Buổi
1
Tiết
3
2
3
3
3
4
5
3
3
Chủ đề
Ôn tập truyện
trung đại
Ôn tập về : Số
từ; Lượng từ;
Chỉ từ.
Tìm hiểu chung
về văn miêu tả
Biện pháp tu từ
So sánh; Nhân
hoá
Phương pháp
tả cảnh;
Phương pháp
tả người
3
Cảm thụ văn
bản : Bài học
đường đời đầu
tiên; Vượt thác;
Đêm nay Bác
không ngủ
7
3
Biện pháp tu từ
Ẩn dụ ; Hoán
dụ
8
3
6
Kiểm tra khảo
sát
HS yếu, kém
Nắm được kiến thức cơ bản
về truyện trung đại và làm
được các bài tập ở mức độ
nhận biết, thông hiểu về
truyện trung đại
Nắm được kiến thức cơ bản
về số từ, lượng từ, chỉ từ và
làm được các bài tập ở mức
độ nhận biết, thông hiểu về
số từ, lượng từ, chỉ từ
Nắm được kiến thức cơ bản
về các đặc điểm cơ bản văn
miêu tả, làm được các bài tập
ở mức độ nhận biết, thông
hiểu về các đặc điểm cơ bản
văn miêu tả
Nắm được kiến thức cơ bản
về phép tu từ so sánh, nhân
hóa và làm được các bài tập
ở mức độ nhận biết, thông
hiểu về phép tu từ so sánh,
nhân hóa
Nắm được kiến thức cơ bản
về phương pháp tả cảnh;
phương pháp tả người, làm
được các bài tập ở mức độ
nhận biết, thông hiểu về
phương pháp tả cảnh;
phương pháp tả người
Nắm được kiến thức cơ bản
về 3 văn bản: Bài học đường
đời đầu tiên; Vượt thác và
Đêm nay Bác không ngủ,
làm được các bài tập ở mức
độ nhận biết, thông hiểu về
các văn bản: Bài học đường
đời đầu tiên; Vượt thác và
Đêm nay Bác không ngủ
Nắm được kiến thức cơ bản
về bptt ẩn dụ, hoán dụ và làm
được các bài tập ở mức độ
nhận biết, thông hiểu về
bptt ẩn dụ, hoán dụ
Vận dụng kiến thức cơ bản
đã học để làm được các bài
Nội dung
HS trung bình
Nắm vững được kiến thức c
truyện trung đại và làm được
tập ở mức độ thông hiểu, vậ
thấp về truyện trung đại
Nắm vững được kiến thức c
số từ, lượng từ, chỉ từ và là
các bài tập ở mức độ thôn
vận dụng thấp về số từ, lư
chỉ từ
Nắm vữngđược kiến thức cơ
các đặc điểm cơ bản văn
làm được các bài tập ở
thông hiểu, vận dụng thấp
đặc điểm cơ bản văn miêu tả
Nắm vững được kiến thức c
phép tu từ so sánh, nhân hó
được các bài tập ở mức đ
hiểu, vận dụng thấp về ph
so sánh, nhân hóa
Nắm vữngđược kiến thức cơ
phương pháp tả cảnh; phươ
tả người, làm được các bà
mức độ thông hiểu, vận dụ
về phương pháp tả cảnh;
pháp tả người
Nắm vữngđược kiến thức cơ
3 văn bản: Bài học đường
tiên; Vượt thác và Đêm n
không ngủ, làm được các b
mức độ thông hiểu, vận dụ
về các văn bản: Bài học đư
đầu tiên; Vượt thác và Đ
Bác không ngủ
Nắm vững được kiến thức c
bptt ẩn dụ, hoán dụ và làm đ
bài tập ở mức độ thông h
dụng thấp về bptt ẩn dụ, ho
Vận dụng kiến thức cơ bản
để làm được các bài tập ở
1
9
10
11
12
13
14
15
3
3
3
3
3
3
3
Các thành phần
chính của câu.
Câu trần thuật
đơn. Chữa lỗi
chủ ngữ,vị ngữ.
Cảm thụ văn
bản: Lượm, Cô
Tô, Cây tre Việt
Nam
Văn bản nhật
dụng
Ôn tập về dấu
câu.
Văn bản hành
chính công vụ
Kiểm tra học kì
II
tập ở mức độ nhận biết,
thông hiểu về các nội dung
đã được ôn tập
Nắm được kiến thức cơ bản
về các thành phần chính của
câu và làm được các bài tập
ở mức độ nhận biết, thông
hiểu về các thành phần chính
của câu
Nắm được kiến thức cơ bản
về câu trần thuật đơn, chữa lỗi
chủ ngữ,vị ngữ và làm được
các bài tập ở mức độ nhận
biết, thông hiểu về câu trần
thuật đơn, chữa lỗi chủ ngữ,vị
ngữ
Nắm được kiến thức cơ bản
về 3 văn bản: Lượm, Cô Tô,
Cây tre Việt Nam, làm được
các bài tập ở mức độ nhận
biết, thông hiểu về các văn
bản: Lượm, Cô Tô, Cây tre
Việt Nam
Nắm được kiến thức cơ bản
về các văn bản nhật dụng đã
học và làm được các bài tập
ở mức độ nhận biết, thông
hiểu về các văn bản nhật
dụng đã học
Nắm được kiến thức cơ bản
về dấu câu và làm được các
bài tập ở mức độ nhận biết,
thông hiểu về dấu câu
Nắm được kiến thức cơ bản
về các mẫu văn bản hành
chính công vụ và làm được
các bài tập ở mức độ nhận
biết, thông hiểu về mẫu văn
bản hành chính công vụ
Vận dụng kiến thức cơ bản
đã học để làm được các bài
tập ở mức độ nhận biết,
thông hiểu
về các nội dung đã học ở kì 2
2
thông hiểu, vận dụng thấp v
nội dung đã được ôn tập
Nắm vững được kiến thức cơ b
các thành phần chính của câu v
được các bài tập ở mức độ
hiểu, vận dụng thấp về các
phần chính của câu
Nắm vững được kiến thức cơ b
câu trần thuật đơn, chữa lỗ
ngữ,vị ngữ và làm được các bài
mức độ thông hiểu, vận dụng
về câu trần thuật đơn, chữa lỗ
ngữ,vị ngữ
Nắm vữngđược kiến thức cơ b
2 văn bản: Lượm, Cô Tô, Câ
Việt Nam, làm được các bài
mức độ thông hiểu, vận dụng
về các văn bản: Lượm, Cô Tô
tre Việt Nam
Nắm vững được kiến thức cơ b
các văn bản nhật dụng đã h
làm được các bài tập ở mứ
thông hiểu, vận dụng thấp v
văn bản nhật dụng đã học
Nắm vững được kiến thức cơ b
dấu câu và làm được các bài
mức độ thông hiểu, vận dụng
về dấu câu
Nắm vững được kiến thức cơ b
mẫu văn bản hành chính công
làm được các bài tập ở mứ
thông hiểu, vận dụng thấp v
văn bản hành chính công vụ
Vận dụng kiến thức cơ bản đ
để làm được các bài tập ở m
thông hiểu, vận dụng thấp v
nội dung đã đã học ở kì 2
GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ VĂN 6 HỌC KÌ II
NS:
NG:
CHỦ ĐỀ 1: ÔN TẬP TRUYỆN TRUNG ĐẠI
A- Mục tiêu .
Giúp hs
- Củng cố kiến thức về các văn bản truyện trung đại đã học.
- Nắm được đặc điểm cơ bản của truyện trung đại.
- Vận dụng làm các bài tập ở mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng tấp, vận dụng cao
về các truyện trung đại đã học
- GD lòng biết ơn sống có tình nghĩa, biết yêu thương con người và hiếu thảo với cha
mẹ.
B. Phương pháp, phương tiện , kĩ thuật dạy học
- Phương pháp: Đọc sáng tạo, gợi tìm, nghiên cứu, tái tạo, phát vấn, đàm thoại , thuyết
trình
- Kĩ thuật động não,
- Phương tiện : SGK, SGV, GA, bảng phụ.
C- Tiến trình tổ chức bài học .
I- Tổ chức:
II- Kiểm tra bài cũ : không
III- Bài mới .
TIẾT 1: ÔN TẬP
HOẠT ĐỘNG CỦA GV&HS
NỘI DUNG
- HS tóm tắt Nhận xét
- Tìm bố cục của văn bản ? Nêu
nội dung chính của từng phần ?
-Câu chuyện giữa con hổ và bà
đỡ Trần diễn ra ntn ?
I: Văn bản: Con hổ có nghĩa
1. Bố cục: 2 phần
- P1: Từ đầu sống qua đc : câu chuyện giữa con
hổ với bà đỡ Trần.
- P2: còn lại: câu chuyện giữa con hổ với người
kiểm củi .
2: Nội dung chính
1- Câu chuyện giữa con hổ với bà đỡ Trần
- Hổ xông tới cùng bà đỡ Trần đến đỡ đẻ cho hổ cái
- Đền ơn = cách tặng bà 1 cục bạc sống qua năm
mất mũa đói kém .
=> Tg vận dụng sinh động bp nt nhân cách hoá : hổ
trở lên như một co người.
2- Câu chuyện giữa hổ và người kiếm cúi.
- Hổ bị hóc xương đc bác tiều phu cứu sống
- Hổ đền ơn đáp nghĩa bác tiều
- Bác tiều qua đời hổ đến bên quan tài tỏ lòng
thương tiếc.
- Mỗi dịp giỗ bác tiều hôe lại đem dê hoặc lợn đến
tế.
=> Dùng biện pháp nhân cách hoá nhưng , các chi
tiết nghệ thuật tạo ra sự hấp dẫn mới.
* Có sự nâng cấp trong khi nói về con hổ sau so với
- Tg sử dụng biện pháp nghệ
thụt gì ? Tác dụng ?
