Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Phát huy vai trò của gia đình trong việc hình thành và phát triển nhân cách con người Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (692.14 KB, 106 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------

ĐÀO THỊ TRANG

PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA GIA ĐÌNH TRONG VIỆC
HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH
CON NGƯỜI VIỆT NAM HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Chuyên ngành: Chủ nghĩa xã hội khoa học

Hà Nội - 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------

ĐÀO THỊ TRANG

PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA GIA ĐÌNH TRONG VIỆC
HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH
CON NGƯỜI VIỆT NAM HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Chuyên ngành: Chủ nghĩa xã hội khoa học
Mã số: 60.22.03.08



Người hướng dẫn khoa học: TS. DƯƠNG VĂN DUYÊN

Hà Nội - 2014


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự
hướng dẫn khoa học của TS. Dương Văn Duyên. Các số liệu, tài liệu tham
khảo trong luận văn đều trung thực và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
Tác giả luận văn

Đào Thị Trang


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ VAI TRÒ GIA ĐÌNH
TRONG SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH CON
NGƯỜI VIỆT NAM............................................................................................. 9
1.1. Nhân cách con người Việt Nam hiện nay ................................................. 9
1.1.1.Nhân cách và cấu trúc của nhân cách ................................................ 9
1.1.2. Những đặc trưng nhân cách con người Việt Nam hiện nay............ 14
1.1.3. Những yếu tố tác động tới hình thành nhân cách con người Việt
Nam hiện nay ............................................................................................... 19
1.2. Gia đình và vai trò gia đình trong sự hình thành và phát triển nhân
cách con người Việt Nam .......................................................................... 27
1.2.1. Quan niệm về gia đình và gia đình Việt Nam................................. 27
1.2.2. Vai trò của gia đình trong hình thành và phát triển nhân cách con người
Việt Nam...................................................................................................................... 32

Kết luận chương 1 .............................................................................................. 51
Chương 2: VAI TRÒ CỦA GIA ĐÌNH VỚI SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT
TRIỂN NHÂN CÁCH CON NGƯỜI VIỆT NAM NHỮNG NĂM QUA VÀ
NHỮNG GIẢI PHÁP PHÁT HUY HƠN NỮA VAI TRÒ ĐÓ CỦA GIA ĐÌNH52
2.1. Vai trò của gia đình với sự hình thành và phát triển nhân cách con
người Việt Nam những năm qua .............................................................. 52
2.1.1 .Những thành tựu trong việc thực hiện vai trò của gia đình với việc hình
thành và phát triển nhân cách con người Việt Nam những năm qua ..................... 52
2.1.2. Những hạn chế trong việc thực hiên vai trò của gia đình với việc hình
thành và phát triển nhân cách con người Việt Nam những năm qua................. 62
2.2. Một số yêu cầu và giải pháp phát huy vai trò gia đình trong hình thành
và phát triển nhân cách con người Việt Nam hiện nay .......................... 71
2.2.1. Một số yêu cầu phát huy vai trò của gia đình trong hình thành, phát
triển nhân cách con người Việt Nam hiện nay........................................... 71
2.2.2. Một số giải pháp phát huy vai trò của gia đình trong hình thành,
phát triển nhân cách con người Việt Nam hiện nay .................................. 76
Kết luận chương 2 .............................................................................................. 90
KẾT LUẬN ......................................................................................................... 91
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 92
PHỤ LỤC ............................................................................................................ 99


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Gia đình là tế bào của xã hội, cái nôi nuôi dưỡng và là môi trường
quan trọng hình thành và giáo dục nhân cách của con người. Nhân cách con
người được hình thành qua một quá trình giáo dục từ gia đình đến nhà
trường và xã hội, trong đó vai trò của gia đình là vô cùng quan trọng.
Gia đình Việt Nam đã hình thành qua hàng ngàn năm lịch sử, đã hun
đúc nên những người dân yêu nước, những anh hùng dân tộc. Tên tuổi các

vị anh hùng, các danh nhân, các bậc kỳ tài, các nhà cách mạng lỗi lạc phần
lớn xuất phát từ trong những gia đình có truyền thống giáo dục, chăm sóc
con cái chu đáo của những người cha, người mẹ. Họ đã tảo tần nuôi con ăn
học thành tài để ra giúp dân, giúp nước. Gia đình có vai trò rất lớn trong
việc hình thành và phát triển của xã hội, góp phần xây dựng, tô thắm, làm
rạng rỡ thêm bản sắc văn hoá dân tộc; là nơi giữ gìn, vun đắp, phát huy
những giá trị truyền thống quý báu của con người Việt Nam như: lòng yêu
nước, yêu quê hương, tình yêu thương đùm bọc lẫn nhau, thủy chung, hiếu
nghĩa, hiếu học, cần cù, sáng tạo trong lao động, bất khuất kiên cường vượt
qua mọi khó khăn thử thách với phương châm “kẻ thù nào cũng đánh
thắng, khó khăn nào cũng vượt qua”.
Từ xa xưa, trong ý thức hệ của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, gia
đình bao giờ cũng được coi là tổ ấm, là môi trường đầu tiên làm phát sinh,
nuôi dưỡng thể lực, trí lực và những tình cảm trong sáng, tốt đẹp, hình
thành nên nhân cách con người Việt Nam.
Gia đình được lịch sử sắp đặt vào vị trí trung tâm của mối quan hệ
giữa cá nhân và cộng đồng xã hội. Trước khi trở thành con người của xã
hội thì con người cá nhân phải là sản phẩm của gia đình, được gia đình sinh
thành và nuôi dưỡng. Để trở thành con người hoàn chỉnh, cá nhân phải trải
qua quá trình giáo dục, rèn luyện của gia đình và xã hội, trong đó môi
trường giáo dục đầu tiên, quan trọng nhất và kéo dài suốt cả cuộc đời, đó
1


là giáo dục gia đình. Nói như vậy có nghĩa là cá nhân chỉ trở thành con
người xã hội thực sự khi bước qua ngưỡng cửa gia đình. Trong cái xã hội
nhỏ bé và ấm cúng của cuộc sống gia đình, con người được chăm sóc, bảo
vệ và giáo dục ngay từ thuở mới lọt lòng để đến khi trưởng thành, con
người cá nhân được chuẩn bị những hành trang cần thiết cho cuộc sống tự lập.
Đất nước ta sau hàng thế kỷ tiến hành chiến tranh giải phóng và hơn

