Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Nâng cao chất lượng giáo dục tư tưởng chính trị cho sinh viên tỉnh bắc ninh trong giai đoạn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1001.32 KB, 96 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƢỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ



NGUYỄN THỊ VIẾT

NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG GIÁO DỤC
TƢ TƢỞNG CHÍNH TRỊ CHO SINH VIÊN
TỈNH BẮC NINH TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC

HÀ NỘI - 2013


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƢỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ



NGUYỄN THỊ VIẾT

NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG GIÁO DỤC
TƢ TƢỞNG CHÍNH TRỊ CHO SINH VIÊN
TỈNH BẮC NINH TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC

Chuyên ngành: Triết học
Mã số:



60 22 80

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS. TS. TRẦN PHÚC THĂNG

HÀ NỘI - 2013


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự
hướng dẫn khoa học của GS. TS. Trần Phúc Thăng.
Các số liệu, tài liệu tham khảo trong luận văn đều trung thực và có
nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
Hà Nội, ngày 16 tháng 9 năm 2013.
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Viết


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BGH

:

Ban giám hiệu

CNH, HĐH :


Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

CBGVSV

:

Cán bộ giáo viên sinh viên

CNXH

:

Chủ nghĩa xã hội

CSCN

:

Cộng sản chủ nghĩa

CTQG

:

Chính trị quốc gia

DBHB

:


Diễn biến hòa bình

GD&ĐT

:

Giáo dục và đào tạo

GDP

:

Tốc độ tăng trưởng

GS. TS

:

Giáo sư, Tiến sỹ

HS- SV

:

Học sinh, sinh viên

KTXH

:


Kinh tế xã hội

NXB

:

Nhà xuất bản

TBCN

:

Tư bản chủ nghĩa

XHCN

:

Xã hội chủ nghĩa


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU

................................................................................................... 1

Chƣơng 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC GIÁO DỤC TƢ
TƢỞNG CHÍNH TRỊ CHO SINH VIÊN NƢỚC TA HIỆN NAY ........... 8

1.1. Quan điểm mácxít về tư tưởng chính trị và giáo dục tư tưởng chính trị ....... 8

1.1.1. Khái niệm về tư tưởng chính trị ...................................................... 8
1.1.2. Khái niệm về giáo dục tư tưởng chính trị của Đảng .......................... 10
1.2. Giáo dục tư tưởng ch nh trị trong các trư ng đại học, cao đ ng ................ 13
1.2.1. Khái niệm về giáo dục tư tưởng ch nh trị trong các nhà trư ng....... 13
1.2.2. T m quan trọng của việc giáo dục tư tưởng chính trị cho sinh
viên các trư ng đại học, cao đ ng............................................... 17
Chƣơng 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIÁO DỤC TƢ TƢỞNG CHÍNH TRỊ
CHO SINH VIÊN TỈNH BẮC NINH ............................................... 25

2.1. Thực trạng công tác giáo dục tư tưởng chính trị cho sinh viên ở một số
trư ng đã khảo sát ..................................................................... 25
2.1.1. Những nhân tố tác động đến giáo dục tư tưởng chính trị cho
sinh viên các trư ng Đại học, cao đ ng ở tỉnh Bắc Ninh .............. 25
2.1.2. Thực trạng công tác giáo dục tư tưởng chính trị của các trư ng
Đại học, Cao đ ng ở tỉnh Bắc Ninh ............................................ 31
2.2. Nguyên nhân của những hạn chế trong công tác giáo dục tư tưởng
chính trị cho sinh viên tỉnh Bắc Ninh ......................................... 44
2.2.1. Chưa nhận thức rõ t m quan trọng của việc giáo dục tư tưởng
chính trị nhất là vai trò của các môn những nguyên lý của chủ
nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Ch Minh và đư ng lối cách
mạng của Đảng cộng sản Việt Nam ........................................... 44


2.2.2. Số lượng và chất lượng đội ngũ giáo viên các môn l luận ch nh
trị ở ắc Ninh chưa đáp ứng được yêu c u nâng cao hiệu quả
giáo dục tư tưởng ch nh trị ở các trư ng đại học, cao đ ng .......... 46
2.2.3. Phương thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập lí luận chính trị
chưa khoa học, thiếu công bằng.................................................. 47
2.2.4. Động cơ, thái độ học tập của một bộ phận sinh viên chưa thực
sự đúng đắn, phương pháp học tập chưa mang lai hiệu quả cao.... 48

2.2.5. Sự phối hợp của các chủ thể chưa chặt chẽ, chưa thư ng xuyên. .... 48
Chƣơng 3. QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC
GIÁO DỤC TƢ TƢỞNG CHÍNH TRỊ CHO SINH VIÊN TỈNH
BẮC NINH TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY ................................. 51

3.1. Một số quan điểm thực hiện công tác giáo dục tư tưởng chính trị cho
sinh viên tỉnh Bắc Ninh trong giai đoạn hiện nay ........................ 51
3.1.1. Giáo dục tư tưởng chính trị phải lấy lý luận Mác-Lênin và tư
tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng ............................................... 51
3.1.2. Giáo dục tư tưởng chính trị phải gắn với quá trình phát triển
kinh tế xã hội và xây dựng môi trư ng văn hoá xã hội lành
mạnh ......................................................................................... 52
3.1.3. Giáo dục tư tưởng chính trị là trách nhiệm của các cấp lãnh đạo,
các tổ chức chính trị xã hội và cán bộ giáo viên. ......................... 53
3.2. Một số giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng giáo dục tư tưởng chính
trị cho sinh viên tỉnh Bắc Ninh trong giai đoạn hiện nay .............. 55
3.2.1. Nâng cao nhận thức về vai trò của giáo dục tư tưởng chính trị
trong mục tiêu giáo dục toàn diện ở các nhà trư ng..................... 55
3.2.2. Đổi mới nội dung phương pháp giáo dục chủ nghĩa Mác- Lênin
và tư tưởng Hồ Chí Minh ........................................................... 57


3.2.3. Quan tâm đến đội ngũ giảng viên giảng dạy lý luận chủ nghĩa
Mác-Lênin và tư tưởng Hồ chí Minh và đảm bảo các điều kiện
vật chất cho công tác giáo dục tư tưởng chính trị......................... 59
3.2.4. Phối hợp giữa các lực lượng giáo dục trong nhà trư ng xây
dựng môi trư ng giáo dục lành mạnh, tổ chức tốt các hoạt
động, các phong trào tuyên truyền giáo dục tư tưởng chính trị ..... 61
3.2.5. Phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo, tự giáo dục, tự rèn
luyện trong sinh viên ................................................................. 63

3.2.6. Xây dựng môi trư ng kinh tế, văn hóa, xã hội lành mạnh............... 64
KẾT LUẬN

................................................................................................. 68

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................. 70
PHỤ LỤC

........................................................................................................................... 75


