Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Lí thuyết halogen (phân tích chi tiết)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 16 trang )

Đỗ Thái Sơn
Dạy Hóa 10, 11, 12

Chuyên Ngành Hóa ĐH KHTN _ ĐHQG TPHCM
- Luyện thi lớp 10, THPT QG –
Bồi dưỡng học sinh giỏi

Câu 1) Cho các chất sau : K2Cr2O7, NaClO3, KMnO4, KNO3, Fe3O4, Fe, PbO2. Số chất tác
dụng được với dung dịch HCl đặc mà trong đó HCl đóng vai trò là chất khử là :
A. 4

B. 5

C. 3

D. 2

K2Cr2O7 + HCl đặc  KCl + CrCl3 + Cl2 + H2O
NaClO3 + HCl  NaCl + Cl2 + H2O
KMnO4 + HCl  KCl + MnCl2 + Cl2 + H2O
PbO2 + HCl  PbCl2 + Cl2 + H2O
KNO3 + HCl  Không xảy ra
Fe + HCl  FeCl2 + H2 => HCl là chất oxi hóa
Fe3O4 + 8HCl  FeCl2 + 2FeCl3 + 4H2O
Chú ý : Phản ứng trên không phải là phản ứng oxi hóa khử
Nhiều bạn cho rằng Fe3O4 trong đó Fe có số oxi hóa là +8/3 => Quan điểm này xét về bản
chất hóa học hoàn toàn SAI.
Giá trị +8/3 chỉ đúng về mặt đại số toán học, tức lấy giá trị trung bình số oxi hóa của Fe
trong hợp chất này.
Xét về bản chất hóa học : Thì Fe3O4 là chất tinh thể lập phương, có tính bán dẫn. Trong
tinh thể ion Fe2+ chiếm lỗ trống bát diện, còn Fe3+ một nửa chiếm lỗ trống tứ diện, một nửa


chiếm lỗ trống tứ diện. Nghĩa là oxit hỗn hợp có công thức 𝐹𝑒 +3 𝐹𝑒 +2 𝐹𝑒 +3 𝑂4 hay đơn giản
hơn FeO.Fe2O3. Tuy nhiên nếu coi oxit hỗn tạp này là muối ferit thì sẽ có công thức là
Fe(FeO2)2. Nhưng dù có theo cách nào thì Fe3O4 vẫn đã có sẵn Fe+2, Fe+3.
Vậy phản ứng trên chắc chắn không phải là phản ứng oxi hóa khử

Fanpage “Love Chemistry”
Email admin :

SĐT : 0983 967 522


Đỗ Thái Sơn
Dạy Hóa 10, 11, 12

Chuyên Ngành Hóa ĐH KHTN _ ĐHQG TPHCM
- Luyện thi lớp 10, THPT QG –
Bồi dưỡng học sinh giỏi

Câu 2) Cho các phản ứng :
(1) KCl (Rắn) + dd H2SO4 đặc, đun nóng
KCl + H2SO4 đ,n’  KHSO4 + HCl
(2) Điện phân nóng chảy MgCl2
MgCl2 →ĐPNC Mg + Cl2
(3) Điện phân dung dịch NaCl không màng ngăn
2NaCl + 2H2O → đ𝑝𝑑𝑑 2NaOH + Cl2 + H2
Vì không màng ngăn nên 2NaOH + Cl2  NaCl + NaClO + H2O
=> Phản ứng điều chế nước Giaven trong CN
(4) CaOCl2 + 2 HCl đặc (t0)  CaCl2 + Cl2 + H2O
CaOCl2 là muối hỗn tạp


Cl
Ca
O – Cl

Gồm 1 nguyên tử Cl có số oxi hóa +1, 1 nguyên tử Cl có số oxi hóa -1
(5) MnO2 + 4HCl đặc (t0)  MnCl2 + Cl2 + 2H2O
=> Phản ứng dùng để điều chế khí Cl2 trong PTN
Số trường hợp phản ứng thu được khí clo là :
A. 3

B. 4

C. 2

D. 1

Câu 3) Cho hình vẽ mô tả sự điều chế Clo trong phòng thí nghiệm như sau:

Fanpage “Love Chemistry”
Email admin :

SĐT : 0983 967 522


Đỗ Thái Sơn
Dạy Hóa 10, 11, 12

Chuyên Ngành Hóa ĐH KHTN _ ĐHQG TPHCM
- Luyện thi lớp 10, THPT QG –
Bồi dưỡng học sinh giỏi


