Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Phân tích môi trường ngành của công ty xuất nhập khẩu thủy sản Mỹ Bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (137.43 KB, 7 trang )

I - Giới
thiệuTÍCH
sơ nét MÔI
về công
ty TNHH Thương
MạiCỦA
- XuấtCÔNG
Nhập
PHÂN
TRƯỜNG
NGÀNH
Khẩu
MỹTNHH
Bình THƯƠNG MẠI – XUẤT NHẬP KHẨU
TY
-Tên doanh nghiệp: Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Thương Mại –Xuất Nhập Khẩu Mỹ Bình
-Tên giao dịch: Công ty thuốc Thú y Thủy sản Mỹ Bình
-Tên tiếng Anh: MY BINH EXPORT – IMPORT TRADING LIMITED COMPANY
-Tên viết tắt: MBC
-Logo:
-Tổng Giám đốc: Nguyễn Văn Bình
-Khẩu hiệu: Không ngừng vươn xa – Nâng tầm công nghệ
-Giấy phép kinh doanh: GPKD số 1800915495 do Sở KH và ĐT TP Cần Thơ cấp ngày
17/4/2009
-Trụ sở chính: 49/11B, Trần Hoàng Na, Phường Hưng Lợi, Quận Ninh Kiều, Thành Phố Cần
Thơ.
-Nhà máy sản xuất: 28T, Nguyễn Văn Quy, P. Phú Thứ, Q. Cái Răng, TP. Cần Thơ
-Số điện thoại: 02922.468.039
-Số Fax: 02922. 468.035
-Hotline: 0907 546 783
-Website:


-Email: , ,

MỸ BÌNH

Công ty TNHH Thương mại - Xuất nhập khẩu MỸ BÌNH (gọi tắt là MBC) được thành lập năm
2009 tại Thành phố Cần Thơ với ngành nghề kinh doanh chính là sản xuất, kinh doanh, xuất
nhập khẩu thuốc thủy sản, men vi sinh, chế phẩm sinh học, nuôi tôm siêu thâm canh và xuất
khẩu tôm đông lạnh,… đi đôi với việc xây dựng các giải pháp, quy trình nuôi tôm, cá…theo
công nghệ tiên tiến, sạch bệnh phục vụ cho ngành công nghiệp nuôi trồng thủy sản, đồng thời mở
rộng các khu nuôi theo công nghệ hiện đại đẩy mạnh ngành công nghiệp mũi nhọn của Việt Nam
ngày càng phát triển và tiến xa hơn.

II – Môi trường ngành của công ty TNHH Thương mại – Xuất nhập
khẩu Mỹ Bình


1. Đối thủ cạnh tranh trong ngành
Định nghĩa: Đối thủ cạnh tranh trong ngành là cạnh tranh giữa các đối thủ đang hoạt động
trong cùng một ngành nghề trên cùng khu vực thị trường.

i) Tốc độ tăng trưởng của ngành
Sản xuất thủy sản quý I/2020 gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch tả lợn châu Phi; hạn
hán, xâm nhập mặn tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long; dịch cúm gia cầm có nguy cơ bùng phát
và dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, tác động tiêu cực tới hoạt động sản xuất, xuất nhập khẩu
sản phẩm nông sản. Sản xuất thủy sản quý I/2020 tăng 2,79%, thấp hơn mức tăng 4,96% và
5,42% của cùng kỳ các năm 2018 và 2019. (theo Tổng Cục Thống Kê)
Trị giá xuất khẩu thủy sản trong tháng 2/2020 là 501 triệu USD, tăng nhẹ 1,9% so với tháng
trước, đưa trị giá xuất khẩu nhóm hàng này trong 2 tháng đầu năm nay đạt 989 triệu USD, giảm
10,7% so với cùng thời gian năm 2019. Hàng thủy sản trong 2 tháng tính từ đầu năm chủ yếu
được xuất khẩu sang thị trường: Nhật Bản: 185 triệu USD, tăng 2,7%; Hoa Kỳ: 180 triệu USD,

tăng nhẹ 0,8%; EU với 150 triệu USD, giảm 9,3%… so với một năm trước đó. (theo Cục Hải
Quan Việt Nam)
Ngành xuất khẩu đang là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam, từ đó những
ngành có liên quan như: sản xuất thuốc sinh học, nuôi trồng và chế biến thuỷ hải sản... cũng phát
triển theo. Điều đó đồng nghĩa với việc sự cạnh tranh trong ngành này càng lớn.