hai thập kỷ thực hiện đường lối đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa,
với truyền thống giàu lòng nhân ái, thủy chung, trọng tình nghĩa, chúng ta
luôn đề cao vai trò gia đình trong quan hệ nhà - làng - nước. Đặc biệt, mặc
cho xã hội có nhiều đổi thay, nhưng giáo dục gia đình vẫn được các bậc cha
mẹ chú ý, quan tâm. Điều cần khẳng định là, cho dù sự tác động nhiều
chiều của cuộc cách mạng khoa học công nghệ, của sự bùng nổ thông tin,
của quá trình toàn cầu hóa, của cơ chế thị trường, nhưng những giá trị đạo
đức truyền thống của gia đình, của dân tộc vẫn tiếp tục được phát huy.
Bên cạnh đó, do sự tác động của kinh tế thị trường, của môi trường
xã hội, của các loại văn hóa phẩm độc hại, của lối sống thực dụng phương
Tây... đã và đang làm băng hoại đạo đức một bộ phận xã hội, lôi cuốn
không ít thanh thiếu niên vào vòng phạm tội. Những điều đó làm lu mờ lý
tưởng sống của một bộ phận giới trẻ, dẫn đến phát triển lệch lạc về nhân
cách ở một số thanh thiếu niên. Trong khi đó, giáo dục gia đình đối với con
trẻ chưa được coi trọng và đầu tư đúng mức.
Đặc biệt hơn nữa, hiện nay sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước đã và đang đặt ra những yêu cầu bức thiết đối với sự nghiệp giáo
dục nói chung và giáo dục gia đình nói riêng. Đòi hỏi phải làm sao để tạo ra
lớp người Việt Nam vừa cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần,
trong sáng về đạo đức, vừa đạt đến tầm cao về trí tuệ, đủ năng lực đưa nước
ta hội nhập với văn minh nhân loại mà bản sắc dân tộc vẫn được giữ vững.
Yêu cầu đó đặt ra cho sự nghiệp giáo dục, trong đó có việc giáo dục gia
đình phải không ngừng đổi mới, hoàn thiện theo hướng công nghiệp hóa,
2


hiện đại hóa, dân chủ hóa, tri thức hóa, toàn cầu hóa mà vẫn đậm đà bản sắc
văn hóa Việt Nam. Vì vậy, chúng ta cần có giải pháp và kế hoạch nhằm phát
huy giá trị truyền thống của gia đình Việt nam, thích ứng với những giá trị
của quá trình công nhiệp hóa – hiện đại hóa. Xây dựng gia đình no ấm,

bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, thật sự là tổ ấm của mỗi người, là tế bào
lành mạnh của xã hội, là môi trường quan trọng hình thành, nuôi dưỡng và
giáo dục nhân cách con người, bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống
tốt đẹp, tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
là một nhiệm vụ quan trọng được nhiều lần nêu trong các văn kiện của
Đảng. Gia đình như vậy sẽ hình thành nên những phẩm chất tốt đẹp của
con người Việt Nam góp phần xây dựng đất nước với mục tiêu dân giàu,
nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Với lý do trên, tôi quyết định lựa chọn vấn đề “ Phát huy vai trò của
gia đình trong việc hình thành và phát triển nhân cách con người Việt Nam
hiện nay” làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Gia đình là môi trường giáo dục đầu tiên mà mỗi chúng ta trải qua, đó
là nơi mà mỗi con người được nuôi dưỡng, giáo dục và rèn luyện. Ở trong
môi trường đó nhân cách của mỗi con người được hình thành và phát triển
thông qua sự giáo dục của gia đình. Đặc biệt trước sự đổi mới của đất nước,
trước yêu cầu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đòi hỏi phải có những con
người mới có đủ đức, đủ tài thì vấn đề giáo dục nhân cách cho con người càng
cần được quan tâm hơn. Nghiên cứu về nhân cách nói chung, vai trò của gia
đình trong việc hình thành và phát triển nhân cách con người Việt Nam nói
riêng, trong những năm qua vấn đề này đã được các nhà khoa học đặc biệt chú
ý quan tâm và đã có khá nhiều các công trình, bài viết được công bố. Có thể
chia ra làm hai nhóm sau đây:
Ở nhóm các công trình, bài viết nghiên cứu về nhân cách - nội dung
quan trọng của quá trình hoàn thiện nhân cách con người đã được nhiều nhà
3


khoa học quan tâm nghiên cứu với các công trình:
- Công trình “Vấn đề nhân cách trong tâm lý học hiện nay” của tác giả

Đào Thị Oanh, Nhà xuất bản giáo dục, năm 2007.
Tác giả đi sâu vào nghiên cứu nhân cách con người và những yếu tố tác
động đến sự hình thành và phát triển nhân cách con người.
- Công trình “ Về sự hình thành nhân cách” của tác giả Cao Thu Hằng,
Tạp chí triết học, số 12 (199), năm 2007.
Trên sơ sở phân tích mối quan hệ biện chứng giữa nhân tố sinh học và
nhân tố xã hội trong con người, tác giả lý giải sự hình thành nhân cách dưới
tác động của môi trường xã hội và tính tích cực của mỗi cá nhân.
- Công trình “ Nhân cách và giáo dục văn hóa nhân cách” của tác giả
Hoàng Chí Bảo, Tạp chí triết học, số 1(119), năm 2001.
Tác giả chỉ ra và phân tích các nhân tố hình thành nhân cách con người
đó là môi trường xã hội, hoạt động của con người và những quan hệ xã hội là
những nhân tố trực tiếp nhất tham gia vào sự hình thành và thực hiện nhân
cách của mỗi cá nhân. Bên cạnh đó, tác giả nói đến mục tiêu cần đạt tới của
giáo dục văn hóa nhân cách đối với con người, nhất là đối với thế hệ trẻ.
- Công trình “ Giá trị đạo đức truyền thống và những yêu cầu đạo đức
đối với nhân cách con người Việt Nam” của tác giả Cao Thu Hằng, Tạp chí
triết học, số 7(158), năm 2004.
Ở đây, tác giả chủ yếu nói về giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc
Việt Nam và những yêu cầu của đạo đức đối với hình thành nhân cách con
người Việt Nam. Qua đó, tác giả phân tích những phẩm chất tốt đẹp của người
Việt Nam mà điển hình đó là : tinh thần yêu nước, lòng thương người sâu
sắc, tinh thần đoàn kết, tinh thần lao động cần cù, tiết kiệm.
- Công trình của tác giả Phạm Minh Hạc và Vũ Minh Chi “ Một số
đặc điểm nhân cách con người Việt Nam hiện nay”, Tạp chí nghiên cứu con
người, số 6(21), năm 2005.
Ở bài viết này, hai tác giả viết về một số biến đổi về lối sống, lối nghĩ
4



