Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

Tiểu luận tư tưởng hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (656.65 KB, 25 trang )

KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
BỘ MÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
TIỂU LUẬN CUỐI KỲ
CHỨNG MINH CÂU NÓI CỦA HỒ CHÍ MINH “KHÔNG CÓ GÌ QUÝ HƠN
ĐỘC LẬP TỰ DO”. VẬN DỤNG VÀO VIỆC BẢO VỆ BIỂN ĐÂỎ HIỆN NAY
CỦA NƯỚC TA.

MÃ MÔN HỌC: LLCT120314E_02CLC
THỰC HIỆN: Nhóm 1. Thứ 2, tiết 10, 11.
GVHD: ThS Nguyễn Thị Phượng

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 7 năm 2019
1


DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA VIẾT TIỂU LUẬN VÀ THUYẾT
TRÌNH.
HỌC KÌ 2 NĂM 2018-2019
Nhóm số :1 (Lớp thứ 2 tiết 1 10 11)
Tên đề tài: “Không có gì quý hơn độc lập tự do”. Vận dụng vào việc bảo vệ biển đảo
hiện nay của nước ta.
STT

HỌ VÀ TÊN

MÃ SỐ SINH

TỶ LỆ % HOÀN

1
2


3
4
5
6

SINH VIÊN
Nguyễn Xuân Duy
Mai Minh Dũng
Nguyễn Tấn Nhật
Trần Tấn Phát
Lưu Duy Thịnh
Phạm Gia Toàn

VIÊN
18151007
18151008
18151025
18151026
18151037
18151040

THÀNH
100%
100%
100%
100%
100%
100%

Ghi chú:

-

Tỷ lệ % = 100%

-

Trưởng nhóm: Lưu Duy Thịnh (SĐT: 0813427656)

Nhận xét của Giáo viên:
……………………………………………………………………………………….......
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
Ngày …. tháng 5 năm 2019

Giáo viên chấm điểm

2


KẾ HOẠCH PHÂN CÔNG VIẾT TIỂU LUẬN VÀ THUYẾT TRÌNH
A. Phần tiểu luận
Nội
dung
thành

hoàn

Sinh
viên

hoàn
Mức
thành
thành
PHẦN 1 – PHẦN MỞ ĐẦU
Nội dung 1: Lý do
Phạm Gia Toàn
Tốt
chọn đề tài, mục tiêu,
phương pháp nghiên
cứu + in tiểu luận
PHẦN 2 – KIẾN THỨC CƠ BẢN
Nội dung 2: Tìm hiểu
Nguyễn Xuân Duy
Tốt
về cơ sở lý luận, khái
quát nội dung của bài.
Nội dung 3: Tìm hiểu
Trần Tấn Phát
Tốt
về nội dung luận
điểm + chỉnh sửa lỗi
chính tả.
PHẦN 3 – KIẾN THỨC VẬN DỤNG
Nội dung 4: Khái
Nguyễn Tấn Nhật
Tốt
quát về tình hình biển
đảo của nước ta hiện
nay + Thiết kế bìa,

định dạng form tiểu
luận.
Nội dung 5: Tìm hiểu
Lưu Duy Thịnh
Tốt
về quan điểm của nhà
nước đối việc bảo vệ
chủ quyền biển đảo
hiện nay + thiết kế
phụ lục.
Nội dung 6: Tìm hiểu
Mai Minh Dũng
Tốt
về nhiệm vụ và vai
trò của sinh viên Việt
Nam đối với việc bảo
vệ biển đảo nước nhà.
PHẦN 4 – KẾT LUẬN
Nội dung 8: biên tập
Nguyễn Xuân Duy
Tốt
lời kết

độ

hoành

độ

hoành


B. Phần Thuyết Trình
Nội
dung
thành

hoàn

Sinh
viên
hoàn
Mức
thành
thành
PHẦN 1 – PHẦN NỘI DUNG
Theo tiểu luận
PHẦN 2 - POWERPOINT

1


Nội dung 1: Thiết kế
powerpoint
Nội dung 2: chỉnh
sửa, góp ý
Nội dung 3: Thuyết
trình về nội dung
Nội dung 4: trả lời
câu hỏi, giải đáp thắc
mắc của giảng viên

và các thành viên
trong lớp

Phạm Gia Toàn

Tốt

Trần Tấn Phát

Tốt

PHẦN 3 – THUYẾT TRÌNH
Nguyễn Tấn Nhật
Tốt
Lưu Duy Thịnh
Nguyễn Tấn Nhật
Tốt
Nguyễn Xuân Duy
Mai Minh Dũng

MỤC LỤC

PHẦN NỘI DUNG.......................................................................................................1
CHƯƠNG 1: CHỨNG MINH CÂU NÓI CỦA HỒ CHÍ MINH “KHÔNG CÓ
GÌ QUÝ HƠN ĐỘC LẬP TỰ DO”.........................................................................1
1.1.

Cơ sở luận điểm................................................................................................1

1.1.1.


Khái niệm “độc lập, tự do” theo quan điểm Hồ Chí Minh.........................1

1.1.2.

Từ kinh nghiệm hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh..........................4

1.2.

Nội dung luận điểm..........................................................................................7

1.2.1.

Độc lập đân tộc là khát vọng lớn nhất của các dân tộc thuộc địa...............7

1.2.2.
thổ.

Độc lập hoàn toàn, độc lập thực sự gắn liền với hòa bình và toàn vẹn lãnh
...................................................................................................................9

1.2.3.

