Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Hướng dẫn sử dụng sách + những điều học sinh cần thay đổi image marked

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (154.98 KB, 6 trang )

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG SÁCH
Với chương I, đọc lần đầu có thể bạn chưa hiểu hết, hãy đọc lại một lần nữa khi đã kết thúc hai chương
còn lại.
1. Hiểu về bố cục sách
Đây không phải là một bố cục mới tuy nhiên nhiều người vẫn không hiểu một cách đúng đắn về nó. Ta
sẽ điểm qua từng phần (áp dụng cho chương II và chương III).
– Đầu tiên là mục lý thuyết giải, muốn hiểu được phần này, phải đọc kĩ, đọc chậm, đọc đi đọc lại, tự
thực hiện lại một số biến đổi trong đó để ghi nhớ và áp dụng.

Đặt mua file Word tại link sau
/>
– Mục thứ hai thường là các ví dụ điển hình. Tại sao gọi là điển hình ? Vì đó là các trường hợp chuẩn
tắc nhất cho phương pháp, những bài tập mẫu mực cho phép toán. Tất cả đều sẽ được phân tích một cách
chậm rãi và chi tiết, rất nhiều học sinh chỉ đọc qua loa mục này và coi đó như phần bài tập tự luyện. Đây
không chỉ là lỗi của người đọc mà còn là một lỗi lớn khác của người viết khi tầm thường hóa những ví dụ
một cách qua loa.
– Mục cuối cùng sẽ là hệ thống bài tập tự luyện. Chúng tôi chia ra từng phần nhỏ, mỗi phần thường
gồm 15 – 30 bài tập. Sau khi đã thấu hiểu được mục thứ hai, yêu cầu lớn nhất với học sinh là giải các bài
tập này theo giới hạn thời gian. Thi trắc nghiệm không cho phép những sự chậm trễ, nói chung trong
vòng 5 phút với bài khó, 3 phút với các bài còn lại mà bạn vẫn không giải được thì hãy xem đáp án và tự
vấn mình đã mắc lỗi ở bước nào. Bài tập tự luyện chính là công cụ hữu ích nhất để hoàn thiện khả năng
của bạn đọc.
2. Về các bài tập trong sách
Các câu hỏi được đặt theo một trật tự nhất định, có thể phát triển theo nội dung trong khung của bài
tương ứng hoặc được sắp xếp theo các câu hỏi liên quan đến nhau và có tính kế thừa. Nhưng hơn hết, điều
chúng tôi ấp ủ là sự hoàn mỹ và không thể tốt hơn từ các lời giải trong từng câu hỏi. Vậy nên, đừng bỏ
qua bất kỳ một câu hỏi nào! Có thể ta giải được nhưng chưa chắc đã giải hay, giải đẹp, giải nhanh.
3. Gắn hệ thống kiến thức trong sách vào suy luận bản thân
Các phép quy đổi trong sách được thiết kế theo một hệ thống tương đối chặt chẽ và có tính mở, điều đó
có nghĩa là một câu hỏi bất kỳ sẽ luôn cho bạn đọc một vài gợi ý về hướng tiếp cận, sử dụng phép quy đổi
nào và triển khai nó ra sao.


Một trong những mục đích lớn mà nhóm tác giả hướng tới là người đọc biết cách suy luận, biết cách
nhận ra dấu hiệu, biết phân tích để chọn đường đi phù hợp. Điều đó chỉ được xây dựng thông qua hệ


thống kiến thức của người giải. Và một điều quan trọng cuối cùng là đừng cố gắng tua nhanh tiến độ, hấp
tấp thường chẳng thể thành công.


