Tải bản đầy đủ (.docx) (50 trang)

CƠ sở lý LUẬN NGHIÊN cứu về HUY ĐỘNG CỘNG ĐỒNG TRONG PHÒNG NGỪA tại nạn điện CHO NGƯỜI NUÔI tôm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (174.75 KB, 50 trang )

CƠ SỞ LÝ LUẬN NGHIÊN CỨU VỀ HUY
ĐỘNG CỘNG ĐỒNG TRONG PHÒNG NGỪA
TẠI NẠN ĐIỆN CHO NGƯỜI NUÔI TÔM

1


Khái quát một số công trình nghiên cứu liên quan
Các nghiên cứu về huy động cộng đồng
Ở Việt Nam, nghiên cứu về huy động cộng đồng có rất
nhiều đề tài, chúng tôi xin đơn cử cụ thể một số đề tài như:
Đề tài cấp Nhà nước “Nghiên cứu thực trạng và xây
dựng mô hình huy động xã hội thực hiện xã hội hóa y tế đảm
bảo công bằng và hiệu quả trong chăm sóc sức khoẻ nhân
dân” (Nghiệm thu năm 2003 tại Hội đồng Bộ Khoa học-Công
nghệ ). Kết quả cho thấy việc thực hiện xã hội hoá y tế đã góp
phần đáng kể trong việc tăng thêm nguồn tài chính cho công
tác CSSK. Tỷ trọng nguồn thu từ viện phí và BHYT trong
tổng thu tài chính ngày càng tăng. Qua hơn 10 năm triển khai
chủ trương XHH y tế, nhiều loại hình KCB đã được hình
thành, nhất là từ khi có Pháp lệnh hành nghề y dược tư nhân
thì các loại hình khám chữa bệnh ngày càng đa dạng và phát
triển, đóng góp đáng kể vào việc CSSKND, dần dần được xã
hội chấp nhận. Tuy nhiên, sự phát triển này không đồng đều
theo điều kiện kinh tế - xã hội, địa lý của từng vùng, chủ yếu
phát triển ở thành thị. Việc quản lý các loại hình ngoài công
lập còn nhiều bất cập. Nghiên cứu đã mô tả, phân tích các

2



điểm mạnh, điểm hạn chế của các cơ sở cung cấp dịch vụ y tế
khu vực công và khu vực tư, các nguyên nhân và kiến nghị để
các loại hình này phát huy khả năng đóng góp vào công tác
chăm sóc bảo vệ khỏe nhân dân. Nghiên cứu đã mạnh dạn đề
nghị bỏ loại hình bán công (tư trong công).
Một nghiên cứu nhỏ của tác giả Huỳnh Công Chất
(2016) Chi cục Phát triển nông thôn Tiền Giang đăng trên Tapp
chıı́ Khoa hocp Trường Đaị hocp Cần Thơ (số 46/2016). Bài báo
“Giải pháp huy động nguồn lực cộng đồng dân cư trong xây
dựng nông thôn mới tỉnh Tiền Giang” đã phân tích các nguồn
lực của cộng đồng được huy động cho quá trình xây dựng
nông thôn mới; tìm hiểu các thuận lợi, khó khăn trong việc
huy động nguồn lực cộng đồng; và đề xuất một số giải pháp
nhằm huy động tốt hơn ngu ồn lực cộng đồng dân cư trong
xây dựng nông thôn mới tỉnh Tiền Giang. Qua nghiên cứu, tác
giả đã nhận định rằng huy động nguồn lực của cộng đồng dân
cư trong xây dựng Nông thôn mới là đặc biệt quan trọng, có
tính quyết định cho sự thành công đối với xây dựng Nông
thôn mới ở mỗi xã, mỗi địa phương. Tiền, tài sản, công lao
động và sự tham gia ý kiến là các nhóm nguồn lực chủ yếu
của cộng đồng tham gia đóng góp xây dựng nông thôn mới.

