Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP AXIT SUNFURIC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (348.95 KB, 32 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ
CHUYÊN ĐỀ: THIẾT KẾ VÀ PHÂN LOẠI
BÀI TẬP HÓA HỌC PHẦN AXIT SUNFURIC ĐẶC

Hà Nội, tháng 12 năm 2018


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU......................................................................................................................................2
PHẦN NỘI DUNG.......................................................................................................................3
1. Tóm tắt lý thuyết.......................................................................................................................3
1.1. Tính chất vật lý.................................................................................................................. 3
1.2. Tính chất hóa học...............................................................................................................3
1.2.1. Tính oxi hóa mạnh của axit sunfuric đặc.................................................................... 3
1.2.2. Tính háo nước..............................................................................................................4
1.3. Ứng dụng........................................................................................................................... 4
1.4. Điều chế.............................................................................................................................4
2. Phân loại dạng bài tập...............................................................................................................5
2.1. Bài tập định tính về axit sunfuric đặc, nóng...................................................................... 5
2.1.1. Dạng 1: Viết và cân bằng phương trình hóa học.........................................................5
2.2.2. Dạng 2: Chuỗi phản ứng hóa học................................................................................8
2.2. Bài tập định lượng về axit sunfuric đặc............................................................................. 8
2.2.1. Dạng 1: Bài toán về oleum..........................................................................................8
2.2.2. Dạng 2: Bài toán định lượng các chất trong phản ứng với axit sunfuric đặc............10
2.2.2.1. Xác định khối lượng chất khử ban đầu...............................................................10
2.2.2.2. Xác định lượng axit sunfuric tham gia phản ứng (nồng độ mol/l; C%; khối
lượng).............................................................................................................................. 13
2.2.2.3. Xác định khối lượng muối tạo thành..................................................................14


2.2.2.4. Xác định thành phần và định lượng sản phẩm khử tạo thành (sản phẩm khử; số
mol; thể tích; khối lượng )...............................................................................................15
3. Thiết kế một số dạng bài tập mới........................................................................................... 18
3.1. Dạng bài tập thí nghiệm...................................................................................................18
3.2. Dạng bài tập hình ảnh...................................................................................................... 19
3.3. Dạng bài tập tình huống...................................................................................................21
4. Thiết kế bài giảng................................................................................................................... 22
5. Thiết kế đề kiểm tra – Đánh giá............................................................................................. 26
5.1. Ma trận đề kiểm tra sử dụng trong chuyên đề: Bài tập về axit sunfuric đặc nóng..........26
5.2. Thiết kế đề kiểm tra sử dụng trong chuyên đề: Bài tập về axit sunfuric đặc nóng..........26
KẾT LUẬN................................................................................................................................ 30
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................................31

1


MỞ ĐẦU
Đổi mới giáo dục là một trong những nhiệm vụ quan trọng của ngành giáo dục
trong giai đoạn hiện nay. Để đổi mới nội dung, phương pháp dạy học có hiệu quả cần
trang bị cho học sinh hệ thống kiến thức cơ bản, vững chắc. Trên cơ sở đó, học sinh biết
vận dụng sáng tạo kiến thức giải quyết các vấn đề học tập và thực tiễn cuộc sống.
Axit sunfuric là một loại axit quen thuộc và gần gũi, có nhiều ứng dụng trong đời
sống và sản xuất, giữ vai trò lớn đối với sự phát triển nền công nghiệp và nông nghiệp.
Trong chương trình Hóa học phổ thông, kiến thức về axit sunfuric nói chung và axit
sunfuric đặc nói riêng là một mảng kiến thức khá lớn, vận dụng vào nhiều dạng bài tập
khác nhau với hệ thống bài tập đa dạng, phong phú, tương đối khó và đòi hỏi sự kết hợp
của nhiều phần kiến thức. Tuy nhiên, đây là một nội dung dạy học mà nếu người dạy
biết khai thác sẽ giúp rèn luyện được cho học sinh khả năng tư duy logic, khả năng lập
luận và sáng tạo rất tốt. Mặt khác, bài tập về axit sunfuric đặc xuất hiện rất nhiều trong
các đề thi Trung học phổ thông quốc gia, thường xuyên được lựa chọn trong các đề thi

học sinh giỏi các cấp.
Bên cạnh đó, hiện nay, các bài tập về axit sunfuric chủ yếu nghiêng về dạng bài
tập tính toán với nhiều phép tính phức tạp, việc giải quyết rất khó khăn về mặt toán học,
nhưng lại không có tính thực tiễn và ứng dụng nhiều trong thực tế, dễ gây ra nhàm chán
đối với học sinh. Vì vậy, xây dựng những dạng bài tập mới liên quan đến axit sunfuric
đặc gắn liền với thực tiễn là điều hết sức cần thiết.
Với những lý do nêu trên, tôi đã lựa chọn chuyên đề: “Thiết kế và phân loại bài
tập hóa học phần axit sunfuric đặc” làm chuyên đề tiểu luận cuối kì của học phần: “Dạy
học bài tập Hóa học phổ thông” của mình.

2


PHẦN NỘI DUNG
Axit sunfuric là phần kiến thức khá quan trọng trong chương trình Hóa học phổ
thông. Vì vậy, học sinh được tiếp xúc với kiến thức này từ khá sớm, ngay từ trung học
cơ sở, học sinh đã được học những kiến thức cơ bản nhất về axit này. Nghiên cứu về
axit sunfuric, dựa trên những đặc trưng về tính chất hóa học, ta thường chia thành hai
mảng kiến thức lớn là: axit sunfuric loãng và axit sunfuric đặc. Trong khuôn khổ bài
tiểu luận này, tôi chỉ đề cập đến axit sunfuric đặc, bao gồm: Khái quát lý thuyết về axit
sunfuric đặc; Phân loại các dạng bài tập và các phương pháp giải bài tập; Thiết kế các
dạng bài tập mới; Vận dụng trong giảng dạy và thiết kế đề kiểm tra – đánh giá phần axit
sunfuric đặc.
1. Tóm tắt lý thuyết
1.1. Tính chất vật lý
- Axit sunfuric có công thức phân tử là H 2SO4, là một chất lỏng không màu, sánh như
3

dầu, không bay hơi, nặng gần gấp hai lần nước (H 2SO4 98% có D = 1,84 g/cm ).
H2SO4 đặc rất dễ hút ẩm, tính chất này được dùng làm khô khí ẩm.

