Tải bản đầy đủ (.doc) (51 trang)

GIÁO ÁN CÔNG DÂN 6 - 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (392.78 KB, 51 trang )

I thi moi tap chayBÀI 1 : TỰ CHĂM SÓC, RÈN LUYỆN THÂN THỂ
(1 TIẾT)
I. MỤC TIÊU CỦA BÀI HỌC :
1. Kiến thức :
Giúp học sinh
- Hiểu những biểu hiện của việc tự chăm sóc sức khoẻ, rèn
luyện thân thể
- nghóa của việc tự chăm sóc sức khoẻ, rèn luyện thân thể
2. Thái độ :
Từ những kiến thức trên, các em có được ý thức thường xuyên rèn luyện thân thể, giữ
gìn vệ sinh và chăm sóc sức khoẻ bản thân.
3. Kó năng :
- Biết tự chăm sóc và rèn luyện thân thể
- Biết đề ra kế hoạch tập thể dục và hoạt động thể thao
- Biết vận động mọi người cùng tham gia và hưởng ứng phong trào thể dục, thể thao.
II. NỘI DUNG CỦA BÀI HỌC :
- Sức khoẻ là vốn quý cần phải biết giữ gìn.
- Sức khoẻ giúp học tập và lao động có hiệu quả, sống lạc quan.
III.PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY :
- Thảo luận nhóm.
- Đóng vai.
- Tổ chức trò chơi.
- Xử lí tình huống.
- Kích thích tư duy.
IV.TÀI LIỆU, PHƯƠNG TIỆN :
1. Về tài liệu :
a. Đối với giáo viên :
- SGK GDCD 6.
- Bài tập tình huống GDCD 6
b. Đối với học sinh :
- SGK GDCD 6.


- Sách thực hành GDCD 6.
2. Về phương tiện :
- Giấy khổ lớn, bút dạ
- Hình ảnh, băng giấy.
V. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
1. Ổn đònh lớp : (1 phút).
2. Gỉang bài mới : (35 phút)
GIÁO ÁN KHỐI 6
HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC NỘI DUNG CẦN ĐẠT
HOẠT ĐỘNG 1 :
GIỚI THIỆU BÀI MỚI (3 PHÚT)
GV : Bác Hồ đã từng nói : “Giữ gìn dân chủ, xây
dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần
có sức khoẻ mới thành công. Mỗi một người dân yếu
ớt, tức là cả nước yếu ớt, mỗi một người dân khoẻ
mạnh tức là cả nước khoẻ mạnh.” Vậy thì các em
hiểu gì về câu nói của Bác ?
HS trả lời tự do.
GV : Tất cả ý kiến của các em đều được ghi nhận và
để biết được ý kiến nào đúng ý kiến nào chưa đúng
thì hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu bài 1 : Tự
chăm sóc, rèn luyện sức khoẻ
Bài 1: Tự chăm sóc, rèn luyện
sức khoẻ .
HOẠT ĐỘNG 2 :
TÌM HIỂU TRUYỆN ĐỌC (7 PHÚT)
GV cho học sinh đóng vai theo nội dung mẩu truyện
trong phần truyện đọc, SGK/3.
GV đặt câu hỏi :
Câu 1 : Điều kì diệu nào đã đến với Minh trong mùa

hè qua ?
 Mùa hè này Minh được đi tập bơi và biết bơi
Câu 2 : Vì sao Minh có được điều kì diệu ấy?
 Minh được thầy giáo Quân hướng dẫn cách luyện
tập thể thao
Câu 3 : Theo em, sức khoẻ có cần cho mọi người
không ? Vì sao ?
 Con người có sức khoẻ tốt mới tham gia tốt các
hoạt động như : học tập, lao động, vui chơi giải trí…
HS trao đổi, tranh luận
GV ghi nhanh ý kiến của các em lên bảng, hướng
dẫn học sinh xác đònh ý kiến đúng và đi đến kết luận
I. TRUYỆN ĐỌC:
Mùa hè kì diệu (SGK/3)
 Minh trở nên khoẻ mạnh nhờ
tập luyện thể thao đúng cách
 Cần thường xuyên tập luyện
thể thao để có sức khoẻ tốt
HOẠT ĐỘNG 3 :
NỘI DUNG BÀI HỌC (10 PHÚT).
GV chia lớp làm 4 nhóm thảo luận các câu hỏi sau :
Nhóm 1 : Vì sao nói sức khoẻ là vốn quý của con
người ?
Nhóm 2 : Thế nào là tự chăm sóc, rèn luyện thân thể,
giữ gìn sức khoẻ ?
Nhóm 3 : Nêu tác dụng của việc tự chăm sóc giữ gìn
sức khoẻ, rèn luyện thân thể.
Nhóm 4 : Tự giới thiệu các hình thức tự chăm sóc sức
II. NỘI DUNG BÀI HỌC :
- Sức khoẻ là vốn quý của

con người.
- Sức khoẻ giúp chúng ta học
tập, lao động có hiệu quả
và sống lạc quan vui vẻ.
- Cần ăn uống điều độ, đủ
dinh dưỡng và thường
GIÁO VIÊN THỰC HIỆN : NGUYỄN THỊ HOÀNG MY -TRANG 2 -
GIÁO ÁN KHỐI 6
khoẻ, rèn luyện thân thể.
Các nhóm thảo luận trong 3 phút sau đó cử đại diện
trình bày. Các nhóm còn lại nhận xét,
GV kết luận và ghi tóm tắt nội dung bài học lên bảng
(hay lên máy chiếu), cho học sinh đọc lại một lần.
xuyên luyện tập thể thao
để có sức khoẻ tốt.
HOẠT ĐỘNG 4 :
XỬ LÝ TÌNH HUỐNG (10 PHÚT)
GV cho đại diện các nhóm lên bóc thăm tình huống.
Các nhóm sẽ thảo luận cách giải quyết trong 2 phút
rồi cử đại diện lên trình bày cách giải quyết của
nhóm mình (các em có thể thuyết trình hay đóng một
tiểu phẩm nhỏ với thời gian tối đa là 3 phút).
Tình huống 1 :
"Thảo thấy Mai sáng nào cũng tập thể dục, chạy bộ
trong công viên gần nhà. Thảo thích lắm nhưng em
không thể bắt chước Mai được vì Thảo cho rằng nhà
mình nghèo, không dám đua đòi. Vả lại sáng Thảo
còn giúp mẹ dọn hàng buôn bán.”
Theo em, suy nghó của Thảo đúng hay sai ? Em có
cách gì để giúp Thảo thực hiện mong muốn của mình

