Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

đề chuẩn ngữ văn 2020 số 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (153.09 KB, 8 trang )

Bộ đề chuẩn cấu trúc
ĐỀ SỐ 9

ĐỀ DỰ ĐOÁN KÌ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2020
Môn thi: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề

ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích dưới đây và thực hiện các yêu cầu:
Từ xưa có biết bao nhân tài lao tâm khổ tứ đem hết sức mình cho sự phát triến của xã hội. Trong tâm
khảm của họ, tiền bạc, công danh không phải là mục đích, là lẽ sống duy nhất. Họ coi trọng nghĩa vụ của
con người với xã hội. Họ mang trong lòng lý tưởng to lớn và ngày đêm nỗ lực thực hiện hoài bão đó.
Hiện nay, các bạn - những người đang cố gắng học hành - tất cả đều đang thừa hưởng di sản của tổ
tiên, của những người đi trước. Hơn nữa, các bạn đang đứng trên tuyến đầu của sự tiến bộ nên lại càng
phải gắng sức cho sự phát triển của nền văn minh. Vì lẽ đó, các bạn hãy tự nhủ rằng sự phấn đấu có nhiều
mấy đi nữa cũng sẽ vẫn luôn chưa đủ.
Mấy chục năm sau, chúng ta cũng muốn nhận được lòng biết ơn của những người đời sau, giống như
lòng biết ơn mà chúng ta hiện đang dành cho các bậc tiền bối.
Nói tóm lại, trách nhiệm của chúng ta là phải để lại một cách sống động dấu tích của các hoạt động xã
hội, phải tiếp tục truyền bá nó cho muôn đời sau.
Trách nhiệm này thật nặng nề. Không đơn giản là đọc vài chục cuốn sách lí thuyết, trở thành thương
nhân, trở thành quan chức, trở thành thợ, có đủ tiền nuôi được gia đình con cái, thế là xong. Như thế thì
chỉ dừng lại ở chỗ không làm ảnh hưởng đến người khác, chứ không mở ra, không đem lại con đường làm
thế nào để sống có ích cho xã hội, cho con người.
(...) Để trở thành người dẫn đường chỉ lối, để đưa tinh thần của mọi người trong xã hội lên tầm cao
hơn, để dạy được những điều hay trong học vấn cho mọi người, thì hơn hết thảy mọi việc nào khác, trước
hết các bạn phải cố gắng phấn đấu trong sự nghiệp học tập.
(Fukuzawa Yukichi, Khuyến học hay những bài học về tinh thần độc lập tự cường của người Nhật Bản,
Nxb Thế giới, 2018, Tr 142 -143 và 145)
Câu 1: Theo tác giả, để trở thành người dẫn đường chỉ lối cho mọi người trong xã hội thì những người trẻ
cần làm gì trước tiên?


Câu 2: Theo anh/chị vì sao những người đang cố gắng học hành là những người đang đứng trên tuyến
đầu của sự tiến bộ.
Câu 3: Việc tác giả gợi mở: “Mấy chục năm sau, chúng ta cũng muốn nhận được lòng biết ơn của những
người đời sau, giống như lòng biết ơn mà chúng ta hiện đang dành cho các bậc tiền bối ” có ý nghĩa gì?
Câu 4: Em có đồng tình với quan điểm của tác giả cho rằng: việc “trở thành thương nhân, trở thành quan
chức, trở thành thợ, có đủ tiền nuôi được gia đình con cái ” mới “chỉ dừng lại ở chỗ không làm ảnh
hưởng đến người khác, chứ không mở ra, không đem lại con đường làm thế nào để sống có ích cho xã
hội, cho con người" không? Vì sao?
Trang 1


II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Từ ý nghĩa được gợi ra ở văn bản Đọc - hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) chia sẻ cách mà
anh/chị đã và sẽ làm để ghi dấu ấn cá nhân của mình trong cuộc đời.
Câu 2 (5,0 điểm)
Trong bài thơ Tây Tiến, Quang Dũng đã nhiều lần miêu tả vẻ đẹp của thiên nhiên miền Tây Bắc qua
các đoạn thơ sau:
- Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm,
Heo hút cồn mây, súng ngửi trời.
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống,
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi.
- Người đi Châu Mộc chiều sương ấy,
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ?
Có nhớ dáng người trên độc mộc,
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa?
(Tây Tiến - Quang Dũng, Sgk Ngữ văn 12, tập 1, Nxb Giáo dục, 2008, tr.88 - 89)
Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp của thiên nhiên và tâm hồn người lính ở hai đoạn thơ trên, từ đó làm
nổi bật cảm hứng lãng mạn của hồn thơ Quang Dũng.
LỜI GIẢI CHI TIẾT