3


Qua nghiên cứu việc huy động nguồn lực cộng đồng dân
cư trong xây dựng NTM tại 04 xã cho thấy, so với mục tiêu
trong Quyết định 800 (đóng góp người dân 10%) các xã đã
huy động được nguồn lực từ cộng đồng cao hơn (Tân Thanh
22,5%, Tam Bình 20,4%, Tân Mỹ Chánh 15,7%, Bình Nghị

16,7%). Quá trình huy động nguồn lực cộng đồng còn có
những khó khăn nhất định: Thu nhập người dân nông thôn
còn thấp; tâm lý người dân còn ỷ lại, trông chờ vào sự đầu tư
của Nhà nước; một số bộ phận dân cư chưa nhận thức đầy đủ
về ý nghĩa, nội dung chương trình; người dân muốn được đền
bù khi hiến đất trong xây dựng các công trình công cộng.
Nghiên cứu đưa ra các giải pháp nhằm huy động tốt hơn các
nguồn lực của cộng đồng cho xây dựng Nông thôn mới, trong
đó trọng tâm là làm tốt công tác tuyên truyền sâu rộng để
nâng cao nhận thức trong cộng đồng dân cư về nội dung,
phương pháp, cách làm, cơ chế chính sách của Nhà nước về
xây dựng Nông thôn mới, tạo điều kiện để người dân tham gia
vào các hoạt động xây dựng Nông thôn mới theo nguyên tắc
“dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”.
Trong luận văn Thạc sĩ Giáo dục học “Các biện pháp
huy động cộng đồng tham gia xây dựng trung học cơ sở đạt

4


chuẩn quốc gia ở huyện Vĩnh Bảo thành phố Hải Phòng”, tác
giả Đoàn Văn Thành (2009) (Đại học Quốc gia Hà Nội) đã
nhận định rằng công tác huy động cộng đồng tham gia xây
dựng giáo dục có tầm quan trọng và ý nghĩa to lớn. Đó cũng
là xu thế chung của khu vực và thế giới. Đó là một Chủ
trương lớn của Đảng và Nhà nước ta, là một tư tưởng chiến
lược thể hiện trong cách làm giáo dục được xác định bởi
những đặc điểm cơ bản là: Huy động sức mạnh tổng hợp của
các ngành có liên quan; huy động mọi lực lượng xã hội và cá
nhân, tiến hành các hoạt động đa dạng hoá các nguồn lực,

tham gia ở mức độ nhất định vào quá trình giáo dục. Đồng
thời qua nghiên cứu thực tiễn, tác giả đã đề xuất những nhóm
biện pháp để huy động cộng đồng nhằm tăng cường nguồn
lực vật chất, tài chính và tinh thần cho giáo dục.
Đề tài Một số giải pháp nâng cao vai trò của các tổ chức
đoàn thể trên địa bàn huyện Phú Lương trong việc phát triển
kinh tế nông thôn (nhóm thực hiện Đoàn Quang Huy Bùi Đức
Linh, Trần Anh Vũ, Nguyễn Phi Trường, Nguyễn Đình
Hoàng) Đại học Thái Nguyên (2007) đã đưa ra những nhận
định về vai trò của các Hội (Phụ nữ, Nông dân, Cựu chiến
binh…) trong việc hướng dẫn người dân tham gia các hoạt

5


động xã hội, phương pháp làm kinh tế hiệu quả, phòng và
điều trị bệnh, giáo dục cộng đồng và Hỗ trợ các hộ nghèo, hộ
gặp khó nhiều khó khăn.
Đoàn Thị Hân (2017) luận án Tiến sĩ Kinh tế huy động
và sử dụng các nguồn lực tài chính thực hiện chương trình
xây dựng nông thôn mới tại các tỉnh trung du và miền núi
phía Bắc Việt Nam. Kết quả cho thấy nguồn lực tài chính là
một trong ba loại nguồn lực cơ bản của xã hội. Việc huy động
đầy đủ, kịp thời và sử dụng hợp lý nguồn lực tài chính là một
trong những điều kiện quyết định đến sự thành công của
Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới
trên phạm vi cả nước nói chung và ở vùng trung du, miền núi
phía Bắc nói riêng. Và chương trình đã huy động được một
khối lượng nguồn lực tài chính rất lớn cho xây dựng nông
thôn mới, bên cạnh nguồn từ ngân sách Nhà nước, đã thu hút

được sự tham gia đóng góp của nhiều đối tượng khác nhau.
Qua các đề tài trên chúng ta thấy rằng tất cả nhằm giúp
cho cộng đồng ngày càng phát triển về đời sống vật chất và
tinh thần trong bối cảnh phát triển mạnh mẽ kinh tế xã hội và
sự củng cố theo hướng chuyên nghiệp hóa của Công tác xã
hội nước nhà. Đề tài này của chúng em cũng tương tự như thế
6