- Axit sunfuric đặc tan trong nước, tạo thành những hidrat H 2SO4.nH2O và tỏa một
lượng nhiệt lớn.
- Nếu rót nước vào axit H2SO4 đặc, nước sôi đột ngột kéo theo những giọt axit bắn ra
xung quanh gây nguy hiểm. Vì vậy, muốn pha loãng axit sunfuric đặc, người ta phải rót
từ từ axit vào nước và khuấy nhẹ bằng đũa thủy tinh, tuyệt đối không làm ngược lại.
1.2. Tính chất hóa học
- Axit sunfuric đặc cũng mang tính chất đặc trưng của axit là: làm quỳ tím chuyển sang
màu đỏ.
- Tuy nhiên, axit sunfuric đặc có một số tính chất hóa học đặc trưng là: tính oxi hóa
mạnh và tính háo nước.
1.2.1. Tính oxi hóa mạnh của axit sunfuric đặc
Axit sunfuric đặc nóng có tính oxi hóa rất mạnh, nó oxi hóa được hầu hết các
kim loại (trừ Au, Pt), nhiều phi kim và nhiều hợp chất.
- Tác dụng với kim loại tạo muối của kim loại với số oxi hóa cao nhất + sản phẩm khử
(SO2; S; H2S) + H2O
M

+ H2SO4 đặc → M2(SO4)n + {SO2; S; H2S} + H2O

 n là hóa trị cao nhất của kim loại.
3


 Phản ứng tạo có thể tạo ra một trong các sản phẩm khử: SO2; S; H2S hoặc cũng
có thể là hỗn hợp sản phẩm khử, tùy vào dự kiện bài toán.
- Tác dụng với một số phi kim tạo axit tương ứng + sản phẩm khử + H2O
Ví dụ: C + 2H2SO4 đặc → CO2 + 2H2O + 2SO2

- Tác dụng với các chất khử là các hợp chất của kim loại tạo muối của kim loại với số
oxi hóa cao nhất + sản phẩm khử (SO2; S; H2S) + H2O

M2Ox + H2SO4 đặc → M2(SO4)n + {SO2; S; H2S} + H2O M(OH)x + H2SO4 đặc →
M2(SO4)n + {SO2; S; H2S} + H2O

MyAx + H2SO4 đặc → M2(SO4)n + {SO2; S; H2S} + H2O + B

Trong đó: x: hóa trị thấp hơn của kim loại M
n: hóa trị cao nhất của kim loại M
Lƣu ý: những hợp chất: oxit, hidroxit, … đã thể hiện số oxi hóa cao nhất của kim loại
thì sản phẩm của phản ứng với axit sunfuric đặc giống như phản ứng của phản ứng với
axit sunfuric loãng (vì lúc này, các hợp chất này không còn tính khử)
Ví dụ: Fe2O3 + H2SO4 đặc → Fe2(SO4)3 + H2O - Tác dụng với một số chất
khử khác:

H2SO4 đặc + 2HI → I2 + 2H2O + SO2
H2SO4 đặc + 2HBr → Br2 + 2H2O + SO2

1.2.2. Tính háo nước
- Axit sunfuric đặc chiếm nước kết tinh của nhiều muối hidrat (muối ngậm nước) hoặc
chiếm các nguyên tố H và O (thành phần của nước) trong nhiều hợp chất.
H2SO4 đ

Ví dụ: CuSO4 .5H 2O →CuSO4
(màu xanh)

+ 5H2O

(màu trắng)

- Da thịt tiếp xúc với H2SO4 đặc sẽ bị bỏng rất nặng, vì vậy khi sử dụng axit sunfuric
phải hết sức cẩn trọng.

1.3. Ứng dụng
- Axit sunfuric là hóa chất hàng đầu trong nhiều ngành sản xuất như: phân bón (phân
lân, amoni sunfat, phân NPK); chất tẩy rửa; sơn; dầu mỏ; luyện kim;…
1.4. Điều chế
Sơ đồ điều chế: FeS2 hoặc S → SO2 → SO3 → H2SO4
4


- Đốt cháy quặng firit sắt.
4FeS2 + 11O2 → 8SO2 + 2Fe2O3

-

0

Oxi hóa SO2 bằng oxi trong điều kiện 400 - 500 C, xúc tác V2O5
2SO2 + O2

2SO3

- Axit sunfuric đặc hấp thụ SO3 tạo thành oleum có công thức tổng quát là
H2SO4.nSO3.
nSO3 + H2SO4 → H2SO4 .nSO3
- Pha loãng oleum thành axit sunfuric bằng lượng nước thích hợp
H2SO4.nSO3 + n H2O → (n+1)H2SO4
2. Phân loại dạng bài tập
Bài tập hóa học là phương tiện kiểm tra, đánh giá kiến thức, kỹ năng của học sinh một
cách chính xác. Có nhiều cách phân loại bài tập hóa học dựa vào các cơ sở sau đây:
- Dựa vào khối lượng kiến thức
- Dựa vào tính chất bài tập

- Dựa vào hình thái hoạt động của học sinh
- Dựa vào mục đích học tập
- Dựa vào cách tiến hành giải
- Dựa vào phương pháp hình thành kỹ năng giải bài tập hóa học
- Dựa vào hoạt động nhận thức của học sinh
-…
Tuy nhiên, các cách phân loại bài tập không có ranh giới rõ rệt vì có những bài tập vừa
mang nội dung phong phú, vừa có tính đặc trưng, nổi bật, vừa có phương pháp tính toán
riêng.
Trong chuyên đề này, dựa vào tính chất bài tập, chia các bài tập về axit sunfuric thành 2
mảng chính là: Bài tập định tính và bài tập định lượng.
2.1. Bài tập định tính về axit sunfuric đặc, nóng.
2.1.1. Dạng 1: Viết và cân bằng phương trình hóa học
Dạng bài nhằm giúp học sinh ghi nhớ và tái hiện lại nội dung kiến thức phần tính chất
hóa học của axit sunfuric đặc, nóng, kết hợp với các phương pháp cân bằng phương
trình hóa học để giải quyết bài toán.

5


Vì các phản ứng đặc trưng của axit sunfuric đặc, nóng hầu hết là phản ứng oxi hóa –
khử, vì vậy, để cân bằng các phương trình hóa học, ta thường sử dụng phương pháp
thăng bẳng electron
* Cân bằng phƣơng trình hóa học bằng phƣơng pháp thăng bằng electron
- Nguyên tắc cân bằng: Tổng số e mà chất khử cho phải bằng tổng số e mà chất oxi hoá
nhận và số nguyên tử của mỗi nguyên tố được bảo toàn.
- Các bước cân bằng:
 Bƣớc 1: Viết phương trình phản ứng, nếu chưa biết sản phẩm thì phải dựa vào
điều kiện cho ở đề bài để suy luận.
 Bƣớc 2: Xác định số oxi hoá của các nguyên tố có số oxi hoá thay đổi. Đối với

những nguyên tố có số oxi hoá không thay đổi thì không cần quan tâm.
 Bƣớc 3: Viết các phương trình cho và nhận electron.
 Bƣớc 4: Cân bằng số e cho và nhận.
 Bƣớc 5: Đưa hệ số tìm được từ phương trình e vào phương trình phản ứng.
 Bƣớc 6: Cân bằng phần không tham gia quá trình oxi hoá - khử.
1. Fe + H2SO4 đặc → Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O
2. FeO + H SO → Fe (SO ) + SO + H O
3. Fe O + H SO → Fe (SO ) + SO + H O
4. M + H SO → M (SO ) + SO + H O
Hướng dẫn:
1. Fe + H SO → Fe (SO ) + SO + H O
2

x

y

4 đặc

2

2

4 đặc

4 3

2

2


4 3

2

2

2

2

4 đặc

2

4 n

2

2

2

4 đặc

2

4 3

2


2

 Bước 1: Phương trình đã được cung cấp đầy đủ chất phản ứng và các sản phẩm,
nên bỏ qua bước 1.
 Bước 2,3,4:
0

+3

2x Fe → Fe + 3e
+6

+4

3x S + 2e → S


2.