- Câu truyện giữa con hổ và bác
tiều phu xẩy ra ntn?
- Nhận xét nghẹ thuật của tg khi
kể câu chuyện.
* Chỗ này cần so sánh
? Đó có phải là sự lặp lại nhàm
chán ko ?
- Nêu nhg nét đặc sắc về nghệ
thuật và nội dung của 2 truyện ?
- Tìm bố cục của văn bản ? Nêu
3
nội dung chính của từng phần ?
- Thầy thuốc họ Phạm đc giới
thiệu với nhg nét đáng chu ý
nào ?
- Em nhận xét gì về địa vị, vai
trò của thầy thuốc họ Phạm ?
- Người đương thời trọng vọng
ông vì lí do gì ?
- Cho thấy phẩm chất gì của
ông ?
- Thái y lệnh rơi vào tình
huống như thế nào ? Theo em
tình huống ấy có gay cấn ko?
Có mâu thuẫn ko ? Vì sao ?
con hổ trước, con hổ trước đền ơn một lần là xong
con hổ sau đền ơn mãi . Kết cấu truyện có 2 con hổ
ko phải là trùng lặp .
3- Nghệ thuật: Nhân cách hoá, mượn chuyện loài
vật để nói chuỵện con người, nhằm đề cao ân nghĩa
trọng đạo làm người.
I: Văn bản: Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng
1- Công đức của thái y lệnh họ phạm
- Có nghề y gia truyền
- Là thầy thuốc trông coi chữa bệnh trong cung vuachức thái y lệnh
Là người có địa vị, là một thầy thuốc giỏi.
- Đem hết của cải … tích chữ thóc gạo … ko ngại
bệnh dầm dề máu mủ . Cứu sống hơn ngàn người…
Thương người, có lòng nhân ái bao la
2- Thái y lệnh kháng lệnh vua cứu người bệnh
nghèo.
- Tình huống: lựa chọn với việc đi cứu người bệnh
nghèo và vào cung vua theo lệnh vua
Tình huống gay go , có sự mâu thuẫn quyết liệt.
- Quyết định: “Tôi có mắc tội… tôi xin chịu tội” .
Đi cứu người bệnh nghèo trước
Đặt mạng sống của người bệnh lên trên hết. Trị
bệnh vì người có thể hi sinh ko sợ quyền uy.
=> Là người có bản lĩnh và nhân cách cao đẹp .
3- Hanh phúc của thái y lệnh
- Người bệnh được cứu sống vua mừng
rỡ gọi là “bậc lương y chân chính”. Về sau con
cháu đc làm quan lương y .
- Mâu thuẫn ấy đc giải quyết
ntn? Lời đáp và hành động ấy
chứng tỏ điều gì ?
- Trị bệnh cứu người trc,vào
cung khám bệnh sau cách xử
thế bản lĩnh đó đã dẫn đến kết
quả gì ?
- Tại sai chống lệnh vua mà
thầy thuốc họ phạm vẫn đc vua
khen thưởng ? Qua đó em thấy
vua là người ntn ?
( Vua là người có lòng nhân ái,
biết quý trọng người tài đức. Là
ông vua đức độ sáng suốt )
Qua câu chuyện em rút ra bài *Bài học: Làm thầy thuốc phải rèn luyện tu dưỡng
học gì cho nhg người làm nghề nhân đức, luôn đặt tính mệnh người bệnh lên trên
hết. Đồng thời phải có bản lĩnh, trí tuệ.
thầy thuốc .
- Nêu nhg nét đặc sắc về nghệ
thuật và nội dung của truyện ?
3. Nghệ thuật: Xây dựng tình huống
TIẾT 2: LUYỆN TẬP
PHẦN BÀI TẬP CHUNG
Câu 1 : Với văn bản này, biện pháp nghệ thuật cơ bản, bao trùm được sử dụng là biện
pháp gì? Tại sao lại dựng lên chuyện "Con hổ có nghĩa" mà không phải là "Con người
có nghĩa"? Truyện đề cao, khuyến khích điều gì cần có trong cuộc sống con người?
4
Trả lời:
- Biện pháp nghệ thuật cơ bản, bao trùm được sử dụng trong truyện là: tưởng tượng
hư cấu.
- Dựng lên chuyện "con hổ có nghĩa" sẽ tạo ra tính hấp dẫn cho chuyện kể, hơn nữa
nó nhấn mạnh lối sống tình nghĩa, đến con vật còn sống có nghĩa cớ sao con người lại
có thể không như
- Truyện con hổ có nghĩa đề cao lối sống ân nghĩa trong đạo làm người: phải biết
ơn người đã cứu giúp mình trong cơn hoạn nạn, ghi nhớ ân nghĩa ấy suốt đời.
Câu 2. Tại sao tác giả lại chọn con hổ làm nhân vật chính trong truyện mà không chọn
con vật khác như con hươu, con ngựa,...?
Trả lời:Bởi vì con hổ vốn là một con vật hung dữ, dữ tợn. Chọn con hổ để nói chuyện
ân nghĩa sẽ khiến cho tính chất ca ngợi, bài học đạo đức của câu chuyện trở nên sâu sắc
hơn.
Câu 3: Lập bảng tóm tắt năm sự việc đã diễn ra giữa mẹ con thầy Mạnh tử (thuở nhỏ),
theo mẫu sau đây.
Sự Con
việc
Mẹ
1
bắt chước những người ở nghĩa địa
đào, chôn, lăn, khóc
dọn nhà ra gần chợ
2
bắt chước những người ở chọ nô
nghịch cách buôn bán điên đảo
dọn nhà đến ở cạnh trường học
3
bắt chước những đứa trẻ học tập lễ
phép, cắp sách vở
vui lòng nói "chỗ này là chỗ con ta ở được
đây"
4
thấy nhà hàng xóm giết lợn, về hỏi
mẹ :"Người ta giết lợn làm gì thế"
Bà mẹ nói đùa "Để cho con ăn dấy" xong
đó hối hận vì đã nói dối con, bà mẹ đi mua
thịt lợn đem về cho con ăn thật.
5
đang đi học, bỏ học về nhà chơi
cắt đứt tấm vải đang dệt trên khung
Câu 4: Ý nghĩa của việc dạy con trong ba sự việc đầu là gì? Trong hai sự việc sau là
gì? Ở hai sự việc sau, về ý nghĩa có gì khác so với ba sự việc đầu? Hãy nêu lên tác
dụng của cách dạy con của bà mẹ thầy Mạnh Tử.
a, Ý nghĩa của viêc dạy con trong ba sự việc đầu: Bà mẹ muốn con làm theo những
điều tốt đẹp, không muốn con bắt chước những điều xấu, những điều không nên.
b, Ý nghĩa của việc dạy con trong hai sự việc sau: Bà mẹ dạy con không nên nói dối,
không được bỏ học để đi chơi.
c, Ý nghĩa của việc dạy con trong hai sự việc sau có gì khác so với ba sự việc đầu:
- Ba sự việc đầu: Muốn tạo cho con một môi trường sống tốt đẹp, phù hợp.
- Hai sự việc sau: Muốn dạy cho con lối sống có đạo đức, có chí học hành.
d, Tác dụng của cách dạy con của bà mẹ thầy Mạnh Tử: Thầy Mạnh Tử học tập rất
chuyên cần, sau này trở thành một bậc đại hiền.
Câu 5 : Em hình dung bà mẹ thầy Mạnh Tử là người như thế nào?
Bà mẹ thầy Mạnh Tử là người mẹ thương con nhưng không nuông chiều con,
ngược lại rất nghiêm khắc, bà cũng có cách dạy con rất đặc biệt, là một người mẹ hiền
từ, mẫu mực.
5
Câu 6: Hãy đọc lại chú thích dấu sao ở bài Con hổ có nghĩa, đoạn nói về cách viết
truyện trung đại, từ đó nêu nhận xét về cách viết truyện Mẹ hiền dạy con.
Truyện mẹ hiền dạy con có các đặc điểm sau:
- Tính chất giáo huấn
- Có nhiều tình tiết
- Gắn với sử
- Cốt truyện đơn giản
- Kể chuyện thông qua hành động, ngôn ngữ của nhân vật
Câu 7: Hãy kể ra những chi tiết nói về nhân vật Thái y lệnh họ Phạm, Từ đó:
a, Trả lời các câu hỏi sau:
- Vị thái y lệnh là người thế nào?
- Trong những hành động của ông, điều gì làm em cảm phục nhất và suy nghĩ nhiều
nhất?
b, Phân tích, bình luận lời đối thoại của vị Thái y với quan Trung sứ: "Ngài đáp: Tôi có
mắc tội...tôi xin chịu tội"
Trả lời:
Vị Thái y lệnh cứu người trên nguyên tắc y học, bệnh nặng, bệnh nguy kịch phải cứu
trước, bệnh nhẹ để sau. Trước lời đe dọa của Trung sứ, Thái y không run sợ, lấy tính
mạng ra để gìn giữ y đức, nguyên tắc cứu người của mình. Thái y lệnh là một người
thầy thuốc hết sức nhân từ, thương người nghèo, dùng tiền của của mình để cứu chữa
cho những người nghèo mà không đòi hỏi được đền ơn hay trả công.
Câu 8: Trước cách xử lý của Thái y lệnh, thái độ của Trần Anh Vương diễn biến như
thế nào? Qua đó nhân cách của Trần Anh Vương được thể hiện ra sao?
Trả lời:
Thái độ của Trần Anh Vương:
- Lúc đầu: quở trách vị thái y
- Lúc sau: khen ngợi vị lương y, tỏ rõ sự hài lòng, mừng rỡ của mình vì đất nước có
được người thầy thuốc giỏi.
- Nhận xét về nhân cách của Trần Anh Vương: là vị vua anh minh, công bằng, biết lo
lắng cho dân cho nước, trọng người đức hạnh, tài giỏi.
