Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Đề thi cách làm bài văn giải thích một vấn đề

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (955.16 KB, 4 trang )

THI ONLINE_HƯỚNG DẪN CÁCH LÀM BÀI
VĂN GIẢI THÍCH MỘT VẤN ĐỀ
CÓ LỜI GIẢI CHI TIẾT
Môn: Văn – lớp 7
Thời gian làm bài: 45 phút
Mục tiêu:
- HS nắm được các cách biểu cảm trực tiếp và gián tiếp trong việc trình bày, giải thích một vấn đề.
- HS nắm được những yêu cầu khi trình bày văn nói giải thích một vấn đề.
Câu 1: (ID: 216432) (vận dụng)
Lập dàn ý sơ lược cho đề văn sau: Giải thích về sức mạnh của niềm tin.
Câu 2: (ID: 216434) (Vận dụng)
Lập dàn ý chi tiết cho đề văn sau: Giải thích câu tục ngữ “Giấy rách phải giữ lấy lề”.
Câu 3: (ID: 216436) (Vận dụng cao)
Viết một đoạn văn tổng - phân - hợp (khoảng 15 câu) giải thích tác hại của ma túy và tệ nạn xã hội đối
với xã hội và mỗi gia đình, mỗi người.

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
THỰC HIỆN: BAN CHUYÊN MÔN TUYENSINH247.COM

Câu 1

Phương pháp: Vận dụng kiến thức cách làm bài văn giải thích một vấn đề
Cách giải:
a. Mở bài: Dẫn ra vấn đề niềm tin và xác định nhiệm vụ: Cần làm rõ vấn đề sức mạnh của niềm
tin đối với cuộc đời mỗi người.
b. Thân bài:
* Niềm tin là gì ?
* Tại sao nói niềm tin có sức mạnh ?
- Niềm tin giúp cho con người ý thức được về bản thân, về những khả năng mà bản thân có,
những thành quả mà bản thân có thể đạt được nếu biết cách hành động (câu chuyện về tấm
gương vượt khó).


- Niềm tin giúp con người có thể làm chủ được mọi hoàn cảnh, chủ động trước mọi tình huống,
không sợ hãi trước khó khăn.

1

Truy cập để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa –
GDCD tốt nhất!


- Niềm tin giúp con người có thêm lí trí để tìm giải pháp tốt nhất cho mọi việc đạt kết quả cuối
cùng.
* Cần làm gì để khai thác, phát huy được sức mạnh của niềm tin ?
- Niềm tin cần được xây dựng trên những tiền đề đã có sẵn, tránh sa vào ảo tưởng.
- Niềm tin cần được củng cố bằng ý chí, nghị lực và lòng quyết tâm cao độ ; cần được cụ thể
hóa thành hành động thiết thực, không thể cứ hô khẩu hiệu về niềm tin là có thể đạt được kết
quả.
- Niềm tin cần đi đôi với tinh thần lạc quan, tin vào kết quả cuối cùng (Chớ thấy sóng cả mà
ngã tay chèo).
Câu 2

c. Kết bài : Khẳng định ý nghĩa của niềm tin và định hướng nhận thức, hành động cho bản thân.
Phương pháp: Vận dụng kiến thức cách làm bài văn giải thích một vấn đề
Cách giải:
a. Mở bài:
- Giới thiệu truyền thống đạo lí của nhân dân lao động trong việc bảo vệ, giữ gìn phẩm chất, cốt
cách cao đẹp của mình.
- Dẫn ra câu tục ngữ.
b. Thân bài:
* Giải thích câu tục ngữ:
- Nghĩa đen: Giấy có thể rách (bị xé, không còn nguyên vẹn như ban đầu, gợi liên hệ tới số

phận rơi vào cảnh nghèo đói, khó khăn), nhưng vẫn phải giữ được “lề” (phần giấy trắng không
viết hoặc chỉ dùng để ghi những lời nhận xét, chú thích, được coi là gốc của tờ giấy, gợi liên hệ
tới phẩm chất trong sạch, đạo đức tốt đẹp, tính cách ngay thẳng…)/
- Nghĩa bóng: Lời khuyên đề cập tới ý thức bảo vệ, giữ gìn phẩm chất, cốt cách cao đẹp của
mỗi con người; dù trong bất cứ hoàn cảnh nào (nghèo đói, bất hạnh,…), cũng không được phép
sa ngã, làm hoen ố phẩm cách.
* Lí giải cơ sở của lời khuyên (Tại sao nhân dân lại khuyên “Giấy rách phải giữ lấy lề?)
- Lề của tờ giấy (cũng như đạo đức, phẩm cách con người) là cái gốc rễ, căn bản, làm nên giá
trị của sự vật, con người. Do vậy, cần được bảo vệ, gìn giữ.
- Mở rộng ra: “Lề” còn là nề nếp, phong tục, tập quán, những giá trị chung của cộng đồng mà
mỗi người cần có trách nhiệm gìn giữ, bảo vệ.
- Lời khuyên có ý nghĩa nhắc nhở con người cần có ý thức, có bản lĩnh để tránh mọi cám dỗ
của sự sa ngã, biến chất; kể cả khi số phận bị xô đẩy tới bước đường cùng.
* Liên hệ thực tiễn xã hội, liên hệ bản thân (Cần làm gì để thực hiện lời khuyên của người
xưa?)

