Tải bản đầy đủ (.docx) (319 trang)

CHIẾN LƯỢCCHINH PHỤC kì THI QUỐC GIA 2018 2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.52 MB, 319 trang )

Chiến lược chinh phục kì thi THPT Quốc gia 2018 – ThS. Nguyễn Thành Huân…

ThS. NGUYỄN THÀNH HUÂN (Tổng Chủ biên)
ThS. ĐỖ THANH HÀ – ThS. ĐỖ TRỌNG PHÚ

CHIẾN LƯỢC
CHINH PHỤC KÌ THI THPT QUỐC GIA
MÔN
NGỮ VĂN 2018
Tuyệt kĩ giải nhanh đề thi trong thời gian 120 phút
Biên soạn theo cấu trúc mới của Bộ GD&ĐT năm 2018
Chinh phục điểm 8, 9, 10
Đầy đủ, cô đọng, bám sát chương trình và cấu trúc đề thi THPT Quốc Gia
Bồi dưỡng học sinh Khá, Giỏi lớp 11, 12
Tài liệu tham khảo cho học sinh và giáo viên
Bản quyền thuộc Nhà sách Khang Việt, và NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh
theo hợp đồng chuyển nhượng giữa Nhà sách Khang Việt và tác giả ThS. Nguyễn Thành
Huân.
Bất cứ sự sao chép nào ở trong cuốn sách này mà không được sự đồng ý của Nhà sách
Khang Việt và tác giả Nguyễn Thành Huân đều là bất hợp pháp và vi phạm luật xuất bản
Việt Nam, luật bản quyền quốc tế, và công ước Berne về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.
Nhà sách Khang Việt, Nhà xuất bản Tổng hợp và tác giả giữ bản quyền công bố tác phẩm.

THAY LỜI NÓI ĐẦU
Các em học sinh thân mến!
Khangvietbook cho ra đời cuốn sách CHIẾN LƯỢC CHINH PHỤC KÌ THI THPT
QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN 2018 có tính tự học, tự ôn tập cao, nhằm mục đích giúp các
em nâng cao khả năng tự học và đặc biệt phát triển tư duy của mình về môn Ngữ văn. Nó
được xem như chiếc kim chỉ nam cho các em bơi giữa mênh mang kiến thức. Chỉ cần lượng
kiến thức các em đã tích lũy được trong quá trình học tập dưới mái trường và cuốn sách
CHIẾN LƯỢC này cùng ý chí, nghị lực, các em sẽ cập bến bờ khát vọng của đỉnh cao tri


thức.
Khangvietbook hiểu được việc phát triển tư duy, trí tuệ con người để tạo nên sự thành công
như Bill Gates, Steve Job hay Zuckerberg… là nhờ 90% dựa vào việc tự học, tự nghiên cứu
đến say mê. Việc tự học giúp các em phát huy tiềm năng của bản thân, nhận thấy những khả
năng, sở trường của chính mình còn đang ẩn giấu đâu đó trong tiềm thức mà các em chưa
nhận ra. Ngoài ra, việc tự học còn giúp các em tăng khả năng tư duy, xử lí các vấn đề nhanh
nhạy không những trong sách vở mà còn ngoài thực tiễn.
Mỗi đứa trẻ từ khi sinh ra đã biết tự học hỏi như việc quan sát, nhìn mọi vật xung quanh,
nghe nhiều và rồi biết nói. Việc tự học diễn ra rất tự nhiên, đến trường là một phương pháp
giúp kích thích sự tự học, thầy cô chỉ là người hướng dẫn và tạo cảm hứng chứ không thể dạy
ta mọi thứ.
Bên cạnh đó, việc tự học sẽ giúp mỗi người có được thành công trong sự nghiệp và cuộc
sống. Một bác sĩ say mê nghiên cứu sẽ trở thành bác sĩ tài năng cứu chữa nhiều người bệnh,
1