Phát biểu nào sau đây không đúng :
A. Không thể thay dung dịch HCl đặc bằng dung dịch NaCl bão hoà.
B. Khí clo thu được trong bình tam giác là khí clo khô.
C. Có thể thay MnO2 bằng KMnO4 hoặc KClO3.
D. Có thể thay H2SO4 đặc bằng CaO và thay dung dịch NaCl bằng dung dịch NaOH
Hệ thống phản ứng trong hình vẽ trên áp dụng cho điều chế khí Clo trong PTN
Sau khi nhỏ từng giọt axit HCl đậm đặc xuống thì xảy ra phản ứng
MnO2 + 4HCl đặc (t0)  MnCl2 + Cl2 + 2H2O
Khí clo có màu vàng lục thoát ra, Nhưng có lẫn nhiều hơi nước, HCl (HCl rất dễ bay
hơi)
Nên cho đi lần lượt cho hỗn hợp đi qua hai bình (1) NaCl bão hòa và (2) là H2SO4 đặc
Tác dụng bình (1) là hấp thụ HCl. Vì là NaCl bão hòa nên lúc này có cân bằng
NaCl (rắn)  Na+ + ClHCl thêm vào dung dịch, tan trong nước và phân li ra Cl- tức tăng thêm nồng độ ion
clorua giúp cân bằng trên chuyển dịch theo chiều nghịch.
Còn nếu chỉ là NaCl loãng thì khí clo sẽ tác dụng với nước làm tiêu hao sản phẩm
Bình (2) chứa H2SO4 đặc giúp loại hơi nước ra khỏi khí clo .

Câu 4) Cho các phát biểu :
(1) Để nhận biết 3 dung dịch BaCl2, KF, NaI có thể dùng dung dịch AgNO3
=> Đúng vì AgI kết tủa vàng , AgCl kết tủa trắng, mẫu đổ vào AgNO3 không hiện tượng là
KF
(2) Trong tự nhiên clo tồn tại chủ yếu ở dạng đơn chất
Fanpage “Love Chemistry”
Email admin :

SĐT : 0983 967 522


Đỗ Thái Sơn

Dạy Hóa 10, 11, 12

Chuyên Ngành Hóa ĐH KHTN _ ĐHQG TPHCM
- Luyện thi lớp 10, THPT QG –
Bồi dưỡng học sinh giỏi

=> Sai, HỢP CHẤT vì clo là phi kim rất hoạt động, có tính oxi hóa mạnh.
(3) Nước Giaven là hỗn hợp của HCl, HClO, H2O, Cl2
=> Sai, nước GIAVEN là hỗn hợp dung dịch (dung môi H2O) của NaCl, NaClO
(4) Dãy các chất : Zn, CuO, BaCO3, CuS tan được trong dung dịch HCl dư
=> Sai.
Chú ý : Muối sunfua các kim loại nặng như CuS, PbS, Ag2S,… không tan trong dd HCl,
H2SO4 loãng
(5) Cho bột Fe tác dụng với dung dịch HCl thu được muối FeCl2 và khí Cl2 => Sai : H2
(6) Flo là phi kim có tính khử mạnh nhất
=> Sai, Tính oxi hóa mạnh nhất.
(7) Khí clo đều bị các dung dịch sau (lấy lượng dư ) hấp thụ : KBr, KOH, K2CO3
Đúng :

Cl2 + KBr  KCl + Br2
Cl2 + KOH  KCl + KClO + H2O
K2CO3 + Cl2  KCl + KClO + CO2

(8) Zn tác dụng với khí HCl là axit clohiđric thu được ZnCl2 và khí H2
Sai, Khí HCl là khí HIDRO CLORUA ; Khi khí hidro clorua tan trong nước mới được dung
dịch axit HCl
Có bao nhiêu phát biểu đúng :
A. 1

B. 2


C. 3

D. 4

Câu 5) Cho các phát biểu :
(1) Khí clo có thể oxi hóa được hầu hết các kim loại (trừ Au, Pt)
=> Đúng
(2) Điều chế khí clo trong PTN bằng cách cho F2 tác dụng với dd NaCl
=> Sai. Bằng pư MnO2 (hoặc KMnO4) + dd HCl đặc
(3) Al, Fe bị thụ động hóa trong dung dịch HCl đặc nguội
=> Sai. Al, Fe bị thụ động hóa trong dung dịch H2SO4, HNO3 đặc nguội
Fanpage “Love Chemistry”
Email admin :

