Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Lý luận về tiền công của C.Mác và liên hệ với tiền công trong các doanh nghiệp tư nhân ở Việt Nam hiện nay Bài tập lớn bài tập học kì Triết 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (244.41 KB, 15 trang )

BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
------

BÀI TẬP LỚN HỌC KỲ
BỘ MÔN NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN
CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN 2

Đề số 2:

Lý luận về tiền công của C.Mác và liên hệ với tiền công trong các doanh
nghiệp tư nhân ở Việt Nam hiện nay.

HÀ NỘI – 2019

MỤC LỤC



MỞ ĐẦU
Nhìn chung, tiền lương là khoản tiền mà người lao động nhận được
khi họ hoàn thành một công việc nào đó mà công việc đó không bị pháp luật
nghiêm cấm tiền lương danh nghĩa là số lượng tiền tệ mà người lao động
nhận được khi họ hoàn thành một số lượng công việc nhất định. Bất cứ một
doanh nghiệp nào cũng mong muốn có được một nguồn nhân lực chất lượng
cao để tăng khả năng cạnh tranh và thích ứng với sự thay đổi của môi
trường. Thu hút được những người tài năng về làm việc cho tổ chức luôn là
một mục tiêu hàng đầu trong chính sách nhân sự của các tổ chức. Để thực
hiện mục tiêu này tiền lương tuy chưa phải là yếu tố quyết định song nó
luôn là yếu tố quan trọng hàng đầu giúp doanh nghiệp thực hiện mục tiêu
của mình. Tiền lương là yếu tố cơ bản để quyết định thu nhập tăng hay giảm


của người lao động, mức sống vật chất của người lao động làm công ăn
lương trong doanh nghiệp. Mặt khác, tiền lương là một trong những chi phí
của doanh nghiệp hơn nữa lại là chi phí chiếm tỉ lệ đáng kể. Tiền lương
được quy định một cách đúng đắn, là yếu tố kích thích sản xuất mạnh mẽ,
kích thích người lao động ra sức sản xuất và làm việc, nâng cao trình độ tay
nghề, cải tiến kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất lao động.
Sau đây em xin chọn đề 2 trong bộ đề bài tập lớn bộ môn Những
nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin để giải quyết và phân tích.

3


NỘI DUNG
I.
LÝ LUẬN VỀ TIỀN CÔNG CỦA CÁC MÁC
1. Bản chất kinh tế của tiền công

Biểu hiện bề ngoài của đời sống xã hội tư bản, công nhân làm việc cho nhà
tư bản một thời gian nhất định, sản xuất ra một lượng hàng hóa hay hoàn thành
một số công việc nào đó thì nhà tư bản trả cho công nhân một số tiền nhất định gọi
là tiền công. Sự thật thì tiền công không phải là giá trị hay giá cả của lao động, vì
lao động không phải là hàng hóa. Sở dĩ như vậy là vì:
• Nếu lao động là hàng hóa, thì nó phải có trước, phải được vật hóa trong một

hình thức cụ thể nào đó. Nếu người lao động có tư liệu sản xuất, thì họ sẽ bán
hàng hóa do mình sản xuất ra, chứ không bán “lao động”.
• Việc thừa nhận lao động là hàng hóa đẫn tới một trong hai mâu thuẫn về lý luận
sau đây:
o Thứ nhất, nếu lao động là hàng hóa và nó được trao đổi ngang giá, thì nhà
tư bản không thu được lợi nhuận (giá trị thặng dư); điều này phủ nhận sự

tồn tại thực tế của quy luật giá trị thặng dư trong chủ nghĩa tư bản.
o Thứ hai, còn nếu “hàng hóa lao động” được trao đổi không ngang giá để có
giá trị thặng dư cho nhà tư bản, thì phải phủ nhận quy luật giá trị.
• Lao động không phải là hàng hóa, cái mà công nhân bán cho nhà tư bản chính
là sức lao động. Do đó, tiền công mà nhà tư bản trả cho công nhân là giá cả của
sức lao động.
Vậy, bản chất của tiền công trong chủ nghĩa tư bản là hình thức biểu hiện
bằng tiền của giá trị sức lao động, hay giá cả của sức lao động, nhưng lại biểu hiện
ra bề ngoài thành giá cả của lao động.
Hình thức biểu hiện đó đã gây ra sự nhầm lẫn. Điều đó là do những thực tế
sau đây:

4


Thứ nhất, đặc điểm của hàng hóa sức lao động là không bao giờ tách khỏi
người bán, nó chỉ nhận được giá cả khi đã cung cấp giá trị sử dụng cho người mua,
do đó bề ngoài chỉ thấy nhà tư bản trả giá trị cho lao động. Thứ hai, đối với công
nhân, bản thân công nhân cũng tưởng rằng mình bán lao động. Còn đối với nhà tư
bản bỏ tiền ra để có lao động, nên cũng nghĩ rằng cái họ mua là lao động. Thứ ba,
lượng của tiền công phụ thuộc vào thời gian lao động hoặc số lượng sản phẩm sản
xuát ra, điều đó làm cho người ta lầm tưởng rằng tiền công là giá cả lao động.
Tiền công đã che đậy mọi dấu vết của sự phân chia ngày lao động thành thời
gian lao động tất yếu và thời gian lao động thặng dư, thành lao động được trả công
và lao động không được trả công, do đó tiền công che đậy mất bản chất bóc lột của
chủ nghĩa tư bản.
2. Hai hình thức cơ bản của tiền công trong chủ nghĩa tư bản

Tiền công có hai hình thức cơ bản là tiền công tính theo thời gian và tiền
công tính theo sản phẩm.

Tiền công tính theo thời gian là hình thức tiền công mà số lượng của nó ít
hay nhiều tùy theo thời gian lao động của công nhân (giờ, ngày, tháng) dài hay
ngắn.
Tiền công tính theo sản phẩm là hình thức tiền công mà số lượng của nó phụ
thuộc vào số lượng sản phẩm hay số lượng những bộ phận của sản phẩm mà công
nhân đã sản xuất hoặc là số lượng công việc đã hoàn thành.
Mỗi sản phẩm được trả công theo một đơn giá nhất định. Về thực chất, đơn
giá tiền công là tiền công trả cho thời gian cần thiết sản xuất ra một sản phẩm. Vì
thế tiền công tính theo sản phẩm là hình thức biến tướng của tiền công tính theo
thời gian. Thực hiện tiền công tính theo sản phẩm, một mặt, giúp cho nhà tư bản
trong việc quản lý, giám sát quá trình lao động của công nhân dễ dàng hơn; mặt
5


khác kích thích công nhân lao động tích cực, khẩn trương tạo ra nhiều sản phẩm để
nhận được tiền công cao hơn.
3. Tiền công danh nghĩa và tiền công thực tế

Tiền công danh nghĩa là số tiền mà người công nhân nhận được do bán sức
lao động của mình cho nhà tư bản. Tiền công được sử dụng để tái sản xuất sức lao
động, nên tiền công danh nghĩa phải được chuyển hóa thành tiền công thực tế. Tiền
công danh nghĩa là giá cả sức lao động, nên nó có thể tăng lên hay giảm xuống tùy
theo sự biến động của quan hệ cung – cầu về hàng hóa sức lao động trên thị
trường. Tiền công thực tế là tiền công được biểu hiện bằng số lượng hành hóa tiêu
dùng và dịch vụ mà công nhân mua được bằng tiền công danh nghĩa của mình.
Tiền công là giá cả của sức lao động, nên sự vận động của nó gắn liền với
sự biến đổi của giá trị sức lao động. Lượng giá trị sức lao động chịu ảnh hưởng của
các nhân tố tác động ngược chiều nhau, dẫn tới sự biến đổi phức tạp của tiền công
thực tế. Tuy nhiên, C. Mác đã vạch ra rằng xu hướng chung của sản xuất tư bản
chủ nghĩa không phải là nâng cao mức tiền công trung bình mà là hạ thấp mức tiền

công ấy. Nhưng sự hạ thấp của tiền công thực tế chỉ diễn ra như một xu hướng.
Mặt khác, trong điều kiện của chủ nghĩa tư bản ngày nay, do sự tác động của cuộc
cách mạng khoa học và công nghệ nên nhu cầu về sức lao động có chất lượng cao
ngày càng tăng đã buộc giai cấp tư sản phải cải tiến tổ chức lao động cũng như
kích thích người lao động bằng lợi ích vật chất. Đó cũng là một nhân tố cản trởi xu
hướng hạ thấp tiền công.
II.

