho tôi kiến thức, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập tại trường và hoàn
thành luận văn.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới các đồng nghiệp, lãnh đạo Thư viện, Phòng Tổ chức
cán bộ và Ban Giám hiệu Trường Đại học Dược Hà Nội đã tạo điều kiện cho tôi đi học.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn chồng, hai con, hai bên gia đình, người
thân và bạn bè đã động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành
luận văn này.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2019

Tác giả luận văn

Phạm Thị Tuyết


LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chính tác giả. Các kết
quả nghiên cứu và các kết luận trong luận văn là trung thực, không sao chép bất cứ
nguồn nào và dưới bất kỳ hình thức nào. Việc tham khảo các nguồn tài liệu đã được
trích dẫn và ghi nguồn đúng quy định.

Hà Nội, ngày

tháng

năm 2019

Tác giả luận văn

Phạm Thị Tuyết


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU .................................................................................................................. 6
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................... 6
2. Tình hình nghiên cứu ....................................................................................... 7
3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................. 14
4. Giả thuyết nghiên cứu ...................................................................................... 14
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................... 14
6. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 15
7. Ý nghĩa khoa học và ứng dụng của đề tài ......................................................... 15
8. Dự kiến kết quả nghiên cứu ............................................................................. 16
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN
LỰC THÔNG TIN SỐ TẠI THƢ VIỆN TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI 17
1.1 Cơ sở lý luận về phát triển nguồn lực thông tin số........................................... 17
1.1.1 Một số khái niệm liên quan đến phát triển nguồn lực thông tin số ................. 17
1.1.2 Đặc trưng của nguồn lực thông tin số ........................................................... 20
1.1.3 Các nguyên tắc phát triển nguồn lực thông tin số ......................................... 25
1.1.4 Các yếu tố tác động đến phát triển nguồn lực thông tin số ............................ 26
1.2 Cơ sở thực tiễn về phát triển nguồn lực thông tin số t i Trƣờng Đ i học Dƣ c

H Nội ...................................................................................................................... 28
1.2.1 Khái quát về Thư viện Trường Đại học Dược Hà Nội ................................... 28
1.2.2 Vai trò của phát triển nguồn lực thông tin số tại Thư viện Trường Đại học
Dược

Nội ............................................................................................................. 34

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN LỰC THÔNG TIN SỐ
TẠI THƢ VIỆN TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI ....................................... 37
2.1 Thực tr ng nguồn lực thông tin số t i Thƣ viện Trƣờng Đ i học Dƣ c Hà Nội
.................................................................................................................................. 37

1


2.1.1 Cơ sở dữ liệu thư mục ................................................................................... 37
2.1.2 Cơ sở dữ liệu to n văn .................................................................................. 38
2.1.3 Website thư viện............................................................................................ 39
2.2 Ho t động phát triển nguồn lực thông tin số t i Thƣ viện Trƣờng Đ i học
Dƣ c Hà Nội ............................................................................................................ 40
2.2.1 Việc xây dựng chính sách phát triển nguồn lực thông tin .............................. 40
2.2.2 Phương thức phát triển nguồn lực thông tin số ............................................. 41
2.2.3 Tổ chức, quản lý, khai thác và bảo quản nguồn lực thông tin số ................... 43
2.2.4 Phối hợp chia sẻ nguồn lực thông tin số........................................................ 49
2.3 Các yếu tố tác động đến công tác phát triển nguồn lực thông tin số t i Thƣ
viện Trƣờng Đ i học Dƣ c Hà Nội ......................................................................... 50
2.3.1 Chính sách của Nh nước ............................................................................. 50
2.3.2 Nhận thức của các cấp lãnh đạo ................................................................... 52
2.3.3 Kinh phí phát triển nguồn lực thông tin số .................................................... 54
2.3.4 Nhu cầu tin của người dùng tin .................................................................... 55

2.3.5 Trình độ cán bộ phát triển nguồn lực thông tin số ......................................... 57
2.3.6 Hạ tầng công nghệ thông tin ......................................................................... 58
2.3.7 Vấn đề bản quyền khi số hóa tài liệu ............................................................. 59
2.3.8 Sự hợp tác với các đơn vị trong chia sẻ nguồn lực thông tin số ..................... 60
2.4 Đánh giá nguồn lực thông tin số t i Thƣ viện Trƣờng Đ i học Dƣ c Hà Nội 61
2.4.1 Mức độ thỏa mãn về nội dung ....................................................................... 62
2.4.2 Mức độ hài lòng về phương thức truy cập, khai thác, sử dụng ...................... 65
2.5 Nhận xét công tác phát triển nguồn lực thông tin số t i Thƣ viện Trƣờng Đ i
học Dƣ c Hà Nội...................................................................................................... 67
2.5.1 Ưu điểm, thành tựu ....................................................................................... 67
2.5.2 Hạn chế, nguyên nhân................................................................................... 69

2


CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN LỰC THÔNG TIN SỐ TẠI
THƢ VIỆN TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI ............................................... 71
3.1 Nhóm giải pháp về chủ trƣơng, chính sách ...................................................... 71
3.1.1 Hoàn thiện các văn bản pháp quy ................................................................. 71
3.1.2 Hoàn thiện chính sách phát triển nguồn lực thông tin .................................. 73
3.2 Nhóm giải pháp nhằm phát huy nhân tố con ngƣời ......................................... 74
3.2.1 Nâng cao trình độ cán bộ thư viện ................................................................ 74
3.2.2 Nâng cao năng lực và kỹ năng khai thác thông tin của người dùng tin.......... 75
3.3 Nhóm giải pháp về công nghệ và tài chính ....................................................... 77
3.3.1 Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật .................................................... 77
3.3.2 Tăng cường ứng dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ, đặc biệt là công
nghệ thông tin............................................................................................................ 78
3.3.3 Đảm bảo nguồn kinh phí ổn định .................................................................. 79
3.4 Một số giải pháp khác ........................................................................................ 80
3.4.1 Đẩy mạnh hoạt động marketing nguồn lực thông tin số ................................ 80