Chiến lược chinh phục kì thi THPT Quốc gia 2018 – ThS. Nguyễn Thành Huân…

một kĩ sư biết tự học sẽ tạo ra những công trình vĩ đại, một giáo viên tự nâng cao chuyên môn
mỗi ngày sẽ biến những giờ học nhàm chán thành những tiết học sôi động và thú vị… Bởi
vậy việc tự học sẽ giúp bất kì ai thành công hơn và hạnh phúc hơn trong cuộc sống.
Tập sách trên tay các em đã dung nạp những yêu cầu của việc hệ thống hóa kiến thức cơ
bản với năng lực cảm thụ cái hay, cái đẹp của văn chương; từ cơ sở những gợi ý đầu tiên, các
em có thể tự tìm ra con đường đến với thế giới chân – thiện – mĩ trong mỗi tác phẩm, mỗi
hình tượng nghệ thuật. Cũng có thể coi những bài giảng trong tập sách này như những
nguyên liệu đầu tiên, là gạch, đá, cát, xi măng, sắt… giúp các em thiết kế những ngôi nhà phù
hợp với mình. Chúc các em xây được những tòa lâu đài ngày mai với sự bắt đầu từ những
viên gạch nhỏ hôm nay!
Lời cuối, vẻ đẹp văn chương không giới hạn, tuy đã nhiều trải nghiệm trong giảng dạy và
ôn luyện thi nhưng khiếm khuyết là điều khó tránh. Rất mong nhận được sự góp ý chân thành

của bạn đọc để chất lượng của cuốn sách lần tái bản đáp ứng tốt hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Thay mặt nhóm biên soạn
ThS. NGUYỄN THÀNH HUÂN
GV chuyên Văn trường THPT chuyên Lê Quý Đôn – TP. Vũng Tàu
kiêm Chuyên viên Hội Nghiên cứu và giảng dạy Văn học tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
Mời bạn vào trực tuyến tại: khangvietbook.com.vn để có thể cập nhật và mua online
một cách nhanh chóng, thuận tiện nhất các tựa sách của Công ti Khang Việt phát hành.
Số điện thoại trực tuyến: (028). 39103821 – 0903906848
NGUYỄN THÀNH HUÂN
1. Học vấn: Tốt nghiệp loại giỏi, khoa Ngữ văn, Đại học Sư phạm Hà Nội.
Học vị: Thạc sĩ ngành LÍ LUẬN VĂN HỌC – ĐHSP Hà Nội.
Hiện là giáo viên chuyên Văn trường THPT chuyên Lê Quý Đôn – Vũng Tàu.
Nguyên học sinh chuyên Văn trường THPT chuyên Lương Văn Tụy – Ninh Bình.
Nguyên giảng viên khoa Đông phương học, ĐH
Bà Rịa – Vũng Tàu (2011).
Nguyên giáo viên trường THPT Vũng Tàu (2012 –
2016)
SÁCH ĐÃ XUẤT BẢN
1. Luyện siêu tư duy chuyên đề so sánh
2. Siêu tư duy luyện đề 2016 – 2017
3. Tinh tuyển những bài văn nghị luận
4. Tinh tuyển 150 bài văn hay chọn lọc lớp 12
5. Khơi nguồn đam mê làm bài văn siêu tốc –
chuyên đề chiều rộng 10 – 11 – 12
6. Chọn lọc tinh túy những bài văn đặc sắc lớp 9
(hai tập)
7. Bộ đề tinh tuyển luyện thi THPT Ngữ Văn 2017
– 2018
8. Chiến thắng kì thi THPT Quốc gia 2018 – 2019 môn Ngữ Văn.

2. Thành tích nổi bật:
Đạt giải Nhất cuộc thi Giáo viên giỏi môn Ngữ văn thành phố Vũng Tàu năm (2015).
Đã tham gia dạy đội tuyển học sinh giỏi toàn quốc từ năm 2014 đến nay. Có nhiều học
sinh đạt giải Olympic truyền thống 30 tháng 4 và học sinh đạt giải Quốc gia.
2


Chiến lược chinh phục kì thi THPT Quốc gia 2018 – ThS. Nguyễn Thành Huân…

Cùng tham gia nhóm kín của cuốn sách này:
sẽ mang lại hiệu quả
cao nhất cho kì thi Quốc gia.
PHẦN

MỘT

KIẾN THỨC DẠNG BÀI ĐỌC – HIỂU

I. CẤU TRÚC VÀ CẤP ĐỘ PHÂN HÓA CỦA DẠNG BÀI ĐỌC – HIỂU
1. Cấu trúc bài đọc – hiểu
Cấu trúc của một đề bài kiểm tra đánh giá năng lực đọc – hiểu như sau:
Phần 1. Đưa ra một văn bản (văn bản văn học hoặc văn bản nhật dụng, văn xuôi hoặc thơ,
có thể là một văn bản hoàn chỉnh hoặc một đoạn trích…).
Phần 2. Đưa ra các câu hỏi theo các mức độ nhận thức từ thấp đến cao: từ Nhận biết 
Thông hiểu  Vận dụng  Vận dụng cao.
2. Sơ đồ phân hóa cấp độ bài đọc – hiểu

