BÀI LUYỆN TẬP – SỐ 3
Câu 1: Câu nào diễn tả đúng bản chất của phản ứng điều chế clo bằng phương pháp điện phân dung dịch
natri clorua.
A. Ở cực dương xảy ra sự khử ion Cl- thành khí Cl2, ở cực âm xảy ra sự oxi hóa các phân tử H2O sinh
ra khí H2.
B. Ở cực âm xảy ra sự oxi hóa ion Cl- thành khí Cl2, ở cực dương xảy ra sự oxi hóa các phân tử H2O
sinh ra khí H2.
C. Ở cực âm xảy ra sự khử ion Cl- thành khí Cl2, ở cực dương xảy ra sự khử các phân tử H2O sinh ra
khí H2.
D. Ở cực dương xảy ra sự oxi hóa ion Cl- thành khí Cl2, ở cực âm xảy ra sự khử các phân tử H2O sinh
ra khí H2.
Câu 2: Trong các nguyên tố dưới đây, nguyên tử của nguyên tố nào có xu hướng kết hợp với electron
mạnh nhất
A. Flo.
B. Clo.
C. Brom.
D. Iot.
Đặt mua file Word tại link sau
/>
Câu 3: Dẫn khí clo đi vào dung dịch FeCl2, nhận thấy dung dịch từ màu lục nhạt chuyển sang màu nâu.
Phản ứng này thuộc loại:
A. Phản ứng thế.
B. Phản ứng phân hủy.
C. Phản ứng trung hòa.
D. Phản ứng oxi hóa – khử.
Câu 4: Cho phản ứng: 2FeCl2 (dd) + Cl2 (k) → 2FeCl3 (dd). Trong phản ứng này xảy ra:
A. Ion Fe2+ bị khử và nguyên tử Cl bị oxi hóa.
B. Ion Fe3+ bị khử và ion Cl- bị oxi hóa.
C. Ion Fe2+ bị oxi hóa và nguyên tử Cl bị khử.
D. Ion Fe3+ bị oxi hóa và ion Cl- bị khử.
Câu 5: Phản ứng nào sau đây không điều chế được khí clo
A. Dùng MnO2 oxi hóa HCl.
B. Dùng KMnO4 oxi hóa HCl.
C. Dùng K2SO4 oxi hóa HCl.
D. Dùng K2Cr2O7 oxi hóa HCl.
Câu 6: Chọn câu trả lời không đúng trong các câu dưới đây:
A. Flo là khí rất độc.
B. Flo là chất khí, có màu nâu đỏ.
C. Axit HF có thể tác dụng với SiO2.
D. Flo phản ứng trực tiếp với tất cả các kim loại.
Câu 7: Chọn câu đúng khi nói về flo, clo, brom, iot.
A. Flo có tính oxi hóa rất mạnh, oxi hóa mãnh liệt nước.
B. Clo có tính oxi hóa mạnh, oxi hóa được nước.
C. Brom có tính oxi hóa mạnh, tuy yếu hơn flo và clo nhưng nó cũng oxi hóa được nước.
D. Iot có tính oxi hóa yếu hơn flo, clo, brom nhưng cũng oxi hóa được nước.
Câu 8: Chọn phản ứng viết sai:
A. 2NaBr (dd) + Cl2 → 2NaCl + Br2.
B. 2NaI (dd) + Br2 → 2NaBr + I2.
C. 2NaI (dd) + Cl2 → 2NaCl + I2.
D. 2NaCl (dd) + F2 → 2NaF + Cl2.
Câu 9: Phản ứng nào dưới đây không thể xảy ra?
A. H2Ohơi nóng + F2 →
B. KBrdd + Cl2 →
C. NaIdd + Br2 →
D. KBrdd + I2 →
Câu 10: Chất nào trong các chất dưới đây có thể nhận ngay được bột gạo
A. Dung dịch HCl.
B. Dung dịch H2SO4.
C. Dung dịch Br2.
D. Dung dịch I2.
Câu 11: Giải thích tại sao người ta điều chế được nước clo mà không điều chế được nước flo. Hãy chọn lí
do đúng.