sẽ hướng đến củng cố thêm cơ sở lý luận và thực tiễn cho
thực hành phát triển cộng đồng hiệu quả hơn ở Sóc trăng nói
riêng và cả nước nói chung góp phần cho sự thành công của
Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới.
- Các nghiên cứu về phòng ngừa tai nạn nói chung, tai
nạn điện nói riêng
Cuộc khảo sát tai nạn thương tích năm 2010 (VNIS) do
bộ LĐ, TB&XH phối hợp với các bộ ngành lien quan, Trường
Đại học Y tế Công cộng và Mạng lưới nghiên cứu Ý tế công
cộng Việt Nam, với sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế
UNICEF, WHO thực hiện trên quy mô toàn quốc. Kết quả
khảo sát cho thấy, tỉ lệ tai nạn thương tích do tất cả các
nguyên nhân ở Việt Nam là cao so với thế giới và số người tử
vong do tai nạn thương tích còn cao hơn so với các bệnh lây
nhiễm và không lây. Tai nạn thương tích là một vấn đề y tế
công cộng ngày càng phát triển trên phạm vi toàn cầu. Đây là
một vấn đề đáng lo ngại cho con người. Mỗi năm có đến hàng
triệu người tử vong vì tai nạn thương tích và hàng chục triệu
người khác phải gánh chịu hậu quả của các thương tích không
gây tử vong. Riêng ở Việt Nam con số này cũng không nhỏ,
cứ 100.000 người là có 88.4 người tử vong do tai nạn thương

7


tích, nguyên nhân cao gấp hơn 3 lần so với bệnh truyền
nhiễm. Đối với mỗi lĩnh vực thương tích, có những biện pháp
làm giảm khả năng xảy ra và mức độ nghiêm trọng của
thương tích đã được kiểm chứng….nhưng nhận thức về vấn
đề này và khả năng ngăn chặn nó, cũng như cam kết chính trị
để thực hiện phòng ngừa tai nạn thương tích vẫn còn ở mức
chưa thể chấp nhận được. Vì vậy, đã có nhiều đề tài xoay
quanh vấn đề này.
Khảo sát tình hình tai nạn thương tích tại xã Trà An,
quận Bình Thủy, TP.Cần Thơ” của Nhóm sinh viên trường
Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh (2010). Khảo sát này
cho thấy tình hình TNTT của quần thể nghiên cứu: Qua thống
kê khu vực khảo sát, ghi nhận được 21 trường hợp bị TNTT.
Tỉ suất TNTT của người dân: 2017 vụ/100.000 dân. Người
trong độ tuổi lao động chiếm tỉ lệ cao nhất: 81%. Trong khi
đó, thấp nhất là ở độ tuổi sau lao động( sau 65 tuổi): không có
trường hợp nào. Nạn nhân thường là lao động cho tư nhân
(23,8%) và cũng thường là lao động chính của gia đình
(66,7%). Khi xảy ra TNTT, hầu hết các trường hợp nạn nhân
được đến cơ sở y tế đầu tiên sớm. Cụ thể, có tới 66,7% trường
hợp có thời gian vận chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế đầu tiên

8


dưới 30 phút. Thương tổn ở chân (50%) và. vai, tay (25%) là
thường gặp nhất. Các thương tổn thường nhẹ và được điều trị

hồi phục hoàn toàn(76,2%).
Tác giả Nguyễn Thị Phương Thảo (2015) trong luận văn
Thạc sĩ Quản lý giáo dục với đề tài quản lý hoạt động phòng
tránh tai nạn Thương tích cho trẻ trong trường mầm non Sơn
Ca 10, Quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh đã tiến
hành nghiên cứu và chỉ ra những ưu điểm, hạn chế trong thực
trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, cha mẹ học
sinh của trường Mầm non Sơn Ca 10, thực trạng kỹ năng tổ
chức hoạt động và thái độ của giáo viên đối với công tác
phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ, thực trạng công
tác quản lý của cán bộ quản lý trong hoạt động phòng tránh
tai nạn thương tích cho trẻ.
Nghiên cứu tình hình, yếu tố nguy cơ và thực hành
phòng chống tai nạn thương tích tại vùng duyên hải miền
Trung Việt Nam - năm 2010 của nhóm tác giả Đặng Thị Anh
Thư, Võ Văn Thắng (Đại học Y Dược Huế) với mục tiêu
Nghiên cứu nhằm mô tả tình hình tai nạn thương tích tại các
tỉnh duyên hải miền Trung Việt Nam năm 2010, đánh giá việc
thực hành phòng chống các tai nạn thương tích thường gặp và
9