Bước 5: 2Fe + 6H2SO4 đặc → Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O

2FeO + 4H2SO4 đặc → Fe2(SO4)3 + SO2 + 4H2O

6


3. 2FexOy + (6x – 2y) H2SO4 đặc → xFe2(SO4)3 + (3x – 2y) SO2 + (6x -2y) H2O
4. 2M + 2n H SO → M (SO ) + nSO + 2n H O
Ví dụ 2: Hoàn thành các phương trình hóa học sau:

2

4 đặc

2

4 n

2

2

1.

Mg + H2SO4 đặc → X + MgSO 4 + H2O Tìm tất cả các trường
hợp thỏa mãn X

2.

X + H2SO4 đặc → Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O Tìm tất cả các trường
hợp thỏa mãn X.

3.

MxOy + H2SO4 đặc → SO2 + X + Y (Biết: M là kim loại)

Phân tích đề - Hướng dẫn giải:
1. Phản ứng (1) là phản ứng của kim loại với axit sunfuric đặc nóng, sản phẩm thu được
sẽ bao gồm: muối; nước và sản phẩm khử.
+6


Mặt khác, Magie là một kim loại mạnh nên có thể khử S trong H2SO4 đặc về các số oxi
+4

0

−2

hóa thấp hơn như: S; S ; S . Do đó, sản phẩm khử có thể tạo thành sau phản ứng là: S,
H2S và SO2. Vậy: X có thể là: SO2, S hoặc
H2S Phương trình hóa học:
Mg + 2H2SO4 đặc → SO2 + MgSO4 + 2H2O

3Mg + 4H2SO4 đặc → S + 3MgSO4 + 4H2O
4Mg + 5H2SO4 đặc → H2S + 4MgSO4 + 4H2O

2. Trong sản phẩm của phản ứng (2) có muối Fe2(SO4)3; sản phẩm khử và nước. Vậy, X

là sắt hoặc các hợp chất của sắt mà trong đó, sắt chưa thể hiện số oxi hóa cao nhất.
X có thể là: Fe; FeO; Fe3O4; Fe(OH)2; FeSO4
Phương trình hóa học:
2Fe + 6H2SO4 đặc → Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O
2FeO + 4H2SO4 đặc → Fe2(SO4)3 + SO2 + 4H2O
2Fe3O4 + 10H2SO4 đặc → Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 10H2O
2Fe(OH)2 + 4H2SO4 đặc → Fe2(SO4)3 + SO2 + 6H2O
2FeSO4 + 2H2SO4 đặc → Fe2(SO4)3 + SO2 + 2H2O

7



3. MxOy là oxit kim loại phản ứng với axit sunfuric tạo ra sản phẩm khử là SO 2 và 2 sản
phẩm khác. Do đó, trong MxOy, M chưa thể hiện số oxi hóa cao nhất. Trong 2 sản phẩm

X, Y, có 1 sản phẩm là H2O và 1 sản phẩm là muối với số oxi hóa cao nhất của M, gọi
là M2(SO4)n (n là hóa trị cao nhất của M)
Phương trình hóa học:
MxOy + H2SO4 đặc → SO2 + M2(SO4)n + H2O 2.2.2. Dạng 2: Chuỗi
phản ứng hóa học

Đây là dạng bài tập giúp học sinh củng cố lý thuyết tổng hợp về axit sunfuric đặc, sự
chuyển đổi, mối liên hệ giữa axit sunfuric đặc với các hợp chất khác. Ví dụ 1: Hoàn
thành dãy chuyển hóa sau:
S
SO2

SO3

H2SO4

FeS2
Ví dụ 2: Hoàn thành dãy chuyển hóa sau:
FeS2 → SO2 → SO3 → H2SO4 → Na2SO4 → NaCl → NaNO3
Hướng dẫn giải:
Để làm bài tập chuỗi phản ứng, trước hết, ta cần đánh số thứ tự các phản ứng xảy ra
trong chuỗi để dễ dàng thực hiện và dễ theo dõi.
Các phương trình hóa học:
(1) 4FeS

2


+ 11O2 → 8SO2 + 2Fe2O3

(2) 2SO2 + O2

2SO3

(3)

SO3 + H2O → H2SO4

(4)

H2SO4 + Na2CO3 → Na2SO4 + CO2↑ + H2O

(5)

Na2SO4 + BaCl2 → BaSO4↓ + 2NaCl

(6)

NaCl + AgNO3 → NaNO3 + AgCl↓

2.2. Bài tập định lượng về axit sunfuric đặc.
2.2.1. Dạng 1: Bài toán về oleum
Ví dụ 1: Hòa tan 3,38g một oleum vào nước thu được dung dịch A. Để trung hòa A cần
800 ml dung dịch KOH 0,1M .
a) Hãy xác định công thức của oleum
b) Cần lấy bao nhiêu gam A hòa tan vào 200g nước để thu được dung dịch H2SO4 10%
Phân tích đề bài - Hướng dẫn giải:
8



- Phân tích đề bài:
 Để giải được bài toán này, trước hết, học sinh phải viết được phương trình hóa
học tạo thành H2SO4 từ oleum:
H2SO4.nSO3 + n H2O → (n+1)H2SO4 (1)
 Sau đó, dựa vào phản ứng trung hòa axit bằng KOH để tính được lượng axit tạo
thành.
H2SO4 + 2KOH → K2SO4 + 2H2O (2)
 Dựa vào số mol axit, khối lượng oleum đã cho, ta sẽ tìm được n, từ đó suy ra
công thức của oleum.
 Để đơn giản bài toán, ta nên tính toán bắt đầu từ phương trình trung hòa axit
trước, sau đó tính ngược lên trên; không nên tính từ trên xuống sẽ làm bài toán
trở nên phức tạp hơn.
 Ý b là dạng toán pha chế dung dịch, đã cho nồng độ dung dịch sau khi pha. Học
sinh sử dụng công thức tính C% hoặc phương pháp đường chéo để xác định khối
lượng dung dịch ban đầu.
- Hướng dẫn giải chi tiết:
a, nKOH = 0,8.0,1= 0,08 mol.
Theo phương trình (2): nH

=1
4
2

n
KOH

=


SO
2

Theo phương trình (1): noleum =

1 .0,08 = 0,04 (mol)
2

=

n

. 0,04 =

H SO
2 4

Lại có: moleum = 3,38 gam. Suy ra: Moleum = 3,38 :

(mol)

= 98 + 80n

Suy ra: n = 3. Vậy: Công thức của oleum là: H2SO4. 3SO3
b, Gọi khối lượng A cần dùng là m (gam)
Áp dụng công thức tính C%, ta có:
C% =

mct


.100% =

m
dd

Giải phương trình trên suy ra: m = 22,22 gam.
Ví dụ 2: Cho 0,015 mol một loại hợp chất oleum vào nước thu được 200 ml dung dịch
X. Để trung hoà 100 ml dung dịch X cần dùng 200 ml dung dịch NaOH 0,15M. Phần
trăm về khối lượng của nguyên tố lưu huỳnh trong oleum trên là
A. 23, 97%.