A. Vì flo không tác dụng với nước.
B. Vì flo có thể tan trong nước.
C. Vì flo có tính oxi hóa mạnh hơn clo rất nhiều, có thể bốc cháy khi tác dụng với nước.
D. Vì một lý do khác.
Câu 12: Cho Flo, Clo, Brom, Iot lần lượt tác dụng với H2. Phản ứng giữa halogen nào xảy ra mãnh liệt
nhất
A. F2.
B. Cl2.
C. Br2.
D. I2.
Câu 13: Biết rằng tính phi kim giảm dần theo thứ tự F, O, Cl, N. Trong các phân tử sau, phân tử nào có
liên kết phân cực mạnh nhất.
A. F2O.
B. Cl2O.
C. NCl3.
D. NF3.
Câu 14: Cho phản ứng: SO2 + Br2 + 2H2O → H2SO4 + 2X
Hỏi X là chất nào sau đây
A. HBr.
B. HBrO4.
C. HBrO3.
D. HBrO.
Câu 15: Phản ứng nào sau đây thuộc loại phản ứng tự oxi hóa – khử
A. 2F2 + 2H2O → 4HF + O2.
B. Cl2 + H2O → HCl + HClO.
C. Cl2 + 2KBr → 2KCl + Br2.
D. 3Cl2 + 2Al → 2AlCl3.
Câu 16: Chất nào sau đây chỉ có tính oxi hóa, không có tính khử
A. F2.
B. Cl2.
C. Br2.
D. I2.
Câu 17: Iot bị lẫn tạp chất là NaI. Chọn cách nào sau đây để loại bỏ tạp chất một cách thuận tiện nhất
A. Hòa tan vào nước rồi lọc.
B. Hòa tan vào nước rồi sục khí Cl2 đến dư.
C. Hòa tan vào nước rồi tác dụng với dung dịch Br2.
D. Đun nóng để iot thăng hoa sẽ thu được iot tinh khiết.
Câu 18: Các câu sau, câu nào đúng
A. Các đơn chất halogen F2, Cl2, Br2, I2 đều oxi hóa được nước.
B. Flo có tính oxi hóa mạnh nhất trong các phi kim nên oxi hóa được tất cả các kim loại phản ứng với
tất cả các kim loại đều xảy ra dễ dàng.
C. Tất cả các halogen đều có đồng vị bền trong tự nhiên.
D. Trong các phản ứng hóa học flo không thể hiện tính khử.
Câu 19: Không thể điều chế flo từ florua bằng phản ứng của florua với chất oxi hóa mà phải dùng
phương pháp điện phân vì
A. Flo có tính oxi hóa mạnh.
B. Ion F- không bị oxi hóa bởi các chất oxi hóa thông thường, mà phải dùng dòng điện.
C. Các hợp chất florua không có tính khử.
D. Flo có độ âm điện lớn nhất.
Câu 20: Theo chiều từ F → Cl → Br → I, bán kính nguyên tử của các nguyên tố
A. tăng dần.
B. giảm dần.
C. không đổi.
D. không có quy luật.
Câu 21: Theo chiều từ F → Cl → Br → I, giá trị độ âm điện của các đơn chất
A. không đổi.
B. tăng dần.
C. giảm dần.
D. không có quy luật.
Câu 22: Khi đun nóng, iot rắn biến thành hơi, không qua trạng thái lỏng. Hiện tượng này được gọi là
A. sự chuyển trạng thái.
B. sự bay hơi.
C. sự thăng hoa.
D. sự phân hủy.
Câu 23: Sẽ quan sát được hiện tượng gì khi ta thêm dần dần nước clo vào dung dịch KI có chứa sẵn một
ít hồ tinh bột?
A. Không có hiện tượng gì.
B. Có hơi màu tím bay lên.
C. Dung dịch chuyển sang màu vàng.
D. Dung dịch có màu xanh đặc trưng.
Câu 24: Cho phản ứng: SO2 + Br2 + 2H2O → H2SO4 + 2HBr. Trong phản ứng trên, brom đóng vai trò