3.4.2 Bảo quản, thanh lọc nguồn lực thông tin số .................................................. 82
3.4.3 Đẩy mạnh hoạt động trao đổi, chia sẻ nguồn lực thông tin số ....................... 83
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 86
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 89
PHỤ LỤC

3


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ĐHDHN:

Đại học Dược Hà Nội

CNTT

:

Công nghệ thông tin

CSDL

:

Cơ sở dữ liệu

NCT

:


Nhu cầu tin

NDT

:

Người dùng tin

NLTT

:

Nguồn lực thông tin

NLTTS :

Nguồn lực thông tin số

TT - TV :

Thông tin - Thư viện

4


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, HÌNH ẢNH
Trang
Bảng 1.1

Nguồn lực thông tin số của Thư viện Trường ĐHDHN ............................ 30


Bảng 2.1

Kinh phí bổ sung tài liệu của Thư viện Trường ĐHDHN ......................... 43

Bảng 2.2

Số lượt người dùng tin truy cập thư viện số hàng năm ............................. 44

Bảng 2.3

Trình độ, chuyên ngành đào tạo của đội ngũ cán bộ Thư viện .................. 57

Bảng 2.4

Nhu cầu, mức độ sử dụng NLTTS của NDT tại Thư viện ........................ 62

Bảng 2.5

Mức độ NLTTS thỏa mãn nhu cầu của NDT tại Thư viện........................ 64

Bảng 2.6

Đánh giá chất lượng các sản phẩm, dịch vụ của thư viện điện tử/thư
viện số .................................................................................................... 66

Biểu đồ 2.1 Nhu cầu sử dụng NLTTS của NDT tại Thư viện .................................. 56
Hình 2.1

Giao diện trang chủ website Thư viện Trường ĐHDHN ........................... 40


5


MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề t i
Trong thế giới hiện đại ngày nay, sự phát triển vượt bậc của khoa học công
nghệ nói chung và công nghệ thông tin (CNTT) nói riêng đã tạo ra một môi trường làm
việc số trên phạm vi toàn cầu, điều này có ảnh hưởng to lớn tới mọi lĩnh vực của đời
sống xã hội, trong đó có lĩnh vực thông tin - thư viện (TT - TV) và xuất bản với sự xuất
hiện của một loại hình tài liệu mới - tài liệu điện tử. T đây bắt đầu xuất hiện khái niệm
thư viện điện tử, thư viện số, nguồn thông tin/tài liệu số. Và một trong những yếu tố
đầu tiên, quyết định đến chất lượng hoạt động của một thư viện đó chính là nguồn lực
thông tin (NLTT) trong đó có nguồn lực thông tin số (NLTTS) của thư viện.
Mặt khác, trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng như hiện nay, Đảng và Nhà
nước ta luôn khẳng định việc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo v a là một
xu thế v a là một yêu cầu tất yếu cần phải thực hiện. Vấn đề cốt lõi của đổi mới giáo
dục hiện nay là đổi mới phương pháp dạy và học, nâng cao khả năng tự nghiên cứu, tự
học tập, coi người học là trung tâm. Một trong những nhân tố quan trọng góp phần
không nhỏ vào việc đổi mới phương pháp dạy và học, nâng cao chất lượng đào tạo
nguồn nhân lực trong các trường đại học hiện nay chính là hệ thống thư viện các
trường đại học. Muốn làm được điều đó, thư viện các trường đại học phải xây dựng, tổ
chức, khai thác và phát triển NLTT nhằm đáp ứng nhu cầu học tập, giảng dạy và
nghiên cứu khoa học trong nhà trường. Đặc biệt, người dùng tin (NDT) trong hệ thống
thư viện các trường đại học là những người có trình độ cao, có kiến thức, có kỹ năng
nên đòi hỏi thông tin/tài liệu cung cấp cho họ là những thông tin/tri thức mới, phong
phú về nội dung, đa dạng về hình thức và có thể khai thác t xa, mọi lúc mọi nơi không
giới hạn về không gian và thời gian. Để đáp ứng được nhu cầu đó, các cơ quan TT TV trong các trường đại học hiện nay phải xây dựng NLTTS, các bộ sưu tập số, tài liệu
số mới có thể phục vụ được.


6


Nắm bắt được xu hướng chung của thế giới và yêu cầu tất yếu khách quan đó,
Thư viện Trường Đại học Dược Hà Nội (ĐHDHN) đã và đang xây dựng một thư viện
điện tử/thư viện số hiện đại nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu tin (NCT) của NDT. Trong
đó có ba yếu tố cần được đảm bảo khi xây dựng một thư viện điện tử/thư viện số đó là:
1) Hạ tầng thiết bị CNTT bao gồm: mạng, máy chủ, máy trạm, thiết bị lưu trữ,…; 2)
Hệ thống phần mềm, cụ thể là hệ điều hành, phần mềm quản trị thư viện số,…và 3)
Nguồn lực thông tin số/nguồn tài nguyên số. Mặc dù Thư viện đã có chính sách bổ
sung, số hóa tài liệu t năm 2012 đến nay nhưng do nhiều nguyên nhân chủ quan cũng
như khách quan, hiện tại NLTTS tại Thư viện Trường ĐHDHN vẫn còn hạn chế về số
lượng và chất lượng, chưa phong phú đa dạng về loại hình, nên mới đáp ứng được một
phần NCT của NDT trong và ngoài trường.
Với những l do trên, tôi quyết định chọn đề tài Phát triển nguồn lực thông tin
số tại Thư viện Trường Đại học Dược Hà Nội làm luận văn tốt nghiệp của mình với
mong muốn góp phần công sức nhỏ b vào việc xây dựng một thư viện hiện đại, đáp
ứng tốt nhất nhu cầu của người dùng tin.
2. Tình hình nghiên cứu
Trước tiên, phải khẳng định rằng vấn đề xây dựng NLTTS đã thu hút được
sự quan tâm của rất nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước, đã có rất nhiều công
trình nghiên cứu về phát triển NLTTS trong hoạt động TT - TV, tuy nhiên mỗi công
trình tiếp cận, giải quyết vấn đề ở một khía cạnh khác nhau.
* Vấn đề xây dựng, phát triển, quản lý và sử dụng thư viện số:
Ở Việt Nam, có thể nhắc tới một số công trình tiêu biểu sau đây: bài viết “Phát
triển thư viện số: những vấn đề cần xem xét” [21] của tác giả Cao Minh Kiểm (2014),
bài viết Vấn đề cốt lõi của sự phát triển thư viện số ở Việt Nam [2] của tác giả
Nguyễn Huy Chương (2011) và bài viết “Thư viện số và cán bộ thư viện số” [15] của
tác giả Đỗ Văn Hùng (2014) đăng trên tạp chí Thông tin và Tư liệu. Trong các công