đánh giá một số yếu tố nguy cơ có thể liên quan đến tai nạn
thương tích xảy ra trên địa bàn nghiên cứu. Đây là một nghiên
cứu cắt ngang mô tả, được thực hiện tại 10 tỉnh thành, 7.900
hộ gia đình được lựa chọn tham gia vào nghiên cứu theo
phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống, dựa trên một
danh sách được cung cấp bởi Tổng Cục Thống Kê Việt Nam.
Trong đó, 29.826 người đã được phỏng vấn dựa trên bảng câu
hỏi soạn sẵn. Kết quả cho thấy trong năm 2010, tại 10 tỉnh

duyên hải miền Trung Việt Nam có 459 người bị tai nạn
thương tích, chiếm tỷ lệ 1,54% quần thể nghiên cứu, trong đó
có 4 trường hợp tử vong và 455 người chịu tai nạn thương
tích với nhiều mức độ. Nạn nhân của tai nạn thương tích gặp
ở tất cả các nhóm tuổi, nhưng đa số nằm trong độ tuổi lao
động (15 - 65 tuổi, chiếm 77,4%). Nam giới, sống ở thành thị,
dân tộc Kinh, người có trình độ học vấn là tiểu học và trung
học cơ sở, người đã kết hôn là những đối tượng có tỷ lệ tai
nạn thương tích cao hơn. Phần lớn các nạn nhân làm việc
trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp (29,2%) và học sinh,
sinh viên (19,0%). Liên quan đến thực hành phòng chống các
tai nạn thương tích thường gặp, nhìn chung người dân thường
dự phòng tốt đối với các tai nạn về điện giật, bỏng, các tai nạn

10


gây ra do vật sắc nhọn. Các thực hành phòng chống tai nạn
giao thông được đánh giá là trung bình. Và các dự phòng cho
các tai nạn do ngã từ trên cao, động vật cắn, đuối nước, ngộ
độc và ngạt thở được đánh giá kém.
Bác sĩ Lê Phước Nho (2013) đã đưa ra nhận xét rằng:
vẫn còn có tỷ lệ khá lớn các đối tượng điều tra chưa từng
nghe hoặc biết tới tai nạn thương tích trẻ em chiếm tới 21,3%.
Trong số 78,7% đối tượng từng nghe hoặc biết về tai nạn
thương tích cũng có kiến thức chưa được tốt về các biện pháp
phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ. Hầu hết chỉ biết được
các kiến thức cơ bản liên quan tới phòng tránh tai nạn thương
tích nhưng tỷ lệ này cũng không cao. Kiến thức về phòng
chống tai nạn thương tích do vật sắc nhọn cao nhất trong số

các loại hình tai nạn thương tích (báo cáo tổng kết đề tài
nghiên cứu khoa học, Ủy Ban Nhân dân tỉnh Quảng Trị, Sở
Khoa Học Công Nghệ).
Phạm Thị Oanh (2017), Vai trò của nhân viên xã hội
trong việc phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ tại Nghệ
An đã cho thấy rằng c ông tác xã hội trong việc phòng chống
tai nạn thương tích trẻ em có vị trí và tầm quan trọng đặc biệt:
Giúp cho trẻ và gia đình cũng như xã hội có đầy đủ kiến thức
11


trong việc phòng và chống những sự cố bất ngờ xảy ra trong
quá trình chăm sóc trẻ, thúc đẩy xây dựng cho trẻ một môi
trường sống an toàn và lành mạnh, vì vậy nhân viên xã hội có
vai trò rất quan trọng trong phòng ngừa các tai nạn thương
tích trẻ em.
Hiện vẫn chưa có đề tài cụ thể về phòng ngừa tai nạn
điện, tuy nhiên đã có những văn bản, nghị định của Chính phủ
như Nghị định số 14/2014/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành
luật điện lực về an toàn điện, cụ thể là điều 5, chương 2 của
Nghị định này đề ra những yêu cầu chung về an toàn trong
phát điện, truyền tải điện, phân phối điện và sử dụng điện để
sản xuất.
Tập đoàn điện lực Việt Nam đã ban hành Qui trình kỹ
thuật an toàn điện trong công tác quản lý, vận hành, sửa chữa,
xây dựng đường dây và trạm điện (2002) , đồng thời tổ chức
những buổi tọa đàm Phòng tránh tai nạn điện trong dân: Nâng
cao ý thức tự bảo vệ mình (2017), hoặc tổ chức tuyên truyền,
phổ biến kiến thức cơ bản cho người dân nhận thức, nâng cao
ý thức cảnh giác và thực hiện “12 biện pháp sử dụng điện an