SĐT : 0983 967 522


Đỗ Thái Sơn
Dạy Hóa 10, 11, 12

Chuyên Ngành Hóa ĐH KHTN _ ĐHQG TPHCM
- Luyện thi lớp 10, THPT QG –
Bồi dưỡng học sinh giỏi

Bản chất của thụ động hóa là :
Khi nhúng các kim loại Al, Fe, Cr vào dung dịch H2SO4, HNO3 đặc nguội thì chúng không
tan, không phản ứng. Mặt khác khi rút ra , bỏ vào lại dung dịch HCl hoặc H2SO4 Loãng thì
vẫn không tan. Nguyên nhân là do khi cho chúng vào axit H2SO4, HNO3 đậm đặc nguội thì
hình thành ngay trên bề mặt của các kim loại này một lớp màng oxit có cấu trúc đặc sít siêu

bền bảo vệ lớp kim loại bên trong. => Hiện tượng này gọi là sự thụ động hóa của kim loại
(4) Cu, Ag bị thụ động hóa trong dung dịch HCl đặc nguội
=> Sai. Cu, Ag chỉ đơn thuần không tan, không tác dụng bình thường ; không có sự hình
thành lớp oxit siêu bền .
Cu, Ag có thế điện cực chuẩn dương.
(5) Phân biệt 4 dung dịch K2SO4, HCl, KCl, BaCl2 có thể dùng dung dịch K2CO3
Đúng vì mẫu sủi bọt khí => HCl ; mẫu có kết tủa trắng => BaCl2 ;
Mẫu không hiện tượng => KCl, K2SO4. Sau đó dùng BaCl2 nhận ra K2SO4
(6) Brom có bán kính nguyên tử lớn hơn clo
=> Đúng vì Brom ở chu kì 4, clo ở chu kì 3
(7) Ở điều kiện thường iot tác dụng với hidro sinh ra khí HI
=> Sai, Iot tác dụng với hiđro ở nhiệt độ cao, phản ứng thuận nghịch và cần xúc tác
(8) Khí clo oxi hóa được nước ở điều kiện thường
=> Sai, vì bản chất là clo tự oxi hóa khử : Cl2 + H2O  HCl + HClO
Nếu sửa thành Flo oxi hóa được nước ở đk thường thì đúng
Có bao nhiêu phát biểu sai :
A. 5

B. 4

C. 3

D. 6

Câu 6) Cho các thí nghiệm sau :
(1) Hòa tan sắt từ oxit trong dd HCl
=> Fe3O4 + 8HCl  FeCl2 + 2FeCl3 + 4H2O
=> Pư giữa oxit bazơ (FeO.Fe2O3) với axit tạo ra muối, nước bình thường
(2) Sục khí clo vào dung dịch nước brom
Fanpage “Love Chemistry”

Email admin :

SĐT : 0983 967 522


Đỗ Thái Sơn
Dạy Hóa 10, 11, 12

Chuyên Ngành Hóa ĐH KHTN _ ĐHQG TPHCM
- Luyện thi lớp 10, THPT QG –
Bồi dưỡng học sinh giỏi

=> 5Cl2 + Br2 + 6H2O  10HCl + 2HBrO3

=> Là pư oxi hóa khử

(3) Cho brom vào dung dịch KOH
=> Br2 + 2KOH  KBr + KBrO + H2O

=> Là pư oxi hóa khử

(4) Cho bột Fe(NO3)2 vào dung dịch HCl
=> 3Fe2+ + 4H+ + NO3-  3Fe3+ + NO + 2H2O

=> Là pư oxi hóa khử

(5) Cho dd BaCl2 tác dụng với dd KHSO4
BaCl2 + KHSO4  BaSO4 + KCl + HCl
Bản chất là Ba2+ + SO42-  BaSO4 => Pư trao đổi ion trong dung dịch
(6) Cho SiO2 tan trong dd axit HF

SiO2 + HF  SiF4 + H2O => Không phải pư oxi hóa khử
(7) Nhiệt phân KClO3 có mặt MnO2
𝑜

2KClO3 →𝑀𝑛𝑂2,𝑡 2KCl + 3O2

=> Là pư oxi hóa khử

(8) Cho khí clo tác dụng với dung dịch kali hidrosunfit
=> Cl2 + KHSO3 + H2O  KHSO4 + 2HCl

=> Là pư oxi hóa khử

(Tương tự SO2 làm mất màu nước brom)
(9) Sục khí HI vào dung dịch H2SO4 đặc
2HI + H2SO4 đặc  I2 + SO2 + 2H2O

