Thứ hai ngày 28 tháng 9 năm 2009
ĐẠO ĐỨC
TIẾT KIỆM TIỀN CỦA . ( TIẾT 7 )
I-MỤC TIÊU:
-Nêu được ví dụ về tiết kiệm tiền của
-Biết được lợi ích của tiết kiệm tiền của
-Sử dụng tiết kiệm quần áo ,sách vở ,đồ dùng điện nước ..trong cuộc sống hằng ngày
II-Đồ dùng dạy học :
-Bảng phụ ghi các thông tin.
-Bìa xanh , đỏ ,vàng cho các đội
-Phiếu học tập.
III-Hoạt động dạy và học :
Giáo viên Học sinh
1- Bài cũ :
-3 hs đọc ghi nhớ.
- Nhận xét tiết học.
2- Bài mới :
-Giới thiệu –Ghi đề bài học lên bảng.
-Y/c Hs mở sgk.
* Hoạt động 1 : Tìm hiểu thông tin.
-Gv tổ chức cho hs thảo luận nhóm đôi .
-Y/c hs đọc các thông tin sau:
+Ở V N hiện nay , nhiều cơ quan có biển thông
báo : Ra khỏi phòng , nhớ tắt điện .
+Người Đức có thói quen bao giờ cũng ăn hết
không để thừa thức ăn .
+Người Nhật có thói quen chi tiêu rất tiết kiệm
trong sinh hoạt hằng ngày .
-Xem tranh vẽ trong sgk.
+Y/c hs thảo luận theo nhóm đôi và cho biết : Em
nghĩ gì khi đọc các thông tin đó ?
-Gv tổ chức cho hs làm việc cả lớp.
-Y/c hs trả lời .
+Hỏi: Theo em có phải do nghèo nên các dân tộc
cường quốc như Nhật , Đức phải tiết kiệm không ?
+Hỏi: Họ tiết kiệm để làm gì ?
Tiền của do đâu mà có ?
*Tiểu kết : Chúng ta luôn phải tiết kiệm tiền của
để đất nước giàu mạnh . Tiền của do sức lao động
con người làm ra cho nên tiết kiệm tiền của cũng
chính là tiết kiệm sức lao động .
Nhân dân ta đã đúc kết thành câu ca dao :
“Ở đây một hạt cơm rơi.
Ngoài kia bao giọt mồ hôi thấm đồng”
*Hoạt động 2: Thế nào là biết tiết kiệm tiền
của .
-Gv tổ chức hs làm việc theo nhóm 6 các ý kiến
-3hs trình bày
- Đọc lại đề
-Hs thảo luận theo nhóm đôi .
-Lần lượt đọc cho nhau nghe các thông
tin và xem tranh , cùng bàn bạc trả lời
câu hỏi.
+Khi đọc thông tin em thấy người Nhật ,
người Đức rất tiết kiệm , còn người VN
chúng ta đang thực hiện thực hành tiết
kiệm ,chống lãng phí .
- hs trả lời câu hỏi.
-Không phải do nghèo.
-Tiết kiệm là thói quen của họ .Có tiết
kiệm mới có thể có nhiều vốn để làm
giàu .
+Tiền là do sức lao động của con người
làm ra mới có .
-Hs lắng nghe và nhắc lại .
-Hs thảo luận nhóm , nếu tán thành thì
gắn bông hoa đỏ ,không tán thành thì gắn
sau:
1-Keo kiệt bủn xỉn là tiết kiệm.
1- Tiết kiệm là phải ăn tiêu dè sẵn.
3- Giữ gìn đồ đạc cũng là tiết kiệm .
4- Tiết kiệm tiền của là sử dụng tiền của vào đúng
mục đích.
5-Tiết kiệm tiền của vừa đủ , hợp lí , hiệu quả
cũng là tiết kiệm.
6-Tiết kiệm tiền của vừa ích nước ,lợi nhà.
7-Ăn uống thừa thải là chưa tiết kiệm.
8-Tiết kiệm là quốc sách.
9-Chỉ những nhà nghèo mới tiết kiệm .
10-Cất giữ tiền của không chi tiêu là tiết kiệm.
-Gv y/c hs nhận xét kết quả của 2 đội đã hoàn
thành.
+Hỏi : Thế nào là tiết kiệm tiền của?
*Hoạt động 3: Em có biết tiết kiệm?
-Gv tổ chức cho hs làm việc cá nhân.
