Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

CHỦ đề 5 – BẰNG CHỨNG TIẾN hóa và các THUYẾT TIẾN hóa image marked image marked

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (139.25 KB, 8 trang )

CHỦ ĐỀ 5 – BẰNG CHỨNG TIẾN HÓA VÀ CÁC THUYẾT TIẾN HÓA
I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT
1. Bằng chứng tiến hóa
- Bằng chứng tiến hóa là những căn cứ khoa học để khẳng định thế giới sinh vật không ngừng biến đổi và
tiến hóa thích nghi với điều kiện môi trường.
- Có 2 nhóm bằng chứng là bằng chứng trực tiếp (hóa thạch) và bằng chứng gián tiếp (giải phẫu so sánh,
phôi sinh học, địa lý sinh học, sinh học phân tử và tế bào).
- Cơ quan tương đồng là những cơ quan có cùng nguồn gốc nhưng chức năng khác nhau. Cơ quan tương
đồng là bằng chứng chứng tỏ các loài có chung nguồn gốc nhưng tiến hóa theo hướng thích nghi với các
điều kiện khác nhau. (tiến hóa phân li tính trạng).

Đặt mua file Word tại link sau
/>- Các loài có quan hệ họ hàng càng gần gũi thì có ADN giống nhau; prôtêin có cấu trúc giống nhau.
- Tất cả các loài đều có chung một bộ mã di truyền, đều được cấu tạo từ tế bào  Mọi sinh vật có cùng
một nguồn gốc chung.
- Trong các bằng chứng tiến hóa thì hóa thạch là bằng chứng quan trọng nhất, sau đó đến bằng chứng sinh
học phân tử.
2. Các thuyết tiến hóa
a) Thuyết tiến hóa Đacuy
- Đacuy cho rằng sinh vật tiến hóa là do phát sinh biến dị cá thể và đấu tranh sinh tồn giữa các cá thể cùng
loài.
- Các cá thể con được sinh ra từ một cặp bố mẹ luôn có kiểu hình khác nhau (gọi là biến dị cá thể). Các
biến dị khác nhau có sức sống và khả năng sinh sản khác nhau.
- Cùng một cặp bố mệ luôn sinh ra hàng chục đến hàng trăm, hàng ngàn cá thể con. Vì vậy, nguồn sống
sẽ khan hiếm dẫn tới các cá thể đấu tranh với nhau để tìm nguốn sống. Kết quả của cuộc đấu tranh cùng
loài sẽ dẫn tới những cá thể mang biến dị có lợi thì sống sót, những cá thể mang biến dị có hại thì bị loại
bỏ. Đây là nguyên nhân chính dẫn tới sinh vật tiến hóa. (Đấu tranh sinh tồn chính là một biểu hiện của
chọn lọc tự nhiên)
- Theo Đacuyn, thực chất của chọn lọc tự nhiên là sự phân hóa về khả năng sống sót và sinh sản của cá
thể trong loài (hoặc trong quần thể). Theo Đacuyn, đối tượng của chọn lọc tự nhiên là cá thể; kết quả của
chọn lọc tự nhiên sẽ tạo nên loài mới có các đặc điểm thích nghi với môi trường sống.


- Quá trình chọn lọc nhân tạo sẽ hình thành các giống khác nhau từ một dạng hoang dại ban đầu (ví dụ từ
cây mù tạc hoang dại đã tạo ra giống Su hào, cải Bruxen, Cải xoăn, Súp lơ, Bắp cải)
b) Thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại
- Thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại chia tiến hóa thành 2 cấp độ là tiến hóa nhỏ và tiến hóa lớn.
Trang 1