không ?
Tình huống 2 :
"Một học sinh dáng điệu mệt mỏi, gầy gò hay xin
nghỉ học để xuồng phòng y tế”
Em sẽ làm gì để giúp bạn trong tình huống này ?
Tình huống 3 :
“Bạn Nam là một người ít nói, bạn không thích chơi
với các bạn trong lớp mà lại giao du với những bạn ở
ngoài đường phố. Gần đây bạn bè thấy Nam có
những biểu hiện lạ : hay ngáp và ngủ gục trong lớp,
người gầy yếu xanh xao, hay vào nhà vệ sinh thật
lâu. Bạn bè dò hỏi thì bạn chỉ lảng tránh, đôi lúc còn
tỏ ra cục cằn, hung dữ.”
Em sẽ làm gì trong trường hợp này ?
Tình huống 4 :
Một bé gái đang học lớp 6, cân nặng 38,5 kg, cao
1,38 m. Theo em, bạn có thấp không ? Làm sao để
tăng chiều cao ? Muốn thon thả hơn thì ngoài tập thể
dục, thể thao cần có chế độ ăn uống như thế nào ?
Các nhóm còn lại lắng nghe cách trình bày của bạn
(có thể đưa ý kiến bổ sung hoặc phản biện ý kiến của
nhóm trình bày).
GV nêu nhận xét câu trả lời của từng nhóm, tổng kết
Giúp học sinh phát triển nhận thức
về tầm quan trọng của sức khoẻ
và từ đó có sự rèn luyện đúng
cách.
GIÁO VIÊN THỰC HIỆN : NGUYỄN THỊ HOÀNG MY -TRANG 3 -
GIÁO ÁN KHỐI 6
các ý kiến.

GV kết luận : Sức khoẻ là vốn quý của con người.
Cần có chế độ chăm sóc sức khoẻ và tự bảo vệ bản
thân.
HOẠT ĐỘNG 5 :
BÀI TẬP (5 PHÚT)
GV hướng dẫn cho HS giải bài tập trong SGK III. BÀI TẬP :
3. Củng co á : TRÒ CHƠI “AI NHANH HƠN” (5 PHÚT)
GV treo lên bảng bài tập trắc nghiệm sau :
Đánh dấu X vào ô có ý kiến đúng :
1. n uống điều độ, đủ dinh dưỡng
2. n ít, kiêng khem để giảm cân
3.n thức ăn có chứa đủ đạm, canxi, sắt, kẽm… thì chiều cao phát triển sớm
4.Nên ăn cơm ít, ăn vặt nhiều
5.Hằng ngày luyện tập thể dục, thể thao
6.Phòng bệnh hơn chữa bệnh
7.Vệ sinh cá nhân không liên quan đến sức khoẻ
8.Hút thuốc lá có hại cho sức khoẻ
9.Khi mắc bệnh tích cực chữa bệnh
10.Tuấn thích mùa đông vì ít phải tắm.
HS xung phong làm bài tập
4. Dặn dò :
- Làm bài tập a,b,c,d/SGK/4
- Chuẩn bò bài 2 :
• Tổ 1 chuẩn bò cho phần truyện đọc
• Tổ 2, 3, 4 chuẩn bò các tình huống (tiểu phẩm) cho phần nội
dung bài học
RÚT KINH NGHIỆM :
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………

GIÁO VIÊN THỰC HIỆN : NGUYỄN THỊ HOÀNG MY -TRANG 4 -
GIÁO ÁN KHỐI 6
Bài 2: SIÊNG NĂNG, KIÊN TRÌ
(2 tiết)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC :
1. Kiến thức:
- Hiểu được thế nào là siêng năng, kiên trì và các biểu hiện của siêng năng, kiên trì.
- Ý nghóa của siêng năng và kiên trì.
2. Kỹ năng:
- Có khả năng tự rèn luyện đức tính, siêng năng.
- Phác thảo được kế hoạch vượt khó, kiên trì, bền bỉ trong học tập, lao động để trở
thành người tốt.
3. Thái độ:
Quyết tâm rèn luyện tính siêng năng, kiên trì trong học tập, lao động và các hoạt động
khác.
II. NỘI DUNG BÀI HỌC :
1. Thế nào là siêng năng, kiên trì.
2. Ý nghóa của siêng năng, kiên trì trong cuộc sống.
III. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY :
- Thảo luận nhóm
- Kích thích tư duy
- Giảng giải
- Tổ chức trò chơi
IV. TÀI LIỆU - PHƯƠNG TIỆN
1. Về phía giáo viên:
- Sách giáo khoa GDCD lớp 6.
- Sách giáo viên GDCD lớp 6.
- Sách bài tập tình huống GDCD lớp 6.
2. Về phía học sinh:
- Sách giáo khoa GDCD lớp 6.

- Xem trước bài mới.
V. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
1. Ổn đònh lớp: (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: (4 phút) Mỗi người bảo vệ sức khỏe bằng cách nào ?
3. Giảng bài mới: (35 phút)
GIÁO VIÊN THỰC HIỆN : NGUYỄN THỊ HOÀNG MY -TRANG 5 -
GIÁO ÁN KHỐI 6
TIẾT 1 :
HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC NỘI DUNG CẦN ĐẠT
HOẠT ĐỘNG 1 :
GIỚI THIỆU BÀI (5 PHÚT)
GV: Tự chăm sóc và rèn luyện thân thể là một việc làm cần
thiết để bảo vệ sức khỏe. Vậy, việc rèn luyện đó có phải
chúng ta chỉ thực hiện trong một ngày một bữa ?
HS: Không, mà phải được thực hiện thường xuyên, đều đặn.
GV: Để thực hiện được điều đó, chúng ta cần phải có đức
tính gì ?
HS: Siêng năng, kiên trì.
GV :Để hiểu thế nào là siêng năng, kiên trì, các em vào
BH.
Bài 2:
SIÊNG NĂNG, KIÊN
TRÌ
(2 tiết)
HOẠT ĐỘNG 2 :
KÍCH THÍCH TƯ DUY : TÌM HIỂU TRUYỆN ĐỌC (10 PHÚT)
Yêu cầu HS đọc truyện đọc.
GV: Bác Hồ đã tự học tiếng nước ngoài như thế nào ?
HS: Bác học thêm vào 2 giờ nghỉ ; những từ không hiểu Bác nhờ
thủy thủ người Pháp giảng lại ; Bác viết 10 từ tiếng Pháp vào

cánh tay để vừa làm việc, vừa nhẩm học ; sáng sớm và buổi
chiều Bác tự học tiếng Anh ở vườn hoa ; ngày nghỉ trong tuần
Bác học tiếng Anh với giáo sư người Ý ; Bác tra từ điển hoặc
nhờ người nước ngoài giảng.
GV: Trong quá trình tự học, Bác Hồ đã gặp khó khăn gì ?
HS: Bác học trong nhà trường không nhiều ; thời gian làm phụ
bếp trên tàu của Bác tới 17h/ngày, thời gian nghỉ ngơi rất ít.
GV: Cách học của Bác thể hiện đức tính gì ?
HS: Siêng năng, kiên trì.
GV kết luận
I/ Phân tích truyện
đọc
“Bác Hồ tự học ngoại
ngữ”
 Đức tính ấy đã giúp
Bác thành công trong
sự nghiệp.
HOẠT ĐỘNG 3 :
THẢO LUẬN NHÓM : PHÂN TÍCH NỘI DUNG BÀI HỌC (20 PHÚT)
GV chia lớp làm 6 nhóm, dán câu hỏi thảo luận lên bảng. Hs tự
phân công nhóm trưởng và thư kí. Hs có 3 phút để thảo luận các
câu hỏi mà gv đưa ra
Nhóm 1 : Thế nào là siêng năng ?
 Siêng năng là cần cù, tự giác, miệt mài, làm việc thường
II/ Nội dung bài học
1. Siêng năng là
cần cù, tự giác, miệt
mài, làm việc thường
xuyên, đều đặn.
GIÁO VIÊN THỰC HIỆN : NGUYỄN THỊ HOÀNG MY -TRANG 6 -