ii) Cơ cấu cạnh tranh của ngành
Các công ty xuất nhập khẩu thủy sản lớn nhất Việt Nam có thể kể đến:
1.Tập đoàn thủy sản Minh Phú
 Minh Phú là tập đoàn thuỷ sản số 1 Việt Nam và hàng đầu trên thế giới.
 Sản phẩm của tập đoàn hiện đang có mặt tại hơn 50 quốc gia và vùng lãnh thổ, với doanh
thu trên 10,000 tỷ VNĐ mỗi năm. Hiện tại, Minh Phú có tổng cộng 10 công ty thành
viên, bao gồm 4 nhà máy chế biến tôm và 8 công ty trực thuộc tập đoàn. Mỗi thành viên
là một mắt xích quan trọng trong toàn bộ chuỗi giá trị sản xuất tôm của Minh Phú.


2. Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang-AGIFISH
 Công ty chế biến- xuất khẩu thủy sản Agifish cung cấp trên cả nước qua mạng lưới đại lý
của công ty và các hệ thống phân phối của Saigon Coopmart, BigC, Metro Cash & Carry,
… Sản phẩm cá tra, cá basa Việt Nam đạt tiêu chuẩn quốc tế về một toàn vệ sinh thực
phẩm, với giá cả hợp lý, góp phần tạo be uy tính của sản phẩm thủy sản Việt Nam trên thị
trường thế giới như: Mỹ, Châu Úc, Châu Á, Châu Âu, Trung Đông, Nam Mỹ, Đông Âu
và Nga.
 Địa chỉ: 1234, Trần Hưng Đạo, Bình Đức, Long Xuyên, An Giang
3. Công Ty Cổ Phần Chế Biến Hàng Xuất Khẩu Cầu Tre
 Thành lập năm 1982, công ty chế biến- xuất khẩu thủy sản Cầu Tre có diện tích
80.000m2 trong đó hơn 30.000m2 là xưởng sản xuất có nhiều trang thiết bị hiện đại. Sản
phẩm của công ty đa dạng, phong phú, chế biến từ nguyên liệu thủy hải sản và nông sản
được tiêu thụ trên toàn quốc thông qua các hệ thống siêu thị và đại lý phân phối. Ngoài ra
sản phẩm của Cầu Tre xuất khẩu đi qua nhiều nước trên thế giới như: Nhật Bản, Hàn

Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Đức, Ý, Thụy Sĩ, Hà Lan, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Mỹ,
Canada,…
 Địa chỉ: 125/208 Lương Thế Vinh, P.Tân Thới Hòa, Q.Tân Phú, TP.Hồ Chí Minh
Cạnh tranh trên thị trường diễn ra gay gắt. Ngoài các đối thủ cạnh tranh trong nước còn phải chịu
sự cạnh tranh từ các doanh nghiệp đến từ các nước láng giềng như Trung Quốc, Thái Lan,
Indonesia, Ấn Độ có xu hướng hạ giá bán sản phẩm tôm. Bangladesh bắt đầu thúc đẩy sản xuất
tôm thẻ chân trắng... tạo áp lực lên mặt hàng tôm xuất khẩu của nước ta. Bên cạnh đó, cũng phải
đối mặt với sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các nước phát triển khác như Hoa Kỳ, Canada.

iii) Cấu trúc ngành
Ngành thủy sản Việt Nam là ngành phân tán do có nhiều công ty có quy mô lớn như Tập đoàn
Minh Phú, công ty thủy sản An Giang, công ty thủy sản Năm Căn,... và nhiều công ty nhỏ như
công ty UV, công ty thủy sản Minh Cường... nhưng các công ty có thị phần lớn vẫn không có đủ
sức chi phối ngành mà ngày càng chịu sự cạnh tranh mạnh mẽ đến từ các doanh nghiệp nước
ngoài.

iv) Rào cản rút lui
-

-

Rào cản về công nghệ, vốn đầu tư: chi phí đầu tư ban đầu của ngành rất cao, do đó khi một
công ty muốn rút lui khỏi thị trường thì sẽ gặp khó khăn trong việc thu hồi vốn đầu tư như
thiết bị, máy móc...
Ràng buộc với người lao động: các hợp đồng lao động dài hạn,..
Ràng buộc với chính phủ, các tổ chức có liên quan.