- Tiến hóa nhỏ là quá trình làm biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể dẫn tới hình thành loài mới
→ Quần thể là đơn vị của tiến hóa.
Tiến hóa nhỏ diễn ra trong một phạm vi tương đối hẹp, thời gian tương đối ngắn, có thể nghiên cứu bằng
thực nghiệm.
- Tiến hóa lớn là quá trình hình thành các đơn vị phân loại trên loài (chi, họ, bộ, lớp, ngành, giới). Tiến
hóa lớn diễn ra trên phạm vi rộng lớn, trong thời gian dài, chỉ có thể nghiên cứu bằng tổng hợp, so sánh.
- Nguồn biến dị di truyền của quần thể: đột biến tạo ra nguồn biến dị sơ cấp, giao phối tạo ra biến dị tổ
hợp (nguồn biến dị thứ cấp). Sự nhập cư cũng góp phần cung cấp nguồn biến dị cho quần thể.
II. HỆ THỐNG CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Bằng chứng tiến hóa
Câu 1: Cặp cơ quan nào sau đây là bằng chứng tỏ sinh vật tiến hóa theo hướng đồng quy tính trạng?
A. Cánh chim và cánh bướm.
B. Ruột thừa của người và ruột thịt ở động vật.
C. Tuyến nọc độc của rắn và tuyến nước bọt của người.
D. Chân trước của mèo và cánh dơi.
Câu 2: Cặp cơ quan nào sau đây là bằng chứng chứng tỏ sinh vật tiến hóa theo hướng đồng quy tính
trạng?
A. Cánh chim và cánh bướm.
B. Ruột thừa của người và ruột tịt ở động vật.
C. Tuyến nọc độc của rắn và tuyến nước bọt của người.
D. Chân trước của mèo và cánh dơi.
Câu 3: Kết luận nào sau đây không đúng?
A. Cơ quan tương đồng là những cơ quan có cùng kiểu cấu tạo.

B. Cơ quan tương đồng là những cơ quan có cùng nguồn gốc.
C. Cơ quan tương đồng là những cơ quan có nguồn gốc khác nhau.
D. Cơ quan thoái hóa cũng là cơ quan tương đồng.
Câu 4: Cơ quan tương tự là những cơ quan
A. Có cùng kiểu cấu tạo.
B. Có cấu trúc bên trong giống nhau.
C. Có cùng nguồn gốc.
D. Có cùng chức năng.
Câu 5: Bằng chứng quan trọng nhất thể hiện nguồn gốc chung của sinh giới là
A. Bằng chứng địa lý sinh học.
B. Bằng chứng phôi sinh học.
C. Bằng chứng giải phẫu học so sánh.
D. Bằng chứng tế bào học và sinh học phân tử.
Câu 6: Trong các bằng chứng sau đây, những bằng chứng nào được xem là bằng chứng tiến hóa trực
tiếp?
(1) Trong hoa đực của cây đu đủ có 10 nhị, ở giữa vẫn còn di tích của nhụy.
(2) Xác voi mamut được tìm thấy trong các lớp băng.
(3) Chi trước của mèo và cánh của dơi có các xương phân bố theo thứ tự tương tự nhau.
(4) Xác sâu bọ sống trong các thời đại trước còn để lại trong nhựa hổ phách.
(5) Gai xương rồng và tua cuốn của đậu Hà Lan đều là biến dạng của lá.
Trang 2


(6) Những đốt xương sống của khủng long được tìm thấy trong các lớp đất đá.
A. (2), (3) và (6).
B. (1), (4) và (5).
C. (1), (3) và (5).
D. (2), (4) và (6).
Câu 7: Cho các cặp cơ quan:
(1) Tuyến nọc độc của rắn và tuyến nước bọt của người.