TIẾT 3: LUYỆN TẬP (tiếp)
BÀI TẬP DÀNH CHO HS KHÁ, GIỎI
Câu 1: Qua câu chuyện Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng có thể rút ra cho những
người làm nghề y hôm nay và mai sau bài học gì?
Trả lời:
Bài học rút ra:
- Thầy thuốc phải thương yêu bệnh nhân
- Thầy thuốc phải hết lòng vì bệnh nhân
- Thầy thuốc phải giữ đúng nguyên tắc cứu người
- Thầy thuốc chữa bệnh không phân biệt giàu nghèo, địa vị xã hội
- Thầy thuốc không chịu khuất phục trước quyền uy
Câu 2: Hãy so sánh nội dung y đức được thể hiện ở văn bản Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở
tấm lòng với văn bản kể về Tuệ Tĩnh.
Trả lời:
6
- Những điểm giống nhau: Hai vị thầy thuốc đều là những người hết lòng vì người
bệnh, chữa bệnh không phân biệt giàu nghèo, địa vị mà theo nguyên tắc, theo y đức.
- Những điểm bổ sung cho nhau:
+ Thái y lệnh bổ sung cho Tuệ Tĩnh: Người thầy thuốc phải giữ đúng nguyên tắc
chữa bệnh cứu người của mình kể cả khi bị đe dọa đến tính mạng.
+ Tuệ Tĩnh bổ sung cho Thái y lệnh: chữa bệnh cho người mà không cần đến đền
ơn hay trả công.
Câu 3. Có người cho rằng: Có người cho rằng: Thái y lệnh có thể bị giết hoặc bị bắt
giam khi từ chối quan Trung sứ. Nếu điều này diễn ra thì Thái y lệnh sẽ không còn cơ
hội để cứu giúp dân nghèo; còn nếu ông hi sinh một trường hợp cứu người đàn bà như
trong truyện để vào vương phủ chữa bệnh thì ông được sống để tiếp tục cứu nhiều
người nghèo bị bệnh khác.
Em hãy tranh luận với ý kiến trên.
Trả lời:
- Nếu Thái y lệnh làm như thế thì suốt đời sẽ phải hối hận vì đã bỏ mặc một sinh
mạng đang nguy kịch.
- Hơn nữa, Thái Anh Vương là vị vua anh minh, sáng suốt, sẽ khắc có cách xử trí,
Thái y lệnh ắt hẳn phải tin tưởng vị vua mà mình đang trung thành.
Câu 4: Một bậc lương y chân chính theo mong mỏi của Trần Anh Vương phải như thế
nào? Hãy so sánh nội dung đó với nội dung trong lời thề của Hi-pô-cờ-rát được trích ở
phần Đọc thêm.
Trả lời:
- Lương y chân chính theo mong mỏi của Trần Anh Vương là: người không chỉ giỏi
về nghề nghiệp mà con có lòng nhân đức, thương xót người bệnh.
- So sánh:
+ Giống nhau: Đều chữa bệnh miễn phí cho người nghèo.
+ Khác nhau: Lời thề của Hi-pô-cờ-rát vẫn đề cập đến chuyện thù lao, chỉ là ở mức
không quá đáng, còn Thái y lệnh hoàn toàn không đề cập đến chuyện thù lao.
Câu 5: Nhan đề văn bản này nguyên văn chữ Hán là Y thiện dụng tâm. Có sách dịch
nhan đề trên là Thầy thuốc giỏi ở tấm lòng, ở đây dịch: Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm
lòng. Vậy có gì khác nhau? Em tán thành cách nào? Vì sao?
Trả lời:
- Cụm từ cốt nhất đóng vai trò quan trọng trong nhan đề
- Phải giữ lại cụm từ này vì nếu bỏ đi thì cả câu nói sẽ bị hiểu nhầm thành thầy
thuốc chỉ cần tấm lòng là đủ, nhưng thầy thuốc phải cần có cả chuyên môn, khả năng
cứu chữa.
Câu 6. Trong dân gian, người ta vẫn thờ hổ, có phải vì hổ có nghĩa hay vì một lí do nào
khác?
Trả lời:
Trong dân gian người ta thờ hổ bởi sức mạnh của nó, hổ được coi là chúa sơn lâm,
nên dân gian xem hổ là con vật linh thiêng, thờ hổ nhằm cầu cho mọi việc được nâng
đỡ, được bảo trợ.
Truyện Con hổ có nghĩa gồm hai câu chuyện về loài hổ.
Truyện thứ nhất: Một bà đỡ họ Trần người huyện Đông Triều một đêm nọ được hổ cõng
vào rừng. Đến nơi bà thấy một con hổ cái đang sinh nở rất khó khăn bèn giúp hổ cái
sinh con trót lọt. Hổ đực mừng rỡ đào lên một cục bạc biếu bà. Nhờ có cục bạc của hổ
mà bà sống qua được năm mất mùa đói kém.
7
Truyện thứ hai: Bác tiều ở huyện Lạng Giang đang bổ củi ở sườn núi thấy một con hổ bị
hóc xương bèn giúp hổ lấy xương ra. Để tạ ơn, hổ biếu bác một con nai. Khi bác tiều
mất, hổ đến viếng. Từ đó, mỗi lần giỗ bác, hổ lại đưa dê hoặc lợn về biếu gia đình bác.
Câu 7. Hãy đọc đoạn thơ của Nguyễn Đình Chiểu trong phần Đọc thêm và cho biết
đoạn thơ này bổ sung điều gì về y đức cho bài thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng?
Trả lời:
Ý nghĩa bổ sung về y đức của đoạn thơ: xem nỗi đau của người bệnh cũng như là
nỗi đau của chính mình.
Câu 8. Em hiểu như thế nào về câu tục ngữ "Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng"?
Rạng có nghĩa là sáng, nghĩa là trở nên tốt đẹp hơn, đối lập với rạng, đen có nghĩa
là trở nên xấu xa đi. Câu tục ngữ khuyên con người nên biết chọn môi trường sống,
chọn bạn mà chơi để cho mình học hỏi được những điều tốt đẹp (gần đèn) mà trở nên
tốt đẹp hơn.
Câu 9: Hãy phát biểu cảm nghĩ của em về sự việc: Bà mẹ thầy Mạnh Tử đang ngồi dệt
vải trông thấy con bỏ học về nhà chơi, liền cầm dao cắt đứt tấm vải đang dệt trên
khung.
Hành động cầm dao cắt đứt tấm vải đang dệt thể hiện:
- Về cảm xúc: sự tức giận, nhưng nhiều hơn cả là sự quyết liệt trong việc dạy con của
bà mẹ.
- Về lí trí: Bà mẹ muốn cho con thấy, việc con bỏ học cũng sẽ gây ra hậu quả như
việc cắt đứt tấm vải đang dệt.
Câu 10: Từ chuyện mẹ con thầy Mạnh tử xưa, em có suy nghĩ gì về đạo làm con của
mình?
- Phải biết vâng lời cha mẹ, lắng nghe những dạy dỗ, khuyên nhủ của cha mẹ.
- Nên học tập những điều tốt đẹp, không bắt chước những điều xấu xa.
- Cố gắng học hành.
Câu 11. Có hai yếu tố Hán Việt đồng âm:
- tử: chết
- tử: con
Hãy cho biết các kết hợp dưới đây được sử dụng với nghĩa nào?
công tử, tử trận, bất tử, hoàng tử, đệ tử, cảm tử.
- công tử: tử là con
- tử trận: tử là chết
- bất tử: tử là chết
- hoàng tử: tử là con
- đệ tử: tử là con
- cảm tử: tử là chết
Câu 12. Theo em, những trẻ em hư hỏng hiện này có nguyên nhân gì từ phía giáo dục
gia đình?
Các nguyên nhân:
- Gia đình có môi trường sống không lành mạnh (bố mẹ li hôn, gia đình có bạo lực,
bố mẹ không quan tâm, bỏ bê con cái).
- Gia đình giáo dục sai cách dẫn đến phản ứng ngược (quá khắt khe với con cái,
không tôn trọng, lắng nghe những sở thích, tâm sự riêng của con)
- Bố mẹ dạy con một đằng nhưng lại làm một nẻo, không làm gương cho con.
4: Củng cố
- GV khái quát lại nội dung bài học.
8
- Chuẩn bị bài mới: số từ, lượng từ, chỉ từ
Ns
Ng
Chủ đề 2: SỐ TỪ, LƯỢNG TỪ, CHỈ TỪ
A- Mục tiêu .
Giúp hs :
- Nắm chắc ý nghĩa và công dụng của số từ, lượng từ, chỉ từ.
- Rèn luyện KN dùng số từ, lượng từ, chỉ từ trong khi nói,viết.
- Giáo dục ý thức học tập bộ môn.
B- Phương pháp, phương tiện , kĩ thuật dạy học.
- Phương pháp : Quy nạp, phân tích mẫu, thực hành .
- kĩ thuật động não
- Phương tiện : SGK, SGV, GA, Bảng phụ .
C- Tiến trình tổ chức bài học .
ITổ chức :
II- Kiểm tra bài cũ :
Tóm tắt truyện con hổ có nghĩa. Nêu nội dung và nghệ thuật nổi bật của tác phẩm?
Truyện muốn nhắn nhủ chúng ta điều gì?
III- Bài mới
Tiết 1: LÝ THUYẾT
HOẠT ĐỘNG CỦA
GV&HS
NỘI DUNG
I: Số từ và lượng từ.
1. Khái niệm số từ
Theo các định nghĩa chuẩn xác trong Sách Giáo Khoa
số từ là các từ để chỉ số lượng và thứ tự của các vật.
Khi nói về số lượng vật thông thường số từ đứng
trước danh từ còn khi biểu thị thứ tự của sự vật số từ
lượng từ là gì?
thường nằm sau danh từ.
cho ví dụ?
