Tải bản đầy đủ (.docx) (32 trang)

Kinh doanh quốc tế và tham nhũng tại địa phương: Thực tế và bài học từ Singapore và Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (668.69 KB, 32 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

BÀI TẬP NHÓM
MÔN: KINH DOANH QUỐC TẾ I
Lớp tín chỉ: Kinh doanh quốc tế I (219)_02

Chủ đề:
KINH DOANH QUỐC TẾ & THAM NHŨNG TẠI ĐỊA PHƯƠNG
THỰC TẾ VÀ BÀI HỌC TỪ SINGAPORE VÀ VIỆT NAM

Nhóm thực hiện: Nhóm 8
Mai Đức Toàn
Tưởng Phương Thảo
Hoàng Văn Hiếu

Hà Nội, tháng 03/2020
1


MỤC LỤC

1. Tham nhũng

Bản đồ về mức độ tham nhũng tại các quốc gia trên thế giới - màu đỏ chỉ mức độ trầm
trọng theo các báo cáo năm 2010
2


Tham nhũng là vấn đề đau đầu của tất cả các chính thể trên thế giới, bất kể trình độ
phát triển, định hướng, khu vực và truyền thống văn hóa với những mức độ khác nhau.


Có nhiều quan điểm khác nhau phân tích, đánh giá về căn bệnh mang tính toàn cầu này,
tuy nhiên hầu hết chỉ tập trung vào những biểu hiện bên ngoài của nó, những kiến nghị
hoặc biện pháp chống tham nhũng vì thế chẳng mấy hiệu quả ngoài việc ít nhiều làm yên
lòng dân chúng. Trên thực tế, việc giải quyết tệ nạn tham nhũng vẫn hoàn toàn bế tắc.
Tham nhũng không hề giảm bớt mà trái lại, dường như còn trầm trọng hơn, và người
hăng hái chống tham nhũng nhiều khi còn phải gánh những hậu quả khôn lường. Tình
trạng này buộc ta phải suy nghĩ lại về vấn đề một cách nghiêm túc và triệt để. Rõ ràng, để
chống tham nhũng một cách hiệu quả, chúng ta cần có phương pháp tiếp cận mới, cách
nhìn mới, không những khách quan mà còn phải toàn diện hơn.
Trước hết, chúng ta hãy trở lại với câu hỏi có tính chất xuất phát: Tham nhũng là gì?
1.1. Khái niệm
Theo nghĩa rộng, tham nhũng được hiểu là hành vi của bất kỳ người nào có chức vụ,
quyền hạn hoặc được giao nhiệm vụ, quyền hạn và lợi dụng chức vụ, quyền hạn, hoặc
nhiệm vụ được giao để vụ lợi.
Theo nghĩa hẹp và là khái niệm được pháp luật Việt Nam quy định (tại Luật phòng,
chống tham nhũng năm 2005), tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn
đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi. Người có chức vụ, quyền hạn chỉ giới hạn ở
những người làm việc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc hệ thống chính trị; nói
cách khác là ở các cơ quan, tổ chức, đơn vị có sử dụng ngân sách, vốn, tài sản của Nhà
nước. Việc giới hạn như vậy nhằm tập trung đấu tranh chống những hành vi tham nhũng
ở khu vực xảy ra phổ biến nhất, chống có trọng tâm, trọng điểm, thích hợp với việc áp
dụng các biện pháp phòng, chống tham nhũng như: kê khai tài sản, công khai, minh bạch
trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị, xử lý trách nhiệm của người đứng đầu.
1.2. Phân loại tham nhũng
Tham nhũng thường biểu hiện dưới các dạng sau:

3


- Tham nhũng vật chất: là dạng tham nhũng nhằm thỏa mãn những nhu cầu vật chất

của cá nhân như tiền bạc, tài sản... Đây là dạng tham nhũng phổ biến và dễ nhận thấy.
Trước đây, tham nhũng vật chất chủ yếu chỉ xảy ra ở lớp người có quyền lực với thủ đoạn
chủ yếu là dùng quyền lực được giao để chiếm đoạt tài sản của nhà nước, của công dân
nhằm vụ lợi cá nhân, nhưng ngày nay tham nhũng vật chất đã lan rộng ra mọi tầng lớp
dân cư trong xã hội, kể cả lớp người trước đây không thể tham gia vào hoạt động này như
thầy giáo, thầy thuốc… Tại nhiều quốc gia đang phát triển, tham nhũng vật chất đã trở
thành nguồn sống chủ yếu của một bộ phận quan chức và tầng lớp dân cư có địa vị trong
xã hội.
- Tham nhũng quyền lực: là dạng tham nhũng mà người tham nhũng lợi dụng quyền
lực cá nhân để đưa những người thân tín vào bộ máy công quyền cũng như vào các tổ
chức chính trị, xã hội, đơn vị kinh tế, tài chính... vì động cơ vụ lợi. Tham nhũng quyền
lực thường thể hiện ở các mức độ khác nhau như: Lạm dụng, vận dụng một cách sai trái
các quyền hợp pháp được nhà nước và xã hội trao cho; tạo ra các hình thức để mở rộng
quyền lực nhằm thỏa mãn những lợi ích không hợp pháp; lợi dụng quyền lực để thỏa mãn
khát vọng về quyền lực nhằm duy trì quyền lực đã tham nhũng được hoặc mưu cầu
cương vị quyền lực cao hơn… Điển hình cho dạng tham nhũng quyền lực là hiện tượng
nhiều cá nhân không xứng đáng, không đủ phẩm chất, trình độ, năng lực nhưng lại chiếm
giữ nhiều cương vị, nhiều vị trí quan trọng trong bộ máy Nhà nước, các tổ chức, đơn vị
kinh tế, tài chính. Tư tưởng “một người làm quan cả họ được nhờ”, “tham quyền cố vị”
chính là biểu hiện rõ nét nhất của dạng tham nhũng này.
Dưới góc độ phân loại học, tham nhũng còn được thể hiện ở các dạng sau:
- Tham nhũng lớn, tham nhũng nhỏ: Theo Bộ công cụ phòng, chống tham nhũng của
Liên hợp quốc, tham nhũng lớn là loại tham nhũng xâm nhập đến tận những cấp bậc cao
nhất của Chính phủ quốc gia, làm xói mòn lòng tin vào sự quản lý đúng đắn, nguyên tắc
nhà nước pháp quyền và sự ổn định của nền kinh tế. Tham nhũng nhỏ là tham nhũng liên
quan đến việc đổi chác một số tiền nhỏ, việc làm ơn không đáng kể bởi những người tìm
kiếm sự ưu đãi, hoặc việc sử dụng bạn bè hay họ hàng nắm giữ chức vụ nhỏ. Như vậy, có
thể thấy, tham nhũng lớn thường diễn ra trong lĩnh vực quản lý kinh tế nhà nước, với các
hiện tượng phổ biến như: tham ô tài sản, lập dự án ma, dự án khống để rút tiền, hối lộ các
4