LIÊN HỆ VỚI TIỀN CÔNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP TƯ

NHÂN TẠI VIỆT NAM
1. Thực tiễn tiền công trong các doanh nghiệp tư nhân tại Việt Nam
Tiền công, hay tiền lương được hiểu là số tiền mà người lao động nhận được
từ người sử dụng lao động của họ thanh toán lại tương ứng với số lượng và chất
lượng lao động mà họ đã tiêu hao trong quá trình tạo ra của cải cho xã hội.
6


Tại Việt Nam, hiện nay, tiền lương là vấn đề rất quan trọng được nhiều
người quan tâm, nhất là người lao động. Bởi tiền lương có vai trò to lớn, là nguồn
thu nhập chủ yếu của người lao động, nó được xác định trên thị trường lao động
thông qua hình thức thỏa thuận tiền lương giữa người lao động và người sử dụng
lao động. Theo quy định, tiền lương ghi trong hợp đồng lao động do người lao
động thỏa thuận với người sử dụng lao động để thực hiện công việc nhất định, bao
gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương, các khoản bổ sung
khác và được ghi trong hợp đồng.
Đối với tiền lương theo thỏa thuận trong hợp đồng, theo quy định tại Điều 4
và Điều 21 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12/1/2015 của Chính phủ quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật Lao động thì tiền lương
ghi trong hợp đồng lao động do người lao động thỏa thuận với người sử dụng lao

động để thực hiện công việc nhất định. Tiền lương bao gồm mức lương theo công
việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác và được ghi trong
hợp đồng lao động. Tiền lương trả cho người lao động căn cứ theo tiền lương ghi
trong hợp đồng lao động, năng suất lao động, khối lượng và chất lượng công việc
mà người lao động đã thực hiện. Như vậy, người lao động và người sử dụng lao
động thỏa thuận tiền lương ghi trong hợp đồng lao động và trả lương cho người lao
động.
Đối với tiền làm thêm giờ tính theo đơn giá tiền lương hoặc lương thực trả,
theo quy định tại Điều 25 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12/1/2015 của Chính
phủ thì tiền lương làm thêm giờ được tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương
thực trả theo công việc đang làm, cụ thể, vào ngày thường, ít nhất bằng 150%; vào
ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%; vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng
lương, ít nhất bằng 300%, chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng
lương.

7


Ngày nay trong các doanh nghiệp, các công ty do có sự khác nhau về đặc
điểm sản xuất kinh doanh nên các hình thức trả lương thường áp dụng không giống
nhau. Thường thì có hai hình thức được áp dụng là: hình thức trả lương theo sản
phẩm và hình thức trả lương theo thời gian.
• Hình thức trả lương theo sản phẩm được áp dụng trong các xí nghiệp sản xuất

kinh doanh, tiền lương theo sản phẩm là tiền lương mà công nhân nhận được
phụ thuộc vào đơn giá của sản phẩm và số lượng sản phẩm sản xuất theo đúng
chất lượng. Trả lương theo sản phẩm có tác dụng trực tiếp khuyến khích người
lao động ra sức học tập nâng cao trình độ tay nghề, tích luỹ kinh nghiệm, rèn
luyện kỹ năng tăng khả năng sáng tạo làm việc và tăng năng suất lao động,
nâng cao và hoàn thiện công tác quản lý, nâng cao tính tự chủ, chủ động trong

công việc của người lao động.
• Hình thức trả lương theo thời gian chủ yếu áp dụng đối với những người làm
công tác quản lý, còn công nhân sản xuất chỉ áp dụng ở bộ phận lao động bằng
máy móc là chủ yếu hoặc những công việc mà không thể tiến hành định mức
một cách chính xác được, hoặc cũng do tính chất của sản xuất nên nếu thực
hiện được việc trả công theo sản phẩm sẽ không đảm bảo chất lượng sản phẩm,
không đem lại hiệu quả thiết thực. Mặc dù vậy hình thức trả lương này vẫn phải
tuân theo quy luật phân phối theo lao động và vấn đề đặt ra là phải xác định
được khối lượng công việc mà họ hoàn thành.
 Những vấn đề bất cập hiện nay:
Hiện nay, việc tổ chức trả lương theo doanh nghiệp Việt Nam nói chung và
doanh nghiệp tư nhân nói riêng gồm 4 nguyên tắc:
i.