II. ĐỊNH HƯỚNG CHUNG
1. Phạm vi của phần đọc – hiểu trong kì thi THPT Quốc gia
– Văn bản văn học (Văn bản nghệ thuật):

+ Văn bản trong chương trình (nghiêng nhiều về các văn bản đọc thêm).
+ Văn bản ngoài chương trình (các văn bản cùng loại với các văn bản được học trong
chương trình).
– Văn bản nhật dụng (loại văn bản đề cập, bàn luận, thuyết minh, miêu tả, đánh giá… vấn
đề bức thiết đối với cuộc sống trước mắt của con người và cộng đồng trong xã hội hiện đại
như: vấn đề chủ quyền biển đảo, thiên nhiên, môi trường, năng lượng, dân số, quyền trẻ em,
ma túy... Văn bản nhật dụng có thể dùng tất cả các thể loại cũng như các kiểu văn bản song
có thể nghiêng nhiều về loại văn bản nghị luận và văn bản báo chí).
– Xoay quanh các vấn đề liên quan tới:
3


Chiến lược chinh phục kì thi THPT Quốc gia 2018 – ThS. Nguyễn Thành Huân…

+ Tác giả.
+ Nội dung và nghệ thuật của văn bản hoặc trong SGK hoặc ngoài SGK.
– 50% lấy trong SGK và 50% ngoài SGK.
– Dài vừa phải. Số lượng câu phức và câu đơn hợp lí. Không có nhiều từ địa phương, cân
đối giữa nghĩa đen và nghĩa bóng.
2. Yêu cầu cơ bản của phần Đọc – hiểu trong kì thi THPT Quốc gia
– Nhận biết về kiểu (loại), phương thức biểu đạt, cách sử dụng từ ngữ, câu văn, hình ảnh,
các biện pháp tu từ…
– Hiểu đặc điểm thể loại, phương thức biểu đạt, ý nghĩa của việc sử dụng từ ngữ, câu văn,
hình ảnh, biện pháp tu từ.
– Hiểu nghĩa của một số từ trong văn bản.
– Khái quát được nội dung cơ bản của văn bản, đoạn văn.
– Bày tỏ suy nghĩ bằng một đoạn văn ngắn.
3. Những kiến thức cần có để thực hiện việc Đọc – hiểu văn bản
a. Kiến thức về từ
– Nắm vững các loại từ cơ bản: danh từ, động từ, tính từ, trợ từ, hư từ, thán từ, từ láy, từ

ghép, từ thuần Việt, từ Hán – Việt…
– Hiểu được các loại nghĩa của từ: nghĩa đen, nghĩa bóng, nghĩa gốc, nghĩa chuyển, nghĩa
biểu niệm, nghĩa biểu thái…
b. Kiến thức về câu
– Các loại câu phân loại theo cấu tạo ngữ pháp.
– Các loại câu phân loại theo mục đích nói (trực tiếp, gián tiếp).
– Câu tỉnh lược, câu đặc biệt, câu khẳng định, câu phủ định, câu nghi vấn…
c. Kiến thức về các biện pháp tu từ
– Tu từ về ngữ âm: điệp âm, điệp vần, điệp thanh, tạo âm hưởng và nhịp điệu cho câu…
– Tu từ về từ: so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ, tương phản, chơi chữ, nói giảm, nói tránh,
thậm xưng…
– Tu từ về câu: lặp cú pháp, liệt kê, chêm xen, câu hỏi tu từ, đảo ngữ, đối, im lặng…
d. Kiến thức về văn bản
– Các loại văn bản.
– Các phương thức biểu đạt.
III. HỆ THỐNG HÓA KIẾN THỨC TRỌNG TÂM PHẦN ĐỌC – HIỂU
CÁC PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT
TỰ SỰ
Khái – Tự sự là dùng ngôn ngữ để kể một chuỗi sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia,
niệm cuối cùng tạo thành một kết thúc nhằm giải thích sự việc, tìm hiểu con người, nêu
vấn đề và bày tỏ thái độ khen chê.
Đặc – Có nhân vật (nhân vật có tính cách: nhân vật chính, nhân vật phụ).
điểm – Có cốt truyện, sự kiện.
và
– Có trình tự kể: theo thời gian, không gian, tâm tưởng, kết hợp thời gian – không
dấu
gian…
hiệu + Ngôi kể (Phương thước trần thuật):
nhận  Trần thuật từ ngôi thứ nhất (nhân vật tự kể chuyện).
biết