7


trình trên, các tác giả đều đã xem x t các yếu tố cấu thành nên thư viện số, trong đó
nêu rõ tầm quan trọng của việc xây dựng nội dung số , các bộ sưu tập số.
Ngoài ra còn phải nhắc tới luận văn “Nghiên cứu phát triển thư viện điện tử
trong các trường đại học trên địa bàn Hà Nội hiện nay” [27] của tác giả Phạm Thị Mai
(2009). Trong luận văn tác giả đã nghiên cứu bốn yếu tố cấu thành của thư viện điện tử
và một trong bốn yếu tố đó chính là vốn tài liệu điện tử.
Ở nước ngoài, có các công trình tiêu biểu như luận án tiến sĩ của J.V.J.S Rama
(2011) với tiêu đề Management of digital libraries in technical educational institutes:
an evaluative study of selected engineering and management colleges in Karnataka
[48], công trình đề cập tới vấn đề quản l thư viện số trong các trường đại học kỹ thuật,
trong đó chú trọng tới vấn đề quản lý và phát triển các dịch vụ của thư viện số; luận án
Digital libraries in schools: The best practices of National Board certified library
media specialists” [52] của tác giả Sheri Anita Massey (2009), công trình xác định các
hành vi và kỹ thuật khi sử dụng thư viện số để hỗ trợ giảng dạy học tập trong các
trường học và luận án The Roles of Digital Libraries as Boundary Objects within and
Across Social and Information Worlds [59] của tác giả Adam Worrall (2014), luận án
nhằm cải thiện sự hiểu biết về bối cảnh tổ chức, văn hóa, hợp tác và xã hội của thư viện
số, đưa ra khái niệm thư viện số xã hội.
* Vấn đề tạo lập, quản trị, khai thác và bảo quản nguồn lực thông tin số:
Tại Việt Nam, có một số bài viết sau đây: Tạo lập, quản trị và khai thác tài
nguyên số trong thư viện đại học Việt Nam [3] của tác giả Nguyễn Huy Chương
(2015), Khai phá dữ liệu trong thư viện số [12] của tác giả Đậu Mạnh Hoàn (2017),
Yếu tố tác động v hướng giải quyết cho khả năng sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên
thông tin điện tử [36] của tác giả Nguyễn Hồng Sinh (2016) và bài viết Đảm bảo
toàn vẹn dữ liệu trong hoạt động thư viện điện tử [9] của tác giả Nguyễn Văn Hiệp,
Nguyễn Tấn Công (2017) đăng trên tạp chí Thông tin và Tư liệu. Các tác giả đều đi sâu
phân tích, đánh giá việc tạo lập, quản trị, khai thác tài nguyên số, các yếu tố tác động,


8


vấn đề an toàn bảo mật thông tin số, t đó đề xuất các giải pháp nhằm gia tăng khả
năng sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên số.
Ngoài ra còn có luận văn Nghiên cứu việc tạo lập, khai thác và bảo quản tài
liệu số tại Thư viện Quốc gia Việt Nam [26] của tác giả Vũ Nguyệt Mai (2009), luận
văn Tạo lập, quản trị và khai thác tài liệu số tại Cục Thông tin Khoa học và Công
nghệ Quốc gia [11] của tác giả Đỗ Thị Thu Hòa (2014), các luận văn trên đã nghiên
cứu quy trình tạo lập, quản trị và khai thác nguồn tài liệu số.
Tại nước ngoài, có luận văn Acquisition and preservation of digital library
resources [57] của tác giả A. Selvakuma (2002) đề cập đến các vấn đề liên quan như
số hóa tài liệu, các loại tài nguyên số, sử dụng và bảo quản tài nguyên số; luận án
Using electronic information resources: a study of end-user training needs and
methods in selected public university libraries in Malaysia” [50] của tác giả Basri B.
Hassan (2002) nghiên cứu điều tra các phương thức đào tạo người dùng cách sử dụng
các nguồn thông tin điện tử; luận án Selection of digital material for preservation in
libraries, archives and museums [54] của tác giả J. Clare F. Ravenwood (2013) điều
tra l thuyết và thực hành lựa chọn bảo tồn tài liệu số trong các tổ chức và luận án
Understanding Novice Users' Help-seeking Behavior in Getting Started with Digital
Libraries: Influence of Learning Styles [51] của tác giả Chunsheng Huang (2014)
nhằm xác định hành vi tìm kiếm trợ giúp của người mới làm quen với thư viện số.
* Vấn đề số hóa tài liệu:
Trong nước, có các công trình tiêu biểu như: bài viết Xây dựng thư viện điện tử
và vấn đề số hoá tài liệu ở Việt Nam [5] của tác giả Nguyễn Tiến Đức (2005), bài
Vấn đề phát triển và chia sẻ nguồn lực thông tin số hoá tại Việt Nam [19] của tác giả
Nguyễn Hữu Hùng (2006), bài Số hóa báo cáo kết quả nghiên cứu tại Trung tâm
thông tin KHCN Quốc gia – những kinh nghiệm thực tiễn [31] của tác giả Phan Huy
Quế (2006) và bài viết Số hóa với hệ thống Kirtas [40] của tác giả Đỗ Như Thơ, Trần