CÁC KÝ HIỆU VÀ THUẬT NGỮ TRONG SÁCH
– THPTQG: Trung học phổ thông quốc gia.
– BGD: Bộ giáo dục.
– BTNT: Bảo toàn nguyên tố.
– BT“X”: Bảo toàn nguyên tố “X”.
– BTKL: Bảo toàn khối lượng.
– BTĐT: Bảo toàn điện tích.
– BTE: Bảo toàn electron.
– đktc: Điều kiện tiêu chuẩn.
– Sử dụng dấu  để chỉ phép quy đổi, ví dụ X  Y (quy đổi X thành Y), xét về mặt toán học đây
không phải là một ký hiệu chuẩn xác.
– Hỗn hợp nguyên thủy: Hỗn hợp đầu tiên của chuỗi quy đổi.
– Hỗn hợp mẹ: Hỗn hợp khuôn để thực hiện phép quy đổi.
– Hỗn hợp con: Hỗn hợp mới sau khi thực hiện quy đổi từ hỗn hợp mẹ.
Lấy ví dụ: A 
 B 
C
A là hỗn hợp nguyên thủy.
B là hỗn hợp mẹ so với C, A là hỗn hợp mẹ so với B.
C là hỗn hợp con so với B, B là hỗn hợp con so với A.



NHỮNG ĐIỀU HỌC SINH CẦN THAY ĐỔI

1. Sự phụ thuộc quá mức vào các phương pháp mới
Các bạn học sinh nhiều khi không nhận ra rằng những công cụ quen thuộc, truyền thống quanh
mình vốn là bản nguyên của tất cả mọi thứ khác. Sự phát triển của các công cụ xử lý mới của hóa phổ
thông làm cho học sinh trở nên thụ động hơn, chính xác là sự đòi hỏi quá nhiều. Những năm trước đâu
có phương pháp mới, tất cả mọi thứ chỉ là các định luật bảo toàn, là trung bình, đường chéo, là độ bất
bão hòa hoặc thậm chí cổ điển hơn là phản ứng hóa học và không gì cả. Ấy thế nhưng từng ấy công cụ
cũng đủ giải mọi bài tập.
Chúng tôi nhắc đến vấn đề này với mong muốn toàn thể bạn đọc suy nghĩ lại cách học tập của mình
và chúng tôi cũng muốn khẳng định rằng những phép quy đổi mà chúng tôi đề cập không bao giờ
chống lại những giá trị cũ của môn học. Đó là những giá trị vốn có và mãi mãi không bao giờ đổi thay.
Đứng trước một bài tập, hãy bắt đầu từ những điều giản dị nhất!

2. Những tư duy lạc hậu về phản ứng đốt cháy
a) Tính số mol O 2 phản ứng
Thử lấy một ví dụ nhỏ: “Đốt cháy 0,1 mol este đơn chức X cần V lít O 2 (đktc) sau phản ứng thu
được 0,5 mol CO 2 và 0,4 mol H 2 O. Tính giá trị của V”
Đúng lắm rồi, khi biết X có 2 nguyên tử O trong phân tử, người giải sẽ sử dụng bảo toàn nguyên tố
O: 0,1.2 

V
.2  2.0,5  0, 4
22, 4

Hãy thử nhìn lại điều này trong một tình huống cho dữ kiện: “Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol
tetrapeptit mạch hở X tạo bởi Gly và Val cần a mol O 2 ... ” Như một thói quen, học sinh cũng mang
theo quy trình đó vào các bài tập

n CO 2

BTNT O
Cn H 2n  2 N 4 O5 



 0,1.[ 2n  n  1]  0,1.5  2 a
(n  1) H 2 O
Cũng tương tự như thế, một việc đơn giản như xác định hệ số của O 2 trong phản ứng đốt cháy

C2 H 5OH, nhiều học sinh cũng làm như vậy: “… có 2 mol CO 2 , 3 mol H 2 O, bảo toàn thì mol O 2 ... ”
Bạn đã quá khuôn mẫu trong việc này, sử dụng BTNT chỉ tốt trong những trường hợp điển hình
nhất định chứ không phải tất cả các tình huống. Ta phải thay đổi, hãy nghĩ tới một cách xác định khác!
Nhìn lại một hợp chất hữu cơ bất kỳ trong chương trình phổ thông: C x H y O z N t (A), hãy xem lại
đầy đủ 4 nguyên tố có đặc điểm gì, ghép với bao nhiêu O trong khi cháy?