2. Khái niệm lượng từ
Lượng từ thường nói về số lượng ít hay nhiều của các
sự vật. Dựa theo vị trí cụm danh từ lượng từ cũng có
2 loại đó là nhóm chỉ toàn thể và nhóm chỉ tập hợp
hoặc phân phối.
Với nhóm từ chỉ ý nghĩa toàn thể sẽ gồm các từ như:
tất cả, các, toàn thể, toàn bộ,…
Với nhóm từ chỉ ý nghĩa tập hợp hoặc phân phối có
các từ như: từng, những, mỗi…
3. Các ví dụ số từ lượng từ
Ví dụ số từ
– Lớp chúng tôi sỉ số hai mươi ba em học sinh.
chỉ từ là gì? Chỉ từ có chức => Số từ trong câu đó là “hai mươi ba”, trong câu
năng gì trong câu? Cho ví trên số từ đứng trước danh từ “học sinh”.
– Canh bốn, canh năm vừa chợp mắt
9
Số từ là gì? Cho ví dụ/
dụ?
Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh.
=> Số từ trong câu đó là “bốn, “năm”, vai trò biểu thị
thứ tự của sự vật “canh” và thường đứng sau danh từ.
Ví dụ lượng từ
– Lớp chúng tôi tất cả em học sinh đều có hạnh kiểm
tốt.
=> Lượng từ trong câu đó là “tất cả”, đứng trước
danh từ “học sinh”.
4. Cách phân biệt số từ và lượng từ
Cả số từ và lượng từ đều đứng trước danh từ nhưng
số từ chỉ rõ số lượng cụ thể, còn lượng từ chỉ mang
tính chất ước chừng, chung chung.
II: Chỉ từ.
1; Khái niệm: chỉ từ là những từ ngữ trỏ vào sự vật,
hiện tượng giúp người đọc người nghe xác định được
sự vật trong khoảng không gian hoặc thời gian.
2. Vai trò chỉ từ trong câu
Trong một câu nói, chỉ từ làm nhiệm vụ đó là phụ
ngữ cho cụm danh từ, một số trường hợp khác chỉ từ
còn đứng ở chủ ngữ, vị ngữ hoặc trạng ngữ. Với các
ví dụ bên dưới các em sẽ biết cách dùng đúng nhất.
3. Ví dụ minh họa chỉ từ
– Ngôi làng kia là quê hương tôi, nơi tôi sinh ra và
lớn lên.
=> Chỉ từ trong câu trên đó là từ “kia”, “nơi”.
– Tôi và An là đôi bạn rất thân chơi với nhau từ nhỏ,
có việc gì cũng chia sẻ và giúp đỡ cùng tiến bộ. Hôm
nọ, chúng tôi cãi nhau, đó cũng là lần đầu tiên chúng
tôi tranh cãi.
=> Chỉ từ trong câu trên sử dụng từ “nọ”, “đó”.
– Bạn Hiền là học sinh giỏi của lớp 6A. Đó cũng là
lớp trưởng và người bạn thân thiết nhất của tôi.
=> Chỉ từ trong câu từ “đó”. Chỉ từ này làm chủ ngữ
trong câu trên.
TIẾT 2: LUYỆN TẬP
BÀI TẬP CHUNG
Câu 1. Tìm chỉ từ trong những câu sau đây. Xác định ý nghĩa và chức vụ của các chỉ từ
ấy.
a, Vua cha xem qua một lượt rồi dừng lại trước chồng bánh của Lang Liêu, rất vừa ý,
bèn gọi lên hỏi. Lang Liêu đem giấc mộng gặp thần ra kể lại. Vua cha ngẫm nghĩ rất
lâu rồi chọn hai thứ bánh ấy đem tế Trời, Đất cùng Tiên vương.
b, Đấy vàng, đây cũng đồng đen
Đây hoa thiên lí, đây sen Tây Hồ
c, Nay ta đưa năm mươi con xuống biển, nàng đưa năm mươi con lên núi, chia nhau cai
quản các phương.
10
d, Từ đó nhuệ khí của nghĩa quân ngày một tăng.
Trả lời:
Chỉ từ
Chức vụ
a ấy
xác định hai thứ bánh được chọn là bánh của Lang Liêu
b đấy, đây
chỉ vị trí của sự vật trong không gian
c nay
xác định thời gian của câu nói
d từ đó
xác định thời gian diễn ra sự việc
Câu 2: Thay các cụm từ in đậm dưới đây bằng những chỉ từ thích hợp và giải thích vì
sao cần thay như vậy
a, Giặc tan vỡ. Đám tàn quân giẫm đạp lên nhau chạy trốn, tráng sĩ đuổi đến chân núi
Sóc (Sóc Sơn). Đến chân núi Sóc, một mình một ngựa, tráng sĩ lên đỉnh núi, cởi giáp
sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời.
b, Người ta còn nói khi ngựa thét ra lửa, lửa đã thiêu cháy một làng, cho nên làng bị lửa
thiêu cháy về sau gọi là làng Cháy.
Trả lời:
Cụm từ
Chỉ từ thay Giải thích
thế
đến chân núi
Sóc
đến nơi
tránh lặp từ, người đọc cũng có thể hiểu được đến nơi
ấy là đến chân núi Sóc
làng bị lửa
thiêu cháy
làng ấy
tránh lặp từ, làng ấy mang tính xác định thay cho làng
bị lửa thiêu cháy
Câu 3: Có thể thay các chỉ từ trong đoạn dưới đây bằng những từ hoặc cụm từ nào
không? Rút ra nhận xét về tác dụng của chỉ từ.
Năm ấy, đến lượt Lí Thông nộp mình. Mẹ con hắn nghĩ kế lừa Thạch Sanh chết
thay. Chiều hôm đó, chờ Thạch Sanh kiếm củi về, Lí Thông dọn một mâm rượu thịt ê
hề mời ăn, rồi bảo:
- Đêm nay, đến phiên anh canh miếu thờ, ngặt vì dở cất mẻ rượu, em chịu khó
thay anh, đến sáng thì về.
Trả lời:
Câu 4. Tìm các chỉ từ trong những câu sau và cho biết ý nghĩa của chúng:
a, Có một con ếch sống lâu ngày trong một giếng nọ. Xung quanh nó chỉ có vài con
nhái, cua, ốc bé nhỏ. Hằng ngày nó cất tiếng kêu ồm ộp làm vang động cả giếng, khiến
các con vật kia rất hoảng sợ.
b, Quan thầm nghĩ, nhất định nhân tài ở đây rồi, chả phải tìm đâu mất công.
c, Bà mẹ về nói với Sọ Dừa, nghĩ là con thôi hẳn việc đòi lấy vợ. Không ngờ Sọ Dừa
bảo với mẹ rằng sẽ có đủ những thứ ấy.
Trả lời:
Chỉ từ
Ý nghĩa
a nọ
kia
xác định vị trí của cái giếng
xác định các con vật hoảng sợ là những
11
con nhái, cua, ốc sống cạnh ếch
b đây xác định vị trí diễn ra sự việc
c ấy xác định những thứ mà Sọ Dừa và mẹ
nói đến là những thứ mà phú ông yêu cầu.
Câu 5. Phân biệt ý nghĩa, tác dụng của các từ này, kia trong các câu sau:
Một hôm, viên quan đi qua một cánh đồng làng kia (1), chợt thấy bên vệ đường
có hai cha con nhà nọ đang làm ruộng: cha đánh trâu cày, con đập đất. Quan bèn dừng
ngựa lại hỏi:
- Này (1), lão kia (2)! Trâu của lão cày một ngày được mấy đường?
... - Thế xin hỏi ông câu này (2) đã...
Trả lời:
Từ
Ý nghĩa, tác dụng
kia (1)
là phó từ, xác định vị trí của làng trong câu nói
này (1)
là từ để hô gọi
kia (2)
là từ để gọi người khác khi không biết tên
này (2)
là phó từ, xác định câu mà em bé định hỏi viên quan
Câu 6. Chỉ từ “ấy” có thể có ý nghĩa trỏ về thời gian hay không gian, hay cả hai? Đặt
câu với từng ý nghĩa của từ ấy.
Trả lời:
Chỉ từ ấy có ý nghĩa trỏ:
- Về cả thời gian và không gian
Đặt câu:
- Cái bút màu đỏ đang nằm ở trên chiếc bàn ấy (ý nghĩa trỏ về không gian)
- Năm ấy, mưa lũ lớn, nhà tôi bị ngập (ý nghĩa trỏ về thời gian)
Câu 7: Tìm số từ trong bài thơ sau. Xác định ý nghĩa của các số từ ấy.
Không ngủ được
Một canh... hai canh... lại ba canh,
Trằn trọc băn khoăn, giấc chẳng thành;
Canh bốn, canh năm vừa chợp mắt,
Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh.
Trả lời:
Số từ
Ý nghĩa
một, hai, ba (canh), năm (cánh)
canh bốn, canh năm
chỉ số lượng
chỉ thứ tự
Câu 8: Các từ in đậm trong hai dòng thơ sau được dùng với ý nghĩa như thế nào?
Con đi trăm núi ngàn khe
Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm.
Trả lời:
+ Các từ in đậm trong bài thơ được dùng với ý nghĩa biểu tượng, không phải từ chỉ số
lượng chính xác.
12
Câu 9: Qua hai ví dụ sau, em thấy nghĩa của các từ từng và mỗi có gì khác nhau?
a, Thần dùng phép lạ bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi.
b, Một hôm, bị giặc đuổi, Lê Lợi và các tướng rút lui mỗi người một ngả.
Trả lời:
Nghĩa của từ “từng”
Nghĩa của từ “mỗi”
Giống nhau: đều chỉ sự tách riêng, riêng
biệt của sự vật, con người
Khác nhau: mang ý nghĩa thứ tự, lần
lượt
Giống nhau: đều chỉ sự tách riêng, riêng
biệt của sự vật, con người
Khác nhau: không có ý nghĩa trình tự, lần
lượt
TIẾT 3: LUYỆN TẬP
BT DÀNH CHO HS KHÁ, GIỎI
Câu 1. Những từ sau đây: đôi, tá, cặp, chục giống và khác với số từ như thế nào? Đặt
câu với một trong số những từ đó.