quan chức cấp cao của bộ máy nhà nước để trúng thầu các dự án lớn, “lại quả” khi ký kết
hợp đồng mua sắm tài sản công…; tham nhũng nhỏ là dạng tham nhũng phổ biến bởi các
hiện tượng như: bồi dưỡng phong bì cho bác sĩ trong bệnh viện; thu học phí cao hơn quy
định của nhà nước trong các trường học; nạn mãi lộ trong cảnh sát giao thông, hiện tượng
nhũng nhiễu, vòi vĩnh của cán bộ các cơ quan quản lý nhà nước…
- Tham nhũng chính trị: là dạng tham nhũng được hình thành do sự câu kết giữa
những người có ảnh hưởng trong hệ thống chính trị, chủ yếu là những quan chức cấp cao
trong bộ máy cầm quyền, nhằm tạo ra những quyết định, hay tìm cách tác động thiên lệch
vào những quyết sách của nhà nước có lợi cho một cá nhân, doanh nghiệp hoặc những
nhóm lợi ích nào đó. Như vậy, có thể hiểu tham nhũng chính trị là sự lạm dụng quyền lực
chính trị được giao để thu lợi riêng, với mục đích tăng quyền hoặc tăng tài sản. Biểu hiện
của dạng tham nhũng này là: dùng vị trí chính trị, ảnh hưởng chính trị của mình để can
thiệp vào việc có hoặc không đưa ra một quyết định mang tính chính trị (chính sách, đạo
luật, thỏa thuận…) một cách thiên vị nhằm mục đích vụ lợi; mua bán, trao đổi các chức
vụ chính trị, vị trí có quyền lực, chạy chức, chạy quyền, sau đó dùng vị trí của mình để
trục lợi cá nhân…
- Tham nhũng hành chính: là dạng tham nhũng xảy ra phổ biến trong các hoạt động
quản lý hành chính của đội ngũ công chức hành chính. Ở đó những người được giao
quyền đã sử dụng quyền lực hành chính, trình tự thủ tục hành chính để gây khó khăn cho
công dân hoặc tổ chức nhằm trục lợi cho bản thân. Biểu hiện của tham nhũng hành chính
là: hạch sách, nhũng nhiễu trong việc thực hiện một thủ tục, một quyết định cụ thể nào đó
mà công dân, tổ chức có quyền được hưởng từ cơ quan hành chính nhà nước; thiên vị
trong thực hiện pháp luật…
- Tham nhũng kinh tế: là dạng tham nhũng xảy ra trong hoạt động quản lý kinh tế
như, sản xuất kinh doanh, dịch vụ, mua sắm tài sản công, quản lý tài sản… được thực
hiện bởi những người có thẩm quyền trong quản lý nhà nước về kinh tế, những người có
thẩm quyền trong doanh nghiệp nhà nước. Biểu hiện của tham nhũng kinh tế là: chiếm
đoạt trái phép các tài sản của nhà nước, công dân nhằm trục lợi cá nhân; ra các quyết định

kinh tế trái pháp luật hoặc thiên vị nhằm trục lợi cá nhân; lợi dụng sơ hở của pháp luật

5


hoặc vi phạm pháp luật để tiến hành sản xuất, kinh doanh, trục lợi, gây thiệt hại cho xã
hội…
Ngoài ra, tham nhũng còn được thể hiện dưới các dạng như: Tham nhũng công, tham
nhũng tư; tham nhũng cá nhân, tham nhũng tập thể; tham nhũng xuyên quốc gia, tham
nhũng trong nội bộ quốc gia; tham nhũng trực tiếp, tham nhũng gián tiếp; tham nhũng
chủ động (đưa hối lộ), tham nhũng bị động (nhận hối lộ)…
2.

Công ty nhìn nhận thế nào về tham nhũng và chống tham nhũng?
Tại Việt Nam, những năm gần đây, vấn đề tham nhũng trong nội bộ doanh nghiệp

cũng như giữa các doanh nghiệp ngoài nhà nước đã bắt đầu nhận được sự quan tâm của
các nhà hoạch định chính sách và cộng đồng doanh nghiệp. Nhiều báo cáo nghiên cứu đã
chỉ ra thực trạng, nguyên nhân và giải pháp đẩy lùi tham nhũng trong kinh doanh. Tuy
vậy, hiện tượng tham nhũng trong kinh doanh của khu vực ngoài nhà nước (giữa các
doanh nghiệp ngoài nhà nước với nhau và trong nội bộ của doanh nghiệp ngoài nhà
nước) chưa thực sự được nhận thức đầy đủ, được quan tâm thỏa đáng.
Báo cáo “Hiện trạng tham nhũng trong khu vực doanh nghiệp ở Việt Nam” cho thấy
tham nhũng không chỉ có trong mối quan hệ giữa doanh nghiệp với khu vực nhà nước mà
còn xảy ra giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp. Trong quan hệ giữa doanh nghiệp và
doanh nghiệp, các hình thức tham nhũng ít được nhận diện hơn, một phần vì bản thân các
doanh nghiệp chưa tự nhận thức được vấn đề này, phần khác vì thực chất tham nhũng
giữa các doanh nghiệp với nhau không phổ biến rộng rãi như trong mối quan hệ với cơ
quan nhà nước. Theo Báo cáo này, hoạt động thường xảy ra tham nhũng là đấu thầu lựa
chọn nhà cung cấp. Hình thức tham nhũng phổ biến trong khối doanh nghiệp với nhau

chủ yếu vẫn là tiền từ việc “lại quả” theo giá trị hợp đồng. Hình thức này cũng được ghi
nhận nhiều như một thông lệ trong giao dịch, làm ăn, để giữ mối quan hệ hay thúc đẩy
các hoạt động khác như thanh toán, giao nhận hàng hóa, dịch vụ, v.v… Chính sách ưu đãi
đối với người phụ trách kinh doanh, đàm phán: các khoản lại quả dưới 5% giá trị hợp
đồng. Báo cáo cũng phản ánh một số doanh nghiệp đã nhận diện được hiện tượng tham
nhũng trong bản thân nội bộ một doanh nghiệp, xác định được các loại hình doanh
nghiệp và các vị trí trong doanh nghiệp có nhiều khả năng xảy ra tham nhũng.
6