Trả lương ngang nhau cho những lao động như nhau trong doanh nghiệp:
đảm bảo sự công bằng, tránh sự bất bình đẳng trong công tác trả lương, phải
được thể hiện trong các thang lương, bảng lương và các hình thức trả lương
trong doanh nghiệp.
8


ii.

Đảm bảo năng suất lao động tăng nhanh hơn tiền lương bình quân: đảm
bảo cho doanh nghiệp có hiệu quả trong công tác sử dụng tiền lương làm

iii.

đòn bẩy, thể hiện lên hiệu quả trong sử dụng chi phí của doanh nghiệp.
Phân phối theo số lượng và chất lượng lao động: đòi hỏi doanh nghiệp


iv.

tránh tình trạng xây dựng các hình thức lương phân phối bình quân.
Đảm bảo mối quan hệ hợp lý về tiền lương giữa những người lao động
trong các điều kiện khác nhau: làm căn cứ cho doanh nghiệp xây dựng tổ
chức thực hiện công tác tiền lương công bằng hợp lý trong doanh nghiệp,
đảm bảo cho công nhân yên tâm trong sản xuất trong những điều kiện làm
việc khó khăn, môi trường độc hại.
Để có thể tồn tại và phát triển trong môi trường kinh doanh đầy sự biến
động, cạnh tranh thì doanh nghiệp không chỉ quan tâm đến việc phát triển theo
chiều rộng mà còn tập trung phát triển theo chiều sâu. Công tác tổ chức tiền
lương là một trong những vấn đề mà các doanh nghiệp hiện nay cần quan tâm
đầu tư theo chiều sâu, bởi vì xét trên góc độ là người lao động thì tiền lương là
nguồn thu nhập chủ yếu để tái sản xuất sức lao động và một phần tích luỹ, còn
trên góc độ doanh nghiệp thì tiền lương là yếu tố cấu thành nên giá trị sản phẩm
dịch vụ do doanh nghiệp sản xuất ra. Do đó người lao động thì muốn được trả
lương cao còn doanh nghiệp thì lại muốn trả lương thấp. Việc xây dựng các
hình thức trả lương phù hợp thoả mãn cả hai trở thành vấn đề ngày càng được
quan tâm nhất trong doanh nghiệp. Các hệ thống định mức lao động đã lạc hậu
không còn phù hợp, việc tính toán xác định đơn giá tiền lương còn thiếu chính
xác. Có những khâu đoạn có thể xây dựng định mức để tiến hành trả lương theo
sản phẩm nhưng lại tiến hành trả lương theo thời gian.
Trong đó khiếm khuyết đáng lưu ý nhất là trong nhiều phương pháp tiếp
cận mức lương tối thiểu, Nhà nước chỉ căn cứ chủ yếu vào khả năng ngân sách
để quyết định, ít chú ý đến việc bảo đảm nhu cầu tối thiểu của người lao động
9


có nuôi con (trong khi tiền lương của doanh nghiệp là do chính doanh nghiệp

tạo ra, không phải lấy từ ngân sách nhà nước). Các doanh nghiệp nói chung,
doanh nghiệp tư nhân nói riêng chỉ công bố và thực hiện mức lương tối thiểu
nhỉnh hơn mức lương tối thiểu được Nhà nước công bố một chút để không vi
phạm Điều 55 Bộ luật Lao động: "Mức lương của người lao động không được
thấp hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định". Hậu quả để lại là: Tính
đến năm 2008, tổng số lao động đang làm việc trong các loại hình doanh
nghiệp (DN) vào khoảng 8,3 triệu người, trong đó lao động thuộc các doanh
nghiệp nhà nước (DNNN) chiếm 20%, doanh nghiệp có vốn đầu tư đầu tư nước
ngoài (FDI) 24,4%, doanh nghiệp ngoài nhà nước (chủ yếu là doanh nghiệp tư
nhân - DNTN): 56,6%.
2. Một số biện pháp khắc phục
Quản lý chặt và giảm đến mức tối đa đối tượng hưởng lương từ ngân