GIÁO ÁN KHỐI 6
xuyên, đều đặn.
Nhóm 2 : Cho ví dụ về siêng năng
 Siêng năng học bài, làm bài đầy đủ, tự giác học mỗi ngày
không đợi ai nhắc nhở, siêng năng làm việc nhà phụ giúp cha
mẹ, đều đặn mỗi ngày không bỏ dở công việc, ...
Nhóm 3 : những biểu hiện trái với siêng năng ?
 Những biểu hiện trái với siêng năng : lười biếng, uể oải,
chểnh mảng, bỏ bê, ...
Nhóm 4 : Thế nào là kiên trì ?
 Kiên trì là quyết tâm làm đến cùng dù gặp khó khăn, gian
khổ.
Nhóm 5 : Cho ví dụ về kiên trì.
 Gặp bài Toán khó quyết tâm tìm tòi, vận dụng lý thuyết để
tìm ra cách giải, đặt ra mục tiêu cuối năm đạt HS giỏi thì kiên trì
quyết tâm học tập để đạt được, ...
Nhóm 6 : Những biểu hiện trái với kiên trì :
Những biểu hiện trái với kiên trì : nản chí, nản lòng, mau chán,
bỏ cuộc nửa chừng, ...
 Ở VN và trên thế giới, có những danh nhân nhờ đức tính
siêng năng, kiên trì đã thành công xuất sắc trong sự nghiệp của
mình, như
- Nhà Bác học Lê Quý Đôn.
- Nhà Nông học Lương Đònh Của.
- Giáo sư - Bác só Tôn Thất Tùng.
- Nhà văn Nga Marxim Gorki.
- Nhà Bác học Newton, ...
HS trình bày kết quả thảo luận, các nhóm còn lại lắng nghe, bổ
sung ý kiến cho nhóm trình bày. GV tổng kết
2. Kiên trì là quyết

tâm làm đến cùng dù
gặp khó khăn, gian
khổ.
4. Luyện tập - củng cố: (4 phút)
Bài tập a) sgk/ 6.
GV: Siêng năng, kiên trì là một phẩm chất đáng quý của con người, dù trong bất kỳ
hoàn cảnh khó khăn nào thì đức tính ấy sẽ giúp chúng ta vượt qua và thành công trong
cuộc sống.
5. Dặn dò: (1 phút)
- Học bài.
- Làm phần I, câu 6/ STH.
- Chuẩn bò tiết 2.
RÚT KINH NGHIỆM :
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………… ………………………………………
GIÁO VIÊN THỰC HIỆN : NGUYỄN THỊ HOÀNG MY -TRANG 7 -
GIÁO ÁN KHỐI 6
Bài 2: SIÊNG NĂNG, KIÊN TRÌ
(2 tiết)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC :
II. NỘI DUNG BÀI HỌC :
III. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY :
IV. TÀI LIỆU - PHƯƠNG TIỆN
V. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
1. Ổn đònh lớp: trật tự, só số (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: (4 phút)
1. Thế nào là siêng năng ? Cho ví dụ.
2. Thế nào là kiên trì ? Cho ví dụ.
3. Giảng bài mới: (3O phút)

TIẾT 2
HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC NỘI DUNG CẦN ĐẠT
HOẠT ĐỘNG 1 :
GIỚI THIỆU BÀI (1 PHÚT)
GV: Tiết trước, các em đã tìm hiểu thế nào là siêng năng, kiên
trì. Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu những biểu hiện của đức tính
này trong các lónh vực khác nhau, để thấy được ý nghóa của
siêng năng, kiên trì trong cuộc sống.
Bài 2:
SIÊNG NĂNG, KIÊN
TRÌ
(tt)
HOẠT ĐỘNG 2 :
PHÂN TÍCH NỘI DUNG BÀI HỌC (29 PHÚT)
GIÁO VIÊN THỰC HIỆN : NGUYỄN THỊ HOÀNG MY -TRANG 8 -
GIÁO ÁN KHỐI 6
GV chia lớp làm 4 nhóm thảo luận các câu hỏi
Nhóm 1 : Biểu hiện siêng năng, kiên trì trong học tập
 Trong học tập :
+ Đi học đều đặn, đúng giờ.
+ Chăm chỉ học bài, làm bài.
+ Tự giác học tập.
+ Gặp bài khó không nản chí.
Nhóm 2 : biểu hiện siêng năng, kiên trì trong lao động ?
 Trong lao động :
+ Chăm làm việc nhà.
+ Miệt mài, không ngại khó khi làm việc.
+ Không bỏ dở công việc.
+ Tìm tòi, sáng tạo.
Nhóm 3 và 4 : Những câu tục ngữ thể hiện đức tính siêng năng,

kiên trì ?
- Có công mài sắt có ngày nên kim.
- Kiến tha lâu cũng đầy tổ.
- Có chí thì nên.
- Năng nhặt chặt bò.
- Siêng làm thì có, siêng học thì hay.
GV kết luận : Siêng năng, kiên trì giúp con người thành công
trong cuộc sống.
3. Siêng năng, kiên
trì giúp con người thành
công trong cuộc sống.
4. Luyện tập - củng cố: (4 phút)
Sửa phần I, câu 6/ STH.
5. Dặn dò:
- Học bài.
- Làm phần II, câu 4/ STH.
- Chuẩn bò bài 3.
RÚT KINH NGHIỆM :
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
BÀI 3 : TIẾT KIỆM (1 TIẾT)
GIÁO VIÊN THỰC HIỆN : NGUYỄN THỊ HOÀNG MY -TRANG 9 -
GIÁO ÁN KHỐI 6
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC :
1/ Kiến thức :

- Hiểu được thế nào là tiết kiệm.
- Biết được những biểu hiện của tiết kiệm trong cuộc sống và ý nghóa của
tiết kiệm.
2/ Thái độ :
- Quý trọng người tiết kiệm, giản dò.
- Ghét lối sống xa hoa lãng phí.
3/ Kỹ năng :
- Có thể tự đánh gía được mình đã có ý thức và thực hiện tiết kiệm hay
chưa.
- Thực hiện tiết kiệm chi tiêu, thời gian, công sức của cá nhân, gia đình và
xã hội.
II. NỘI DUNG BÀI HỌC :
- Hiểu tiết kiệm theo nghóa rộng bao gồm : tiền của, thời gian, công sức.
- Ýnghóa của tiết kiệm.
III. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY :
- Thảo luận nhóm.
- Phân tích.
- Giải quyết tình huống
IV.TÀI LIỆU, PHƯƠNG TIỆN :
a. Đối với giáo viên :
- SGK GDCD 6.
- Bài tập tình huống GDCD 6
b. Đối với học sinh :
- SGK GDCD 6.
- Sách thực hành GDCD 6.
- Giấy khổ lớn, bút dạ
- Hình ảnh, băng giấy.
V.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
1/ Ổn đònh tổ chức : ( 1’ )
2/ Kiểm tra bài cũ: (5phút) Em đã làm gì để thể hiện tính siêng năng, kiên trì ?