của người Việt Nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế của nước ta. Hai tác giả
chủ yếu tập trung vào việc tổng kết, rút ra một số đặc điểm nhân cách con
người Việt Nam từ sau đổi mới trở lại đây. Bên cạnh đó, tác giả trình bày
một số yếu tố ảnh hưởng đến nhân cách người Việt Nam, trong đó đặc biệt
chú trọng những yếu tố có sự biến đổi từ sau đổi mới: Bắt đầu từ những yếu
tố kinh tế, vật chất đến những yếu tố tinh thần, tư tưởng và cả tình cảm của
mỗi một con người, bên cạnh những mặt tích cực thì vẫn còn những ảnh
hưởng tiêu cực.
Ở nhóm các công trình, bài viết đề cập đến công tác giáo dục của gia
đình đối với con người. Ở Việt Nam trong những năm qua đã có khá nhiều
công trình, bài viết được công bố, tiêu biểu như:
- Công trình “Gia đình Việt Nam và người phụ nữ trong gia đình thời
kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” của tác giả Đỗ Thị Bình, nhà
xuất bản khoa học xã hội, năm 2002.
Tác giả tập trung chủ yếu nghiên cứu vai trò của người phụ nữ và ưu
điểm vượt trội của người phụ nữ đối với giáo dục con trẻ, nhưng chưa đi
sâu nghiên cứu vai trò của gia đình đối với việc hình thành nhân cách con
người.
- Công trình “ Văn hóa gia đình với việc hình thành và phát triển
nhân cách trẻ em”, của tác giả Lê Như Hoa, Nhà xuất bản Văn hóa Thông
tin, 2001.
Tác giả trình bày sự biến đổi của gia đình Việt Nam đang có sự
chuyển tiếp từ truyền thống sang hiện đại. Quá trình chuyển đổi này không
thể tránh khỏi những đảo lộn, những đổ vỡ về thể chế gia đình. Tác giả
phân tích vai trò quan trọng của việc gìn giữ và phát huy những giá trị
truyền thống tốt đẹp, kết hợp với sự tiếp thu có chọn lọc những giá trị cách
tân, hiện đại. Và sự tác động của kinh tế thị trường tới mọi mặt của đời
sống xã hội, trong đó có môi trường văn hóa. Tác giả cho rằng sự lệch
chuẩn của văn hóa gia đình là nguyên nhân quan trọng của tình trạng trẻ em
5



có hành vi sai lệch dẫn đến suy thoái nhân cách - một vấn đề nóng bỏng
đang thu hút sự lo lắng, quan tâm của toàn xã hội. Cho nên, xây dựng văn
hóa gia đình và gia đình văn hóa có vai trò rất quan trọng, là cơ sở cho việc
hình thành và phát triển nhân cách con người, đặc biệt là thế hệ trẻ trong đó
có trẻ em.
Đặc biệt, có đề tài cấp Nhà nước KX-07-09: "Vai trò gia đình trong
sự hình thành và phát triển nhân cách con người Việt Nam", của Trung tâm
Nghiên cứu về gia đình và phụ nữ, mà Giáo sư Lê Thi làm chủ biên, do
Nhà xuất bản Phụ nữ phát hành năm 1997. Các tác giả cho rằng, những
thành tựu to lớn của cách mạng khoa học và công nghệ đang đưa lại một
cuộc sống tốt đẹp cả về vật chất và tinh thần cho gia đình và xã hội. Bên
cạnh đó thì con người lại chịu sự tác động của nền kinh tế thị trường, của
những tác động bên ngoài ảnh hưởng đến đạo đức và gây ra hàng loạt
những tệ nạn xã hội…ảnh hưởng đến nhân cách con người, và cũng ảnh
hưởng đến sự phát triển của xã hội. Tác giả khẳng định, để có một xã hội
tốt đẹp thì không thể tách rời sự phát triển của con người và vai trò của gia
đình trong việc giáo dục nhân cách con người hiện nay.
Bên cạnh đó, còn có những luận văn, luận án nghiên cứu đến các
vấn đề gia đình khác như:
Luận văn Th.s Phạm Thị Xuân, “Gia đình trong việc bảo vệ, chăm
sóc trẻ em ở nước ta hiện nay”, Hà Nội, 2004; Luận văn Th.s Cao Thị
Phương Nhung, “Gia đình với giáo dục nhân cách thế hệ trẻ ở tỉnh Thái
Nguyên hiện nay”, Hà Nội, 2010; Luận án T.S của Nghiêm Sỹ Liêm “Vai
trò của gia đình trong việc giáo dục thế hệ trẻ ở nước ta hiện nay”, Hà Nội,
2001.
Các công trình trên đây đều đề cập ở những mức độ khác nhau đến
vai trò của gia đình đối với sự hình thành nhân cách con người Việt Nam
nói chung.

Với mong muốn có thêm những đóng góp vào trong vấn đề này, nên
6


tôi đã chọn đề tài luận văn “Phát huy vai trò của gia đình trong việc hình
thành và phát triển nhân cách con người Việt Nam hiện nay”.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu:
Luận văn làm rõ vai trò và thực trạng vai trò của gia đình đối với
việc hình thành và phát triển nhân cách con người Việt Nam thời kỳ đổi
mới, từ đó đề xuất những giải pháp để phát huy tốt hơn nữa vai trò của gia
đình trong hoạt động này.
Nhiệm vụ nghiên cứu:
+ Làm rõ khái niệm nhân cách, những đặc trưng nhân cách con
người Việt Nam hiện nay.
+ Làm rõ vai trò của gia đình trong hình thành và phát triển nhân
cách con người Việt Nam.
+ Phân tích thực trạng vai trò gia đình trong hình thành và phát triển
nhân cách con người Việt Nam những năm qua và đưa ra những yêu cầu
giải pháp để phát huy tốt hơn nữa vai trò đó.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung vào nghiên cứu phát huy
vai trò của gia đình đối với việc hình thành và phát triển nhân cách con
người Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu: Luận văn đi sâu vào nghiên cứu vai trò của gia
đình trong hình thành, phát triển nhân cách con người Việt Nam trong thời
kỳ đổi mới ở Việt Nam.
5. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận: Luận văn được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ
nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối và chính sách của

Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt
Nam về gia đình và giáo dục trong gia đình.
Cơ sở thực tiễn: Nghiên cứu và tìm hiểu thực trạng tình hình giáo
7


dục nhân cách giới trẻ của gia đình ở nước ta trong những năm đổi mới vừa
qua.
Phương pháp nghiên cứu:
Luận văn sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện
chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử.
Ngoài ra còn sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khác
như: phân tích và tổng hợp, so sánh và chứng minh, lôgic và lịch sử.
6. Đóng góp mới của luận văn
Làm rõ hơn vai trò quan trọng của gia đình trong việc hình thành,
phát triển nhân cách con người Việt Nam. Trên cơ sở đó chỉ ra những giải
pháp để phát huy tốt hơn nữa vai trò của gia đình trong hoạt động này.
7. Ý nghĩa của luận văn
Ý nghĩa lý luận: Luận văn giúp chúng ta hiểu rõ hơn về vai trò của
gia đình đối với việc hình thành và phát triển nhân cách con người. Để từ
đó Đảng và Nhà nước có những chính sách phù hợp giúp phát huy hiệu quả
vai trò của gia đình không chỉ trong giáo dục con người, mà còn góp phần
xây dựng nguồn nhân lực trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại
hóa của đất nước ta.
Ý nghĩa thực tiễn: Luận văn có thể trở thành tài liệu tham khảo cho
những người nghiên cứu và hoạt động thực tiễn liên quan đến vấn đề này.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo thì luận
văn gồm có 02 chương và 04 tiết


8


Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ VAI TRÒ GIA
ĐÌNH TRONG SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH
CON NGƯỜI VIỆT NAM
1.1. Nhân cách con người Việt Nam hiện nay
1.1.1.Nhân cách và cấu trúc của nhân cách
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin thì con người là một
thực thể tự nhiên – xã hội. Nghiên cứu con người cần phải xuất phát từ
chính những con người hiện thực trong lịch sử phát triển của nó, nghĩa là từ
những con người hành động tồn tại thực sự của một xã hội, của một giai
đoạn lịch sử nhất định với tất cả các mối quan hệ tự nhiên, xã hội hiện hữu
của nó. Những yếu tố, đặc điểm sinh học và xã hội trong con người có sự
thống nhất biện chứng với nhau để tạo nên bản chất con người. Trong tác
phẩm Luận cương về Phoiơbắc, C.Mác viết: “ Bản chất con người không
phải là một cái trừu tượng cố hữu của cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện
thực của nó, bản chất con người là tổng hòa những quan hệ xã hội”[53;
11]. Điều đó có nghĩa là, mọi quan hệ xã hội hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp
đều góp phần vào hình thành bản chất con người, và bản chất của con
người không phải là cái thuần túy có tính cá nhân. Từ quan điểm trên, ta
thấy nhân cách con người chính là tổng hợp các yếu tố phản ánh bản chất
xã hội của con người, nhưng được hình thành trên cơ sở, điều kiện, tiền đề
sinh học của người đó. Nhân cách của một con người không phải là cái có
sẵn mà nó được hình thành dần dần trong hoạt động và giao tiếp của con
người từ ấu thơ đến khi trưởng thành.
Nhân cách là hệ thống những phẩm giá của một người được đánh giá
từ mối quan hệ qua lại của người đó với những người khác, với tập thể, với
xã hội và cả với thế giới tự nhiên xung quanh trong mọi cái nhìn xuyên
suốt quá khứ, hiện tại và tương lai. Nhân cách là một thứ giá trị được xây

dựng và hình thành trong toàn bộ thời gian con người tồn tại trong xã hội,

9


nó đặc trưng cho mỗi con người, thể hiện những phẩm chất bên trong con
người nhưng lại mang tính xã hội sâu sắc.
Nó cũng là một chỉnh thể thống nhất các thuộc tính, các đặc điểm
tâm lý, là sự thống nhất giữa phẩm chất và năng lực, giữa nhận thức, tình
cảm và ý chí… là sự thống nhất của tất cả mọi nét khác nhau của nó. Đó
không phải là phép cộng của các nét, các thuộc tính và đặc điểm tâm lý mà
là sự tổng hòa các đặc điểm thuộc tính ấy.
Cùng với đó thì nhân cách là tổ hợp các thuộc tính tâm lý tương đối
ổn định của cá nhân tạo nên bộ mặt tâm lý ổn định của nhân cách. Chính
nhờ điều này mà chúng ta có thể phân biệt nhân cách này với nhân cách
khác, và còn có thể dự đoán được hành vi của nhân cách trong tình huống
này hay khác. Các đặc điểm nhân cách cũng như cấu trúc nhân cách của cá
nhân khó hình thành và cũng khó mất đi. Trong thực tế, từng nét nhân cách
(tính cách, phẩm chất…) có thể thay đổi trong quá trình sống của con
người, nhưng nhìn tổng thể thì chúng vẫn là một cấu trúc trọn vẹn, tương
đối ổn định.
Tính tích cực của cá nhân biểu hiện trong hoạt động như lựa chọn
hoạt động tích cực, xác định mục đích hoạt động đúng đắn và chủ động, tự
giác, nỗ lực thực hiện hoạt động, giao tiếp nhằm nhận thức và cải tạo thế
giới và cải tạo chính bản thân. Trong cuộc sống, tính tích cực của nhân
cách luôn luôn cần được phát huy. Đánh giá nhân cách là đánh giá tính tích
cực và sản phẩm của tính tích cực.
Nhân cách chỉ có thể hình thành phát triển, tồn tại và thể hiện trong
hoạt động và trong mối quan hệ giao lưu với những nhân cách khác. Nhu
cầu giao lưu là nhu cầu rất đặc biệt của con người. Con người sinh ra và lớn

lên luôn có nhu cầu giao lưu, giao tiếp với người khác và với xã hội. Thông
qua quan hệ giao lưu với người khác, con người gia nhập các mối quan hệ
xã hội, lĩnh hội các chuẩn mực đạo đức và hệ thống giá trị xã hội, đồng thời