Theo Báo cáo: “Tham nhũng, hối lộ trong hoạt động của doanh nghiệp - Thực trạng
và giải pháp” do Thanh tra Chính phủ thực hiện năm 2013: điều đáng lo ngại là hành vi
đưa hối lộ có thể do doanh nghiệp chủ động thực hiện, việc chủ động liên kết giữa
doanh nghiệp và quan chức để có lợi thế kinh doanh được cho là khá phổ biến. Trong
mối quan hệ giữa các doanh nghiệp dân doanh, hiện tượng tham nhũng gồm có hối lộ
thương mại, gian lận, gửi giá và hình thức tham nhũng phổ biến là nhận hoa hồng. Hiện
tượng “gửi giá” trong đàm phán kinh doanh được khẳng định tồn tại tương đối phổ biến.
Nhận thức của doanh nghiệp về bản chất của các hành vi này tương đối thống nhất với tỷ
lệ 68,6% người được hỏi đồng ý cho rằng các hành vi như nhận hoa hồng, thỏa thuận gửi
giá, lại quả đều là hành vi tham nhũng xảy ra ở doanh nghiệp có vốn của nhà nước hay ở
doanh nghiệp dân doanh. Báo cáo cho rằng doanh nghiệp dân doanh phải đối phó với các
hành vi giống tham nhũng cả bên trong các hoạt động thường xuyên của doanh nghiệp.
Những hành vi cụ thể được nhận diện là thiếu minh bạch và nhận hối lộ trong tuyển dụng
lao động, sắp xếp, bổ nhiệm nhân sự, trong việc sử dụng tài sản, phương tiện của doanh
nghiệp vào công việc riêng, gian lận trong các khoản mua sắm, chi tiêu của doanh
nghiệp, xung đột lợi ích bên trong doanh nghiệp, gian lận trong chi trả và nhận các khoản
“hoa hồng” trong quan hệ giữa các doanh nghiệp, báo cáo tài chính không minh bạch...
và đều có những đặc điểm nổi bật về lạm dụng quyền hạn công (theo nghĩa quyền hạn
của lãnh đạo Doanh nghiệp và cộng đồng cổ đông trao cho) cho lợi ích tư.
Gần đây nhất, trong khuôn khổ Sáng kiến “Xây dựng năng lực cho các doanh nghiệp

nhỏ và vừa phòng ngừa tham nhũng”: Có đến gần 2/3 số doanh nghiệp (67%) cho rằng
họ thường xuyên nhận được gợi ý đưa hối lộ từ các doanh nghiệp đối tác và một tỉ lệ
tương tự từ các ngân hàng và tổ chức tài chính, ngân hàng. Điều này một lần nữa khẳng
định sự lan tràn ở phạm vi phổ biến của tham nhũng trong khu vực ngoài nhà nước. Nhất
quán với các điều tra khác, có đến 75% số doanh nghiệp cho rằng tham nhũng là trở ngại
nghiêm trọng đối với hoạt động kinh doanh của họ, bởi các lý do chính là (i) tham nhũng
gây tốn kém tiền bạc; (ii) phi đạo đức; (iii) chứa đựng nhiều rủi ro; (iv) không bao giờ
chấm dứt; (v) làm mất uy tín doanh nghiệp; và (vi) hủy hoại môi trường kinh doanh (đều
có đến trên 85% số doanh nghiệp đồng ý).
Tuy nhiên, cuộc điều tra cũng cho thấy các doanh nghiệp Việt Nam có rất ít kinh
nghiệm xây dựng các biện pháp tự phòng vệ, khi có tới 33% số doanh nghiệp chưa bao
7


giờ ban hành Bộ quy tắc ứng xử, và biện pháp được sử dụng thường xuyên nhất chỉ là xử
lý vi phạm (41%, cao hơn nhiều so với tỉ lệ 33% doanh nghiệp sử dụng hình thức khen
thưởng các hành vi chuẩn mực) và sử dụng kiểm toán bên ngoài (33%). Điều đáng lưu ý
là khi được hỏi về hình thức đối phó với các hành vi đòi hối lộ, có đến 31% doanh nghiệp
sẵn sàng đưa hối lộ, 47% doanh nghiệp đưa hối lộ nhưng sẽ thỏa thuận để có một dàn xếp
có lợi hơn. Chỉ có trên dưới 1/3 số doanh nghiệp nghĩ đến việc sử dụng các cơ chế chính
thức như tìm kiếm sự trợ giúp từ các cơ quan có thẩm quyền hay các hiệp hội, trong khi
đa số các doanh nghiệp tìm cách tự giải quyết (54% doanh nghiệp không tham vấn bất cứ
ai về cách phòng, chống tham nhũng). Đây cũng là một dấu hiệu cho thấy các doanh
nghiệp chưa thực sự tin tưởng vào khả năng bảo vệ hoặc trợ giúp của hệ thống pháp luật,
các cơ quan thi hành pháp luật và các hiệp hội kinh doanh trong lĩnh vực phòng, chống
tham nhũng.
Tóm lại, có thể xác định tham nhũng trong kinh doanh là loại hình tham nhũng xảy ra
trong các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, do các chủ thể có chức vụ, quyền hạn trong các
doanh nghiệp, tổ chức này thực hiện vì tư lợi. Trên bình diện quốc tế, loại hình tham
nhũng này được xác định bao gồm tham ô, biển thủ tài sản, hối lộ, gian lận tài chính, kinh

doanh nội gián.
Thực tiễn Việt Nam cho thấy loại hình tham nhũng này đã xuất hiện những năm gần
đây và đang dần gia tăng, trong đó nổi lên các hành vi có tính chất của tham ô tài sản và
nhận hối lộ. Thực tiễn này đang gây ra những tổn thất cho lợi ích của nhà đầu tư, phá vỡ
sự ổn định và tính liêm chính, minh bạch của môi trường kinh doanh và cuối cùng là ảnh
hưởng tới lợi ích của người tiêu dùng. Nhận thức của doanh nghiệp nói riêng và xã hội
nói chung về bản chất của các loại hành vi này thể hiện chúng đang được nhận diện đúng
và đang nhận được sự quan ngại của các nhà đầu tư, các doanh nghiệp và của toàn xã hội.
Tuy nhiên, một dấu hiệu rất đáng quan ngại là trong hoàn cảnh hiện nay, đa phần các
doanh nghiệp chấp nhận thỏa hiệp với tham nhũng, mặc dù họ nhận thức được tác hại của
tham nhũng và thể hiện sự mệt mỏi và đơn độc trong việc ngăn ngừa các nguy cơ tham
nhũng. Một trong những lý do của việc doanh nghiệp lựa chọn chiến lược “thỏa hiệp với
tham nhũng” là do thiếu sự tin tưởng vào các cơ quan chức năng của nhà nước và các
hiệp hội kinh doanh như là những đồng minh đáng tin cậy của họ trong công cuộc đấu
8


tranh chống tham nhũng. Ngoài ra, các doanh nghiệp Việt Nam cũng rất thiếu kiến
thức và hiểu biết về các cơ chế và biện pháp phòng ngừa và đối phó với tham nhũng.
Nói cách khác, hiệu quả của công tác phòng, chống tham nhũng trong kinh doanh thông
qua các cơ chế tự điều chỉnh của doanh nghiệp ở Việt Nam còn thấp và đây chính là một
lí do cho sự điều chỉnh của pháp luật đối với mảng quan hệ xã hội này.
3. Kinh nghiệm chống tham nhũng ở Singapore
Singapore là một hòn đảo nhỏ nằm ở mũi phía nam của bán đảo Malacca, Singapore
không chỉ thiếu đất để xây dựng những khu công nghiệp lớn hay phát triển nông nghiệp,
đến đất để xây dựng nhà ở cho người dân cũng không đủ, nước cũng không có để phục
vụ sản xuất và sử dụng. Những người lãnh đạo Singapore đã sớm nhận ra một chân lý chỉ
có phát triển kinh tế vững mạnh đất nước mới tồn tại và đứng vững được, và muốn phát
triển thì phải diệt trừ tham nhũng triệt để. Thực tế cho thấy những nước có nền kinh tế
phát triển nhất, đời sống cao nhất là những nước ít tham nhũng nhất, và ngược lại.