3/ Bài mới : ( 30’ )
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT
HOẠT ĐỘNG 1 :
GIỚI THIỆU BÀI (3 PHÚT)
GIÁO VIÊN THỰC HIỆN : NGUYỄN THỊ HOÀNG MY -TRANG 10 -
GIÁO ÁN KHỐI 6
GV giới thiệu tình huống :
“Vợ chồng bác An siêng năng lao động. Nhờ vậy thu nhập của
gia đình rất cao. Sẵn có tiền của, bác sắm sửa đồ dùng và mua
xe máy tốt cho các con. Hai người con ỷ vào cha mẹ không
chòu lao động, học tập, suốt ngày đua đòi ăn chơi thể hiện con
nhà giàu. Thế rồi của cải nhà bác An lần lượt ra đi, cuộc sống
rơi vào cảnh nghèo khổ”
GV: Vì sao cuộc sống gia đình bác An rơi vào cảnh nghèo khổ?
HS: Vì hai người con đua đòi ăn chơi, chỉ biết hưởng thụ mà
không biết quý trọng công sức lao động của cha mẹ. Họ không
hề biết tiết kiệm của cải do bàn tay cha mẹ làm ra.
GV : Vậy để hiểu thế nào là tiết kiệm và ý nghóa của tiết kiệm
trong cuộc sống, hôm nay chúng ta sẽ cùng vào BH.
Bài 3 : TIẾT KIỆM
HOẠT ĐỘNG 2 :
KÍCH THÍCH TƯ DUY : TÌM HIỂU TRUYỆN ĐỌC (7 PHÚT)
GV phân vai và ho HS đọc Truyện đọc : “ Thảo và Hà “
SGK/8.
GV đặt câu hỏi:
a/ Thảo và Hà có xứng đáng để được mẹ thưởng không ?
b/ Thảo có suy nghó gì khi được mẹ thưởng tiền ? Thể hiện đức
tính gì ?
c/ Hãy phân tích diễn biến suy nghó của Hà trước và sau khi
đến nhà Thảo ? Suy nghó của Hà thế nào ?

GV nhận xét, phân tích thêm và chốt ý, ghi bảng tóm tắt phần
truyện đọc.
GV cho HS liên hệ bản thân : Qua câu chuyện trên em tự thấy
đôi lúc mình giống Hà hay Thảo ? Vì sao ?
I. TÌM
HIỂU TRUYỆN
ĐỌC :
Cần phải biết chi tiêu phù
hợp với hoàn cảnh gia
đình. -> Tiết kiệm.
HOẠT ĐỘNG 3
LIÊN HỆ BẢN THÂN (15 PHÚT)
GV cho HS thảo luận chủ đề : Em đã tiết kiệm như thế nào ?
GV chia lớp làm 6 nhóm thảo luận nhóm theo các câu hỏi sau :
Nhóm 1 : Tiết kiệm trong gia đình ?
Nhóm 2 : Tiết kiệm ở trường lớp ?
Nhóm 3 : Tiết kiệm ở ngoài xã hội ?
Nhóm 4 : Có người cho rằng : “ Vì nghèo nên chúng ta phải
tiết kiệm “ Em đồng ý không ? Giải thích ?
Nhóm 5 : sống lãng phí, đua đòi sẽ đem lại hậu quả gì?
Nhóm 6 : cho biết những biểu hiện của tiết kiệm và không tiết
kiệm
Sau khi thảo luận mỗi nhóm cử 1 HS lên trình bày nội dung
thảo luận của nhóm trước lớp ; lớp nhận xét, bổ sung.
GV kết luận, rút ra bài học :
GIÁO VIÊN THỰC HIỆN : NGUYỄN THỊ HOÀNG MY -TRANG 11 -
GIÁO ÁN KHỐI 6
- Tiết kiệm gắn liền với lối sống giãn dò, lãng phí gắn liền với
lối sống phô trương, đua đòi.
- Chúng ta tiết kiệm để có thể giúp đỡ người khác vượt qua

khó khăn. Tiết kiệm sẽ đem lại cuộc sống sung túc, ấm no cho
bản thân, gia đình và góp phần làm cho dân giàu nước mạnh.
- Sống phô trương, đua đòi, lãng phí thời gian, tuổi trẻ, tiền
của, sức khỏe -> nghèo túng, sa ngã, làm hại bản thân, gia
đình và trở thành gánh nặng cho xã hội.
-Lãng phí của công làm ảnh hưởng đến công sức, tiền của của
nhân dân -> làm nghèo đất nước.
- Chúng ta phải biết tiết kiệm tiền của, tiết kiệm thời gian,
công sức và không chỉ tiết kiệm của bản thân, gia đình mà còn
phải tiết kiệm của xã hội, của công.
HOẠT ĐỘNG 4 :
RÚT RA KHÁI NIỆM “TIẾT KIỆM” VÀ Ý NGHĨA (5 PHÚT)
GV hướng dẫn trả lời các câu hỏi :
1. Thế nào là tiết kiệm ?
2. Theo em, tiết kiệm đã đem lại lợi ích gì cho bản thân, gia
đình và xã hội ?
GV chốt lại ý chính, mở rộng :
- Tiết kiệm là yêu cầu, là nguyên tắc.
- Nhà nước ta đang chủ trương chống tham ô, chống tham
nhũng, chống lãng phí, thực hành tiết kiệm. “ Tiết kiệm là
quốc sách.”
- Vì hiện nay đất nước ta còn nghèo, lại đứng trước nhiệm vụ
to lớn là xây dựng đất nước đi lên XHCN bằng con đường CNH
– HĐH , xây dựng đất nước thành một quốc gia giàu mạnh. Do
đó chúng ta phải tích lũy vốn, phải tiết kiệm trong sản xuất để
tập trung tiền của vào công cuộc xây dựng đất nước.
GV cho HS đọc lại NDBH / SGK / Trang 9,10.
GV Giải thích tục ngữ, ca dao – danh ngôn/ SGK.
II/ NỘI DUNG BÀI
HỌC:

4. Củng cố : Luyện tập . (7’)
Cho HS làm bài tập :
1/ Bài a/ SGK.
2/ Bài 1/ STH/16.
3/ Bài 2/ STH/16.
4/ Bài 3/ STH/ 16.
5. Dặn dò (2’)
- Học bài : Nội dung bài học ( SGK/ Trang9,10).
- Làm phần II Bài tập ở nhà / STH / Trang 18 – 19.
- Chuẩn bò bài 4 : Lễ độ.
+ Đọc truyện đọc : Em Thủy.
GIÁO VIÊN THỰC HIỆN : NGUYỄN THỊ HOÀNG MY -TRANG 12 -
GIÁO ÁN KHỐI 6
+ Phân công chuẩn bò tiểu phẩm :
. Nhóm 1, 2, 3 : Bài tập 5/ STH/ 21.
. Nhóm 4, 5, 6 : Bài tập 4/ STH/ 23.
RÚT KINH NGHIỆM
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………
GIÁO VIÊN THỰC HIỆN : NGUYỄN THỊ HOÀNG MY -TRANG 13 -
GIÁO ÁN KHỐI 6
Bài 4: LỄ ĐỘ
(1 tiết)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức:
- Hiểu được thế nào là lễ độ và những biểu hiện của lễ độ.

