Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

Bài báo cáo Word VĂN HOÁ ẨM THỰC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (492.69 KB, 29 trang )

Lời mở đầu
Văn hóa là tổng thể những nét riêng biệt về tinh thần và vật chất, trí tuệ và
cảm xúc, quyết định tính cách của xã hội hay một nhóm người trong xã hội.
Văn hóa không chỉ thể hiện qua phong cách lối sống hay thông qua âm nhạc,
kiến trúc mà còn thông qua ẩm thực.
Văn hóa ẩm thực là văn hóa phi vật thể, việc nhấn mạnh những nét tinh tế
về phong cách và thẩm mỹ là điều không thể không quan tâm, nhưng khi đề
cập đến món ăn mà không giới thiệu đặc điểm của nguyên liệu, và nói qua ít
nhiều cách chế biến. Ăn uống đó là một nhu cầu không thể thiếu được trong
cuộc sống của tất cả mọi người, từ xưa khi các công cụ để sản xuất ra lương
thực, thực phẩm chưa ra đời thì con người đã săn bắn hái lượm để phục vụ
nhu cầu sinh sống và để tồn tại. Dần dần khi xã hội phát triển thì nhu cầu ăn
của con người cũng phát triển theo và đến ngày này ăn uống không chỉ đơn
thuần là nhu cầu ăn uống của con người nữa mà nó còn là thể hiện tính thẩm
mỹ trong từng món ăn. Hiện nay trong những món ăn còn thể hiện được
đẳng cấp và địa vị trong xã hội.
Bài thuyết trình “Văn hóa ẩm thực” ra đời nhằm giúp cung cấp cho người
học một số kiến thức cơ bản nhất, phổ biến nhất về văn hóa ẩm thực Việt
Nam cũng như văn hóa ẩm thực của các nước Hàn Quốc, Pháp, Anh, Nhật,
Indonesia, Thái Lan.

VĂN HÓA (ẨM THỰC)

Page 1


MỤC LỤC
Lời mở đầu.......................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÁC NỀN VĂN HÓA, VĂN HÓA ẨM THỰC
LỚN TRÊN THẾ GIỚI........................................................................................................4
1.1.



Khái quát về văn hóa ẩm thực:............................................................................4

* Khái niệm ẩm thực::.................................................................................................4
1.2.

Các yếu tố ảnh hưởng tới văn hoá ẩm thực........................................................4

1.2.1

Vị trí, địa lý:...................................................................................................4

1.2.2.

Lịch sử :.........................................................................................................4

1.2.3.

Kinh tế:..........................................................................................................5

1.2.4.

Tôn giáo:........................................................................................................5

1.3.

Ẩm thực trong xu hướng hội nhập.......................................................................5

CHƯƠNG 2: VĂN HOÁ ẨM THỰC VIỆT NAM.............................................................5
2.1.


Khái quát về Việt Nam:.........................................................................................5

2.1.1.

Điều kiện tự nhiên:........................................................................................6

2.1.2

Điều kiện xã hội:............................................................................................6

2.2.

Văn hoá ẩm thực Việt Nam truyền thống:..........................................................7

2.2.1.

Một số nét văn hoá ẩm thực truyền thống tiêu biểu:.....................................7

2.2.2.

Văn hoá ẩm thực ba miền:.............................................................................8

2.2.3.

Một số nét văn hoá ẩm thực của dân tộc thiểu số tiêu biểu:.........................9

2.3.

Ẩm thực thể hiện truyền thống văn hóa tinh thần người Việt:.......................9


CHƯƠNG 3: MỘT SỐ NỀN VĂN HÓA ẨM THỰC TRÊN THẾ GIỚI:........................10
3.1.

Hàn Quốc:..............................................................................................................10

3.1.1.

Khái quát chung:.........................................................................................10

3.1.2.

Nét đặc biệt trong văn hóa ẩm thực Hàn Quốc:..........................................10

3.1.3.

Các món ăn đặc trưng của Hàn Quốc:........................................................11

3.2.

Pháp:......................................................................................................................12

3.2.1.

Khái quát chung:.........................................................................................12

3.2.2.

Nét riêng của văn hóa ẩm thực Pháp:.........................................................13


3.2.3.

Các món ăn đặc trưng của Pháp:................................................................14

3.3.

Anh Quốc...............................................................................................................14

3.3.1.

Khái quát chung:.........................................................................................14

3.3.2.

Những nét độc đáo trong ẩm thực Anh Quốc:.............................................15

VĂN HÓA (ẨM THỰC)

Page 2


3.3.3.
3.4.

Các món ăn đặc trưng của Anh:..................................................................16

THỔ NHĨ KỲ:......................................................................................................17

3.4.1.


Khái quát chung:.........................................................................................17

3.4.2.

Nét riêng của nên văn hóa Thổ Nhĩ Kỳ:......................................................17

3.5.

Nhật bản.................................................................................................................20

3.5.1.

Khái quát chung:.........................................................................................20

3.5.2.

Những nét độc đáo trong ẩm thực Nhật Bản:..............................................20

3.5.3.

Các món ăn đặc trưng của Nhật Bản:.........................................................25

3.5.

INDONESIA..........................................................................................................26

35.1.

Khái quát chung:.........................................................................................26


3.5.2.

Những nét độc đáo trong ẩm thực Indonesia:.............................................27

3.5.3.

Các món ăn đặc trưng của Indonesia:.........................................................27

CHƯƠNG 4: LIÊN HỆ THỰC TIỄN...............................................................................28

VĂN HÓA (ẨM THỰC)

Page 3


CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÁC NỀN VĂN HÓA,
VĂN HÓA ẨM THỰC LỚN TRÊN THẾ GIỚI
1.1. Khái quát về văn hóa ẩm thực:
* Khái niệm ẩm thực:
Theo từ điển tiếng Việt, “ẩm thực” chính là “ăn và uống”. Ăn và uống là
nhu cầu chung của nhân loại, không phân biệt màu da, sắc tộc, tôn giáo,
chính kiến…, nhưng mỗi cộng đồng dân tộc do sự khác biệt về hoàn cảnh
địa lý, môi trường sinh thái, tín ngưỡng, truyền thống lịch sử,…nên đã có
những thức ăn, đồ uống khác nhau, những quan niệm về ăn uống khác nhau,
…từ đã hình thành những tập quán, phong tục về ăn uống khác nhau.
=>Văn hoá ẩm thực là những tập quán và khẩu vị ăn uống của con người;
những ứng xử của con người trong ăn uống; những tập tục kiên kỵ trong ăn
uống; những phương thức chế biến, bày biện món ăn thể hiện giá trị nghệ
tthuật, thẩm mĩ trong các món ăn; cách thưỏng thức món ăn,…


1.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới văn hoá ẩm thực:
1.2.1 Vị trí, địa lý
o Những vùng gần sông, biển sử dụng nhiều thực phẩm là thuỷ hải sản.
o Những vùng nằm sâu trong lục địa, vùng núi,… sử dụng ít thuỷ sản và
dùng nhiều món ăn được chế biến từ động vật trên cạn: thịt gia súc,
gia cầm, chim thú rừng…

1.2.2.

Lịch sử :

o Bề dày lịch sử của dân tộc càng lớn thì các món ăn càng mang tính cổ
truyền, độc đáo truyền thống riêng đặc biệt của dân tộc.
o Trong lịch sử, dân tộc nào mạnh, hùng cường thì món ăn phong phú,
chế biến cầu kỳ pha chất huyền bí nhưng lại có tính bảo thủ cao.
o Chính sách cai trị của nhà nước trong lịch sử: càng bảo thủ thì tập
quán và khẩu vị ăn uống càng ít bị lai tạp.

VĂN HÓA (ẨM THỰC)

Page 4


1.2.3.