Đức Chung (2011) đăng trên tạp chí Thông tin và Tư liệu. Trong các công trình trên,

9


các tác giả đã đưa ra các hướng tạo lập tài nguyên số, trong đó nhấn mạnh vào việc số
hóa tài liệu tại thư viện đồng thời giới thiệu kinh nghiệm số hóa tài liệu tại Cục Thông
tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Ngoài ra còn có một số công trình đăng trong kỷ yếu của các hội nghị hội thảo
như: bài viết Xây dựng dự án số hóa tài nguyên [14] của tác giả Phạm Thị Huệ
(2009) với mục tiêu giảm thiểu những hạn chế, rủi ro có thể xảy ra trong quá trình thực
thi dự án số hóa tài liệu tại thư viện; bài viết Nguồn lực điện tử và dịch vụ thông tin:
Kinh nghiệm số hóa tại thư viện Viện Công nghệ Brunây [39] của tác giả Pusparaini
Thani và Abu Hasrah (2009) đưa ra định nghĩa về số hóa, lợi ích, quá trình, phạm vi
công việc và đề xuất chiến lược cho việc số hóa.
Ngoài nước, có luận án Digitization of Resources in University Libraries in
India: problem and perspective [47] của tác giả Surender Chauhan (2012) nhấn mạnh
đến quá trình số hoá, kỹ thuật số hóa, xem xét vai trò của các thư viện đại học trong
việc số hoá các nguồn lực; luận án Digitization and digital preservation of the
heritage collection in select libraries in India and Iran: a comparative study [56] của
tác giả Leili Seifi (2011) đi sâu nghiên cứu vấn đề số hóa và các hoạt động bảo tồn kỹ
thuật số và luận án

Development of a Scale for Measuring Perceptions of

Trustworthiness for Digitized Archival Documents”

[49] của tác giả Devan Ray

Donaldson (2015) điều tra nhận thức của người dùng về độ tin cậy đối với các tài liệu

lưu trữ được số hóa.
* Vấn đề xây dựng các bộ sưu tập số:
Ở Việt Nam, phải kể đến các công trình tiêu biểu như: bài viết“Lựa chọn phần
mềm v khổ mẫu dữ liệu số phục vụ xây dựng sưu tập số phục vụ nông thôn miền núi”
[23] của tác giả Cao Minh Kiểm, Đào Mạnh Thắng (2007), bài viết Về việc xây dựng
bộ sưu tập v kho t i liệu số quốc gia [43] của tác giả Lê Văn Viết (2016), đăng trên
tạp chí Thông tin và Tư liệu. Và một số bài nghiên cứu đăng trong các hội nghị hội
thảo như: bài viết Giải pháp xây dựng các bộ sưu tập tài liệu số phục vụ đ o tạo,

10


nghiên cứu của trường đại học [24] của tác giả Hoàng Đức Liên, Nguyễn Hữu Ty
(2007); bài viết Giải pháp xây dựng bộ sưu tập tài liệu số phục vụ đ o tạo và nghiên
cứu tại Thư viện Đại học Ngoại thương [20] của tác giả Trần Thị Kiều Hương, Lê Thế
Long (2009) và bài viết Lựa chọn phần mềm mã nguồn mở xây dựng bộ sưu tập số và
[10] của tác giả Đoàn Quang Hiếu (2016).

một số hiểu biết về copyright và copyleft

Các tác giả đều tập trung nghiên cứu các vấn đề xoay quanh việc xây dựng bộ sưu tập
số như: phần mềm, khổ mẫu dữ liệu, cơ sở thực tiễn, mô hình,…đồng thời nêu nên ý
nghĩa, sự cần thiết phải xây dựng bộ sưu số.
Ở nước ngoài, có các công trình tiêu biểu như luận án Conceptualising the
library collection for the digital world: A case study of social enterprise [55] của tác
giả Angharad Roberts ( 2013) tiếp cận khái niệm bộ sưu tập thư viện trong thế giới số,
nhận thức của các bên liên quan về các bộ sưu tập; luận văn Electronic Resources And
Its Application In Collection Development Practices In Academic Libraries: The Case
Of United States International University” [58] của tác giả James Sisimwo (2016)
nghiên cứu nhằm kiểm tra các nguồn tài nguyên điện tử và ứng dụng của nó trong việc

phát triển bộ sưu tập.
* Vấn đề chia sẻ nguồn lực thông tin số:
Trong nước, có các công trình đăng tên tạp chí Thông tin và Tư liệu như bài viết
Bàn về tạo lập và chia sẻ nguồn tin số hóa đối với các cơ quan thông tin K CN địa
phương [6] của tác giả Nguyễn Tiến Đức (2006), bài viết “Chia sẻ tài nguyên thông
tin trên mạng nghiên cứu v đ o tạo Việt Nam (VinaREN)” [22] của tác giả Cao Minh
Kiểm, Nguyễn Tuấn Hải (2013) và bài viết Chia sẻ tài nguyên thông tin giữa các thư
viện đại học: nhận diện các yếu tố tác động v đề xuất mô hình hợp tác [16] của tác
giả Đỗ Văn Hùng (2017). Các tác giả đều đi sâu nghiên cứu thực trạng chia sẻ nguồn
tài nguyên thông tin số tại các cơ quan TT - TV. Trong cơ sở đào tạo sau đại học, có
luận văn “Cơ chế chia sẻ nguồn tin điện tử về khoa học và công nghệ giữa các cơ quan
thông tin - thư viện Việt Nam” [29] của tác giả Dương Thị Phương (2015) đưa ra các