Trả lời:
đôi, tá, cặp, chục
số từ
Giống nhau
đều chỉ số lượng
chỉ số lượng
Khác nhau
số lượng ước lượng
số lượng cụ thể
Câu 2. Tìm các số từ trong câu ca dao sau và giải thích ý nghĩa của chúng.
Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao
Trả lời:
Số từ Ý nghĩa
một,
ba
Số từ ở đây không để chỉ số lượng cụ thể mà mang tính biểu tượng (một - sự
đơn lẻ; ba - sự đoàn kết)
Câu 3. Phân biệt nghĩa của từ từng trong các trường hợp sau. Trường hợp nào là lượng
từ?
Trả lời:
Từ từng trong câu
Ý nghĩa
Là lượng từ
a
mang ý nghĩ trình tự, từng cái một
x
b
mang ý nghĩa việc đã làm trong quá khứ
Câu 4. Trong các câu sau, có hai câu có từ mọi. Có thể thay từ tất cả vào chỗ của
từ mọi không ? Nếu chỉ dùng từ tất cả (không dùng từ mọi) thì câu phải như thế nào ?
Mọi người vừa đi vừa nói chuyện, pha trò, gọi nhau í ới. Cu Tí nhìn theo. Có ai nhận ra
cu Tí cất tiếng gọi. Mọi người quay nhìn, cười vang, đùa nhau gọi cu Tí.
Gợi ý. Từ mọi chỉ sự phân phối, từ tất cả chỉ tổng lượng. Hai từ này có thể đi cùng nhau
để chỉ tổng thể, ví dụ : Tất cả mọi người (nhân mạnh ý : khồng trừ một ai) hoặc có thể
13
dùng thay nhau khi danh từ đi kèm chỉ sự vật, người.... xác định, ví dụ : Tất cả học sinh
lớp 6A - Mọi học sinh lớp 6A...
Câu 5: Viết đoạn văn có sử dụng số từ , lượng từ và chỉ rõ.
Bầu trời mùa thu trở nên trong xanh hơn, từng đàn chim bay chao qua chao lại như
những lũ trẻ tinh nghịch chơi trò đuổi bắt. Bên cạnh bờ ao, vịt mẹ cùng chín chú vịt con
của mình đang lạch bạch đi tới hòa mình xuống làn nước ao xanh xanh. Từng thân tre
duyên dáng ngả mình tựa vào nhau kêu kẽo kẹt hay lại ngả mình vờn xuống mặt ao sau
mỗi trận gió ngang qua. Có một ông lão ngồi trên chiếc thuyền nhỏ, tay nắm cần câu
gật gù như chẳng màng tới sự đời ngoài kia. Cảnh vật sao yên bình và đẹp đẽ quá!
Số từ: chín, một
Lượng từ: từng, mỗi, những
Câu 6. Đặt ba câu có chỉ từ, trong đó :
- Một câu có chỉ từ làm chủ ngữ ;
- Một câu có chỉ từ làm trạng ngữ ;
- Một câu có chỉ từ làm phụ ngữ của cụm danh từ.
Câu 7. Xác định ý nghĩa thời gian (có trỏ thời gian hiện nay không ?) và chức vụ ngữ
pháp của từ nay trong đoạn sau :
Cậu Chân, cậu Tay cũng nói :
- Phải đấy ! Chúng ta phải đi nói cho lão Miệng biết để lão tự lo lấy. Chúng ta vất vả
nhiều rồi. Nay đã đến lúc lão phải tự mình tìm lấy thức ăn, xem lão có làm nổi không.
(Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng)
Gợi ý. 6. Chỉ từ có thể giữ nhiều chức vụ ngữ pháp khác nhau trong câu. Ví dụ :
- Đó là niềm tự hào của chúng tôi. (chủ ngữ)
- Nay, tôi phải đi rồi. (trạng ngữ)
- Tôi rất thích điều đó. (phụ ngữ của cụm danh từ)
7. Chú ý tìm hiểu xem từ nay có trỏ thời gian hiện nay không hay là trỏ thời điểm nào.
Căn cứ vào cấu tạo ngữ pháp của câu để xác định chức vụ ngữ pháp cho từ nay.
4: Củng cố.
- GV khái quát lại nội dung bài học.
- Chuẩn bị bài sau: Tìm hiểu chung về văn miêu tả
NS
NG
CHỦ ĐỀ 3: TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN MIÊU TẢ
A. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức :
- Nắm được những hiểu biết chung nhất về văn miêu tả
- Mục đích, cách thức văn MT.
-Mối quan hệ trực tiếp của quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn MT.
- Thấy được vai trò và tác dụng của quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét
- Một số NT XD NV đặc sắc trong đoạn trích.
2. Kỹ năng:
Nhận diện được bài văn, đoạn văn miêu tả
-Bước đầu xác định được nội dung của một đoạn văn hay bài văn MT, XĐ đặc điểm nổi
bật của đối tượng được MT trong bài văn.
3. Thái độ:
14
- Hiểu được trong những tình huống nào người ta thường dùng văn miêu tả
B.Giáo dục kỹ năng sống.
- Kỹ năng cảm nhận,Kỹ năng động não,kỹ năng giao tiếp,kỹ năng quản lý thời gian,kỹ
năng sáng tạo,kỹ năng lắng nghe tích cực.
C.Phương pháp – KTDH - PTDH:
1.Phương pháp: - Đọc diễn cảm, Phương pháp vấn đáp.
2.KTDH: Kỹ thuật hỏi và trả lời,KT động não,KT phân tích.
3.Phương tiện:
-SGK,SGV,STK,TBDH, soạn giáo án.
D. Tiến trình giờ học.
1.Ôn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: ? Nhắc lại những nội dung miêu tả đã học ở bậc tiểu học ?
3.Bài mới :
HĐ1: Khởi động
HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS
HĐ 2:Khám phá và kết nối
- G :? Em hãy chỉ ra 2 đoạn văn
tả Dế Mèn và Dế Choắt?
- H : XĐ
-G:? Qua đoạn văn trên em thấy
DM có đặc điểm gì nổi bật?
Những chi tiết hình ảnh nào cho
thấy điều đó?
- Dế Choắt có đặc điểm gì khác
DM, tìm chi tiết hình ảnh đó?
- H : XĐ
-G :? Em hãy rút ra những điều
ghi nhớ về văn miêu tả?
- H : KL
- GV: Nhấn mạnh như những
điều ghi nhớ.
- G? Em hãy tìm một số tình
huống khác cũng sử dụng văn
miêu tả?
- Học sinh đọc 3 đoạn văn (sgk).
- GV phát phiếu học tập.
-Tổ chức học sinh làm 3 nhóm
thảo luận tìm hiểu mỗi đoạn văn
theo các câu hỏi trong sgk T28.
- Nhóm trưởng trình bày
- Học sinh nhận xét .
- Gv nhận xét , bổ xung và kết
luận.
- G:? So sánh 2 đoạn văn ( câu
NÔI DUNG
I. Thế nào là văn miêu tả?
* Hai đoạn văn tả DM và DC rất sinh động:
- Đoạn tả DM: "Bởi tôi ăn uống điều độ...đưa cả
hai chân lên vuốt râu..."
- Đoạn tả DC: "Cái anh chàng DC...nhiều ngách
như hang tôi..."
* Hai đoạn văn trên giúp ta hình dung đặc điểm
của hai chàng Dế rất dễ dàng.
* Những chi tiết và hình ảnh:
- DM: Càng, chân, khoeo, vuốt, đầu, cánh, răng,
râu... những động tác ra oai khoe sức khoẻ.
-DC: Dáng người gầy gò, dài lêu nghêu...những
so sánh, gã nghiện thuốc phiện, như người cởi
trần mặc áo ghi-lê...những động tính từ chỉ sự yếu
đuối.
* (ghi nhớ-sgk)
II. Quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét
trong văn miêu tả.
1. VD.
2. NX:
Đoạn
Đoạn văn2 Đoạn văn3
văn1
1 -Hình ảnh - Cảnh sông - Cảnh thiên
Dế Choắt ngòi , kênh nhiên
mùa
gày gò , rạch
Cà xuân.
ốm yếu.
Mau.
2 - Quan sát - Quan sát - Quan sát bằng
bằng
thị bằng
thị thị giác , thính
giác
giác, thính giác.
giác.
15
hỏi 3-sgk )
- Hs đọc 2 đoạn văn ( nguyên
vẹn trong văn bản - đoạn lược bỏ
từ trong ví dụ )
- G: ? Tìm những từ ngữ đã
được lược bỏ và nhận xét ?
?Nhận xét nội dung 2đv và cho
biết tác dụng của những chi tiết
hình ảnh đó?
3 - như một - như mạng - như một tháp
gã nghiện nhện.
như đèn khổng lồ,
thuốc
thác, như
ngàn bông hoa
phiện, như người
bơi là hàng ngàn
người cởi ếch, như hai ngọn lửa hồng,
trần mặc dãy trường
ngàn búp nõnáo
gi-lê, thành vô tận. ngàn ngọn nến,
mặt mũi
chúng
trò
lúc
nào
chuyện
trêu
cũng ngẩn
ghẹo, tranh cãi.
- G? Các kĩ năng cần thiết trong
ngẩn ngơ
văn miêu tả là gì và tác dụng của
ngơ
nó ?
- Những từ ngữ lược đi đều là những hình ảnh so sánh ,
liên tưởng thú vị.
- Những từ ngữ bị lược bỏ làm cho đv mất đi tính
hình ảnh ,gợi cảm.