Kinh tế

o Những quốc gia có nền kinh tế phát triển thì các món ăn phong phú,
đa dạng, được chế biến và hoàn thiện cầu kỳ hơn, có tính khoa học
hơn.

o Những quốc gia hay vùng dân cư có nền kinh tế kém phát triển thì các
món ăn đa phần thể hiện đậm nét dân dã hơn.

1.2.4.

Tôn giáo

Đây là yếu tố khá quan trọng, có những tôn giáo có những quy định ảnh
hưởng đến tập quán và khẩu vị ăn uống của cả quốc gia.
o Tôn giáo càng nghiêm ngặt thì ảnh hưởng càng nhiều và nếu tôn giáo
đã lại dùng thức ăn làm vật thờ cúng thì trong ăn uống càng có nhiều
điều cấm kị, từ đã tạo ra tính đặc biệt riêng của tôn giáo và những tín
đồ theo đạo đó.
o Tôn giáo càng mạnh thì phạm vi ảnh hưởng càng lớn và sâu sắc.
o Vd: Đạo hồi có khoảng 900 triệu tín đồ, trên thế giới có nhiều quốc
gia coi đạo hồi là quốc đạo và họ hoàn toàn cấm dân chúng mua bán,
sử dụng rượu, bia, thuốc lá hoặc những thứ gây kích thích, gây nghiện
khác.

1.3. Ẩm thực trong xu hướng hội nhập
o Khuynh hướng quốc tế hoá về mặt tập quán và khẩu vị ăn uống: từ
kiểu ăn cho đến món ăn, nguyên liệu.
o Số lượng người sử dụng dao, dĩa để ăn tăng lên, khẩu vị và món ăn có
sự giao lưu mạnh mẽ, nhiều loại thực phẩm, món ăn không còn là đặc
sản độc đáo của riêng quốc gia hay một châu lục nào.
o Sự giao lưu hoà nhập về kỹ thuật chế biến, nguyên liệu, gia vị ngày
càng tăng, xu hướng Âu ngày càng thịnh hành.
o Ví dụ: Người Châu Á cũng biết ăn bơ, phomát, bít tết,…Người Châu
Âu cũng biết ăn mắm, phở, bún,…


CHƯƠNG 2: VĂN HOÁ ẨM THỰC VIỆT NAM
2.1. Khái quát về Việt Nam:
2.1.1. Điều kiện tự nhiên:
VĂN HÓA (ẨM THỰC)

Page 5


2.1.1.1. Vị trí địa lý địa hình Việt Nam:
 Có vị trí tiếp giáp biển Đông suốt chiều dài đất nước nên thuỷ hải sản
phong phú ( liên hệ văn hoá ẩm thực: nước mắm cá cùng các loại mắm
là thức ăn phổ biến và đặc trưng của Việt Nam.
 Địa hình có loại rừng, núi, đồng bằng, sông biển,… nên rất phong phủ
về chủng loại cây trồng, rau củ quả và phát triển chăn nuôi gia súc, gia
cầm nên các món ăn rất phong phú, hương vị độc đáo, đa dạng.
2.1.1.2. Khí hậu Việt Nam:
 Việt Nam có khí hậu nhiệt đới gió mùa, mưa nhiều, nhiều sông rạch
chằng chịt nên thuỷ hải sản phong phú làm nguyên liệu cho các món ăn
thêm đa dạng và hấp dẫn hơn.
 Khí hậu Việt Nam có mùa nóng, mùa lạnh ở miền Bắc, miền Nam có
mùa mưa và mùa khô. Đây cũng là một yếu tố khiến cho văn hoá ẩm thực
nước ta càng thêm đa dạng. Vào mùa nóng/khô người dân thường ăn các
món ăn mát, nguội, nhiều nước, nhiều rau, nguyên liệu chủ yếu từ thực
vật. Riêng mùa lạnh/mưa, mọi người thường ăn các món ăn đặc, nóng, ít
nước, nhiều chất béo, nhiều tinh bột.
=>Nhìn chung, khẩu vị ăn uống của người Việt Nam rất phong phú, vừa
mang đặc điểm của vùng khí hậu khô/nóng vừa mang đặc điểm của vùng khí
hậu lạnh/mưa.

2.1.2 Điều kiện xã hội:

 Yếu tố lịch sử: Lịch sử của dân tộc nào càng mạnh thì các món ăn càng
được chế biến cầu kỳ, độc đáo, thể hiện rõ truyền thống riêng của dân tộc
đó.
 Yếu tố văn hoá: Văn hoá càng cao thì khẩu vị càng tinh tế và đòi hỏi sự
cầu kỳ, cần thận từ khâu lựa chọn nguyên liệu đến kĩ thuật chế biến, cách
thưởng thức,… Do đó sự giao lưu văn hoá giữa các quốc gia diễn ra càng
nhiều thì kéo theo cả sự giao lưu văn hoá ăn uống.

VĂN HÓA (ẨM THỰC)

Page 6


 Hai yếu tố trên ảnh hưởng đến văn hoá ẩm thực Việt Nam: Trong
những trang sử hào hùng của dân tộc, nước ta liên tục bị giặc ngoại
xâm xâm lược bởi các triều đình phong kiến Trung Quốc, đế quốc
Pháp, Nhật, Mỹ. Vì vậy, nền văn hoá ẩm thực chịu ảnh hưởng giao
thoa của nhiều nên văn hoá ẩm thực từ các quốc gia khác nhiều
nhất là của nền văn hoá ẩm thực Trung Hoa. Tiếp đến là văn hoá
ẩm thực Pháp ở miền Bắc, và miền Nam lại chịu ảnh hưởng nhiều
của văn hoá ăn uống và lối sống Mỹ. Bên cạnh đó ẩm thực Việt
Nam cũng hội nhập với văn hoá ẩm thực các nước trong khu vực:
Chăm, Khmer, Thái Lan,…

2.2. Văn hoá ẩm thực Việt Nam truyền thống:
2.2.1. Một số nét văn hoá ẩm thực truyền thống tiêu biểu:
o
Văn hóa ẩm thực truyền thống là nét văn hóa tự nhiên trong cuộc sống
đời thường. Đối với người Việt Nam, ẩm thực không những là nét văn hóa
về vật chất mà còn là văn hóa truyền thống về tinh thần. Qua những nét

đẹp từ ẩm thực người ta có thể hiểu biết thêm về văn hóa Việt Nam thể
hiện rõ nét phẩm giá con người, trình độ văn hóa của dân tộc với những
đạo lý, phép tắc cũng như phong tục trong cách ăn uống ở nước ta…Ẩm
thực truyền thống Việt Nam là một nét đẹp không thể thiếu và cần được
phát triển để bạn bè Thế giới có thể biết đến và đón nhận.
o
Ẩm thực truyền thống người Việt được biết đến với nhiều nét đặc trưng
như: Tính hòa đồng, độ đa dạng, ít mỡ; đậm đà hương vị với nhiều loại
gia giảm kết hợp để tăng mùi vị, sức hấp dẫn trong từng món ăn. Việc ăn
thành mâm hay sử dụng đũa và đặc biệt trong bữa ăn không thể thiếu cơm
trắng chính là tập quán chung của cả dân tộc Việt Nam ta.
o
Ăn chung mâm, ưu tiên thức ăn ngon dành cho người lớn tuổi, trẻ nhỏ
”kính trên nhường dưới”, “người lớn trước, người nhỏ sau” thể hiện sự
kính trọng, tình cảm đối với người trong gia đình. Bữa cơm hàng ngày
cũng được xem là bữa cơm xum họp, mọi người quây quần cùng nhau vui
vầy sau một ngày đi làm vất vả.

