Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

đề chuẩn ngữ văn 2020 số 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.59 KB, 6 trang )

Bộ đề chuẩn cấu trúc
ĐỀ SỐ 5

ĐỀ DỰ ĐOÁN KÌ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2020
Môn thi: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề

I.ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Hà Nội, ngày 24 tháng 7 năm 2019.
Kính thưa Thầy/Cô hiệu trưởng.
Con là Nguyễn Nguyệt Linh, chuẩn bị năm nay là con lên 6. Năm lớp 5 con là học sinh 5M2, trường
Marie Curie, Hà Nội.
Con biết là hàng năm khi bắt đầu khai giảng nhà trường thường cho các lớp thả bóng bay lên trời. Sau
những thông tin con tìm thấy được thì bóng bay được làm từ nylon tức là từ nhựa và khi thả bóng bay lên
thì các chú chim hoặc các động vật khác khi nuốt vào, nó có thể bị chặn đường ruột và dẫn đến chết đói.
Còn khi bóng bay rơi xuống đất hoặc biển thì những chú rùa biển và các loài sinh vật biển khác được biết
là đã bị nhầm lẫn giữa bóng bay và sứa biển. Ruy băng và dây buộc bóng có thể khiến chúng mắc kẹt và
dẫn tới cái chết ạ. Vậy nên bây giờ con nghĩ rằng trường mình có thể đừng thả bóng bay vào hôm khai
giảng hoặc hạn chế số lượng bóng bay, có được không ạ? Con chỉ muốn gửi thông điệp:
Thả bóng bay lên trời: Bay cao ước mơ của các học sinh - giết ước mơ của bao chú chim và rùa
biển.
Hiện nay, thế hệ chúng con bắt đầu quan tâm đến các vấn đề liên quan đến môi trường. Con rất mong
nhận được sự quan tâm và giúp đỡ của các thầy cô ạ.
Con xin chân thành cảm ơn.
Nguyễn Nguyệt Linh (Marie Curie)".
( />Câu 1. Nhận biết
Xác định phong cách ngôn ngữ văn bản trên. (0,5 điểm)
Câu 2. Nhận biết
Vì sao em Nguyễn Nguyệt Linh cho rằng: “trường mình có thể dừng thả bóng bay vào hôm khai giảng
hoặc hạn chế số lượng bóng bay, có được không ạ?” (0,5 điểm)


Câu 3. Thông hiểu
Anh/chị hiểu như thế nào về thông điệp: “Thả bóng bay lên trời: Bay cao ước mơ của các học sinh – giết
ước mơ của bao chú chim và rùa biển.” (1,0 điểm)
Câu 4: Thông hiểu
Anh/chị có đồng tình với hành động viết thư gửi tới 40 thầy/cô hiệu trưởng của em Nguyễn Nguyệt Linh
không? Vì sao? (1,0 điểm)
Trang 1


II.LÀM VĂM (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm) Vận dụng cao
Từ bức thư của em Nguyễn Nguyệt Linh, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy
nghĩ về vấn đề rác thải nhựa ảnh hưởng đến môi trường của nước ta hiện nay.
Câu 2 (5,0 điểm) Vận dụng cao
Cho đoạn thơ sau:
Nhớ gì như nhớ người yêu
Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương
Nhớ từng bản khói cùng sương
Sớm khuya bếp lửa người thương đi về.
Nhớ từng rừng nứa bờ tre
Ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê vơi đầy.
Ta đi ta nhớ những ngày
Mình đây ta đó đắng cay ngọt bùi…
Thương nhau chia củ sắn lùi
Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng.
Nhớ người mẹ nắng cháy lưng
Địu con lên rẫy, bẻ từng bắp ngô.
Nhớ sao lớp học i tờ
Đồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoan.
Nhớ sao ngày tháng cơ quan

Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo.
Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều
Chày đêm nện cối đều đều suối xa…
(Trích Việt Bắc – Tố Hữu, SGK Ngữ văn 12, tập một, NXB GD 2008, trang 110-111)
Anh/chị hãy cảm nhận tâm trạng của người cán bộ kháng chiến trong đoạn thơ trên. Từ đó nhận xét
ý kiến của nhà thơ Xuân Diệu: “Tố Hữu đã đưa thơ chính trị lên đến trình độ là thơ rất đỗi trữ tình”. (Tố
Hữu với chúng tôi, Lời nói đầu cuốn sách “Máu và hoa” – con đường của nhà thơ Tố Hữu (tiếng Pháp),
Liên hiệp các nhà xuất bản, Pari, 1975, bản dịch báo Văn nghệ, 6-3-1976)

