Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

Chiến lược kinh doanh quốc tế của Honda mới 2011.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (828.84 KB, 33 trang )

Phân tích chiến lược KDQT –Tập đoàn đa quốc gia Honda
I. TỔNG QUAN VỀ TẬP ĐOÀN ĐA QUỐC GIA HONDA:
1. Lịch sử hình thành:
Honda chính thức thành lập vào ngày 24 tháng 9 năm 1948, do ông Soichiro Honda
xây dựng và lãnh đạo. Bắt đầu với số vốn tương đương 9200 USD, công ty khởi nghiệp
bằng sản xuất động cơ, lắp đặt xe gắn máy dạng A và một số xe mô-tô như xe Dream D
đời đầu, ra mắt vào tháng 8 năm 1949. Phải đến năm 1952, chiếc ô tô Honda đầu tiên ra
đời với hai mẫu T360 và S500. S500 là loại xe roadster nhỏ, vận tốc cực đại 100km/h,
giá rẻ, đây chính là ý tưởng “xe cho mọi người” của hãng Honda. Mặc dù “sinh sau đẻ
muộn”, Honda vẫn góp mặt vào đường đua công thức 1 năm 1964 và F2 năm 1965. Từ
đó, công ty không ngừng phát triển lớn mạnh trên tất cả các lĩnh vực kinh doanh của
mình. Với 60 năm thâm niên hoạt động, Honda chỉ đi sau Ferrari (thành lập năm 1947)
một năm, còn General Motors thì đã kỉ niệm 100 năm ra đời vào tuần trước. Sự khác
nhau về dòng sản phẩm, “tuổi tác” và địa vị hiện tại trên thị trường của 3 hãng đã phản
ánh những thành tựu mà bề dày kinh nghiệm có thể mang lại trong ngành công nghiệp ô-
tô. Từ những chiếc xe khiêm nhường đầu thập niên 60, Honda đã phát triển qua 5 thập
kỷ, với doanh số bán ra hàng năm lên tới 3.9 triệu ô tô, 9.3 triệu xe máy, hàng triệu động
cơ cỡ nhỏ, động cơ xuồng máy và nhiều sản phẩm khác, nâng số lượng động cơ đốt
trong sản xuất năm ngoái của hãng lên tới gần 24 triệu chiếc.
2. Viễn cảnh-sứ mệnh:
a. Viễn cảnh:
“Trở thành tập đoàn sản xuất ô tô, xe máy và các sản phẩm công nghệ hàng đầu Thế
Giới.”
b. Sứ mệnh:
Honda duy trì một quan điểm toàn cầu là cung cấp sản phẩm chất lượng cao nhất nhưng
ở một mức giá hợp lý tạo ra sự hài lòng cho khách hàng trên toàn thế giới. Nhiệm vụ của
Honda là :
• Tiếp tục tạo ra những tham vọng.
Nhóm thực hiện: Nhóm 10 Trang 1
Phân tích chiến lược KDQT –Tập đoàn đa quốc gia Honda
• Tôn trọng những nguyên tắc cơ bản, phát triển ý tưởng mới, và sử dụng