(2) Vòi hút của bướm và đôi hàm dưới của bọ cạp
(3) Gai xương rồng và lá cây lúa.
(4) Cánh chim và cánh bướm.
Những cặp cơ quan tương đồng là
A. (1), (2).
B. (1), (2), (4).
C. (1), (2), (3).
D. (2), (3), (4).
Câu 8: Kết luận nào sau đây không đúng?
A. Cánh của chim và cánh của bướm là những cơ quan tương đồng.
B. Cơ quan tương đồng phản ánh sự tiến hóa phân li.
C. Cơ quan thoái hóa là một trường hợp của cơ quan tương đồng.
D. Cơ quan tương tự phản ánh sự tiến hóa đồng quy.
Câu 9: Cấu trúc xương của phần trên ở tay người và cánh dơi là rất giống nhau trong khi đó các xương
tương ứng ở cá voi lại có hình dạng và tỷ lệ rất khác. Tuy nhiên, các số liệu di truyền chứng minh rằng tất
cả ba loài sinh vật nói trên đều được phân ly từ một tổ tiên chung và trong cùng một thời gian. Điều nào
dưới đây là lời giải thích đúng nhất cho các số liệu này?
A. Sự tiến hóa của chi trước thích nghi với người và dơi nhưng chưa thích nghi với cá voi.
B. Chọn lọc tự nhiên trong môi trường nước đã tích lũy những biến đổi quan trọng trong giải phẫu chi
trước của cá voi.
C. Người và dơi được tiến hóa bằng chọn lọc tự nhiên còn cá voi được tiến hóa bằng cơ chế của Lamac.
D. Các gen đột biến ở cá voi nhanh hơn so với ở người và dơi.
Câu 10: Cơ quan thoái hóa mặc dù không có chức năng gì nhưng vẫn được duy trì qua rất nhiều thế hệ
mà không bị chọn lọc tự nhiên đào thải. Giải thích nào dưới đây không hợp lý?
A. Gen quy định cơ quan thoái hóa liên kết chặt với những gen quy định các chức năng quan trọng.
B. Cơ quan thoái hóa là những cơ quan có hại.
C. Cơ quan thoái hóa không chịu sự tác động của chọn lọc tự nhiên.
D. Thời gian tiến hóa chưa đủ lâu để các yếu tố ngẫu nhiên loại bỏ chúng.
Câu 11: Bằng chứng nào sau đây phản ánh sự tiến hóa hội tụ (đồng quy)?
A. Chi trước của các loài động vật có xương sống có các xương phân bố theo thứ tự tương tự nhau.

B. Gai xương rồng, tua cuốn của đậu Hà Lan đều là biến dạng của lá.
C. Trong hoa đực của cây đu đủ có 10 nhị, ở giữa hoa vẫn còn di tích của nhụy.
D. Gai cây hoàng liên là biến dạng của lá, gai cây hoa hồng là do sự phát triển của biểu bì thân.
Câu 12: Để xác định mối quan hệ họ hàng giữa người và các loài thuộc bộ Linh trưởng (bộ Khỉ), người ta
nghiên cứu mức độ giống nhau về ADN của các loài này so với ADN của người. Kết quả thu được (tính
theo tỉ lệ % giống nhau so với ADN của người) như sau: khỉ Rhesut: 91,1%; tinh tinh: 97,6%; khỉ
Capuchin: 84,2%; vượn Gibbon: 94,7%; khỉ Vervet: 90,5%. Căn cứ vào kết quả này, có thể xác định mối
quan hệ họ hàng xa dần giữa người và các loài thuộc bộ Linh trưởng nói trên theo trật tự đúng là:
A. Người – tinh tinh – vượn Gibbon – khỉ Vervet – khỉ Rhesut – khỉ Capuchin.
B. Người – tinh tinh – vượn Gibbon – khỉ Rhesut – khỉ Vervet – khỉ Capuchin.
C. Người – tinh tinh – khỉ Rhesut – vượn Gibbon – khỉ Capuchin – khỉ Vervet.
Trang 3


D. Người – tinh tinh – khỉ Vervet – vượn Gibbon – khỉ Capuchin – khỉ Rhesut.
Câu 13: Các nghiên cứu về giải phẫu cho thấy có nhiều loài sinh vật có nguồn gốc khác nhau và thuộc
các bậc phân loại khác nhau nhưng do sống trong cùng một môi trường nên được chọn lọc tự nhiên tích
lũy các biến dị theo một hướng. Bằng chứng nào sau đây phản ánh sự tiến hóa của sinh vật theo xu hướng
đó?
A. Chi trước của các loài động vật có xương sống có các xương phân bố theo thứ tự tương tự nhau.
B. Gai xương rồng, tua cuốn của đậu Hà Lan đều là biến dạng của lá.
C. Trong hoa đực của cây đu đủ có 10 nhị, ở giữa hoa vẫn còn di tích của nhụy.
D. Gai cây hoàng liên là biến dạng của lá, gai cây hoa hồng là do sự phát triển của biểu bì thân.
Câu 14: Khi nói về bằng chứng tiến hóa, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Những cơ quan thực hiện các chức năng khác nhau được bắt nguồn từ một nguồn gốc gọi là cơ quan
tương tự.
B. Cơ quan thoái hóa phản ánh sự tiến hóa đồng quy (tiến hóa hội tụ)
C. Những loài có quan hệ họ hàng càng gần thì trình tự các axit amin hay trình tự các nucleotit càng có xu
hướng khác nhau và ngược lại.
D. Tất cả các vi khuẩn và động, thực vật đều được cấu tạo từ tế bào.