toàn” để đảm bảo an toàn tính mạng cho người dân và hạn

12


chế đến mức thấp nhất thiệt hại về tài sản khi có sự cố về
điện.
Tuy nhiên, cùng với nỗ lực của ngành Điện, để hạn chế
các tai nạn điện trong nuôi tôm, quan trọng nhất vẫn là người
dân phải tuân thủ đúng các quy định về an toàn điện, bảo vệ
tính mạng của mình và người thân…
- Phòng ngừa tai nạn điện cho người nuôi tôm
- Tai nạn điện
Điện: Là nguồn năng lượng cơ bản trong các công
xưởng, xí nghiệp, từ nông thôn đến thành thị, số người tiếp
xúc với điện ngày càng nhiều.
Tai nạn điện: Tai nạn điện là tai nạn xảy ra do tác động
của dòng điện làm tử vong hoặc tổn thương bất kỳ bộ phận,
chức năng nào của cơ thể con người.
Các loại tai nạn điện khác nhau
+ Điện giật

13


Điện giật là do tiếp xúc với các phần tử dẫn điện có điện
áp: có thể sự tiếp xúc của một phần thân người với phần tử có
điện áp hay qua trung gian của một vật dẫn điện.
Chúng ta thường bị điện giật khi khi tiếp xúc với mạng
điện.

Có 2 loại tiếp xúc:
Tiếp xúc trực tiếp
Tiếp xúc với các phần tử đang có điện áp làm việc.
Tiếp xúc với các phần tử đã được cắt ra khỏi nguồn điện,
nhưng vẫn còn tích điện tích (do điện dung).
Tiếp xúc với các phần tử đã được cắt ra khỏi nguồn điện
làm việc, nhưng phần tử này vẫn còn chịu một điện áp cảm
ứng do ảnh hưởng của điện từ hay cảm ứng tĩnh điện do các
trang thiết bị khác đặt gần.
Tiếp xúc gián tiếp
Tiếp xúc với các phần tử như rào chắn, vỏ hay các thanh
thép giữ các thiết bị, hoặc tiếp xúc trực tiếp với trang thiết bị

14


điện mà chúng đã có điện áp do chạm vỏ (cách điện đã bị
hỏng)...
Tiếp xúc với các phần tử có điện áp cảm ứng do ảnh
hưởng điện từ hay tĩnh điện (trường hợp ống dẫn nước hay
ống dẫn khí dài đặt gần một số tuyến đường sắt chạy bằng
điện xoay chiều một pha hay một số đường dây truyền tải
năng lượng điện ba pha ở chế độ mất cân bằng).
Tiếp xúc đồng thời ở hai điểm trên mặt đất hay trên sàn
có các điện thế khác nhau (do đó có dòng điện chạy qua người
từ nơi có điện thế cao đến nơi có điện thế thấp).
+ Đốt cháy điện
Đốt cháy điện có thể phát sinh khi xảy ra ngắn mạch nguy
hiểm, kèm theo nó là nhiệt lượng sinh ra rất lớn và là kết quả
của phát sinh hồ quang điện:

Tai nạn đốt cháy điện là do chạm đất kéo theo phát sinh
hồ quang điện mạnh.
Sự đốt cháy điện là do dòng điện rất lớn chạy qua cơ thể
người.

15


Trong đại đa số các trường hợp đốt cháy điện xảy ra ở
các phần tử thường xuyên có điện áp và có thể xem như tai
nạn do tiếp xúc trực tiếp.
+ Hoả hoạn
Hoả hoạn: do dòng điện, có thể xảy ra ở các buồng điện,
vật liệu dễ cháy để gần với dây dẫn có dòng điện chạy qua.
Khi dòng điện đi qua dây dẫn vượt quá giới hạn cho phép làm
cho dây dẫn bị đốt nóng hoặc do hồ quang điện sinh ra.
Sự nổ: do dòng điện, có thể xảy ra tại các buồng điện
hoặc gần nơi có hợp chất nổ. Hợp chất nổ này để gần các
đường dây điện có dòng điện quá lớn, khi nhiệt độ của dây
dẫn vượt quá giới hạn cho phép sẽ sinh ra nổ.
Nhận xét: So với điện giật và đốt cháy điện thì số tai
nạn do hoả hoạn và nổ ở trang thiết bị điện có ít hơn. Đại đa
số các trường hợp tai nạn xảy ra là do điện giật.
- Phòng ngừa tai nạn điện cho người nuôi tôm
Theo quy trình hành động khắc phục phòng ngừa của Hệ
thống quản lý chất lượng tại Trường Đại học Tài nguyên và
Môi trường Hà Nội (2016) thì phòng ngừa là hành động nhằm