VĂN HÓA (ẨM THỰC)

Page 7


Việc mời khách đến nhà thể hiện nét truyền thống giữa con người với
con người trong xã hội. Khi có dịp tổ chức ăn uống, gia chủ thường làm
rất nhiều món ăn thật ngon, nấu thật nhiều để đãi khách. Chủ nhà thường
gắp thức ăn để mời khách, tránh việc dùng bữa trước khách, và có nụ cười
niềm nở, lời mời ăn thêm khi khách dừng bữa. Bữa cơm không chỉ đơn
thuần là cuộc vui mà còn thể hiện được tấm lòng hiếu khách của gia chủ
đó chính là đặc trưng của người Việt Nam.

2.2.2. Văn hoá ẩm thực ba miền:
Bên cạnh những nét chung về ẩm thực thì mỗi một vùng miền lại
nét đặc trưng ẩm thực vùng miền riêng:
 Ẩm thực miền Bắc: Món ăn miền Bắc thường có vị vừa phải, không quá
nồng nhưng lại có màu sắc khá sặc sỡ, thường không đậm vị cay, béo,
ngọt, chủ yếu sử dụng nước mắm hơi loãng hay mắm tôm. Hà Nội được
xem như tinh hoa ẩm thực của miền Bắc với nhiều món ăn ngon như phở,
bún thang, bún chả, bún ốc, cốm làng Vòng hay bánh cuốn Thanh trì hoặc
gia vị đặc sắc như tinh dầu cà cuống, rau húng Láng.
 Ẩm thực miền Trung: Về với miền Trung, người ta lại ưa dùng các món
ăn có vị đậm đà hơn, nồng độ mạnh. Tính đặc sắc có thể thể hiện qua
những hương vị đặc biệt, nhiều món cay hơn ẩm thực miền Bắc và miền
Nam. Màu sắc được phối trộn khá phong phú, rực rỡ, thiên về màu đỏ hay
nâu sậm. Ẩm thực miền Trung thường nổi tiếng với mắm tôm chua hoặc
các loại mắm ruốc. Ẩm thực cung đình Huế có rất nhiều điểm đặc biệt,
với phong cách ẩm thực hoàng gia không chỉ có vị rất cay, rất nhiều màu
sắc mà còn chú trọng vào số lượng đa dạng các món ăn, cách bày trí các
món.
 Ẩm thực miền Nam: Do chịu nhiều ảnh hưởng từ ẩm thực Trung Hoa,
Campuchia hay Thái Lan nên các món ăn của người miền Nam thường có
độ ngọt, độ cay. Phổ biến với các loại mắm như: mắm cá sặc, mắm bò
hóc, mắm ba khía… Có nhiều món ăn dân dã, đặc thù như: chuột đồng
khìa nước dừa, dơi quạ hấp chao, rắn hổ đất nấu cháo đậu xanh, đuông
đất, đuông chà là, vọp chong, hay đuông dừa, cá lóc nướng trui…
o

2.2.3. Một số nét văn hoá ẩm thực của dân tộc thiểu số tiêu biểu:
VĂN HÓA (ẨM THỰC)

Page 8



Ẩm thực mỗi dân tộc thiểu số đều có những bản sắc rất riêng
biệt. Nổi tiếng như món thịt lợn sống trộn cùng phèo non của dân
tộc ở Tây Nguyên, bánh cuốn trứng (Cao Bằng, Lạng Sơn), bánh
coong phù của người Tày, Lợn sữa và vịt quay móc mật, khau
nhục của Lạng Sơn, phở chua, cháo nhộng ong, phở cồn sủi, thắng
cố, hay các món xôi nếp nương của dân tộc Thái, thịt chua ở
Thanh Sơn Phú Thọ…

2.3. Ẩm thực thể hiện truyền thống văn hóa tinh thần
người Việt:
Văn hóa tinh thần của Việt Nam trong ẩm thực chính là sự thể hiện
những nét đẹp trong văn hóa giao tiếp, là sự cư xử giữa người với người
trong các bữa ăn, làm vui lòng nhau qua cách ứng xử lịch lãm, có giáo
dục. Việc ăn uống phải có những phép tắc nhất định, lề lối riêng, từ bản
thân, đến trong gia đình hay các mối quan hệ ngoài xã hội.
 Bản thân mỗi chúng ta phải biết giữ gìn, thận trọng trong khi ăn, cũng
như luôn đề cao danh dự của bản thân mình qua những câu tục ngữ: “ăn
trông nồi, ngồi trông hướng”, hay “ăn phải nhai, nói phải nghĩ”.


CHƯƠNG 3: MỘT SỐ NỀN VĂN HÓA ẨM THỰC TRÊN
THẾ GIỚI:
3.1. Hàn Quốc:
3.1.1.
o

Khái quát chung:


Hàn quốc là đất nước thuộc vùng đất ôn đới với khí hậu quanh năm mát
mẻ đó chính là đặc trưng của đất nước này. Do điều kiện khí hậu thuận lợi
ở Hàn Quốc người ta nuôi trồng và sản xuất được rất nhiều loại thực phẩm
theo mùa – chẳng hạn như các loạt hạt, các loại đậu, rau củ quả và hải sản.
Với đặc điểm địa hình là núi và đồng bằng chiếm phần lớn bề mặt cùng là
biển cả bao quanh ba phía, đất nước Hàn Quốc có một nguồn tài nguyên
dồi dào về thủy hải sản, nông nghiệp với các kĩ thuật trồng trọt lúa phát
triển từ rất lâu đời.

VĂN HÓA (ẨM THỰC)

Page 9


o

Vì vậy, người Hàn nổi tiếng với rất nhiều món ăn từ các thực phẩm kể
trên, với cách chế biến và bảo quản đặc biệt như các loại nước chấm,
kimchi, hải sản muối… Thực khách đến Hàn Quốc không chỉ để ngắm
những bức tranh thiên nhiên ở đây, mà còn để thưởng thức nét tinh tế
trong nghệ thuật ẩm thực của người dân đất nước này.

3.1.2.
o

o

o

o


o

o

Nét đặc biệt trong văn hóa ẩm thực Hàn Quốc:

Khi nhắc tới bữa ăn của người Hàn, hẳn bạn không thể không trầm trồ
trước sự ‘hoành tráng’ với cả chục món ăn được bày biện cẩn thận, không
kể là bữa sáng hay bữa tối. Ngoài ra, văn hóa ẩm thực Hàn Quốc cũng rất
thú vị với những truyền thống đặc sắc như chia sẻ thức ăn với những
người hàng xóm, những bữa ăn gia đình nơi cả nhà có thể quây quần trò
chuyện bên nhau…
Văn hóa ẩm thực Hàn Quốc phát triển hài hòa cùng với cả thiên nhiên,
xã hội và điều kiện môi trường, cũng như theo mùa vụ hay khác biệt từng
khu vực. Không khó để làm quen với ẩm thực Hàn, chỉ cần nắm rõ những
điều cơ bản sau:
Các món ăn chính và các món ăn phụ trong bữa ăn phải được bày biện
riêng biệt. Món chính thường là cơm, cháo hay những thứ làm từ bột mì…
đi kèm với các loại thức ăn phù hợp để cân bằng dinh dưỡng.
Có rất nhiều các công thức nấu ăn và các món ăn khác nhau. Với người
Hàn Quốc thì họ ưa thích nhất các món hấp, chiên, om, nướng, đặc biệt
không thể thiếu là cơm, các loại canh và salad.
Ngoài ra cũng có rất nhiều cách sử dụng gia vị và bày trí khác nhau trên
bàn ăn. Có thể nói khi nấu ăn, càng sử dụng nhiều loại gia vị đa dạng thì
càng thể hiện được tính truyền thống trong phong cách ẩm thực của người
Hàn.
Các món ăn truyền thống của người Hàn được chia làm hai loại chính:
 Thứ nhất là “eumyangohaeng”, được xây dựng dựa trên 5 nguyên lí
cơ bản trong triết lý sống của người châu Á, trong đó các món ăn là

sự kết hợp hài hòa giữa 5 loại nguyên liệu với 5 màu sắc khác nhau
hay 5 loại gia vị.