=> Là pư oxi hóa khử

Số thí nghiệm là phản ứng oxi hóa khử là :
A. 4

B. 7

C. 5

D. 6

Câu 7) Ứng dụng không phải của Clo ?
A. Sản xuất chất tẩy trắng, sát trùng và hóa chất vô cơ

B. Sản xuất nhiều hóa chất hữu cơ (dung môi, nhựa, cao su tổng hợp, sợi tổng hợp, …)
C. Xử lí nước sinh hoạt
D. Sản xuất nhựa teflon làm chất chống dính ở xoong chảo
=> D là ứng dụng của Flo

Fanpage “Love Chemistry”
Email admin :

SĐT : 0983 967 522


Đỗ Thái Sơn
Dạy Hóa 10, 11, 12

Chuyên Ngành Hóa ĐH KHTN _ ĐHQG TPHCM
- Luyện thi lớp 10, THPT QG –
Bồi dưỡng học sinh giỏi

Câu 8) (ĐHB- 2014) Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế khí Cl2 từ MnO2 và dung dịch
HCl:

Khí Cl2 sinh ra thường lẫn hơi nước và hiđro clorua . Để thu được khí Cl2 khô thì bình (1) và
bình (2) lần lượt đựng
A. dung dịch NaOH và dung dịch H2SO4 đặc .
B. dung dịch H2SO4 đặc và dung dịch NaCl.
C. dung dịch H2SO4 đặc và dung dịch AgNO3.
D. dung dịch NaCl và dung dịch H2SO4 đặc
(Xem câu 3)
Câu 9) (ĐH- A2014)
t

Cho phản ứng : NaX (rắn) + H2SO4 (đặc)  NaHSO4 + HX (khí) Các hiđro halogenua (HX)
0

không thể điều chế theo phản ứng trên là :
A. HCl, HBr và HI.

B. HF và HCl

C. HBr và HI

D. HF, HCl, HBr và HI

Br-, I- có tính khử mạnh ; H2SO4 đặc có tính oxi hóa mạnh nên nó sẽ oxi hóa luôn Br-, I- để tạo
ra các sản phẩm SO2, H2S còn Br-, I- chuyển thành Br2, I2 nên không thể điều chế HBr, HI
Câu 10) Phương pháp sản xuất Flo trong công nghiệp là :
A. Điện phân nóng chảy NaF

Fanpage “Love Chemistry”
Email admin :

B. Cho CaF2 tác dụng H2SO4 đặc nóng

SĐT : 0983 967 522


Đỗ Thái Sơn
Dạy Hóa 10, 11, 12

Chuyên Ngành Hóa ĐH KHTN _ ĐHQG TPHCM
- Luyện thi lớp 10, THPT QG –

Bồi dưỡng học sinh giỏi

C. Điện phân hỗn hợp KF và HF ở thể lỏng
D. Điện phân dung dịch NaF có màng ngăn
Flo có tính oxi hóa mạnh nhất trong tất cả các chất nên phương pháp duy nhất để điều
chế khí Flo trong PTN, CN là điện phân nóng chảy muối florua. Vì thế điện cực chuẩn
của Flo rất lớn, quá trình điện phân trong thể thực hiện trong dung dịch nước. Thực tế
trong CN, người ta điều chế Flo bằng cách điện phân hỗn hợp KF + 3HF dễ nóng chảy
(660C) trong thùng điện phân làm bằng thép hoặc đồng ; cực âm cũng làm bằng thép
hoặc đồng còn cực dương làm bằng than. Sản phẩm thu được là F2 và H2

Câu 11) Cho các phát biểu sau :
(1) Các halogen đều có thể có số oxi hóa -1, +1, +3, +5, + 7 trong các hợp chất , ví dụ
KF, HClO, KIO2, KClO3, KIO4.
=> Sai, đừng nhìn vào ví dụ vì sẽ bị lừa đấy. Flo chỉ có số oxi hóa -1 trong mọi hợp chất
(2) Clorua vôi là muối hỗn tạp
=> Đúng
(3) Khí flo tác dụng được với dung dịch NaOH loãng lạnh
=> Đúng : F2 + NaOH  OF2 + NaF + H2O
(4) Trong công nghiệp sản xuất iot từ nước biển
=> Sai, từ “rong biển”
(5) Khí HCl làm mất màu dung dịch nước brom
=> Sai. Vì Cl2 có tính oxi hóa mạnh hơn Br2
(6) Khí CO2 có thể bị dung dịch nước Gia-ven hấp thụ
=> Đúng. Vì 3NaClO + CO2 + H2O  NaCl + 2NaHCO3
HClO mặc dù có Cl+1 có tính oxi hóa rất mạnh nhưng xét về tính axit thì HClO là một axit rất
yếu (yếu hơn cả H2CO3 ở nấc thứ nhất; Ka ≈ 10-9 )
HClO3, HClO4 là các axit mạnh và rất mạnh. Vì trong cấu tạo có tới 2 và 3 nguyên tử oxi có
liên kết đôi với nguyên tử trung tâm, có tác dụng rút electron mạnh làm phân cực mạnh liên