A. chất khử.
B. chất oxi hóa.
C. vừa là chất oxi hóa, vừa là chất khử.
D. không là chất oxi hóa, không là chất khử.
Câu 25: Trong tự nhiên, clo chủ yếu tồn tại dưới dạng
A. Đơn chất Cl2.
B. Muối NaCl có trong nước biển và muối mỏ.
C. Khoáng vật cacnalit (KCl.MgCl2.6H2O).
D. Khoáng vật sinvinit (KCl.NaCl).
Câu 26: Phương pháp điều chế khí clo trong công nghiệp là
A. Cho HCl tác dụng với chất oxi hóa mạnh.
B. Nhiệt phân muối clorua kém bền.
C. Điện phân dung dịch NaCl, màng ngăn xốp.
D. Điện phân nóng chảy muối clorua.
Câu 27: Để điều chế clo trong công nghiệp ta phải dùng bình điện phân có màng ngăn cách 2 điện cực để
A. Khí Cl2 không tiếp xúc với dd NaOH.
B. Thu được dung dịch nước Gia-ven.
C. Bảo vệ các điện cực không bị ăn mòn.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 28: Trong phòng thí nghiệm có các hóa chất:
1. NaOH;
2. HCl;
3. AgCl;
4. PbCl2;
5. KCl;
Có thể điều chế trực tiếp clo từ các chất
A. 1, 2, 3, 4, 5.
B. 1, 2, 4, 5.
C. 1, 2, 3, 5.
D. 1, 2, 5.
Câu 29: Nguyên tắc điều chế flo là
A. Dùng chất oxi hóa mạnh oxi hóa muối florua.
B. Dùng dòng điện oxi hóa muối florua.
C. Cho HF tác dụng với chất oxi hóa mạnh.
D. Dùng chất có chứa F để nhiệt phân ra F2.
Câu 30: Phương pháp nào dưới đây được dùng để điều chế khí F2 trong công nghiệp
A. Oxi hóa muối florua.
B. Dùng halogen khác đẩy flo ra khỏi muối.
C. Điện phân hỗn hợp KF và HF ở thể lỏng.
D. Không có phương pháp nào.
Câu 31: Phản ứng được dùng để điều chế Br2 trong công nghiệp là
A. 2AgBr → 2Ag + Br2.
B. 2HBr + Cl2 → 2HCl + Br2.
C. 2NaBr + Cl2 → 2NaCl + Br2.
D. 2H2SO4 + 4KBr + MnO2 → 2K2SO4 + MnBr2 + Br2 + 2H2O.
Câu 32: Nguồn chủ yếu để điều chế brom trong công nghiệp là
A. rong biển.
B. nước biển.
C. muối mỏ.
D. tảo biển.
Câu 33: Nguồn chủ yếu để điều chế iot trong công nghiệp là
A. rong biển.
B. nước biển.
C. muối mỏ.
Câu 34: Để loại hơi nước có lẫn trong khí Cl2, ta dẫn hỗn hợp khí qua
A. CaO khan.
B. Dung dịch NaOH.
C. Dung dịch NaCl đặc.
D. H2SO4 đặc.
Câu 35: Để loại khí HCl có lẫn trong khí Cl2, ta dẫn hỗn hợp khí qua
A. Nước.
B. Dung dịch NaOH.
C. Dung dịch NaCl đặc.
D. H2SO4 đặc.
Câu 36: Những ứng dụng của clo là
A. Diệt trùng, tẩy trắng.
D. tảo biển.
B. Sản xuất các hóa chất hữu cơ.
C. Sản xuất chất tẩy trắng, sát trùng và hóa chất vô cơ.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 37: Công dụng nào sau đây không phải của NaCl
A. Làm thức ăn cho người và gia súc.
B. Điều chế Cl2, HCl, nước Gia-ven.
C. Làm dịch truyền trong bệnh viến.
D. Khử chua cho đất.
Câu 38: Để chứng minh trong muối NaCl có lẫn tạp chất NaI có thể sử dụng hóa chất nào sau đây?
A. Khí Cl2.
B. Dung dịch hồ tinh bột.
C. Giấy quỳ tím.
D. Khí Cl2+ dung dịch hồ tinh bột.
Câu 39: Để chứng minh flo có tính oxi hóa mạnh hơn oxi, ta có thể dùng phản ứng nào sau đây?