- Ý nghóa và sự cần thiết của việc rèn luyện tính lễ độ.
2. Kỹ năng:
- Tự đánh giá hành vi của mình, đề ra phương hướng rèn luyện tính lễ độ.
- Rèn luyện thói quen lễ độ khi giao tiếp với người trên, kiềm chế nóng nảy với bạn
bè và những người xung quanh.
3. Thái độ:
Tôn trọng quy tắc ứng xử có văn hóa của lễ độ.
II. NỘI DUNG TRI THỨC CẦN GIẢNG
1. Thế nào là lễ độ.
2. Ý nghóa của lễ độ.
III. TÀI LIỆU - PHƯƠNG TIỆN
1. Về phía giáo viên:
- Sách giáo khoa GDCD lớp 6.
- Sách giáo viên GDCD lớp 6.
- Sách bài tập tình huống GDCD lớp 6.
2. Về phía học sinh:
- Sách giáo khoa GDCD lớp 6.
- Xem trước bài mới.
IV. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY :
- Thảo luận nhóm
- Kích thích tư duy
- Xử lí tình huống
- Tổ chúc trò chơi
V. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Ổn đònh lớp: trật tự, só số (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: (4 phút)
Câu 1 : Em hãy cho biết những câu thành ngữ sau câu nào nói về tiết kiệm :
1. Năng nhặt chặt bò .
2. Được mùa chớ phụ ngô khoai đến khi thất bát lấy ai bạn cùng.
3. Cơm thừa gạo thiếu

4. Góp gió thành bão
GIÁO VIÊN THỰC HIỆN : NGUYỄN THỊ HOÀNG MY -TRANG 14 -
GIÁO ÁN KHỐI 6
5. Nên ăn có chừng, nên dừng có mực
6. Của bền tại người
7. Vung tay q trán
8. Chẳng lo trước, ắt lụy sau
9. Kiếm củi ba năm thiêu một giờ
10.Bn tàu bán bè khơng bằng ăn dè hà tiện
Câu 2 : Em hãy cho cô biết những hành vi nào là trái ngược với tiết kiệm ? Hậu quả của
những hành vi đó trong cuộc sống như thế nào ?
3. Giảng bài mới: (35 phút)
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH NỘI DUNG CẦN ĐẠT
HOẠT ĐỘNG 1 :
GIỚI THIỆU BÀI MỚI (3 PHÚT)
GV: Trước khi đến lớp học hay ra khỏi nhà, việc đầu tiên em
phải làm là gì ?
HS: Thưa gởi người lớn trong nhà, như ba mẹ, ông bà, ...
GV: Khi GV vào lớp, các em phải làm gì ?
HS: Đứng nghiêm chào GV.
GV: Thái độ đó thể hiện điều gì ?
HS: Thể hiện sự tôn trọng, lễ phép đối với người lớn.
GV : Những hành vi trên thể hiện là người có lễ độ và đó cũng là
nhội dung bài học hôm nay, các em mở vở ghi bài mới
Bài 4: LỄ ĐỘ
HOẠT ĐỘNG 2 :
PHÂN TÍCH TRUYỆN ĐỌC (10 PHÚT)
GV : Yêu cầu HS đọc truyện đọc.
GV: Kể lại những việc làm của Thủy khi khách đến nhà ?
HS:

- Mời khách vào nhà.
- Giới thiệu khách với bà.
- Kéo ghế mời khách ngồi.
- Pha trà mời bà và khách uống.
- Xin phép bà ngồi tiếp chuyện với khách.
- Tiễn khách ra về và hẹn gặp lại.
GV: Nhận xét về cách cư xử của Thủy ?
HS:
- Nhanh nhẹn, khéo léo, lòch sự khi tiếp khách.
- Biết tôn trọng bà và khách.
- Làm vui lòng khách và để lại ấn tượng tốt đẹp.
GV: Cách cư xử ấy thể hiện đức tính gì ?
HS: Thể hiện đức tính ngoan ngoãn, lễ phép, tôn trọng người lớn.
I. TRUYỆN ĐỌC
“Em Thủy”
 Em Thủy là người
ngoan ngoãn, lễ phép,
biết tôn trọng người lớn.
HOẠT ĐỘNG 3 :
PHÂN TÍCH NỘI DUNG BÀI HỌC (20 PHÚT)
GIÁO VIÊN THỰC HIỆN : NGUYỄN THỊ HOÀNG MY -TRANG 15 -
GIÁO ÁN KHỐI 6
GV : Thế nào là lễ độ ?
HS : Là cách cư xử đúng mực của mỗi người trong khi giao tiếp
với người khác.
GV : Vì sao phải sống lễ độ ?
HS : Là thể hiện sự tôn trọng, qúy mến của mình đối với mọi
người ; biểu hiện của người có văn hóa, có đạo đức.
GV chia lớp làm 2 nhóm tìm những hành vi thể hiện sự lễ độ và
thiếu lễ độ

 Hành vi thể hiện sự lễ độ ?
- Với ông bà, cha mẹ : kính trọng, biết ơn và vâng lời.
- Với bà con họ hàng : gần gũi, quý trọng, chào hỏi đúng
phép.
- Với anh chò trong gia đình : đoàn kết, hòa thuận, thương yêu.
- Với bạn bè, em nhỏ : tôn trọng, nhường nhòn.
- Với người già cả, người lớn tuổi : kính trọng, lễ phép.
 Hành vi thể hiện thiếu lễ độ ?
- Vô lễ.
- n nói trống không, ngắt lời người khác.
- Thái độ coi thường mọi người.
GV : Theo em, sống lễ độ có ích gì cho bản thân, gia đình và xã
hội ?
HS : Bản thân được mọi người tôn trọng, qúy mến ; gia đình vui
vẻ, hạnh phúc ; giúp cho quan hệ giữa người với tốt đẹp hơn, góp
phần làm cho xã hội văn minh. )
GV chốt lại :
. Lễ độ chính là biểu hiện tự tôn trọng mình và tôn trọng người
khác. Người có lễ độ là người có văn hóa, có đạo đức.
. Lễ độ thể hiện ở nét mặt, cử chỉ, lời nói, hành động và xuất
phát từ tình cảm chân thật, không giả tạo, cầu kỳ, có thái độ
đúng mực khi giao tiếp.
. Nếu chúng ta cư xử đúng mực thể hiện là người có lễ độ thì sẽ
làm người khác vui lòng, ngược lại mình sẽ được mọi người qúy
trọng.
II/ NỘI DUNG BÀI
HỌC :
HOẠT ĐỘNG 4 :
LUYỆN TẬP (2 PHÚT)
GV cho HS làm BT nhỏ sau :