11


khái niệm cơ bản, hiện trạng cơ chế chia sẻ nguồn tin điện tử và các giải pháp nâng cao
hiệu quả chia sẻ nguồn tin đó.
Ngoài nước, có luận án Resource sharing and networking BTISNet libraries in
India [53] của tác giả N. Nageswaran (2015) đề cập đến sự cần thiết của việc chia sẻ
NLTT và các nguồn tài nguyên được chia sẻ (bao gồm cả nguồn tài liệu số) giữa các
thư viện trong mạng BTISNet của Ấn Độ; luận văn

An assessment of

resource sharing activities among libraries in Zambia” [60] của tác giả Zachary Zulu
(2015) đánh giá hoạt động chia sẻ tài nguyên giữa các thư viện ở Zambia.
*Vấn đề phát triển nguồn lực thông tin số:
Ở nước ngoài, có luận án The development of electronic resources in libraries:
effective marketing and communication [46] của tác giả Linda Susan Ashcroft (2012)

tiếp cận nghiên cứu sự phát triển của các nguồn tài nguyên điện tử trong thư viện dưới
góc độ marketing và truyền thông.
Ở Việt Nam, có các công trình tiêu biểu đăng trong kỷ yếu hội nghị hội thảo
như: bài viết Phát triển nguồn tài nguyên thông tin số trong các thư viện ở Việt Nam
[17] của tác giả Đồng Đức Hùng (2011) đưa ra một số giải pháp phát triển nguồn tài
nguyên thông tin số trong các thư viện Việt Nam, hay bài viết Xây dựng nguồn học
liệu điện tử hướng tới xây dựng Thư viện số tại các Trường đại học [25] của tác giả
Hoàng Đức Liên (2009) nhấn mạnh đến việc xây dựng các bộ sưu tập số và các giải
pháp để xây dựng các bộ sưu tập số.
Ngoài ra còn có bài viết Vấn đề phát triển nguồn lực thông tin điện tử trong
các thư viện hiện nay [30] của tác giả Trần Nữ Quế Phương, đăng trong Tạp chí Thư
viện Việt Nam (2011) đưa ra những ưu nhược điểm, tồn tại trong việc phát triển
NLTTS trong các thư viện hiện nay. Luận văn Phát triển nguồn lực thông tin số tại
Thư viện Trường Đại học Ngoại Thương

Nội [44] của tác giả Hoàng Vũ (2011),

luận văn Phát triển nguồn lực thông tin điện tử tại Trung tâm thông tin - thư viện
Trường Đại học Giao thông Vận tải [45] của tác giả Đinh Thị Yến (2012). Cả hai tác

12


giả luận văn đều đã đưa ra được các khái niệm liên quan đến NLTTS, vai trò của
NLTTS, đặc điểm NDT và NCT cũng như thực trạng NLTTS tại thư viện, đồng thời đề
xuất một số giải pháp nhằm phát triển NLTTS. Tuy nhiên, cả hai luận văn đều chưa
đưa ra được các yếu tố tác động đến công tác phát triển NLTTS cũng như chưa đánh
giá được ưu nhược điểm của công tác phát triển NLTTS tại thư viện mà mình nghiên
cứu. Và trong nhóm giải pháp đưa ra, cả hai luận văn đều chưa đề cập đến các giải
pháp về chủ trương, chính sách, tài chính, bảo quản và thanh lọc NLTTS, hoạt động

marketing NLTTS,...
Hoặc luận văn Phát triển nguồn lực thông tin số tại Thư viện Viện Lịch sử
quân sự Việt Nam [19] của tác giả Nguyễn Thị Thanh Hương (2015). Tác giả đã giải
quyết tương đối đầy đủ các vấn đề nghiên cứu so với hai luận văn trên. Tuy nhiên, vì
tác giả chọn đối tượng nghiên cứu là NLTTS tại một thư viện chuyên ngành trong quân
đội nên có những n t đặc thù riêng không giống với các thư viện trong các cơ sở giáo
dục đào tạo, đặc biệt là thư viện trong các trường đại học. Do đó, trong luận văn tác giả
không đề cập đến vai trò của NLTTS đối với việc hỗ trợ nâng cao chất lượng học tập
và giảng dạy. Và trong nhóm giải pháp đưa ra nhằm phát triển NLTTS, luận văn cũng
chưa đề cập đến các giải pháp tương tự như hai luận luận văn trên.
Về hoạt động thông tin tại Trường Đại học Dược Hà Nội, hiện chỉ có một đề
tài nghiên cứu đó là luận văn Tổ chức v hoạt động thông tin - thư viện tại Trường
Đại học Dược

Nội [13] của tác giả Nguyễn Thị Huế (2014).

Qua tổng quan tình hình nghiên cứu như trên, có thể khẳng định rằng đề tài:
Phát triển nguồn lực thông tin số tại Thư viện Trường Đại học Dược Hà Nội” có nội
dung nghiên cứu mới và là đề tài đầu tiên nghiên cứu về NLTTS tại Thư viện Trường
ĐHDHN. Luận văn sẽ nghiên cứu nội dung mang tính tổng quát t các vấn đề lý luận
đến thực tiễn phát triển NLTTS, trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp phù hợp cho sự phát
triển NLTTS tại Thư viện Trường ĐHDHN.

13


3. Mục đích v nhiệm vụ nghiên cứu


Mục đích nghiên cứu:

Thông qua việc hệ thống hóa các vấn đề l luận và thực tiễn của công tác phát

triển NLTTS, đánh giá thực trạng NLTTS của Thư viện hiện nay, luận văn nhằm đề
xuất các giải pháp để phát triển NLTTS tại Thư viện Trường ĐHDHN.


Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Nghiên cứu các vấn đề l luận và thực tiễn của công tác phát triển NLTTS.
- Khảo sát và phân tích thực trạng NLTTS, thực trạng công tác phát triển

NLTTS tại Thư viện Trường ĐHDHN.
- Đề xuất các giải pháp nhằm phát triển NLTTS tại Thư viện Trường ĐHDHN.
4. Giả thuyết nghiên cứu
Phát triển NLTTS tại Thư viện Trường ĐHDHN là một yêu cầu tất yếu hiện
nay, tuy nhiên NLTTS của Thư viện hiện vẫn còn khá hạn chế do ảnh hưởng của nhiều
yếu tố. Vậy những yếu tố nào tác động đến phát triển NLTTS tại Thư viện Trường
ĐHDHN? Điều này có thể do Thư viện chưa xây dựng được chính sách phát triển
NLTTS; nguồn kinh phí cho việc bổ sung NLTTS còn hạn hẹp; vấn đề bản quyền khi
số hóa tài liệu chưa được xử l triệt để; việc nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ thư
viện cũng như việc đào tạo kỹ năng khai thác thông tin số của NDT chưa được quan
tâm, chú trọng,… Và các yếu tố này có tác động như thế nào đến hoạt động phát triển
NLTTS tại Thư viện Trường ĐHDHN? Giải pháp nào để phát triển NLTTS tại Thư
viện Trường ĐHDHN? Nếu các câu hỏi trên được nghiên cứu giải quyết thì chắc chắn
Thư viện Trường ĐHDHN sẽ xây dựng được một NLTTS đủ mạnh cả về lượng và
chất, góp phần đáp ứng nhu cầu học tập, giảng dạy và nghiên cứu khoa học trong nhà
trường nói riêng và nhu cầu của NDT nói chung.
5. Đối tƣ ng v ph m vi nghiên cứu


Đối tượng nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là NLTTS tại Thư viện Trường ĐHDHN.
14




Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi không gian: tại Thư viện Trường ĐHDHN.
- Phạm vi thời gian: nghiên cứu công tác phát triển NLTTS tại Thư viện Trường

ĐHDHN t năm 2012 đến nay (khi dự án xây dựng thư viện điện tử được triển khai).
6. Phƣơng pháp nghiên cứu


Phương pháp luận:
Nghiên cứu được thực hiện dựa trên cơ sở l luận của Chủ nghĩa Mác-Lênin,

quan điểm của Đảng và Nhà nước ta trong lĩnh vực giáo dục đại học và thông tin - thư
viện.


Phương pháp nghiên cứu cụ thể:
- Phương pháp thu thập, phân tích và tổng hợp tài liệu.
- Phương pháp khảo sát, điều tra bằng phiếu hỏi. Tác giả đã tiến hành điều tra

kiến của NDT tại Thư viện với số phiếu phát ra là 300 phiếu, đối tượng phát phiếu điều
tra được chọn ngẫu nhiên với tỷ lệ là 184 phiếu là của sinh viên (61,3%), 83 phiếu là
của học viên cao học và nghiên cứu sinh (27,7 ), 27 phiếu là của giảng viên (9%) và
6 phiếu là của các đối tượng khác (2%).
- Sử dụng phương pháp thống kê, so sánh để xử l số liệu thu thập được t bảng

hỏi nhằm đưa ra các con số cụ thể theo tỷ lệ phần trăm được trình bày dưới dạng bảng
số liệu.
7. Ý nghĩa khoa học v ứng dụng của đề t i
* Ý nghĩa về mặt khoa học:
- Luận văn góp phần hoàn thiện l luận về NLTTS và công tác phát triển
NLTTS trong hoạt động TT - TV.
* Ý nghĩa về mặt ứng dụng:
- Luận văn chỉ rõ vai trò quan trọng của NLTTS và việc phát triển NLTTS đối
với Thư viện Trường ĐHDHN.

15


- Luận văn giúp Thư viện Trường ĐHDHN nhận diện rõ những ưu điểm cũng
như những tồn tại trong công tác phát triển NLTTS, tìm ra nguyên nhân t đó có các
biện pháp khắc phục.
- Những giải pháp đưa ra trong luận văn có thể được vận dụng vào thực tiễn
nhằm phát triển NLTTS tại Thư viện Trường ĐHDHN trong thời gian tới.
- Luận văn có thể là tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm đến hướng nghiên
cứu của đề tài.
8. Dự kiến kết quả nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu sẽ đạt được kết quả cụ thể như sau:
- Hiểu rõ bản chất một số khái niệm có liên quan đến NLTTS.
- Đánh giá và nhận thức đúng về vai trò của NLTTS đối với việc nâng cao chất
lượng dạy và học trong nhà trường.
- Nhìn nhận toàn diện thực trạng phát triển NLTTS tại Thư viện Trường
ĐHDHN hiện nay.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển NLTTS tại Thư viện Trường
ĐHDHN.
- Bố cục luận văn: Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, T i liệu tham khảo và Phụ

lục, luận văn được chia làm 3 chương với cấu trúc như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận v thực tiễn về phát triển nguồn lực thông tin số tại
Thư viện Trường Đại học Dược

Nội

Chương 2: Thực trạng phát triển nguồn lực thông tin số tại Thư viện Trường
Đại học Dược

Nội

Chương 3: Giải pháp phát triển nguồn lực thông tin số tại Thư viện Trường Đại
học Dược

Nội

16


CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN LỰC
THÔNG TIN SỐ TẠI THƢ VIỆN TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI
1.1 Cơ sở lý luận về phát triển nguồn lực thông tin số
1.1.1 Một số khái niệm liên quan đến phát triển nguồn lực thông tin số
Mỗi khi nhắc đến thư viện, điều đầu tiên người ta thường nghĩ đến là tài liệu,
vốn tài liệu của thư viện. Vậy tài liệu, vốn tài liệu của thư viện là gì?
Theo pháp lệnh Thư viện năm 2000: Tài liệu là một dạng vật chất đã ghi nhận
những thông tin ở dạng thành văn, âm thanh, hình ảnh nhằm mục đích bảo quản và sử
dụng còn Vốn tài liệu thư viện là những tài liệu được sưu tầm, tập hợp theo nhiều
chủ đề, nội dung nhất định, được xử lý theo quy tắc, quy trình khoa học của nghiệp vụ