16



loại bỏ nguyên nhân của sự không phù hợp tiềm tàng hay tình
trạng không mong muốn tiềm tàng khác.
Theo từ điển tiếng Việt của GS. Hoàng Phê thì phòng
ngừa là phòng trước, không để cho cái xấu, cái không hay có
thể xảy ra phòng ngừa dịch bệnh thực hiện các biện pháp
phòng ngừa lũ lụt, và từ đồng nghĩa bao gồm đề phòng, phòng
chống.
Như vậy, phòng ngừa là những hành động nhằm ngăn
ngừa trước những điều không hay có thể xảy ra trong cuộc
sống ở mọi lĩnh vực.
Ở mỗi lĩnh vực khác nhau trong đời sống cần có hoạt
động phòng ngừa, vì vậy, phòng ngừa có rất nhiều loại: phòng
ngừa tội phạm, phòng ngừa bệnh tật, phòng ngừa tai nạn
thương tích, phòng ngừa các hiểm họa từ thiên nhiên (lũ lụt,
hạn hán,…)
Cho đến nay vẫn chưa có một khái niệm cụ thể về phòng
ngừa tai nạn điện cho người nuôi tôm, nhưng từ các quan
điểm và các góc độ tiếp cận của các nhà nghiên cứu trên,
chúng tôi xác định rằng “phòng ngừa tai nạn điện cho người
nuôi tôm là hoạt động chuyên môn nhằm kìm hãm, ngăn chặn

17


không cho các loại tai nạn điện xảy ra đối với người nuôi
tôm” đây là khái niệm chúng tôi sử dụng trong luận văn này.
Để phòng ngừa tai nạn điện, sử dụng điện được an toàn
trong nuôi tôm, cần tuân thủ một số quy định sau:
Đường dây sau công tơ phải dùng dây bọc cách điện.

Tiết diện dây phải phù hợp với công suất sử dụng nhưng tối
thiểu không nhỏ hơn 2.5mm2. Trường hợp đường dây dài trên
50 mét, tiết diện dây phải phù hợp với công suất sử dụng
nhưng không được nhỏ hơn 4mm2 đối với dây nhiều sợi,
không nhỏ hơn 7mm2 đối với dây một sợi. Phải kéo đủ 2 dây
nóng và nguội có cùng tiết diện để bảo đảm dòng điện cung
cấp cho phụ tải. Không để hoặc kéo dây tải điện chạy ngầm
trong ao với bất cứ lý do gì.
Khi nối dây dẫn phải dùng kẹp hoặc ống nối, kỹ thuật
nối dây phải phù hợp với yêu cầu của từng loại dây. Không
được nối dây dẫn ở chỗ võng nhất của khoảng cột vì sẽ tích tụ
nước tại mối nối. Khi nối dây dẫn điện phải nối so le và quấn
kín băng cách điện.
Cột đỡ dây điện có thể làm bằng thép, bê tông cốt thép,
gỗ hoặc tre già. Đường dây phải mắc trên sứ cách điện, độ
18


võng thấp nhất của dây dẫn cách mặt đất từ 2,5 m trở lên
nhằm tránh người đi dưới đường dây có thể chạm vào. Lắp
đặt đường dây, thiết bị cần dẫn nguồn điện từ cột về nhà, lán
trại qua 1 Aptomat (AT) tổng. Sau đó, tùy theo yêu cầu của
từng ao đầm mà phân ra các AT nhánh. Tùy vào phụ tải mỗi
thiết bị và máy móc cụ thể mà chọn dây thích hợp.
Tất cả các thiết bị điện sau khi lắp đều phải để nơi khô
ráo, trong nhà, chòi hoặc trong hộp nhựa (nếu để ngoài trời),
tránh mưa gió làm ẩm nước. Các thiết bị đóng cắt (cầu dao,
AT) phải bố trí hợp lý để thuận tiện cho thao tác, cô lập.
Nghiêm cấm kéo điện, dùng điện bằng cách lấy điện một pha,
còn dây nguội đấu xuống giếng, ao hồ, vào đường ống nước.

Khi lắp đèn chiếu sáng trong các ao, đầm phải sử dụng máng
che bảo vệ nhằm tránh nước mưa làm ẩm ướt gây dẫn điện.
Sử dụng mô-tơ phù hợp với công suất sử dụng, do nhà
sản xuất uy tín cung cấp. Nên đặt mô tơ tại một vị trí cố định,
nguồn điện đấu vào mô tơ phải qua cầu dao riêng (hoặc AT)
để chủ động ngắt nguồn điện khi có sự cố. Khi sử dụng mô-tơ
điện nên lắp đặt thiết bị chống giật; cần sử dụng dây nối đất
an toàn cho thiết bị để giảm nguy hiểm khi có sự cố về điện