1C  O 2 
1CO 2

 0,5H 2 O
1H  0, 25O 2 

 O ("Cung caá
p" O cho C vaøH)
O 
 N 
N

N không can hệ gì số O 2 phản ứng, còn O trong chất đầu làm giảm đi hệ số này.



 n O2  n C/A  0, 25n H/A  0,5n O/A  n CO2  0,5n H2O  0,5n O/A
Đôi lúc ta có thể tách một chất về dạng: (CO 2 ) x .(H 2 O) y .N z ...
Lấy ví dụ: C2 H 5 NO 2  (CO 2 ).CH 5 N 
 n O2  1  0, 25.5  2, 25 mol
b) Tính toán trên nền phản ứng đốt cháy muối hữu cơ
Việc này nên được loại bỏ, ta nên chuyển phản ứng này về phản ứng đốt cháy axit. Một muối hữu
cơ mà ta đang nhắc tới thường có một nguyên tử kim loại kiềm, hãy lấy Na làm đại diện. Vai trò của
Na hay H trong phản ứng đốt cháy là hoàn toàn như nhau, tại sao?
Chúng đều bắt O và trở thành dạng M 2 O, chỉ có điều Na 2 O sinh ra nhanh chóng kết hợp với CO 2
để tạo Na 2 CO3 . Nếu không có phân tử này mà chỉ đưa ra Na 2 O, có lẽ học sinh đã loại đi sự gò bó này
từ sớm.

(Na 2 CO3  Na 2 O  CO 2 ; H 2 CO3  H 2 O  CO 2 )
Bạn hoàn toàn có thể thay thế mỗi nguyên tử Na hay K bởi H để đổi phản ứng đốt muối về đốt axit.
Lấy ví dụ: “Đốt cháy hoàn toàn muối Na của axit cacboxylic X mạch hở bằng O 2 vừa đủ thu được
0,1 mol Na 2 CO3 và 62 gam hỗn hợp khí và hơi…”
Thay thế Na bởi H cũng là quy việc đốt muối của X về đốt X, khi đó tổng khối lượng CO 2 và H 2 O
thu được là: 62 + 0,1.62 = 68,6 (gam)

(Na 2 CO3 
 H 2 CO3 )

3. Sự lệ thuộc vào sơ đồ phản ứng
Một thói quen không tốt nữa mà chúng tôi thường bắt gặp chính là vấn đề liên quan đến sơ đồ phản
ứng hóa học. Vẽ sơ đồ một cách thông minh thực ra rất tốt, giúp học sinh nắm bắt quá trình, tính toán
thuận lợi hơn nhưng có vẻ điều gì diễn ra quá thường nhật cũng trở thành thói quen khó bỏ. Hóa phổ
thông chỉ có hữu hạn các quá trình, đến một lúc nào đó nó vốn dĩ nên ăn sâu vào tiềm thức của nhiều
người, lúc này tại sao còn cần đến sơ đồ nữa? Rất nhiều sách tham khảo hiện nay cũng như vậy, với
tôn chỉ mong học sinh hiểu, người ta cũng lạm dụng sơ đồ phản ứng, có chăng chỉ là giải quyết được



vấn đề hiểu bài của người đọc nhưng hiểu kĩ, hiểu sâu, biết phân tích tổng hợp hay cao hơn là phát
triển bài toán thì học sinh đã bị đánh cắp đi từ chính thói quen xấu này.

Vẽ sơ đồ một cách vô tội vạ không chỉ làm chậm tốc độ giải bài mà còn “dìm chết”
khả năng suy nghĩ chia tách vấn đề cùng với việc ghi nhớ, tóm lược. Nói chung, đôi lúc
bạn vẫn cần sơ đồ phản ứng, nhưng đến một lúc nào đó, nó nên trở thành dĩ vãng.



×