*. Ghi nhớ ( sgk )
TIẾT 2: LUYỆN TẬP
BÀI TẬP CHUNG
Bài 1 (trang 16 sgk Ngữ văn 6 tập 2)
- Đoạn 1: Tả Dế Mèn, một chàng dế thanh niên cường tráng, vừa to khỏe, mạnh mẽ,
càng mẫm bóng, vuốt sắc nhọn
- Đoạn 2: Miêu tả chú bé Lượm nhỏ bé nhưng thông minh, nhanh nhẹn, vui vẻ, hồn
nhiên.
- Đoạn 3: Tả một vùng bãi ngập nước sau mưa, một thế giới ồn ào, náo động của những
loài sinh vật nhỏ bé
Bài 2 (trang 17 sgk Ngữ văn 6 tập 2)
Miêu tả về mùa đông, có đặc điểm:
- Trời ít nắng, thường âm u, có mây phủ
- Gió mùa đông lạnh, thỉnh thoảng kèm theo mưa phùn
- Cây cối trơ trụi lá
- Mọi người mặc nhiều áo ấm, hoặc sử dụng lò sưởi để tránh rét
Miêu tả về khuôn mặt mẹ, cần chú ý các đặc điểm sau
- Hình dáng gương mặt mẹ ( tròn, trái xoan…)
- Điểm nổi bật trên gương mặt: vầng trán, đôi mắt…
- Miêu tả nụ cười của mẹ
- Mái tóc của mẹ màu gì, tóc xoăn, thẳng, hay ôm vào mặt...
Bài 1 (trang 28 sgk ngữ văn 6 tập 2):
a, Thứ tự, vị trí của các từ, ngữ:
- Mặt hồ sáng long lanh
- Cầu Thê Húc màu son
- Đền Ngọc Sơn
- Gốc đa già, rễ lá xum xuê
- Tháp Rùa xây trên gò đất giữa hồ
16
b, Tác giả quan sát từ xa và trên cao để bao quát Hồ Gươm, sau đó tập trung miêu tả
những hình ảnh nổi bật như mái đền, gốc đa.
- Hình ảnh và màu sắc mang nét cổ kính, trầm tư.
Bài 2 (trang 29 sgk Ngữ văn 6 tập 2):
Hình ảnh miêu tả chú Dế Mèn thân hình đẹp, cường tráng:
+ Rung rinh màu nâu bóng mỡ
+ Đầu to nổi tảng rất bướng
+ Răng đen nhánh, nhai ngoàm ngoạp
+ Sợi râu dài, uốn cong hết sức hùng dũng
- Tính tình, điệu bộ của Mèn:
+ Trịnh trọng, khoan thai.
+ Hùng dũng
+ Rất bướng
Bài 3 (trang 29 skg ngữ văn 6 tập 2):
Đặc điểm về phòng học của em:
- Không gian phòng học rộng rãi, thoáng mát
+ Màu sơn tường là tím ánh hồng
+ Có 2 cửa sổ kính, rèm treo cửa màu kem tươi
+ Giá đựng sách treo tường ngăn nắp
+ Góc học tập gần ngay cửa sổ
+ Bên cạnh bàn học là chiếc giường tầng
Điểm nổi bật nhất trong căn phòng:
+ Có nhiều cuốn sách thú vị
+ Trên tường có trang trí
+ Trên bậu cửa sổ và giá đựng sách đều có cây xanh
Bài 4 (trang 29 sgk Ngữ văn 6 tập 2):
Nếu tả lại và liên tưởng cảnh buổi sáng trên quê hương:
- Mặt trời đỏ rực như quả cầu lửa
- Bầu trời như tấm thảm lụa xanh trong khổng lồ
- Những hàng cây như thắp nến hai hàng
- Núi đồi nhấp nhô như những chiếc gai khổng lồ
- Những ngôi nhà như những chiếc tổ chim cu
Bài 5 (trang 29 sgk Ngữ văn 6 tập 2):
Nếu bạn là người yêu thiên nhiên và thích khám phá thì rừng Cúc Phương chính là
điểm đến lý tưởng. Với vẻ đẹp và sự phong phú của hệ sinh thái rừng nguyên sinh miền
nhiệt đới còn nguyên vẹn sẽ mang lại nhiều điều thú vị cho người thăm quan. Nhìn từ
xa cả khu rừng xanh kín một màu như tấm thảm mềm mại khổng lồ lơ lửng dưới bầu
trời xanh thẳm. Bước chân vào rừng cảm giác bầu không khí sạch và mát mẻ khiến ta
cứ muốn bước vào sâu nữa để thỏa chí tò của mình. Càng tiến vào trung tâm rừng,
nhiều cây cổ thụ cao lớn thân to bằng mấy người ôm trở thành những cột trụ vững chãi
cho “chị em” nhà dây leo trang trí bên ngoài. Cây gỗ nơi đây hầu như đều có tuổi thọ
hàng chục năm nên tán rộng vừa đủcho một vài tia nắng ham chơi rớt xuống nền đất
loang lổ. Thỉnh thoảng một vài chú sóc nhỏ bạo dạn chuyền cành, mấy chú cáo cũng
đưa mắt dụt dè tìm nơi trốn... Rừng cứ thế tự nhiên, gần gũi và đáng nhớ biết nhường
nào!
Câu 1 (trang 35 sgk ngữ văn 6 tập 2):
Trả lời:
Dàn ý để trình bày trước lớp:
17
Nhân vật Đặc điểm
Nhận xét chung
Kiều
Phương
- tinh nghịch, đáng Là một cô bé đáng yêu, được mọi người yêu mến,
yêu, hiếu động
có tính cách và phẩm chất đáng quý.
- luôn quan sát cuộc
+ Hình dáng: gầy, mặt lọ lem, tóc ngang vai,
sống xung quanh
dáng vẻ thanh mảnh
- có tài năng hội họa
+ Lời nói: nhẹ nhàng, hóm hỉnh
- yêu thương anh trai
+ Hoạt động: say sưa vẽ tranh, hoạt bát, khi bị
của mình
mắng thì xịu mặt xuống rồi lại hát véo von và làm
- rộng lượng, bao việc
dung, nhân hậu
Người
anh
- có chút trẻ con, ích Là người anh trai yêu thương em gái mình, biết
kỉ
nhận ra cái ích kỉ, sai lầm của mình để thay đổi.
- là người có nhiều
suy nghĩ
- yêu thương em gái
- biết nhận lỗi và sửa
sai
Câu 2 (trang 36 sgk Ngữ văn 6 tập 2):
Dàn ý kể về người anh/ chị mình:
- Mở bài: Giới thiệu qua về anh chị: tuổi, nghề nghiệp
- Thân bài: Kể và tả chi tiết:
Hình dáng: đặc điểm về khuôn mặt, dáng người, mái tóc, đôi mắt… (chọn ra đặc điểm
nổi bật nhất đặc tả)
Tính tình: nêu những đức tính tốt của anh/ chị đó ( hiền hòa, cởi mở, hài hước, sâu
sắc…)
Trong cách ứng xử với mọi thành viên trong gia đình
- Kết bài: Nêu cảm nghĩ, tình cảm của mình đối với anh/ chị đó.
Câu 3 (trang 36 sgk Ngữ văn 6 tập 2):
Câu 2 (trang 29-30 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2): Bài tập 3, trang 36 SGK:
a, Lập dàn ý cho bài văn miêu tả một đêm trăng nơi em ở theo gợi ý sau đây:
- Đó là một đêm trăng như thế nào?
- Đêm trăng đó có gì đặc sắc, tiêu biểu: bầu trời, đêm, vầng trăng, cây cối, nhà cửa,
đường làng, ngõ phố, ánh trăng...?
- Để miêu tả cho các bạn thấy một đêm trăng đẹp, em sẽ so sánh những hình ảnh trên
như thế nào?
b, Dựa vào dàn ý trên, hãy nói trước các bạn về đêm trăng ấy.
Trả lời:
a,
- Mở bài: Không gian, địa điểm của đêm trăng
- Thân bài: Miêu tả chi tiết đêm trăng
+ Hình ảnh bầu trời: cao, nhiều sao
+ Vầng trăng: tròn, sáng tỏ mọi vật
+ Cây cối một màu đen, khi có trăng những phiến lá sáng lấp lánh
+ Nhà cửa sáng rực ánh điện, ánh sáng hắt qua các ô cửa kính muôn màu
18
b, Có thể sử dụng các hình ảnh so sánh:
+ Bầu trời được điểm tô bởi những ngôi sao nhỏ xíu như những viên kim cương lấp
lánh đính trên một bộ váy đen tuyệt đẹp.
+ Vầng trăng tròn như chiếc đĩa bạc khổng lồ, lấp lánh.
Kết bài: Nêu cảm xúc của em về đêm trăng (cảm giác trong lành, thanh bình).
Câu 4 (trang 36 sgk Ngữ văn 6 tập 2):
Tả cảnh biển (chọn biển Nha Trang)
Mở bài: Dịp nghỉ lễ, nghỉ hè em theo gia đình tới biển Nha Trang nghỉ mát
Thân bài: Khung cảnh biển Nha Trang
+ Cảnh biển vào buổi sáng: mặt nước trong xanh, sóng nhẹ vỗ vào bờ, mặt trời nhô
lên từ biển
+ Mọi người nô đùa, tắm biển đông vui, ồn ào
+ Cảnh biển khi mặt trời lên cao: bầu trời cao vời vợi, nước biển xanh ngọc bích,
sóng dào dạt vào bờ.
+ Trên bờ biển vắng người, chỉ có những bãi cát dài lấp lánh dưới nắng, chỉ có
những cánh hải âu trên không
Kết bài
Nêu cảm xúc của em khi được đi du lịch biển.