B. 35, 95%.

C. 32, 65%.

Đáp số: B
9

D. 37, 86%.


2.2.2. Dạng 2: Bài toán định lượng các chất trong phản ứng với axit sunfuric đặc
Xét phản ứng tổng quát:
A + H2SO4 đặc → Muối + {H2S; S; SO2} + H2O

Các phản ứng đặc trưng của axit sunfuric đặc hầu hết đều là phản ứng oxi hóa – khử. Vì
vậy, các bài toán dạng này chủ yếu được giải quyết dựa vào phương pháp bảo toàn
electron.
* Phƣơng pháp bảo toàn electron:
- Định luật bảo toàn electron: Trong phản ứng oxi hoá - khử, số mol electron mà chất

khử nhường bằng số mol electron mà chất oxi hoá nhận.
∑ne nhường = ∑ne nhận
Sử dụng tính chất này để thiết lập các phương trình liên hệ, giải các bài toán theo
phương pháp bảo toàn electron.
- Nguyên tắc: Viết 2 sơ đồ: sơ đồ chất khử nhường electron và sơ đồ chất oxi hoá nhận
electron.
- Một số chú ý:
 Có thể áp dụng bảo toàn electron cho một phương trình, nhiều phương trình hoặc
toàn bộ quá trình.
 Xác định chính xác chất nhường và nhận electron. Nếu xét cho một quá trình, chỉ
cần xác định trạng thái đầu và trạng thái cuối số oxi hóa của nguyên tố, thường
không quan tâm đến trạng thái trung gian số oxi hóa của nguyên tố.
 Khi áp dụng phương pháp bảo toàn electron thường sử dụng kèm các phương
pháp bảo toàn khác (bảo toàn khối lượng, bảo toàn nguyên tố)
Bên cạnh phương pháp bảo toàn electron, trong những bài toàn cụ thể, ta còn có thể kết
hợp các phương pháp khác như: phương pháp ion – electron; phương pháp ghép ẩn số,
phương pháp quy đổi,… để giải quyết bài toán.
2.2.2.1. Xác định khối lượng chất khử ban đầu
Ví dụ 1: Cho m gam Fe tác dụng hoàn toàn với dung dịch H 2SO4 đặc, nóng, dư thu
được 6,72 lít khí SO2 (đktc). Tính m.
Phân tích đề bài – Hướng dẫn giải:
- Phân tích bài toán:
 Đây là bài toán cho 1 kim loại phản ứng với H2SO4 đặc nóng, tạo ra 1 sản phẩm
khử duy nhất. Trong những bài toán dạng này, ta chỉ cần biết 1 trong 4 dữ kiện
10


(lượng chất khử, lượng axit phản ứng, lượng sản phẩm khử hoặc lượng muối) thì
sẽ dễ dàng xác định được tất cả các dữ kiện còn lại.
 Bài toán này đã cho biết lượng SO 2 tạo thành, ta có thể dễ dàng tính được khối

lượng kim loại ban đầu phản ứng bằng phương pháp bảo toàn electron hoặc tính
theo phương trình hóa học
- Hướng dẫn giải chi tiết:
Ta có: nSO = 6,72/22,4 = 0,3 mol.
2

Cách 1: Tính theo phương trình hóa học
Ta có phương trình hóa học:
2Fe + 6H2SO4 đặc → Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O

Theo phương trình, ta có: nFe =

nSO = . 0,3 =0,2 mol.
2

Vậy: mFe = 0,2. 56 = 11,2 gam.
Cách 2: Áp dụng định luật bảo toàn electron
Ta có:
+3

0

F
e → Fe + 3e
+6

+4

S + 2e → S


Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng, ta được: ne nhường = ne nhận. Suy ra: 3nFe = 2 nSO2
n

Suy ra: nFe =

SO2

= . 0,3 = 0,2 mol. Vậy: mFe = 0,2 .56 = 11,2 gam

Ví dụ 2: Cho m gam hỗn hợp gồm Cu và Fe (trong đó Cu chiếm 60% về khối lượng)
tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc nóng. Sau phản ứng thu được 2,24 lít khí SO 2 (ở
đktc), dung dịch A và 0.75m gam kim loại. Xác định m.
Phân tích đề bài – Hướng dẫn giải:
- Phân tích đề bài:
 Giáo viên cần nhần mạnh cho học sinh: Điểm mấu chốt của bài toán này là:
0,75m gam kim loại còn dư sau phản ứng và Cu chiếm 60% về khối lượng trong
hỗn hợp ban đầu.
 Từ hai dữ kiện trên, có thể suy ra: Kim loại còn sau phản ứng gồm: Cu chưa
phản ứng và Fe dư. Vì vậy, dung dịch A chỉ chứa FeSO4 và H2SO4 dư.
 Sau đó, có thể áp dụng phương pháp bảo toàn electron hoặc tính theo phương
trình phản ứng để giải quyết bài toán.
11


- Hướng dẫn giải:
Theo bài ra, ta có: mCu = 0,6m gam; mFe = 0,4m gam; nSO2 = 2,24/22,4 = 0,1 mol

Sau phản ứng: Fe còn dư; Cu chưa phản ứng.
Khối lượng Fe đã phản ứng là: m – 0,75m = 0,25m (g)
Cách 1: Áp dụng định luật bảo toàn electron:

+2

0

Fe → Fe + 2e
+6

S
+

+4

2 →S
e

Áp dụng định luật bảo toàn electron: ne nhường = ne nhận. Suy ra: nFe = nSO = 0,1 mol.
2

Ta có: 0,25m = 0,1.56. Suy ra: m=22,4 gam
Cách 2: Tính theo phương trình hóa học:
Các phương trình hóa học xảy ra là:
2Fe + 6H2SO4 đặc → Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O (1)

Fe + Fe2(SO4)3 → 3FeSO4 (2)
Hay: Fe + 2H2SO4 đặc → FeSO4 + SO2 + H2O (3)

Theo phương trình (3), ta có: nFe = nSO2 = 0,1 mol.
Suy ra: 0,25m = 0,1.56. Suy ra: m=22,4 gam
Ví dụ 3: Hòa tan m gam hỗn hợp X gồm Fe và các oxit của sắt bằng dung dịch H 2SO4
đặc, nóng dư đến phản ứng hoàn toàn thu được 30 gam muối khan và 0,56 lít SO 2

(đktc). Giá trị của m là:
A. 11.6 gam

B. 12,4 gam

C. 10,8 gam

D. 14,2 gam

Phân tích đề bài – Hướng dẫn giải:


Tóm tắt đề bài: m gam (Fe+ FexOy) +H SO d,n→ 30 gam muối + 0,56 lít SO2
2

4

(đktc). m =?


Đây là bài toán hỗn hợp sắt và oxit của sắt phản ứng với axit sunfuric đặc nóng.



Đối với bài toán này, việc viết phương trình hóa học và giải theo phương trình
hóa học là rất khó khăn, vì vậy, ta nên áp dụng định luật bảo toàn electron để giải
quyết bài toán.




Tuy nhiên, thành phần của hỗn hợp X khá phức tạp và đề bài không cho cụ thể là
gồm những oxit nào, vì vậy cũng gây khó khăn trong quá trình giải.