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất nước ta đang trong th i kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa
và hội nhập quốc tế sâu rộng. Hơn bao gi hết, những ngư i trẻ tuổi càng trở
nên quan trọng và đã được thừa nhận là nhân tố quyết định chủ yếu đến sự
phát triển kinh tế, xã hội, trong việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Để đáp ứng
được yêu c u đó thì c n phải có nguồn nhân lực chất lượng cao, những con
ngư i phát triển toàn diện, thể chất, tri thức, đạo đức. Hồ Chủ tịch đã căn dặn
toàn Đảng, toàn dân ta: Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đ i sau là một việc
rất quan trọng và rất c n thiết. Đại hội X của Đảng chỉ rõ phải coi trọng việc
xây dựng và hoàn thiện nhân cách của ngư i Việt Nam. Trong đó: “ ồi
dưỡng các giá trị văn hóa trong thanh niên, học sinh, sinh viên, đặc biệt là lý
tưởng sống, lối sống, năng lực trí tuệ, đạo đức và bản lĩnh văn hóa con ngư i
Việt Nam” sẽ góp ph n đáp ứng tốt yêu c u về đào tạo nguồn nhân lực trẻ.
Công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo đã và đang đem lại
những kết quả to lớn trên tất cả các lĩnh vực của đ i sống xã hội. Những
thành tựu phát triển kinh tế, xã hội đã và đang tạo điều kiện, cơ hội cho thanh
niên được rèn luyện, phấn đấu và kh ng định mình. Song, bên cạnh những
chuyển biến tích cực đó, sự tác động mạnh mẽ từ mặt trái của cơ chế thị

trư ng cũng là mảnh đất m u mỡ làm nảy sinh lối sống ích kỷ, vụ lợi, những
thói hư tật xấu, làm rạn nứt những khuôn mẫu, những giá trị đạo đức, huỷ
hoại nét đẹp văn hoá truyền thống. Ảnh hưởng từ mặt trái của kinh tế thị
trư ng đã tạo ra trong xã hội một lớp ngư i không nhỏ trong đó có thanh niên
là học sinh, sinh viên chạy theo lối sống thực dụng, buông thả, phai nhạt lý
tưởng bất chấp những quy phạm đạo đức, truyền thống văn hoá tốt đẹp của
dân tộc. Hàng loạt vấn đề đặt ra đối với thanh niên là, làm thế nào để thanh
niên trong tương lai đủ sức đáp ứng yêu c u của đất nước đặt ra? Làm thế nào

1


để họ có thể tự định hướng đúng, hình thành và rèn luyện phẩm chất đạo đức
trong đ i sống kinh tế thị trư ng hiện nay? Làm thể nào để những ảnh hưởng
tiêu cực không làm suy giảm nguồn lực trẻ? Do vậy, việc giáo dục đạo đức
chính trị tư tưởng nói chung và giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh viên, là
một vấn đề quan trọng trong chiến lược phát triển con ngư i của Đảng được
toàn xã hội quan tâm.
Bắc Ninh, là một trong những địa phương đang trong quá trình công
nghiệp hoá hiện đại hoá. Đây là một trong những tỉnh miền Bắc thu hút nhiều
nhà đ u tư của nước ngoài bởi vì số lượng dân cư tương đối lớn hơn 1triệu
ngư i, trong đó học sinh, sinh viên chiếm hơn 100 nghìn ngư i. Đây là lực
lượng nòng cốt cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà nói riêng và cả
nước nói chung.
Theo suốt chiều dài lịch sử và truyền thống văn hoá của dân tộc, Bắc
Ninh nổi tiếng là vùng kinh bắc "đất học", "địa linh, nhân kiệt", với những tên
ngư i, tên đất lẫy lừng. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ,
dưới sự lãnh đạo của Đảng, lớp lớp các thế hệ thanh niên học sinh, sinh viên
Bắc Ninh đã góp ph n to lớn vào sự nghiệp đấu tranh giành độc lập, thống
nhất Tổ quốc và xây dựng miền Bắc XHCN, xây dựng quê hương ắc ninh

anh hùng. Th i kỳ đổi mới, thế hệ thanh niên học sinh sinh viên Bắc ninh đã
có những cống hiến to lớn với những tấm gương anh hùng trong chiến đấu,
học tập, lao động sản xuất. Điều đó đã có tác dụng lôi cuốn, giáo dục thanh
niên nói chung và học sinh sinh viên trong tỉnh nói riêng.
Trong sự nghiệp đổi mới đất nước, sự chuyển biến mạnh mẽ của những
điều kiện kinh tế - xã hội đã và đang ảnh hưởng trực tiếp đến học sinh sinh
viên lớp ngư i trẻ tuổi nói chung và sinh viên Bắc Ninh nói riêng. Một mặt,
nền kinh tế thị trư ng, xu thế toàn c u hoá, nền kinh tế tri thức, việc mở rộng
giao lưu hội nhập với thế giới, đang tạo nhiều cơ hội, điều kiện cho học sinh,
sinh viên ở Bắc Ninh phát huy t nh năng động, chủ động, sáng tạo vươn lên

2


để kh ng định mình. Mặt khác, trong học sinh, sinh viên đã nảy sinh nhiều
hiện tượng suy thoái đạo đức, lối sống, chỉ coi trọng đồng tiền, bất chấp đạo
lý, chỉ đề cao giá trị vật chất mà xem thư ng giá trị tinh th n dẫn đến một số
sinh viên rơi vào tội lỗi và các tệ nạn xã hội. Đó vừa là nguyên nhân vừa là
biểu hiện làm suy giảm nguồn lực trẻ của tỉnh, là nỗi nhức nhối của từng gia
đình, địa phương và xã hội. Để xứng đáng là “chủ nhân tương lai” của đất
nước, ngoài việc nâng cao năng lực chuyên môn (cái tài) còn c n phải chú
trọng đến việc trau dồi phẩm chất đạo đức, lối sống (cái đức). Điều đó chỉ có
được khi gia đình, nhà trư ng và xã hội đặc biệt chú trọng đến việc giáo dục
đạo đức cách mạng cho thế hệ tương lai của chúng ta.
Giáo dục tư tưởng chính trị gắn với những nét đặc thù của địa phương
là một vấn đề bức xúc, nảy sinh từ thực tiễn đòi hỏi phải được quan tâm,
nghiên cứu một cách hệ thống. Vì vậy, tác giả chọn đề tài "Nâng cao chất
lượng giáo dục tư tưởng chính trị cho sinh viên ở Bắc Ninh trong giai đoạn
hiện nay" để làm đề tài cho luận văn thạc sỹ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Việc nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giáo dục tư tưởng chính trị
và giáo dục lý luận Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh ở các trư ng đại học,
cao đ ng đang được nhiều ngư i quan tâm cho nên trong th i gian g n đây
xuất hiện nhiều bài báo, bài viết xung quanh vấn đề này ở nhiều góc độ
nghiên cứu khác nhau.
Tham luận của tác giả Bành Tiến Long (2008), “Nâng cao chất lượng,
hiệu quả công tác tư tưởng cho học sinh, sinh viên trong giai đoạn hiện nay:
thực trạng, nguyên nhân và giải pháp” trong Kỷ yếu Hội thảo khoa học Ban
Tuyên giáo Trung ương; đề tài cấp cơ sở Học viện CTQG Hồ Chí Minh,
2007, “Ý thức chính trị của sinh viên các trư ng đại học và cao đ ng trên địa
bàn Hà Nội”; bài viết trên tạp ch L luận ch nh trị và truyền thông số 11 của
TS. Tr n Thị Anh Đào (2006), “Thực trạng về nhận thức chính trị - tư tưởng