A. 2F2 + 2H2O → 4HF + O2.
B. O2 + 2F2 → 2OF2.
C. Cả A và B.
D. Không phải A, B, C.
Câu 40: Để thu được muối NaCl tinh khiết có lẫn tạp chất NaI ta tiến hành như sau
A. Sục khí F2 đến dư, sau đó đun nóng, cô cạn.
B. Sục khí Cl2 đến dư, sau đó đun nóng, cô cạn.
C. Sục khí Br2 đến dư, sau đó đun nóng, cô cạn.
D. Đun nóng hỗn hợp.
Câu 41: Để khử một lượng nhỏ khí clo không may thoát ra trong phòng thí nghiệm, nên dùng hóa chất
nào sau đây
A. Dung dịch NaOH loãng.
B. Dung dịch Ca(OH)2.
C. Dung dịch NH3 loãng.
D. Dung dịch NaCl.
Câu 42: Brom lỏng hay hơi đều rất độc. Để hủy hết lượng brom lỏng chẳng may bị đổ với mục đích bảo
vệ môi trường, có thể dùng một hóa chất thông thường dễ kiếm nào dưới đây.
A. Dung dịch NaOH.
B. Dung dịch Ca(OH)2.
C. Dung dịch NaI.
D. Dung dịch KOH.
Câu 43: Dung dịch muối ăn có lẫn tạp chất NaI và NaBr. Có thể dùng chất nào sau đây để làm sạch
A. Khí flo.
B. Khí clo.
C. Khí oxi.
D. Khí hiđro clorua.
Câu 44: Để chứng minh tính oxi hóa thay đổi theo chiều: F2 > Cl2 > Br2 > I2, ta có thể dùng phản ứng
A. halogen tác dụng với hiđro.
B. halogen mạnh đẩy halogen yếu.
C. halogen tác dụng với kim loại.
D. cả ba phản ứng ở A, B và C.
Câu 45: Phản ứng nào sau đây không thể xảy ra
A. Cl2 + 2KI → 2KCl + I2.
B. 2Fe + 3I2 → 2FeI3.
C. 2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3.
D. SO3 + Br2 + 2H2O → 2HBr + H2SO4.
Câu 46: Xét phản ứng: HCl + KMnO4 → Cl2 + MnCl2 + H2O + KCl.
Trong phản ứng này vai trò của HCl là:
A. Vừa là chất oxi hóa, vừa là chất tạo môi trường.
B. Chất khử.
C. Vừa là chất khử, vừa là chất tạo môi trường.
D. Chất oxi hóa.
BẢNG ĐÁP ÁN
01. D
02. A
03. D
04. C
05. C
06. B
07. A
08. D
09. D
10. D
11. C
12. A
13. D
14. A
15. B
16. A
17. D
18. D
19. B
20. A
21. C
22. C
23. D
24. B
25. B
26. C
27. A
28. D
29. B
30. C
31. C
32. B
33. A
34. D
35. C
36. D
37. D
38. D
39. A
40. B
41. C
42. B
43. B
44. D
45. B
46. C
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI
Câu 1: Các quá trình xảy ra ở các điện cực khi điện phân dung dịch NaCl:
Anot (+): 2Cl-1 -2e → Cl2 || Catot (-) 2H2O + 2e → 2OH- + H2.
→ Ở cực dương xảy ra sự oxi hóa ion Cl-, cực âm xảy ra sự khử H2O.
Câu 2: Flo là phi kim mạnh nhất → Xu hướng kết hợp electron mạnh nhất.
Câu 3: Dẫn khí Cl2 qua dung dịch FeCl2 xảy ra phản ứng: FeCl2 + ½ Cl2 → FeCl3.
Đây là phản ứng oxi hóa khử, trong đó chất khử là FeCl2- chất oxi hóa là Cl2.
Câu 4: Fe+2Cl2 + Cl02 → Fe+3Cl3→ Ion Fe+2 bị oxi hóa và nguyên tử Cl bị khử.
Câu 5: Nguyên tắc điều chế Cl2 trong phòng thí nghiệm: oxi hóa Cl- thành Cl2 bằng các tác nhân oxi hóa
mạnh như MnO2; KMnO4; K2Cr2O7…
Câu 6: Các halogen đều độc → A đúng.
F2 màu lục nhạt, Cl2 màu vàng lục, Br2 màu đỏ nâu và I2 màu đen tím → B sai.
Axit HF ăn mòn được thủy tinh do xảy ra phản ứng: HF + SiO2 → SiF4 + H2O. → C đúng.