Đánh dấu vào những hành vi em cho là lễ độ :
- Biết chào hỏi, thưa gửi, cám ơn, xin lỗi, xin phép
- Khúm núm, sợ sệt khi gặp người lớn
- Chỉ tôn trọng người lớn, không tôn trọng người bằng hoặc kém
tuổi
- Nhường chỗ ngồi cho người tàn tật trên xe buýt
III. LUYỆN TẬP :
GIÁO VIÊN THỰC HIỆN : NGUYỄN THỊ HOÀNG MY -TRANG 16 -
GIÁO ÁN KHỐI 6
- Nói trống không, nói leo, ngắt lời người khác
- Lễ phép trước mặt nhưng lại nói xấu sau lưng
GV kết luận :
- Lễ độ phải được rèn luyện thường xuyên để trở thành thói quen
hành vi bên trong mỗi người.
- Lễ độ thể hiện ở người có văn hóa, có đạo đức, giúp cho quan
hệ giữa người và người tốt đẹp hơn.
4. Củng cố: (4 phút)
GV đưa tình huống và câu hỏi cho HS chia nhóm ra thảo luận .
Tình huống 1: Ánh và Cường cùng học chung lớp. Một hôm hai bạn tình cờ gặp lại cô giáo
cũ trên đường. Ánh lễ phép chào cô còn Cường không chào mà chỉ đứng yên sau lưng Ánh
Tình huống 2 : Linh và Trung đang đi xe đạp trên đường. Gặp 1 cụ già chuẩn bò qua
đường. Hai bạn dừng lại dắt cụ qua đường rồi tiếp tục đi học.
Tình huống 3 : Do chưa chuẩn bò bài kỹ nên Tuấn bò cô phạt. Về đến nhà Tuấn ấm ức đi
thẳng vào nhà mà không thưa ông bà, cha mẹ. Khi bò ba nhắc nhở Tuấn nói : “ Hôm nay
con rất bực mình trong người nên không muốn nói chuyện với ai hết có gì mai con thưa
sau”
Tình huống 4 : Lớp đang làm bài kiểm tra Khoa mở tập ra xem.
Cô giáo : Khoa em làm gì vậy ?
Khoa : Em có làm gì đâu !
CG: Em co tài liệu trong ngăn bàn phải không ?

Khoa : Có thì sao ?
CG : Em sử dụng tài liệu cô cho em 0 điểm .
Khoa :Tuỳ cô .
5. Dặn dò: (1 phút)
- Học bài bài 4
- Làm bài tập trong SGK
- Chuẩn bò tình huống bài 5
RÚT KINH NGHIỆM
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
GIÁO VIÊN THỰC HIỆN : NGUYỄN THỊ HOÀNG MY -TRANG 17 -
GIÁO ÁN KHỐI 6
Bài 5: TÔN TRỌNG KỈ LUẬT
(1 tiết)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức:
- Hiểu thế nào là tôn trọng kỉ luật.
- Ý nghóa và sự cần thiết của tôn trọng kỉ luật.
2. Kỹ năng:
- Có khả năng rèn luyện tính kỉ luật và nhắc nhở người khác cùng thực hiện.
- Có khả năng đấu tranh chống biểu hiện vi phạm kỉ luật.
3. Thái độ:
- Có ý thức tự đánh giá hành vi của bản thân và của người khác về ý thức kỉ luật.
- Có thái độ tôn trọng kỉ luật.
II. NỘI DUNG TRI THỨC CẦN GIẢNG
1. Thế nào là tôn trọng kỉ luật.

2. Biểu hiện và ý nghóa của tôn trọng kỉ luật.
III. TÀI LIỆU - PHƯƠNG TIỆN
1. Về phía giáo viên:
- Sách giáo khoa GDCD lớp 6.
- Sách giáo viên GDCD lớp 6.
2. Về phía học sinh:
- Sách giáo khoa GDCD lớp 6.
- Xem trước bài mới.
IV. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY :
- Kích thích tư duy
- Xử lí tình huống
- Thảo luận nhóm
- Tổ chức trò chơi
V/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Ổn đònh lớp: trật tự, só số (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
T I Ế T K I Ệ M
K Ỷ L U Ậ T
L Ễ Đ Ộ
GIÁO VIÊN THỰC HIỆN : NGUYỄN THỊ HOÀNG MY -TRANG 18 -
GIÁO ÁN KHỐI 6
T R U N G T H Ự C
T H Ậ T T H À
T Ổ Q U Ố C
1. Việc sử dụng hợp lý, đúng mức của cải vật chất, thời gian, sức lực của mình và của
người khác gọi là gì ?
2. Điều thứ 3 trong 5 điều Bác Hồ dạy
3. Cách cư xử đúng mực của mỗi người trong khi giao tiếp với người khác gọi là gì ?
4. Ngược với gian dối
5. Điều dạy cuối cùng của Bác trong 5 điều Bác Hồ dạy

6. Điều dạy đầu tiên của Bác trong 5 điều Bác Hồ dạy
3. Giảng bài mới: (31 phút)
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH NỘI DUNG CẦN ĐẠT
HOẠT ĐỘNG 1 :
GIỚI THIỆU BÀI MỚI (1 PHÚT)
GV: Ô chữ vừa giải ra cũng chính là nội dung bài học hôm nay.
Bài 5: TÔN TRỌNG KỈ
LUẬT
HOẠT ĐỘNG 2 :
PHÂN TÍCH TRUYỆN ĐỌC (10 PHÚT)
GV yêu cầu HS đọc truyện đọc.
GV: Bác Hồ đã tôn trọng những quy đònh chung như thế nào ?
HS:
- Bác bỏ dép trước khi bước vào chùa.
- Bác đi theo sự hướng dẫn của các vò sư.
- Bác đến từng gian thờ để thắp hương.
- Qua ngã tư gặp đèn đỏ, Bác bảo chú lái xe dừng lại. Khi
đèn xanh bật lên mới đi.
- Bác nói “Phải gương mẫu tôn trọng luật lệ giao thông”
GV: Điều đó nói lên đức tính gì của Bác Hồ ?
HS: Tôn trọng kỉ luật, tôn trọng những quy đònh chung.
GV kết luận
I. PHÂN TÍCH
TRUYỆN ĐỌC
“Giữ luật lệ chung”
 Mặc dù là Chủ tòch
nước, nhưng mọi cử chỉ,
việc làm của Bác Hồ
đều thể hiện sự tôn
trọng luật lệ chung.