Độc lập phải đem lại tự do hạnh phúc cho nhân dân..................................9
2


CHƯƠNG 2:............................................................................................................... 11
VẬN DỤNG VÀO VIỆC BẢO VỆ CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO CỦA NƯỚC TA
HIỆN NAY.................................................................................................................. 11

2.1. Khái niệm về việc bảo vệ chủ quyền biển đảo của nước ta hiện nay..................11
2.1.1. Vị trí địa lý và lịch sử bảo vệ chủ quyền.....................................................11
2.1.2. Tài nguyên thiên nhiên và tầm ảnh hưởng của biển đảo nước ta.................11
2.2. Quan điểm của Đảng và nhà nước về việc bảo vệ chủ quyền biển đảo ở nước ta.
.................................................................................................................................. 12
2.3. Nhiệm vụ và vài trò của sinh viên về việc bảo vệ chủ quyền biển đảo ở nước ta
hiện nay....................................................................................................................13
PHẦN KẾT LUẬN....................................................................................................15

3


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Khát vọng độc lập, tự do vừa là tư tưởng xuyên suốt trong quá trình đấu tranh
giải phóng dân tộc, dựng nước và giữ nước đồng thời cũng là động lực thúc
đẩy quá trình xây dựng đất nước trong thời kỳ hiện đại hóa.
Trong lịch sử dân tộc Việt Nam, khát vọng độc lập luôn luôn gắn liền với ý chí
thống nhất toàn vẹn của lãnh thổ. Độc lập, tự do bắt nguồn từ chủ nghĩa yêu
nước, truyền thống dân tộc. Độc lập, tư do là xu thế khách quan của lịch sử
dân tộc. Chủ tịch Hồ Chí Minh sau này đã đúc rút trong câu nói nổi
tiếng: “Không có gì quý hơn độc lập, tự do” cho dân tộc. Tư tưởng “Không có
gì quý hơn độc lập, tự do” đã được thấm nhuần vào dân tộc Việt Nam. Hiện
nay, với việc xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc tổ
quốc, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo Việt Nam là trách nhiệm thiêng
liêng không chỉ đối với lịch sử dân tộc, mà còn là nhân tố quan trọng bảo đảm
cho dân tộc và đất nước ta phát triển bền vững. Vì vậy, với học sinh, sinh viên
hiện nay, việc tham gia phong trào tuyên truyền, bảo vệ biển đảo là một việc
làm hết sức cần thiết và đáng khích lệ. Đó cũng chính là lý do chúng em chọn
đề tài: “Chứng minh câu nói “Không có gì quý hơn độc lập tự do”. Vận

dụng vào việc bảo vệ biển đảo hiện nay của nước ta hiện nay”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Tìm hiểu để làm sáng tỏ câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh về vấn đề độc lập,
tự do của dân tộc.
Nghiên cứu và áp dụng câu nói của Bác vào việc bảo vệ đất nước cũng như
bảo vệ chủ quyền biển, đảo của nước ta. Đồng thời đề cao tầm quan trọng
trong việc bảo đảm quốc phòng an ninh là vấn đề bức thiết.
Trên cơ sở đó tổng kết và rút ra bài học quý báu để thế sau tiếp nối, phát huy.
3. Phương pháp nghiên cứu
Tra cứu tài liệu, tổng hợp và phân tích từ mạng, báo, nghiên cứu và đưa ra
những nhận định, đánh giá.
Kết hợp khái quát và mô tả, phân tích và tổng hợp.

4


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CHỨNG MINH CÂU NÓI CỦA HỒ CHÍ MINH “KHÔNG CÓ GÌ
QUÝ HƠN ĐỘC LẬP TỰ DO”
1.1.

Cơ sở luận điểm

1.1.1. Khái niệm “độc lập, tự do” theo quan điểm Hồ Chí Minh.
1.1.1.1.

Độc lập.
Độc lập là quyền bất khả xâm phạm của 1 đất nước, 1 quốc gia mà có người
dân sinh sống ở đó làm chủ. Là tình trạng không bị cai trị hay điều khiển bởi
bất kỳ quốc gia hay những yếu tố bên ngoài khác về mặt chính trị và quân sự.

Là chủ quyền tối, đối lập với nô dịch
Giành lại được độc lập là một giai đoạn khó khăn, có thể phải trải qua đấu
tranh chống lại sự chia cắt, chia phối.

1.1.1.2.

Tự do.
Tự do là một khái niệm được dùng trong triết lý chính trị, là tình trạng 1 cá
nhân hay 1 tổ chức, một quốc gia không hề chịu sự ràng buộc, sai khiến. Có cơ
hội để lựa chọn và hành động theo ý muốn, ý chí nguyện vọng của bản thân.
Tự do là quyền lợi cơ bản phải có của con người, luôn đi đôi với sự bình đẳng.
Tự do nhưng không bình đẳng thì sẽ bị lấn áp và cưỡng bức.
Theo Hồ Chí Minh, trong điều kiện nước thuộc địa như Việt Nam thì trước hết
phải đấu tranh giành độc lập dân tộc, nhưng nếu nước độc lập mà dân không
hưởng hạnh phúc tự do thì đó vẫn là độc lập kiểu cũ, và vì vậy độc lập đó cũng
chẳng có nghĩa lý gì. Vì vậy ta thấy được tầm quan trọng của độc lập và tự do.
Độc lập và tự do không thể tách rời khỏi mỗi con người chúng ta cũng như đất
nước chúng ta đang sống. Có như vậy mà cuộc sống của nhân dân ta mới ấm
no hạnh phúc, ổn định phát triển đất nước. Có độc lập tự do là có tất cả.

1.1.1.3.

Lịch sử truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta.
Lịch sử quốc gia dân tộc Việt Nam từ khi ra đời tới nay là lịch sử dựng nước
và giữ nước gắn bó với nhau. Dựng nước luôn luôn gắn chặt với giữ nước,
trong đó dựng nước là yếu tố cơ bản. Phải xây dựng được đất nước hùng mạnh
về mọi mặt mới có điều kiện, khả năng chiến thắng các thế lực thù địch và
phải giữ được nước mới có điều kiện để xây dựng đất nước. Trong quá trình