+Y/c mỗi hs viết ra giấy 3 việc làm em cho là tiết
kiệm tiền của và 3 việc làm em cho là chưa tiết
kiệm tiền của .
+ Y/c hs trình bày ý kiến ,Gv lần lượt ghi lên bảng.
+Kết thúc gv có một bảng các ý kiến chia làm 2
cột.
+Y/c hs nhìn vào bảng trên tổng kết lại
-Trong ăn uống cần phải tiết kiệm như thế nào?
-Trong mua sắm cần phải tiết kiệm như thế nào?
-Có nhiều tiền thì phải chi tiêu như thế nào cho tiết
kiệm?
-Sử dụng tiền bạc như thế nào là tiết kiệm ?
-Sử dụng điện nước như thế nào là tiết kiệm?
-Là HS em phải làm gì để tiết kiệm đồ dùg học
tập?
Vậy : Những việc làm mà tiết kiệm là nên làm ,
còn những việc gây lãng phí ,không tiết kiệm
chúng ta không nên làm.
.
3Nhận xét dặn dò
Nhận xét tiết học
Về nhà thực hành tiết kiệm
bông hoa xanh, nếu phân vân thì gắn
bông hoa vàng.
Câu Đáp án
1 sai
2 sai
3 đúng
4 đúng
5 đúng
6 đúng
7 đúng
8 đúng
9 sai
10 sai
-Hs nhận xét và bổ sung ý kiến cho đúng
kết quả.
.
-Tiết kiệm là sử dụng đúng mục đích,
hợp lí ,có ích ,không sử dụng thừa
thải.Tiết kiệm tiền của không phải là
bủn xỉn ,dè sẻn.
--hs làm việc cá nhân ,viết ra giấy các ý
kiến .
- Mỗi hs lần lượt nêu 1 ý kiến ( không
trùng lặp )
-Hs trả lời.
+ăn uống vừa đủ ,không thừa thải .
+Chi mua thứ cần dùng.
+Chỉ giữ đủ dùng , phần còn lại thì cất đi
hoặc gửi tiết kiệm
+Giữ gìn đồ đạc , đồ dùng cũ cho hỏng
mới thay đồ mới.
+Lấy nước đủ dùng , khi không cần
điện , nước thì tắt.
-Không bỏ giấy trắng, không vẽ ,tô hết
bút màu khi không có tiết vẽ , không xé
giấy để làm đồ chơi....
Toán
LUYỆN TẬP
I Mục tiêu :
- Có kĩ năng thực hiện phép cộng ,phép trừ và biết cách thử kại phép cộng phép trừ
-Biết tìm một thành phần chưa biết trong phép cộng phép trừ
II Hoạt động dạy và học;
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
A Kiểm tra bài cũ:Gọi hs trả lời :
-Nêu cách đặt tính và thực hiện phépcộng
(trừ ) 2 số tự nhiên.
B. Bài mới :
1.Giới thiệu bài :
Hôm nay chúng ta sẽ được củng cố kỹ
năng thực hiện các phép tính cộng , trừ
với các số tự nhiên –Ghi đề lên bảng
2. Hướng dẫn luyện tập :
Bài 1 :
- Gv viết bảng phép tính 2416 + 5164 ,
yêu cầu hs thực hiện tính trên bảng con,
1hs làm bảng .
- Yêu cầu hs nhận xét bài làm của bạn
đúng hay sai
+Vì sao em khẳng định bạn làm đúng
( sai) ?
.- Yêu cầu hs thử lại phép cộng trên.
-Muốn thử lại phép cộng ta làm thế nào?
Bài 2 :
-Gv viết lên bảng phép tính 6839 – 482 ,
yêu cầu hs đặt tính và thực hiện phép tính
Yêu cầu HS thử lại phép trừ trên
-Muốn thử phép trừ ta làm thế nào?
Bài 3
- Gọi một HS nêu yêu cầu bài tập
- Yêu cầu HS tự làm bài
- Hướng dẫn HS chấm chữa, yêu cầu HS
giải thích cách tính
-Nêu cách tìm số hạng chưa biết?
-Nêu cách tìm số bị trừ?