3


của sinh viên Họcviện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay”; bài viết trên Tạp
chí Tuyên giáo số 11 của tác giả Tr n Khải Định (2008).
Tác giả Nguyễn Lương

ằng: “Đổi mới phương pháp giảng dạy lý

luận Mác-Lênin ở các trường đại học hiện nay” Tạp chí Lý luận chính trị, số
7-2000; Tác giả Tr n Tất Hùng: “Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục lý luận
Mác-Lênin” Tạp chí Giáo dục số 30 tháng 5-2002; Tác giả Lương Minh Cừ:
“Một số ý kiến về công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên hiện
nay” Tạp chí Giáo dục số 60 tháng 6-2003; Tác giả Lương Gia an: Tư tưởng
Hồ Chí Minh về lý luận và học tập lý luận, Tạp chí Triết học, 1-2004; Tác giả
Lê ình: “Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục lý luận chính trị”
Lý luận chính trị số 3-2004; “Về phương pháp so sánh trong dạy học các

khoa học Mác-Lênin” của tác giả Nguyễn Văn Hiền, tạp chí Giáo dục số 110
tháng 3-2005… Nhìn chung các bài báo, tạp ch đã đưa ra nhữngcơ sở lí luận
về đổi mới nội dung giảng dạy lí luận các môn khoa học Mác-Lênin góp ph n
giáo dục tư tưởng chính trị cho học sinh, sinh viên…
Nghiên cứu ở trình độ luận văn thạc sĩ triết học có những luận văn:
Tăng cư ng công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho sinh viên nước ta trong
giai đoạn hiện nay”, luận văn thạc sỹ triết học của Nguyễn hữu Vị, Trung tâm
Đào tạo, Bồi dưỡng giảng viên lí luận chính trị - Đại học Quốc gia Hà Nội,
2006; “Công tác giáo dục phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống cho sinh viên
ở trư ng đại học Tây Nguyên”; Luận án tiến sĩ Triết học của Hoàng Anh
(2006; “Giảng dạy triết học Mác-Lênin với việc nâng cao năng lực tư duy
biện chứng cho sinh viên các trường đại học”, luận văn thạc sĩ triết học của
Hoàng Thúc Lân 2003; “Thông tin với hoạt động giảng dạy lý luận MácLênin ở các trường đại học (Qua thực tế các trư ng đại học ở Hà Nội”, luận
văn thạc sĩ triết học của Phan Thị Thanh Hải 2003. Các luận văn nói trên cũng
đã đưa ra một cách có hệ thống cơ sở lí luận và đề xuất một số biện pháp nâng

4


cao chất lượng giáo dục tư tưởng chính trị cho học sinh, sinh viên thông qua
giáo dục chủ nghĩa Mác-Lênin.
Ngoài ra còn có những công trình tập thể khác: “Công tác tư tưởng và
giảng dạy lý luận trong trường đại học và cao đẳng hiện nay” do Phạm Văn
Năng chủ biên, Nxb Thành phố Hồ Ch Minh; “Quán triệt, vận dụng Nghị
quyết Đại hội IX, nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận Mác-Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội 2002 của Trung tâm bồi dưỡng
cán bộ giảng dạy lý luận Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh; “Một số ý
kiến trao đổi về phương pháp giảng dạy các môn khoa học lý luận Mác-Lênin
ở đại học và cao đẳng” của tập thể tác giả Lê Xuân Nam, Lê Thanh Sinh,
Nguyễn Thanh, Lương Minh Cừ, Hoàng Trung (Đồng chủ biên), Nxb TP.Hồ

Chí Minh 2002; “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về dạy và học môn học
Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh trong trường đại học” do Nguyễn Duy
Bắc chủ biên, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 2004…
Nhìn chung, các công trình trên đã có đóng góp trong việc nêu rõ
những vấn đề lý luận và thực tiễn về vai trò và yêu c u của việc nâng cao hiệu
quả giáo dục lý luận Mác-Lênin trong các trư ng đại học, cao đ ng ở nước ta
hiện nay. G n đây nhất, Bộ giáo dục và đào tạo đã đưa ra Chỉ thị số
2516/ GD&ĐT ngày 18/05/2007 về việc thực hiện cuộc vận động “Học tập
và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Ch Minh” trong ngành giáo dục. Vấn đề
giáo dục tư tưởng chính trị cho sinh viên từ lâu đã được quan tâm và trong
giai đoạn hiện nay vấn đề lại càng phải được quan tâm nhiều hơn nữa. Cho
đến nay chưa có một công trình nghiên cứu khoa học nào tìm hiểu về vấn đề
giáo dục tư tưởng chính trị cho sinh viên tỉnh Bắc Ninh.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
3.1. Mục đích
Trên sơ sở lí luận của công tác giáo dục tư tưởng chính trị nước ta và
thực trạng công tác giáo dục tư tưởng chính trị cho sinh viên các trư ng đại học,

5


cao đ ng tỉnh Bắc Ninh, luận văn đề xuất một số quan điểm và giải pháp chủ
yếu nhằm góp ph n nâng cao chất lượng giáo dục tư tưởng chính trị cho sinh
viên tỉnh Bắc Ninh hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ
- Làm rõ một số vấn đề lí luận của công tác giáo dục tư tưởng chính trị
cho sinh viên nước ta hiện nay.
- Đánh giá thực trạng việc giáo dục tư tưởng chính trị cho sinh viên trên
địa bàn tỉnh Bắc Ninh hiện nay.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu qủa công

tác giáo dục tư tưởng chính trị cho sinh viên Bắc Ninh hiện nay.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Vấn đề nâng cao chất lượng giáo dục tư tưởng chính trị cho sinh viên
khối các trư ng Đại học, cao đ ng, tỉnh Bắc Ninh trong giai đoạn hiện nay.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Việc giáo dục tư tưởng chính trị là vấn đề phức tạp và tinh tế, đòi hỏi
phải được nghiên cứu từ nhiều góc độ, nhiều nhân tố và nhiều khía cạnh khác
nhau. Tuy nhiên luận văn chỉ đề cập đến một số nhân tố, điều kiện chủ yếu tác
động đến giáo dục tư tưởng chính trị cho sinh viên ở Bắc Ninh khối các
trư ng Đại học,cao đ ng trong giai đoạn hiện nay. Các số liệu, tài liệu khảo
sát chủ yếu đề cập từ năm 2005 trở lại đây.
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Luận văn chủ yếu dựa trên quan điểm chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng
Hồ Ch Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về giáo dục và giáo
dục đạo đức, lối sống cho sinh viên Việt Nam. Ngoài ra, tác giả còn sử dụng
các công trình khoa học khác có liên quan đến đề tài nhằm làm sáng tỏ thực