1



hình thành và phát triển, truyền thống đó có ảnh hưởng sâu sắc đến hệ tư
tưởng và các thành quả tinh thần và vật chất của nhân dân ta.
Truyền thống dựng nước và giữ nước trong buổi bình minh lịch sử - nước Văn
Lang - Âu Lạc (3000 - 179 TCN)
Trở về thời đại các vua Hùng dựng nước, ngày nay còn tìm thấy các di chỉ văn
hóa Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun, Đông Sơn... (có niên đại xa nhất
cách đây 4000-3500 năm), rất nhiều công cụ bằng đồng, cùng những vũ khí
thô sơ để tự vệ: lưỡi cày, lưỡi búa, mũi tên, lưỡi dao, giáo, rìu, dao găm và
những mảnh giáp che thân bằng đồng...
Sự phát triển của đồ đồng đã chấm dứt thời kỳ tồn tại hàng vạn năm của công
xã nguyên thủy trước đó, thời kỳ mà con người sống hoàn toàn còn phụ thuộc
vào tự nhiên để đi vào thời kỳ mới: thời kỳ con người bắt đầu có ý thức với
cuộc sống, với cộng đồng, với sản xuất. Việc con người biết trồng trọt, chăn
nuôi, biết dùng súc vật để kéo cày, biết làm lúa nước, làm thủy lợi, cùng với
việc xuất hiện một số ngành nghề mới (thủ công, trồng dâu nuôi tằm, luyện
đồng, rèn sắt...) đã tạo ra tiền đề ổn định cộng đồng, nhờ đó cũng kéo theo cả
sự phát triển của văn hóa...
Có thể nói sức mạnh của nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc, với cơ sở cộng
đồng đoàn kết, quốc gia thống nhất của nền văn minh bản địa, đã tạo cho cộng
đồng người Việt có sức mạnh để chiến thắng giặc ngoại xâm và chinh phục
thiên nhiên trong suốt quá trình lịch sử. Trải qua nhiều năm giữ gìn, phát triển
và bảo vệ đất nước thì nước chúng ta đã có bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên do
vua Lý Thường Kiệt tuyên ngôn để khẳng định độc lập tự do dân tộc:
"Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư,
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư".
Tạm dịch:

"Sông núi nước Nam, Nam đế ở
Rành rành định phận tại sách trời
Cớ sao lũ giặc đến xâm phạm
Kết cục rành rành: chuốc bại nhơ!”
2


Trong bài thơ này, nhận thức về nền độc lập, chủ quyền và lãnh thổ của dân
tộc ta được khẳng định và tuyên bố công khai. Đó là sự khẳng định về ý thức
dân tộc, ý chí của dân tộc Việt Nam quyết tâm bảo vệ độc lập chủ quyền dân
tộc mà bao thế hệ đã hy sinh xương máu và đấu tranh bền bỉ mới tạo lập
được.
Việc giữ đất nước ngày càng gian nan khi quân địch nhăm nhe sang xâm lược
nước ta, dù năm lần bảy lượt kéo quân sang hòng chiếm đất nước ta nhưng
chúng không thể nào đánh bại, dân tộc ta có truyền thống đồng lòng đoàn kết,
lòng tự tin dân tộc, ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền đất nước.
Thắng lợi oanh liệt của cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc đầu thế kỷ XV lại
một lần nữa chứng minh tinh thần quật khởi, sức sống mãnh liệt và năng lực
sáng tạo phi thường của dân tộc ta. "Bình Ngô đại cáo", bản Tuyên ngôn độc
lập thứ hai của dân tộc lại dõng dạc vang lên:
“Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu.
Cõi bờ sông núi đã riêng,
Phong tục Bắc Nam cũng khác.
Trải Đinh, Lê, Lý, Trần nối đời dựng nước
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên đều chủ một phương,
Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau,
Mà hào kiệt không bao giờ thiếu"1.
Bài học từ truyền thống lịch sử chống giặc ngoại xâm được thể hiện xuyên
suốt qua các thời kỳ lịch sử: thời Lý, đó là chính sách ngụ binh ư nông; thời

Trần, là tư tưởng chúng chí thành thành, xây dựng thế trận phòng thủ đất nước
và thế trận đánh giặc, trước hết là dựa vào lòng dân, được Trần Hưng Đạo lựa
chọn, thực hiện rất hiệu quả. Với quan điểm sức dân mạnh như nước, chở
thuyền và lật thuyền cũng là dân, Nguyễn Trãi đã dâng kế sách giúp Lê Lợi
lãnh đạo nghĩa quân Lam Sơn quét sạch giặc Minh ra khỏi bờ cõi nước ta.
Trong lịch sử nước ta, hai triều đại Trần, Hồ kế tiếp nhau đã nêu hai bài học về
dựa vào dân hay dựa vào thành trì, quân quan để giữ nước. Hồ Quý Ly tuy vẫn
biết lòng dân là một sức mạnh cực lớn, nhưng do chính sách chứa đựng nhiều
1 Nguyễn

Trãi (1428)- Bình Ngô Đại Cáo
3


yếu tố xa dân, nên khi đất nước bị xâm lược, dù có hệ thống thành trì vững
chắc, quân sĩ đông, nhưng rốt cuộc phải cam chịu thất bại…
Những giá trị truyền thống trên đây được Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh kế
thừa, phát triển lên một bước mới hết sức phong phú, độc đáo; nhờ đó, chúng
ta đã làm nên những chiến công hiển hách "lừng lẫy năm châu, chấn động địa
cầu": Cách mạng Tháng Tám thành công; kháng chiến chống thực dân Pháp và
đế quốc Mỹ thắng lợi, thống nhất Tổ quốc.
Sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH và
hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay đang đứng trước những thời cơ và thách
thức mới. Công cuộc bảo vệ Tổ quốc đang đặt ra những yêu cầu mới trong
việc kế thừa và phát triển những giá trị truyền thống chống ngoại xâm của dân
tộc; đặc biệt là những kinh nghiệm lịch sử quý báu về xây dựng và vận hành
thế trận chiến tranh nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng. Việc xây dựng thế
trận quốc phòng toàn dân (QPTD) vững chắc luôn là một nhiệm vụ trọng tâm,
thường xuyên và là một trong những nội dung cơ bản của đường lối quân sựquốc phòng của Đảng và Nhà nước. Tư tưởng của cha ông ta trước đây, cũng
như đường lối của Đảng ta hiện nay đều có quan điểm chung, đó là: "Nước lấy

dân làm gốc. Trong công cuộc kháng chiến kiến quốc, lực lượng chính là ở
dân… Gốc có vững cây mới bền. Xây lầu thắng lợi trên nền nhân dân" 2
1.1.2. Từ kinh nghiệm hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh.
Chủ tịch Hồ Chí Minh (lúc nhỏ tên là Nguyễn Tất Thành, trong nhiều năm
hoạt động cách mạng trước đây lấy tên là Nguyễn Ái Quốc), sinh ngày 19-51890 ở quê ngoại là làng Hoàng Trù; lớn lên ở quê nội là làng Kim Liên,
huyện Nam Đàm, tỉnh Nghệ An và mất ngày 2-9-1969.
Người sinh ra trong một gia đình nhà nho yêu nước, nguồn gốc nông dân và
lớn lên ở một địa phương mà nhân dân có truyền thống anh dũng chống ngoại
xâm, trong một thời kỳ phong trào cứu nước ở Việt Nam rất sôi nổi.
Cuối năm 1911, với ý muốn học tập lý luận và kinh nghiệm cách mạng của
các nước để về giải phóng nước nhà khỏi ách thống trị thực dân, Nguyễn Ái
Quốc ra đi tìm đường cứu nước, làm công nhân, tham gia cuộc vận động cách
mạng của nhân dân nhiều nước, đồng thời không ngừng đấu tranh cho độc lập,
2 Hồ