thời gian một cách hiệu quả nhất.
• Khuyến khích một môi trường làm việc cởi mở, năng động.
• Tập trung vào các giá trị của việc nghiên cứu và phát triển.
c. Slogan: “The Power Of Dream”.
- Mỗi người đều có một giấc mơ, một mục tiêu hoạt động làm cho cuộc sống của
chúng ta thêm sâu sắc và có ý nghĩa hơn. Khi chúng tôi theo đuổi ước mơ, chúng tôi
cảm thấy được sức mạnh. Từ sức mạnh này, chúng tôi liên kết với nhau để cùng
thực hiện một giấc mơ lớn. Giấc mơ ấy cho chúng tôi sức mạnh để vượt qua những
thách thức, nó thúc đẩy chúng tôi chia sẻ niềm vui và hạnh phúc cho những người
khác. Cuối cùng, sức mạnh của giấc mơ ấy là khả năng tạo ra những ý tưởng công
nghệ cách mạng.
- Honda khuyến khích tất cả các thành viên cùng liên kết với nhau để theo đuổi ước
mơ của họ. Đó là lý do tại sao chúng tối nói rằng Honda là một công ty xây dựng
trên những giấc mơ. Sức mạnh từ những giấc mơ của Honda sẽ tiếp tục dẫn đến
những hiểu biết mới về công nghệ ô tô, xe máy, các sản phẩm điện, và robot công
nghệ thế hệ mới.
3. Soichiro Honda- ông tổ của vương quốc Honda:
Soichiro Honda sinh năm 1906 tại thị trấn Komyo, cách Thủ đô
Tokyo 270km. Ông không được học hành nhiều. Ngay từ bé đã
phải phụ giúp cha trong một tiệm sửa xe đạp của gia đình. Năm
15 tuổi, Honda lên thủ đô để tìm việc làm. Ông được nhận vào
tập sự trong một ga-ra, nhưng người ta lại giao cho công việc của
người giữ trẻ. Nản chí, Honda trở về quê, nhưng 6 tháng sau được
gọi lại. Lần này ông quyết chí ở lại Tokyo đến 6 năm để trở thành người thợ sửa xe ô tô
lành nghề. Năm 22 tuổi Honda về lại Komyo và mở tiệm sửa xe cho riêng mình.
Năm 1937, Honda mở rộng việc kinh doanh sang sản xuất bạc pít-tông và lập Hãng công
nghiệp nặng Tokai Seiki (TSHI). Tuy nhiên, vì chưa được học hành đàng hoàng nên
Nhóm thực hiện: Nhóm 10 Trang 2
Phân tích chiến lược KDQT –Tập đoàn đa quốc gia Honda
Honda ghi danh vào học Trường Kỹ thuật Hama -Matsu. Thế nhưng việc học của ông

cũng thật khác người, Honda chỉ quan tâm đến những môn có liên quan đến bạc pít-tông,
ngoài ra chẳng chịu ghi chép các môn khác và bỏ cả dự thi. Soichiro Honda là người có
cá tính độc lập, không tuân thủ theo những nguyên tắc kinh doanh truyền thống của Nhật
mà hành động theo lối suy nghĩ riêng của mình, ông đã biến một tiệm sửa chữa nhỏ
thành một công ty chế tạo môtô và xe hơi có giá trị hàng tỷ đô la Mỹ.
Cách đây 58 năm, Soichiro đã bắt đầu sự nghiệp kinh doanh tài ba của mình để trở
thành nhà sản xuất xe máy lớn nhất thế giới. Tháng 10/1946, Soichiro thành lập một cơ
sở nghiên cứu, chế tạo xe máy mang tên “Honda Technical Research Institute”. Đó
chính là doanh nghiệp một người của Soichiro. Ông vừa là chủ, vừa là người nghiên
cứu, vừa là thợ và cũng là người bán xe. Cơ sở vật chất ban đầu của Soichiro cũng chỉ
có một nhà kho bằng gỗ rộng 24 mét vuông để chế tạo những chiếc xe mô tô từ xe đạp
và những động cơ máy 50 phân khối. Để chuẩn bị cho công ty của mình, Soichiro đã đi
lùng sục khắp thị trấn nhỏ của mình để mua lại tất cả các động cơ hai kỳ đã hỏng. Lúc
đó người ta nghĩ ông chỉ là một kẻ nghèo khó, chuyên sống bằng nghề buôn bán đồng
nát, sắt vụn. Thế rồi cả thị trấn nhỏ coi ông như một người điên khi thấy Soichiro bỏ ra
cả một bó tiền Yên không ít để mua lại một lúc 500 động cơ của một đơn vị quân đội.
Khi đó, Soichiro Honda cảm thấy may mắn vô cùng. Ông đã có cái mà ông đang tìm.
Người đàn ông 40 tuổi khi đó rất tự tin về những việc mình muốn làm và quyết tâm làm
bằng được.
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, cả nước Nhật chỉ là tro tàn và đổ nát. Với kế hoạch hỗ
trợ Marshall, nền kinh tế nước này được phục hồi rất nhanh. Thế nhưng lúc đó phương
tiện giao thông lại thiếu trầm trọng. Với đa số người dân và các doanh nghiệp nhỏ, họ
đang cần rất gấp những phương tiện đi lại có động cơ nhưng phải gọn nhẹ, tiện lợi và
tương đối rẻ tiền. Để đáp ứng được nhu cầu này, Soichiro đã có một giải pháp độc đáo
là lắp thêm một chiếc động cơ nhỏ để có thể đi nhanh hơn, nhẹ nhàng hơn. Sáng kiến và
sản phẩm của Soichiro đã được hưởng ứng mãnh liệt. Từ đó cơ sở chế tạo xe máy của
Nhóm thực hiện: Nhóm 10 Trang 3
Phân tích chiến lược KDQT –Tập đoàn đa quốc gia Honda
Soichiro Honda luôn sôi động và phát triển không ngừng. Năm 1948, Công ty Honda
Motor Co. Ltd được thành lập và trở thành một tập đoàn số 1 thế giới về sản xuất xe