sách nhà nước. Theo đó, cần xây dựng một nền hành chính và công vụ chuyên
nghiệp, hiện đại trên cơ sở đó xác định rõ từng vị trí làm việc với chức danh
tiêu chuẩn rõ ràng để xác định ai là công chức và phải quản lý công chức theo
chức danh của vị trí làm việc.
Tăng cường quản lý nhà nước về công tác định mức lao động; nghiên
cứu đưa ra các định mức mẫu, hướng dẫn việc xây dựng định mức lao động ở
cơ sở và thanh tra, kiểm tra nghiêm ngặt việc thực hiện. Công đoàn doanh
nghiệp phải đàm phán quyết liệt, dân chủ, bình đẳng với chủ sử dụng lao động
trong việc quyết định các định mức lao động cụ thể của doanh nghiệp theo tinh
thần Điều 46 Bộ luật lao động; khi các điều kiện thực hiện định mức lao động
đã thay đổi nhiều thì phải kịp thời đưa ra yêu cầu đàm phán, thương lượng để
điều chỉnh lại cho phù hợp với tình hình mới.
Chính phủ xây dựng và công bố mức lương tối thiểu phải đúng với nhu
cầu thực tế cuộc sống ở thời điểm công bố. Theo Bộ luật Lao động, mức lương
tối thiểu được ấn định theo giá sinh hoạt, bảo đảm cho người lao động làm công
10



việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường bù đắp sức lao động
giản đơn và một phần tích lũy tái sản xuất sức lao động mở rộng. Nếu xây dựng
và công bố mức lương tối thiểu phù hợp với nhu cầu thực tế ở thời điểm công
bố sẽ là một bước khắc phục hiệu quả, khơi dậy tinh thần lao động mạnh mẽ
của tất cả những người đang làm việc trên mọi lĩnh vực.

11


KẾT LUẬN
Việc hiểu và vận dụng đúng những nguyên lý về tiền công của Mác trong
điều kiện nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay có ý nghĩa rất lớn. Theo khái
niệm trên thì tiền công không đơn thuần là giá cả sức lao động, nó đã chỉ ra rõ mối
quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động đã thay đổi chuyển từ
hình thức bóc lột mua hàng hoá sang quan hệ hợp tác song phương hai bên cùng có
lợi. Tiền công không những chịu sự chi phối của các quy luật của cơ chế thị trường
hay luật pháp quốc gia mà còn được phân phối theo năng suất lao động, chất lượng
và hiệu quả công việc. Xây dựng được chính sách tiền công hiệu quả luôn là công
việc quan trọng và thiết yếu đối với các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp
tư nhân nói riêng hiện nay. Dù đã trải qua nhiều đợt cải cách tiền công, song vấn
đề cốt lõi vẫn chưa được giải quyết một cách thỏa đáng; vẫn tồn đọng những
khiếm khuyết đáng lo ngại. Qua đó, nhà nước cần xem xét và đặt ra những biện
pháp, chính sách nhất định đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho cả người lao
động và người sử dụng lao động một cách hiệu quả, thiết thực nhằm phát triển nền
kinh tế đất nước nói chung và kinh tế tư nhân nói riêng.

12



DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ luật Lao động 2012, ngày tiếp cận 11/05/2019.
2. TS. Nguyễn Hữu Dũng, “Thực trạng và giải pháp cải cách tiền lương tại Việt

Nam”, ngày 20/04/2012, tiếp cận ngày 10/05/2019.
< >
3. TS. Đỗ Văn Quân, “Chính sách tiền lương ở Việt Nam - những chặng đường
cải cách”, ngày 28/01/2019, tiếp cận ngày 18/05/2019, Tạp chí Tổ chức Nhà
nước.
< >
4. “Vì sao tiền lương của công nhân trong các doanh nghiệp tư nhân thấp?”,
ngày 03/12/2010, tiếp cận ngày 18/05/2019.
< >
5. “Thực trạng vấn đề tiền lương ở Việt Nam”, ngày 25/10/2016, ngày tiếp cận
18/05/2019.
< >
6. “Những vấn đề lý luận cơ bản về tiền lương trong các doanh nghiệp”, ngày
07/06/2015, ngày tiếp cận 16/05/2019.
< >

PHỤ LỤC
13


Hình 1. Phân phối tiền lương và tiền công hàng tháng

Hình 2. Tăng trưởng năng suất lao động và tiền lương tối thiểu

14




×