Chí Minh - Toàn tập, Nxb.CTQG, H. 1995, tập 5, tr.409-410
4


tự do của dân tộc mình. Là người Việt Nam đầu tiên ủng hộ cuộc Cách mạng
Tháng Mười Nga vĩ đại và tìm thấy ở chủ nghĩa Mác - Lênin con đường giải
phóng của giai cấp công nhân và nhân dân các nước thuộc địa. Năm 1920,
Người tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp tại Đại hội Tua. Từ một người
yêu nước chân chính, Người đã trở thành một chiến sĩ cộng sản lỗi lạc.
Để kết hợp cuộc đất tranh của nhân dân Việt Nam với phong trào công nhân
quốc tế và phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới, Người tham gia thành
lập Hội Liên hiệp các dân tộc thuộc địa Pháp (1921). Xuất bản tờ báo Người
cùng khổ ở Pháp (1922). Năm 1923, Người được bầu vào Ban chấp hành
Quốc tế cộng sản và được chỉ định là ủy viên Thường trực Bộ Phương Đông,
trực tiếp phụ trách Cục Phương Nam. Năm 1925, Người tham gia thành lập

Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở châu Á, xuất bản hai cuốn sách nổi
tiếng: Bản án chế độ thực dân Pháp (1925) và Đường cách mệnh (1927).
Để chuẩn bị tiến tới thành lập đảng của những người Cộng sản Việt Nam, năm
1925, Người thành lập Việt Nam Thanh niên cách mạng Đồng chí hội ở Quảng
Châu (Trung Quốc) và tổ chức "Cộng sản Đoàn" làm nòng cốt cho Hội đó, đào
tạo cán bộ cộng sản để lãnh đạo Hội và truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào
nước ta. Năm 1929, những tổ chức Cộng sản đầu tiên ra đời ở Việt Nam. Ngày
3-2-1930, được sự ủy quyền của Ban chấp hành Quốc tế cộng sản, Người triệu
tập "Hội nghị hợp nhất" để thống nhất các tổ chức Cộng sản ở Việt Nam thành
Đảng Cộng sản Việt Nam sau đổi tên là Đảng Cộng sản Đông Dương và ngày
nay là Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong "Hội nghị hợp nhất" Người vạch ra
đường lối cách mạng ở nước ta là trước làm cách mạng dân tộc dân chủ, sau
làm cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Từ năm 1930 - 1940, đồng chí Hồ Chí Minh tiếp tục hoạt động cho sự nghiệp
giải phóng của dân tộc Việt Nam và các dân tộc bị áp bức khác trong điều kiện
vô cùng gian khổ và khó khăn.
Năm 1941, Người về nước, triệu tập Hội nghị lần thứ tám của Ban chấp hành
Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương quyết định đường lối cứu nước,
thành lập Việt Nam độc lập đồng minh (Việt Minh).
Cách mạng tháng Tám năm 1945 thắng lợi, Người tuyên bố thành lập nước
Việt Nam dân chủ cộng hòa (2-9-1945), tổ chức tổng tuyển cử tự do trong cả
5


nước, bầu Quốc hội và thông qua hiến pháp dân chủ đầu tiên trong cả nước.
Quốc hội khóa I đã bầu Người làm Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa
(1946).
Cùng với Trung ương Đảng, Hồ Chủ tịch đã lãnh đạo toàn Đảng, toàn quân,
toàn dân ta phá tan âm mưu của đế quốc, giữ vững và củng cố chính quyền
cách mạng. Ngay sau cách mạng tháng Tám, thực dân Pháp trở lại xâm lược

nước ta một lần nữa. Người kêu gọi cả nước kháng chiến bảo vệ độc lập, tự do
của Tổ quốc, bảo vệ và phát triển những thành quả của cách mạng tháng Tám.
Người nói: "... Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước,
nhất định không chịu làm nô lệ".
Tại Đại hội lần thứ hai của Đảng (1951), Người được bầu làm Chủ tịch Ban
chấp hành Trung ương Đảng. Dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng, đứng
đầu là Chủ tịch, cuộc kháng chiến thần thánh của nhân dân ta chống thực dân
Pháp xâm lược đã giành được thắng lợi to lớn, kết thúc vẻ vang bằng chiến
thắng vĩ đại Điện Biên Phủ (1954).
Sau khi miền Bắc nước ta được hoàn toàn giải phóng (1955), Trung ương
Đảng và Hồ Chủ tịch đề ra hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam
là tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền
Bắc, đồng thời đấu tranh để giải phóng miền Nam, thực hiện thống nhất nước
nhà, hoàn thành nhiệm vụ cách mạng dân tộc dân chủ trong cả nước.
Cùng với Ban chấp hành Trung ương Đảng, Hồ Chủ tịch đã lãnh đạo cuộc
kháng chiến vĩ đại của nhân dân ta chống chiến tranh xâm lược của đế quốc
Mỹ. Người nói: "Nước ta là một, dân tộc ta là một"..., "Nam Bắc là một nhà, là
anh em ruột thịt, quyết không thể chia cắt được" Người khẳng định: "Không
có gì quý hơn độc lập tự do".
Cùng với Ban chấp hành Trung ương Đảng, Người lãnh đạo sự nghiệp cải tạo
xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc nước ta, Người
nói: "Miền Bắc nhất định phải tiến lên chủ nghĩa xã hội. Mà đặc điểm to nhất
của ta trong thời kỳ quá độ từ một nước nông nghiệp lạc hậu tiến thẳng lên chủ
nghĩa xã hội, không phải kinh qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa”.
Hồ Chủ tịch luôn luôn dạy chúng ta phải kết hợp nhiệm vụ cách mạng trong
nước với nhiệm vụ cách mạng quốc tế. Người chỉ thị cho toàn Đảng và toàn
6