10


cũng qua giao tiếp, con người được đánh giá theo quan hệ xã hội và đóng
góp giá trị nhân cách của mình cho xã hội, cho người khác.
Như vậy, ta có thể khái quát “nhân cách là toàn bộ những gì hợp
thành một con người, một cá nhân với bản sắc và cá tính rõ nét, với các đặc
điểm thể chất, tài năng phong cách, ý chí, đạo đức, vai trò xã hội”[82; 246].
Tóm lại, có thể coi nhân cách như là toàn bộ những đặc điểm cùng
với những phẩm chất tâm lý cá nhân có tác dụng quy định giá trị và hành
vi xã hội của một con người. Tất cả những cái đó sẽ góp phần tạo nên được
nét đặc trưng của bản sắc và giá trị xã hội trong nhân cách của họ. Nhân
cách được coi là tổng hoà không phải mọi đặc điểm cá thể của con người
mà chỉ những phẩm chất chung nào quy định nó như là một thành viên của
xã hội cũng như một công dân, người lao động và một nhà hoạt động xã hội
có ý thức. Nhân cách của chủ thể sẽ luôn luôn được sống động hiện thực
qua toàn bộ những hành vi, quan hệ xã hội trong suốt tiến trình của cuộc
sống của họ. Việc tổng hoà tất cả những thuộc tính của thể chất cũng như
tài năng, phong cách, ý thức, đạo đức, vai trò xã hội của chủ thể để tạo
thành một hệ thống - cấu trúc xác định với một bản sắc riêng và có cá tính
rõ nét sẽ góp phần làm hình thành được một cấu tạo đặc biệt là nhân cách.
Ở con người, cái sinh lý cũng như cái xã hội và cái tâm lý sẽ luôn
luôn có sự tác động biện chứng với nhau trong mọi thời gian - không gian
sống để tạo ra những nét đặc trưng của nhân cách. Tất cả ba yếu tố này đều
có sự ảnh hưởng, tác động qua lại và quy định lẫn nhau trong việc hình
thành nhân cách. Vì vậy, cần phải có cách tiếp cận cụ thể, toàn diện và phải

có phương pháp giáo dục thích hợp để giúp trẻ hình thành những phẩm chất
nhân cách tốt.
Từ khái niệm về nhân cách chúng ta có thể khái quát về cấu trúc
của nhân cách như sau:
Cấu trúc là sự thống nhất toàn vẹn các thành phần và sự liên hệ về
mọi mặt giữa chúng. Cấu trúc nhân cách là sự sắp sếp các thuộc tính hay
11


các thành phần của nhân cách thành một chỉnh thể trọn vẹn tương đối ổn
định trong mối liên hệ và quan hệ nhất định.
Giống như bất cứ một sự vật hiện tượng nào, nhân cách cũng có
một cấu tạo nhất định, đặc trưng bởi một tổ chức nhất định. Tùy theo quan
niệm về bản chất nhân cách, mỗi tác giả đưa ra một cấu trúc khác nhau:
Theo A.G.Côvaliov cho rằng cấu trúc nhân cách bao gồm các quá
trình tâm lý, trạng thái tâm lý và các thuộc tính tâm lý cá nhân.
Nhà phân tâm học F.Rreud thì cho rằng cấu trúc nhân cách bao
gồm vô thức, tiền ý thức, ý thức. Trong đó, vô thức là một thành phần quan
trọng trong đời sống tinh thần của con người.
A.G.Ananix xây dựng nhân cách theo hai nguyên tắc: nguyên tắc
thứ bậc và nguyên tắc phối hợp. Nguyên tắc thứ bậc có những thuộc tính
tâm sinh lý, những thành phần xã hội phục tùng thuộc tính xã hội chung
nhất, phức tạp nhất. Nguyên tắc phối hợp có nghĩa là nhiều mức độ của các
thuộc tính tác động qua lại lẫn nhau, phối hợp nhau.
Theo J.Stêfanôvic cấu trúc nhân cách phải được hiểu như là sự sắp
xếp những đặc điểm của nhân cách vào cái toàn bộ trong mối tác động qua
lại giữa chúng. Vì vậy, ông nêu lên các đặc điểm của cấu trúc nhân cách
như sau:
Đặc điểm tích cực – động cơ của nhân cách: Đặc điểm này thể hiện
tính chất xu hướng của nhân cách bao gồm hứng thú, khuynh hướng,

nguyện vọng, kế hoạch riêng.
Đặc điểm lập trường – quan hệ nhân cách: Đặc điểm này thể hiện
giá trị của nhân cách bao gồm lập trường, lý tưởng và quan hệ sống.
Đặc điểm về mặt hành động của nhân cách: Đặc điểm này thể hiện
khả năng hoạt động có thành tích của nhân cách, bao gồm tri thức, kỹ xảo,
thói quen.
Đặc điểm về tự điều chỉnh của nhân cách: Đặc điểm này thể hiện
sự điều chỉnh và kiểm tra những rung cảm và hành vi của mình, bao gồm tự
ý thức, tự đánh giá, tự phê bình của nhân cách.
12


Đặc điểm về động thái của nhân cách: Đặc điểm này thể hiện ở khí
chất của nhân cách.
Ở Việt Nam khi nói đến nhân cách người ta thường hay nghĩ đến
hai thành phần cơ bản: đức và tài, hay phẩm chất và năng lực, có thể khái
quát cấu trúc này theo bảng sau:
Phẩm chất (đức)

Năng lực ( tài)

- Phẩm chất xã hội (đặc điểm chính - Năng lực xã hội hóa: khả năng
trị): thế giới quan, lý tưởng, niềm thích ứng, hòa nhập, tính mềm dẻo,
tin, lập trường.

cơ động, linh hoạt trong cuộc sống.

- Phẩm chất cá nhân( đạo đức, tư - Năng lực chủ thể hóa: khả năng thể
cách): các nết, đức tính, các thói, hiện tính độc đáo, đặc sắc, cái riêng,
tật...


cái bản lĩnh của cá nhân.

- Phẩm chất ý chí: tính mục đích, - Năng lực hành động: khả năng
tính tự chủ, tính kỷ luật, tính quả hành động có mục đích, chủ động,
quyết, tính phê phán.

tích cực, có hiệu quả.

- Cung cách ứng xử: tác phong, lễ
tiết, tính khí.

- Năng lực giao tiếp: khả năng thiết
lập và duy trì mối quan hệ với người
khác.