Phần

Nội dung

Điểm

Câu 1: Theo tác giả, để trở thành người dẫn đường chỉ lối cho mọi người trong xã 0,5 điểm
hội thì những người trẻ cần làm gì trước tiên?
Để trở thành người dẫn đường chỉ lối cho mọi người trong xã hội thì trước tiên
những người trẻ cần phải cố gắng phấn đấu trong sự nghiệp học tập.
Câu 2: Theo anh/chị vì sao những người đang cố gắng học hành là những người 0,5 điểm
đang đứng trên tuyến đầu của sự tiến bộ.
I
Đọc hiểu
(3,0 đ)

Những người đang cố gắng học hành là những người đang đứng trên tuyển đầu
của sự tiến bộ vì:
- Họ vừa được thừa hưởng những thành quả của tổ tiên, của những người đi trước
vừa là những người đang từng ngày tiếp thu những tinh hoa tri thức mới mẻ, tiến
bộ của nhân loại.
- Phần lớn họ là những người trẻ, chủ nhân tương lai của nhân loại.
Câu 3: Việc tác giả gợi mở: “Mấy chục năm sau, chúng ta cũng muốn nhận được

1 điểm

lòng biết ơn của những người đời sau, giống như lòng biết ơn mà chúng ta hiện
đang dành cho các bậc tiền bối ” có ý nghĩa gì?
Việc tác giả gợi mở: “Mẩy chục năm sau, chúng ta cũng muốn nhận được lòng
Trang 2



biết ơn của những người đời sau, giống như lòng biết ơn mà chúng ta hiện đang
dành cho các bậc tiền bối ” có ý nghĩa: động viên, khích lệ thế hệ trẻ cố gắng học
tập, rèn luyện, cống hiến cho nhân loại
Câu 4: Em có đồng tình với quan điểm của tác giả cho rằng: việc “trở thành

1 điểm

thương nhân, trở thành quan chức, trở thành thợ, có đủ tiền nuôi được gia đình
con cái ” mới “chỉ dừng lại ở chỗ không làm ảnh hưởng đến người khác, chứ
không mở ra, không đem lại con đường làm thế nào để sống có ích cho xã hội,
cho con người" không? Vì sao?
Bày tỏ quan điểm: Thí sinh có thể đồng tình hoặc không đồng tình hoặc vừa
đồng tình vừa không đồng tình.
Lý giải:
- Nếu đồng tình: Việc “trở thành thương nhân, trở thành quan chức, trở thành
thợ, có đủ tiền nuôi được gia đình con cái” nghĩa là mỗi con người mới chỉ tạo
dựng cho bản thân mình, gia đình mình cuộc sống đủ đầy, sung túc; tuy nhiên, xã
hội muốn phát triển thì cần nhiều sáng tạo mang tính đột phá hơn về nhiều mặt, từ
khoa học công nghệ đến các giải pháp xã hội khác. Do đó, nếu chỉ tạo lập cuộc
sống đủ đầy cho bản thân thì con người chưa có đóng góp nhiều cho sự tiến bộ
của cộng đồng, của nhân loại.
- Nếu không đồng tình: Mỗi cá nhân là một tế bào của xã hội, vì vậy nếu mỗi
người có cuộc sống đủ đầy, sung túc thì cũng góp phần làm cho xã hội, đất nước
giàu mạnh. Hơn nữa, nếu trở thành thương nhân, trở thành quan chức, trở thành
thợ thì con người hoàn toàn có thể tác động vào xã hội, làm biến đổi nó theo
chiều hướng tích cực.
- Nếu vừa đồng tình vừa không đồng tình: kết hợp cả hai phương án trả lời trên.
Câu 1: Từ ý nghĩa được gợi ra ở văn bản Đọc - hiểu, hãy viết một đoạn văn 2,0 điểm

(khoảng 200 chữ) chia sẻ cách mà anh/chị đã và sẽ làm để ghi dấu ấn cá nhân của
mình trong cuộc đời.
Đảm bảo yêu cầu hình thức đoạn văn
II
Làm văn
(7,0đ)