dân ta phải tích cực góp phần bảo vệ hệ thống xã hội chủ nghĩa, khôi phục

đoàn kết, nhất trí trong phe ta và trong phong trào Cộng sản Quốc tế trên cơ sở
chủ nghĩa Mác - Lênin và chủ nghĩa Quốc tế vô sản, ra sức góp phần vào cuộc
đấu tranh của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ
nghĩa xã hội.
Hồ Chủ tịch đã vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lê nin vào điều kiện cụ thể
của nước ta, đề ra đường lối đúng đắn, đưa cách mạng Việt Nam đi từ thắng
lợi này đến thắng lợi khác, Người kết hợp tài tình truyền thống tốt đẹp nhất
của dân tộc Việt Nam với tư tưởng cách mạng triệt để của giai cấp công nhân,
tư tưởng của chủ nghĩa Mác - Lê nin, kết hợp chặt chẽ chủ nghĩa yêu nước
chân chính với chủ nghĩa Quốc tế vô sản. Sự nghiệp cách mạng của Đảng ta
và của Hồ Chủ tịch đã mở ra một thời đại mới trong lịch sử dân tộc Việt Nam
đánh thắng các thế lực đế quốc xâm lược, giải phóng dân tộc, thực hiện dân
chủ nhân dân xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
Người tin tưởng mạnh mẽ vào lực lượng vĩ đại của quần chúng nhân dân, suốt
đời tận tụy phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc. Người là
tấm gương trong sáng của tinh thần tập thể, ý thức tổ chức và đạo đức cách
mạng: Trung với Đảng, hiếu với dân, cần kiệm liêm chính, chí công vô tư,
chân thành, khiêm tốn và giản dị.
Sự nghiệp của Hồ Chủ tịch thật là vĩ đại, Người đã sáng lập ra Đảng Cộng sản
Việt Nam, sáng lập ra Mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam, sáng lập ra các
lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam và sáng lập ra nước Việt Nam dân chủ
cộng hòa, góp phần tăng cường đoàn kết quốc tế.
Hồ Chủ tịch là người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam, lãnh tụ kính yêu
của giai cấp công nhân và của cả dân tộc Việt Nam, một chiến sĩ xuất sắc, một
nhà hoạt động cách mạng lỗi lạc của phong trào Cộng sản Quốc tế và phong
trào giải phóng dân tộc. Tên tuổi của Người sống mãi trong lòng mỗi người
Việt Nam yêu nước và sự nghiệp cách mạng nhất định sẽ được kế tục thắng
lợi.
1.2.


Nội dung luận điểm.

1.2.1. Độc lập đân tộc là khát vọng lớn nhất của các dân tộc thuộc địa.

7


Độc lập, tự do là khát vọng ngàn đời của dân tộc ta. Độc lập, tự do bắt nguồn
từ chủ nghĩa yêu nước truyền thống Việt Nam, lấy đại nghĩa thắng hung tàn,
lấy chí nhân thay cường bạo. Từ thuở vua Hùng dựng nước đến Bà Trưng, Bà
Triệu, Ngô Quyền, Lý Thường Kiệt, Quang Trung... vận nước bao phen chìm
đắm. Để rồi bao phen dân mình như cây một gốc, như con một nhà đứng lên
“cưỡi cơn gió mạnh, chém cá kình ở biển Đông”, giành lại thái bình cho xã
tắc. Khi đến thăm bộ đội Đại đoàn 308, ngày 19-9-1954, bên Đền Giếng, Bác
ân cần dặn dò: “Ngày xưa các Vua Hùng đã có công dựng nước, ngày nay Bác
cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Giữ nước là giữ lấy độc lập, tự do cho
Tổ quốc. Giữ lấy “cây độc lập”, “trái tự do” mà biết bao máu xương đồng bào,
chiến sĩ đã đổ. Những năm đất nước vừa ra khỏi chiến tranh, còn bề bộn khó
khăn, Bác Hồ căn dặn: “Không sợ thiếu, chỉ sợ không công bằng; không sợ
nghèo, chỉ sợ lòng dân không yên”.
Độc lập, tự do là sự tổng kết cả cuộc đời hoạt động cách mạng của Chủ tịch
Hồ Chí Minh, kể từ năm 1911, khi Người xuất dương tìm đường cứu nước. Đi
khắp châu Mỹ, châu Phi, châu Âu, châu Á, đến đâu Người cũng thấy cảnh lầm
than nô lệ, cảnh người dân các nước thuộc địa bị những “con đỉa hai vòi” hút
máu. Cho đến khi đọc Luận cương của V.I. Lê-nin về vấn đề dân tộc và thuộc
địa, Người đã tìm thấy con đường đến với độc lập, tự do: Bác Hồ viết: “Luận
cương của Lê-nin làm cho tôi rất cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng biết
bao? Tôi vui mừng đến phát khóc lên. Ngồi một mình trong buồng mà tôi nói
to lên như đang nói trước quần chúng đông đảo: “Hỡi đồng bào bị đọa đày đau
khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng

ta!”3. Từ đó ngọn cờ Hồ Chí Minh bay cao theo ngọn gió thời đại. Đúng như
Nhà thơ Rô-mét Chan-đra, Chủ tịch Hội đồng Hòa bình thế giới đã viết: “Bất
cứ nơi nào chiến đấu cho độc lập tự do/Ở đó có Hồ Chí Minh và ngọn cờ Hồ
Chí Minh bay cao”.
Từ đó, Người chiến sĩ cộng sản quốc tế Nguyễn Ái Quốc sáng lập và rèn luyện
Đảng Cộng sản Việt Nam. Từ đó, Người trở về nước vào mùa Xuân năm 1941,
để rồi bốn năm sau, Cách mạng Tháng Tám rung trời sấm nổ. Từ đó, “lừng lẫy
3 117 chuyện kể về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh – NXB CTQG (2017)
8