Flo oxi hóa được tất cả các kim loại, kể cả Au và Pt. → D đúng.
Câu 7: F2 đốt cháy H2O ngay ở nhiệt độ thường: F2 + H2O → HF + O2 → A đúng.
Cl2, Br2 tác dụng được với H2O nhưng không oxi hóa H2O → B, C sai.
I2 hầu như không phản ứng với H2O và không oxi hóa được H2O → D sai.
Câu 8: Cho F2 vào dung dịch NaCl thì F2 đốt cháy H2O → D sai.
Câu 9: I2 có tính oxi hóa yếu hơn Br2 → Không đẩy được ion Br ra khỏi dung dịch muối.
Câu 10: Thành phần của bột gạo là tinh bột ((C6H10O5)n)
Tinh bột có cấu trúc xoắn lò xo, có thể hấp thụ được I2 làm tinh bột chuyển thành màu xanh.
Câu 11: Do F2 có tính oxi hóa mạnh hơn Cl2 rất nhiều và có khả năng đốt cháy H2O → Người ta không
điều chế nước F2.
Câu 12: Flo phản ứng mãnh liệt với H2 ngay ở nhiều nhiệt độ -2520C.
Câu 13: Liên kết phân cực nhất khi hiệu độ âm điện giữa chúng ta là lớn nhất.
Trong các phi kim đã cho N có độ âm điện bé nhất (3,04) và F có độ âm điện lớn nhất (3,98) → Hiệu độ
âm điện giữa N và F là lớn nhất → Liên kết NF3 phân cực nhất.
Câu 14: Nước Br2 có tính oxi hóa mạnh → oxi hóa S+4 thành S+ → SO2 là chất khử, Br2 là chất oxi hóa
→ số oxi hóa của Br sau phản ứng là -1.
Câu 15: Phản ứng tự oxi hóa khử: Chất khử và chất oxi hóa cùng là một nguyên tố hóa học. Phản ứng oxi
hóa khử nội phân tử: Chất khử và chất oxi hóa cùng nằm trong một hợp chất ví dụ NH4NO3 → N2O + H2O.
Câu 16: Flo là phi kim mạnh nhất, chỉ thể hiện tính oxi hóa không có tính khử.
Câu 17: Iot dễ thăng hoa, nên chỉ cần đun nóng hỗn hợp, sau đó ngưng kết sẽ được iot tinh khiết. Nếu
dùng brom hay clo thì trong dung dịch không có NaI nhưng sẽ có NaCl hay NaBr và Brom hay clo dư, do
đó không thu được iot tinh khiết được.
Câu 18: D đúng, do Flo chỉ có 1 số oxi hóa duy nhất là -1 nên trong các phản ứng hóa học, flo chỉ thể
hiện tính oxi hóa.
A sai, chỉ có flo oxi hóa được nước.
B sai, Flo tác dụng với các kim loại yếu vẫn khó khăn.
C sai, Atatin không có đồng vị bền trong tự nhiên.
Câu 19: Do Flo có tính oxi hóa mạnh nhất nên F- không bị oxi hóa bởi các chất oxi hóa thông thường, mà
phải dùng dòng điện.
A sai, vì Clo, brom cũng có tính oxi hóa mạnh mà vẫn điều chế được.
C sai, các hợp chất florua đều có tính khử.
D sai, flo có độ âm điện lớn nhất nhưng không giải thích được điều trên.
Câu 20: Theo định luật tuần hoàn, trong một nhóm theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân bán kính
nguyên tử của các nguyên tố tăng dần.
Câu 21: Theo định luật tuần hoàn, trong một nhóm theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, độ âm
điện giảm dần.
Câu 22: Hiện tượng I2 khi đun nóng chuyển từ thể rắn sang thể hơi mà không qua trạng thái lỏng gọi là
sự thăng hoa.
→ Nhớ: AlCl3 và CO2 rắn cũng có hiện tượng thăng hoa giống như I2.
Câu 23: Clo sẽ tác dụng với KI tạo ra I2, I2 sẽ tác dụng với hồ tinh bột làm cho dung dịch có màu xanh
tím đặc trưng Cl2 + 2KI → 2KCl + I2
I2 + tinh bột → màu xanh tím
Câu 24: Br từ số oxi hóa 0 xuống -1 → Br2 là chất oxi hóa; S từ +4 lên S+6 → SO2 là chất khử.