Trang 2


LỜI GIẢI CHI TIẾT
Phần

Nội dung

I

1.
Phương pháp: căn cứ các phong cách ngôn ngữ đã học
Cách giải:
- Phong cách ngôn ngữ: Sinh hoạt
2.
Phương pháp: căn cứ nội dung đoạn trích, tìm ý
Cách giải:
- Vì: em đọc và biết được bóng bay được làm từ nylon tức là từ nhựa và khi thả bóng
bay lên thì các chú chim hoặc các động vật khác nuốt vào, nó có thể bị chặn đường ruột,
dẫn đến chết đói. Còn khi bóng bay rơi xuống đất hoặc biển thì những chú rùa biển và
các loài sinh vật biển khác đã nhầm lẫn bóng bay và sứa biển. Ruy băng và dây buộc

bóng có thể khiến chúng mắc kẹt và dẫn đến cái chết.
3.
Phương pháp: phân tích, lí giải, tổng hợp
Cách giải:
Thông điệp trên có thể hiểu là: khi chúng ta thả bóng bay lên trời vào đầu năm học luôn
mang trong mình mong muốn mọi ước mơ, khao khát sẽ thành hiện thực. Nhưng chính
hành động đó lại “giết chết ước mơ của biết bao chú chim và rùa biển”, đó là mơ ước
được sống, được hòa mình vào thiên nhiên của các loài sinh vật khác. Bởi vậy, đừng vì
phục vụ lợi ích, mơ ước của bản thân mà giết chết mơ ước của những loài sinh vật khác.
4.
Phương pháp: phân tích, tổng hợp
Cách giải:
Đồng tình với quan điểm trong bức thư của em Nguyễn Nguyệt Linh.
Bởi: hành động viết thư của em tuy nhỏ bé nhưng thiết thực, đã đánh động tất cả chúng
ta phải biết đứng lên để bảo vệ môi trường sống. Bảo vệ môi trường sống, bảo vệ các
loài sinh vật cũng chính là sự đảm bảo để con người có một cuộc sống bền vững hơn.

II

Phương pháp: phân tích, tổng hợp
Cách giải:
1. Giới thiệu vấn đề: ảnh hưởng của rác thải nhựa đến môi trường nước ta hiện nay.
2. Giải quyết vấn đề
Trang 3


a. Giải thích
- Rác thải nhựa là: là tập hợp những vật liệu không còn được sử dụng làm từ plastic (hay
chất dẻo) là các hợp chất cao phân tử, thành phần chủ yếu là polymer hữu cơ.
- Với đặc tính bền, nhẹ, khó vỡ, tiện dụng, rẻ,… đồ dùng bằng nhựa vì thế ngày càng