12


 Điểm mấu chốt của bài toán này: hỗn hợp X gồm 2 thành phần chính là (Fe và
O). Khi đó, ta sử dụng phương pháp quy đổi, coi hỗn hợp X gồm Fe và O, giải
bài toán theo phương pháp bảo toàn electron, ta sẽ thu được kết quả của bài toán.
- Đáp số: A
Ví dụ 4: Để m gam Fe ngoài không khí sau một thời gian tạo thành 37,6 gam hỗn hợp
B

gồm Fe, FeO, Fe2O3, Fe3O4. Cho toàn bộ hỗn hợp B tác dụng với dung dịch H2SO4

đặc nóng (dư) thu được 3,36 lít khí SO2 (đktc). Giá trị của m là:
A. 56 gam

B. 50,6 gam

C. 50,4 gam

D. 28 gam

Đáp số: D
2.2.2.2. Xác định lượng axit sunfuric tham gia phản ứng (nồng độ mol/l; C%;
khối lượng;…)
Dựa vào định luật bảo toàn electron, ta rút ra được công thức tính nhanh lượng axit
sunfuric đặc phản ứng như sau:





=n

n
H 2 SO4

nH SO
2



4

nH SO
2

4

H2SO4

( môi trường)

( môi trường) = n
(chất oxi hóa) =

2−
SO


+n
H2SO4

(trong muối) =

(chất oxi hóa)

. ne trao đổi

4

nnguyên tố S trong sản phẩm khử

Cụ thể:
2-

+

2-

+

SO4 + 4H + 2e → SO2 + 2H2O
SO4 + 8H + 6e → S + 4H2O
SO4

2-

+


+ 10H + 8e → H2S + 4H2O
n
Suy ra: ∑ H 2 SO4 = 4ns + 2 nSO2 + 5 nH 2 S

(1)

Ví dụ 1: Xác định khối lượng tối thiểu dung dịch H2SO4 đặc 98% cần dùng để hòa tan
hoàn toàn Cu, tạo ra 4,48 lít khí có mùi sốc ở đktc.
Phân tích đề bài – Hướng dẫn giải:
 Bài toán một kim loại phản ứng với axit sunfuric đặc nóng, thu được một sản
phẩm khử duy nhất.
 Đã biết lượng sản phẩm khử tạo thành, ta có thể dễ dàng tính được lượng axit
cần dùng theo phương pháp bảo toàn electron; tính theo phương trình hóa học
hoặc dựa theo công thức tính (1)
- Đáp số: Cần tối thiểu 40 gam dung dịch H2SO4 đặc 98%
13


Ví dụ 2: Cho 45 gam hỗn hợp Zn và Cu tác dụng vừa đủ với dung dịch H2SO4 đặc
nóng 98% thu được 15,68 lít khí SO 2 (đktc). Tính khối lượng dung dịch H 2SO4 đã
dùng.
Phân tích đề bài – Hướng dẫn giải:
 Bài toán hỗn hợp kim loại phản ứng với axit sunfuric đặc, tạo ra một sản phẩm
khử duy nhất.
 Hỗn hợp gồm 2 chất; đã biết khối lượng hỗn hợp và lượng sản phẩm khử tạo
thành.
 Bài toán này giải giống như các bài toán hỗn hợp thông thường, có thể áp dụng
tính theo phương trình hóa học; bảo toàn electron hoặc áp dụng công thức tính
nhanh (1) để giải bài toán này.
- Đáp số: 140 gam

Ví dụ 3: Hòa tan hoàn toàn 12,9 gam hỗn hợp A gồm Zn và một kim loại M hóa trị II
vào dung dịch H2SO4 đặc thu được 4,144 lít hỗn hợp gồm SO 2 và H2S có tỉ khối so với
H2 bằng 31,595. Tính số mol axit H2SO4 đặc đã phản ứng
Đáp số: naxit = 0,385 gam
2.2.2.3. Xác định khối lượng muối tạo thành
Dựa vào định luật bảo toàn electron, ta rút ra được công thức tính nhanh lượng muối tạo
thành như sau:




mmuối = mkim loại phản ứng + mSO4 = mkim loại + 96. nH2SO4
mmuối = mkim loại + 96. . ne trao đổi
2 −

Suy ra: mmuối = mkim loại + 96.

. (6ns + 2 nSO + 8 nH S
2

)

( môi trường)

(2)

2

Ví dụ 1: Hòa tan hoàn toàn Mg trong H 2SO4 đặc, nóng, dư thu được 3,2 gam một chất
rắn màu vàng và dung dịch A. Cô cạn dung dịch A thu được bao nhiêu gam muối khan?

Phân tích đề bài – Hướng dẫn giải:
 Bài toán một kim loại phản ứng với axit sunfuric đặc nóng, thu được một sản
phẩm khử duy nhất.
 Đã biết lượng sản phẩm khử tạo thành, ta có thể dễ dàng tính được lượng muối
tạo thành theo phương trình hóa học hoặc phương pháp bảo toàn electron.
 Giáo viên nhấn mạnh: Chất rắn màu vàng tạo thành là: Lưu huỳnh (S)

14


- Hướng dẫn giải:
Phương trình hóa học: 3Mg + 4H2SO4 đặc → 3MgSO4 + S +4H2O

Ta có: nS = 3,2: 32 = 0,1 mol. Theo phương trình, ta thấy:
nmuối = 3ns = 3. 0,1 = 0,3 mol. Suy ra: mmuối = 0,3.120 = 36 gam
Ví dụ 2: Cho 15,82 gam hỗn hợp Al, Fe, Cu tác dụng hết với dung dịch H 2SO4 đặc
nóng thu được dung dịch A và 9,632 lít khí SO 2 ở đktc. Cô cạn dung dịch A sẽ thu được
bao nhiêu gam muối khan?
Phân tích đề bài – Hướng dẫn giải:


Đây là bài toán hỗn hợp kim loại phản ứng với axit sunfuric đặc nóng tạo ra 1
sản phẩm khử là SO2



Tuy nhiên, đây là hỗn hợp gồm có 3 chất mà đề bài chỉ cho 2 dữ kiện để tính
toán. Do đó, nếu làm theo cách viết phương trình hóa học thông thường thì sẽ
không giải quyết được bài toán.




Vì vây, ta nên áp dụng phương pháp bảo toàn electron kết hợp sử dụng các nhận
xét về mối liên hệ số mol các chất như trên hoặc áp dụng công thức tính nhanh
(2) để giải bài toán

Đáp số: Áp dụng công thức (2), ta dễ dàng tính được khối lượng muối:
mmuối = mkim loại phản ứng + mSO4

2 −

nSO42− (môi trường) = . ne trao đổi = nSO2 = 9,632/22,4 = 0,43 mol

mmuối = 15,82 + 0,43. 96 = 57,1 gam.