Fanpage “Love Chemistry”
Email admin :

SĐT : 0983 967 522


Đỗ Thái Sơn
Dạy Hóa 10, 11, 12

Chuyên Ngành Hóa ĐH KHTN _ ĐHQG TPHCM
- Luyện thi lớp 10, THPT QG –
Bồi dưỡng học sinh giỏi

kết O-H nên dễ phóng thích H+
HClO3 có độ mạnh axit ngang hàng H2SO4 ; HClO4 là một trong các axit vô cơ mạnh nhất

(7) Để nhận biết hai khí Cl2 và HCl có thể dùng quỳ tím ẩm
=> Đúng vì Clo làm quỳ tím ẩm mất màu, HCl làm quỳ tím ẩm hóa đỏ
(8) Đun nóng Cl2 và O2 trong bình kính thấy có phản ứng xảy ra mãnh liệt
=> Sai, Clo và oxi hầu như không phản ứng ở mọi nhiệt độ
Số phát biểu sai là :
A. 4

B. 3

C. 6

D. 5

Câu 12) Cho các thí nghiệm sau :

(1) Cho dung dịch HCl đặc dư vào dung dịch K2Cr2O7
=> Được vì K2Cr2O7 + HCl đặc  KCl + CrCl3 + Cl2 + H2O
(dd màu cam)

(dd màu xanh lục)

(2) Cho dd HCl dư vào dung dịch nước chứa đồng thời NH3 và phenolphtalein
Được vì Trong nước thì NH3 + H2O  NH4+ + OH- ; làm dd chứa PP hóa hồng
Thêm HCl vào thì HCl dư + NH3  NH4Cl
DD sau pư còn dư axit nên làm mất màu hồng
(3) Sục khí clo vừa đủ vào dung dịch NaBr
Được vì Cl2 + NaBr (không màu)  NaCl + Br2 (nâu)
(4) Cho dung dịch HI vào dung dịch NaOH
Không vì HI + NaOH  NaI + H2O dd trước và sau pư đều Không màu
(5) Cho nước brom vào dung dịch sắt(II)clorua và đun nóng nhẹ
Được vì Br2 (nâu) + FeCl2 (xanh lục nhạt)  FeBr3 + FeCl3 (dd Fe3+ có màu vàng )

Fanpage “Love Chemistry”
Email admin :

SĐT : 0983 967 522


Đỗ Thái Sơn
Dạy Hóa 10, 11, 12

Chuyên Ngành Hóa ĐH KHTN _ ĐHQG TPHCM
- Luyện thi lớp 10, THPT QG –
Bồi dưỡng học sinh giỏi


(6) Sục khí HI vào dung dịch KMnO4/H2SO4 loãng
Được vì
HI + KMnO4 (Hồng Tím) + H2SO4  I2 (đen) + K2SO4 + MnSO4 + H2O
(7) Cho CuO vào dung dịch HCl
Được vì CuO + 2HCl (Không màu)  CuCl2 (Xanh lá cây) + H2O
(8) Sục khí CO2 vào dung dịch NaClO
Không được vì CO2 + 3NaClO (Không màu) + H2O  2NaHCO3 + NaCl (Đều K.Màu)
Số thí nghiệm làm thay đổi màu dung dịch ban đầu là :
A. 5

B. 7

C. 6

D. 4

Câu 13) Cho các cặp chất sau :
(1) Dd CaF2 và dd AgNO3
(2) Dd BaCl2 và dd KHSO4
(3) Dd AlCl3 và dd K2CO3
(4) Dd HCl và dd BaBr2
(5) khí Cl2 và dd H2S
(6) dd KI và dd H2SO4 đặc nóng
(7) Cl2 và dd Na2CO3
(8) khí H2S và dd FeCl2
Số cắp chất phản ứng với nhau có thể tạo ra sản phẩm có chất khí bay ra hoặc có kết tủa là :
A. 4
1) Không xảy ra pư

B. 7

2) BaSO4

C. 5

D. 6

3) Al(OH)3, CO2 4) Không xảy ra pư 5) S

Fanpage “Love Chemistry”
Email admin :