Hình thức chính trị Singapore là cộng hòa dân chủ đại nghị, trong đó Tổng thống
Singapore là nguyên thủ quốc gia, Thủ tướng Singapore là người đứng đầu chính phủ, và
có hệ thống đa đảng.
Nền kinh tế của Singapore là một nền kinh tế thị trường tự do với mức độ phát triển
cao và được xếp hạng là nền kinh tế mở nhất trên thế giới. Đây là quốc gia có nhiều
doanh nghiệp lớn vận hành trong nước nhất nhờ mức thuế thấp (doanh thu thuế chỉ chiếm
14,2% GDP), cùng với đó GDP bình quân đầu người của quốc gia này còn cao thứ ba
trên thế giới tính theo sức mua tương đương (PPP). Singapore là nơi đặt trụ sở của APEC.
Singapore được đánh giá là một trong những nước có tỷ lệ tham nhũng thấp nhất thế
giới. Theo số liệu thống kê chỉ số nhận thức tham nhũng của Tổ chức Minh bạch quốc tế
năm 2018, thì Singapore có số điểm 85, đứng thứ 3 trên thế giới cùng với New Zealand,
Phần Lan, Thuỵ Điển và Thuỵ Sỹ và cao nhất trong khu vực châu Á.
3.1.

Xây dựng cơ quan chống tham nhũng trong sạch, hiệu quả
“Chúng tôi ghê tởm trước lòng tham và sự suy đồi của những nhà
lãnh đạo châu Á – những người chiến đấu giành tự do cho dân tộc bị áp
bức lại trở thành kẻ cướp vì sự giàu có cho riêng mình” Lý Quang Diệu,
Hồi kí.
9


Cục điều tra chống tham nhũng Singapore (CPIB) thành lập năm
1952 và được trao thẩm quyền lớn, có các điều tra viên dày kinh
nghiệm và thực sự liêm chính.
CPIB hiện có 75 nhân viên, trong đó có 49 nhân viên điều tra (CPI
officers) và 26 nhân viên phục vụ. Tính đến tháng 4/2019, CPIB nhận
358 vụ được báo cáo liên quan đến tham nhũng và tiến hành điều tra
107 vụ mới trong năm 2018. Các vụ liên quan đến cá nhân vẫn chiếm
ưu thế, 88%, trong số tất cả các vụ được điều tra trong năm 2018. Tỷ

lệ kết án vẫn rất cao, trung bình 98% từ 2014-2018.
CPIB trực thuộc Thủ tướng Chính phủ, có quyền độc lập điều tra và
ngăn chặn tham nhũng. CPIB gồm có Cục trưởng, Cục phó, các trợ lý
Cục trưởng và các nhân viên điều tra chuyên nghiệp. CPIB được chia
thành 3 bộ phận: Bộ phận nghiệp vụ, Bộ phận trinh sát nghiệp vụ và
Bộ phận hành chính - kế hoạch. Mỗi bộ phận này do một Cục phó trực
tiếp lãnh đạo và quản lý.
Bộ phận nghiệp vụ là bộ phận quan trọng nhất, tập trung số lượng
lớn nhân viên có trình độ cao. Bộ phận này thực thi nhiệm vụ chủ yếu
trong đấu tranh chống tham nhũng và tiến trình điều tra các hành vi vi
phạm pháp luật có dấu hiệu của tội tham nhũng theo luật định. Bộ
phận nghiệp vụ được chia thành 4 đơn vị, mỗi đơn vị đảm trách điều
tra một số loại vụ việc, một số loại đối tượng nhất định. Trong đó có
đơn vị gọi tắt là SIT - đây là đơn vị được giao điều tra những nhân vật
quan trọng (có chức, có quyền và có địa vị xã hội) và các vụ việc có
tính chất phức tạp.
Bộ phận trinh sát nghiệp vụ có nhiệm vụ thu thập và xử lý các
thông tin về tham nhũng, xác minh tính chính xác của những thông tin
đã được cung cấp, nghiên cứu nhằm xác nhận và cung cấp các yêu cầu
cần thiết đối với điều tra nghiệp vụ.
Bộ phận hành chính - nghiệp vụ chịu trách nhiệm về vấn đề hành
chính, nhân sự, tổ chức của cơ quan, lập kế hoạch chiến lược cho cơ
quan điều tra chống tham nhũng. Ngoài ra, bộ phận này còn có chức
10


năng lập báo cáo cho Chính phủ và cung cấp thông tin cần thiết khác
cho các cơ quan trung ương có yêu cầu.
Trong bộ phận này còn có một đơn vị với chức năng ngăn chặn và
thẩm định, có nhiệm vụ xem xét, đánh giá cách thức hoạt động của

các cơ quan chính phủ có khuynh hướng tham nhũng để đưa ra những
nhận xét về những yếu kém, sơ hở trong quản lý điều hành làm nảy
sinh tham nhũng và các hành vi vi phạm pháp luật khác, từ đó kiến
nghị các biện pháp khắc phục và phòng ngừa một cách có hiệu quả.
CPIB là cơ quan duy nhất chịu trách nhiệm điều tra về các hiện
tượng tham nhũng trong tất cả các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, pháp lý
hay các cơ quan công quyền, khu vực tư nhân, hoặc xã hội dân sự.
CPIB được quyền điều tra đối với người bị tình nghi tham nhũng cho dù
người đó là ai, kể cả Thủ tướng. Trong trường hợp Thủ tướng bị tình
nghi tham nhũng, CPIB có thể xin đặc quyền của Tổng thống để tiến
hành cuộc điều tra, vì vậy có thể xóa bỏ mọi cản trở và điều này được
quy định trong Hiến pháp. CPIB không hề bị can thiệp trong quá trình
điều tra những vụ án tham nhũng. Trong thực tế, mỗi năm, CPIB tiến
hành điều tra khoảng 300 vụ và đã tiến hành điều tra đến cấp Bộ
trưởng.
3.2.