Ví dụ 3: Cho 18 gam kim loại M tác dụng với dung dịch H 2SO4 đặc nóng dư thu được
3,36 lít khí SO2 ở đktc; 6,4 gam S và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được bao
nhiêu gam muối khan?
Đáp số: nSO4

2−

(môi trường)=

nSO2 + 3nS = 0,15 + 3.0,2= 0,75mol

mmuối = mkim loại phản ứng + mSO4

2 −


= 18 + 0,75. 96= 90 gam

2.2.2.4. Xác định thành phần và định lượng sản phẩm khử tạo thành (sản phẩm khử;
số mol; thể tích; khối lượng; … )
Xét phương trình tổng quát:
Hỗn hợp kim loại:
(A, B, C) +H SO d,n→ A2(SO4)n + B2(SO4)m + C2(SO4)p + S
2

4

15

X

(SO2, S, H2S)


Áp dụng định luật bảo toàn eletron ta có:
n.nA + m.nB + p.nC = 8 nH S + 6nS + 2. nSO
2

(3)
2

Ví dụ 1: Cho 5,6 gam Fe phản ứng hoàn toàn với H2SO4 đặc nóng thu dư được khí X
có mùi sốc. Xác định thể tích của khí X (đktc)
Phân tích đề bài – Hướng dẫn giải



Bài toán một kim loại phản ứng với axit sunfuric đặc nóng, thu được một sản
phẩm khử duy nhất.



Đã biết khối lượng kim loại ban đầu, ta có thể dễ dàng tính được lượng muối tạo
thành theo phương trình hóa học; phương pháp bảo toàn electron hoặc công thức
tính nhanh (3)



Giáo viên nhấn mạnh: Chất khí mùi sốc tạo thành là: SO2

- Viết quá trình nhường – nhận electron.
- Tính được: nFe = 0,1 mol.
- Áp dụng định luật bảo toàn electron: 3.nFe = 2 nSO2 .
Suy ra: nSO2 = 3.0,1/2 = 0,15 (mol). Suy ra: VSO2 = 0,15 . 22,4 = 3,36 lít (đktc)
Ví dụ 2: Hòa tan 7,8 gam Zn trong H2SO4 đặc nóng dư thu được 0,448 lít hỗn hợp khí
A gồm SO2 và H2S ở đktc. Xác định phần trăm thể tích các khí trong A.
Phân tích đề bài – Hướng dẫn giải:
 Bài toán kim loại phản ứng với axit sunfuric đặc tạo hỗn hợp 2 sản phẩm khử.
 Bài toán này coi là dạng toán hỗn hợp, với 2 chất cần tìm và 2 dữ kiện đề bài đã
cho, ta có thể giải quyết dễ dàng bằng cách thiết lập hệ phương trình toán học.
 Để thiết lập được các phương trình toán học, ta có thể sử dụng phương pháp bảo
toàn electron hoặc tính theo phương trình hóa học
- Gọi: nSO2 = x (mol) ; nH2 S = y (mol)
- nhỗn hợp khí = 0,02 mol. Suy ra: x + y = 0,01 (*)
Áp dụng định luật bảo toàn electron, ta được:

2x + 8y = 2.7,8/65 = 0,24 (**)

Từ (*) và (**), ta giải ra được: x = y = 0,01 (mol)
Vậy: %VSO2 = %VH2 S = 50%
16


Ví dụ 3: Cho 2,52 gam hỗn hợp gồm Al và Mg trộn theo tỉ lệ mol là 2:3 tác dụng với
dung dịch H2SO4 đặc thì thu được muối sunfat và 0,03 mol một chất khử duy nhất chứa
lưu huỳnh. Xác định sản phẩm khử?
Phân tích đề bài – Hướng dẫn giải:
 Bài toán yêu cầu xác định sản phẩm khử khi đã biết số mol của sản phẩm khử và
số mol của hỗn hợp kim loại tham gia phản ứng.
 Xác định sản phẩm khử hay chính là xác định số oxi hóa của S sau phản ứng. Vì
vây, bài toán này chỉ có 1 ẩn là số oxi hóa của S sau phản ứng (ta gọi bằng x)
 Khi các dữ kiện còn lại đã biết, ta áp dụng định luật bảo toàn electron, thiết lập
phương trình toán học để tìm ra x ( chính là phương trình (3) )
 Lưu ý: trong bài toán này, học sinh không nên viết phương trình hóa học, vì ta
chưa xác định rõ sản phẩm khử, nên giải theo cách đó rất phức tạp.
- Gọi x là số oxi hoá của S trong chất khử thu được
- Ta có: nMg= 0,06 mol ; nAl = 0,04 mol .
- Áp dụng định luật bảo toàn electron (hoặc công thức (3) ), ta được:
0,06.2 + 0,04.3 = 0,03(6-x)
Suy ra: x = -2. Vậy chất khử là H2S
Ví dụ 4: Cho 9,6 gam Mg tác dụng hết với dung dịch H 2SO4 đặc thấy có 49 gam axit
phản ứng thu được muối, sản phẩm khử X và nước. Xác định X
Đáp số: X là: H2S
Ví dụ 5: Để khử hoàn toàn 3,04 gam hỗn hợp X gồm FeO, Fe 3O4, Fe2O3 cần 0,05 mol
H2. Mặt khác, hòa tan hoàn toàn 3,04 gam hỗn hợp X trong dung dịch H 2SO4 đặc thu
được V lít SO2 duy nhất. Tính V (đktc)
Phân tích đề bài – Hướng dẫn giải



Bài toán hỗn hợp oxit sắt tham gia phản ứng oxi hóa khử.



Điểm mấu chốt của bài toán: nO (hỗn hợp oxit) = nH 2



Đối với những bài toán hỗn hợp sắt và oxit của săt tác dụng với axit sunfuric đặc

phản ứng

nóng, ta thường sử dụng phương pháp quy đổi (coi hỗn hợp gồm Fe và O) để
giải quyết bài toán.. Sau bước quy đổi và xác định được số mol Fe và O, ta áp
dụng định luật bảo toàn electron để xác định thể tích khí tạo thành.
Đáp số: V = 0,224 lít (đktc)
17


3. Thiết kế một số dạng bài tập mới.
Hiện nay, bài tập về axit sunfuric chủ yếu là những bài tập tính toán rất phức tạp, sử
dụng nhiều kiến thức toán học và ít có yếu tố thực tiễn, gắn liền với đời sống, dễ dẫn
đến việc học sinh cảm thấy chán nản, không có hứng thú học tập. Vì vậy, việc thiết kế
các dạng bài tập mới, giúp học sinh rèn luyện được năng lực vận dụng kiến thức hóa
học vào thực tiễn; năng lực thí nghiệm; các bài tập có những hình ảnh thú vị, kích thích
thị giác, tăng hứng thú học tập cho học sinh là điều vô cùng cần thiết.
Sau đây là một số dạng bài tập mới về axit sunfuric đặc nóng mà tôi đã thiết kế, sưu
tầm và tổng hợp.
3.1. Dạng bài tập thí nghiệm

Ví dụ 1: Quan sát hình vẽ sau:

Hình vẽ trên biểu diễn thí nghiệm nào? Nêu và giải thích trình tự các thao tác của thí
nghiệm đó?
Hướng dẫn:
- Hình vẽ trên biểu diễn thí nghiệm pha loãng H2SO4 đặc.
- Nếu rót nước vào axit H2SO4 đặc, nước sôi đột ngột kéo theo những giọt axit bắn ra
xung quanh gây nguy hiểm. Vì vậy, muốn pha loãng axit sunfuric đặc, người ta phải rót
từ từ axit vào nước và khuấy nhẹ bằng đũa thủy tinh, tuyệt đối không làm ngược lại.
Ví dụ 2: Cho hình vẽ sau. Biết cân đang ở vị trí thăng bằng. Hỏi sau một thời gian cân
còn ở vị trí thăng bằng hay không? Vì sao?