SĐT : 0983 967 522


Đỗ Thái Sơn
Dạy Hóa 10, 11, 12
6) H2S

Chuyên Ngành Hóa ĐH KHTN _ ĐHQG TPHCM
- Luyện thi lớp 10, THPT QG –
Bồi dưỡng học sinh giỏi

7) CO2

8)

Không xảy ra phản ứng

Câu 14)
Cho sơ đồ phản ứng :

KCl  A

+sođa

CaOCl2  B   A  B  KCl  X  KCl

NaCl  B

Chọn phát biểu sai :
A. A là HCl
B. X có thể là KClO
C. X có thể là KClO3
D. B có thể là HCl
B không thể là HCl vì từ HCl không tạo ra CaOCl2 bằng 1 pư
Câu 15) Cho các phản ứng hóa học sau đây :
(1) LiBr (r) + H2SO4 đặc nóng  LiHSO4 + HBr
(2) 8KI + 5H2SO4 đặc nóng  4K2SO4 + 4I2 + H2S + 4H2O
(3) FeCl2 + H2S  FeS + HCl
(4) 2KMnO4 + 5ZnCl2 + 8H2SO4 đặc  K2SO4 + 2MnSO4 + 5ZnSO4 + 5Cl2 + 8H2O
(5) 2KClO3 (r) + 12HCl đặc  2KCl + 5Cl2 + 6H2O
(6) Fe3O4 + 8HI  3FeI2 + I2 + 4H2O
Những phản ứng viết đúng là :
A. (2), (4), (5), (6)

B. (1), (3), (4), (5)

C. Chỉ có (1), (5)

D. Chỉ có (2), (5)


(1) Sai : Vì sinh ra Li2SO4, SO2, Br2, H2O (pư oxi hóa khử)
(2) Đúng
(3) Sai vì FeS tan được trong dd HCl
(4), (5), (6) Đúng
Câu 16) Để loại bỏ HCl có lẫn trong khí H2S ta cho hỗn hợp lội qua dung dịch ?
A. AgNO3 dư
B. KOH dư
C. KHS dư
D. Pb(NO3)2 dư

Fanpage “Love Chemistry”
Email admin :

SĐT : 0983 967 522


Đỗ Thái Sơn
Dạy Hóa 10, 11, 12
Không thể A, B, D :

Chuyên Ngành Hóa ĐH KHTN _ ĐHQG TPHCM
- Luyện thi lớp 10, THPT QG –
Bồi dưỡng học sinh giỏi
AgNO3 + H2S  Ag2S + 2HNO3
KOH + H2S  K2S + H2O
Pb(NO3)2 + H2S  PbS + 2HNO3

Câu 17) Cho các chất sau : K2SO3 khan, KOH đặc, Vôi sống mới nung, Na kim loại, H2SO4
đặc, P2O5, CaCl2 khan, CuSO4 khan. Số chất có thể dùng để làm khô khí clo có lẫn hơi
nước :

A. 4
B. 3
C. 5
D. 6
Nguyên tắc : Chất đó phải hút ẩm tốt và không làm mất đi chất cần làm khô
=> Loại K2SO3 , KOH, CaO vì
K2SO3 + Cl2 + H2O  K2SO4 + 2HCl
2KOH + Cl2  KClO + KCl + H2O
CaO + H2O  Ca(OH)2
Ca(OH)2 + Cl2  CaOCl2 + H2O
Câu 18) Có 100 ml dung dịch HCl 0,1 M (ddA) ; 100 ml dung dịch HF 0,1M (ddA’) ở cùng
250C. Cho các phát biểu sau
(1) Dung dịch A có pH lớn hơn dung dịch A’
=> Sai vì [H+]A > [H+]B => pHA < pHB
(2) Cho dung dịch AgNO3 lần lượt vào mỗi dung dịch thấy cả hai trường hợp đều có kết
tủa
=> Sai vì AgF là muối tan nên AgNO3 + HF không xảy ra pư
(3) Không có dung dịch nào có thể làm mất màu được dung dịch brom
(4) Dung dịch A và dung dịch A’ có độ dẫn điện như nhau
=> Sai (A) có nhiều ion hơn nên độ dẫn điện cao hơn
(5) Đun sôi đến cạn mỗi dung dịch thấy không còn lại dấu vết gì của chất rắn trong cà
hai trường hợp
=> Đúng, HCl và HF rất dễ bay hơi
(6) Cho cùng 100 ml dung dịch KOH 1M tác dụng với dung dịch A được dd A’, pha
loãng 1000 lần dung dịch A’ bằng nước cất thấy pH dung dịch sau pha loãng hầu như không
đổi so với pH dung dịch A’.
Đúng pH của dung dịch KCl bằng 7 không đổi