2

Truy cập để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa –
GDCD tốt nhất!


c. Kết bài:
- Khẳng định giá trị của lời khuyên và sức sống của câu tục ngữ.
Câu 3

- Định hướng nhận thức, hành động cho bản thân.
Phương pháp: Vận dụng kiến thức cách làm bài văn giải thích một vấn đề
Cách giải:
1. Về hình thức: 1 đoạn văn tổng – phân – hợp (khoảng 15 câu)

2. Về nội dung: cần đảm bảo các ý sau
a. Mở đoạn: dẫn dắt, giới thiệu vấn đề: tác hại của ma túy và tệ nạn xã hội đối với xã hội và
mỗi gia đình, mỗi người.
b. Thân bài:
* Giải thích:
- Thế nào là tệ nạn xã hội: tệ nạn xã hội là những hành vi sai trái, không đúng với chuẩn mực
xã hội, vi phạm đạo đức, pháp luật, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới trật tự an toàn xã hội…
- Ma túy là một chất gây nghiện có nguồn gốc tự nhiên hay tổng hợp, khi ngấm vào cơ thể con
người, nó sẽ làm thay đổi trạng thái, ý thức, trí tuệ và tâm trạng của người đó, khiến người sử
dụng có cảm giác lâng lâng, không tự chủ được mọi hành vi hoạt động của mình, ảnh hưởng
xấu đến sức khỏe, trí tuệ, tình cảm.
* Tại sao phải bài trừ ma túy và các tệ nạn xã hội?
- Vì ma túy và các tệ nạn xã hội có ảnh hưởng xấu đến môi trường sống của toàn xã hội cũng
như sự bình yên của mỗi mái ấm gia đình (Nghiện ma túy khiến cho con người u mê, tăm tối;
từ một người khỏe mạnh trở nên bệnh tật, từ một đứa con ngoan trong gia đình trở nên hư
hỏng, từ một công dân tốt của xã hội trở thành đối tượng phạm tội. Khi đói thuốc, con nghiện
sẽ làm bất cứ điều gì kể cả tội ác: cướp giật, trộm cắp, giết người… Vì thế giữa ma túy và các
tệ nạn xã hội khác cũng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Hậu quả là ma túy và các tệ nạn xã
hội đã làm tan vỡ hạnh phúc của biết bao gia đình, ảnh hưởng to lớn đến trật tự an toàn và sự
phát triển lành mạnh của xã hội….)
- Ma túy cũng chính là con đường dễ dàng đi đến những căn bệnh nguy hiểm dễ lây lan như:
HIV/AIDS, lao phổi… Người nghiện ma túy, người nhiễm HIV/ AIDS sức khỏe yếu dần,
không có khả năng lao động, trở thành gánh nặng cho gia đình, xã hội. Nhiều em bé được sinh
ra từ những ông bố, bà mẹ bị nhiễm HIV/AIDS hoặc cùng chung số phận với bố mẹ, hoặc sớm
trở thành những đứa trẻ mồ côi, không được chăm sóc, có nguy cơ cao sa vào các tệ nạn xã hội.
* Làm sao để nói không với ma túy và tệ nạn xã hội?
- Mọi người tránh xa với ma tuy bằng mọi cách (nên có ý thức sống, lối sống lành mạnh, cảnh

3


Truy cập để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa –
GDCD tốt nhất!


giác, đủ bản lĩnh để chống lại mọi thử thách, cám dỗ của ma túy và tệ nạn xã hội)
- Nhà nước cần có những hình thức xử phạt nghiêm khắc, triệt để.
- Tham gia các hoạt động tuyên truyền về phòng chống ma túy và tệ nạn xã hội.
c. Kết đoạn: Rút ra kết luận và bài học cho bản thân.

4

Truy cập để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa –
GDCD tốt nhất!



×