Như vậy, nhân cách là diện mạo xã hội – tâm lý của mỗi người, là
một thành viên xã hội chịu sự chi phối của các mối quan hệ xã hội, đồng
thời là chủ thể hành động có ý thức trong sự phát triển xã hội.
Theo quan niệm của chúng tôi thì nhân cách bao gồm hai thành
phần cơ bản trên, đó là đức và tài, trong đó đức là gốc. Đó là phẩm chất xã
hội do con người sống, hoạt động, giao tiếp, học tập và rèn luyện đúc kết
13


lại trong con người. Nói như vậy, nhân cách con người gần đồng nghĩa với
tâm lý, tinh thần, do thân thể, nhất là não bộ, là cơ sở vật chất, nơi chứa
đựng và tạo điều kiện vật chất để hình thành và phát triển nhân cách, tức là
nhân cách có nguồn gốc là lịch sử - văn hóa của cộng đồng mà con người
mang nhân cách ấy sống trong đó, có cơ sở vật chất là cơ thể và bộ não, và

cơ chế vận động là hoạt động và giao tiếp. Nói một cách khác, nhân cách là
tổng thể các đặc điểm riêng, cá tính, tư cách của từng người.
Nhân cách con người là biểu hiện của lý tưởng, động cơ, nhu cầu,
hứng thú mang đầy tính nhân văn làm cơ sở để hình thành và phát huy năng
lực; đạo đức và năng lực quện vào nhau thành nhân cách con người, giúp
mỗi chúng ta thực hiện được sứ mệnh cao cả và chức danh con người, đem
lại hạnh phúc cho mình, gia đình mình và cộng đồng mình sống, dân tộc,
đất nước, loài người.
Trong sự nghiệp đổi mới của đất nước hiện nay, hơn bao giờ hết rất
cần những con người có đức và tài, tức là người có phẩm chất và năng lực.
Đức là gốc của nhân cách nhưng không có nghĩa là coi nhẹ tài. Đức và tài ở
mức độ nào đó thống nhất với nhau, không thể tách rời nhau. Như Bác Hồ
đã từng nói:

Người không có đức là người vô dụng
Người không có tài thì làm việc gì cũng khó.

Như vây, một người có nhân cách tốt là người vừa phải có đức, vừa
phải có tài, có tài mà không có đức nhiều khi làm hại nhiều cho đất nước.
Có tài mà chỉ nhằm phục vụ cho cá nhân, tham nhũng vô kỷ luật thì sẽ làm
hại cho đất nước, nhất là khi làm sai lệch đường lối của Đảng thì tai hại biết
chừng nào. Vì vậy, người có nhân cách phải là người thống nhất được hai
mặt phẩm chất và năng lực, tức là thống nhất giữa hai mặt đức và tài.
1.1.2. Những đặc trưng nhân cách con người Việt Nam hiện nay
Như chúng ta đã biết thì con người vừa là thực thể tự nhiên, vừa là
thực thể xã hội, đồng thời là chủ thể cải tạo hoàn cảnh. Con người là một
thực thể “song trùng” tự nhiên và xã hội, là sự kết hợp cái tự nhiên và cái

14



xã hội. Hai yếu tố này gắn kết với nhau, đan quyện vào nhau, trong cái tự
nhiên chứa đựng tính xã hội và cũng không có cái xã hội tách rời cái tự
nhiên. Con người không thể tồn tại được một khi tách rời khỏi xã hội chỉ
trong xã hội con người mới có thể trao đổi lao động, thông qua đó mà thỏa
mãn những nhu cầu trong cuộc sống, như ăn, ở, đi lại... Trong xã hội thông
qua quan hệ với người khác, mà mỗi người nhận thức về mình một cách
đầy đủ hơn, trên cơ sở đó mà rèn luyện, phấn đấu vươn lên về mọi mặt,
từng bước hoàn thiện nhân cách.
Trong xã hội mọi người có quan hệ lẫn nhau, con người là trung tâm
của các mối quan hệ, vì vậy con người phải được thể hiện như là một nhân
cách. Xây dựng con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa phải gắn liền với
việc xây dựng nhân cách phát triển hài hòa. Đó là đòi hỏi cấp bách của sự
nghiệp xây dựng con người đạo đức – trí tuệ trong điều kiện đổi mới hiện
nay. Qua đó, ta có thể thấy được nhân cách là đặc điểm riêng của mỗi cá
nhân, mỗi giai cấp, mỗi dân tộc, nhưng nhân cách của mỗi người không thể
phát triển nếu không có sự giao lưu với nhau. Từ sự giao lưu đó mà các
nhân cách có cơ hội phát triển hài hòa tạo nên những nét chung, và với
những phẩm chất sẵn có cùng với sự rèn luyện của mình, con người Việt
Nam đã tạo nên những đặc trưng nhân cách riêng của mình, đó là bản sắc,
là văn hóa của dân tộc.
Đặc điểm nhân cách con người Việt Nam hiện nay đã phần nào đáp
ứng được yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước, tuy nhiên cũng vẫn tồn tại những mặt yếu cần khắc phục.
Trước hết, phải kể đến những mặt tích cực của nhân cách con người
Việt Nam. Nhìn chung đại bộ phận các cá nhân đều có được hệ giá trị nhân
cách tích cực, các giá trị nhân cách cơ bản, từ thái độ chính trị đến giá trị
nhân sinh quan, như là những điều kiện cần thiết đòi hỏi ở con người đi
vào thế giới hiện đại - kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
như ngày nay.


15


Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn tồn tại một số điểm yếu trong phát
triển nhân cách của thế hệ trẻ. Nhiều bộ phận thanh thiếu niên còn thiếu
tính tích cực xã hội, sống thiếu trách nhiệm đối với gia đình, đất nước và xã
hội; chưa thực sự cố gắng học tập để trau dồi kiến thức, cũng như trau dồi
về mặt đạo đức. Do sự phát triển của kinh tế thị trường, của khoa học công
nghệ mà một bộ phận giới trẻ vẫn chưa có khả năng thích ứng với sự cạnh
tranh quyết liệt của xã hội hiện nay và chưa có niềm tin vào định hướng xã
hội chủ nghĩa của đất nước. Hệ giá trị của xã hội chúng ta đang có những
biến đổi rõ rệt trước những tác động của kinh tế thị trường của khoa học
công nghệ, do ảnh hưởng của giao lưu văn hóa.
Tuy nhiên, trong mọi sự biến đổi con người của xã hội, chúng ta vẫn
giữ được những giá trị hay những phẩm chất cơ bản như: lòng yêu nước,
tinh thần tự hào dân tộc, niềm tin vào bản thân và xã hội. Đây chính là nền
tảng của hệ giá trị xã hội và giá trị nhân cách.
Qua sự phân tích trên có thể đưa ra những đặc trưng nhân cách con
người Việt Nam hiện nay, đó là một nhân cách được phát triển toàn diện,
một nhân cách gắn bó nhịp nhàng, hài hòa giữa ba mặt: Nội tâm thống
nhất, lành mạnh, ổn định, tích cực; quan hệ với người khác một cách nhân
ái, hữu nghị hợp tác; say mê và nhiệt tình, thích ứng và sáng tạo, hiệu quả
và thành đạt.
Qua đó, ta có thể hiểu được đặc trưng nhân cách con người Việt
Nam thích ứng với thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội
nhập quốc tế hiện nay là:
Thứ nhất, con người có lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã
hội, có đạo đức trong sáng, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa của dân
tộc, có năng lực tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. Đó là con người giàu

lòng yêu nước thương dân, có tình thương yêu giai cấp, thương yêu đồng
loại, sống nhân văn, nhân đạo, có ý thức và kiên quyết đấu tranh bảo vệ chế