6


chất, vai trò, nội dung, ý nghĩa của việc giáo dục tư tưởng chính trị cho sinh
viên Việt Nam hiện nay (qua thực tế ở tỉnh Bắc Ninh).
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Vận dụng phương pháp luận chung của chủ nghĩa duy vật biện chứng
và chủ nghĩa duy vật lịch sử kết hợp phương pháp hệ thống, so sánh, phân
tích, tổng hợp, phỏng vấn, điều tra xã hội học để thực hiện mục đ ch và nhiệm
vụ mà đề tài đặt ra.
6. Đóng góp mới và ý nghĩa của luận văn

- Luận văn góp ph n làm rõ một số vấn đề lí luận của công tác giáo dục
tư tưởng chính trị cho sinh viên nước ta hiện nay.
- Luận văn phân t ch thực trạng và đề xuất một số giải pháp cơ bản để
nâng cao chất lượng công tác giáo dục tư tưởng chính trị cho sinh viên tỉnh
Bắc Ninh hiện nay.
- Luận văn có thể làm tài liệu nghiên cứu để giáo dục tư tưởng chính trị
cho sinh viên thông qua các buổi sinh hoạt chính trị, sinh hoạt đoàn, các hoạt
động ngoại khoá và lồng ghép giáo dục cách mạng trong giảng dạy các môn
khoa học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh ở các trư ng Đại học, cao đ ng
đóng tại địa bàn tỉnh Bắc Ninh hiện nay.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài ph n mở đ u, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
gồm 3 chương, 6 tiết.
Chương 1. Một số vấn đề lý luận về công tác giáo dục tư tưởng chính
trị, cho sinh viên nước ta hiện nay.
Chương 2. Thực trạng công tác giáo dục tư tưởng chính trị cho sinh
viên Tỉnh Bắc Ninh.
Chương 3. Phương hướng và giải pháp nâng cao chất lượng công tác
giáo dục tư tưởng chính trị cho sinh viên tỉnh Bắc Ninh trong giai đoạn hiện
nay.
7


Chƣơng 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC GIÁO DỤC TƢ TƢỞNG
CHÍNH TRỊ CHO SINH VIÊN NƢỚC TA HIỆN NAY
1.1. Quan điểm mácxít về tƣ tƣởng chính trị và giáo dục tƣ tƣởng
chính trị
1.1.1. Khái niệm về tư tưởng chính trị
Để hiểu được khái niệm tư tưởng chính trị điều quan trọng trước hết c n

làm rõ khái niệm: “chính trị”, “tư tưởng”.
Chính trị là một lĩnh vực đặc biệt, đa dạng và phức tạp, liên quan đến lợi
ích của các giai cấp, các lực lượng xă hội. Vì vậy, có nhiều cách tiếp cận khác
nhau về khái niệm“chính trị”. Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin và kế
thừa các nhân tố hợp l trong các quan điểm về chính trị, tác giả luận văn cho
rằng: chính trị là mối quan hệ giữa các giai cấp, các lực lượng xă hội trong vấn
đề chính quyền; là sự tham gia của nhân dân vào công việc của Nhà nước; là
tổng hợp những phương pháp, phương thức hoạt động thực tiễn của các giai
cấp, các đảng phái nhằm giáo dục, giác ngộ quần chúng tham gia vào quá trì
nh giành, giữ và điều khiển hoạt động của Nhà nước. Ở Việt Nam, chính trị thể
hiện tập trung ở những hoạt động của Đảng Cộng sản Việt Nam nhằm giáo dục,
giác ngộ, nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên để lănh đạo tổ chức qu n
chúng xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xă hội chủ nghĩa.
Thuật ngữ "tư tưởng” có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp cổ "idea", có nghĩa là
hình thức. Cho đến nay, đă có nhiều định nghĩa tư tưởng khác nhau: “tư tưởng là
sự phản ánh của hiện thực trong ý thức, là biểu hiện quan hệ của con ngư i đối
với thế giới xung quanh, là những quan điểm, có ý nghĩa phản ánh thế giới vật
chất trong nhận thức con ngư i và thể hiện mặt này hay mặt khác của thế giới
khách quan” [51, tr.1071].
Bất cứ tư tưởng nào cũng đều do chế độ xă hội, điều kiện sinh hoạt vật
chất của con ngư i quyết định. Theo Mác, tư tưởng phải gắn với lợi ích, tư
tưởng mà không gắn với lợi ích là tự làm nhục mình. Nhưng c n thấy là các nhà

8


tư tưởng thư ng bảo vệ lợi ch dưới hình thức tư tưởng hoá, tức là gắn cho mình
sứ mệnh đại diện chân ch nh cho toàn xă hội và do đó, lợi ích được bảo vệ cũng
ch nh là lợi ích chung, phổ biến trong xă hội. Trong tác phẩm "Hệ tư tưởng
Đức" Mác và Ăngghen vạch rõ: mỗi giai cấp mới thay thế cho giai cấp thống trị

trước mình, muốn thực hiện được mục đ ch của mình, đều nhất thiết phải biểu
hiện lợi ích của bản thân mình thành lợi ích của mọi thành viên trong xă hội hay
nói một cách cụ thể: phải gắn cho những tư tưởng của mình thành một hình thức
phổ biến, phải biểu hiện những tư tưởng đó thành những tư tưởng duy nhất hợp
lý, duy nhất có giá trị phổ biến. Trong toàn bộ lịch sử tư tưởng từ trước đến nay,
chỉ có tư tưởng vô sản mới thực sự bảo vệ lợi ích chung, phổ biến của toàn xă
hội. Bởi vì, lợi ích của giai cấp vô sản phù hợp với lợi ích của đại đa số ngư i
dân trong xă hội.
Lẽ dĩ nhiên, trong xă hội có giai cấp, tư tưởng bao gi cũng mang t nh
giai cấp. Trong “Tuyên ngôn của Đảng Cộng Sản” Mác và Ăngghen viết: "Lịch
sử tư tưởng chứng minh cái gì nếu không phải là chứng minh rằng, sản xuất tinh
th n cũng biến đổi theo sản xuất vật chất? Những tư tưởng thống trị của một
th i đại bao gi cũng chỉ là những tư tưởng của giai cấp thống trị" [41, tr.625].
Trong xă hội có giai cấp luôn có sự đấu tranh để truyền bá, thu phục lôi
kéo qu n chúng nhân dân theo quan điểm tư tưởng của mỗi giai cấp, nhằm biến
tư tưởng thành sức mạnh hành động để giành thắng lợi trong cuộc đấu tranh giai
cấp. Về thực chất, đấu tranh tư tưởng là bộ phận không thể thiếu cua cuộc đấu
tranh giai cấp. Ăngghen viết: "Tất cả mọi cuộc đấu tranh trong lịch sử - không kể
nó diễn ra trong địa hạt chính trị - tôn giáo, triết học, hay trên bất kỳ một địa hạt tư
tưởng nào khác - thực ra chỉ là biểu hiện ít nhiều rõ rệt của cuộc đấu tranh của các
giai cấp trong xă hội..." [40, tr.373-374].
Trong cuộc đấu tranh cách mạng của giai cấp vô sản, đấu tranh tư tưởng
đă góp ph n quan trọng giúp giai cấp vô sản giành chính quyền. Sau khi có
chính quyền, đấu tranh tư tưởng vẫn tiếp tục để chống các tàn dư tư tưởng của
xă hội cũ, những khuynh hướng tư tưởng lệch lạc và các tư tưởng thù địch phản
động để làm cho ý thức xă hội chủ nghĩa chiếm ưu thế tuyệt đối trong đ i sống
tinh th n của xă hội.
9



