Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

34 THPTQG 2020 văn thanh miện hải dương l1 có lời giải

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (466.64 KB, 5 trang )

SỞ GD – ĐT HẢI DƯƠNG
THPT THANH MIỆN

ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LỚP 12 - LẦN 1
Thời gian làm bài: 120 phút
(Không kể thời gian giao đề)

Họ, tên thí sinh:......................................... Số báo danh:.............................................
Mục tiêu:
Kiến thức: Kiểm tra mức độ đạt chuẩn kiến thức của học sinh cụ thể như sau:
- Kiến thức làm văn, tiếng Việt
- Kiến thức văn học: Tác giả, tác phẩm.
- Kiến thức đời sống.
Kĩ năng:
- Kĩ năng đọc hiểu văn bản.
- Kĩ năng tạo lập văn bản (viết đoạn văn nghị luận xã hội, viết bài văn nghị luận văn học).
I.ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau: Chúng ta ai cũng khao khát thành công. Tuy nhiên, mỗi người định nghĩa thành công
theo cách riêng. Có người gắn thành công với sự giàu có về tiền bạc, quyền lực, tài cao học rộng; có người
lại cho rằng một gia đình êm ấm, con cái nên người là thành công...Chung quy lại, có thể nói thành công là
đạt được những điều mong muốn, hoàn thành mục tiêu của mình.
Nhưng nếu suy ngẫm kĩ, chúng ta sẽ nhận ra rằng thật ra, câu hỏi quan trọng không phải là “Thành công là
gì?” mà là “Thành công để làm gì?”. Tại sao chúng ta lại khao khát thành công? Suy cho cùng, điều chúng
ta muốn không phải bản thân ta thành công mà là cảm giác mãn nguyện và dễ chịu mà thành công đem lại,
khi chúng ta đạt được mục tiêu của mình. Chúng ta nghĩ rằng đó chính là hạnh phúc. Nói cách khác, đích
cuối cùng mà chúng ta nhắm tới là hạnh phúc, còn thành công chỉ là phương tiện.
Quan niệm cho rằng thành công sẽ giúp chúng ta hạnh phúc hơn chỉ là sự ngộ nhận, ảo tưởng. Bạn hãy để
hạnh phúc trở thành nền tảng cuộc sống, là khởi nguồn giúp bạn thành công hơn chứ không phải điều ngược
lại. Đó chính là “bí quyết” để bạn có một cuộc sống thực sự thành công.
(Theo Lê Minh, )
Thực hiện các yêu cầu:


Câu 1. Nhận biết
Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên.
Câu 2. Thông hiểu
Theo tác giả, thành công là gì?

Trang 1


II.LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm) Vận dụng cao
Từ nội dung đoạn trích ở Đọc – hiểu, hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ mối
quan hệ giữa thành công và hạnh phúc.
Câu 2 (5,0 điểm) Vận dụng cao
Nguyễn Tuân miêu tả vẻ đẹp của sông Đà trong nhiều cảnh sắc, khi là thác nước và những cửa ải đá: “Còn
xa lắm mới đến cái thác dưới. Nhưng đã thấy tiếng nước réo gần mãi lại réo to mãi lên. Tiếng nước thác
nghe như là oán trách gì, rồi lại như là van xin, rồi lại như là khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo. Thế rồi
nó rống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu, rừng tre nứa nổ lửa, đang
phá tuông rừng lửa, rừng lửa cùng gấm tét với đàn trâu da cháy bùng bùng. Tới cái thác rồi. Ngoặt khúc
sông lượn, thấy sóng bọt đã trắng xóa cả một chân trời đá. Đá ở đây từ ngàn năm vẫn mai phục hết trong
lòng sông, hình như mỗi lần có chiếc thuyền nào xuất hiện ở quãng ầm ầm mà quạnh hiu này, mỗi lần có
chiếc thuyền nào mà nhô vào đường ngoặt của sông là một số hòn bén nhổm cả dậy để vồ lấy thuyền. Mặt
hòn đá nào trông cũng ngỗ ngược, hòn nào cũng nhăn nhúm, méo mó hơn cả cái mặt nước chỗ này...”
Khi là vẻ đẹp của dòng chảy trữ tình được nhìn từ trên cao:
“Con Sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc
bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói Mèo đốt nương xuân. Tôi đã nhìn say sưa làn
mây mùa xuân bay trên Sông Đà, tôi đã xuyên qua đám mây mùa thu mà nhìn xuống dòng nước Sông Đà.
Mùa xuân dòng nước xanh ngọc bích, chứ nước Sông Đà không xanh màu xanh canh hến của Sông Gâm,
Sông Lô. Mùa thu nước Sông Đà lừ lừ chín đỏ như da mặt một người bầm đi vì rượu bữa, lừ lừ cái màu đỏ
giận giữ ở một người bất mãn, bực bội gì mỗi độ thu về”.
(Người lái đò Sông Đà – Nguyễn Tuân, Ngữ văn 12)