nhiều và cũng từ đó lượng rác thải nhựa ngày càng lớn.
=> Rác thải nhựa đã gây ra hàng hoạt hậu quả, ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường.
b. Bàn luận
- Với nhiều đặc điểm ưu việt, nhựa ngày càng được ưa chuộng sử dụng, bởi vậy lượng
rác thải hàng năm ra ngoài môi trường là vô cùng lớn. Chỉ một số ít rác thải nhựa được
đem về tái chế, còn hầu hết đều bị đốt hoặc vứt bừa bãi ngoài môi trường.
- Ảnh hưởng của rác thải nhựa đến môi trường:
+ Trên đất liền, sự tồn tại của rác thải nhựa trong môi trường sẽ ảnh hưởng đến đất,
nước, làm thay đổi tính chất của đất, gây xói mòn, ảnh hưởng đến sự phát triển cây
trồng. Không chỉ vậy, rác thải nhựa bị vứt bừa bãi xuống ao hồ, cống rãnh còn gây tắc
nghẽn dẫn đến hiện tượng ngập úng vào mùa mưa ở các thành phố.
+ Trên biển, rác thải nhựa trôi dạt khắp nơi khiến các sinh vật biển ăn vào bị chết.
Dẫn chứng: một con cá nhà táng vừa chết tại Indonesia người ta phát hiện trong dạ dày
nó có chưa 115 ly nhựa, 25 túi nhựa, 4 chai nhựa, hơn 1000 mảnh nhựa,…
+ Rác thải nhựa còn gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, dẫn đến hàng loạt căn
bệnh nguy hiểm.
- Giải pháp:
+ Khuyến khích người dân sử dụng túi vải, hạn chế sử dụng túi nhựa.
+ Đầu tư xây dựng các nhà máy tái chế.
+ Người dân cần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.
3. Liên hệ bản thân và tổng kết vấn đề
Phương pháp: phân tích, tổng hợp
Cách giải:
• Giới thiệu tác giả Tố Hữu và tác phẩm Việt Bắc
- Tố Hữu là lá cờ đầu của thơ ca Cách mạng Việt Nam. Đường Cách mạng, đường thơ
Tố Hữu gắn liền với các chặng đường của cách mạng Việt Nam.
- Tập thơ Việt Bắc là một trong những thành tựu xuất sắc của văn học những năm kháng
chiến chống thực dân Pháp (1946 – 1954). Tập thơ là tiếng ca hùng tráng, thiết tha về
cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược, phản ánh những chặng đường gian lao, anh
dũng và thắng lợi của dân tộc.

• Phân tích đoạn thơ trên
* Tái hiện hình ảnh Việt Bắc trong hồi tưởng:
Trang 4


- Nhớ cảnh Việt Bắc thanh bình:
Nhớ gì như nhớ người yêu
Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương
Nhớ từng bản khói cùng sương
Sớm khuya bếp lửa người thương đi về.
Nhớ từng rừng nứa bờ tre
Ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê vơi đầy.
+ Hình ảnh so sánh “như nhớ người yêu” thể hiện sự gắn bó tha thiết trong tình cảm.
+ Những hình ảnh gợi cảm đầy thi vị: trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương, bản
khói cùng sương, bếp lửa, rừng nứa, bờ tre... gợi nhớ những vẻ đẹp nên thơ rất riêng của
miền rừng núi
+ Những địa danh ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê không chỉ trải dài trên bản đồ địa lí của
Việt Bắc; không chỉ được khắc ghi trong lịch sử Cách mạng - là nơi đã diễn ra nhiều
chiến công oanh liệt; mà còn ghi dấu bao kỉ niệm của người ra đi.
- Nhớ những ngày khó khăn gian khổ nhưng đậm đà tình nghĩa:
Ta đi ta nhớ những ngày
Mình đây ta đó, đắng cay ngọt bùi…
Thương nhau chia củ sắn lùi
Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng
Bốn câu thơ là lời khẳng định, khi chia xa người ra đi sẽ không bao giờ quên đi những
tháng ngày gắn bó, ta với mình đã đồng cam cộng khổ, cùng chia sẻ đắng cay và cùng
chung hưởng ngọt bùi. Tác giả đã cụ thể hóa sự đồng cam cộng khổ ấy bằng hình ảnh
“chia củ sắn lùi/ Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng”.
- Nhớ người mẹ Việt Bắc:
Nhớ người mẹ nắng cháy lưng

Địu con lên rẫy, bẻ từng bắp ngô
Hình ảnh người mẹ hiện ra trong bối cảnh nắng cháy lưng, vẫn địu con lên rẫy làm việc,
cần mẫn chăm chỉ bẻ từng bắp ngô... đã gợi ra sự tần tảo chắt chiu, cần cù lao động của
những bà mẹ trong kháng chiến đã đùm bọc, cưu mang chiến sĩ, cán bộ cách mạng.
- Nhớ cảnh sinh hoạt cơ quan với những hình ảnh và âm thanh quen thuộc:
Nhớ sao lớp học i tờ
Đồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoan
Nhớ sao ngày tháng cơ quan
Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo.
Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều
Chày đêm nện cối đều đều suối xa…
Trang 5


Ấn vào đây để xem tiếp lời giải
Ấn vào đây để tải file Word đề thi này

Trang 6



×