Câu 25: Do hoạt động hóa học mạnh nên Cl2 chỉ tồn tại ở dạng hợp chất, chủ yếu trong muối mỏ, nước
biển.
Câu 26: Phương pháp điều chế Cl2 trong công nghiệp: Điện phân dung dịch NaCl màng ngăn xốp:
2NaCl + 2H2O → 2NaOH + Cl2 + H2.
Câu 27: Trong công nghiệp người ta điều chế Cl2 bằng cách điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn.
Mục đích của màng ngăn là để tránh Cl2 tiếp xúc phản ứng với dung dịch NaOH tạo nước Gia-ven.
Chú ý: Nếu điều chế nước Gia-ven thì không cần màng ngăn xốp.
Câu 28: 2 kết tủa AgCl, PbCl2 khó tan nên không điều chế được Clo.
NaCl, KCl: điện phân dung dịch.
HCl: tác dụng với các chất oxi hóa mạnh.
Câu 29: Do F- không bị oxi hóa bởi các chất oxi hóa thông thường nên chỉ có thể dùng dòng điện oxi hóa
muối florua để điều chế flo.
Câu 30: Để điều chế F2 trong công nghiệp, người ta điện phân nóng chảy hỗn hợp KF và HF, hỗn hợp đó
ở thể lỏng (thể lỏng khác dung dịch).
Câu 31: Trong công nghiệp, sau khi lấy muối ăn từ nước biển, phần còn lại chứa nhiều muối brom của
natri và kali, người ta sục khí clo qua dung dịch muối đó sẽ thu được brom.
Câu 32: I2 được điều chế từ tro rong biển. Br2 được chiều chế từ nước biển.
Câu 33: Hàm lượng Iot trong nước đại dương là 6.10-6%; trong tro rong biển là 6.10-2%, nên nguồn chủ
yếu để điều chế iot trong công nghiệp là rong biển.
Câu 34: Cl2 sẽ tác dụng với CaO và dung dịch NaOH nên 2 chất này không được dung dịch NaCl đặc hút
nước kém nên cũng không được.
Câu 35: Nếu đem so sánh mức độ háo nước của NaCl, HCl, Cl2 thì sẽ là HCl > NaCl > Cl2. Bởi vậy khi
dẫn hỗn hợp khí có HCl và Cl2 vào dung dịch NaCl thì HCl sẽ “cướp” nước của NaCl tạo dd HCl. Còn
Cl2 không háo nước bằng NaCl nên không lấy được nước để tạo dung dịch, do đó thoát ra ngoài.
Câu 36: Do Cl2 có tính oxi hóa mạnh nên dùng để sát trùng trong hệ thống nước sinh hoạt, xử lý nước
thải; tẩy trắng sợi, vải, giấy.
Cl2 dùng để sản xuất các chất vô cơ như clorua vôi CaOCl2, HCl hay các chất hữu cơ như dung môi CCl4;
C2H4Cl2…để tách chiết chất béo…
Câu 37: Ion Na+ và Cl- đều trung tính → Không có khả năng khử chua đất.
Câu 38: Clo sẽ tác dụng với NaI để ra I2, I2 được tạo thành sẽ tác dụng với dung dịch hồ tinh bột tạo ra
hỗn hợp màu xanh đậm.
Câu 39: Người ta dùng phản ứng giữa Flo và nước để chứng minh flo có tính oxi hóa mạnh hơn oxi, flo
sẽ đẩy O2 ra khỏi nước để tạo thành HF, giống như phản ứng giữa kim loại và dung dịch muối B sai do F2
không tác dụng với O2.
Câu 40: Để thu được NaCl tinh khiết có lẫn NaI người ta dùng Cl2:
Sục khí Cl2 vào dung dịch NaI, khi đó có xảy ra phản ứng:
Ca2 + 2NaI → 2NaCl + I2.
Đun nóng, cô cạn dung dịch thì H2O bay hơi, I2 thăng hoa, ta thu được NaCl tinh khiết.
Câu 41: Dùng dung dịch NH3 loãng sẽ tác dụng với lượng khí Clo
2NH3 + 3Cl2 → N2 + 6HCl.
NH3 + HCl → NH4Cl.