0,25đ

Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân –
hợp, móc xích hoặc song hành.
Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

0,25đ

Các biện pháp để ghi dấu ấn cá nhân của mình trong cuộc đời
Triển khai vấn đề cần nghị luận

1,0đ

Thí sinh có thể đưa ra nhiều cách khác nhau, không bắt buộc nêu hết được
những biện pháp dưới đây nhưng phải có lập luận hợp lí, thuyết phục:

Trang 3


- Cần nhận thức được mỗi cá nhân là duy nhất, không nên bắt chước hoặc học
theo ai, cần tạo dựng cho mình một cá tính riêng phù hợp với điều kiện, hoàn
cảnh bản thân mình.
- Tích cực trải nghiệm để học hỏi và khám phá bản thân, đánh thức những năng

lực tiềm ẩn của mình để làm nên những giá trị lớn lao.
- Ứng xử đẹp với mọi người xung quanh cũng là cách để lại dấu ấn đẹp trong
cuộc đời.
0,25đ

Chính tả, dùng từ, đặt câu
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt

0,25đ

Sáng tạo:
Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận

Câu 2: Trong bài thơ Tây Tiến, Quang Dũng đã nhiều lần miêu tả vẻ đẹp của 5,0 điểm
thiên nhiên miền Tây Bắc qua các đoạn thơ sau:
- Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm,
Heo hút cồn mây, súng ngửi trời.
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống,
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi.
- Người đi Châu Mộc chiều sương ấy,
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ?
Có nhớ dáng người trên độc mộc,
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa?
(Tây Tiến - Quang Dũng, Sgk Ngữ văn 12, tập 1, Nxb Giáo dục, 2008, tr.88 - 89)
Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp của thiên nhiên và tâm hồn người lính ở hai
đoạn thơ trên, từ đó làm nổi bật cảm hứng lãng mạn của hồn thơ Quang Dũng.
Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận

0,25đ


Có đủ ba phần Mở bài, Thân bài, Kết bài. Mở bài giới thiệu được vấn đề, Thân
bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.
Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

0,5đ

Vẻ đẹp của thiên nhiên và tâm hồn người lính ở hai đoạn thơ, qua đó làm nổi
bật cảm hứng lãng mạn của hồn thơ Quang Dũng.
Triển khai vấn đề cần nghị luận

3,5đ

Vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng để
làm sáng tỏ vấn đề. Bài làm cần đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau:
Giới thiệu khái quát về tác giả, đoạn trích và vấn đề cần nghị luận
Quang Dũng là một trong những gương mặt tiêu biểu của thơ ca thời kì đầu

Trang 4


kháng chiến chống Pháp. Thơ Quang Dũng hấp dẫn bởi chất hồn hậu, lãng mạn,
phóng khoáng, tài hoa. Bài thơ “Tây Tiến ” được sáng tác cuối năm 1948, khi nhà
thơ rời xa đơn vị cũ chưa lâu, thể hiện nỗi nhớ tha thiết về đơn vị cũ và thiên
nhiên, núi rừng miền Tây Bắc.
Hai đoạn thơ: nằm ở đoạn đầu và đoạn thứ ba của bài thơ, tái hiện bức tranh
thiên nhiên miền Tây vừa hoang sơ, hùng vĩ, dữ dội vừa thơ mộng trữ tình, qua
đó làm toát lên vẻ đẹp tâm hồn của người lính Tây Tiến.
Cảm nhận về vẻ đẹp của thiên nhiên và tâm hồn người lính qua hai đoạn thơ
Đoạn 1
Thiên nhiên hùng vĩ, dữ dội