16


độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ những thành quả cách mạng, kiên quyết đấu
tranh làm thất bại mọi âm mưu chống phá của kẻ thù.
Thứ hai, con người có ý chí kiên cường, có hoài bão lớn lao phát huy
tiềm năng của dân tộc và con người Việt Nam, có ý thức cộng đồng và phát
huy tính tích cực của cá nhân, có tư duy sáng tạo và óc thực nghiệm.
Thứ ba, con người có tính tổ chức và kỷ luật, tinh thần trách nhiệm
cao và trung thực; có lòng nhân ái, tôn trọng và hợp tác được với người
khác. Đó là con người lao động mới, có tri thức sâu sắc về công việc mà
mình đang đảm nhận, lao động có ý thức kỷ luật, có tinh thần hợp tác với
đồng nghiệp, biết đánh giá chất lượng lao động, hiệu quả lao động của bản
thân.
Thứ tư, con người có sức khỏe, có khả năng tự hoàn thiện không
ngừng, năng động và thích ứng bảo đảm phát triển toàn diện cá nhân; biết
được vị trí của mình trong từng mối quan hệ xã hội và giải quyết đúng đắn
được những mối quan hệ đó; thường xuyên có ý thức nâng cao trình độ tri
thức về mọi mặt.
Thứ năm, con người có tinh thần pháp luật và ý thức công dân, ý
thức bảo vệ môi sinh và biết yêu cái đẹp. Đó là những con người luôn tuân
thủ và làm theo pháp luật, biết được nghĩa vụ và trách nhiệm của mình
trong mọi hoạt động.
Bên cạnh những phẩm chất tốt đẹp nêu trên, nhân cách con người
Việt Nam vẫn còn những hạn chế như mang nặng tâm lý thói quen của
người sản xuất, tầm nhìn hạn chế; thiếu tư duy lý luận, mang nặng chủ
nghĩa kinh nghiệm; thiếu khả năng sáng tạo trong lao động sản xuất.

Mặt hạn chế đó thể hiện cụ thể trong lao động do sự chi phối bởi
điều kiện sản xuất nông nghiệp và tâm lý nông dân của con người Việt
Nam, thể hiện rất rõ trong giai đoạn hiện nay - giai đoạn đẩy mạnh công
nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế. Người nông dân
sản xuất nhỏ tùy tiện, chi phối hoạt động và giao tiếp của bản thân, nên
17


thiếu tính kỷ luật lao động. Họ muốn làm thì làm, thích nghỉ thì nghỉ tùy
theo hứng thú, không bị kỷ luật của công việc, của tổ chức chế ước. Với
người tiểu nông thì thời gian cũng như về tốc độ đều không quan trọng lắm.
Công việc thường chậm rãi, sinh hoạt hàng ngày thường trầm lặng, ít có
những hoạt động dồn dập, rộn rã. Hoạt động của người tiểu nông không đề
ra những yêu cầu về sự phối hợp nhịp nhàng giữa các thao tác, giữa các bộ
phận, không cần một sự kết hợp đồng bộ giữa các khâu, cũng như một sự
chỉ huy, lãnh đạo, quản lý thống nhất và nghiêm ngặt. Tình trạng đó đã sinh
ra tác phong tùy tiện, thiếu tinh thần trách nhiệm, không tính đến hiệu quả
kinh tế của sức lực và thời gian. Như vậy, ở người Việt Nam không có
những quy định nghiêm ngặt về trách nhiệm từng người, cho nên đã không
hình thành được tính kỷ luật và trách nhiệm cá nhân.
Đặc biệt là Viện Nghiên cứu xã hội Mỹ đã nghiên cứu về con người
Việt Nam và đưa ra những nhận xét về đặc điểm con người Việt Nam như:
“Người Việt Nam cần cù lao động, song dễ thỏa mãn nên tâm lý
hưởng thụ còn nặng; thông minh, sáng tạo, song chỉ có tính chất đối phó,
thiếu tầm tư duy dài hạn, chủ động; khéo léo, song không duy trì đến cùng
(ít khi quan tâm đến sự hoàn thiện cuối cùng của sản phẩm); vừa thực tế,
vừa mơ mộng, nhưng không có ý thức nâng lên thành lý luận; ham học hỏi,
có khả năng tiếp thu nhanh, nhưng ít khi học “đến đầu đến đuôi” nên kiến
thức không hệ thống, mất cơ bản. Ngoài ra, học tập không còn là mục tiêu
tự thân của nhiều người Việt Nam (nhỏ học vì gia đình, lớn học vì sỹ diện,

để kiếm công ăn việc làm, ít vì chí khí đam mê); xởi lởi chiều khách song
không bền; tiết kiệm, nhưng cũng nhiều khi hoang phí vì những mục tiêu
vô bổ(sỹ diện, khoe khoang, thích hơn đời…); có tinh thần đoàn kết, tương
thân tương ái, song hầu như chỉ trong những hoàn cảnh, trường hợp khó
khăn, bần hàn. Trong điều kiện sống tốt hơn, giàu có hơn thì tinh thần này
ít khi xuất hiện; yêu hòa bình, nhẫn nhịn, nhưng nhiều khi hiếu chiến, hiếu
18