18


Hướng dẫn: Axit sunfuric đặc có khả năng hút nước từ không khí nên làm cho cốc axit
nặng hơn, cân lệch khỏi vị trí cân bằng, nghiêng về phía cốc đựng axit.
Ví dụ 3: Quan sát hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế Clo trong phòng thí nghiệm và trả
lời câu hỏi:
1. Vai trò của H2SO4 trong thí nghiệm trên là gì?
2. Có thể đổi chỗ 2 bình đựng dung dịch NaCl và bình đựng H2SO4 đặc được không?

Hướng dẫn:
1. Vai trò của axit sunfuric đặc là làm khô khí clo. Vì axit sunfuric có khả năng hút ẩm.
2. Không thể đổi chỗ 2 bình đựng dung dịch NaCl và H2SO4 đặc do khi tinh chế khí,
nước phải được thu lại sau cùng. Nếu đổi chỗ 2 bình thì Clo thu được sẽ bị ướt.
3.2. Dạng bài tập hình ảnh
Ví dụ 1: Quan sát hình ảnh sau:

Trên đây là hình ảnh nạn nhân của một vụ tạt axit. Bằng những kiến thức và hiểu biết

của bản thân, em hãy cho biết:
1. Axit thường dùng trong những vụ tạt axit là loại axit nào? Nêu và giải thích hậu quả
của việc sử dụng loại axit đó.
2. Nêu các bước sơ cứu khi bị loại axit này tiếp xúc với cơ thể?
19


Hướng dẫn:
1. Trong những vụ tạt axit, người ta sử dụng axit sunfuric đặc. Do axit sunfuric đặc rất
háo nước sẽ nhanh chóng hút nước của các tế bào trong cơ thể, sụn, ngưng kết lõi
protein bên trong và phá hủy sụn hoàn toàn, gây biến dạng bộ phận tiếp xúc. Trong
trường hợp axit bắn vào mắt, miệng, nạn nhân có thể mất hoàn toàn đôi môi, mí mắt bị
đốt cháy hay biến dạng. Do tính chất oxy hóa mạnh nên khi tác động lên cơ thể, axit
phá hủy cấu trúc mô như da, mỡ, gân, cơ… gây hoại tử từ ngoài vào trong theo cơ chế
đông vón protein của cơ thể.
Nếu bị tạt axit đậm đặc vào phần đầu, axit có thể gây bỏng sâu, ăn mòn và phá hủy một
phần hộp sọ. Cùng với đó, tóc biến mất và phần da đầu chỗ đó không bao giờ mọc lại
nữa. Đối với tai, mũi, tiếp xúc với axit có thể gây ra điếc, mũi teo tóp, biến dạng, lỗ mũi
đóng kín hoàn toàn. Nguyên nhân là do lớp sụn ở tai, mũi có thành phần chính là nước,
protein và collagen.
2. Các bước sơ cứu khi bị dính axit sunfuric đặc:
- Khi axit sunfuric đặc còn lưu trên da, cần loại bỏ nguyên nhân gây bỏng bằng cách
rửa sạch hóa chất ra khỏi bề mặt da dưới vòi nước lạnh trong 15 phút trở lên. Chú ý khi
rửa dưới vòi nước cần giữ tư thế sao cho không để axit chảy vào các vùng khác của cơ
thể.
- Không cởi quần áo người bị bỏng vì như thế rất dễ gây lột da. Các vùng hoá chất hoặc
axit chỉ mới bám vào quần áo thì cần nhẹ nhàng cắt bỏ, không tiếp xúc bằng tay không.
- Che phủ vùng bị bỏng bằng băng gạc khô vô trùng hoặc quần áo sạch.
- Nhanh chóng đưa nạn nhân đến bệnh viện hoặc gọi cấp cứu ngay.
Ví dụ 2: Quan sát hình ảnh sau:


Ảnh: Vết thương do bị bỏng nước thông cống của anh Đỗ Thanh Dũng
(Nguồn: Dân trí)
20


Theo Báo Dân trí, số ra ngày 11/07/2016 đưa tin:
“Do ống xả nước gia đình bị nghẹt, ông Đỗ Thanh Dũng (quận Bình Thạnh, TP.HCM)
ra tiệm mua một chai nước thông cống. Thực hiện theo hướng dẫn, ông Dũng đem chai
hóa chất đổ xuống đường ống nước xả bị nghẹt. “Bất ngờ tôi nghe một tiếng nổ lớn,
tiếp đó một “cột nước” cao khoảng 1, 2 m phụt lên” - ông Dũng kể. Mặc dù đã kịp thời
né sang một bên nhưng chân phải ông Dũng vẫn bị “nước” thông cống bắn vào làm da
bị cháy lốm đốm, bỏng rát.”
Link bài báo:

/>
cong-2016071109281793.htm
Bằng những kiến thức Hóa học, em hãy dự đoán nguyên nhân gây bỏng của anh Dũng
và nêu những bước tiến hành sơ cứu khi bị bỏng trong những tình huống như trên.
Hướng dẫn: Do trong các loại nước thông cống cực mạnh có chứa đến 50% là axit
sunfuric đặc. Khi đổ trực tiếp axit này xuống nước với một lượng lớn sẽ gây ra hiện
tượng như trên và gây bỏng nặng ( Hậu quả và biện pháp sơ cứu tham khảo ví dụ 1)
3.3. Dạng bài tập tình huống
Ví dụ 1: Tối nay, mẹ giao cho An nhiệm vụ nấu ăn và rửa bát. Tuy nhiên, vào 19h30 tối
nay, Đội tuyển bóng đá Việt Nam sẽ đá trận chung kết lượt về giải AFF Cup mà An rất
muốn xem. Vì vậy, để vừa hoàn thành việc mẹ giao, vừa được xem bóng đá, An đã
quyết định sau khi nấu ăn xong sẽ rửa trước luôn xoong, nồi và dụng cụ nấu bếp. Tuy
nhiên, chảo dầu ăn vừa mới rán gà xong nên rất nóng, lại còn dầu ăn thừa trong đó nên
chưa rửa luôn được. Để chảo dầu ăn mau nguội, An lấy nước lạnh đổ trực tiếp vào chảo
dầu ăn. Việc làm này đã khiến dầu ăn và nước bắn lên, làm An bị một vài vết bỏng nhẹ.