- Cách ngắt nhịp 4/3 ở các dòng thơ “Dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm” và
“Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống” như bẻ đôi câu thơ, diễn tả một địa hình
gẫy gập, gấp khúc: nhìn lên núi cao chót vót đến tận trời, nhìn xuống thì vực sâu
thăm thẳm. Điệp từ “dốc ”, “ngàn thước ” ở đầu mỗi vế câu kết hợp với nghệ
thuật đối “lên - xuống” thể hiện sự nối tiếp nhau tưởng như vô tận của những con
dốc và vực sâu. Ta có cảm giác người lính vừa vượt qua một con dốc này đã thấy
hiện lên trước mặt một con dốc khác, gập ghềnh đường lên rồi lại thăm thẳm, hun
hút đường xuống.
- Các từ láy tượng hình xuất hiện liên tiếp ở các dòng thơ cũng góp phần diễn tả
hình khe, thế núi hiểm trở, dữ dội nơi đây:
Khúc khuỷu: diễn tả con đường không bằng phẳng mà gồ ghề, lởm chởm
những tảng, những hòn đá như cản bước chân người.
Thăm thẳm: diễn tả độ sâu của vực, vực sâu như không nhìn thấy đáy
Heo hút: vẽ ra độ cao của núi. Núi cao như chạm trời, xung quanh chỉ thấy mây
mù.
- Tác giả sử dụng nhiều thanh trắc (có những câu 5/7 tiếng là thanh trắc) khiến âm
điệu câu thơ đọc lên đã thấy cái trúc trắc, gập ghềnh như địa hình núi non Tây
Bắc. Đằng sau đó, ta như nghe thấy những tiếng thở mệt nhọc của người lính trên
đường hành quân.
- Tuy nhiên, dù phải hành quân vất vả, vượt qua núi cao, vực sâu nhưng chất tếu
táo, nghịch ngợm, hồn nhiên của các chàng trai trẻ tuổi vẫn không bị mất đi. Nhà
thơ không viết “súng chạm trời” mà là “súng ngửi trời”. Chữ “ngửi” được dùng
rất bạo, như hít hà, thăm dò, trêu ghẹo cả thiên nhiên. Đây vốn là vẻ đẹp làm nên
nét tinh nghịch đáng yêu của lính:
“Mấy chàng lính trẻ măng tơ
Nghêu ngao gõ bát, hát chờ cơm sôi ”
Trang 5


(Nước non ngàn dặm - Tố Hữu)

Thiên nhiên thơ mộng trữ tình
“Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi ”
- Trong tầm xa xa hư ảo, thiên nhiên Tây Bắc hiện ra mênh mang huyền ảo, thơ
mộng với những bản làng như đang bồng bềnh trôi giữa biển khơi sương rừng
mưa núi.
- Giữa những câu thơ chật chội các thanh trắc, câu thơ buông lơi ra với 7 thanh
bằng liên tiếp khiến nhịp thơ nhẹ bẫng đi, như phút nghỉ ngơi giữa cuộc hành
quân, như ánh mắt bay bỗng của người lính đang dõi nhìn màn mưa rừng trắng
xóa. Sự êm ả của câu thơ đã gợi được cái lâng lâng, bay bổng, thư thái trong tâm
hồn các chàng trai Tây Tiến.
—> Núi rừng miền Tây Bắc đã được khắc họa bằng bút pháp rất đậm chất nhạc,
chất họa; vừa hùng vĩ dữ dội vừa rất thơ mộng trữ tình. Qua bức tranh thiên nhiên
ấy, người đọc thấm thía hơn những vất vả, nhọc nhằn của người lính với những
cuộc hành quân gian khổ đồng thời cũng thấy được phẩm chất lãng mạn, hào hoa
trong tâm hồn những người lính Tây Tiến - một nét đẹp rất riêng của những
chàng trai vốn xuất thân từ mảnh đất kinh kì.
Đoạn 2
Nếu như đoạn thơ trên miêu tả cảnh núi rừng hiểm trở, dữ dội thì đến đoạn thơ
này cảnh tượng ấy đã lùi xa, chỉ còn lại cảnh sông nước lặng tờ trên cao nguyên
Châu Mộc. Lời thơ cũng trở nên mênh mang êm mượt như gió thoảng hương
rừng.
- Thời gian được nhắc tới là “chiều sương” - một buổi chiều có sương giăng. Tả
thời gian mà gợi được cái tĩnh lặng, huyền ảo của cả không gian.
- Cảnh vật: một dòng sông với đôi bờ ngàn lau phơ phất: Có thấy hồn lau nẻo bến
bờ? Nhà thơ không viết “cây lau ”, “bông lau ” mà là “hồn lau ” nghĩa là cảnh
chưa chắc đã có cây lau nhưng người đi vẫn thấy hồn lau phảng phất như vọng về
từ một thời tiền sử xa xôi. Rõ ràng, đây không phải là sự cảm nhận bằng thị giác
thông thường mà là cảm nhận bằng cả tâm hồn.
- Nhớ nhất vẫn là hình ảnh con người:
Có nhớ dáng người trên độc mộc,

Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa?
+ “Dáng người trên độc mộc” gợi nhớ hình ảnh các cô gái chèo thuyền mang vẻ
đẹp mộc mạc, khỏe khoắn mà vẫn mềm mại, uyển chuyển.
+ Cách viết “hoa đong đưa ” (chứ không phải “hoa đung đưa ”) khiến hình ảnh
thiên nhiên bỗng có linh hồn: trong buổi chiều thơ mộng, bông hoa rừng hay
Trang 6


chính là thiếu nữ chèo thuyền kia đang làm duyên làm dáng trên mặt nước?
- Hình thức các câu thơ tựa như những câu hỏi: Hỏi người đi “có thấy”, “có nhớ”
cũng chính là hỏi lòng mình, nhắc với “người đi ” cũng chính là nhắc lòng mình
đầy man mác, bâng khuâng.
—> Cảnh thiên nhiên, con người miền Tây Bắc hiện lên qua cái nhìn lãng mạn và
tâm hồn mơ mộng của nhà thơ đẹp như bức tranh thủy mặc với nét vẽ tài hoa
mềm mại.
Đánh giá
- Cả hai đoạn thơ đều miêu tả thiên nhiên Tây Bắc trên chặng đường hành quân
của người lính Tây Tiến. Thiên nhiên là cái nền cho con người xuất hiện thật đẹp
đẽ, hào hùng. Hai đoạn thơ cũng là dòng cảm xúc chan chứa mến yêu pha chút
tiếc nuối vì tất cả đã lùi xa vào quá khứ.
- Nếu bức tranh thiên nhiên núi rừng Tây Bắc ở đoạn thơ thứ nhất được khắc họa
với những nét bút cứng cỏi, mang vẻ đẹp hùng vĩ, dữ dội như thử thách con
người thì đến đoạn thơ thứ hai lại là những nét vẽ mơ hồ huyền ảo với sương
khói và sông nước; con người hài hòa với thiên nhiên trong không khí tĩnh lặng,
yên bình.
Nhận xét về cảm hứng lãng mạn của hồn thơ Quang Dũng
- Quang Dũng là nhà thơ xứ Đoài, quê lụa Hà Tây vốn mang sẵn trong mình
phẩm chất lãng mạn, hào hoa. Hồn thơ lãng mạn ấy lại bắt gặp vẻ đẹp mới lạ, độc
đáo của thiên nhiên và con người Tây Bắc đã tạo nên những vần thơ tràn đầy cảm
xúc.

- Biểu hiện của cảm hứng lãng mạn
+ Cái tôi tràn đầy cảm xúc: Bao trùm cả bài thơ nói chung và hai đoạn thơ trên
nói riêng là nỗi nhớ nồng nàn, da diết về cảnh núi rừng hiểm trở, thiên nhiên thơ
mộng trữ tình.
+ Nhà thơ phát huy cao độ trí tuởng tuợng để tạo nên những hình ảnh tuyệt đẹp,
mang vẻ đẹp độc đáo: mưa xa khơi, chiều sương, hồn lau, hoa đung đưa...
+ Tô đậm cái phi thường, gây ấn tượng mạnh: độ cao của núi, độ sâu của vực, cái
mênh mang của sông nước miền Tây Bắc
+ Sử dụng hiệu quả thủ pháp tương phản đối lập: những câu thơ nhiều thanh trắc
đối lập với câu thơ toàn thanh bằng; thiên nhiên hùng vĩ, dữ dội, hiểm trở đối lập
với thiên nhiên thơ mộng, trữ tình.
Kết thúc vấn đề
Chính tả, dùng từ, đặt câu

0,25đ

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt.
Trang 7


Sáng tạo:

0,5đ

Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
Phần II - Câu 2 (5,0 điểm)
Tây Tiến - nét hào hùng và hào hoa hòa điệu
TS. Chu Văn Sơn
Nếu nỗi nhớ làm hình tượng sống dậy thì hình tượng làm cho nỗi nhớ có khối có hình. Cả hai thấm đượm

trong nhau đem đến cho cho thi phẩm một sự sống thơ. Hình tượng người Tây Tiến ở đây là bức chân
dung hòa chung của cả cái tôi Tây Tiến ẩn hiện đó đây cùng đoàn chiến binh Tây Tiến được khắc họa
trong toàn bài.

Ấn vào đây để xem tiếp lời giải
Ấn vào đây để tải file Word đề thi này

Trang 8



×