Luật pháp đủ mạnh
Kiểm soát tham nhũng là một trong những ưu tiên hàng đầu trong
chương trình nghị sự của chính phủ Singapore. Khi đảng Nhân dân
Hành động (PAP) tiếp quản chính quyền từ Anh, tham nhũng ở
Singapore vẫn phổ biến và Pháp lệnh Phòng chống tham nhũng (do
chính phủ Anh ban hành năm 1937) được nhận định là yếu kém. Vì vậy,
pháp lệnh được sửa đổi và thay thế bằng Luật Phòng chống tham
nhũng (POCA) vào năm 1960.
Kể từ đó, POCA đã trải qua nhiều lần sửa đổi để tăng sức mạnh cho
Cơ quan Điều tra Tham nhũng (CPIB). CPIB được đặt dưới sự giám sát
trực tiếp của Văn phòng Thủ tướng Chính phủ, có thể bắt giữ nghi
phạm, tìm kiếm những người bị bắt, kiểm tra tài khoản ngân hàng và
các tài sản khác của công chức bị điều tra. Hiệu quả của POCA được

11


đảm bảo bởi sự ra đời của các luật sửa đổi (năm 1963, 1966 và 1981)
và luật mới (năm 1989) để đối phó với những vấn đề phát sinh. Theo số
liệu năm 2016 tại Singapore, hơn 95% vụ án tham nhũng được đưa ra
xét xử đều chứng kiến bị cáo bị kết tội, trong đó công viên chức nhà
nước chỉ chiếm 10%, còn lại là lĩnh vực tư nhân.
Pháp luật Singapore quy định về hành vi tham nhũng và mức hình
phạt tương xứng với mỗi hành vi, bất cứ ai có hành vi tham nhũng sẽ bị
trừng phạt nghiêm khắc. Đồng thời, pháp luật quy định thủ tục điều tra
hành vi tham nhũng là một thủ tục đặc biệt, CPIB có quyền bắt giữ
những người bị tình nghi tham nhũng mà không cần Viện Công tố ra
lệnh, có toàn quyền tiến hành các hoạt động điều tra theo quy định
của Bộ luật Tố tụng hình sự mà không cần Viện Công tố cho phép; có
quyền khám xét, yêu cầu cung cấp thông tin về tài khoản ngân hàng
của bất kỳ ai bị tình nghi tham nhũng, kể cả tài khoản của vợ, con
người đó và những người có liên quan. Các công chức Singapore phải
giải trình, kê khai tài sản khi CPIB yêu cầu. Người nào được yêu cầu
đều phải cung cấp thông tin trung thực, nếu ai từ chối hay đưa thông
tin sai sự thật sẽ bị xử phạt, thậm chí có thể bị phạt tù. Những người
cung cấp thông tin sẽ được bảo vệ.
Singapore cũng có quy định những điều phải làm và những điều
cấm đối với công chức. Công chức Singapore bị cấm không được nhận
thưởng từ bất cứ ai do đã hay sẽ làm gì đó trong chức trách của mình;
Không được ăn uống hay giải trí với bất cứ ai có quan hệ làm việc,
nhằm tránh bị tố cáo là thiên vị; Không được mời ai có quan hệ làm
việc với mình đến dự tiệc do mình tổ chức; Không được đi nước ngoài
do nhà thầu tổ chức dưới danh nghĩa là “tập huấn” hay “kiểm tra” sản
phẩm mà nhà thầu đó cung cấp; Không được để cho nhà thầu thanh

toán các hóa đơn chi tiêu của mình...
3.3.

Cải cách hành chính công định hướng khách hàng
Từ khi lập quốc đến nay, Singapore đã trải qua nhiều đợt cải cách
hành chính lớn nhỏ. Năm 1959, khi giành được độc lập từ Anh, chính
12


phủ Singapore đã bắt đầu quá trình cải cách hành chính, hợp lý hóa cơ
cấu và các thủ tục nhằm đạt được các mục tiêu phát triển quốc gia.
Thông qua cuộc cải cách này, mảng công vụ dân sự Singapore được tái
tổ chức, thay đổi tâm lý "thuộc địa" của công chức nhà nước cũng như
sự vô cảm của họ với nhu cầu của dân chúng.
Điểm nổi bật của cuộc cải cách này là đóng cửa các cơ quan hành
chính yếu kém, thay thế chúng bằng các cơ quan có hiệu quả hơn;
thành lập Trung tâm Nghiên cứu chính trị (PSC) với nhiệm vụ thiết lập
các nguyên tắc và hoạt động chuẩn mực để tạo thành cốt lõi cải cách
khu vực công.
Đầu những năm 1980, Singapore tiến hành các cuộc cải cách hành
chính quy mô lớn, nhằm cung cấp các dịch vụ chất lượng cao và quản
lý tài chính được phân cấp nhiều hơn. Cuộc cải cách này tập trung vào
lĩnh vực như: ngân sách, hợp tác công - tư/tư nhân hóa, trọng dụng
nhân tài và chống tham nhũng, một trong những cải cách quan trọng
nhất.
Cải cách ngân sách chú trọng sự liên thông chặt chẽ giữa các bộ, sử
dụng các quy tắc hiến pháp tài chính, áp mức chi trần cho các bộ...
dưới sự giám sát của Bộ Tài chính).

13



14


Các bộ cũng có thể tự chuyển đổi ngân sách giữa các khoản chi vận
hành và phát triển. Bằng cách này, các bộ cố để tích lũy một khoản
thặng dư ngân sách để dùng trong những thời điểm khó khăn, chẳng
hạn khi dịch SARS bùng nổ năm 2002 hay khủng hoảng tài chính toàn
cầu 2008.
Hợp tác công - tư và sự ra đời của các cục tác vụ được định hình bởi
yếu tố tư nhân hóa dựa trên các nguyên tắc của quốc gia phát triển.
Các cục tác vụ, hoạt động như doanh nghiệp thông qua tư nhân hóa
toàn bộ hay một phần, được linh hoạt trong quản lý tài chính và nhân
sự - chẳng hạn họ không bị chính quyền trung ương quản lý như các
bộ. Điều này làm tăng tính độc lập vận hành và được xem là yếu tố
then chốt cho sự chuyển đổi các bộ thành các cục tác vụ.
Cục tác vụ có hội đồng quản trị đứng đầu là một thành viên cao cấp
của chính phủ. Giám đốc điều hành sẽ điều hành hoạt động của cục và
chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị. Thành viên của hội đồng
quản trị rất đa dạng, bao gồm cả người uy tín ở khu vực tư nhân trong
và ngoài nước. Ngoài ra còn có thể có hội đồng cố vấn, với thành viên
là những người có uy tín quốc tế và am hiểu lĩnh vực đó.
Việc chuyển sang nền hành chính công định hướng khách hàng là
bước quan trọng để Singapore tiến tới nền hành chính công gần gũi với
nhu cầu của công dân, thông qua việc cung cấp các dịch vụ dựa trên
khách hàng, xóa bỏ các luật lệ, thủ tục, thói quan liêu... Sáng kiến gần
đây nhất là chương trình Public Service for the 21st Century (PS21, tạm
dịch: Công vụ trong thế kỷ 21) nhằm tạo ra văn hóa đón nhận thay đổi
liên tục để hoạt động hiệu quả hơn trong giới công chức, viên chức.