Từ sự phân tích trên có thể đi đến khái niệm về tư tưởng như sau: Tư
tưởng là sự phản ánh khái quát hiện thực khách quan trong ý thức con người,
biểu hiện những lợi ích của con người, giai cấp về xă hội. Đó là một dạng của ý
thức xã hội phản ánh tồn tại xă hội dưới dạng khái quát, phản ánh lợi ích của
một con người, một tập đoàn người, một giai cấp, một dân tộc trong một thời
đại nhất định. Tuỳ thuộc vào trình độ và tính chất, nội dung sự phản ánh mà có
tư tưởng đúng và tư tưởng sai, có tư tưởng tiến bộ và tư tưởng lạc hậu, có tư
tưởng phản động kìm hãm sự phát triển của xă hội. Vì vậy, trong xă hội có giai
cấp luôn luôn có sự đấu tranh giữa các giai cấp về mặt tư tưởng. Nội dung chủ
yếu của đấu tranh giai cấp trên lĩnh vực tư tưởng là đấu tranh giữa hai hệ tư
tưởng: hệ tư tưởng của giai cấp thống trị và hệ tư tưởng của giai cấp bị thống trị.
1.1.2. Khái niệm về giáo dục tư tưởng chính trị của Đảng
Xét về mặt cấu trúc của khái niệm, thuật ngữ tư tưởng chính trị là từ ghép
giữa chính trị và tư tưởng được sử dụng ở đây như một bổ ngữ của công tác giáo
dục nhằm phân biệt làm rõ nội dung của giáo dục. Giáo dục tư tưởng ch nh trị là
hoạt động nhằm nâng cao giác ngộ l luận ch nh trị, củng cố niềm tin vào một tiền
đồ ch nh trị để giúp cho việc giải quyết các nhiệm vụ chính trị do cuộc sống đặt
ra. Trong cách mạng XHCN, theo Lênin, giáo dục tư tưởng ch nh trị là đem lại
cho qu n chúng nhân dân lao động sự hiểu biết về quy luật phát triển của xã hội,
về thế giới quan khoa học, về đư ng lối ch nh sách của ch nh đảng cách mạng,
biến nó thành niềm tin, lý tưởng, những nguyên tắc đạo đức, gúp gạt bỏ tàn dư
của tư tưởng cũ, lạc hậu, tiếp thu tư tưởng mới, tư tưởng tiên tiến, khoa học.
Ở Việt nam, giáo dục tư tưởng ch nh trị là quá trình truyền bá những
nguyên lý l luận của chủ nghĩa Mác -Lênin, tư tưởng Hồ Ch Minh, đư ng lối,
quan điểm của Đảng, ch nh sách pháp luật của nhà nước trong cán bộ đảng viên
và qu n chúng nhân dân.
Đó là quá trình tác động vào đối tượng giáo dục bằng cách trình bày, giải
th ch một cách khoa học những khái niệm, những quan điểm… nhằm làm cho
cán bộ , đảng viên và nhân dân nhận thức đúng đắn những nguyên lý của chủ
nghĩa Mác-Lênin, kiên định mục tiêu, lý tưởng độc lập dân tộc gắn liền với

CNXH, nhất tr cao với đư ng lối quan điểm của Đảng, nâng cao phẩm chất
10


cách mạng và nang lực hoạt động thực tiễn của họ, hướng dẫn họ vận dụng
những hiểu biết ấy vào cuộc sống.
Giáo dục tư tưởng ch nh trị là họat động nhận thức vận dụng và phát triển
sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ ch Minh, đư ng lối ch nh sách
của Đảng, pháp luật của nhà nước nhằm hình thành thế giới quan khoa học,
nhân sinh quan cộng sản, phương pháp tư duy và phương pháp làm việc biện
chứng, khoa học góp ph n nâng cao và phát huy t nh t ch cực ch nh trị xã hội
của các chủ thể ch nh trị trong xã hội và trong hoạt động thực tiễn.
Đối tượng của giáo dục chính trị không chỉ đơn thu n chịu sự tác động
của chủ thể giáo dục một cách thụ động mà còn là chủ thể của tự giáo dục trong
việc tiếp nhận, lĩnh hội tri thức một cách chủ động.
Với cách tiếp cận về ch nh trị và tư tưởng như ph n trên đă trình bày, bản
chất của công tác giáo dục tư tưởng chính trị là quá trình tác động có mục đích,
có hệ thống của một đảng, một giai cấp, một tổ chức hay một cá nhân, nhằm
nâng cao nhận thức tư tưởng của họ về quan điểm, đường lối chính trị, để quy
tụ tập hợp quần chúng tham gia các quá trình đấu tranh cách mạng để giành,
bảo vệ hoặc thực thi quyền lực chính trị.
Điều đó có nghĩa, trong cuộc đấu tranh giữa các giai cấp, giành quyền lực
chính trị tức là quyền lực nhà nước. Vấn đề chính quyền là vấn đề cơ bản của
mọi cuộc cách mạng. Đó là lợi ích chính trị đ u tiên của các cuộc đấu tranh giai
cấp mà các giai cấp lãnh đạo phong trào cách mạng đều hướng tới, tìm mọi cách
để giành lấy. Tuy nhiên, trong xă hội cũng như ngay trong một giai cấp, nhận
thức về nhu c u, lợi ích không hoàn toàn giống nhau. Do đó, các giai cấp đều
thông qua các tổ chức ch nh trị của mình để xây dựng đội ngũ cán bộ tư tưởng,
xây dựng hệ thống tổ chức cùng các thể chế tư tưởng thống trị toàn xă hội, thông
qua nhiều con đư ng, nhiều hình thức và phương pháp khác nhau để đưa hệ tư

tưởng đó tác động vào ý thức của qu n chúng nhân dân.
Hiện nay, khái niệm về công tác giáo dục tư tưởng còn có những ý kiến
khác nhau về cách tiếp cận nhưng đă thống nhất trên những nét cơ bản. Tuy
nhiên, về cơ bản có thể hiểu giáo dục tư tưởng chính trị là quá trình:

11


- Truyền bá hệ tư tưởng, đư ng lối quan điểm của đảng chính trị nhằm
giác ngộ, nâng cao tính tự giác và thúc đẩy hành động cách mạng của qu n
chúng nhân dân tham gia thực hiện nhiệm vụ cách mạng.
- Vận dụng sáng tạo hệ tư tưởng để luận giải về cương lĩnh ch nh trị,
đư ng lối cách mạng, chiến lược, sách lược của một giai cấp, một ch nh đảng.
- Cung cấp những lý luận chính trị nền tảng để ngư i học có thể góp ph n
phát triển hoàn thiện hệ tư tưởng trong quá trình học tập hoặc trong tương lai.
Chủ thể của công tác giáo dục tư tưởng chính trị bao gồm: chủ thể của hệ
tư tưởng (một giai cấp, một ch nh đảng), các cơ quan và các thiết chế tư tưởng
được chủ thể của hệ tư tưởng lập ra, có chức năng nhiệm vụ nghiên cứu, vận
dụng sáng tạo, giáo dục, truyền bá, bảo quản, lưu giữ hệ tư tưởng.
Khách thể của công tác giáo dục tư tưởng chính trị là các cá nhân, tập thể,
của các giai t ng trong xă hội. Tuy nhiên mỗi con ngư i đều gắn với nhau trong
một kết cấu giai t ng xă hội là lực lượng cách mạng, đối tượng chủ yếu chịu sự
tác động của công tác tư tưởng mà họ có thể trở thành lực lượng cách mạng
hoặc phản cách mạng.
Khi xem xét công tác giáo dục tư tưởng chính trị như một quá trình tư
tưởng, công tác này có những hình thái cơ bản sau: công tác lý luận, công tác
tuyên truyền, công tác cổ động. Trong đó, công tác lý luận tương ứng với quá
trình sáng tạo, phát triển hệ tư tưởng và vận dụng hệ tư tưởng để xây dựng hoặc
nhận thức cương lĩnh, đư ng lối chính trị... của Đảng.
Công tác lý luận là lĩnh vực hoạt động nhằm phát triển và làm sâu sắc hệ

tư tưởng của giai cấp, đi sâu vào bản chất của các hiện tượng của tự nhiên và xă
hội, từ đó tìm ra những giải pháp và phương thức hành động đúng đắn. Đối với
chúng ta, đó là lĩnh vực công tác nhằm phát triển, vận dụng sáng tạo chủ nghĩa
Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Ch Minh để phục vụ cho công cuộc đổi mới đất nước
theo định hướng xă hội chủ nghĩa; đồng th i đấu tranh kiên quyết bác bỏ những
luận điệu sai trái của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch trong chiến lược
"diễn biến hoà bình" nhằm bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh.

12


Công tác giáo dục tư tưởng ch nh trị là quá trình truyền bá hệ tư tưởng,
đư ng lối, quan điểm, chủ trương, ch nh sáng của Đảng và Nhà nước tới qu n
chúng nhân dân, cổ vũ, động viên, thúc đẩy họ hành động thực hiện mục tiêu
của cách mạng do Đảng đề ra.
Như vậy, công tác giáo dục lý luận là cơ sở, nền tảng của công tác giáo
dục tư tưởng, quyết định phương hướng, nội dung của công tác tuyên truyền và
cổ động. Công tác tuyên truyền tiếp nối công tác lý luận làm cho lí luận có sức
sống mạnh mẽ, thể hiện sinh động trong thực tiễn. Công tác cổ động là khâu
cuối cùng quyết định việc chuyển hoá lý luận đă được nhận thức, niềm tin được
xây dựng và củng cố chuyển chúng thành hành động cách mạng.
Trong mỗi hình thái cơ bản trên lại có nhiều lĩnh vực công tác khác có tính
chất chuyên sâu phù hợp với tính chất, đối tượng tác động mục tiêu của nhiệm
vụ... nhằm đạt hiệu quả cao trong hoạt động thực tiễn của công tác tư tưởng. Công
tác giáo dục tư tưởng chính trị là một bộ phận của công tác tư tưởng.
Từ sự phân t ch trên, có thể thấy công tác giáo dục tư tưởng chính trị ở
nước ta hiện nay là quá trình tổ chức giáo dục, truyền bá hệ tư tưởng của giai
cấp công nhân đến với quần chúng nhân dân. Cụ thể, là quá trình trình tổ chức
giáo dục chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối chính sách

của Đảng cộng sản Việt Nam và Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
cho quần chúng nhân dân dưới mọi hình thức, nhằm nâng cao ý thức chính trị
của họ trong quá trình xây dựng phát triển đất nước theo định hướng XHCN.
1.2. Gi o dục tƣ tƣởng chính trị trong c c trƣờng đại học cao đ ng
1.2.1. Khái niệm về giáo dục tư tưởng chính trị trong các nh trư ng
Kế thừa khái niệm giáo dục tư tưởng ch nh trị và căn cứ vào thực tế việc
giáo dục tư tưởng ch nh trị của các nhà trư ng trong th i gian qua, tác giả luận
văn cho rằng:
Giáo dục tư tưởng ch nh trị, là quá trình truyền bá và vận dụng sáng tạo
những nguyên lý của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Ch Minh, đư ng lối
quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam và ch nh sách pháp luật của nhà nước
cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cùng những tinh hoa tư tưởng ch nh trị của

13


dân tộc và nhân loại cho học sinh - sinh viên. Trên cơ sở đó hình thành thế giới
quan khoa học, nhân sinh quan cách mạng, phương pháp tư duy biện chứng và
phương pháp hành động khoa học, góp ph n phát huy t nh t ch cực của sinh viên
trong việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.
Giáo dục tư tưởng ch nh trị là một bộ phận quan trọng của giáo dục đào
tạo ở bậc đại học, cao đ ng là yêu c u khách quan nhằm hình thành và phát triển
nhân cách cho sinh viên. Giáo dục tư tưởng ch nh trị tác động trực tiếp đến tư
tưởng, tình cảm, đạo đức và khả năng thực hành công việc của mỗi sinh viên
trong thực tiễn cuộc sống. Điều đó lại càng quan trọng khi tình hình trong nước
và thề giới đang có những diễn biến phức tạp, khi nhiều vấn đề của con đư ng
đi lên CNXH ở nước ta c n được làm sáng tỏ về mặt lý luận. Vì vậy, việc giáo
dục tư tưởng chính trị cho sinh viên để phục vụ yêu c u thực tiễn cách mạng là
một yêu c u hết sức cấp thiết hiện nay. Các lực lượng giáo dục bằng những cách
thức nhất định tác động đến sinh viên, nhằm hình thành ở họ ý thức, tình cảm và