19


xảy ra. Cần bảo quản tốt, che chắn kỹ mô-tơ điện, vị trí đặt
máy ở nơi khô ráo, tránh tiếp xúc với nước.
Các chủ hộ nuôi tôm phải kiểm tra định kỳ mỗi tháng 1
lần. Ngoài ra phải thực hiện kiểm tra ngay sau mỗi đợt thiên
tai, sự cố đường dây (cháy, chạm chập…). Kịp thời thay thế,
sửa chữa thiết bị, đường dây nếu thấy có hiện tượng bất
thường để tránh tai nạn đáng tiếc xảy ra.
- Các phương pháp phòng ngừa tai nạn điện cho
người nuôi tôm
Vấn đề này là nằm ở khâu tuyên truyền, hướng dẫn sử
dụng điện an toàn, tiết kiệm và hiệu quả. Sở Công thương,
ngành Điện lực, chính quyền địa phương, cơ sở mặc dù đã có
nhiều hoạt động nhằm nâng cao kiến thức về an toàn điện,
song đa phần hướng đến hộ sử dụng điện sinh hoạt, còn người
nuôi tôm công nghiệp thì chưa được tiếp cận nhiều. Chỉ mới
có tầm 800 người nuôi tôm được hướng dẫn tại các hội nghị
do Sở Công thương và Công ty Điện lực Sóc trăng tổ chức một con số quá nhỏ so với lực lượng lao động trong lĩnh vực
này. Nông dân đa phần tự mày mò cách đi đường dây dẫn

điện, lắp đặt mô-tơ quay quạt ôxy… Do vậy cần đẩy mạnh

20


tuyên truyền cho người nuôi tôm, riêng ngành Điện lực cần
kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo đấu nối dây dẫn điện đúng quy
trình, kỹ thuật, và thường xuyên kiểm tra việc bảo trì đấu nối,
cột kéo dây điện, mô-tơ chạy dàn quạt ôxy, mô-tơ bơm nước.
Ở mỗi lĩnh vực khác nhau trong đời sống cần có hoạt
động phòng ngừa, vì vậy, phòng ngừa có rất nhiều loại: phòng
ngừa tội phạm, phòng ngừa bệnh tật, phòng ngừa tai nạn
thương tích, phòng ngừa các hiểm họa từ thiên nhiên (lũ lụt,
hạn hán,…).
Trong giới hạn đề tài tìm hiểu về các cách phòng ngừa
tai nạn điện cho người nuôi tôm, chúng tôi phân tích một số
cách cụ thể như sau:
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền sử dụng điện an toàn
Để chủ động phòng tránh tai nạn điện trong nuôi tôm
công nghiệp và tôm siêu thâm canh, các ngành chức năng kết
hợp với chính quyền địa phương đẩy mạnh công tác tuyên
truyền sử dụng điện an toàn sâu rộng trong nhân dân, nhất là
những hộ sử dụng điện nuôi tôm. Chẳng hạn, hệ thống dây
dẫn điện sau công-tơ ra ao nuôi tôm bắt buột sử dụng 2 dây có
cách điện; trụ điện phải được làm bằng bê-tông; độ võng
21


đường dây dẫn điện cách mặt đất ít nhất 2,5 m; Đối với đường
dây dài trên 50 mét: Tiết diện dây phải phù hợp với công suất

sử dụng nhưng không nhỏ hơn 4 mm2 với dây dẫn nhiều sợi,
không nhỏ hơn 07 mm2 với dây một sợi; Phải kéo đủ 02 dây
(dây nóng và dây nguội) có cùng tiết diện để bảo đảm dòng
điện cung cấp cho phụ tải, nếu chỉ kéo một dây chất lượng
điện sẽ không đảm bảo, dễ làm hư hỏng thiết bị điện, mất an
toàn cho người và thiết bị; gây hao tổn nhiều (tổn thất điện
năng cao); Nên sử dụng các loại dây dẫn của các nhà sản xuất
có uy tín trên thị trường; Không để hoặc kéo dây điện chạy
ngầm trong ao. Nếu cần thiết phải dùng dây dẫn điện ngầm
trong ao, đầm, nên sử dụng cáp chuyên dùng phù hợp (dây
cáp ngầm). Công tác tuyên truyền sử dụng điện an toàn sẽ
giúp người nuôi tôm nâng cao ý thức chấp hành nghiêm các
quy định sử dụng điện trong nuôi tôm.
Khảo sát và can thiệp những hộ nuôi tôm sử dụng điện
không an toàn
Bên cạnh việc tuyên truyền về sử dụng điện an toàn,
ngành điện cần phải khảo sát cụm tuyến dân cư, nhất là ở các
vùng nuôi tôm, nếu phát hiện người dân sử dụng điện không

