Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

đề chuẩn ngữ văn 2020 số 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.81 KB, 6 trang )

Bộ đề chuẩn cấu trúc
ĐỀ SỐ 4

ĐỀ DỰ ĐOÁN KÌ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2020
Môn thi: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Bất cứ đâu cũng có những kẻ xấu tính, bởi vậy, việc nói xấu xuất hiện ở mọi nơi, mọi nền văn hóa.
Không khó để thấy nọc độc của con rắn ganh ghét trong cuộc sống. Ở một tập thể, luôn có những kẻ tối
ngày chỉ biết dèm pha xét nét soi mói, nói xấu hết người này đến người nọ, chia rẽ nội bộ, kìm hãm tài
năng, thừa nước đục thả câu. Trong một công ty, người tài, nhất là người trẻ có năng lực thường bị ngáng
đường bởi những kẻ mồm mép đi "cửa sau", thêu dệt, xuyên tạc sự thật để chĩa sự ghét bỏ vào người mà
hắn không thể vượt qua bằng tài năng thực sự.
Nhiều kẻ bào chữa cho hành vi của mình là đóng góp trên quan điểm cá nhân, là công khai sự thật
một cách kín đáo để hài hòa giữa mọi người.
Dĩ nhiên, đó chỉ là sự bào chữa. Nếu những gì dùng để "nói xấu" là sự thật thì cần gì phải làm "sau
lưng"? Mọi sự góp ý chỉ có tác dụng khi nó được bày tỏ một cách thẳng thắn, thiện chí, chân thành. Dĩ
hòa vi quý là hành động cư xử đúng mực, trên cơ sở tình cảm thực sự chứ không phải thói thảo mai hai
mặt như trên.
Thực chất, nói xấu sau lưng chỉ là hành động của những kẻ yếu kém bất lực. Người sống có mục
đích, có ước mơ sẽ không có thời gian để soi mói xét nét người khác. Người quân tử biết phân biệt đúng
sai, biết nhìn vào điểm mạnh của mọi người để soi xét bản thân, học tập và tiến bộ. Kẻ tiểu nhân chỉ nhìn
thấy điểm yếu, lỗi sai, bới lông tìm vết mọi đối tượng để phán xét, tự đề cao bản thân mình.
Ngày nay, cùng với sự phát triển vượt bậc của khoa học xã hội, nói xấu sau lưng đã có một hình thức
khác – tưởng rằng công khai nhưng thực chất vẫn là đâm chọt đằng sau thành công của người khác – hành
vi lăng nhục qua mạng. Lợi dụng không gian ảo internet, núp sau màn hình máy tính, không ít kẻ tự cho
mình quyền được "nhân danh công lý" để sỉ nhục, nói xấu người khác một cách công khai.
Tuy nhiên, công khai nói xấu trên mạng không có nghĩa là quang minh chính đại, vì bất cứ ai cũng
biết rằng, danh tính của kẻ đứng sau những phát ngôn cay nghiệt ấy rất ít khi bị đưa ra ánh sáng. Thói tọc
mạch, ghen tị ngày càng lớn và khát vọng làm tổn thương người khác của những kẻ độc địa đã và đang


trở thành vấn đề lớn của nền văn hóa mọi quốc gia.
(Theo, Nói xấu sau lưng: đặc điểm của những kẻ hè nhát mãi đứng ở phía sau-Đặng Ngọc Huyền)
Câu 1: (0.5 điểm) Nhận biết
Theo tác giả thế nào là “người quân tử” “kẻ tiểu nhân”?
Câu 2: (0.5 điểm) Thông hiểu
Trong đoạn trích, tác giả dùng những hình ảnh nào để nói về kẻ nói xấu? Từ đó, hãy chỉ ra tác dụng của
việc sử dụng những hình ảnh đó?
Câu 3: (1.0 điểm) Thông hiểu
Trang 1


Anh/chị có đồng ý với quan điểm của tác giả: Những gì dùng để “nói xấu sau lưng” đều không phải là sự
thật? Vì sao?
Câu 4: (1.0 điểm) Thông hiểu
Anh/chị sẽ có cách ứng xử thế nào nếu bản thân mình là đối tượng bị nói xấu sau lưng?
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1: (2.0 điểm) Vận dụng cao
Từ đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị viết một đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ về tác hại
của việc nói xấu sau lưng?
Câu 2: (5.0 điểm) Vận dụng cao
… “Cuộc đời tuy dài thế
Năm tháng vẫn đi qua
Như biển kia dẫu rộng
Mây vẫn bay về xa
Làm sao được tan ra
Thành trăm con sóng nhỏ
Giữa biển lớn tình yêu
Để ngàn năm còn vỗ.”
(Trích “Sóng” – Xuân Quỳnh, Ngữ văn 12, Tập một, NXBGD – HN, 2016)
Cảm nhận về đoạn thơ trên. Liên hệ 4 câu thơ cuối của đoạn trên với những câu thơ sau:

Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình
Phải biết gắn bó và san sẻ
Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở
Làm nên Đất Nước muôn đời…
(Trích “Đất Nước”, trường ca “Mặt đường khát vọng” – Nguyễn Khoa Điềm, Ngữ văn 12, Tập một,
NXBGD – HN, 2016)
Từ đó, chỉ ra sự gặp gỡ và khác biệt trong quan niệm sống của mỗi nhà thơ.

Trang 2


LỜI GIẢI CHI TIẾT
Phần

Nội dung

I

1.
Phương pháp: căn cứ nội dung đoạn trích
Cách giải:
- Người quân tử là người biết phân biệt đúng sai, biết nhìn vào điểm mạnh của mọi
người để soi xét bản thân, học tập và tiến bộ.
- Kẻ tiểu nhân chỉ thấy điểm yếu, lỗi sai, bới lông tìm vết mọi đối tượng để phán xét, tự
đề cao bản thân mình.
2.
Phương pháp: căn cứ nội dung đoạn trích, tìm ý
Cách giải:
- Hình ảnh để nói về kẻ xấu:
+ Nọc độc của những con rắn ganh ghét.

+ Kẻ mồm mép “đi cửa sau”
+ Kẻ tự cho mình quyền được “nhân danh công lý”
- Tác dụng: bằng việc sử dụng những hình ảnh như “nọc độc” “kẻ mồm mép”, kẻ tự cho
mình quyền được “nhân danh công lý” tác giả đã cụ thể hóa cho người đọc hình dung ra
hình ảnh những kẻ xấu xa, tâm hồn độc địa.
3.
Phương pháp: phân tích, lí giải, tổng hợp
Cách giải:
Học sinh trình bày quan điểm cá nhân, có lí giải phù hợp với chuẩn mực đạo đức, xã hội
Gợi ý:
- Đồng tình với quan điểm của tác giả.
- Bởi: Nếu là sự thật thì không cần nói phía sau lưng, mà cần sự góp ý chân thành, thẳng
thắn để người đó tiến bộ. Chỉ có nói xấu người khác, nói không đúng sự thật mới cần nói
sau lưng, nhằm để đối phương không biết, qua đó bôi nhọ danh dự, hạ nhục nhân phẩ
của họ.
4.
Phương pháp: phân tích, tổng hợp
Cách giải:
Học sinh đưa ra những ứng xử phù hợp với chuẩn mực đạo đức, xã hội.
- Khi nghe những lời người khác nói xấu về mình phải bình tĩnh, không cáu gắt, nóng
Trang 3


giận sẽ dẫn đến những hành vi không đúng.
- Cư xử với kẻ nói xấu thật lịch sự, nhã nhặn để họ nhận ra cái sai của bản thân.
-…
II

Phương pháp: phân tích, tổng hợp
Cách giải:

1. Giới thiệu vấn đề: Tác hại việc nói xấu sau lưng
2. Giải quyết vấn đề
a. Giải thích thế nào là “nói xấu”?
- Nói xấu được hiểu là nói những điều không đúng, sai sự thật về một đối tượng nào đó
mà không phải nói trực tiếp trước mặt họ.
=> Nói xấu sau lưng người khác gây ra những hậu quả khôn lường.
b. Bàn luận
- Chúng ta thường nói xấu sau lưng người khác khi chúng ta nóng giận, không làm chủ
được bản thân; khi chúng ta ganh ghét họ; khi ta đố kị với những thành công mà họ đạt
được,… Tuy nói ra có thể làm ta thỏa mãn, “sướng mồm”, hả dạ lúc đó, những thực sự
nó lại để lại những hậu quả rất lớn.
- Tác hại việc nói xấu sau lưng:
+ Đối với bản thân: khi nói xấu sau lưng người khác chỉ cho thấy bạn là kẻ kém cỏi, ích
kỉ, dễ bị kích động,… và dần dần sẽ bị mọi người xa lánh.
+ Đối với người bị nói xấu: sẽ khiến những người xung quanh có suy nghĩ sai lệch về
họ; khiến họ cảm bị hạ nhục, lâu dần sẽ dẫn đến tình trạng u uất, trầm cảm,… Có rất
nhiều người đã tự tử chỉ vì những lời nói xấu bởi những người xung quanh, bởi cộng
đồng mạng – những anh hùng bàn phím, hùa theo đám đông lên án, chế giễu một con
người.
Dẫn chứng: cái chết của những ngôi sao Hàn nổi tiếng như Sulli; Go Hara;…
- Làm gì để ngưng nói xấu người khác:
+ Tập trung vào công việc của mình.
+ Tôn trọng nét tính cách riêng của người khác.
+ Góp ý thẳng thắn, công khai theo hướng tích cực.
+ Luôn giữ thái độ sống lạc quan, yêu đời.
3. Liên hệ bản thân và tổng kết vấn đề
Phương pháp: phân tích, tổng hợp
Cách giải:
• Giới thiệu tác giả, tác phẩm
- Xuân Quỳnh là một trong số những nhà thơ tiêu biểu nhất của thế hệ các nhà thơ trẻ