HOẠT ĐỘNG 3 :
PHÂN TÍCH NỘÏI DUNG BÀI HỌC (20 PHÚT)
GV chia lớp làm 4 nhóm thảo luận những câu hỏi sau :
Nhóm 1 : Những hành vi thể hiện thái độ tôn trọng kỉ luật trong
gia đình
 Hành vi thể hiện thái độ tôn trọng kỉ luật trong gia đình ?
- Ngủ dậy đúng giờ.
- Đồ đạc để ngăn nắp, đúng quy đònh.
- Đi học và về nhà đúng giờ.
II. NỘI DUNG BÀI
HỌC
GIÁO VIÊN THỰC HIỆN : NGUYỄN THỊ HOÀNG MY -TRANG 19 -
GIÁO ÁN KHỐI 6
- Hoàn thành công việc gia đình giao.
Nhóm 2 : Những hành vi thể hiện thái độ tôn trọng kỉ luật ở
nhà trường.
 Hành vi thể hiện thái độ tôn trọng kỉ luật ở nhà trường ?
- Vào lớp đúng giờ.
- Trật tự nghe bài.
- Học bài làm bài đầy đủ.
- Mặc đồng phục.
- Không vứt rác, vẽ bẩn lên bàn.
- Trực nhật đúng phân công, không trốn tránh.
Nhóm 3 : Những hành vi thể hiện thái độ tôn trọng kỉ luật
ngoài xã hội
 Hành vi thể hiện thái độ tôn trọng kỉ luật ngoài xã hội ?
- Không hút thuốc lá.
- Giữ gìn trật tự chung.
- Bảo vệ môi trường.
- Thực hiện trật tự an toàn giao thông.

- Thực hiện nếp sống văn minh.
- Giữ gìn tài sản xã hội.
GV: Thế nào là tôn trọng kỉ luật ?
HS : Tôn trọng kỉ luật là biết tự giác chấp hành những quy đònh
chung của tập thể, ở mọi nơi mọi lúc.
Nhóm 4 : Những hành vi không tự giác thực hiện kỉ luật
 Hành vi không tự giác thực hiện kỉ luật ?
- Tham gia sinh hoạt Đội một cách bắt buộc.
- Thấy tín hiệu đèn đỏ, dừng lại vì sợ mọi người chê trách.
GV: Nếu mọi người đều tôn trọng kỉ luật thì cuộc sống như thế
nào ?
HS: Nề nếp, kỷ cương.
GV kết luận : Mọi người đều tôn trọng kỉ luật thì cuộc sống gia
đình, nhà trường và xã hội sẽ có nề nếp, kỷ cương.
GV: Nếu mọi người đều có ý thức tôn trọng kỉ luật thì gia đình
nhà trường sẽ ổn đònh, xã hội sẽ phát triển, chúng ta sẽ yên
tâm học tập, lao động và vui chơi giải trí.
GV : Tôn trọng kỉ luật sẽ bảo vệ lợi ích cho ai ?
HS: Cho mọi người, cộng đồng và cho bản thân.
GV kết luận : Tôn trọng kỉ luật bảo vệ lợi ích cộng đồng và bản
thân. Người có tính kỉ luật là người tôn trọng và thực hiện tốt
pháp luật.
GV giúp HS phân biệt giữa tôn trọng kỉ luật với pháp luật.
Tôn trọng kỉ luật
Quy đònh, nội quy

Pháp luật
Quy tắc xử sự chung

GIÁO VIÊN THỰC HIỆN : NGUYỄN THỊ HOÀNG MY -TRANG 20 -

GIÁO ÁN KHỐI 6
GĐ, tập thể, XH đề ra

Tự giác

Nhắc nhở, phê bình
Nhà nước đặt ra

Bắt buộc

Xử phạt
4. Luyện tập - củng cố: (4 phút)
Bài tập b) sgk/ 13.
Kỉ luật là điều kiện đảm bảo cho mọi người có tự do và được phát triển. Nếu không có kỉ
luật, con người muốn làm gì thì làm, tự tung tự tác, xã hội sẽ hỗn loạn. Vì thế, kỉ luật
không làm cho con người mất tự do mà ngược lại, nhờ có kỉ luật, con người sẽ yên tâm
hơn để tự do thực hiện những gì mình mong muốn, miễn sao những điều ấy không vi
phạm những quy đònh của pháp luật, và không ảnh hưởng đến những người xung
quanh, không gây thiệt hại cho xã hội, được dư luận đồng tình ủng hộ.
5. Dặn dò: (1 phút)
- Học bài 5.
- Làm các bài tập còn lại trong SGK
- Chuẩn bò bài 6 “Biết ơn”.
RÚT KINH NGHIỆM
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
GIÁO VIÊN THỰC HIỆN : NGUYỄN THỊ HOÀNG MY -TRANG 21 -
GIÁO ÁN KHỐI 6

Bài 6: BIẾT ƠN
(1 tiết)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức:
- Hiểu thế nào là biết ơn và những biểu hiện của lòng biết ơn.
- Ý nghóa của việc rèn luyện lòng biết ơn.
2. Kỹ năng:
Tự nguyện làm những việc thể hiện sự biết ơn đối với ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo và
mọi người.
3. Thái độ:
- Đúng mức trong tự đánh giá hành vi của bản thân và người khác về lòng biết ơn.
- Phê phán những hành vi vô ơn, bạc bẽo, vô lễ với mọi người.
II. NỘI DUNG TRI THỨC CẦN GIẢNG
1. Thế nào là lòng biết ơn.
2. Ý nghóa của lòng biết ơn trong cuộc sống.
III. TÀI LIỆU - PHƯƠNG TIỆN
1. Về phía giáo viên:
- Sách giáo khoa GDCD lớp 6.
- Sách giáo viên GDCD lớp 6.
- Sách bài tập tình huống GDCD lớp 6.
2. Về phía học sinh:
Sách giáo khoa GDCD lớp 6.
IV. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY :
- Thảo luận nhóm
- Kích thích tư duy
- Xử lí tình huống
V. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Ổn đònh lớp: trật tự, só số (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ : (4 phút)
GIÁO VIÊN THỰC HIỆN : NGUYỄN THỊ HOÀNG MY -TRANG 22 -

GIÁO ÁN KHỐI 6
Câu 1. Tơn trọng kỷ luật là gì?Hãy nêu những việc làm được và chưa làm được của em
trong việc thực hiện nội quy học sinh?
Câu 2. Ý nghĩa của tơn trọng kỷ luật là gì? Làm bài tập trắc nghiệm: Hãy đánh dấu x
tương ứng hành vi thể hiện tính kỷ luật:
a) Đi xe vượt đèn đỏ.
b) Đi học đúng giờ.
c) Đọc báo trong giờ học.
d) Đi xe đạp hàng ba.
đ) Đá bóng dưới lòng đường.
e) Viết đơn xin phép nghỉ học một buổi.
ê) Đi xe đạp đến cổng trường xuống xe dắt bộ vào sân trường.
3. Giảng bài mới: (35 phút)
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH NỘI DUNG CẦN ĐẠT
HOẠT ĐỘNG 1 :
GIỚI THIỆU BÀI MỚI (5 PHÚT)
GV: Các em cho biết chủ đề của những ngày kỉ niệm sau và
những ngày trên nhắc nhở chúng ta điều gì ?
- Ngày 10/3 : ngày giỗ tổ Hùng Vương
- Ngày 8/3 : ngày Quốc tế phụ nữ
- Ngày 27/7 : ngày Thương binh liệt só
- Ngày 20/10 : ngày Phụ nữ Việt Nam
- Ngày 20/11 : ngày Nhà giáo Việt Nam
HS:
- Nhớ ơn vua Hùng đã có công dựng nước.
- Nhớ công lao những người đã hy sinh cho độc lập dân tộc.
- Nhớ công ơn những người mẹ, thầy cô, ...
GV: Điều đó nói lên đức tính gì ?
HS: Thể hiện lòng biết ơn.
GV : Lòng biết ơn là một trong những nét đẹp truyền thống của