Cải cách chế độ nhân tài đã được giới thiệu ngay từ đầu những năm
1960. Chính phủ ban hành chiến lược giữ người và đuổi người có chọn
lọc, hay nói cách khác, những công chức có năng lực được giữ lại còn
những người không có bị cho thôi việc. Năng lực là yếu tố duy nhất
được đem ra xem xét trong việc tuyển dụng và mức lương được trả dựa
trên giá thị trường.
15


3.4. Trọng dụng người tài
Quá trình cải cách hành chính ở Singapore gắn liền với việc trọng
dụng người tài tại các cơ quan công quyền. Ngay từ khi vừa tách khỏi
Malaysia, chế độ sử dụng nhân tài đã trở thành xương sống trong việc
quản lý tài năng ở khu vực công tại Singapore.
Mỗi năm, các học bổng của chính phủ được cấp cho sinh viên theo
học tại các trường đại học hàng đầu, hầu hết ở nước ngoài. Cuộc cạnh
tranh để giành lấy những suất học bổng này, dựa trên thành tích học
tập, hoạt động ngoại khóa và khả năng lãnh đạo, luôn được quan tâm.
Những người du học bằng học bổng trở về bắt buộc phải gia nhập lực
lượng công chức cấp cao, nơi họ được thử thách, đào tạo và trang bị để
trở thành những lãnh đạo hàng đầu trong hệ thống cơ quan công
quyền. Những người giỏi nhất trở thành thư ký thường trực (quản lý
hành chính tại một bộ) hoặc thậm chí là bộ trưởng.
Hàng năm, các công chức phải trải qua một cuộc đánh giá năng lực
toàn diện, được xếp loại và tái xem xét tiềm năng sự nghiệp. Việc đánh
giá được thực hiện dựa trên sự thể hiện của công chức cũng như tiềm
năng của họ trong việc đạt được vị trí cao hơn, chứ không phải là thâm
niên. Nhiều người bị loại "thẳng tay" để nhường chỗ cho những người
mới.
Kể từ thập niên 1990, chế độ sử dụng nhân tài ở Singapore bắt đầu

chuyển từ xuất phát điểm là chủ nghĩa quân bình sang những mối
quan ngại về việc tưởng thưởng và đãi ngộ dựa trên hiệu quả công
việc. Chính phủ bắt đầu trả lương cho những quan chức và lãnh đạo
chính trị hàng đầu mức lương vào hàng cao nhất thế giới, thu hút
những người Singapore tài giỏi và gia tăng chi phí cơ hội của tham
nhũng. Mức lương cho công chức được trả theo giá thị trường tương
đương với khu vực tư nhân.
Cây viết Thomas Friedman của New York Times từng bình luận rằng
hệ thống công quyền Singapore là một trong những hệ thống hiệu quả
và ít tham nhũng nhất thế giới, đi cùng tiêu chuẩn cao về kỷ luật và
16


tinh thần trách nhiệm. Nhiều người cho rằng đây chính là yếu tố chính
đưa đến thành công cho Singapore, một trong 4 "con rồng châu Á".

17


4. Thực trạng phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam
Tổ chức Minh bạch Quốc tế (Transparency International) có đại
diện ở hơn 100 quốc gia, hàng năm khảo sát hơn 150 nền kinh tế thế
giới, đã xếp thứ hạng tham nhũng của Việt Nam như sau:
Báo Lao Động đưa tin: “Theo công bố về chỉ số cảm nhận tham
nhũng 2013 của Tổ chức Minh bạch Quốc tế ngày 3/12/2013, Việt Nam
xếp hạng 116/177 quốc gia và vùng lãnh thổ với điểm số 31/100 (số 0
chỉ mức độ tham nhũng cao và 100 là rất trong sạch).
Thời báo Ngân hàng ngày 22/3/2018 cho biết: Theo dữ liệu của Diễn
đàn Kinh tế Thế giới, trong chỉ số nhận thức tham nhũng 2017 của Tổ
chức Minh bạch Quốc tế, Việt Nam chỉ đứng ở vị trí 107 trong 180 quốc

gia và vùng lãnh thổ.
Nói chung, từ năm 2017 trở về trước, Việt Nam đứng trong top 30
nước tham nhũng nhiều nhất của thế giới. Ở châu Á, Việt Nam cùng
Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Malaysia, Campuchia… là những nước
tham nhũng nhiều nhất. Ở Đông Nam Á, Việt Nam cũng xếp trong top
4, tức là top các nước tham nhũng nhiều nhất.

4.1. Những thành tựu, kết quả đạt được trong công tác đấu
tranh phòng, chống tham nhũng ở nước ta trong những năm
qua
4.1.1. Về chủ trương, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam
Đảng ta coi tham nhũng là một trong những nguy cơ đối với chế độ
ta, hành vi chủ yếu của tham nhũng là tham ô, chiếm đoạt, đòi và
nhận hối lộ, các hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn để làm giàu bất
chính. Đảng ta xác định đấu tranh phòng, chống tham nhũng là một bộ
phận hợp thành của sự nghiệp cách mạng của toàn Đảng, toàn dân.
18


Công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng đòi hỏi phải sử dụng
đồng bộ nhiều biện pháp; đấu tranh phòng, chống tham nhũng có hiệu
quả là góp phần quan trọng thúc đẩy sự nghiệp đổi mới và công cuộc
xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam. Đó cũng là cơ sở chính trị đặc biệt
quan trọng để Nhà nước xây dựng, ban hành thể chế, chính sách phục
vụ công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng. Đây là thành tựu
quan trọng về mặt lý luận, soi sáng cho thực tiễn đấu tranh phòng,
chống tham nhũng ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.
4.1.2. Về thể chế của Nhà nước
Cam kết của Chính phủ Việt Nam đối với công cuộc phòng, chống
tham nhũng được thể hiện qua các nỗ lực hoàn thiện khung pháp lý và

hệ thống thể chế. Thành tựu đầu tiên về thể chế là sự ra đời của Luật
phòng, chống tham nhũng. Luật này đã được Quốc hội khóa XI, kỳ họp
thứ 8 thông qua ngày 29-11- 2005, Sau đó, thực hiện Nghị quyết Trung
ương 3 (Khóa X) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng về công tác
phòng, chống tham nhũng, lãng phí và Luật phòng, chống tham nhũng.
Chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng đến năm 2020 đã được
ban hành kèm theo Nghị quyết số 21/NQ-CP ngày 12-5-2009 của Chính
phủ. Chiến lược xác định rõ 5 quan điểm, 5 mục tiêu cụ thể, 5 nhóm
giải pháp với 3 giai đoạn thích hợp nhằm từng bước ngăn chặn, đẩy lùi
và loại trừ những nguy cơ phát sinh hành vi tham nhũng.
Bên cạnh đó, đồng tình, hưởng ứng cùng với cộng đồng quốc tế trong
công cuộc phòng, chống tham nhũng và lưu tâm đến tính chất toàn
cầu của hiện tượng tham nhũng. Việt Nam cũng đã phê chuẩn Công
ước Liên hợp quốc tế về phòng, chống tham nhũng (UNCAC) cũng vào
năm 2009.
Đi liền với hệ thống thể chế là việc các cơ quan đặc trách phòng,
chống tham nhũng các cấp từ Trung ương đến địa phương đã được