Fanpage “Love Chemistry”
Email admin :


SĐT : 0983 967 522


Đỗ Thái Sơn
Dạy Hóa 10, 11, 12

Chuyên Ngành Hóa ĐH KHTN _ ĐHQG TPHCM
- Luyện thi lớp 10, THPT QG –
Bồi dưỡng học sinh giỏi

Những phát biểu đúng là :
A. (1), (2), (3)

B. (3), (5), (6)

C. (1), (5), (6)

D. (2), (4), (5)

Câu 19) Cho các cặp chất sau :
(1) PBr3 và H2O

(2) H2S và nước Br2

(3) Br2 và H2O

(4) Br2 và dd HI

(5) H2 và Br2 (t0)


(6) KBr và H2SO4 đặc

(7) Cl2 và nước Br2

(8) NaBr và dd HCl

(9) Br2 và dd HCl

(10) I2 và nước brom
Số cặp chất phản ứng với nhau có thể tạo ra HBr là :
A. 7

B. 6

C. 5

D. 4

Các phản ứng xảy ra :
(1)

PBr3 + H2O  H3PO3 + 3HBr

(2)

H2S + Br2 

(3)


Br2 + H2O  HBr + HBrO

(4)

Br2 + HI  HBr + I2

(5)

H2 + Br2 ( to) 2HBr

(6)

KBr + H2SO4  K2SO4 + Br2 + SO2 + H2O

(7)

Cl2 + Br2 + H2O  HCl + HBrO3

(8)

Không xảy ra pư

(9)

Không xảy ra pư

S + 2HBr hoặc H2S + Br2 + H2O  HBr + H2SO4

(10) Br2 + I2 + H2O  HBr + HIO3
Câu 20) Cho các chất sau : dung dịch HI , MgBr2 rắn, dung dịch H2SO4 đặc, KCl rắn, dung

dịch NaOH. Số cặp chất tác dụng được với nhau ở điều kiện thường hoặc khi đun nóng là :
A. 5

B. 4

C. 3

D. 6

Các phản ứng xảy ra :
HI + H2SO4 đặc  I2 (đen) + SO2  + H2O
HI + NaOH  NaI + H2O
MgBr2 + H2SO4 đ, nóng  MgSO4 + Br2 + SO2 + H2O
Fanpage “Love Chemistry”
Email admin :

SĐT : 0983 967 522


Đỗ Thái Sơn
Dạy Hóa 10, 11, 12

Chuyên Ngành Hóa ĐH KHTN _ ĐHQG TPHCM
- Luyện thi lớp 10, THPT QG –
Bồi dưỡng học sinh giỏi

MgBr2 + NaOH  Mg(OH)2 trắng sữa + 2NaBr
KCl + H2SO4 đ, đun nóng  KHSO4 + HCl
H2SO4 + NaOH  Na2SO4 + H2O
Câu 21) Cho các phát biểu :

(1) Tính axit tăng dần theo thứ tự là HF < HCl < HBr < HI
=> Đúng.
Tính axit càng mạnh khi liên kết H – X càng phân cực và độ bền của liên kết này càng kém
Đi từ trên xuống dưới (từ F đến I) thì số lớp electron tăng dần nên bán kính tăng dần và tăng
mạnh. Còn độ âm điện cũng có giảm nhưng không nhiều
=> Độ bền liên kết H –X giảm mạnh hơn so với việc độ phân cực cũng giảm nhưng không
nhiều
=> Tính axit HF < … < HI
(2) Tính axit HClO4 > HClO
Đúng, HClO là một axit rất yếu (H – O – Cl) trong phân tử không có nguyên tử oxi có liên
kết đôi với Nguyên tử trung tâm để rút electron làm liên kết H-O phân cực ; Còn trong phân
tử HClO4 có tới 3 nguyên tử oxi có liên kết đôi với NTTT có tác dụng rút e rất mạnh làm
liên kết O-H lúc này phân cực mạnh, dễ phóng thích H+
(3) Hỗn hợp khí H2 và F2 (tỉ lệ 1:1) nổ trong bóng tối
=> Đúng.
Flo tác dụng với H2 mãnh liệt và nổ mạnh ở nhiệt độ rất thấp -2520C
(4) Có thể dùng bình thủy tinh vô cơ để đựng dung dịch axit HF
Sai
Khác với mọi HX khác, axit flohidric là axit duy nhất tác dụng được với SiO2
4HF + SiO2 (thành phần chính của thủy tinh vô cơ)  SiF4 + 2H2O
Rồi SiF4 dư tác dụng được với HF dư tạo ra axit hexaflosilixic H2SiF6 tan trong nước
Do Si ở chu kì 3 còn orbital 3d trống có khả năng đôi electron hóa trị chưa liên kết của các
nguyên tử Flo tạo liên kết phối trí hình thành phức chất [SiF6]2Fanpage “Love Chemistry”
Email admin :