Điện Biên, chấn động địa cầu”. Từ đó, tư tưởng, khát vọng độc lập, tự do ngày
một hình thành rõ rệt hơn, chói sáng hơn, mang tầm vóc dân tộc và thời đại
sâu sắc. Từ Hồ Chí Minh, khát vọng ấy trở thành khát vọng cháy bỏng của cả
dân tộc Việt Nam. Từ đó, cho đến những năm cuối của cuộc đời “vô cùng cao
thượng và phong phú, vô cùng trong sáng và đẹp đẽ” Người vẫn đau đáu một
niềm tin “tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho Tổ quốc tôi”. Bài thơ chúc Tết
cuối cùng, mùa Xuân Kỷ Dậu, 1969, Bác viết: “Vì độc lập, vì tự do/Đánh cho
Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào/ Tiến lên! Chiến sĩ, đồng bào/ Bắc - Nam sum
họp, Xuân nào vui hơn!”.4
1.2.2. Độc lập hoàn toàn, độc lập thực sự gắn liền với hòa bình và toàn vẹn lãnh
thổ.
Một dân tộc không có quyền bình đẳng với các dân tộc khác trên thế giới mà
còn phải được hưởng nền độc lập thật sự, độc lập hoàn toàn. Chỉ có khi nào
được hưởng độc lập thật sự thì dân tộc đó mới thật sự bình đẳng.
Độc lập thật sự, độc lập hoàn toàn theo Hồ Chí Minh phải đảm bảo những
nguyên tắc sau:
Đân tộc đó có đầy đủ chủ quyền quốc gia về chính trị, kinh tế, an ninh và toàn
vẹn lãnh thổ.
Mọi vấn đề chủ quyền quốc gia Việt Nam phải do người Việt Nam giải quyết.

mọi sự ủng hộ giúp đỡ Việt Nam đấu tranh giành độc lập tự do đều được nhân
dân Việt Nam hoan nghênh ghi nhớ song nhân dân Việt Nam không chấp nhận
bất cứ can thiệp thô bạo nào
Giá trị và ý nghĩa thật sự của độc lập dân tộc phải thể hiện ở quyền tự do hạnh
phúc của nhân dân. Theo Người, quyền độc lập, tự do là quyền thiêng liêng, là
trên hết. Dù có phải hy sinh đến đâu cũng phải giành và giữ được độc lập.
1.2.3. Độc lập phải đem lại tự do hạnh phúc cho nhân dân.
“Nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc, tự do thì độc lập cũng chẳng
có nghĩa lý gì”5
Độc lập, tự do, hạnh phúc – đó là ham muốn tột bậc của Bác, cũng là khát
khao to lớn của dân tộc ta. Người dân được tự do và hạnh phúc, đó là mục tiêu
4 Hồ

Chí Minh (1969) – Bài thơ chúc Tết

5 Hồ

Chí Minh (1945) – Thư gửi Ủy ban nhân dân các kỳ, tỉnh, huyện, làng.
9


lớn lao nhất mà vì nó Hò Chí Minh cống hiến toàn bộ cuộc đời của mình. Độc
lập trong tư tưởng Hồ Chí Minh là một nền độc lập hoàn toàn triệt để và có
chủ quyền thực sự về mọi lĩnh vực. Dân tộc Việt Nam có quyền quyết định
vận mệnh của mình.
Giữ vững độc lập, tự chủ vừa là đường lối, vừa là nguyên tắc bất biến để
chúng ta bảo vệ tốt nhất lợi ích quốc gia, dân tộc của mình. Đó chính là kết
tinh của sự nghiệp đối ngoại của Hồ Chí Minh. Muốn có nền độc lập hoàn thì
phải đứng về lập trường giai cấp vô sản, dưới ánh sáng của chủ nghĩa MacLenin, và đi theo con đường xã hội chủ nghĩa. Đó mới là nền độc lập thực sự,
mang lại tự do, ấm no hạnh phúc thực sự cho nhân dân.


10


CHƯƠNG 2:
VẬN DỤNG VÀO VIỆC BẢO VỆ CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO CỦA NƯỚC TA
HIỆN NAY
2.1. Khái niệm về việc bảo vệ chủ quyền biển đảo của nước ta hiện nay.
2.1.1. Vị trí địa lý và lịch sử bảo vệ chủ quyền.
Biển nước ta được xác định theo 5 vùng: nội thủy; lãnh hải; tiếp giáp lãnh hải;
đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Với hơn 3.000 hòn đảo lớn nhỏ và 2 quần
đảo xa bờ là Hoàng Sa và Trường Sa. Theo Công ước của Liên hiệp quốc về
Luật Biển năm 1982 thì nước Việt Nam có vùng biển rộng trên 1 triệu km2,
chiếm khoảng 30% diện tích Biển Đông, gấp hơn 3 lần diện tích đất liền. Biển,
đảo là một bộ phận cấu thành phạm vi chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc
cùng với đất liền tạo ra môi trường sinh tồn và phát triển từ ngàn đời của dân
tộc ta.
Biển nước ta được ví như mặt tiền, sân trước, cửa ngõ quốc gia; biển, đảo,
thềm lục địa và đất liền hình thành phên dậu, chiến lũy nhiều lớp, nhiều tầng,
bố trí thành tuyến phòng thủ liên hoàn bảo vệ Tổ quốc. Lịch sử dân tộc đã ghi
nhận có tới 2/3 cuộc chiến tranh, kẻ thù đã sử dụng đường biển để tấn công
xâm lược nước ta. Những chiến công hiển hách trên chiến trường sông biển đã
minh chứng: Ba lần đại thắng quân thù trên sông Bạch Đằng (năm 938, 981 và
1288); chiến thắng trên phòng tuyến sông Như Nguyệt 1077; chiến thắng Rạch
Gầm - Xoài Mút năm 1785 và những chiến công vang dội của quân và dân ta
trên chiến trường sông biển trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp
và đế quốc Mỹ là những minh chứng ghi đậm dấu ấn không bao giờ mờ phai
trong lịch sử dân tộc. Ngày nay, Biển Đông cùng các đảo vẫn còn diễn ra tranh
chấp và quyết liệt về chủ quyền giữa các quốc gia, nơi tiềm ẩn những bất trắc
khó lường, đang là thách thức đe dọa đến chủ quyền lãnh thổ, an ninh của

nước ta trên biển và từ hướng biển.
2.1.2. Tài nguyên thiên nhiên và tầm ảnh hưởng của biển đảo nước ta.
Biển Đông có vị trí chiến lược quan trọng cả về mặt an ninh - quốc phòng lẫn
thương mại quốc tế đối với các quốc gia trong khu vực do nằm trên tuyến
đường hàng hải nhộn nhịp bậc nhất thế giới với mật độ tàu thuyền trọng tải lớn
qua lại trung bình khoảng trên 41.000 chiếc/năm. Theo tài liệu nước ngoài,
11