Anh/chị hãy phân tích vẻ đẹp của sông Đà trong hai đoạn văn trên, từ đó nhận xét về phong cách nghệ thuật
độc đáo của Nguyễn Tuân.
-----------HẾT---------Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm

Trang 2


(tailieugiangday.com – Website đề thi – chuyên đề file word có lời giải chi tiết)

Quý thầy cô liên hệ đặt mua word: 03338.222.55
HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
I.ĐỌC HIỂU
Câu 1:
Phương pháp: căn cứ các phương thức biểu đạt đã học
Cách giải:
- Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận
Câu 2:
Phương pháp: căn cứ đoạn trích
Cách giải:
- Theo tác giả, thành công là đạt được những điều mong muốn, hoàn thành mục tiêu của mình.
Câu 3:
Phương pháp: phân tích, lí giải
Cách giải:
- Tác giả cho rằng: quan niệm hạnh phúc thành công hơn sẽ giúp chúng ta hạnh phúc hơn chỉ là sự ngộ
nhận, ảo tường vì trên thực tế, chúng ta chứng kiến biết bao người thành công vượt bậc, nổi tiếng, giàu có
mà vẫn bất hạnh, trầm cảm, nhiều người bế tắc phải tìm đến cái chết.
Câu 4:
Phương pháp: phân tích
Cách giải:
- Học sinh lựa chọn đồng tình hoặc phản đối và có những kiến giải phù hợp.

- Gợi ý: đồng tình Hạnh phúc chính là nền tảng cuộc sống, khi bản thân ta hạnh phúc ta sẽ có động lực,
năng lượng tích cực để làm việc một cách tốt hơn, hoàn thành tốt hơn. Hạnh phúc cũng là cho ta yêu đời
hơn, sống thanh thản và tích cực hơn.
II.LÀM VĂN
Câu 1:
Phương pháp: phân tích, lý giải, tổng hợp
Cách giải:
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn với độ dài 200 chữ. Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách
diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, song hành, móc xích.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Tác hại của lối sống “không chịu thay đổi” ở một bộ phận giới trẻ
hiện nay.
c. Triển khai vấn đề nghị luận: Thí sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề
nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ vấn đề nghị luận. Có thể triển khai theo hướng sau:
1. Giới thiệu vấn đề nghị luận
2. Giải thích

Trang 3


- Thành công, hạnh phúc: mỗi người có một cách nghĩ khác nhau nhưng có thể hiểu đó là một trong những
cảm giác tuyệt vời nhất mà con người trải nghiệm trong cuộc đời. Hạnh phúc là một giá trị sống quan trọng
của con người
3. Bàn luận
- Thành công có giúp chúng ta hạnh phúc? Có thành công ta có thể tự do làm những điều mình thích nhưng
không thể đánh đồng thành công và hạnh phúc là một được... Thực tế có những người thành công, nổi tiếng
mà vẫn đau khổ, trầm cảm,...
- Hạnh phúc là khái niệm trừu tượng, là khao khát hướng tới của con người, hạnh phúc ở ngay trong cuộc
đời trần thế và do chính con người tạo dựng, mỗi người đều có khả năng đem lại hạnh phúc cho bản thân
mình và cho những người xung quanh.
- Bài học nhận thức hành động