năng lực thực hiện yêu c u của xã hội. Về thực chất, giáo dục tư tưởng ch nh trị
cho sinh viên trong các trư ng đại học, cao đ ng là cung cấp những tri thức
khoa học trong lĩnh vực ch nh trị để góp ph n chủ yếu vào việc hình thành thế
giới quan và phương pháp luận khoa học cho sinh viên. Nó cùng với các khoa
học khác và các hoạt động ch nh trị xã hội bồi dưỡng nhân sinh quan cách mạng,
lý tưởng cách mạng và niềm tin vào các giá trị của CNXH để sinh viên có những
hành động ch nh trị xã hội t ch cực mang t nh nhân văn và tiến bộ.
Ở nước ta, có nhiều chủ thể tham giáo dục tư tưởng ch nh trị cho sinh
viên đại học, cao đ ng. Có thể chia làm ba nhóm: nhóm chủ thể lãnh đạo, quản
lý (Đảng ủy, an Giám hiệu, Phòng Đào tạo, Phòng Công tác chính trị, Ban Chủ
nhiệm khoa, giáo viên chủ nhiệm lớp); nhóm chủ thể truyền đạt kiến thức l luận
ch nh trị (đội ngũ giảng viên, báo cáo viên, tuyên truyên viên...) và nhóm chủ
thể hỗ trợ (các tổ chức Hội inh viên, Đoàn Thanh niên, Nữ công, Công đoàn...
và gia đình sinh viên).
Nhóm chủ thể lãnh đạo, quản lý
Đây là nhóm chủ thể có vai trò rất quan trọng, có ý nghĩa quyết định trong
việc xây dựng chương trình đào tạo, biên soạn giáo trình và tổ chức vận hành nó
14


trong quá trình mang đến những kiến thức khoa học ch nh trị, những thông tin l
luận th i sự cho sinh viên. Đảng ủy, an giám hiệu, phòng Đào tạo ,Phòng công
tác chính trị, Ban Chủ nhiệm khoa, giáo viên chủ nhiệm lớp tuy có vị tr , vai trò
khác nhau, nhưng họ cùng có trách nhiệm vừa quản lý sinh viên, vừa tiếp nhận
và xử lý, giải quyết, triển khai các chủ trương, ch nh sách, chỉ thị của Trung
ương, ch nh phủ, của ộ Giáo dục và Đào tạo về giáo dục tư tưởng ch nh trị.
ên cạnh khung chương trình ch nh khóa với số tiết, gi giảng cố định, căn cứ
vào yêu c u cụ thể, nhiệm vụ chuyên môn đặc thù của từng trư ng, từng khoa
mà an Giám hiệu,


an Chủ nhiệm khoa có thể quyết định hình thức, phương

thức triển khai phù hợp để truyền tải thông tin, kiến thức l luận ch nh trị đến
sinh viên. Trong đó, có nội dung có thể giao cho các phòng chức năng, các tổ
chức ch nh trị xã hội của trư ng triển khai trong các hoạt động ngoại khóa.
Nhóm chủ thể tru ền đạt iến thức lí luận chính trị
Nhiệm vụ cơ bản của công tác dục tư tưởng ch nh trị cho sinh viên là làm
cho họ có những hiểu biết cơ bản về Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Ch
Minh, đư ng lối của Đảng, ch nh sách pháp luật của Nhà nước; có phương pháp
luận và cơ sở lý luận chuẩn bị cho quá trình hoạt động thực tiễn sau khi hoàn
thành những chương trình và bậc học chuyên môn, nghiệp vụ cơ bản. Ch nh vì
vậy, vai trò của đội ngũ giảng viên, báo cáo viên, tuyên truyền viên và những
ngư i trực tiếp truyền đạt kiến thức l luận ch nh trị đến sinh viên là cực kỳ quan
trọng, quyết định hiệu quả của các chương trình giáo dục tư tưởng ch nh trị. ự
phát triển mạnh mẽ của kinh tế xã hội nước ta cũng như sự thay đổi nhanh
chóng của thế giới đã tác động mạnh đến tâm tư, tình cảm, niềm tin của sinh
viên, đòi hỏi công tác giáo dục tư tưởng ch nh trị phải có một bước phát triển
mới mà trước hết đội ngũ giảng viên, báo cáo viên, tuyên truyền viên phải thay
đổi cách nghĩ, cách nhìn và phương pháp ginagr dạy. Đội ngũ này có say mê,
nhiệt huyết, có nhiều trải nghiệm thực tiễn, linh hoạt, sáng tạo trong việc áp
dụng phương pháp giảng dạy t ch cực, thì mới có thể mang đến cho sinh viên
không phải những kiến thức l luận ch nh trị khô cứng, gióa điều mà hệ thống lý
luận khoa học với những minh chứng, dẫn chứng thực tiễn có sức thuyết phục
cao.

15


Nhóm chủ thể h trợ
Tổ chức Đoàn, hội, Công đoàn, Nữ công... là nhóm chủ thể có điều kiện

thuận lợi nhất để tổ chức nhiều hoạt động ngoại khóa, các phong trào vừa có
chiều sâu, vừa có t nh lan tỏa rộng, hỗ trợ cho việc nâng cao hiệu quả của công
tác giáo dục tư tưởng ch nh trị, nâng cao ý thức ch nh trị cho sinh viên. Các tổ
chức này không chỉ biết đến nhiệm vụ của tổ chức mình, thực hiện đúng trách
nhiệm được lãnh đạo nhà trư ng giao mà cũng phỉa chủ động phối hợp trong
giáo dục tư tưởng ch nh trị cho sinh viên. Hoạt động mang t nh đơn lẻ, phân tán
chắc chắn sẽ không có hiệu quả mà còn gây tốn kém, lãng ph tiền của, công
sức. Để các hoạt động của các tổ chức này thực sự thu hút, tập hợp được sinh
viên, các hoạt động đó phải được phối hợp chặt chẽ, tổ chức khoa học, phù hợp
với mô hình, nôi dung đào tạo của trư ng, phù hợp với thực tiễn của cuộc sống,
phù hợp với nhu c u và nguyện vọng của sinh viên. Qua đó, các tổ chức Đoàn,
Hội, Công đoàn, Nữ công vừa tập hợp được sinh viên vừa thực hiện tốt nhiệm
vụ ch nh trị thông qua lồng ghép tuyên truyền, giáo dục ch nh trị, tư tưởng, đạo
đức cho sinh viên
Gia đình (cha ­ mẹ, cô - dì, chú - bác, anh - chị,...) cũng có vai trò quan
trọng trong giáo dục tư tưởng ch nh trị cho sinh viên thông qua những sự chia
xẻ, động viên, tạo điều kiện học tập và phối hợp với nhà trư ng trong việc giáo
dục niềm tin, đạo đức, lối sống cho họ.
Hình thức của việc giáo dục tư tưởng ch nh trị trong các nhà trư ng hết
sức phong phú bao gồm: Công tác giảng dạy của giáo viên tổ bộ môn MácLênin, công tác giảng dạy l luận trên giảng đư ng thông qua tu n lễ giáo dục
công dân cho học sinh - sinh viên khi mới nhập học. Các hình thức khác như tổ
chức các buổi học ngoại khóa các ngày truyền thống ngày 22- 12 ngày 3-2, 19-5
cũng có tác dụng không nhỏ trong việc giáo dục tư tưởng ch nh trị trong các nhà
trư ng. Cùng với các hình thức trên, việc tổ chức cho sinh viên tham gia học tập
các môn khoa học Mác-Lênin, đư ng lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt
Nam và tư tưởng Hồ Ch Minh bằng thông qua các chuyên đề, các câu chuyện
về Hồ Chí Minh, về lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam, Đảng lãnh đạo cách
mạng Việt Nam thắng lợi, công cuộc đổi mới đang diễn ra khắp nơi trên đất
16