VĂN HÓA (ẨM THỰC)

Page 10


 Thứ hai là “yaksikdongwon”, hay có nghĩa là “thực phẩm cũng như
thuốc quý”, trong đó các nguyên liệu tạo nên món ăn đều tốt cho sức
khỏe, đơn giản nhưng rất bổ dưỡng, hầu hết đều có sẵn trong thiên
nhiên.

3.1.3.

Các món ăn đặc trưng của Hàn Quốc:

 Galbi – sườn nướng: Galbi là tên gọi chung của các món sườn nướng
trong ẩm thực của người Hàn. Galbi thường là thịt sườn bò hoặc lợn hoặc
gà tầm xì dầu rồi nướng. Khi dùng sườn bò, nó còn được gọi là “sokalbi”
hoặc “soekalbi”. Còn nếu dùng sườn lợn hoặc sườn gà thì được gọi là
“twaechi galbi” hoặc “t’ak galbi”. Tuy nhiên, vì sườn bò hay được dùng
hơn cả, nên nhiều khi chỉ Galbi không thôi cũng hàm ý mòn sườn bò
nướng.
 Bimbimbap – Cơm trộn: Cơm trộn được chú ý trước hết bởi nghệ thuật
pha trộn màu sắc. Thông thường một tô cơm bibimbap phải có ít nhất từ 6
đến 7 món trở lên: màu trắng của cơm, màu vàng của trứng, màu xanh của
rau, màu nâu của thịt… Các loại rau thường là dưa chuột được thái nhỏ,
cà rốt, rau bina, giá đã được thái chỉ, cũng có thể thêm một chút rau diếp,
trứng thì được tráng qua hoặc rán chín cùng với thịt (thường là thịt bò)

được ướp gia vị đã cắt nhỏ, tất cả những thức ăn này sẽ được trộn thật đều
cùng với nước xốt làm từ ớt trước khi ăn.
 Gimbap – Cơm cuốn lá rong biển: Tên gọi của món ăn rất đơn giản, cơm
gói trong lá rong biển. Về hình dạng, Gimbap “có vẻ” giống món Sushi –
cũng là món cơm cuốn trong lá rong biển của Nhật. Nhưng để ý thêm thì
sẽ thấy, Gimbap thường to hơn vì bên trong, “nhân” gồm nhiều loại thực
phẩm khác nhau. Gimbap cũng được cắt khoanh tròn với độ dày mỏng
hơn so với Sushi
 Kimchi Hàn Quốc: Mặc dù có hàng trăm loại kim chi khác nhau, hầu hết
các loại kim chi đều có mùi thơm nồng và cay hấp dẫn. Baechu Gimchi
Là món kim chi tiêu biểu trong số các loại kimchi. Sau khi ướp muối, rửa
sạch, trộn hành, tỏi, ớt, gừng, tẩm ướp gia vị rồi đem muối. Đây được coi
là loại thực phẩm lên men tốt nhất.

VĂN HÓA (ẨM THỰC)

Page 11


3.2.

PHÁP:

3.2.1.

Khái quát chung:

Là đất nước lớn nhất Tây Âu (chiếm gần 1/5 diện tích của Cộng đồng
Châu Âu ) với 3 dạng khí hậu : đại dương (phía tây), đại trung hải (phía
nam), lục địa (trung tâm và phía đông). Chính vì vậy lương thực chủ yếu của

Pháp là lúa mì, pa tê, các món trứng và thói quen dùng dao, nĩa. Ẩm thực
Pháp khiến cả thế giới phải ngả mũ thán phục vì luôn toát lên thần thái sang
trọng đẳng cấp
 Chính vì vậy nước Pháp được xem là cái nôi của ẩm thực châu Âu bởi
sự tinh tế chỉ với những nguyên liệu quen thuộc, những món ăn ngon
ở Pháp không chỉ bởi hương vị mà còn có sự mê hoặc về màu sắc

3.2.2.

Nét riêng của văn hóa ẩm thực pháp:

o Từ thời trung cổ phong các thưởng thức ẩm thực của Pháp được trình
bày theo kiểu service on confusion. Khẩu vị của họ lúc bấy giờ kha
đậm, bữa ăn chủ yếu gồm các loại thịt bò, lợn, gia cầm và cá với cách
chiế biến khá đơn giản như muốn, hun khói.
o Đặc biệt kỹ thuật chế biến phô mai và rượu vang đã hình thành từ thời
kỳ này, Với các nền tảng ẩm thực vững chắc được xây dựng trong
những thế kỉ trước ẩm thực Pháp ngày này ngày càng hoàn thiện và
tinh tế
o Nguyên liệu, cách chế biến chính là đặc trưng văn hóa ẩm thực Pháp.
Tất cả những đặc điểm nổi bật cảu ẩm thực Pháp đó chính là sử dụng
nguyên liệu đắt đỏ chế biến công phu, bài trí tinh tế, thưởng thức đúng
điệu. Đặc biệt một chút rượu vang thượng hạng sẽ làm cho tất thêm
trọn vẹn và nâng tầm đẳng cấp bữa ăn
o Nước xốt đóng vai trò phụ trong món ăn Pháp nhưng lại là phần
không thể thiếu và có cách ché biến công phu. Cách để tại nên một
phần nước xốt ngon chính là ngò sự hào quyện đầy nghệ thuật, tinh tế
giữa các loại thảo mộc, lá thơm và một số loại đặc trưng khác như oải
hương hay chỉ đơn thuần là cam, bưởi. Với người Pháp nước xốt cũng
có mốt và thời trang giống như quần áo, món ăn đều có riêng cho

mình một phần nước xốt đi kèm.

VĂN HÓA (ẨM THỰC)

Page 12


o Quốc gia ày là bậc thầy trong việc bài trí bàn ăn khoa học sang trọng
đồng thời thể hiện sự trân trọng của chủ nhà đối với khách. Mỗi vật
dụng trên bàn đều có vị trí và nguyên tắc sắp xếp riêng. Những chiếc
đĩa ăn nên cách mép bàn từ 1 đến 2cm. Dao, muỗng, nĩa được đặt theo
thứ tự sử dụng từ ngoài vào trong. Luôn ưu tiên sử dụng các loại ly
cốc thủy tinh trong và nhẹ, trật tự sắp xếp sẽ từ trái qua phải với các
kích cỡ ly từ lớn đến bé. Ngoài ra các quy định về khăn trải bàn nền
hoa trang trí, chỗ ngồi, mùi hương cho phòng ăn đều có chuẩn riêng

3.2.3.

Các món ăn đặc trưng của Pháp:

 Foie gras – gan ngỗng béo Đây là một trong những món ăn ngon nhất
ở Pháp, người sành ăn gọi món này là Foie gras, một quốc gia khách
cũng có món gan ngỗng béo tuy nhiên không thể đặt dược hương vị
như tại Pháp. Gan ngỗng cắt thành từng miếng vuông nhỏ, áo một lớp
bột mỏng bên ngoài và đem chiên sơ trong vòng vài phút. Việc chiên
gan béo dòi hỏi đầu bết phải thực sự khéo léo vì nếu lửa lớn sẽ khiến
gan bị bở, lửa già thì khiến gan bị khét và tứa dầu
 Bánh macaron Đây là loại bánh ngọt dược làm từ lòng trắng trứng,
đường bột, đường cát, bột hạnh nhân và chút màu thực phẩm. Nhân
bánh thường được lấp đầy bởi mứt, ganache hoặc kem bơ kẹp giữa 2

mặt bánh
 Bánh crepe – món ngon ở Pháp có xuất phát từ vùng Bretagne nước
Pháp. Bánh được làm từ bột mù hay bột lúa mạnh trộng với trưng sữa
bơ sau đó tráng mỏng hình trong rồi chiên vàng 2 mặt. Bạn có thê ăn
crepe kèm với kem lạnh, sốt socola hoặc sốt caramel.
 Gà sốt vang là một trong những món ăn truyền thống của ẩm thực
Pháp. Món ăn này được chế biến khá đơn giảm bằng cách om thịt gà
với rượu vang bơ thịt xông khói, hành tây và tỏi. Danh sách các món
ăn ngon của Pháp không thể thiếu cái tên này. Độ đậm dà cảu nước sốt
vang phụ thuộc và khẩu vị của từng người và từng vùng.