thư viện để tổ chức phục vụ người đọc đạt hiệu quả cao và được bảo quản [33, tr.2,3].
Nếu như trước đây thư viện chủ yếu chỉ có tài liệu ghi trên giấy (gọi chung là tài
liệu truyền thống) thì ngày nay xuất hiện ngày càng nhiều tài liệu ghi trên các vật mang
tin khác nhau như: băng t , đĩa t , CD-ROM, vi phim, vi phiếu, bộ nhớ máy tính, cơ sở
dữ liệu (CSDL),… T đó cũng xuất hiện nhiều thuật ngữ, khái niệm mới như: tài liệu
điện tử, tài liệu số, thư viện điện tử, thư viện số, bộ sưu tập số, CSDL, NLTT điện tử,
NLTTS,…
Vậy thông tin điện tử, thông tin số là gì? Muốn biết thông tin điện tử, thông tin
số là gì trước hết ta phải hiểu thông tin là gì? Trong cuốn Thông tin học Đoàn Phân
Tân đã định nghĩa thông tin theo hai quan điểm: Theo quan điểm triết học: thông tin là
sự phản ánh của tự nhiên và xã hội (thế giới vật chất) bằng ngôn t , ký hiệu, hình ảnh,
v.v…hay nói rộng hơn bằng tất cả các phương tiện tác động lên giác quan của con
người [37, tr.14]; Theo nghĩa hiểu thông thường: thông tin là tất cả sự việc, sự kiện,
tưởng, phán đoán làm tăng thêm sự hiểu biết của con người [37, tr.14]. Nói tóm lại
thông tin là cái giúp ta hiểu rõ hơn bản chất của các sự vật, hiện tượng [35, tr.15].

17


Các thông tin này được lưu giữ trên các vật mang tin khác nhau mà những người làm
công tác thư viện vẫn quen gọi là tài liệu [41, tr.8].
- Khái niệm thông tin điện tử”: thông tin điện tử là thông tin được tạo ra, được
lưu trữ và được phổ biến bằng các phương tiện điện tử (là phương tiện hoạt động dựa
trên công nghệ điện, điện tử, kỹ thuật số, t tính, truyền dẫn không dây, quang học,
điện t hoặc công nghệ tương tự) [42, tr.12]
- Khái niệm “thông tin số: thông tin số là thông tin được biểu diễn dưới dạng kỹ
thuật số, được xử l , lưu trữ và truy cập trên máy tính, mạng máy tính hay các thiết bị
hiện đại khác.
- Khái niệm “t i liệu điện tử”: theo định nghĩa của Lưu trữ Quốc gia Mỹ, tài
liệu điện tử là tài liệu chứa đựng thông tin số, biểu đồ và thông tin dạng văn bản có thể

ghi lại trên bất kỳ vật mang bằng máy nào (nghĩa là chứa thông tin được ghi lại ở dạng
chỉ có thể xử lý khi có sự trợ giúp của máy tính) [7, tr.9]
- Khái niệm “t i liệu số”: Tài liệu số được hiểu là tài liệu chứa các thông tin
được biểu diễn dưới dạng kỹ thuật số, được xử l , lưu trữ và truy cập, phổ biến trên
máy tính, mạng máy tính và các thiết bị hiện đại khác.
Như vậy có thể thấy, khái niệm tài liệu điện tử và tài liệu số là đồng nhất với
nhau. Điều này cũng đã được tác giả Phạm Văn Rính, Nguyễn Viết Nghĩa khẳng định
trong cuốn Phát triển vốn tài liệu trong thư viện v cơ quan thông tin : khái niệm tài
liệu điện tử (electronic document) và tài liệu số hóa (digital document) được dùng để
chỉ cùng một đối tượng là thông tin ghi trên các vật mang tin điện tử. Hai khái niêm
này đồng nhất về mặt ngữ nghĩa . [35, tr.40]. Trong luận văn này, tác giả thống nhất
dùng khái niệm tài liệu số.
- Khái niệm “thư viện điện tử”: thư viện điện tử là một khái niệm chưa được
định nghĩa thống nhất và còn nhiều tranh luận, đôi khi dùng lẫn lộn và đồng nghĩa với
các khái niệm Thư viện không biên giới , Thư viện được nối mạng , Thư viện số ,
Thư viện ảo , Thư viện tin học hóa , Thư viện đa phương tiện , Thư viện lôgích ,

18


Thư viện văn phòng ,… [4, tr.7]. Dù được định nghĩa khác nhau nhưng có thể hiểu
theo nghĩa chung nhất: thư viện điện tử là loại hình thư viện đã được tin học hóa toàn
bộ hoặc một phần hoạt động của mình; ở đó người sử dụng có thể tới để thực hiện
những công việc mà họ vẫn thường làm với thư viện truyền thống nhưng đã được tin
học hóa; và các phương tiện điện tử được sử dụng trong thu thập, lưu trữ, xử lý, tìm
kiếm và phổ biến thông tin; vốn tài liệu của thư viện điện tử bao gồm cả tài liệu truyền
thống và tài liệu điện tử.
- Khái niệm thư viện số”: đến nay vẫn tồn tại nhiều cách hiểu khác nhau về
khái niệm thư viện số: có ý kiến cho rằng thư viện số là một bước tiến xa hơn của thư
viện điện tử, là thư viện điện tử cấp cao; có ý kiến cho rằng thư viện điện tử bao hàm