nước cũng làm cho nhận thức chính trị của sin viên được nâng cao. Ngoài ra có
công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng trên các băng zôn
khẩu hiệu và công tác cổ động cũng rất phong phú ở các nhà trư ng. Để làm tốt
công tác tuyên truyền, giáo dục tư tưởng ch nh trị cho sinh viên, Đoàn thanh
niên có vai trò rất quan trọng tổ chức và động viên thanh niên, sinh viên tham
gia các đợt học tập chính trị.
1.2.2. Tầm quan tr ng của việc giáo dục tư tưởng chính trị cho sinh
viên các trư ng đại h c, cao đẳng
Việc giáo dục tư tưởng ch nh trị cho sinh viên có t m quan trọng đặc biệt
trong việc học tập và r n luyện của sinh viên, trong việc giáo dục của các nhà
trư ng và trong sự nghiệp giáo dục đáp ứng yêu c u công nghiệp hóa, hiện đại
hóa của đất nước.
Thứ nhất, giáo dục tư tưởng chính trị góp phần phát triển con người toàn diện
Đức và tài là hai mặt của cùng một nhân cách con ngư i, là những nội
dung không thể thiếu trong giáo dục con ngư i toàn diện. Hồ Ch Minh xác định
“Trong việc giáo dục và học tập, phải chú trọng đủ các mặt: đạo đức cách mạng,
giác ngộ XHCN, văn hóa, kỹ thuật, lao động và sản xuất” [43, tr.190].
Giáo dục tư tưởng ch nh trị cho sinh viên là một trong những nội dung
quan trọng trong công tác giáo dục toàn diện bởi ngoài kiến thức chuyên môn,
sinh viên rất c n được trau dồi tư tưởng, đạo đức, lối sống, bồi dưỡng lòng yêu
nước, sự quan tâm tới cộng đồng... Nh đó, giúp họ d n tạo lập và kiên định lập
trư ng và bản lĩnh ch nh trị. Đây là một công tác quan trọng, là tiền đề để chúng
ta có thể đào tạo ra một thế hệ cán bộ mới vừa giỏi chuyên môn, vừa vững vàng
về lập trư ng chính trị, có đạo đức cách mạng từ đó đưa đất nước phát triển lên
t m cao mới trong th i kỳ đẩy mạnh hội nhập quốc tế.
Hình mẫu con ngư i toàn diện của th i kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH và phát
triển kinh tế tri thức là con ngư i có phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng; có
chuyên môn, nghiệp vụ giỏi; có năng lực sáng tạo và luôn cập nhật đựơc tri thức
mới; có khả năng vận dụng những tri thức mang lại hiệu quả cao trong mọi hoạt

động… Những tư chất đó do bẩm sinh thì ít, do đào tạo và tự đào tạo, tự rèn luyện
qua thực tiễn thì nhiều. Do vậy, không chỉ Đảng ta, mà nhiều nước trên thế giới
17


đều xem giáo dục ­ đào tạo là quốc sách hàng đ u cho sự phát triển. Phù hợp nhu
c u phát triển con ngư i với những tư chất nêu trên, nền giáo dục đại học nước ta
có mục tiêu đào tạo con ngư i Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức,
sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp; trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và
CNXH; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực công dân
XHCN, đáp ứng yêu c u của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Luật Giáo dục nước ta chỉ r : “Mục tiêu giáo dục đại học là đào tạo ngư i
học có phẩm chất ch nh trị đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có kiến thức và
năng lực thực hành nghề nghiệp tương xứng với trình độ đào tạo, có sức khỏe để
đáp ứng yêu c u của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc” [10, tr.31].
Giáo dục tư tưởng chính trị trước hết là trang bị cho sinh viên những kiến
thức cơ bản về chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Ch Minh và đư ng lối cách
mạng của Đảng cộng sản Việt Nam. Bởi vậy, giáo dục tư tưởng ch nh trị sẽ
trang bị thế giới quan khoa học, nhân sinh quan cộng sản và phương pháp luận
biện chứng chính là góp ph n đào tạo sinh viên trở thành những con ngư i phát
triển toàn diện. Giáo dục tư tưởng ch nh trị nâng cao nhận thức về các quy luật
của hoạt động chính trị - xã hội, giúp cho sinh viên có cái nhìn khách quan, chân
thực về thế giới với những mâu thuẫn vốn có của nó và cách thức giải quyết các
mâu thuẫn để thúc đẩy xã hội tiến lên. Chính thông qua nội dung lý luận được
trang bị mà sinh viên nắm được những quy luật vận động của xã hội, nhận thức
rõ những mâu thuẫn trong thế giới hiện đại, tương lai của loài ngư i.
Giáo dục tư tưởng ch nh trị nhằm nâng cao bản lĩnh ch nh trị, phẩm chất
đạo đức, lối sống XHCN cho sinh viên. Bản lĩnh ch nh trị là tổng hợp những
phẩm chất tích cực của con ngư i nó thể hiện ở sự vững vàng, kiên định trong
quan điểm, lập trư ng chính trị, không tỏ ra hoang mang, dao động trước những

biến động chính trị và tác động phức tạp của cuộc sống xã hội cũng như những
khó khăn, thách thức đối với bản thân, luôn trung thành với lý tưởng độc lập dân
tộc gắn liền với CNXH. Bản lĩnh đó còn thể hiện ở việc dám nghĩ, dám làm,
dám chịu trách nhiệm để thực hiện mục tiêu, lý tưởng đã chọn. Thông qua giáo
dục tư tưởng ch nh trị bản lĩnh ch nh trị của sinh viên được hình thành và nâng
cao. Thể hiện bản lĩnh đó ở sự trung thành với chế độ XHCN, lòng yêu nước
18


×