3.3. Anh Quốc
3.3.1.

Khái quát chung:

Nhắc đến xứ sở sương mù, người ta không chỉ nhớ đến như một quốc gia
rộng lớn với nền văn hóa lâu đời hay nhớ về một London tráng lệ mà người
VĂN HÓA (ẨM THỰC)

Page 13


ta còn nhớ đến các món ăn được chế biến đơn giản, ít dầu mỡ nhưng lại vô
cùng độc đáo và quyến rũ.
Ẩm thực Anh không được xếp vào hàng ẩm thực cầu kỳ như Ý, Pháp hoặc
Tây Ban Nha… nhưng đây vẫn là một nền ẩm thực được nhiều người biết
đến và có khả năng ảnh hưởng không nhỏ đến ẩm thực các nước. Thưởng
thức các món ăn của Anh, nhất là những món ăn truyền thống, bạn sẽ cảm
nhận được sự đơn giản, và chính sự đơn giản này lại giúp giữ được trọn

hương vị thuần nguyên của nguyên liệu.

3.3.2.

Những nét độc đáo trong ẩm thực Anh Quốc:

Béo ngậy là một trong những cảm giác hay sự liên tưởng đầu tiên khi nói về
ẩm thực Anh. Các món ăn truyền thống của Anh hầu như đều có vị béo hay
chú trọng vị béo. Anh được xem là quốc gia sản xuất cũng như ưa chuộng
pho mát nhất thế giới. Các món ăn của Anh thường sử dụng nguyên liệu pho
mát. Pho mát có ba loại chính là pho mát đỏ, pho mát trắng và pho mát xanh.
Tùy vào từng món ăn hay nguyên liệu chính mà có cách kết hợp với những
loại pho mát khác nhau.
Các món ăn truyền thống của người Anh thường là sự phối hợp giữa thịt,
khoai tây, và rau cải. Khoai tây thường được lột vỏ và cắt làm đôi, sau đó
phết dầu, rắt muối và đút lò. Các rau cải được ưa chuộng là cà rốt, đậu hà
lan, bắp cải, su lơ, hay bông cải xanh. Thịt cho món ăn này thường là cừu,
thịt heo, hay thịt bò, thit thường được cắt mỏng trước khi dùng.
Ngoài ra, Văn hóa uống trà của người Anh là một nét đặc biệt khi nhắc đến
ẩm thực của sứ sở sương mù. Khác với trà đạo ở Nhật Bản hay trà truyền
thống của Trung Hoa được thể hiện như một nghệ thuật, uống trà ở Anh
giống như một lối sống hàng ngày không thể thiếu. Người Anh thường uống
trà vào buổi tối hay chiều muộn, sau một ngày bận rộn, thư giãn bên tách trà
nghi ngút khói, thưởng thức kèm những điểm tâm ngọt là một cách hưởng
thụ và xua tan mệt mỏi hiệu quả nhất.
Văn hóa uống trà Anh khá giống Việt Nam bởi uống trà trong đời sống Việt
cũng thân thuộc không kém. Tại Anh, một ngày trung bình tiêu thụ 6 tách trà
lớn, nhưng phong cách thưởng trà mới là điều tạo nên đăc trưng của văn hóa
này. Bạn có thể nhận ra sự thanh tao, và sang trọng trong một buổi uống trà
điển hình của người nơi đây. Một bữa trà chiều đầy đủ sẽ gồm một ấm trà

ngon lớn, đồ ăn kèm như mứt quả, mật ong, sữa, và bánh ngọt.
VĂN HÓA (ẨM THỰC)

Page 14


Thật không ngoa khi nhận xét tách trà lá đậm đà và những chiếc bánh ngọt
phết kem bơ béo ngậy được xem là một nét văn hóa thi vị của xứ Ăng-lê.

3.3.3.

Các món ăn đặc trưng của Anh:

Trà kem: Trà kem là một món ăn quý tộc và quyến rũ nhất ở Anh. Đơn giản
chỉ là sự kết hợp giữa trà, kem đông và bánh, nhưng món ăn này mang lại
nhiều cung bậc cảm xúc cũng như sự thích thú cho những ai mới lần đầu
được thưởng thức món ăn này. Để làm được món kem đông cũng tương đối
cầu kỳ.
 Trước tiên, sữa bò mới vắt ra phải cho ngay vào nồi đồng để cho váng
nổi lên, sau đó để nồi sữa vào trong nước dạng như hấp cách thủy và
đun thật nhỏ lửa cho đến khi thấy lớp sữa phía trên hơi đặc lại thì tắt
bếp, để qua đêm sẽ thu được lớp kem đông có màu vàng dịu, thơm
và có độ dẻo quánh.
 Bánh nướng được làm từ bột nổi, trứng và bơ thường chỉ nặn to
bằng nấm tay, có màu vàng rợm và có độ giòn vừa phải. Bánh sẽ
được bổ làm đôi rồi phết một lớp kem đông và mứt dâu vào sẽ cho
món ăn có độ ngậy béo, ngọt lịm và thơm lừng, thưởng thức cùng các
loại trà sẽ làm cho món ăn càng trở nên hấp dẫn. Đây được đánh giá
là đặc sản ngon số 1 ở Anh.
Sunday Roast: Sunday roast là món ăn truyền thống nổi tiếng nhất của ẩm

thực Anh, thường được dùng vào trưa hay tối chủ nhật ở nhà, trong pub hoặc
nhà hàng. Món ăn này có cách chế biến khá đơn giản, chủ yếu kết hợp nhiều
thành phần khác nhau.
 Phần chính của món ăn là thịt nướng đạt độ vừa chín. Thịt được
nước trong lò, sau đó rưới thêm nước xốt có vị chua của giấm. Phần
phụ của món ăn gồm rau củ đã qua chế biến như cải xanh luộc, khoai
tây cà rốt… Đặc biệt trong món Sunday roast không thể thiếu bánh
pudding. Tất cả phần chính và phần phụ của món ăn đều được bày
biện chung trên một chiếc đĩa trắng. Màu vàng của thịt, màu xanh đỏ
của rau củ tạo nên cho món ăn một màu sắc bắt mắt.

VĂN HÓA (ẨM THỰC)

Page 15


Fish and chips: Fish and chips là một món ăn quen thuộc trong ẩm thực
Anh được nhiều người yêu thích. Vị trí của món ăn này đối với người Anh
tương tự như hamburger với người Mỹ. Món ăn không cầu kỳ mà rất đơn
giản, đúng như tên gọi của nó chỉ gồm cá và khoai tây chiên. Ngoài hai
thành phần chính, fish and chips còn có thể có thêm nấm. Để tăng thêm
hương vị, khi ăn fish and chips, người Anh thường cho thêm ít giấm.
Steak and kidney pie: Steak and kidney pie là một trong những món bánh
đặc biệt ở Anh quốc khi sử dụng thận của các loài động vật để làm nhân cho
bánh. Thường thì họ sẽ sử dụng thận bò, cừu, lợn kết hợp với chính thịt của
chúng được cắt hạt lựu đem xào chín cùng với hành phi, rồi cho vào bên
trong của lớp vỏ bánh để làm nên món ăn mà bên trong có vị mặn, bên ngoài
lại có vị hơi ngọt ngọt rất lạ miệng. Món bánh này thường được làm theo hai
kích thước khác nhau tùy thực khách yêu cầu, có thể làm một chiếc bánh
nhỏ để mình ăn hoặc mang theo, nhưng cũng có thể đặt làm chiếc bánh thật

to để cho cả gia đình cùng thưởng thức.