máy.
Ông là một thiên tài sáng chế:
- Không được học hành đến nơi đến chốn nhưng Soichiro Honda được thừa nhận là
một thiên tài sáng chế kỹ thuật. Kể cả từ lúc hàn vi cho đến khi trở thành ông chủ tịch
tôn kính của Tập đoàn Honda, Soichiro vẫn luôn tự coi là một nhà kỹ thuật trước hết.
Là một con người của thực tiễn, ông say mê nghiên cứu chế tạo thử nghiệm các ý
tưởng của mình. Trong một chiếc xe máy có không biết bao nhiêu chi tiết sáng chế
mới thuộc về ông. Từ chiếc khung xe, động cơ, kiểu dáng cho đến công thức hỗn hợp
xăng pha dầu để động cơ chạy một cách tốt nhất đều được Soichiro Honda nghĩ ra.
- Một sản phẩm quan trọng là Soichiro Honda đã thiết kế thành công loại xe Honda
“Dream D” - kiểu xe hoàn chỉnh nhất lúc bấy giờ. Khung xe được thiết kế có đủ độ
cong cần thiết và đủ độ cứng để tải được loại động cơ 98 phân khối. Honda “Dream
D” vượt trội hơn các loại xe khác ở rất nhiều yếu tố kỹ thuật.
- Thế nhưng thị trường vẫn không chấp nhận chỉ vì một lẽ: động cơ của “Dream D” rất
khoẻ nhưng lại kêu quá to. Phát hiện ra vấn đề này, Soichiro Honda đã kịp thời cải
tiến và cho ra đời “Dream E” khắc phục được nhược điểm trên. Kể cả với động cơ
146 phân khối, xe máy Honda “Dream” vẫn không gây ồn. Máy khoẻ, gọn, nhẹ và
không ồn là những ưu thế của xe Honda lúc bấy giờ. Ngoài ra Honda còn có một ưu
điểm nữa mà không một loại xe máy nào lúc đó làm được là, xe không bao giờ bị
chảy dầu, bởi các chi tiết được sản xuất một cách chính xác đến hoàn hảo. Cũng bắt
đầu từ đây, các sản phẩm xe máy Honda nhanh chóng chinh phục thị trường Nhật
một cách nhanh không ngờ.
- Suốt thời gian Soichiro Honda làm chủ tịch, các chuyên gia đã nhận định rằng điểm
mạnh nhất cũng là điểm yếu nhất của Honda chính là sự say mê, theo đuổi đến cùng
với các ý tưởng táo bạo của ông. Khi trong đầu xuất hiện một ý tưởng mới, ông quyết
tâm thử nghiệm bằng được và thử nghiệm gần như bằng mọi giá. Nhiều khi ông quên
Nhóm thực hiện: Nhóm 10 Trang 4
Phân tích chiến lược KDQT –Tập đoàn đa quốc gia Honda
mất cả yếu tố kinh tế của vấn đề. Soichiro Honda đã bỏ không biết bao nhiêu tiền để
thiết kế loại động cơ được làm nguội bằng không khí để thay thế cho động cơ làm