thư viện số; có ý kiến lại cho rằng thư viện số và thư viện điện tử là một. Qua các định
nghĩa khác nhau có thể hiểu khái quát: thư viện số là thư viện có các bộ sưu tập số
được quản trị, truy cập và khai thác thông qua hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin và
truyền thông.
- Khái niệm “bộ sưu tập số”: bộ sưu tập số là một tập hợp có tổ chức các tài
liệu số theo một chủ đề nhất định. Các tài liệu số này có thể được thể hiện dưới nhiều
định dạng khác nhau như: văn bản, hình ảnh, âm thanh, video,… nhưng đều có thể truy
cập qua một giao diện đồng nhất qua đó người dùng tin có thể truy cập, tìm kiếm dễ
dàng thông qua máy tính, mạng máy tính hay các thiết bị hiện đại khác.
- Khái niệm “cơ sở dữ liệu”: CSDL là một tập hợp các dữ liệu có cấu trúc và
liên quan với nhau, được lưu trữ trên các thiết bị lưu trữ thông tin thứ cấp (băng t , đĩa
t , CD-ROM, bộ nhớ máy tính…) và được tổ chức theo một mô hình nhất định nhằm
thỏa mãn yêu cầu khai thác thông tin đồng thời của nhiều người sử dụng cùng một lúc.
- Khái niệm nguồn lực thông tin” (information resources): đến nay vẫn còn
nhiều cách hiểu khác nhau tùy thuộc vào cách tiếp cận khác nhau. Theo nghĩa rộng,
NLTT được coi là mọi tiềm lực của một cơ quan TT - TV, bao gồm vốn tài liệu, cơ sở
vật chất kỹ thuật, hạ tầng CNTT và đội ngũ cán bộ nhằm đảm bảo cho hoạt động TT -

19


TV của cơ quan/tổ chức đó. Theo nghĩa hẹp, NLTT được hiểu tương đương với vốn tài
liệu của thư viện, là tổ hợp tất cả các loại hình tài liệu, dữ liệu của cơ quan TT - TV
được tổ chức, bảo quản và phổ biến nhằm đáp ứng nhu cầu của NDT. Trong luận văn
này, tác giả tiếp cận khái niệm NLTT theo hướng nghĩa hẹp.
Tương tự như vậy, tác giả luận văn cho rằng: “nguồn lực thông tin số” (digital
information resources) là tập hợp tất cả các loại hình tài liệu, dữ liệu dưới dạng số của
cơ quan TT - TV được tổ chức, bảo quản và phổ biến thông qua máy tính, mạng máy
tính hoặc các thiết bị hiện đại khác nhằm đáp ứng NCT của NDT.
- Khái niệm phát triển nguồn lực thông tin số :

Theo quan điểm triết học, phát triển là một thuộc tính phổ biến của vật chất, là
quá trình vận động tiến lên t đơn giản đến phức tạp, t thấp đến cao, t kém hoàn
thiện đến hoàn thiện hơn của sự vật hiện tượng. Theo T điển Tiếng Việt, phát triển là
biến đổi hoặc làm cho biến đổi t ít đến nhiều, hẹp đến rộng, thấp đến cao, đơn giản
đến phức tạp, làm cho tốt hơn lên … [38, tr.769].
Như vậy, theo tác giả luận văn: Phát triển NLTTS là quá trình làm cho NLTTS
biến đổi, tăng trưởng cả về lượng và chất nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của
người dùng tin trong một khoảng thời gian nhất định.
1.1.2 Đặc trưng của nguồn lực thông tin số
Ngoài những đặc điểm chung vốn có của NLTT truyền thống, NLTTS còn
mang những đặc trưng nổi bật sau đây:
-

NLTTS phong phú về nội dung, đa dạng về hình thức

NLTTS có nội dung rất phong phú với khả năng trình bày thông tin đa dạng:
văn bản, hình ảnh, âm thanh, video,…nên rất hấp dẫn, sinh động, dễ hiểu và dễ tiếp
nhận. Về mặt hình thức, NLTTS tồn tại ở nhiều dạng thức khác nhau như: sách điện tử
(e-book), báo - tạp chí điện tử (e-journal), luận văn - luận án, bài giảng điện tử,
CSDL,…

20


-

NLTTS có mật độ thông tin cao, khả năng lưu trữ lớn

Do những tiến bộ của ngành CNTT, đặc biệt là công nghệ n n và lưu trữ thông
tin trên các vật mang tin t tính, quang học, kỹ thuật số, … nên mật độ thông tin ghi

trên các vật mang tin này rất cao, do đó dung lượng thông tin lưu trữ trên chúng cũng
rất lớn.
-

NLTTS có khả năng đa truy cập

Một là, khả năng tra tìm thông tin đồng thời theo nhiều dấu hiệu khác nhau như
tìm theo các yếu tố mô tả thư mục thông thường (nhan đề, tác giả, năm xuất bản, t
khóa,…) bằng việc kết hợp các toán tử Bool, các toán tử thu gọn hoặc tìm theo liên kết
tới các nguồn tài liệu tham khảo, trích dẫn.
Hai là, khả năng truy cập t xa trong mọi điều kiện không gian, thời gian.
Ba là, khả năng cho ph p đồng thời nhiều người cùng sử dụng một tài liệu trong
cùng một thời điểm.
- NLTTS tạo khả năng cho NDT có thể liên hệ, tiếp cận với tác giả hoặc người
tổ chức nguồn tin, tạo ra một kênh thông tin phản hồi giữa người dùng tin và người
sáng tạo ra thông tin.
Với những tiến bộ của công nghệ web, người ta có thể tạo ra các đường siêu liên
kết (hyperlink) tới địa chỉ thư điện tử của tác giả, tới các bài viết của cùng tác giả, tới
các bài viết về cùng chủ đề của nhiều tác giả khác ngay trong tài liệu hoặc tới các
nguồn thông tin khác ngoài văn bản hiện thời như các nguồn tham khảo, trích
dẫn,…Do đó, NLTTS giúp NDT có thể dễ dàng theo dõi quá trình phát triển của vấn đề
và dễ dàng liên hệ với các tác giả hoặc người dùng khác để trao đổi thông tin. Như vậy
với khả năng này, thông tin trong tài liệu không chỉ là thông tin thông thường mà còn
ẩn chứa nhiều thông tin tiềm năng khác.
-

NLTTS có tính cập nhật cao

Ngày nay với sự phát triển không ng ng của CNTT, NLTTS được cập nhật rất
nhanh chóng, thường xuyên và kịp thời với mức chi phí hợp lý, không quá phức tạp,


21


×