3.4. THỔ NHĨ KỲ:
3.4.1.

Khái quát chung:

 Thổ Nhĩ Kỳ - đất nước nối liền giữa hai châu lục Á-Âu chứng kiến
nhiều thăng trầm lịch sử với di tích cổ đại xưa cổ có niên đại hàng
nghìn năm tuổi. Nằm ở “Ngã tư của các nền văn minh”, Thổ Nhĩ Kỳ
nổi bật lên bởi sự giàu có về nền văn hóa, tự nhiên và ẩm thực, nổi
tiếng với các trường đua ngựa, các cung điện, giáo đường và là nơi lý
tưởng để dạo ngắm thành phố trên khinh khí cầu...
 Là điểm gặp gỡ của các châu lục nên nền văn hóa ẩm thực nơi đây vô
cùng đa dạng phong phú. Ẩm thực của Thổ Nhĩ Kỳ là sự kết hợp ảnh
hưởng từ Địa Trung Hải, Trung Á, Kavkazg và Ả Rập. Vậy nên khi
đến với Thổ Nhĩ Kỳ các bạn chắc chắn sẽ được chiêm ngưỡng những
điều thú vị về đất nước xinh đẹp này.

3.4.2.

Nét riêng của nên văn hóa Thổ Nhĩ Kỳ:

 Sự kết hợp ẩm thực đầy tinh tế Bởi chính nằm ở nơi giao thoa nhiều
vùng văn hóa nên các món ăn Thổ Nhĩ Kì là sự hòa trộn hương vị và
VĂN HÓA (ẨM THỰC)

Page 16















nguyên liệu từ nhiều vùng miền khác nhau, bị ảnh hưởng nhiều từ văn
hóa Hy Lạp, Ottoman, vùng trung lưu và Balkans
Mang khẩu vị của Hồi giáo Hồi giáo là tôn giáo chiếm ưu thế của Thổ
Nhĩ Kì với 98% dân số thế nên các món ăn có sự kết hợp tinh tế của vị
ngọt và mặn
Sáng tạo Nhờ sự thừa hưởng bề dày lịch sử và sự đa dạng từ nhiều
nền văn hóa khác nhau nên món ăn Thổ Nhĩ Kì hầu như không tuân
theo một nguyên tắc thứ tự nhất định nào. Đến với đất nước của các
nền văn minh hội tụ, các bạn sẽ được một cuộc du ngoạn vị giác đầy
hấp dẫn.
Quan niệm ẩm thực: Thói quen ăn uống hằng ngày của người Thổ Nhĩ
Kì đề cao chất lượng, dù là bữa ăn nào cũng phải đảm bảo chất dinh
dưỡng, mỗi ngày phải có được bao nhiêu calo, vitamn… Họ thường
quan tâm tới sức khỏe thông qua việc ăn uống với thành phần không
thể thiếu trong mỗi bữa ăn là bơ, trứng,..Đây được gọi là “quan niệm
ẩm thực lý tính”.
Nguồn nguyên liệu tự cung tự cấp Chính sự ưu đãi từ thiên nhiên, Thổ
Nhĩ Kỳ là một trong những quốc gia vừa tự sản xuất vừa dự trữ nguồn

lương thực phong phú. Do đó, nguồn nguyên liệu dùng để chế biến
thực phẩm ở quốc gia này rất phong phú và tươi ngon
Thịt Là điểm đặc trưng của Thổ Nhĩ Kỳ cũng như là của người
phương Tây bởi là món ăn phổ biến, món chính của mọi bữa ăn. Thịt
nướng cũng là một món ăn đặc sản đến từ thịt.
Dầu ôliu Phía tây của Thổ Nhĩ Kỳ, nơi cây ôliu được trồng nhiều vì
thế dầu ôliu là loại chủ yếu của dầu dùng để nấu ăn. Dầu ôliu trở
thành nguyên liệu chính của nhiều món ăn. Đặc biệt hơn dầu ôliu Thổ
Nhĩ Kỳ không chỉ góp mặt trong nền ẩm thực của đất nước mà còn là
đại diện cho một giá trị của một văn hoá như lễ hội trận đấu vật dầu
ôliu Kirkpinar được tổ chức mỗi năm tại đây với lịch sử ngàn năm
tuổi.

3.4.3.

Các món ăn đặc trưng:

Menemen: là một món ăn truyền thống của Thổ Nhĩ Kỳ. Món này bao gồm
trứng, hành tây, cà chua, ớt xanh, và các loại gia vị như hạt tiêu đen, hạt tiêu
đỏ mặt đất, muối nấu chín. Món này thường được ăn nóng, kèm với bánh mì.
VĂN HÓA (ẨM THỰC)

Page 17


Doner Kebab là một món ăn không chỉ nổi tiếng ở Thổ Nhĩ Kỳ mà còn nổi
tiếng ở rất nhiều quốc gia khác. Nó đơn giản chỉ là một khối thịt được làm
chín bằng nhiệt bằng cách xoay tròn chúng trên một chiếc xiên thẳng đứng.
Doner Kebab được làm từ nhiều loại thịt khác nhau như thịt bò, thịt cừu hay
thịt lợn tùy thuộc vào sở thích của mỗi người.

Kuzu Tandir: Món ăn từ thịt cừu này được chế biến dạng "nướng chậm"
dạng tảng lớn và thường được ăn kèm với cơm, khoai tây và sữa chua.
PIDE là một bánh mì dẹt hình thuyền phục vụ với một loạt các lớp hịt băm
nhỏ, rau chân vịt và pho mát phủ trên bề mặt. Món này còn được gọi là
Pizza Thổ Nhĩ Kỳ.
Thịt viên Kofte: một món ăn được yêu thích nhất ở Thổ Nhĩ Kỳ bởi thịt ở
đây sau khi được băm nhỏ sẽ đượcđem ướp với các loại gia vị gồm một số
loại thảo dược khác nhau để tạo nên hương thơm nhè nhẹ và có một vị rất
độc đáo.
Yogurt – Sữa chua Thổ Nhĩ Kỳ: Có nguồn gốc cả thiên niên kỷ trước từ
vùng Trung Á, sữa chua đã là món ăn phổ biến trong văn hóa du mục. Người
Thổ Nhĩ Kỳ rất thích sữa chua, mỗi năm họ tiêu thụ hơn 2 triệu tấn loại đồ
ăn này. Ngày nay, sữa chua ăn riêng, cho vào các món súp hay salad. Hương
vị sữa chua được ưa thích nhất ở Thổ Nhĩ Kỳ là mát lạnh và thêm chút muối
ayran.
Maraş Dondurma – Kem kiểu Turkey. Kem Thổ Nhĩ Kỳ không hề giống
ở các nơi khác. Ấn tượng ban đầu là mùi vị đặc biệt tự nhiên, kem dẻo và
phải nhai nhiều hơn so với khi ăn kem Italy. Sự dày dặn của miếng kem là từ
bột rễ cây Orchis mascula. Du khách khi mua kem Maraş Dondurma còn
được thưởng thức màn trình diễn điêu luyện của người bán hàng.