- GV nhận xét cho điểm
-Học sinh trả lời
-Đọc lại đề
- 1 hs làm bảng, lớp làm trên bảng con
- Muốn thử lại phép cộng ta có thể lấy tổng trừ đi
một số hạng ,nếu được kết quả là số hạng còn lại là
phép tính đúng
b. 35462 thử lại 62981
27519 35462
62981 27519
69108 thử lại 71182 267345
2074 - 69108 31925
71182 2074 299270
- 1em lên bảng làm bài , mỗi hs thực hiện và thử
lại 1 phép tính , hs cả lớp làm vào vở.
b. 4025 thử lại 3713 5901 TL 5263
-
312
+
312
-
638
+
638
3713 4025 5263 5901
7521 TL 7423
-
98
+
98
7423 7521
-Tìm x
- 2 HS làm bài, cả lớp làm vở
x + 262 = 4848 x – 707 = 3535
x = 4848-262 x = 3535+707
x = 4586 x = 4242
+ -
+
+
3. Củng cố - dặn dò:
Tổng kết giờ học , dăn hs về nhà ôn tập
Tập đọc
TRUNG THU ĐỘC LẬP
I. Mục tiêu:
-Bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn phù hợp với nội dung .
-Hiểu ND:Tình thương yêu các em nhỏ của anh chiến sĩ;mơ uớc của anh về tương lai đẹp đẽ của
các em và của đất nước(trả lời được các câu hỏi trong sgk)
II. Đồ dùng dạy học
-Tranh ảnh về một số thành tựu kinh tế của nước ta những năm gần đây
III.Các hoạt động dạy- học
Hoạt động của GV Hoạt đông của HS
A. Bài cũ:
-Y/c hs đọc phân vai bài Chị tôi và TLCH: Em
thich chi tiết nào nhất? Vì sao?
+Nêu nội dung chính của bài
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
-Cho hs xem tranh để giới thiệu bài
-Ghi đề bài lên bảng
2. Luyện đọc:
-Gọi 1 hs đọc mẫu
-Cho hs luyện đọc đoạn
+Lần1- Rút từ khó: trăng ngàn, mơ tưởng, cao
thẳm
+Lần2-Giải thích từ:Tết trung thu độc lập, trại,
trăng ngàn, nông trường.
+Lần3: hs đọc nối tiếp
-Luyện đọc theo nhóm
-Cho hs đọc toàn bài
-Giáo viên đọc mẫu
3. Tìm hiểu bài
-Đoạn 1: Y/c hs đọc thầm TLCH:
+Anh chiến sĩ nghĩ tới trung thu và các em nhỏ
vào thời điểm nào?
+Thế nào là sáng vằng vặc?
+Trăng trung thu có gì đẹp?
-Đoạn 2: Y/c hs đọc thầm TLCH:
+Anh chiến sĩ tưởng tượng đất nước trong
những đêm trăng tương lai ra sao?
+Vẻ đẹp trong tưởng tượng đó có gì khác so
với đêm trung thu độc lập?
+Theo em cuộc sống hiện nay có gì giống với
mong ước của anh chiến sĩ năm xưa?
-Cho hs xem tranh sưu tầm.
Đoạn 3: Y/c hs đọc thầm TLCH:
+Em mơ ước đất nước mai sau sẽ phát triển
- 4hs trình bày.
-Đọc lại đề.
-1hs giỏi đọc.
-Dùng bút chì đánh dấu đoạn văn.
-3 HS đọc nối tiếp - Luỵên đọc từ khó.
-3hs đọc nối tiếp - hs đọc chú giải trong SGK
-Vài hs đọc câu văn dài
+Vào lúc anh đứng gác ở trại trong đêm trung
thu độc lập đầu tiên.
+Trăng ngàn gío núi……làng mạc, rừng núi
+Tỏa sáng khắp nơi
trăng đẹp vẻ đẹp của núi sông tự do
+Dưới trăng dòng thác nước đổ…..to lớn, vui
tươi
+Đó là vẻ đẹp của đất nước đã hiện đại, giàu
có hơn nhiều so với những ngày độc lập đầu
tiên
-Có nhiều nhà máy lớn, khu phố hiện đại mọc
lên, những con tàu lớn vận chuyển hàng hóa
xuôi ngược trên biển
như thế nào?
-Ghi bảng từ chốt: vằng vặc, tươi đẹp
-Ý nghĩa của bàilà gì?
4. Luỵên đọc diễn cảm
-Cho hs đọc nối tiếp đoạn.
-HD cách đọc:
-Đọc mẫu
Thi đọc trước lớp
GV nhận xét
5.Củng cố -Dặn dò
-Nêu nội dung chính của bài
-Nhận xét giờ học
-Dặn hs học bài –CBB: Ở Vương quốc tương
lai
+Niềm tin vào những ngày tươi đẹp sẽ đến với
trẻ em và đất nước
+2hs trình bày
-3hs đọc nối tiếp