- Tổng kết vấn đề
d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, chuẩn ngữ pháp của câu, ngữ nghĩa của từ.
e.Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận, có cách diễn đạt mới mẻ.
Câu 2:
Phương pháp: phân tích, tổng hợp
Cách giải:
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân
bài triển khai được vấn đề gồm nhiều ý/đoạn văn, kết bài kết luận được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Vẻ đẹp của tình cảm quân dân, từ đó nhận xét về tính chất trữ tình
chính trị trong thơ Tố Hữu.
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm: Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách nhưng cần
vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng, đảm bảo các yêu cầu cơ bản
sau:
1. Mở bài: Giới thiệu vấn đề
2. Thân bài
* Vẻ đẹp sông Đà trong đoạn thứ nhất: sự hung bạo, dữ dội của thác nước và những cửa ải đá.
- Thác nước sông Đà gầm réo những âm thanh ghê sợ, nhà văn đã nhân hóa con sông, biến nó thành một
sinh thể dữ dằn, hung bạo: lúc nghe như oán trách, lúc lại như van xin, khi thì khiêu khích, giọng gằn mà
chế nhạo, có lúc nó rống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu, rừng tre nứa
nổ lửa...
- Cả một chân trời đá đã bày thạch trận trên sông với tất cả sự ngỗ ngược, hung hãn, mỗi hòn đá có gương
mặt riêng, nhiệm vụ riêng trong thạch trận bày sẵn dụ con thuyền, mỗi hòn đá là một tên lính thủy hung
tợn...
- Nghệ thuật: ngôn ngữ giàu sức tạo hình với các động từ, tính từ có khả năng miêu tả, thủ pháp so sánh,
liên tưởng bất ngờ, thú vị, kiến thức phong phú từ các lĩnh vực: địa lý, lịch sử, quân sự, võ thuật,... Câu văn
mang âm hưởng mạnh mẽ, ào ạt như thác ghềnh...
* Vẻ đẹp trữ tình trong đoạn thứ hai
- Dòng sông được quan sát từ trên cao tạo điểm nhìn thoáng, rộng, bao quát
- Dòng sông chảy duyên dáng, mềm mại được so sánh với áng tóc trữ tình bồng bềnh, quyến rũ,... Dòng
sông như một người con gái đẹp...

- Sắc nước Tây Bắc thay đổi theo mùa, mỗi mùa mang một vẻ đẹp riêng, nên thơ, lãng mạn.
- Nghệ thuật so sánh, liên tưởng độc đáo, ngôn ngữ phong phú, sống động, gợi hình, gợi cảm, câu văn mang
âm điệu trữ tình, êm ái, lắng sâu...
* Nhận xét

Trang 4


- Nguyễn Tuân thường bộc lộ cảm hứng dạt dào của mình trước những cảnh tượng dữ dội hoặc đẹp tuyệt
vời của thiên nhiên. Sông Đà hiện lên vừa hung bạo, vừa trữ tình đã gây ấn tượng mạnh mẽ với người đọc.
Đó cũng là biểu hiện của tình yêu thiên nhiên, tổ quốc tha thiết.
- Sự tài hoa, uyên bác của trí tuệ, sự phong phú ở tâm hồn. Ông tận dụng tri thức của nhiều lĩnh vực khác
nhau như lịch sử, địa lý, quân sự,... để miêu tả đối tượng.
- Từ ngữ, câu văn biến ảo kì diệu, tài hoa rất phù hợp với sự chuyển biến của sóng nước sông Đà.
3. Kết bài: Tổng kết vấn đề
d.Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.
e.Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận, có cách diễn đạt mới mẻ.

Trang 5



×