VĂN HÓA (ẨM THỰC)

Page 18


3.5. Nhật bản
3.5.1.

Khái quát chung:


Nhật Bản được toàn thế giới biết đến không chỉ là một cường quốc kinh tế
mà còn bởi những đức tính đáng quý của người dân nơi đây. Chính họ đã tạo
nên vẻ đẹp cho đất nước kì diệu này. Bên cạnh đó, văn hóa ẩm thực cũng là
một nét đẹp trong truyền thống của họ.
Ẩm thực Nhật Bản vốn nổi tiếng bậc nhất thế giới bởi sự cầu kỳ trong cách
chế biến lẫn bài trí mỗi món ăn, hương vị món ăn Nhật thường thanh tao,
nhẹ nhàng, hợp với không khí thiên nhiên của mỗi mùa, mang đậm bản sắc
riêng.Đến du lịch Nhật Bản bạn không nên bỏ qua cơ hội thưởng thức những
món ăn độc đáo, đậm chất nghệ thuật của đất nước Phù Tang xinh đẹp.

3.5.2.

Những nét độc đáo trong ẩm thực Nhật Bản:

 Ẩm thực truyền thống Nhật Bản được UNESCO công nhận:
Sau ẩm thực Pháp thì truyền thống ấm thực Nhật Bản đã được tổ chức văn
hóa của Liên hiệp quốc (UNESCO) công nhận và thêm vào danh sách Di sản
Văn hóa Phi vật thể.
 Sự đơn giản là chìa khóa:
Các món ăn được chia thành những phần nhỏ, các loại hương vị thường tươi
ngon và đơn giản. Những đầu bếp Nhật thường lựa chọn nguyên liệu rất cẩn
thận để chọn ra được những loại tốt nhất sau đó chia nhỏ thức ăn đến mức có
thể để làm nổi bật được màu sắc cũng như hương vị.
 Triết lý trong ẩm thực Nhật Bản:
Món ăn Nhật Bản hầu hết đều tuân theo một triết lý chung là "tam ngũ" gồm
ngũ pháp, ngũ sắc, ngũ vị. Ngũ pháp gồm chiên, hấp, ninh, nướng và sống.
Ngũ sắc sẽ có các màu đỏ, đen, trắng, xanh và vàng. Với ngũ vị sẽ gồm:
Chua, cay, mặn, đắng và ngọt. Đặc biệt khác với nhiều nước, ẩm thực Nhật
Bản chú trọng đến hương vị tinh khiết từ nguyên liệu món ăn như đậu nành,

cá, rong biển, rau củ và gạo, hạn chế việc sử dụng các loại gia vị. Các món
ăn được người đầu bếp sắp xếp tinh tế và đầy khéo léo, hài hòa giữa màu,
mùi và vị.
Quy tắc “tam ngũ”:
Ẩm thực Nhật Bản luôn tuân theo quy tắc “tam ngũ”: ngũ vị, ngũ sắc, ngũ
pháp.
VĂN HÓA (ẨM THỰC)

Page 19


– Ngũ vị gồm có các vị sau: ngọt, chua, cay, đắng, mặn.
– Ngũ sắc gồm có: trắng, vàng, đỏ, xanh, đen.
– Ngũ pháp là: sống, ninh, nướng, chiên và hấp.
So với những quốc gia khác, khi nấu nướng người Nhật họ hầu như không
sử dụng đến gia vị mà thay vào đó các đầu bếp sẽ tập chung vào các hương
vị tinh khiết của những thành phần món ăn như: cá, rong biển, rau, gạo và
đậu nành.
 Nguyên liệu món ăn được chuẩn bị kỹ lưỡng, hương vị chế biến theo
mùa:
Chúng ta có lẽ thường chỉ nghĩ đén 4 mùa trong năm, nhưng với những đầu
bếp Nhật họ sẽ cân nhắc mà nghĩ đến hàng chục mùa khác nhau và cẩn thân
lựa chọn những nguyên liệu tốt nhất có thể là hương vị đại diện cho những
khoản thời gian cụ thể.Khi chế biến xong thức ăn sẽ được trang chí, đặt cẩn
thận vào đĩa bát, những món ăn sẽ giống như các tác phẩm nghệ thuật đẹp
mắt.
 Nhiều nguyên tắc và nghi thức trong ăn uống:
Văn hóa Nhật Bản nổi tiếng với nhiều quy cách, lễ nghi và ẩm thực cũng
không phải ngoại lệ, có lẽ bạn sẽ cảm thấy ngạc nhiên khi người Nhật cho là
lịch sự khi “phát ra tiếng động” khi ăn uống. Theo người Nhật, việc cắm đôi

đũa thẳng đứng vào giữa bát cơm được xem là hành động thô lỗ.Khi rót rượu
sake sẽ rót cho người khác và chỉ rót cho chính mình khi đã dốc cạn chai.
 Thứ tự một bữa ăn Nhật Bản:
Các món ăn thường được sắp xếp theo món khai vị với sashimi gồm mực,
tôm, sò, cá hồi, cá ngừ sống…sẽ được thái lát mỏng và xếp trên những khay
gỗ đẹp mắt với nhiều màu sắc, tiếp theo là những món chiên hoặc nướng và
kế đến là sushi, món ăn trứ danh của Nhật Bản.
Cuối cùng, Khi bắt đầu một bữa ăn với người Nhật hãy nói “Itadakimasu” và
kết thúc bằng câu “gochiso sama deshita” cảm ơn vì bữa ăn ngon.
 Sự giao thoa giữa các nền ẩm thực:

VĂN HÓA (ẨM THỰC)

Page 20


Đây là một nét rất riêng tạo nên sự độc đáo trong ẩm thực Nhật Bản, là sự
pha trộn một cách tinh tế và hài hòa giữa món ăn Nhật với món ăn Trung
Quốc và phương Tây. Chính vì thế, bạn không khỏi ngạc nhiên khi trên bàn
ăn của người Nhật lại có thêm xúc xích, bánh mì,... hay thói quen uống cà
phê vào buổi sáng.

VĂN HÓA (ẨM THỰC)

Page 21


 Đủ dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe:
Các món ăn Nhật Bản phần lớn đều rất ít calo nhưng lại đảm bảo cung cấp
đủ dinh dưỡng cho cơ thể. Nguyên liệu chính dùng để chế biến thường có

nguồn gốc từ đậu nành, các loại hải sản từ biển và rau củ. Do đó, ẩm thực
Nhật Bản ngoài đáp ứng nhu cầu ăn ngon còn rất bổ dưỡng cho sức khỏe.
 Thiên nhiên trong ẩm thực Nhật Bản:
– Món ăn tươi sống:
Món cá sống lưu giữ trọn vẹn sự tươi ngon của hương vị thiên nhiên.
Đó là những lát cá có chiều rộng khoảng 2.5 cm, chiều dài 4 cm và
dày chừng 0.5 cm ăn cùng mù tạt, gừng, củ cải trắng, tảo biển cuộn
tròn trong lá tía tô chấm trong nước tương ngọt Nhật Bản và tương ớt.
– Món ăn theo mùa:
Vào mùa xuân, để báo hiệu cho mùa đông lạnh giá đã kết thúc, người
Nhật ăn món cá shirouo và đón mùa anh đào nở bằng bánh sakura
mochi và gạo anh đào. Mùa hè, người Nhật ăn nhiều món ăn mát lành
như món lươn, cà tím nướng, đậu edamame, các loại mì lạnh như: mì
sợi mỏng somen, mỳ tôm lạnh, các món đậu hũ như: tào phớ Nhật
Bản và khổ qua xào đậu hũ của vùng Okinawa. Tháng 5 là mùa cá
ngừ, còn tháng 6 là mùa cá ayu chính vì vậy khách du lịch vào mùa hè
không tiếc chi phí đi Nhật mà phải tới Nhật Bản cho bằng được để
thưởng thức những món ăn cực ngon của Nhật Bản vào mùa hè. Mùa
thu, người Nhật ăn khoai lang nướng, món lăn bột chiên tempura và
loại bánh nama-gashi hình quả hồng chín hoặc hình bạch quả. Tháng 9
là tháng của mặt trăng nên những món hầm màu trắng được ưa
chuộng như bào ngư, dưa chuột và măng. Để xua tan cái lạnh của mùa
đông, người Nhật ăn lẩu, canh oden và món chè đậu đỏ ăn khi còn
nóng shiruko. Ngoài ra, người Nhật còn ăn bánh higashi có hình tuyết.
Vào mùa đông, người Nhật cũng chuộng ăn các loại quýt, tượng trưng
cho mặt trời và dùng để làm quà năm mới.
– Món ăn ngày lễ và ngày chúc mừng:

VĂN HÓA (ẨM THỰC)


Page 22


Bữa ăn ngày Tết Nguyên đán của Nhật được gọi là osechi, với món
không thể thiếu là bánh giầy ozoni. Có nhiều món ăn ở Nhật tượng
trưng cho các lời chúc tốt lành gửi đến mọi người trong dịp năm mới:
rượu sake để trừ tà khí và kéo dài tuổi thọ, món đậu phụ chúc mạnh
khỏe, món trứng cá tuyết nướng chúc gia đình đông vui, món sushi cá
tráp biển chúc sung túc thịnh vượng, món tempura chúc trường thọ.
Tôm biểu trưng cho sự trường thọ, lưng tôm càng cong càng trường
thọ.