 Từ những yếu tố trên, ta có thể thấy đối thủ cạnh tranh trực tiếp tạo áp lực rất lớn đối với các
ngành chế biến và xuất khẩu thủy hải sản Việt Nam. Các công ty trong nước không những cạnh
tranh với nhau mà còn phải cạnh tranh với các đối thủ nước ngoài.



2. Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn
 Định nghĩa: Đối thủ cạnh tranh tìm ẩn là những tổ chức hiện tại chưa phải là đối thủ cạnh
tranh nhưng trong tương lai có thể họ sẽ gia nhập ngành và trở thành đối thủ cạnh tranh.

i) Sức hấp dẫn của ngành
- Ngành xuất khẩu thủy sản hiện đang là ngành có tỷ suất sinh lợi và tốc độ tăng trưởng cao. Tốc
độ ngừng tăng trưởng, đạt mức bình quân là 10.5%/năm, giá trị tăng 20,1%/năm.
- Thói quen của hầu hết người dân Việt Nam là sử dụng các sản phẩm thủy sản tươi sống. Tuy
nhiên theo thời gian thì nhu cầu trong tiêu thụ các sản phẩm thủy sản đã qua chế biến ngày càng
tăng cao.
- Theo khảo sát của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), giá trị tiêu thụ
sản phẩm thủy hải sản của người tiêu dùng trong nước lên đến 22.000 tỷ đồng/năm (tương đương
1 tỷ USD) và mức tiêu thụ bình quân của người Việt Nam ước khoảng 35kg thủy hải sản/năm.
Dự báo mức tiêu thụ này sẽ tăng đến 44kg/người/năm từ năm 2020 trở đi.

ii) Những rào cản gia nhập ngành








Kỹ thuật: công đoạn quản trị chất lượng thủy sản đầu và và đầu ra hết sức quan trọng vì
nó ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và sự tin tưởng của khách hàng.
Vốn: vốn đầu tư ban đầu rất lớn như nhà máy, máy móc, thiết bị, dây chuyền chế biến
thủy sản...

Chi phí gia nhập ngành: Cần sản lượng rất lớn để có thể cung cấp cho nhà sản xuất chế
biến hoặc xuất khẩu, đòi hỏi chi phí rất cao để đầu tư. Từ đó, cho thấy chi phí gia nhập
ngành là một rào cản rất lớn để tham gia vào ngành thủy hải sản => áp lực thấp
Quy mô của ngành: ngành sản xuất thuốc sinh học hay nuôi trồng thủy hải sản là một
ngành có quy mô lớn, mang tính xuất khẩu khá cao. Vì thế, yêu cầu về nguồn cung là rất
lớn, không thích hợp cho những doanh nghiệp, nhà cung ứng nhỏ => áp lực thấp
Nguồn nhân lực cho ngành: hiện tại nguồn nhân lực cho ngành khá dồi dàu tuy nhiên chất
lượng nguồn nhân lực chưa cao đó là một rào cản không hề nhỏ đối với các công ty muốn
gia nhập ngành.

 Ngành xuất khẩu thủy sản hiện nay có tiềm năng phát triển rất lớn. Tuy nhiên, các rào cản của
ngành cũng không nhỏ đối với các công ty đặc biệt là về vốn và kỹ thuật chế biến. Ở thời điểm
hiện tại thì áp lực về đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn là tương đối thấp. Trong tương lai công ty Mỹ
Bình sẽ phải đối mặt với nhiều đối thủ mới trong nước và cũng có thể đến từ nước ngoài với
nguồn vốn và kĩ thuật cao. Do đó áp lực cạnh tranh trong ngành cũng tăng lên.

3. Nhà cung ứng
 Định nghĩa: Nhà cung cấp hiểu theo cách đơn giản có thể là tổ chức hoặc cá nhân, tham gia
cung ứng hàng hóa hoặc dịch vụ trên thị trường.