hơn 90% lượng vận tải thương mại thế giới được thực hiện bằng đường biển
và 45% trong số đó phải đi qua vùng Biển Đông với trị giá khoảng 5.000 tỷ
USD/năm, hơn 80% lượng dầu nhập khẩu của Nhật Bản, Hàn Quốc và vùng
lãnh thổ Đài Loan (Trung Quốc) được chuyên chở qua đây; lượng khí hóa
lỏng được vận chuyển qua Biển Đông chiếm 2/3 tổng số lượng khí hóa lỏng
được buôn bán trên thị trường thế giới
Biển Đông còn có nguồn tài nguyên thiên nhiên quan trọng đối với đời sống
và việc phát triển kinh tế của các quốc gia ven biển, đặc biệt là nguồn tài
nguyên sinh vật (thủy sản) và dầu khí. Theo ước tính, 70% dân số các nước
Đông Nam Á sinh sống ven biển và lượng thủy hải sản đánh bắt ở khu vực
Biển Đông chiếm khoảng 10% tổng trữ lượng đánh bắt trên thế giới, cung cấp
25% nhu cầu protein cho 500 triệu dân. Biển Đông là khu vực rất có tiềm năng
về mặt dầu khí. Mặc dù số liệu đánh giá về trữ lượng còn khác nhau, song dầu
khí được tìm thấy ở hầu hết các địa điểm trong khu vực Biển Đông và nguồn
lực quan trọng cho sự phát triển của nhiều quốc gia, như In-đô-nê-xi-a, Brunây, Ma-lai-xi-a, Phi-líp-pin, Thái Lan... kể từ khi dầu khí được phát hiện và
khai thác ở Biển Đông.
2.2. Quan điểm của Đảng và nhà nước về việc bảo vệ chủ quyền biển đảo ở
nước ta.
Quan điểm của Ðảng và nhà nước là phát triển kinh tế biển phải gắn với quản
lý, bảo vệ biển, đảo, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận
an ninh nhân dân vững chắc trên biển, hải đảo. Ngay từ Nghị quyết Ðại hội X

của Ðảng cũng đã xác định: “Phát triển kinh tế biển toàn diện, có trọng tâm,
trọng điểm, sớm đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về kinh tế biển trong
khu vực, gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh và hợp tác quốc tế”; Nghị
quyết về Chiến lược biển Việt Nam xác định: “Chiến lược biển phải kết hợp
chặt chẽ giữa nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội với bảo đảm quốc phòng, an
ninh…”.
Mạnh về biển: tức là phải mạnh về kinh tế, quân sự, quốc phòng - an ninh trên
biển, đảo. Nhưng muốn biển mạnh, trước hết bờ phải vững, bờ vững chính là
cơ sở, nền tảng để xây dựng biển mạnh.

12


Giàu lên từ biển: biển nước ta có nhiều tài nguyên phong phú, đa dạng với trữ
lượng lớn, đặc biệt là thuỷ sản và dầu khí. Nhưng chúng ta chưa khai thác,
phát huy hết các tiềm năng, thế mạnh của Biển, đến nay, tỷ trọng các ngành
kinh tế biển mới chiếm 48% GDP. Ðể làm giàu lên từ biển, phấn đấu đến năm
2020 các ngành kinh tế biển chiếm tỷ trọng 53 - 55% GDP của cả nước.
Ðến Nghị quyết Ðại hội XII, Ðảng ta tiếp tục chỉ rõ: “Kết hợp chặt chẽ kinh
tế, văn hoá, xã hội với quốc phòng, an ninh và quốc phòng, an ninh với kinh
tế, văn hoá, xã hội trong từng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh
tế - xã hội, chú trọng vùng sâu, vùng xa, biên giới, biển, đảo”. Khắc phục triệt
để những sơ hở, thiếu sót trong việc kết hợp kinh tế và quốc phòng, an ninh tại
các địa bàn- nhất là địa bàn chiến lược. Trong quy hoạch xây dựng các vùng
biển, đảo ở địa bàn chiến lược, các phương án bảo vệ cần làm tốt ngay từ khâu
thẩm định các khu công nghiệp, kinh tế tập trung, các dự án ven biển, trên
đảo; quy hoạch, xây dựng kết cấu hạ tầng gắn với xây dựng thế trận quốc
phòng, an ninh. Quy hoạch phát triển kinh tế biển, đảo không để ảnh hưởng
đến thế bố trí quân sự, thế trận quốc phòng, an ninh. Trong quy hoạch phát
triển kinh tế biển, đảo hiện nay, nước ta đang chuẩn bị tích cực xây dựng 3 đặc

khu kinh tế gồm Vân Ðồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc.
2.3. Nhiệm vụ và vài trò của sinh viên về việc bảo vệ chủ quyền biển đảo ở
nước ta hiện nay.
Thanh niên là lực lượng đông đảo, là lớp người trẻ tuổi, có sức khỏe, ham hiểu
biết cái mới, giàu sức sáng tạo, hăng hái, có chí tiến thủ, xung kích, sáng tạo
trong việc quán triệt và thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách,
pháp luật của Nhà nước, là nguồn nhân lực chủ yếu tạo nên sức mạnh to lớn
trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng,
Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm chăm lo, giáo dục, bồi dưỡng
và phát huy vai trò thanh niên để họ trở thành đội quân xung kích trong sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Trước những diễn biến phức tạp, khó lường của tình hình thế giới, khu vực,
đặc biệt là sự chống phá của các thế lực thù địch và những tác động của mặt
trái nền kinh tế thị trường, một bộ phận thanh niên còn biểu hiện suy thoái tư
tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; phai nhạt lý tưởng, giảm sút niềm tin, ít
13


quan tâm đến tình hình đất nước, thiếu ý thức chấp hành pháp luật, sống thực
dụng, xa rời truyền thống văn hóa dân tộc, chưa chứng tỏ đầy đủ được vai trò,
trọng trách của mình trước vận mệnh của đất nước, sự nghiệp cách mạng của
dân tộc, xa rời chủ nghĩa yêu nước, xem nhẹ truyền thống cách mạng, ít quan
tâm sinh hoạt chính trị, coi thường giá trị nhân văn, kỷ cương, đạo lý, mắc tệ
nạn xã hội... mang nặng tâm lý hưởng thụ, thờ ơ và quên đi trách nhiệm, nghĩa
vụ công dân. Thực tiễn đó đòi hỏi thanh niên phải không ngừng tu dưỡng, rèn
luyện, nâng cao trách nhiệm, có quyết tâm mạnh mẽ để giữ vững độc lập, chủ
quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. Đồng thời, cần phát huy vai
trò của thanh niên trong bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc. Đó là quá
trình khơi dậy, huy động, khai thác những tiềm năng, sức mạnh to lớn trong
tuổi trẻ và tạo ra những điều kiện hoạt động thuận lợi giúp thanh niên nâng

