có 4 bước:
- Tìm hiểu đề và tìm ý
- Lập dàn bài
- Viết đoạn văn
- Đọc và sửa chữa
⇒
Văn lập luận và giải thích cũng tiến
hành theo tuần tự các bước của một bài
văn chứng minh
Đề bài:
Nhân dân ta có câu tục ngữ: “Đi một ngày
đàng, học một sàng khôn”. Hãy giải thích nội
dung câu tục ngữ đó.
- Nội dung: câu tục ngữ.
- Thể văn: giải thích
- Các bước tìm ý:
+ Nghĩa đen
+ Nghĩa bóng
+ Nghĩa sâu xa
+ Liên hệ các dẫn chứng: ca dao, tục ngữ
có 3 phần:
- Mở bài
- Thân bài
- Kết luận
Đề bài: Nhân dân ta có câu tục ngữ: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”. Hãy giải
thích nội dung câu tục ngữ đó.
*Mở bài: Nêu lên vấn đề cần giải thích (ngắn gọn)
- Nêu đặc điểm của tục ngữ: đúc kết kinh nghiệm, lời văn ngắn gọn
- Giới thiệu câu tục ngữ: nêu lên kinh nghiệm học hỏi, hiểu biết của nhân dân ta “đi
một… sàng khôn”
* Thân bài:
- Giải thích nghĩa câu tục ngữ
+ Đi một ngày đàng: rời nhà đi đây đó một vài ngày (với là cách tính thời gian, khoảng
cách người xưa)= + Học một sàng khôn: học hỏi nhiều trí khôn.
=> Cả câu: Đi đây đó thì mở rộng tầm hiểu biết, khôn ngoan từng trải. Mở rộng tầm mắt,
biết nhiều thực tế trong đời sống.
- Tại sao đi một ngày đàng học một sàng khôn?
+ Ra đi nơi xa => thích ứng hoàn cảnh con người trưởng thành hơn
+ Thực tế chứng minh từ những người: Bác Hồ, vua Pie (Nga)…
+ Có nhiều câu nói khẳng định giá trị câu tục ngữ trên như:
(“ Đi cho biết đó biết đây. Ở nhà với mẹ biết ngày nào khôn”, “Đi một bữa chợ học một
mớ khôn”…)
- Bài học rút ra
+ Muốn có kiến thức phong phú, khôn ngoan phải đi nhiều, tiếp xúc nhiều… điều mới,
điều lạ.
+ Mở rộng tri thức để không bị tụt hậu lỗi thời…
* Kết bài
- Câu tục ngữ là một lời khuyên quý báu về tinh thần ham học hỏi
- Nhưng con người cần có ý chí, bản lĩnh vượt qua thử thách trên con đường tìm kiếm tri
thức.