Sức mạnh mặc cả của nhà cung cấp thủy sản như tôm, cá... trong nước hạn chế. Xét về quy mô
ngành nuôi trồng thủy sản, đa số thủy sản được nuôi tại các hộ gia đình, chỉ có số ít được nuôi tại
các trang trại quy mô lớn. Điều này cho thấy người dân nuôi thủy sản tự phát, dẫn đến việc
không đảm bảo số lượng và chất lượng từ đó làm giảm khả năng thương lượng của các nhà cung
cấp. Việc thiếu kinh nghiệm quản lý, diện tích nuôi trồng nhỏ, tỷ lệ rối loạn sinh sản và mắc bệnh
của tôm, cá còn ở mức cao…khiến người nông dân rất bất lợi. Do đó, các công ty xuất khẩu thủy
sản trong nước nắm thế chủ động trong việc thương lượng giá thu mua thủy sản.
Để giảm đe dọa khi các nhà cung ứng có thể thúc ép nâng giá đối hoặc phải giảm yêu cầu chất
lượng đầu vào thì công ty Mỹ Bình đã tự chủ nguồn cung của mình hơn bằng cách phát triển

thêm hai vùng nuôi tôm sạch với quy mô hơn 50 hecta và không ngừng mở rộng. Con tôm luôn
được áp dụng triệt để theo công nghệ nuôi tôm tiên tiến bằng vi sinh, không sử dụng kháng sinh,
hóa chất độc hại,... trong suốt quá trình nuôi. Bằng cách chuyển giao công nghệ, công ty đã và
đang cung cấp ngàn tấn tôm thành phẩm chất lượng cao mỗi năm, đảm bảo 100% nguồn tôm
sạch, đáp ứng yêu cầu khắt khe của thị trường trong và ngoài nước.
 Nhà cung ứng đa số là các hộ dân nhỏ lẽ nên sức ép mà họ gây ra cho các công ty tương đối
nhỏ. Nhà cung ứng nhỏ lẽ cũng gây hạn chế trong việc đảm bảo chất lượng đầu vào và số lượng
cho các công ty.

4. Khách hàng
 Định nghĩa: khách hàng là người mua sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp.

 Áp lực từ khách hàng lẻ:
Dân số phát triển nhanh khiến nhu cầu về thủy sản cũng tăng. Hiện nay thị trường Nhật Bản, Hoa
Kỳ, EU có doanh thu tiêu thụ thủy sản rất lớn. Riêng Việt Nam với dân số hơn 97 triệu dân cũng
là một thị trường đầy tiềm năng của ngành thủy sản. Tuy nhiên trong điều kiện hiện nay thu nhập
người dân tăng, mức sống được cải thiện, họ quan tâm nhiều hơn đến vấn đề sức khỏe do đó
khách hàng đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng sản phẩm cũng như mẫu mã, chũng loại.

 Áp lực từ các nhà phân phối:
Muốn đưa sản phẩm đến ta người tiêu dùng thì phải qua các kênh phân phối nên các công ty
cũng chịu áp lực từ các nhà phân phối. Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam, việc
đưa các sản phẩm vào hệ thống phân phối của các siêu thị luôn gặp phải khó khăn và trở ngại vì
các áp lực về giá và chất lượng. Hầu hết các sản phẩm của Việt Nam rất khó xâm nhập vào các
thị trường lớn như Mỹ ,EU nếu không qua hệ thống phân phối. Chính vì vậy chúng ta đã được
lắng nghe những câu chuyện về việc sản phẩm thủy sản sản xuất ở Việt Nam bán cho nhà phân
phối với giá thấp còn người dân Việt Nam khi mua hàng ở nước ngoài thì phải chịu những cái giá
cắt cổ so với sản phẩm cùng chủng loại ở trong nước.
 Cả hai nhóm đều gây áp lực với doanh nghiệp về giá cả, chất lượng sản phẩm, dịch vụ đi kèm
và chính họ là người điểu khiển cạnh tranh trong ngành thông qua quyết định mua hàng.