Câu 15: Khi nói về các bằng chứng tiến hóa, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Cơ quan thoái hóa cũng là cơ quan tương đồng vì chúng được bắt nguồn từ một cơ quan ở một loài tổ
tiên nhưng nay không còn chức năng hoặc chức năng bị tiêu giảm.
B. Những cơ quan thực hiện các chức năng như nhau nhưng không được bắt nguồn từ một nguồn gốc
được gọi là cơ quan tương đồng.
C. Các loài động vật có xương sống có các đặc điểm ở giai đoạn trưởng thành rất khác nhau thì không thể
có các giai đoạn phát triển phôi giống nhau.
D. Những cơ quan ở các loài khác nhau được bắt nguồn từ một cơ quan ở loài tổ tiên, mặc dù hiện tại các
cơ quan này có thể thực hiện các chức năng rất khác nhau được gọi là cơ quan tương tự.
2. Các thuyết tiến hóa
Câu 1: Theo Đacuyn, nguyên nhân làm cho sinh giới ngày càng đa dạng, phong phú là
A. sự tác động của chọn lọc tự nhiên lên cơ thể sinh vật ngày càng ít.
B. điều kiện ngoại cảnh không ngừng biến đổi nên sự xuất hiện các biến dị ở sinh vật ngày càng nhiều.
C. các biến dị cá thể và các biến đổi đồng loạt trên cơ thể sinh vật đều di truyền được cho các thế hệ sau.
D. chọn lọc tự nhiên tác động lên cơ thể sinh vật thông qua hai đặc tính là biến dị và di truyền.
Câu 2: theo quan điểm của thuyết tiến hóa tổng hợp, phát biểu không đúng về các nhân tố tiến hóa là
A. Chọn lọc tự nhiên quy định chiều hướng và nhịp điệu của quá trình tiến hóa.
B. Các cơ chế cách ly thúc đẩy sự thay đổi tần số alen của quần thể.
C. Giao phối gần không làm thay đổi tần số tương đối các alen trong quần thể.
D. Đột biến tạo nguồn nguyên liệu sơ cấp cho tiến hóa.
Câu 3: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Mọi biến dị trong quần thể đều là nguyên liệu của quá trình tiến hóa.
B. Các quần thể sinh vật chỉ chịu tác động của chọn lọc tự nhiên khi điều kiện sống thay đổi.
C. Những quần thể cùng loài sống cách li với nhau về mặt địa lý mặc dù không có tác động của các nhân
tố tiến hóa vẫn có thể dẫn đến hình thành loài mới.