Câu 5 (trang 37 sgk Ngữ văn 6 tập 2):
Hình ảnh người dũng sĩ trong trí tưởng tượng của em:
+ Người dũng sĩ sinh ra trong có ai đó gặp nạn
+ Hình dáng: cao to, vạm vỡ, gương mặt trẻ trung
+ Hành động: hành hiệp trượng nghĩa, giúp đỡ người yếu thế, tiêu diệt kẻ xấu
+ Dũng sĩ: có sức khỏe phi thường, có thể đánh bại mọi kẻ xấu
+ Phẩm chất nổi bật của dũng sĩ: dũng cảm, kiên cường, hào phóng, hào sảng
TIẾT 3: LUYỆN TẬP
Câu 3 (trang 30 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2): Lập dàn ý cho một bài văn miêu tả quang
cảnh chợ hoa ngày Tết. Dựa vào dàn ý ấy để nói trước các bạn trong lớp.
Trả lời:
- Nhận xét chung về quang cảnh chợ hoa ngày Tết: tấp nập, nhộn nhịp, đông vui, ngập
tràn sắc màu.
- Miêu tả cụ thể chợ hoa:
+ Chợ có rất nhiều loại hoa, loại cây cảnh đẹp: hoa đào, hoa mai, hoa ly, lan hồ
điệp,...
+ Những người bán hàng: hồ hởi, niềm nở đón khách, bận rộn giới thiệu về những
loại hoa, gói hoa cho khách mang về,...
+ Những người tới mua hàng: chăm chú lựa chọn, nhìn ngắm kĩ càng,...
+ Khung cảnh mua bán rất tấp nập
- Cảm xúc của em trước quang cảnh chợ hoa: háo hức vì Tết đã đến rất gần, em cũng
nóng lòng muốn chọn được loại hoa thật đẹp để mang về nhà ngày Tết,...
Câu 1 (trang 21 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2): Đoạn văn sau đây của Đoàn Giỏi đã bị lược
đi một số từ. Em hãy so sánh với đoạn nguyên văn trong SGK trang 27 và ghi lại hững
cụm từ chứa đựng so sánh đã bị lược đi. Theo em, những cụm từ ấy đã đóng vai trò
như thế nào trong đoạn văn của Đoàn Giỏi.
Trả lời:
19
Những cụm từ đã bị lược bỏ: như thác, như người bơi ếch, như hai dãy trường thành vô
tận.
Vai trò của những cụm từ ấy trong đoạn văn của Đoàn Giỏi: khiến cho hình ảnh thiên
nhiên trở nên sống động hơn, giàu tính biểu cảm hơn, người đọc dễ hình dung tưởng
tượng hơn.
Câu 2 (trang 22 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2): a, Cho các từ ngữ: gương bầu dục, mảnh
kính, cong cong, uốn, lấp ló, xám xịt, cổ kính, xanh um, xanh biếc, Hãy lựa chọn năm
từ ngữ thích hợp để điền vào những chỗ trống trong ngoặc đơn ở đoạn văn đầu trang 29
SGK.
b, Trong đoạn văn miêu tả cảnh Hồ Gươm vừa nhắc trên, tác giả đã chọn được những
hình ảnh đặc sắc. Đó là những hình ảnh nào.
Trả lời:
a, Các từ ngữ được chọn theo thứ tự:
1. gương bầu dục
2. cong cong
3. cổ kính
4. xanh biếc
5. xanh um
b, Những hình ảnh đặc sắc về Hồ Gươm trong đoạn văn trên là: Hồ như một chiếc
gương bầu dục lớn, sáng long lanh; Cầu Thê Húc màu son, cong cong như con tôm.
Câu 3 (trang 22 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2): Bài tập 2, trang 29 SGK: Ở đoạn avwn sau,
nhà văn Tô Hoài tập trung miêu tả một chú Dế Mèn có thân hình đẹp, cường tráng,
nhưng tính tình rất ương bướng, kiêu căng. Những hình ảnh tiêu biểu và đặc sắc nào
làm nổi bật điều đó?
Trả lời:
Những hình ảnh tiêu biểu và đặc sắc nói lên vẻ đẹp thân hình và tính tình ương bướng,
kiêu căng của Dế Mèn: cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mở soi gương được;
đầu tôi to và nổi từng tảng, rất bướng; sợi râu dài và uốn cong một vẻ rất đỗi hùng
dũng; chốc chốc tôi lại trịnh trọng và khoan thai đưa cả hai chân lên vuốt râu.
Câu 4 (trang 23 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2): Bài tập 3, trang 29 SGK: Em hãy quan sát
và ghi chép lại những đặc điểm ngôi nhà hoặc căn phòng em ở. Trong những đặc điểm
đó, đặc điểm nào là nổi bật nhất.
Trả lời:
- Học sinh quan sát ngôi nhà của gia đình mình hoặc căn phòng của bản thân để ghi lại
những đặc điểm mà em cho là nổi bật nhất để phân biệt với những ngôi nhà khác hoặc
những căn phòng khác trong nhà.
Câu 5 (trang 23-24 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2): Đọc đoạn văn sau
a, Hãy chép ra những câu có hình ảnh so sánh trong đoạn văn trên.
b, Thử thay thế hình ảnh so sánh của tác giả bằng hình ảnh so sánh của riêng em.
Trả lời:
a, Những câu có hình ảnh so sánh:
- Như thể lúc này, họ nhà bàng đang phơi ra giữa đời ngàn vạn lá gan còn tươi máu.
- Cây bàng trụi lá trông giống những bàn tay gầy guộc khô khốc, đầu bàn tay giơ lên
như cử chỉ ngửa xin một chút gì của thời gian.
- Dáng mọc của nó rất lạ, thẳng đứng trên cành, như thể là đêm qua có ai đã thả ngàn
vạn búp lá nhỏ xíu từ trên trời.
- Lá non lớn nhanh, đứng thẳng và cao chừng gang tay, cuộn tròn rất giống những
chiếc tai thỏ.
20
b, Hình ảnh so sánh của riêng em:
Câu 1 (trang 11-12 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2): Bài tập 1, trang 16 SGK: Hãy đọc các
đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: Mỗi đoạn miêu tả ở trên tái hiện lại điều gì? Em hãy
chỉ ra những đặc điểm nổi bật của sự vật, con người và quang cảnh đã được miêu tả
trong ba đoạn văn, thơ trên
Trả lời:
Đoạn Đối tượng miêu tả
Đặc điểm nổi bật
1
Vẻ đẹp cường tráng của Dế đôi càng bóng mẫm, những vuốt cứng và nhọn
Mèn
hoắt.
2
Dáng vẻ đáng yêu của chú
bé Lượm
3
Khung cảnh hồ ao quanh bãi đông đúc, tấp nập (bao nhiêu cò, sếu, vạc, cốc,
vào ngày trời mưa lớn
le...), ồn ào náo nhiệt (cãi cọ om bốn góc đầm)
loắt choắt, nhanh nhẹn (thoăn thoắt), tinh nghịch
(nghênh nghênh, ca lô đội lệch, huýt sáo)
Câu 3 (trang 13 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2): a, Chọn chi tiết, hình ảnh nói về cảnh sắc
nổi bật của mùa hè trong số các chi tiết, hình ảnh dưới đây.
b, Giải thích lí do em không chọn các chi tiết, hình ảnh còn lại.
Trả lời:
a, Chi tiết, hình ảnh được lựa chọn: Đ. Tiếng ve râm ran trong vòm cây xanh
b, Lí do em không chọn những chi tiết, hình ảnh còn lại:
- Hình ảnh ở A, D là hình ảnh đặc trưng của mùa thu.
- Hình ảnh ở B cũng có thể xuất hiện vào các mùa khác trong năm như mùa xuân.
- Hình ảnh ở C không thật sự là chi tiết nổi bật, đặc trưng cho mùa hè.
Các bài giải vở bài tập Ngữ Văn lớp 6 (VBT Ngữ Văn 6) khác:
4: Củng cố.
GV khái quát lại nội dung bài học
Dặn dò: chuẩn bị bài tiếp theo: phép tu từ: So sánh, nhân hóa
NS
NG
CHUYÊN ĐỀ 4: BIỆN PHÁP TU TỪ SO SÁNH; NHÂN HÓA
A.Mục tiêu bài học.
1. Kiến thức:
- Củng cố kiến thức về phép so sánh và nhân hóa.
- Vận dụng làm các bài tập vận dụng thấp, vận dụng cao...
2. Kỹ năng:
-Nhận diện được pháp so sánh.
-Nhận biết và phân tích được các kiểu so sánh đó dùng trong văn bản, chỉ ra được t/d
của các kiểu so sánh đó.
3. Thái độ:
- Tuân thủ theo những cấu tạo của so sánh.
B.Giáo dục kỹ năng sống.
21
- Kỹ năng cảm nhận,Kỹ năng động não,kỹ năng giao tiếp,kỹ năng quản lỹ thời gian,kỹ
năng sáng tạo,kỹ năng lắng nghe tích cực.
C.Phương pháp – KTDH - PTDH:
1.Phương pháp: - Đọc diễn cảm, Phương pháp vấn đáp.
2.KTDH: Kỹ thuật hỏi và trả lời, KT động não, KT phân tích.
3.Phương tiện:
-Thầy:SGK,SGV,STK,Bảng phụ ,tranh minh hoạ.
- Trò: Đọc,soạn bài,tóm tắt truyện .
D.Tiến trình giờ học.
1)Ổn định tổ chức
2)Kiểm tra bài cũ. Phó từ là gì? Đặt 3 câu có dùng phó từ: đã, đang, thật?
3)Bài mới
HĐ1: Khởi động
Hoạt động của thầy - trò
Nội dung
? Thế nào là so sánh?
I . Phép so sánh .
1. Khái niệm: So sánh là đối chiếu sự vật này với
sự vật khác có sự tương đồng để tăng sức gợi hình,
- Gv Hs tìm thêm các ví dụ gợi cảm cho sự diễn đạt.
có chứa sự so sánh
- Cơ sở so sánh : Dựa vào sự tương đồng - đặc điểm
giống nhau nhất định giữa các sự vật.