5. Sản phẩm thay thế
 Định nghĩa: Hàng hóa thay thế (hay còn gọi là sản phẩm thay thế) là hàng hóa có thể thay thế
các loại hàng hóa khác tương đương về công dụng (hoặc tiêu thụ) khi có các điều kiện thay
đổi. Hàng hóa thay thế có thể có chất lượng tốt hơn hoặc thấp hơn mặt hàng nó thay thế và đa số
có mức giá rẻ hơn.
 Thủy sản là thực phẩm bổ sung chất dinh dưỡng cho con người. Thủy hải sản còn là nguồn
dinh dưỡng lớn đối với sức khỏe người dân, giàu vitamin, chứa nhiều khoáng chất tự nhiên…
nThay vì sử dụng các thực phẩm thủy sản thì có thể dùng thịt gà, thịt vịt, thịt heo, bò,... để thay
thế tôm, cá. Tuy nhiên do hương vị mang tính chất đặc trưng, thành phần dinh dưỡng khác biệt
nên thủy sản vẫn là sự lựa chọn của nhiều khách hàng.
 Các sản phẩm thuốc thủy sản, men vi sinh có thể bị cạch tranh bởi các thảo dược, thảo mộc
thay thế trong việc kích thích sự tăng trưởng của tôm. Các loại thảo mộc hoạt động như một chất
kích thích tăng trưởng và miễn dịch, kháng khuẩn, chống nấm. Đã có một số sản phẩm thương
mại trên thế giới được sản xuất từ các thảo mộc như stressol I và stressol II giúp làm giàu lượng
Artemia nauplii, giúp tôm thẻ cỡ PL10 tăng tốc độ tăng trưởng, giảm stress đáng kể. Trên thị
trường các sản phẩm từ tự nhiên như cây xương cá, hoa móc tai, anh thảo, ngải cứu, cây kim
ngân, cây me rừng, lá hương nhu… đang dần thay thế các thuốc thủy sản hóa học. Các sản phẩm
thay thế có tác động không nhỏ đến việc kinh doanh của các công ty.
 Do tính chất đặc trưng của sản phẩm nên áp lực từ sản phẩm thay thế cũng không cao. Các
doanh nghiệp vẫn có khả năng cao trong việc cạnh tranh với các sản phẩm thay thế.

III – KẾT LUẬN
1) Ngành nuôi trồng sản xuất và chế biến, xuất khẩu thủy hải sản là ngành rất hấp dẫn với thị
trường hiện nay, kéo theo những chế phẩm sinh học cũng là một ngành rất hấp dẫn vì đó là
điều kiện tiên quyết quyết định đến năng suất cũng như chất lượng sản phẩm. Mặc dù là
ngành đầy tiềm năng phát triển nhưng những rào cản gia nhập ngành cũng rất lớn đối doanh
nghiệp muốn gia nhập. Sự cạnh tranh trong ngành cũng rất khóc liệt giữa các công ty trong
và ngoài nước.

2) Bất kì yếu tố nào cũng tạo nên áp lực cho ngành, tuy nhiên thì cũng có yếu tố tố gấy áp lực
cao và ngược lại, có thể đánh giá một cách sơ bộ đối với ngành thủy hải sản như sau:


ÁP LỰC CAO:

+ Đối thủ cạnh tranh trong ngành
+ Áp lực từ đối thủ tiềm ẩn
+ Áp lực từ khách hàng


ÁP LỰC THẤP:

+ Áp lực từ nhà cung ứng
+ Áp lực từ sản phẩm thay thế
3) Thách thức:


-

Cạnh tranh giữa các đối thủ trong và ngoài nước gay gắt.

-

Ngành thu hút nhiều đối thủ tiềm ẩn gia nhập ngành.

-

Nhà cung ứng nhỏ lẽ không ổn định nên chất lượng đầu vào và sản lượng cũng không
đảm bảo.


-

Thu nhập tăng, mức sống cải thiện kéo theo yêu cầu về chất lượng, mẫu mã sản phẩm
cũng tăng. Đòi hỏi các doanh nghiệp phải năng cao chất lượng và đa dạng hóa mẫu
mã.

-

Nhà phân phối cũng đem đến áp lực về giá và chất lượng đối với các doanh nghiệp
đang hoạt động trong ngành.



×