Trang 4


D. Khi các quần thể khác nhau cùng sống trong một khu vực địa lý, các cá thể của chúng giao phối với

nhau sinh con lai bất thụ thì có thể xem đây là dấu hiệu của cách li sinh sản.
Câu 4: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Chọn lọc tự nhiên luôn làm thay đổi đột ngột tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.
B. Quá trình tiến hóa nhỏ diễn ra trên quy mô quần thể và diễn biến không ngừng dưới tác động của các
nhân tố tiến hóa.
C. Các yếu tố ngẫu nhiên làm nghèo vốn gen quần thể, giảm sự đa dạng di truyền nên không có vai trò đối
với tiến hóa.
D. Khi không có tác động của đột biến, chọn lọc tự nhiên và di – nhập gen thì tần số alen và thành phần
kiểu gen của quần thể sẽ không thay đổi.
Câu 5: Theo Đacuyn, nguyên nhân làm cho sinh giới ngày càng đa dạng, phong phú là
A. sự tác động của chọn lọc tự nhiên lên cơ thể sinh vật ngày càng ít.
B. điều kiện ngoại cảnh không ngừng biến đổi nên sự xuất hiện các biến dị ở sinh vật ngày càng nhiều.
C. các biến dị cá thể và các biến đổi đồng loạt trên cơ thể sinh vật đều di truyền được cho các thế hệ sau.
D. chọn lọc tự nhiên tác động lên cơ thể sinh vật thông qua hai đặc tính là biến dị và di truyền.
Câu 6: Theo quan niệm của Đacuyn, nguồn nguyên chủ yếu của quá trình tiến hóa là
A. đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể.
B. đột biến gen.
C. biến dị cá thể.
D. đột biến số lượng nhiễm sắc thể.
Câu 7: Theo quan niệm của thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Tiến hóa nhỏ là quá trình làm biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.
B. Các yếu tố ngẫu nhiên dẫn đến làm tăng sự đa dạng di truyền của quần thể.
C. Tiến hóa nhỏ sẽ không xảy ra nếu tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể được duy trì không
đổi từ thế hệ này sang thế hệ khác.
D. Lai xa và đa bội hóa có thể nhanh chóng tạo nên loài mới ở thực vật.
Câu 8: Theo quan niệm Đacuyn, đối tượng tác động của chọn lọc tự nhiên là
A. cá thể sinh vật.
B. tế bào.
C. loài sinh học.
D. quần thể sinh vật.

Câu 9: Theo quan niệm của Đacuyn về chọn lọc tự nhiên, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Chọn lọc tự nhiên là sự phân hóa về khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các cá thể trong quần
thể.
B. Chọn lọc tự nhiên dẫn đến hình thành các quần thể có nhiều cá thể mang các kiểu gen quy định các đặc
điểm thích nghi với môi trường.
C. Đối tượng tác động của chọn lọc tự nhiên là các cá thể trong quần thể.
D. Kết quả của chọn lọc tự nhiên là hình thành nên loài sinh vật có các đặc điểm thích nghi với môi
trường.
Câu 10: Khi nói về nguồn nguyên liệu của tiến hóa, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Tiến hóa sẽ không xảy ra nếu quần thể không có các biến dị di truyền.
B. Mọi biến dị trong quần thể đều là nguyên liệu của quá trình tiến hóa.
C. Đột biến gen là nguyên liệu sơ cấp chủ yếu của quá trình tiến hóa.
D. Nguồn biến dị của quần thể có thể được bổ sung bởi sự nhập cư.
III. Hướng dẫn giải
1. Bằng chứng tiến hóa
Trang 5


Câu 1: Chọn đáp án A
- Cơ quan tương đồng là bằng chứng chứng tỏ sinh vật tiến hóa theo hướng phân li còn cơ quan tương tự
là bằng chứng chứng tỏ sinh vật tiến hóa theo hướng đồng quy tính trạng.
- Trong 4 cặp cơ quan nói trên thì cặp cơ quan cánh chim và cánh bướm là cặp cơ quan tương tự → Cặp
cơ quan này là bằng chứng chứng tỏ sinh vật tiến hóa theo hướng đồng quy tính trạng.
- Đồng quy tính trạng có nghĩa là các loài có nguồn gốc khác xa nhau nhưng do có điều kiện môi trường
sống giống nhau nên được chọn lọc tự nhiên tiến hành theo cùng một hướng, dẫn tới hình thành các đặc
điểm thích nghi giống nhau.
→ Tạo nên sự đồng quy tính trạng.
Câu 2: Chọn đáp án A
Trong các bằng chứng nói trên thì cánh chim và cánh bướm là cặp cơ quan tương tự, là bằng chứng chứng
tỏ sinh vật có nguồn gốc khác nhau nhưng do sống trong một môi trường nên được CLTN tích lũy biến dị