thời kì kháng chiến chống Mĩ. Thơ Xuân Quỳnh là tiếng lòng của một tâm hồn phụ nữ
Trang 4


nhiều trắc ẩn, vừa hồn nhiên, tươi tắn, vừa chân thành, đằm thắm và luôn da diết trong
khát vọng về hạnh phúc bình dị đời thường.
- Sóng được sáng tác năm 1967 trong chuyến đi thực tế ở vùng biển Diêm Điền (Thái
Bình), là một bài thơ đặc sắc viết về tình yêu, rất tiêu biểu cho phong cách thơ Xuân
Quỳnh. Bài thơ in trong tập Hoa dọc chiến hào.
- Đoạn trích thể hiện khát khao dâng hiến và bất tử hóa tình yêu
• Phân tích đoạn trích
Hai khổ cuối là khát vọng dâng hiến và bất tử hóa tình yêu:
* Khổ thơ thứ tám là những suy tư về không gian, thời gian để từ đó bộc lộ nỗi khắc
khoải, tự nhận thức về mình, về tình yêu và hạnh phúc.
- Tác giả xây dựng 2 cặp đối lập: câu 1 >< câu 2, câu 3 >< câu 4, khẳng định sự hữu
hạn, nhỏ bé của đời người với dòng chảy vô thủy vô chung của thời gian và cái vô hạn
của vũ trụ.
+ “Cuộc đời” chỉ quĩ thời gian ngắn ngủi của mỗi kiếp người,
+ “năm tháng” là hoán dụ cho dòng thời gian vô thủy vô chung;
+ “biển cả” là một không gian mênh mông nhưng vẫn chỉ là hữu hạn,
+ “mây trời” lại gợi sự phiêu du trong vũ trụ vô cùng vô tận.
* Khổ 9 tác giả bộc lộ khát khao muốn bất tử hóa tình yêu
Suy nghĩ như thế nhưng thơ Xuân Quỳnh không dẫn người ta đến bế tắc, buồn chán mà
thành khát vọng. Từ nhận thức, khám phá, Xuân Quỳnh đã mang đến giải pháp:
“Làm sao được tan ra
...
Để ngàn năm còn vỗ”
Nhà thơ khao khát tình yêu của mình hoà trong tình yêu của mọi người. “Tan ra” không
phải mất đi mà hoà giữa cái chung và cái riêng. Tình yêu như thế không bao giờ cô đơn.
- Nghệ thuật: thể thơ năm chữ (ngũ ngôn) giàu tính tự sự, giàu sức biểu cảm, giàu tính

triết lí, giàu chất suy tưởng, kết hợp những biện pháp tu từ đặc sắc (nhân hóa, ẩn dụ,
hoán dụ,…).
• Liên hệ với đoạn trích tác phẩm “Đất Nước”
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm
+ Nguyễn Khoa Điềm thuộc thế hệ các nhà thơ trẻ trưởng thành trong thời kì chống Mĩ
cứu nước. Thơ ông có sức hấp dẫn bởi sự kết hợp giữa xúc cảm nồng nàn và suy tư sâu
lắng của người trí thức về đất nước.
+ Trường ca Mặt đường khát vọng được tác giả hoàn thành ở chiến khu Trị Thiên 1971,
in lần đầu năm 1974, viết về sự thức tỉnh của tuổi trẻ đô thị vùng tạm bị chiếm miền
Nam, về non sông đất nước, về sứ mệnh của thế hệ mình, xuống đường đấu tranh hòa
Trang 5


nhịp với cuộc chiến đấu chống đế quốc Mĩ xâm lược. Đoạn trích Đất Nước thuộc
chương V của bản trường ca.

Ấn vào đây để xem tiếp lời giải
Ấn vào đây để tải file Word đề thi này

Trang 6



×