dân tộc ta và đó cũng chính là nội dung chính của bài học.
Bài 6 : BIẾT ƠN
HOẠT ĐỘNG 3 :
PHÂN TÍCH TRUYỆN ĐỌC (10 PHÚT)
GV yêu cầu HS đọc truyện đọc.
GV: Vì sao chò Hồng không quên người thầy giáo cũ dù đã hơn
20 năm ?
HS: Vì chò vẫn nhớ và trân trọng những tình cảm mà thầy giáo
Phan đã dành cho mình, đã dạy dỗ mình nên người.
GV: Thầy giáo Phan đã giúp chò Hồng như thế nào ?
HS:
- Thầy đã giúp chò rèn viết chữ bằng tay phải.
- Thầy khuyên : “Nét chữ là nết người”.
GV: Chò Hồng đã có những việc làm gì đối với thầy Phan ?
I. PHÂN TÍCH
TRUYỆN ĐỌC
“Thư của một học sinh
cũ”
Chò Hồng thể hiện
lòng biết ơn đối với thầy
giáo Phan và đó cũng là
truyền thống đạo đức tốt
đẹp của dân tộc ta.
GIÁO VIÊN THỰC HIỆN : NGUYỄN THỊ HOÀNG MY -TRANG 23 -
GIÁO ÁN KHỐI 6
HS:
- Chò hối hận vì đã làm trái lời thầy.
- Chò quyết tâm tập viết tay phải.
- Sau 20 năm, chò viết thư thăm hỏi thầy và mong có dòp
được đến thăm thầy.

GV: Những việc làm của chò đã thể hiện điều gì ?
HS: Thể hiện lòng biết ơn thầy đã chăm sóc, dạy dỗ mình.
GV kết luận
HOẠT ĐỘNG 3 :
PHÂN TÍCH NỘI DUNG BÀI HỌC (20 PHÚT)
GV : Chúng ta biết ơn những ai ? Vì sao ?
HS:
- Tổ tiên ông bà cha mẹ : đã sinh thành, nuôi dưỡng ta.
- Bác Hồ : đem lại độc lập tự do cho dân tộc.
- Anh hùng liệt só : có công bảo vệ Tổ quốc.
- Những người giúp đỡ chúng ta lúc khó khăn : mang đến
những điều tốt lành.
- Các dân tộc trên thế giới : giúp đỡ vật chất và tinh thần để
bảo vệ và xây dựng đất nước.
GV: Thế nào là biết ơn ?
HS: Biết ơn là sự bày tỏ thái độ trân trọng, tình cảm và những
việc làm đền ơn, đáp nghóa đối với những người đã giúp đỡ
mình, với những người có công với dân tộc, đất nước.
Gv chia lớp làm 6 nhóm thảo luận các câu hỏi sau :
Nhóm 1, 2 : Em đã và sẽ làm gì để thể hiện lòng biết ơn đối
với ông bà, cha mẹ những người đã sinh thành, nuôi dưỡng ta ?
Nhóm 3, 4 : Em đã và sẽ làm gì để thể hiện lòng biết ơn đối
với những người có công với đất nước, đem lại cuộc sống hòa
bình như ngày nay ?
Nhóm 5, 6 : Em đã và sẽ làm gì để thể hiện lòng biết ơn đối
với thầy cô đã và đang dạy mình ?
HS thảo luận, cử đại diện trình bày
GV chốt ý, kết luận
- Lòng biết ơn phải xuất phát từ thái độ tự giác, chứ không phải
đền trả về vật chất là mình đã hết mang ơn, mà chính lòng biết

ơn sẽ thôi thúc bản thân mình luôn cố gắng làm thật nhiều điều
tốt, để xứng đáng với người đã giúp đỡ mình.
- Biết ơn tạo nên mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người.
II. NỘI DUNG BÀI
HỌC
4. Luyện tập - củng cố: (4 phút)
Bài tập a) sgk/ 15.
Bài tập : NHỮNG VIỆC LÀM SAU ĐÂY CHỨNG TỎ MỠI NGƯỜI ĐÃ THỂ HIỆN LÒNG
BIẾT ƠN NHƯ THẾ NÀO?
1. Lan phấn đấu học tập tớt nên bớ mẹ vui lòng. Lan còn cùng bớ mẹ đi thăm mợ ơng bà.
GIÁO VIÊN THỰC HIỆN : NGUYỄN THỊ HOÀNG MY -TRANG 24 -
GIÁO ÁN KHỐI 6
2. Ơng Hiệp là mợt thương binh đã 80 t̉i. Ngày nào đi học về, Hà cũng chạy sang đọc
trụn cho ơng nghe và khoanh tay chào ơng trước khi ra về.
3. Lan thường xun dành tiền gửi đến qũy “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”
4. Thủy ln phê bình bạn Tùng vì Tùng khơng nghe lời cơ giáo và hay nói dới bớ mẹ để
đi chơi điện tử.
5. Tặng quà cho Bà mẹ Việt Nam anh hùng nhân ngày thương binh liệt sĩ 27-7
Thủ tướng chính phủ Ngũn Tấn Dũng thăm mẹ liệt sĩ Đặng Thùy Trâm nhân ngày
thương binh liệt sĩ 27-7
GV đưa tình huống :
“Gia đình bạn Huy rất khó khăn, mẹ mất, bố thì làm nghề bán vé số. Mặc dù vậy nhưng bố vẫn
cho Huy ăn học tử tế. Một lần, trên đường đi học về Huy thấy bố đang bán vé số gần đó, Huy
giả vờ khơng thấy và làm ngơ đi ln.
Minh thấy vậy hỏi: Sao cậu khơng chào bố.
Huy trả lời: Tớ sợ xấu hổ với các bạn trong lớp, vả lại tớ khơng muốn cho các bạn biết bố tớ
làm nghề bán vé số.
Theo em Huy nói như vậy đúng hay sai? Vì sao?
HS trả lời tình huống
Biết ơn là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. HS chúng ta cần phải phấn đấu rèn luyện

bằng cách :Kính trọng, chăm sóc, vâng lời, thăm hỏi ông bà, cha mẹ, thầy cô. Tôn trọng
người gìa; tham gia hoạt động đền ơn đáp nghóa. Biết phê phán những biểu hiện của sự
vô ơn, bạc bẽo, vô lễ …
5. Dặn dò: (1 phút)
- Học bài.
- Làm bài tập còn lại trong SGK
- Chuẩn bò bài 7 “Yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên”.
RÚT KINH NGHIỆM
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
GIÁO VIÊN THỰC HIỆN : NGUYỄN THỊ HOÀNG MY -TRANG 25 -

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×