theo một hướng bằng chứng chứng tỏ sinh vật tiến hóa theo hướng đồng quy tính trạng.
Câu 3: Chọn đáp án C
Vì cơ quan tương đồng là những cơ quan có cùng nguồn gốc.
Câu 4: Chọn đáp án D
Cơ quan tương tự là những cơ quan có hình dạng bên ngoài tương tự nhau, có chức năng giống nhau
nhưng không cùng nguồn gốc, kiểu cấu tạo khác nhau, cấu trúc bên trong khác nhau.
Câu 5: Chọn đáp án D
Có 5 bằng chứng tiến hóa, trong đó tế bào học và sinh học phân tử là bằng chứng quan trọng có sức thuyết
phục nhất thể hiện nguồn gốc chung của sinh giới. Tất cả các loài sinh vật đều có cấu tạo từ tế bào, tế bào là
đơn vị chức năng của mọi cơ thể. Mọi loài đều có vật chất di truyền là ADN, ADN của mọi loài đều có cấu
trúc theo nguyên tắc giống nhau. Prôtêin của mọi loài đều được cấu tạo từ các đơn phân là axit amnin.
Câu 6: Chọn đáp án D
Câu 7: Chọn đáp án C
Trong 4 cặp cơ quan nói trên thì tuyến nọc độc của rắn và tuyến nước bọt của người; gai xương rồng và lá
cây lúa; vòi hút của bướm và đôi hàm dưới của bọ cạp là những cặp cơ quan tương đồng. Còn cánh bướm
và cánh chim là cặp cơ quan tương tự. Như vậy tổ hợp các phương án (1), (2), (3) là tổ hợp đúng.
Câu 8: Chọn đáp án A
Trong các kết luận nói trên, thì các kết luận B, C và D đều là các kết luận đúng. Còn ở kết luận A, cánh
của chim và cánh của bướm là những cơ quan tương tự chứ không phải là cơ quan tương đồng.
Câu 9: Chọn đáp án B
Trong 4 phương án nói trên thì phương án B phù hợp
Câu 10: Chọn đáp án B
Vì nếu cơ quan thoái hóa là những cơ quan có hại thì qua nhiều thế hệ đã bị chọn lọc tự nhiên loại bỏ.
Cơ quan thoái hóa qua nhiều thế hệ không bị chọn lọc tự nhiên loại bỏ vì: gen quy định thoái hóa liên kết
chặt với những gen quy định các chức năng quan trọng, cơ quan thoái hóa không chịu tác động của chọn
lọc tự nhiên, thời gian tiến hóa chưa đủ lâu để các yếu tố ngẫu nhiên loại bỏ chúng.
Câu 11: Chọn đáp án D
Sự tiến hóa hội tụ được phản ánh qua các cơ quan tương tự. Gai cây liên hoàng và gai cây hoa hồng là 2
cơ quan tương tự.
Câu 12: Chọn đáp án B

Trang 6


- 2 loài càng có họ hàng gần nhau khi mức độ giống nhau về ADN của chúng càng cao và ngược lại, 2
loài càng có họ hàng xa nhau khi mức độ giống nhau về ADN của chúng càng thấp.
- Dựa vào số liệu ở trên ta thấy mức độ giống nhau về ADN giữa các loài thuộc bộ Linh trưởng và người
giảm dần: Tinh tinh (97,6%), vượn Gibbon (94,7%), khỉ Rhesut (91,1%), khỉ Vervet (90,5%), khỉ
Capuchin (84,2%)
- Do đó ta xác định được mối quan hệ họ hàng xa dần giữa người và các loài thuộc bộ Linh trưởng nói
trên theo thứ tự đúng là:
- Người – Tinh tính – vượn Gibbon – khỉ Rhesut – khỉ Vervet – khỉ Capuchin.