19


thành lập, kiện toàn về tổ chức và củng cố về nhân sự. Có thể kể đến
một số cơ quan sau:
a) Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng
Ban Chỉ đạo do Thủ tướng Chính phủ đứng đầu có trách nhiệm chỉ
đạo, phối hợp, kiểm tra, đôn đốc hoạt động phòng, chống tham nhũng
trong phạm vi cả nước; giúp việc cho Ban chỉ đạo Trung ương về
phòng, chống tham nhũng có các bộ phận thường trực hoạt động
chuyên trách. Ban Chỉ đạo chịu trách nhiệm trước Ban Chấp hành
Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Ủy ban thường vụ

Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền
hạn của mình trong công tác phòng, chống tham nhũng theo đúng quy
định của Hiến pháp và pháp luật.
Sau Hội nghị Trung ương 6 (khóa XI), Ban Chỉ đạo hiện nay trực thuộc
Bộ Chính trị, chức vụ Trưởng Ban Chỉ đạo được giao cho Tổng Bí thư
nhằm bảo đảm tính độc lập của cơ quan chỉ đạo về phòng, chống tham
nhũng đối với bộ máy hành chính nhà nước.
b) Ban Chỉ đạo cấp tỉnh về phòng, chống tham nhũng
Các Văn phòng Ban chỉ đạo cấp tỉnh đã tham mưu, giúp việc và phục
vụ cho các Ban chỉ đạo cấp tỉnh trong việc xây dựng chương trình, kế
hoạch phòng, chống tham nhũng, báo cáo kết quả công tác phòng,
chống tham nhũng; chuẩn bị nội dung, chương trình cho các cuộc họp
của Ban chỉ đạo, giúp các thành viên Ban chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ
kiểm tra, đôn đốc về phòng, chống tham nhũng trên địa bàn…
c) Thành lập các đơn vị chuyên trách về phòng chống tham nhũng
Theo quy định tại khoản 1 Điều 75 Luật phòng, chống tham nhũng
hiện hành, trong Thanh tra Chính phủ, Bộ Công an, Viện kiểm sát nhân
dân tối cao có đơn vị chuyên trách về chống tham nhũng. Theo tinh
20


thần đó, các đơn vị chuyên trách về chống tham nhũng tại Thanh tra
Chính phủ (Cục Chống tham nhũng), Viện kiểm sát nhân dân tối cao(Vụ
Thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra án tham nhũng), Bộ
Công an (Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng) đểu đã được
thành lập, kiện toàn tổ chức và đi vào hoạt động nghiệp vụ, từng bước
phát huy hiệu quả, nâng cao chất lượng thanh tra, điều tra, truy tố các
vụ việc, vụ án tham nhũng, góp phần tích cực trong công tác phòng
chống tham nhũng.
Thanh tra là hoạt động kiểm soát có tính chất nội bộ cả bộ máy hành

chính nhà nước. Thanh tra Chính phủ có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo,
hướng dẫn công tác thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp
luật về phòng, chống tham nhũng; trường hợp phát hiện hành vi tham
nhũng thì đề nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xử lý; Bên cạnh đó,
Thanh tra Chính phủ xây dựng hệ thống dữ liệu chung về phòng, chống
tham nhũng.
Ngoài ra, để phối hợp phòng, chống tham nhũng, Kiểm toán Nhà
nước có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc kiểm toán nhằm phòng
ngừa, phát hiện tham nhũng, trường hợp phát hiện tham nhũng thì đề
nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xử lý; Bộ Công an, Bộ Quốc
phòng có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo thực hiện hoạt động điều tra tội
phạm về tham nhũng; Viện kiểm sát nhân dân tối cao có trách nhiệm
tổ chức, chỉ đạo thực hiện hoạt động truy tố các tội phạm về tham
nhũng; kiểm soát hoạt động điều tra xét xử, thi hành án đối với các tội
phạm về tham nhũng; Tòa án nhân dân tối cao có trách nhiệm xét xử,
hướng dẫn công tác xét xử các tội phạm về tham nhũng.
4.1.3. Về hoạt động thực thi phòng, chống tham nhũng
Trên nhiều mặt, hoạt động thực thi phòng chống tham nhũng ở nước
ta trong những năm qua đã đạt những kết quả quan trọng và tạo được
sự chuyển biến rõ nét. Công tác tuyên truyền, giáo dục phòng, chống
tham nhũng gắn liền với việc thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm
21


theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trong các cơ quan Đảng, Nhà
nước thuộc các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể
quần chúng, đã tạo được chuyển biến tích cực trong nhận thức, ý thức
và trở thành hành động thực tiễn trong phòng, chống tham nhũng. Việc
phòng ngừa tham nhũng với những giải pháp đồng bộ đang từng bước
phát huy tác dụng, mang lại hiệu quả thiết thực. Công tác phát hiện,

xử lý các vụ, việc, vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp được
phát hiện, xử lý nghiêm theo pháp luật.

Số vụ khởi tố
Số bị can
Số vụ truy tố
Số vụ xét xử
Số bị cáo
Số tiền tham nhũng được thu hồi
Diện tích đất được thu hồi

(Bảng 1: Kết quả công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng trong 5
năm thực hiện Luật phòng, chống tham nhũng)
Các tập đoàn kinh tế, tổng công ty sở hữu nguồn vốn khổng lồ của
Nhà nước tới hơn 1 triệu 240 nghìn tỷ đồng, số làm ăn có lãi rất ít,
phần lớn đều làm ăn cầm chừng, kém hiệu quả. Không ít doanh nghiệp
nợ tín dụng cao hơn 10 lần vốn sở hữu. Chưa kể một số khác đầu tư
dàn trải tràn lan ngoài ngành, làm mất hết vốn của Nhà nước, không
còn khả năng trả nợ, phải làm thủ tục phá sản. Khá nhiều công ty, xí
nghiệp, nông trường quốc doanh làm ăn thua lỗ triền miên, nhưng có
một nghịch lý là, trong khi đời sống người lao động điêu đứng thì những
22


người lãnh đạo chủ chốt ở đây lại giàu lên nhanh chóng, trở thành
những nhà tỷ phú, “tư sản đỏ”.
Nợ xấu khó đòi của các ngân hàng thương mại quốc doanh tồn đọng
khá lớn, đến nay vẫn chưa giải quyết xong.
Nợ công của Chính phủ không ngừng tăng lên, năm 2017 tương
đương 58% GDP, năm 2018 Chính phủ trình Quốc hội nợ công có thể