VĂN HÓA (ẨM THỰC)

Page 23


3.5.3. Các món ăn đặc trưng của Nhật Bản:
Sushi - Ẩm thực nhật bản truyền thống: Từ xưa, người Nhật đã biết cách ủ
cá, tôm, hải sản vào nắm cơm để giữ được mùi vị thơm ngon. Khi ủ, cơm
thường được trộn với một chút giấm cho chua chua ngọt ngọt. Mà cũng chính
vì thế mà cá ủ trong cơm được chuyển hóa thành sushi. Ngày nay với việc sử
dụng thêm các gia vị chế biến bổ trợ đã tạo nên độ tươi, hương vị nguyên chất,
và cảm nhận hết cái ngon của các loại hải sản giàu protein này. Sushi chính là
một kiệt tác thành công trong cách chế biến ẩm thực của người Nhật Bản.
Sushi được làm bằng nhiều nguyên liệu khác nhau phù hợp với mỗi mùa.
Nếu như là mùa xuân hoa anh đào nở rộ phổ biến với sushi hải sản được làm từ
cá biển (sayori), sò trứng Nhật Bản (tỏi - gai),...Thì đến mùa hè khi rừng phong
còn đang xanh tươi, sẽ có sushi awabi (nguyên liệu chính từ bào ngư), ...Với
mùa thu khi rừng phong chuyển dần sang đỏ người Nhật có món sushi chính là:

Kohada (làm từ cá trích, hay cá mòi chấm),...Đến mùa đông, tuyết bắt đầu rơi
dày đặt món sushi hải sản mà người dân Nhật ưa thích là ika (làm từ cá mực),
tako (làm từ bạch tuộc),...Ngoài những món sushi được ăn theo mùa thì họ
cũng có nhiều món sushi ăn quanh năm tamago làm từ trứng,...
Wasaghi: Wagashi là tên gọi chung của các món bánh truyền thống của Nhật
Bản từ lâu đời, được làm từ bột nếp, nhân đậu và hoa quả, được trình bày đẹp
mắt, dùng trong các tiệc trà đạo, tên gọi Wagashi có nghĩa là Vẻ đẹp tự nhiên.
Vị ngọt nhẹ nhàng của wagashi sẽ làm giảm vị chát của trà xanh. Vì thế người
ta luôn dọn vào bữa trà, dùng với một cây xiên nhỏ.Wagashi cũng là biểu tượng
của sự hiếu khách, người ta thường tặng nó trong các buổi lễ cưới, lễ sinh
nhật…Wagashi tượng trưng cho sự hài hòa với thiên nhiên. Người làm C2010597 wagashi luôn lấy cảm hứng từ thiên nhiên bốn mùa của trời đất, từ văn
chương, nghệ thuật, thơ ca. Tùy theo mỗi mùa, những nghệ nhân làm wasaghi
sẽ dùng những lọai nguyên liệu của từng mùa để cho ra đời những chiếc bánh
Wagashi độc đáo, như bánh Sakura Mochi và bánh Kashiwa Mochi chỉ có vào
mùa xuân.
Tempura: Được biết đến là món ăn nổi tiếng thứ 2 sau sushi. nhưng đây lại là
món ăn có xuất xứ từ châu Âu. Tempura được du nhập vào Nhật Bản từ thời kỳ
Edo, được những người truyền giáo Bồ Đào Nha đem đến. Sau một thời gian
du nhập vào Nhật Bản, Tempura đã được cải biến lại cho phù hợp với khẩu vị
của người Nhật.

VĂN HÓA (ẨM THỰC)

Page 24


Tempura là một món ẩm thực của Nhật Bản gồm các loại hải sản, rau, củ tẩm
bột mì rán ngập trong dầu. Cái làm nên sự khác biệt giữa tempura với các món
có tẩm bột rán khác chính là bột, dầu và nước chấm và gia vị ăn kèm. Thành
phần chính trong nguyên liệu làm tempura là các loại hải sản, phổ biến nhất là

tôm, mực, cá, một số loại rau củ như bí ngô, cà dái dê, khoai lang, lá tía tô, ớt
ngọt, đỗ ván. Với bản tính sáng tạo và ưa thích sự hoàn mỹ, người Nhật đã cải
biến Tempura theo nhiều cách khác nhau và trang trí cũng đẹp hơn. Tempura
được sử dụng như một món ăn nhẹ.
Rượu Sake: Đối với người dân Nhật Bản, rượu sa-kê không đơn thuần chỉ là
một loại đồ uống trong bữa ăn! Ý nghĩa văn hóa – tôn giáo đặc biệt của rượu
sa-kê là ở chỗ nó không chỉ là cầu nối giữa con người với con người mà còn là
cầu nối giữa con người với thần linh.Những nét đặc sắc của rượu sa-kê so với
nhiều loại rượu danh tiếng khác trên thế giới bắt nguồn từ vị trí địa lý cách biệt
của Nhật Bản. Qua nhiều thế kỷ, người Nhật vẫn giữ vững phương pháp làm
rượu sa-kê độc đáo của mình như một nét văn hóa riêng không hề bị pha trộn.
Sake có thể uống khi nguội, khi ấm hoặc nóng tùy theo mùa và theo loại sake.
Thường thì khi mùa Đông, người ta hay uống sake nóng.
3.5.

INDONESIA
35.1. Khái quát chung

Ẩm thực Indonesia rất đa dạng bởi vì đó là một quốc gia với hơn 13 000 hòn
đảo. Ngoài ra nó còn phát triển dựa trên những tính độc đáo riêng về văn hóa
của từng vùng từ nước ngoài. Ẩm thực từng vùng miền của Indonesia khác
biệt rất nhiều vì phải chịu nhiều ảnh hưởng khác nhau.
Suốt chiều dài lịch sử, Indonesia luôn tích cực tham gia vào cách hoạt động
thương mại do vị trí địa lý nằm trên các đường hàng hải lớn và do nguồn tài
nguyên thiên nhiên dồi dào. Các nguyên liệu và kỹ thuật nấu nướng bản địa
tiếp thu các ảnh hưởng từ Ấn Độ, Trung Đông, TrungQuốc và gần đây nhất
là từ châu Âu. Các thương gia Tây Ban Nha và BồĐàoNha đã mang đến các
sản phẩm từ Tân Thế giới (châu Mỹ) trước cả khi người Hà Lan đến và biến
hầu hết quần đảo này thành thuộc địa. Đảo Maluku của Indonesia, được
mệnh danh là "hòn đảo gia vị" cũng góp phần giới thiệu các loại gia vị bản

xứ, gồm có đinh hương và nhục đậu khấu đến toàn đảo quốc Indonesia và
với cả thế giới.

VĂN HÓA (ẨM THỰC)

Page 25


×