cao nhận thức về vai trò, trách nhiệm của mình, hình thành niềm tin, thái độ,
động cơ, ý chí, quyết tâm và hành động thiết thực trong bảo vệ chủ quyền
biển, đảo bằng các phương thức khác nhau, góp phần bảo vệ vững chắc Tổ
quốc Việt Nam XHCN.
HSSV đi đầu trong việc tích cực tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cộng
đồng về quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững biển và hải đảo Việt Nam.
Đồng thời tranh thủ các nguồn lực và sự ủng hộ từ hợp tác quốc tế với các
nước bè bạn và các tổ chức quốc tế trên mọi lĩnh vực.
Tăng cường học tập, nghiên cứu, phổ biến, giáo dục pháp luật về quản lý, bảo
vệ và phát triển bền vững biển, đảo. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho
cộng đồng về khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường
vùng ven biển, hải đảo.
Tăng cường tuyên truyền, phổ biến kiến thức phòng ngừa, ứng phó, kiểm soát
và khắc phục hậu quả thiên tai, sự cố môi trường biển. Xây dựng và quảng bá
thương hiệu biển Việt Nam. Góp phần tuyên truyền nâng cao nhận thức về vị
thế quốc gia biển và hội nhập quốc tế trong quản lý, bảo vệ và phát triển bền
vững biển, đảo. Khuyến khích học sinh, sinh viên tham gia vào học các ngành
nghề liên quan tới biển, đảo.
Tổ chức tốt chương trình “Học kỳ trong Quân đội”, “Trải nghiệm Quân đội”
góp phần chăm lo, bồi dưỡng, giáo dục thế hệ trẻ và nâng cao ý thức về vai trò
14


trách nhiệm của tuổi trẻ đối với nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo, thềm
lục địa của Tổ quốc.

15


PHẦN KẾT LUẬN

Qua những phân tích trên, ta thấy câu nói của Hồ chủ tịch hoàn toàn chính xác. Việc
vận dụng tư tưởng của Hồ Chí Minh vào vẩn đề bảo vệ chủ quyền biển đảo có một vai
trò rất quan trọng.
Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến biển đảo và dành nhiều tình cảm cho
nhân dân vùng biển đảo và lực lượng vũ trang nhân dân bảo vệ biển đảo của Tổ Quốc.
Sự quan tâm và tình cảm đó được thể hiện qua từng bài viết, từng lời căn dặn của
Người khi đến thăm các địa phương hay các đơn vị Hải quân.
Ngay từ những ngày đầu Hồ Chí Minh ra đi tìm đường cứu nước, Người đã chọn
phương tiện đường thủy. Đường biển là nhanh nhất và duy nhất lúc đó có thể giúp
Người thực hiện ước mơ của mình. Nhờ việc “làm công” trên những con tầu buôn
nước ngoài, Người đã đi năm châu, bốn biển để tiếp thu văn minh thế giới mỗi khi tầu
cập bến và đã tìm được con đường cứu nước cho dân tộc. Đến mỗi quốc gia, Người
đều có cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên của biển rất khác nhau, nhưng lúc nào Người cũng
tự hào về bờ biển Việt Nam - Tổ quốc thân yêu của mình.
Biển đảo là một bộ phận lãnh thổ thiêng liêng của Việt Nam, có tầm quan trọng đặc
biệt trong xây dựng và phát triển đất nước. Bởi vậy, hơn ai hết Hồ Chí Minh không
những hiểu tầm quan trọng của biển đảo mà Người còn có tầm nhìn và tư duy chiến
lược về vấn đề khẳng định chủ quyền, biển đảo Tổ quốc.
Thực hiện lời dạy của Bác, Đảng và nhân dân ta kiên quyết bảo vệ chủ quyền lãnh thổ
của dân tộc. Đặc biệt là trong tình hình mới chiến lược bảo đảm quốc phòng an ninh
và bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam là hết sức quan trọng và cấp thiết.

16


PHỤ LỤC HÌNH ẢNH

Hình 1: Kỉ niệm 44 năm giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.

Hình 2: Đoàn viên thanh niên chung tay bảo vệ chủ quyền biển đảo.


17


Hình 3: Chương trình “Ngọn lửa biển đảo” tổ chức tại ĐH sư phạm kĩ thuật TP.
Hồ Chí Minh

18


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đại úy Nguyễn Thanh Hải, Tạp chí quân đội nhân dân, Phát huy vai trò thanh
niên trong bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.
Link:

/>
trong-bao-ve-chu-quyen-bien-dao-cua-to-quoc/3822.html
2. Bộ Gáo dục và Đào tạo, Hồ Chí Minh Toàn tập, 2011, tập 4, trang 1.
3. Bộ Gáo dục và Đào tạo, Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh, chương II, trang 24 25.
4. Ban tuyên giáo Tỉnh Khánh Hòa, Học viện hải quân, Tầm quan trọng của biển
đảo Việt Nam.
Link: />option=com_k2&view=item&id=167:t%E1%BA%A7m-quan-tr%E1%BB
%8Dng-c%E1%BB%A7a-bi%E1%BB%83n-%C4%91%E1%BA%A3o-vi
%E1%BB%87t-nam&Itemid=21
5. Nguyễn Bảo Minh, Báo Điện Tử - Đảng Cộng Sản Việt Nam, Tư tưởng Hồ Chí
Minh về mùa Xuân dân tộc độc lập, tự do.
Link: />6. Trần Tuấn Anh, Độc lập, tự do – Giá trị vĩnh hằng của dân tộc Việt Nam.
Link: />7. ThS. Lê Nữ Sinh, Trang thông tin Trường Chính trị Thanh Hóa, Không có gì
quý hơn độc lập tự do – tư tưởng xuyên suốt cuộc đời lãnh tụ Hồ Chí Minh.
Link: />

19


×