tương đương hơn 64% GDP. Tuy tình hình chưa có gì nguy hiểm, nhưng
tính bình quân đầu người, mỗi người dân gánh nợ cho Chính phủ trên
dưới 20 triệu đồng cho các khoản chi tiêu công của Chính phủ, trong
khi đại đa số nhân dân còn rất nghèo.
Tình hình trốn thuế, lậu thuế, khai man thuế, nhất là nợ thuế không
trả được đã lớn hơn cả chục ngàn tỷ đồng. Các công ty ma buôn bán
hóa đơn giá trị gia tăng, gây thiệt hại cho công quỹ hàng trăm tỷ đồng.
Tình hình bất tuân lệnh Chính phủ, đua nhau xây dựng trụ sở mới,
trang bị nội thất đắt tiền, mua và đổi ô tô sang trọng, chi tiêu hành
chính vượt xa mức quy định. Dùng công quỹ làm quà biếu với giá trị
lớn.
Đi khảo sát, tham quan, du lịch, học tập ở nước ngoài cho bản thân
và gia đình.
Lập quỹ đen chi dùng cho cá nhân và phe, nhóm liên hoan chè
chén, ăn chơi trác táng… gây thiệt hại nặng nề cả về vật chất và uy tín
của Đảng.
Đặc biệt, không nơi nào trên thế giới như ở Việt Nam, những vụ kiện
tụng về đất đai, công sở, nhà ở của dân chiếm tỷ lệ lớn nhất, phức tạp
nhất, kéo dài nhiều ngày nhất với 70% tổng số các vụ, việc tiêu cực
tham nhũng. Hàng trăm ngàn héc-ta đất, hàng chục triệu m2 nhà đã
rơi vào tay “giặc nội xâm”, gây nên nhiều thảm cảnh hết sức đau lòng.
Những vụ kiện tụng vượt cấp lên Trung ương diễn ra liên miên, đến này
vẫn chưa chấm dứt được. Nguyên do của nó là đua nhau “trải thảm đỏ”
mời gọi đầu tư, khiến cho nhiều khu “đất vàng” ở đô thị, nhiều khu
“đắc địa” ở nông thôn, bờ biển bán với giá rẻ như bèo, nhà đầu tư thu
siêu lợi nhuận. Hàng trăm dự án treo, có những dự án treo hơn chục
23


năm, dân mất đất, mất nhà, mất công ăn việc làm, sống bần cùng. Đất

công, nhà công bị đem cho thuê, sang nhượng, buôn bán trái phép.
Bỏ ra hàng chục triệu USD mua phương tiện, máy móc cũ, lạc hậu
đem về không dùng được, phải đắp chiếu làm phế liệu.
Cổ phần hóa trì trệ, chậm chạp, định giá tài sản công thấp hơn giá
thị trường cả chục lần. Số tiền lớn thất thoát chắc chắn chảy vào túi
phe nhóm tham nhũng.
Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) và các chuyên gia kinh tế giàu
kinh nghiệm của thế giới công tác ở Việt Nam từng nhận xét: Tình hình
tham ô, hối lộ, lãng phí, quan liêu như đã nêu, cùng với nhiều rủi ro
khác, đã dẫn đến hệ lụy công quỹ Việt Nam thất thoát nhiều năm
không dưới 5 tỷ USD/mỗi năm.
Một số vụ tham nhũng điển hình đã bị phanh phui, vạch trần trong
những năm qua ở nước ta:
Vụ tham nhũng đất công ở thị xã Đồ Sơn, thành phố Hải
Phòng với 8 bị cáo phải ra hầu tòa; trong đó có cả những cán bộ
chủ chốt của ngành Tài nguyên–Môi trường thị xã Đồ Sơn và thành phố
Hải Phòng cũng như cán bộ cơ quan Đảng, chính quyền thị xã Đồ Sơn,
như nguyên Giám đốc Sở Tài nguyên – Môi trường Hải Phòng, nguyên
Trưởng phòng quản lý đất đai Hải Phòng, nguyên Bí thư Thị ủy Đồ Sơn,
nguyên Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường Vạn Hương, nguyên Bí thư
Đảng ủy phường Vạn Hương, nguyên Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường
Vạn Sơn, Đồ Sơn… Các bị cáo nói trên bị truy tố theo các tội danh “tội
lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” và “tội thiếu
trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”. Sau vụ án trên lại xảy ra một
vụ án liên quan đến đất đai khác ở Hải Phòng, mà bị cáo giữ vai trò chủ
yếu lại là một vị nguyên Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hải
Phòng – bị khởi tố với tội danh “thiếu tinh thần trách nhiệm gây hậu
quả nghiêm trọng” do những sai phạm liên quan đến dự án Quán
Nam, Hải Phòng.
Công trình “Tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ” (tượng

bằng đồng, cao 12,6m, nặng 220 tấn) vốn là một công trình văn hoá có
24


giá trị, ý nghĩa lịch sử trọng đại đối với quốc gia, dân tộc cũng không
tránh khỏi vấn nạn tham nhũng. Các bị cáo trong vụ án, như Phó giám
đốc Sở Văn hóa – Thông tin tỉnh Điện Biên, Trưởng ban quản lý xây
dựng tượng đài, Giám đốc công ty Mỹ thuật Trung ương… trong năm
2007 đã bị khởi tố về các tội “cố ý làm trái”, “tham ô tài sản”, “lạm
dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”. Những kẻ tham
nhũng đã xúc phạm nghiêm trọng đến tình cảm thiêng liêng của mọi
người dân Việt Nam dành cho những đồng bào và chiến sĩ đã ngã
xuống để làm nên chiến thắng Điện Biên “lừng lẫy năm châu, chấn
động địa cầu”.
Hành vi tham nhũng còn xảy ra ngay tại cơ quan Thanh tra và
những người làm công tác thanh tra – những chiến sĩ tiên phong trên
mặt trận chống “giặc nội xâm”. Điển hình là vụ Lương Cao Khải,
nguyên Vụ phó Vụ thanh tra kinh tế 2, nguyên Trưởng đoàn thanh
tra các dự án tại Tổng Công ty dầu khí Việt Nam, đã nhận của các đối
tượng bị thanh tra 13.500 USD và 200 triệu đồng. Khải đã ba lần đưa
hối lộ cho ông Quách Lê Thanh – nguyên Tổng Thanh tra Chính phủ
khoảng 110 triệu đồng (ông này đều đã báo cáo và nộp lại cho Ban Nội
chính Trung ương). Lương Cao Khải đã bị truy tố về các tội “lợi dụng
chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, “nhận hối lộ và đưa hối
lộ”.
Những vụ án tham nhũng nói trên phản ánh tính chất đặc biệt
nghiêm trọng và những hậu quả nặng nề mà tội phạm tham nhũng gây
ra đối với đất nước ta. Việc phanh phui, vạch trần vụ việc đó, đưa
những kẻ phạm tội ra ánh sáng và chịu sự phán xử nghiêm khắc theo
quy định của pháp luật thể hiện sự quyết tâm rất cao của Đảng, Nhà

nước, các cơ quan chức năng trong cuộc chiến chống tham nhũng. Đó
cũng là những kết quả tích cực của công tác phòng, chống tham nhũng
ở nước ta hiện nay; từng bước xoa dịu những bức xúc trong dư luận xã
hội và tạo được sự phấn khởi, tin tưởng của các tầng lớp nhân dân vào
hiệu lực, hiệu quả công tác thực thi pháp luật về phòng, chống tham
nhũng.
25


×