An nghĩ: “Mình thật bất cẩn. Việc làm này cũng giống như đổ nước vào axit sunfuric
đặc nóng vậy. Thật là nguy hiểm!”
Theo em, suy nghĩ của An có đúng không? Giải thích?
Gợi ý: Suy nghĩ của An là đúng. Vì: Khi đổ nước lạnh vào chảo dầu ăn đang nóng, dầu
ăn và nước bị bắn ra ngoài do: nhiệt độ sôi của nước nhỏ hơn dầu ăn. Khi dầu đang sôi,
ta đổ nước lạnh vào thì nước sẽ bị sôi đột ngột kéo theo những giọt dầu ăn bắn ra ngoài.
Việc đổ nước vào axit sunfuric đặc cũng vậy. Nếu rót nước vào axit H 2SO4 đặc, nước
sôi đột ngột kéo theo những giọt axit bắn ra xung quanh gây nguy hiểm.
Ví dụ 2: Hôm nay, trên đường đi học về, Huy gặp một chiếc xe ô tô chở những thùng
bằng sắt rất to, có ghi bên ngoài là axit sunfuric đặc. Huy thấy rất thắc mắc, vì tại sao
21


Sắt có phản ứng với axit sunfuric, mà người ta lại có thể dùng thùng sắt để đựng loại
axit này? Nếu dùng như thế chẳng may axit làm thùng sắt bị thủng, sau đó axit bị chảy
ra ngoài thì sẽ nguy hiểm cho mọi người lắm! Huy quyết định hôm sau đến sẽ hỏi ngay
cô giáo dạy Hóa về vấn đề này.
Nếu em là cô giáo của Huy, em sẽ giải thích cho Huy thế nào về điều này?
Gợi ý: Sắt có thể phản ứng với axit sunfuric đặc nóng, tuy nhiên, sắt lại bị thụ động hóa
bởi axit sunfuric đặc nguội. Vì vậy người ta mới có thể sử dụng những thùng làm bằng
sắt để bảo quản và vận chuyển axit sunfuric đặc ở điều kiện thường mà không sợ làm
hỏng thùng.
Ví dụ 3: Nam được xem một đoạn phim tư liệu về quá trình sản xuất và phân phối axit
sunfuric đặc. Trong đoạn tư liệu có một chi tiết làm Nam rất thắc mắc, đó là: sau khi
tháo axit sunfuric đặc ra khỏi các toa thùng bằng thép, những người công nhân phải
chốt ngay vòi lại. Người thuyết minh của đoạn tư liệu nói rằng, những người công nhân
làm như thế để bảo vệ thùng chứa. Nếu không đóng lại ngay, thùng chứa sẽ nhanh
chóng bị hỏng và không thể sử dụng được nữa.
Bằng những kiến thức hóa học đã biết về axit sunfuric đặc, em hãy giúp Nam giải thích
chi tiết trên.

Gợi ý: Axit sunfuric đặc có khả năng hút nước. Vì vậy, nếu không chốt vòi lại ngay,
không khí sẽ tràn vào trong thùng, axit sunfuric đặc hút hơi nước trong không khí và
làm cho lượng axit còn lại trong thùng bị loãng ra. Axit sunfuric loãng có khả năng
phản ứng với sắt, vì vậy sẽ nhanh làm hỏng thùng chứa.
4. Thiết kế bài giảng
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
CHUYÊN ĐỀ: BÀI TẬP HÓA HỌC VỀ AXIT SUNFURIC ĐẶC
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
- Nêu được các tính chất vật lý và tính chất hóa học đặc trưng của axit sunfuric đặc:
tính oxi hóa mạnh và tính háo nước.
- Liệt kê được các ứng dụng của axit sunfuric trong thực tế.
- Giải thích được nguyên nhân và tác hại của việc bỏng axit sunfuric đặc
2. Về kĩ năng
- Viết và cân bằng các phương trình hóa học biểu diễn tính chất của axit sunfuric đặc.
22


- Vận dụng các kiến thức hóa học về axit sunfuric đặc giải quyết được các tình huống
thực tiễn: cách sơ cứu người bị bỏng axit, bảo quản dụng cụ chứa axit sunfuric đặc.
- Thao tác được chính xác khi làm thí nghiệm pha loãng axit sunfuric đặc.
3. Về thái độ:
- Nghiêm túc, cẩn thận khi làm các thí nghiệm với axit sunfuric đặc.
- Hạn chế sử dụng các loại hóa chất nguy hiểm tại gia đình như: chất thông tắc bồn cầu,
nhà vệ sinh, cống rãnh thoát nước,…
- Có ý thức tuyên truyền, cảnh báo, ngăn cản hành vi tạt axit.
4. Phát triển năng lực
- Góp phần phát triển năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn và năng lực
thực nghiệm hóa học cho học sinh
II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên
- Giấy A0, nam châm.
- Tranh ảnh, phiếu học tập
- Nội dung bài học bằng powerpoint
2. Học sinh
- Sách giáo khoa
- Vở ghi
- Bút dạ màu.
III. PHƢƠNG PHÁP – KĨ THUẬT DẠY
HỌC - Dạy học theo nhóm.
- Dạy học tình huống.
IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Nội dung

Hoạt động 1: Khởi động (5 phút)
- Ổn định lớp

- Ví dụ 1,2 – Mục 3.1: Dạng bài

- Giới thiệu bài dạy

tập thí nghiệm

- Lần lượt đưa ra 2 hình ảnh,

- Quan sát hình ảnh, trả lời


nêu câu hỏi.

câu hỏi của giáo viên

- Đưa ra nhận xét và kết luận

- Ghi chép kiến thức vào

sau mỗi bức ảnh

vở.
23


Hoạt động 2: Vƣợt chƣớng ngại vật (10 phút)
- Chia lớp thành 2 nhóm.

- Ví dụ 1,2 – Mục 3.2: Dạng

- Đưa ra 2 hình ảnh và đoạn - Phối hợp với các thành

bài tập hình ảnh

thông tin, tương ứng với 2 viên trong nhóm để hoàn
nhiệm vụ, yêu cầu học sinh thành nhiệm vụ.
hoạt động nhóm, mỗi nhóm xử
lý 1 nhiệm vụ trong thời gian
10 phút, trình bày trên giấy A0
- Quan sát, hướng dẫn các

nhóm trong quá trình làm việc
nhóm
- Yêu cầu các nhóm dán sản - Quan sát, lắng nghe để
phẩm trên bảng, trình bày và nhận xét bài nhóm bạn.
nhận xét chéo nhau.
- Nhận xét, kết luận. Đặc biệt

- Ghi chú những điểm cần

chú ý đến các bước sơ cứu khi

lưu ý vào vở

bị bỏng axit sunfuric đặc.

Hoạt động 3: Tăng tốc (10 phút)
- Đưa ra 2 chuối biến hóa cho

- Phân công các thành viên Các chuỗi phản ứng:

2 nhóm. Các nhóm hoàn thành của nhóm lên tham gia trò
chuỗi phản ứng bằng hình thức chơi.

CuS → SO2
1.

tiếp sức. Mỗi nhóm cử 1 số

FeS → H2S → S → SO2 →


SO3→ H2SO4 → SO2 → S

thành viên (bằng số phản ứng

2.

trong chuỗi của nhóm mình)

FeS2→SO2→SO3→H2SO4

→ SO2 → S → FeS → H2S

lên tham gia. Thời gian tối đa

→SO2 → S

để hoàn thành chuỗi phản ứng
là 6 phút
- Yêu cầu các bạn còn lại
không tham gia trò chơi hoàn
thành chuỗi của nhóm ra giấy - Các thành viên còn lại
để cuối giờ thu chấm điểm. hoàn thành nhiệm vụ
Thành viên nhóm nào không nhóm tại chỗ.
hoàn thành thì nhóm đó bị trừ
điểm.
- Nhận xét, kết luận.
24



×