SĐT : 0983 967 522


Đỗ Thái Sơn
Dạy Hóa 10, 11, 12


Chuyên Ngành Hóa ĐH KHTN _ ĐHQG TPHCM
- Luyện thi lớp 10, THPT QG –
Bồi dưỡng học sinh giỏi

(5) Trong 7 chất : dung dịch KI, dung dịch K2SO3, dung dịch K2CO3, H2, CH4, O2, khí
H2S thì Cl2 phản ứng được tối đa với 6 chất (với điều kiện tối đa chỉ là chiếu sáng)
Đúng, Trừ oxi thì các chất còn lại đều tác dụng được với clo
(6) F2 có phân tử khối lớn hơn H2O nên có nhiệt độ sôi cao hơn nước
=> Sai. Không cần xét sâu xa cũng biết chắc chắn sai
Vì ở điều kiện thường H2O ở thể lỏng ; F2 ở thể khí nên chắc chắn H2O phải có nhiệt độ sôi
cao hơn khí F2
Nếu xét kĩ hơn thì F2, H2O có mạng tinh thể phân tử (hoặc Vanderwal)
Nhiệt độ sôi của các chất có mạng tinh thể này phụ thuộc vào các loại tương tác : Khuếch
tán (thể tích phân tử đóng vai trò quyết định), Định hướng (Mạnh khi phân tử phân cực).
Muốn cho một chất sôi thì phải cung cấp năng lượng để cắt đứt liên kết giữa các phân tử
trong mạng tinh thể.
Phân tử H2O có độ phân cực (chính xác hơn là moment lưỡng cực của phân tử) cao hơn
nhiều so với của F2 ; đồng thời giữa các phân tử nước tạo được liên kết hidrogen nên
khiến nhiệt độ sôi cao bất thường. Còn giữa các phân tử F2 không tạo được liên kết hidrogen
Số phát biểu đúng là :
A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Câu 22) Cho sơ đồ thí nghiệm điều chế và thu khí clo trong phòng thí nghiệm từ các chất

ban đầu là MnO2 và dung dịch HCl đậm đặc.
(1)

Cl2

(2)
(6)

Hình 1

(3)

Fanpage “Love Chemistry”
Email admin :

(4)

(5)

SĐT : 0983 967 522


Đỗ Thái Sơn
Dạy Hóa 10, 11, 12

Chuyên Ngành Hóa ĐH KHTN _ ĐHQG TPHCM
- Luyện thi lớp 10, THPT QG –
Bồi dưỡng học sinh giỏi

Cho các phát biểu :

(1) Phễu (1) chứa dung dịch NaCl bão hòa
(2) Bình (2) chứa chất rắn có thể là MnO2
(3) Dung dịch ở (3) là H2SO4 đậm đặc
(4) Dung dịch ở (4) là NaOH đặc
(5) Ở bình (3) và (4) không thể lấp cả hai ống có độ dài bằng nhau
(6) Ở bình (3) và (4) có thể lấp bình ống dài hơn ở bên phải, ống ngắn hơn ở bên trái
(7) Có thể thay MnO2 bằng tinh thể muối ăn
(8) Nếu hệ thống không được kín, một lượng nhỏ khí clo thoát ra và làm ô nhiễm
phòng thí nghiệm thì có thể chọn cách phun NH3 dư để làm sạch không khí
(9) Nhúm bông ở bình (5) thường được tẩm dung dịch nước vôi trong
Số phát biểu đúng là :
A. 4

B. 3

C. 5

D. 6

--Hết-GIA SƯ BEE _ ĐHQG TPHCM : “ NIỀM TIN, CHẤT LƯỢNG, UY TÍN ”
Nhận dạy kèm học sinh các môn Toán, Lý, Hóa, Anh
Liên hệ : 0983 967 522
Fanpage facebook : “GIA SƯ BEE – ĐHQG TPHCM

Fanpage “Love Chemistry”
Email admin :

SĐT : 0983 967 522




×