thắng vì những lý do tự ti lặt vặt, đánh mất đại cục; thích tụ tập nhưng lại
thiếu tính liên kết để tạo thành sức mạnh (cùng một việc, một người làm thì
tốt, ba người làm thì kém, bảy người làm thì hỏng)”[62;112-113]
Như vậy, có thể thấy rằng, bên cạnh những phẩm chất tốt đẹp thì
người Việt Nam vẫn còn tồn tại những mặt hạn chế. Và những điều đó
đang hạn chế sự đóng góp của mỗi con người cho xã hội, chúng ta cần phải
chung tay khắc phục những hạn chế đó, để xây dựng những con người có
nhân cách hoàn thiện hơn, góp phần xây dựng đất nước văn minh, tiến bộ.
1.1.3. Những yếu tố tác động tới hình thành nhân cách con người
Việt Nam hiện nay
Nhân cách của con người được hình thành và phát triển thông qua
quá trình sống, hoạt động và giao tiếp của chủ thể. Quá trình phát triển
nhân cách của một người không những biến đổi về lượng mà còn biến đổi
về chất. Đó là một quá trình phát triển liên tục, nhiều khó khăn.
Nhân cách con người chịu sự tác động của rất nhiều yếu tố như: giáo
dục đào tạo trong gia đình, nhà trường và xã hội; những yếu tố xã hội: quá
trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, kinh tế thị trường, cách mạng tư tưởng
văn hóa, hội nhập quốc tế ; và hoạt động thực tiễn của mỗi cá nhân.
* Yếu tố giáo dục đào tạo trong gia đình, nhà trường và xã hội
Gia đình là nhân tố đầu tiên tác động đến sự hình thành nhân cách của
con người, bởi vì ngay từ khi lọt lòng, gia đình là môi trường đầu tiên mà

chúng ta tiếp xúc. Chúng ta chịu sự ảnh hưởng và tác động từ gia đình đến
sự hình thành nhân cách rất lớn, qua các yếu tố di truyền, môi trường giáo dục.
Di truyền không quyết định trực tiếp đến sự hình thành và phát triển
nhân cách của cá nhân. Di truyền đóng vai trò là tiền đề vật chất, là khả
năng tiềm tàng, là điều kiện quan trọng cho sự hình thành và phát triển
nhân cách của cá nhân. Thừa hưởng những đặc tính di truyền tốt từ thế hệ
trước là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển toàn diện của một nhân cách.
19


Vì thế, chúng ta cần biết tận dụng tốt yếu tố di truyền để đạt đến sự phát
triển đỉnh cao.
Con người sống không thể tách rời môi trường. Môi trường ảnh
hưởng đến sự hình thành và phát triển nhân cách của cá nhân có nhiều loại:
môi trường tự nhiên, môi trường gia đình và môi trường xã hội.
Môi trường tự nhiên bị ô nhiễm, nhiều bệnh tật phát sinh sẽ ảnh
hưởng đến sự phát triển của con người. Trong đó, gia đình là môi trường
đầu tiên của trẻ được xã hội hóa, được sống trong tình yêu thương của cha
mẹ và người thân, là trường học đầu tiên của trẻ. Những năm đầu đời để lại
dấu ấn rất quan trọng cho sự phát triển về mặt nhân cách cho trẻ sau này.
Nhân tố xã hội cơ bản ảnh hưởng lớn đến sự hình thành và phát triển
nhân cách con người là tồn tại xã hội, hoàn cảnh sống mang tính lịch sử cụ thể mà cá nhân đó sống. Vì vậy, hoàn cảnh gia đình tốt hay xấu đều có
những tác động lớn đến nhân cách con người.
Bên cạnh những tác động của gia đình thì giáo dục nhà trường cũng
có những ảnh hưởng lớn đến hình thành và phát triển nhân cách con người.
Giáo dục nhà trường có trách nhiệm bổ sung thêm nữa về mặt đạo đức và
tài năng của con người, là môi trường quan trọng hình thành nguồn tri thức,
kinh nghiệm, kỹ năng ... cho mỗi chúng ta.
Qua đó, thấy được việc học tập đóng vai trò chủ yếu ảnh hưởng đến
hầu như mọi khía cạnh của hành vi. Tất cả những ảnh hưởng môi trường và

xã hội tác động tới sự hình thành nhân cách thông qua việc học tập và qua
thực tiễn cuộc sống của mỗi con người. Ngay cả những điều kiện vật chất
của nhân cách được thừa hưởng từ gia đình cũng có thể bị thay đổi( giữ
gìn, phát huy hay loại bỏ) bởi quá trình học tập.
Như vậy, giáo dục là điều kiện quan trọng để tạo ra sự biến đổi về
chất của cá nhân, trang bị những điều căn bản nhất, giúp con người phát
huy hết tiềm năng của bản thân. Tuy nhiên, trong thời đại công nghiệp hóa,
hiện đại hóa như hiện nay thì giáo dục gia đình lại ngày càng có xu hướng
20


bị xem nhẹ. Hầu hết, các bậc cha mẹ thường khoán trắng việc giáo dục trẻ
cho nhà trường, trong khi giáo dục gia đình là yếu tố quan trọng nhất, vì
gia đình là môi trường đầu tiên mà con người tiếp xúc, được rèn luyện. Vì
vậy, các bậc cha mẹ cần phải chủ động phối họp chặt chẽ mật thiết với nhà
trường và xã hội (qua các cơ quan tổ chức, đoàn thể) để giáo dục đạo đức
cho con em mình, đồng thời cũng phản hồi kịp thời về tình hình của con em
mình với nhà trường và các cơ quan hữu trách để công tác phối hợp giáo
dục thực sự đạt hiệu quả. Các bậc phụ huynh cần chủ động xây dựng và giữ
gìn hạnh phúc gia đình, xây dựng gia đình văn hóa, tạo môi trường thuận
lợi cho việc phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ của
con em.
Ba lực lượng trên phải phối hợp chặt chẽ trong việc giáo dục nhân
cách lành mạnh cho trẻ, để từ đó hình thành nên những nhân cách tốt, góp
phần xây dựng đất nước và xã hội sau này.
* Yếu tố xã hội
Bên cạnh những yếu tố tự nhiên, yếu tố giáo dục, những yếu tố xã
hội cũng ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển nhân cách con người. Đặc
biệt sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước ta hiện nay, việc đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa, sự phát triển của kinh tế thị trường định hướng xã

hội chủ nghĩa, sự hội nhập quốc tế đã và đang ảnh hưởng không nhỏ đến sự
hình thành, phát triển nhân cách con người Việt Nam.
Con người là sản phẩm của hoàn cảnh đến lượt mình nó lại tác động
trở lại hoàn cảnh, sáng tạo ra hoàn cảnh mới. Sự biến đổi của môi trường tự
nhiên và xã hội là điều kiện để hoàn thiện nhân cách. Do đó, phải nhân đạo
hóa hoàn cảnh và làm cho hoàn cảnh mang tính người nhiều hơn. Xã hội
phát triển thì nhân cách con người cũng phát triển và hoàn thiện. Song quá
trình hình thành mới không phải lúc nào cũng diễn ra theo chiều đồng
thuận như vậy. Bên cạnh sự phát triển lại có những biểu hiện suy thoái, kể
cả tha hóa nhân cách, nhất là trong điều kiện kinh tế thị trường. Do đó, việc
21


×