nguội bằng nước. Tưởng như Soichiro phải từ bỏ ý tưởng nếu như không muốn phá
sản bởi thị trường không chấp nhận loại động cơ mới với chi phí cao hơn này. Nhưng
ông đã gặp may khi luật môi trường Mỹ được ban hành và ông có cơ hội tiêu thụ sản
phẩm mới tại thị trường này. Loại xe ô tô Honda Civic trong nhiều năm liền đã đem
về doanh số kỷ lục cho tập đoàn. Kết quả làm việc là trên hết chứ không phải là bằng
cấp. Soichiro Honda làm việc không mệt mỏi và ông cũng đã truyền được tinh thần
đó cho mỗi người làm tại Tập đoàn Honda.
Những thành công buổi đầu của Honda:
- Chinh phục thị trường trong nước:
+ Tháng 10 năm 1949: Fujisawa chính thức gia nhập Công ty Nghiên cứu kỹ thuật
công nghiệp Honda. Công ty nằm tại thủ đô Tokyo, Honda chịu trách nhiệm về kỹ
thuật, còn Fujisawa lo tiếp thị và kinh doanh. Loại xe máy Dream thể hiện giấc mơ
chinh phục thương trường của ông. Honda ký hợp đồng bán toàn bộ sản lượng
động cơ xe máy cho Công ty Kitagawa. Nhưng mỗi tháng Honda sản xuất được
100 động cơ, trong khi Kitagawa chỉ sản xuất được 50 đến 80 chiếc xe, gây tắc
nghẽn cho chu trình sản xuất và bị ứ đọng về tiền vốn. Để bảo đảm tài chính cho
công ty, Honda cắt hợp đồng với Kitagawa, và thay bằng những hợp đồng cung
cấp thành phẩm cho các đại lý phân phối.
+ Công ty Honda đã thu được kết quả ngoài mong đợi với
loại xe Cub, cho phép khách hàng lựa chọn mua máy xe
để lắp vào xe đạp hoặc mua trọn một chiếc xe gắn máy.
Chỉ trong vòng chưa được 1 năm, công ty bán được
6.500 chiếc Cup mỗi tháng, chiếm 70% thị phần xe gắn
máy tại Nhật.
+ Honda không dừng lại đó, ông tiếp tục con đường tìm tòi, sáng tạo để nâng cao
chất lượng sản phẩm và làm ra những mẫu mã mới. Ông đi khắp thế giới để nghiên
Nhóm thực hiện: Nhóm 10 Trang 5
Phân tích chiến lược KDQT –Tập đoàn đa quốc gia Honda
cứu thị trường. Ông dự và ghi chép đầy đủ về các cuộc đua xe. Sau đó Honda
thành lập đội đua xe của mình vào năm 1954. Thành công trong đua xe gắn máy đã

đưa tiếng tăm của công ty vang dội khắp nơi, tăng thêm giá trị của thương hiệu.
+ Năm 1959 là năm trọng đại của Honda: Công ty bắt đầu sản xuất đại trà Super
Cup. Loại xe mới này vừa ra đời đã thu hút được một số lượng lớn khách hàng.
Chiếc Super Cub đã trở thành hàng nhanh chóng được ưa chuộng trong giới trẻ,
những người chỉ muốn có một phương tiện đi lại cá nhân không đắt, tiện lợi để đi
trong thành phố. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường, Honda lập
nhà máy sản xuất xe máy lớn nhất thế giới ở thành phố Suzuka, với công suất
30.000 chiếc mỗi tháng. Cũng năm 1959, đội Honda giành giải nhất trong cuộc
đua Isle of Man (Anh) khi lần đầu dự giải. Thành công trên đường đua nhanh
chóng giúp tăng doanh số: Honda dẫn đầu ở Nhật với 285.000 chiếc. Hai năm sau,
Honda bán được 100.000 chiếc mỗi tháng.
- Không ngừng vươn ra thế giới:
+ Năm 1959, Honda bắt đầu chiến lược vươn ra thế giới. Ông đặt đại lý đầu tiên ở
Mỹ. Thay vì bán qua hệ thống phân phối hiện có của Mỹ, Honda có một cách tiếp
cận khác thường. Ông bán bất cứ nơi đâu mà ông cảm thấy thu hút được khách
hàng. Lúc đó thị trường Mỹ mỗi tháng chỉ tiêu thụ được dưới 5.000 chiếc. Nhưng
chỉ trong vòng hai năm, xe máy. Honda bán chạy nhất trong tất cả các thương hiệu
tại Mỹ. Đến năm 1963, Công ty Honda bán được 7.800 chiếc, năm 1984 bán hơn
10 triệu chiếc Honda 50 phân khối.
+ Người ta có thể thấy xe máy Honda len lỏi khắp nơi trên các con đường tại Mỹ. Sự
thành công vượt bậc này là nhờ chất lượng của sản phẩm và một chiến dịch quảng
cáo tuyệt vời. Thay vì nhắm vào đối tượng mê xe truyền thống, Honda dùng khẩu
hiệu: “Bạn gặp những người dễ thương nhất trên một chiếc Honda”. Chiến lược
này nhắm vào thị trường gia đình và đã thu được thành công rực rỡ.
+ Sau khi đã chiếm lĩnh thị trường xe máy, Honda bắt đầu sản xuất ô tô. Nhưng ông
đã gặp phải một số cản trở từ chính quyền Nhật, nhất là Bộ Ngoại thương và Công
Nhóm thực hiện: Nhóm 10 Trang 6

×