- Gv cung cấp bảng phụ ghi - Tác dụng : Làm cho câu văn , câu thơ có hình ảnh,
gợi cảm.
mô hình
cấu tạo đầy đủ của một phép 2. Cấu tạo của phép so sánh.
so sánh.
- Hs lần lượt lên điền các tập
hợp từ
có chứa hình ảnh so sánh
trong các ví
dụ (sgk)và các ví dụ vừa tìm
vào mô
hình cấu tạo.
- Gv nhận xét và sửa chữa
Vế A
Phương
( Sự vật diện so
được
so sánh
sánh)
Trẻ em
Từ
Vế B
so
( Sự vật
sánh dùng để
so sánh)
như búp trên
cành
Rừng đước dựng lên như hai dãy...vô tận
cao ngất
Công cha
như núi Thái Sơn
như một quả bóng
- G: ? Nhận xét cấu tạo đầy Vầng trăng tròn
Trăng khuya sáng tỏ
hơn đèn
đủ của một phép so sánh?
Tiếng suối trong
như tiếng hát xa
Gái
thương
đương
đông
chồng
buổi chợ
Trai
thương
nắng quái chiều
vợ
hôm
Thân em
như hạt mưa sa
Mô hình cấu tạo đầy đủ của phép so sánh: 4 yếu
tố.
nhưng có thể biến đổi:
- Phương diện so sánh có thể lộ rõ nhưng có thể ẩn.
- Có thể có từ so sánh hoặc không (dấu hai chấm).
- Vế B có thể được đảo lên trước vế A.
22
- G: ? Có mấy kiểu so sánh ?
- Vế A và B có thể có nhiều vế.
3. Các kiểu so sánh.
Có hai phép so sánh trong khổ thơ:
A
B
1. những ngôi sao (chẳng bằng) Mẹ thức
2. Mẹ
( là )
Ngọn gió
+. chẳng bằng: không bằng nhau.
+. là : bằng nhau, ngang nhau.
*. Hai phép so sánh:
- Ngang bằng: A( là) B.
- Không ngang bằng: A (chẳng bằng)B
+ Ngang bằng: như , tựa, bằng...
+ Không ngang bằng: hơn, kém hơn,khác
- G : Tác dụng của phép so * Ghi nhớ: sgkT42.
4. Tác dụng của so sánh.
sánh ?
- Đối với việc miêu tả sự vật, sự việc: Gợi hình ảnh
cụ thể, sinh động, giúp người đọc, người nghe dễ
hình dung sự vật được miêu tả: Các cách rụng của lá.
- Đối với việc thể hiện tư tưởng, tình cảm: Cách
nói hàm súc giúp người đọc, người nghe dễ nắm bắt
- G: Vậy như thế nào là nhân tư tưởng, tình cảm của người viết.
II. Phép nhân hoá.
hoá ?
1. Khái niệm : Nhân hoá là cách gọi hoặc tả con vật,
cây cối, đồ vật, hiện tượng thiên nhiên bằng những từ
ngữ vốn được dùng đẻ gọi hoặc tả con người; làm
cho thế giới loài vật, cây cối đồ vật, … trở nên gần
- G: ? Có mấy kiểu nhân gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ tình
hoá ?
cảm của con người.
-Tác dụng: Cách diễn đạt này có tính hình ảnh, làm
cho sự vật sinh động , và gần gũi hơn với con người.
2. Các kiểu nhân hoá.
a. Miệng, tai, mắt, chân , tay được gọi là lão, bác,
cậu...
-> Dùng từ ngữ gọi người để gọi vật.
b. Tre: Chống lại, xung phong
-> Dùng từ chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ
vật.
c. Trâu ơi
-> Cách xưng hô với vật như với người.
Tiết 2: LUYỆN TẬP
PHẦN BÀI TẬP CHUNG
Bài tập 1. Tìm những sự vật được so sánh với nhau trong mỗi câu sau :
a) Trên cao nhìn xuống, dòng sông như một tấm gương sáng loá.
b) Trông xa, đồng cỏ giống như một tấm thảm nhung xanh ngắt.
23
c) Dòng suối uốn lượn như một dải lụa mềm mại.
d) Hoa phượng nở đỏ rực như một quầng lửa trên phố.
Bài tập 2. Trong các câu sau đây, những sự vật nào được so sánh với nhau ? Giữa
chúng có điểm gì giống nhau ?
a) Cái trống to như một chiếc vại lớn, đặt sừng sững trên một cái giá cao.
b) Tiếng đàn tơ-rưng khi trầm hùng như tiếng thác đổ, khi thánh thót, róc rách như suối
reo.
c) Đối với tuổi trẻ Tây Nguyên, nhà Rông như cái tổ chim êm ấm.
d) Ngọn cau xoè ra như chiếc ô để ngược, còn nõn cau như mũi kiếm đâm vút lên trời.
Bài tập 3. Trong mỗi câu sau đây, những sự vật nào được nhân hoá ? Chúng được nhân
hoá bằng cách nào ? Hãy nêu tác dụng của biện pháp nhân hoá trong các câu văn.
a) Con đê quê tôi đã phơi mình ra cần cù hàng ngàn năm mà không hề mệt mỏi.
b) Cỏ may sao lưu luyến bước chân người như vậy ? Hẳn là cỏ may đứng mãi ở chân đê
nên muốn theo người về nhà sưởi ấm, ăn bắp ngô non nướng thơm lừng quanh bếp hay
một nồi rang hạt dẻ bùi.
c) Xưa, dân tộc Mông vốn sống du cư và khèn chính là người bạn làm vui cho cảnh đời
rong ruổi.
Bài tập 4. Đọc các câu dưới đây và cho biết:
– Câu nào sử dụng biện pháp so sánh ?
– Câu nào sử dụng biện pháp nhân hoá ?
– Câu nào sử dụng cả 2 biện pháp so sánh và nhân hoá ?
a) Quả sim giống hệt một con trâu mộng tí hon, béo tròn múp míp, còn nguyên cả lông
tơ, chỉ thiếu chiếc khoáy.
b) Như một bà mẹ thương con, cây nhãn dồn tất cả sữa ngọt sữa ngon của mình lên các
chùm quả.
c) Những quá nhãn no đầy sữa mẹ ngày lại ngày dầm mưa hè, phơi nắng hè đã chín ngọt lự.
Bài tập 5. Tìm phép nhân hoá trong các đoạn văn sau. Cho biết chúng thuộc kiểu nhân
hoá nào. Nêu tác dụng của chúng.
a) Chị Cốc thoạt nghe tiếng hát từ trong đất văng vẳng lên, không hiểu như thế nào, giật
nẩy hai đầu cánh, muốn bay. Đến khi định thần lại chị mới trợn tròn mắt, giương cánh
lên, như sắp đánh nhau. Chị lò dò về phía cửa hang tôi, hỏi : [...].
(Tô Hoài
b) Mỗi chiếc lá rụng có một linh hồn riêng, một tâm tình riềng, một cảm giấc riêng. [...]
Có chiếc lá nhẹ nhàng khoan khoái đùa bỡn, múa may với làn gió thoảng, như thầm bảo
rằng sự đẹp của vạn vật chỉ ở hiện tại [...] Có chiếc lá như sợ hãi ngần ngại rụt rè, rồi
như gần tới mặt đất, còn cất mình muốn bay trở lại cành. Có chiếc lá đầy âu yếm rơi
bám vào một bông hoa thơm; hay đến mớn trớn một ngọn cỏ xanh mềm mại.
(Khái Hưng)
c) Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại
bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ
con người. Tre, anh hùng lao động ! Tre, anh hùng chiến đấu !
(Thép Mới)
Câu 1 (trang 18-19 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2): Bài tập 1, trang 25 SGK: Với mỗi mẫu
so sánh gợi ý dưới đây, em hãy tìm thêm một ví dụ:
a, So sánh đồng loại
- So sánh người với người
- So sánh vật với vật
b, So sánh khác loại:
24
- So sánh vật với người
- So sánh cái cụ thể với cái trừu tượng
Trả lời:
Ví dụ
So sánh
đồng loại
So sánh người với người
So sánh vật với vật
So sánh khác So sánh vật với người
loại
Bà ngoại em hiền dịu như một bà tiên
Những bông hoa gạo như những ngọn lửa
cháy rực trên cây
Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn ngủ biết học hành là ngoan
So sánh cái cụ thể với cái
Ai rằng công mẹ như non
trừu tượng
Thật ra công mẹ lại còn lớn hơn
Câu 2 (trang 19 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2): Bài tập 2, trang 26 SGK: Dựa vào những
thành ngữ đã biết, hãy viết tiếp vế B vào những chỗ trống dưới đây để tạo thành phép
so sánh:
- khỏe như ...
- đen như ...
- trắng như ...
- cao như ...
Trả lời:
- khỏe như voi
- đen như than
- trắng như tuyết
- cao như cột cờ
Câu 3 (trang 19-20 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2): Bài tập 3, trang 26 SGK: Hãy tìm những
câu văn có sử dụng phép so sánh trong các bài Bài học đường đời đầu tiên và Sông
nước Cà Mau
Trả lời:
- Những câu có sử dụng phép so sánh trong bài Bài học đường đời đầu tiên: Hai cái
răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc, người
gầy gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện, như người cởi trần mặc áo gilê.
- Những câu có sử dụng phép so sánh trong bài Sông nước Cà Mau: sông ngòi, kênh
rạch càng bủa giăng chi chít như mạng nhện, cá nước bơi hàng đàn đen trũi như người
bơi ếch giữa những đầu sóng trắng, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường
thành vô tận.
Câu 4 (trang 20 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2): Tìm và phân tích so sánh (theo mô hình của
so sánh) trong các câu thơ sau:
a,
Ngoài thềm rơi cái lá đa
Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng
b,
Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con trèo hái mỗi ngày
Quê hương là đường đi học
Con về rợp bướm vàng bay
25