Câu 13: Chọn đáp án D
Trong các bằng chứng nói trên thì gai cây hoàng liên và gai cây hoa hồng là cặp cơ quan tương tự, là bằng
chứng chứng tỏ sinh vật có nguồn gốc khác nhau nhưng do sống trong một môi trường nên được chọn lọc
tự nhiên tích lũy biến dị theo một hướng.
Câu 14: Chọn đáp án D
- Phương án A sai. Vì những cơ quan thực hiện các chức năng khác nhau được bắt nguồn từ một nguồn
gốc gọi là cơ quan tương đồng (chứ không phải là tương tự).
- Phương án B sai. Vì cơ quan thoái hóa là một loại cơ quan tương đồng, nó phản ánh sự tiến hóa phân li
(cơ quan tương tự phản ánh sự tiến hóa đồng quy).
- Phương án C sai. Vì những loài có quan hệ họ hàng càng gần thì trình tự các axit amin hay trình tự các
nucleotit càng có xu hướng giống nhau.
- Phương án D đúng. Vì tất cả mọi cơ thể sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào.
Câu 15: Chọn đáp án A
- Trong các phát biểu mà đề bài đưa ra, chỉ có phát biểu A đúng.
- Phát biểu B sai là vì những cơ quan thực hiện các chức năng như nhau nhưng không được bắt nguồn từ
một nguồn gốc được gọi là cơ quan tương tự.
- Phát biểu C sai là vì giai đoạn phát triển phôi của các loài động vật có những nét tương đồng nhau.
- Phát biểu D sai là vì những cơ quan thuộc loại này được xếp vào cơ quan tương đồng.

2. Các thuyết tiến hóa
Câu 1: Chọn đáp án D
Theo Đacuyn:
- Các cá thể sinh vật luôn phải đấu tranh với nhau để giành quyền sinh tồn và do vậy chỉ một số ít cá thể
được sống sót qua mỗi thế hệ.
- Trong cuộc đấu tranh sinh tồn, những cá thể sinh vật nào có biến dị di truyền giúp chúng thích nghi tốt
hơn dẫn đến khả năng sống sót và sinh sản cao hơn cá thể khác thì những cá thể đó sẽ để lại nhiều con
hơn cho quần thể. Theo thời gian, số lượng cá thể có các biến dị thích nghi sẽ ngày một tăng và số lượng
các cá thể có biến dị không thích nghi sẽ ngày một giảm. Quá trình này gọi là chọn lọc tự nhiên.
- Chọn lọc tự nhiên tác động lên cơ thể sinh vật thông qua 2 đặc tính là biến dị và di truyền.
Câu 2: Chọn đáp án B
Các cơ chế cách ly không thúc đẩy sự thay đổi tần số alen của quần thể, các cơ chế cách li chỉ ngăn cản sự
giao phối giữa các cá thể của quần thể mới với quần thể cũ, do đó duy trì sự thay đổi tần số alen của quần
thể. Các cơ chế cách li không thúc đẩy sự thay đổi tần số alen của quần thể.
Câu 3: Chọn đáp án D
Trang 7


- Phương án A sai. Vì thường biến không phải là nguyên liệu của tiến hóa.
- Phương án B sai. Vì khi môi trường không thay đổi (môi trường ổn định) thì quần thể vẫn chịu tác động
của chọn lọc tự nhiên.
- Phương án C sai. Vì muốn hình thành loài mới cần có sự cải biến về vốn gen, mà sự cải biến về vốn gen
dứt khoát phải do các nhân tố tiến hóa tạo nên.
Câu 4: Chọn đáp án B.
Câu 5: Chọn đáp án D.
Câu 6: Chọn đáp án C.

Câu 7: Chọn đáp án B
Trong các phát biểu nói trên, phát biểu B sai. Vì các yếu tố ngẫu nhiên làm chết nhiều cá thể nên sẽ làm
giảm đa dạng di truyền của quần thể.

Câu 8: Chọn đáp án A.
Câu 9: Chọn đáp án C
Trong quan điểm tiến hóa của Đacuyn, chưa có thuật ngữ kiểu gen. Vì thời Đacuyn, di truyền học chưa ra
đời nên loài người chưa có khái niệm kiểu gen.
Câu 10: Chọn đáp án B
Trong các phát biểu mà bài toán đưa ra, phát biểu B không đúng. Vì biến dị trong quần thể gồm có biến dị
đột biến, biến dị tổ hợp và biến dị thường biến. Biến dị thường biến không phải là nguyên liệu của quá
trình tiến hóa.

Trang 8



×