22


đảm bảo an toàn nên kiên quyết ngăn chặn, xử lý nghiêm.
Vấn đề này nhiều năm qua ngành điện cứ phó mặc người dân
nuôi tôm tuỳ ý sử dụng nên số vụ tai nạn tăng cao đến mức
báo động.
Cùng với các biện pháp trên, cần phối hợp với các xã, thị
trấn trên địa bàn, nhất là những nơi tập trung nuôi tôm nhiều
để tuyên truyền, hướng dẫn và thực hành biện pháp sơ cấp
cứu nạn nhân bị điện giật bằng biện pháp hà hơi thổi ngạt kết

hợp với ép tim ngoài lồng ngực để sơ cứu nạn nhân. Đồng
thời, lưu ý người dân khi phát hiện nạn nhân bị điện giật,
không nên sơ cứu theo hình thức dân gian, đắp sình và tưới
bia lên người nạn nhân, làm như thế rất nguy hiểm đến tính
mạng nạn nhân.
- Những nhân tố ảnh hưởng tới việc phòng ngừa tai
nạn điện cho người nuôi tôm
- Nhân tố khách quan
Tai nạn điện nói chung và tai nạn điện cho người nuôi
tôm nhìn chung bị ảnh hưởng bởi các nhân tố khách quan sau:

23


Trình độ tổ chức, quản lý công tác lắp đặt, xây dựng, sửa
chữa công trình điện chưa tốt.
Vi phạm quy trình kỹ thuật an toàn, đóng điện khi có
người đang sửa chữa, công tác vận hành thiết bị điện không
đúng qui trình, còn yếu kém trong quá trình tổ chức thi công
và thiết kế. Chẳng hạn, trong quá trình thi công hàn,dây điện
được trải ngay trên mặt sàn do vị trí của máy hàn và thiết bị
hàn không cố định. Kim loại bị chảy do nhiệt độ cao dưới tác
động của dòng điện hoặc hơi cháy làm bắn văng ra xỉ hàn có
thể gây cháy dây điện dẫn đến tai nạn. Cũng có thể bố trí
không đầy đủ các vật che chắn,rào lưới ngăn ngừa việc tiếp
xúc bất ngờ với bộ phận dẫn điện,dây dẫn điện của các trang
thiết bị. Hoặc khi thiết kế không tính hết nhu cầu sử dụng
thiết bị điện dẫn đến quá tải, chập cháy. Cũng có trường hợp
người thiết kế chỉ lưu ý đến phần tiếp đất, chống sét bằng thu
lôi chứ không lưu ý đến hệ thống nối đất an toàn cho các thiết

bị điện sử dụng trong nhà. Bên cạnh đó, không lưu ý đến việc
thực hiện nối không, nối đất đối với thiết bị để ngăn dòng
điện rò.
Môi trường nuôi tôm ẩm ướt dễ phát sinh ra các tai nạn
điện
24


Cuối cùng là có những sự bất cập trong tiêu chuẩn hiện
hành, có nhiều điểm lỗi thời, nhiều đơn vị khi thi công phải
lượm lặt các tiêu chuẩn an toàn điện từ trên thế giới, gây ra tình
trạng thiếu đồng bộ và tiềm ẩn nhiều nguy cơ tai nạn.
- Nhân tố chủ quan
Sự bất cẩn của người nuôi tôm là nhân tố chủ quan đầu
tiên. Người nuôi tôm không tuân thủ nghiêm túc các quy trình
đóng cắt điện. Đóng hoặc cắt điện mà không kiểm tra kỹ
những mối liên quan đến mạch điện sẽ được thao tác: đóng
điện khi có người đang thao tác trong mạng mà không được
báo trước. Ngắt điện đột ngột làm người thi công không
chuẩn bị trước phương pháp đề phòng tai nạn cũng như các
thao tác sản xuất thích hợp. Người nuôi tôm chưa tuân thủ
quy trình kỹ thuật an toàn, thiếu hoặc không sử dụng đúng các
dụng cụ bảo hộ lao động như ủng, găng tay cách điện, thảm
cao su, giá cách điện.
Thêm vào đó, sự thiếu hiểu biết của người lao động cũng
là một nhân tố chủ quan ảnh hưởng tới việc phòng ngừa tai
nạn điện cho người nuôi tôm. Có thể họ chưa được huấn
luyện đầy đủ về an toàn điện hoặc sử dụng không đúng các

25



×