 Trần thuật từ ngôi thứ ba (người kể chuyện giấu mình).
 Trần thuật từ ngôi thứ ba người kể chuyện giấu mình, nhưng điểm nhìn và lời kể
lại theo giọng điệu của nhân vật trong tác phẩm (lời nửa trực tiếp).
Thể – Truyện dân gian: thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện cười, truyện ngụ
loại
ngôn.
4


Chiến lược chinh phục kì thi THPT Quốc gia 2018 – ThS. Nguyễn Thành Huân…

Ví
dụ
min
h
họa

– Truyện ngắn.
Một hôm, mẹ Cám đưa cho Tấm và Cám mỗi đứa một cái giỏ, sai đi bắt tôm, bắt
tép và hứa, đứa nào bắt được đầy giỏ sẽ thưởng cho một cái yếm đỏ. Tấm vốn chăm
chỉ, lại sợ dì mắng nên mải miết suốt buổi bắt đầy một giỏ cả tôm lẫn tép. Còn Cám
quen được nuông chiều, chỉ ham chơi nên mãi đến chiều chẳng bắt được gì.
(Trích truyện cổ tích Tấm Cám)

Khái
niệm
Đặc điểm
và dấu
hiệu nhận
biết

Thể
loại
Ví
dụ
minh
họa

Khái
niệm
Đặc điểm
và
dấu
hiệu
nhận
biết
Thể
loại
Ví
dụ
minh
họa

MIÊU TA
– Là dùng ngôn ngữ làm cho người nghe, người đọc có thể hình dung được cụ
thể sự vật, sự việc như đang hiện ra trước mắt hoặc nhận biết được thế giới nội
tâm của con người…
– Sử dụng nhiều động từ, tính từ, các biện pháp tu từ.
– Có thể diễn tả hình dáng bên ngoài và thế giới nội tâm của con người; hoặc
tái hiện lại cảnh vật, đặc điểm sự vật.
– Tùy bút.

– Bút kí.
– Các trường đoạn miêu tả: cảnh, người… trong các tác phẩm.
Trăng đang lên. Mặt sông lấp loáng ánh vàng. Núi Trùm Cát đứng sừng sững
bên bờ sông thành một khối tím sẫm uy nghi, trầm mặc. Dưới ánh trăng, dòng
sông sáng rực lên, những con sóng nhỏ lăn tăn gợn đều mơn man vỗ nhẹ vào
hai bên bờ cát.
(Trích Trong cơn gió lốc – Khuất Quang Thụy)
BIỂU CAM
– Là phương thức dùng ngôn ngữ để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của mình về thế
giới xung quanh.
– Có các câu văn, câu thơ nêu cảm xúc, thái độ của người viết hoặc của nhân
vật trữ tình (chú ý là của tác giả – người viết, chứ không phải là cảm xúc của
nhân vật trong truyện).
– Cảm xúc cần nhân văn, tốt đẹp.
– Mang đậm màu sắc cá nhân.
– Sử dụng kết hợp với miêu tả và tự sự nhằm thể hiện rõ cho cảm xúc.
– Thơ trữ tình.
– Ca dao.
– Bài văn biểu cảm.
– Nhật kí, thư từ cá nhân.
Hôm nay nhận được tin em
Không tin được dù đó là sự thật:
Giặc bắn em rồi quăng mất xác
Chỉ vì em là du kích em ơi!
Đau xé lòng anh chết nửa con người!
Xưa yêu quê hương vì có chim, có bướm
Có những ngày trốn học bị đòn roi
Nay yêu quê hương vì trong từng nắm đất
Có một phần xương thịt của em tôi.
(Trích Quê hương – Giang Nam)

 Nhận xét:
 Phương thức biểu đạt của đoạn thơ trên là biểu cảm.
5


Chiến lược chinh phục kì thi THPT Quốc gia 2018 – ThS. Nguyễn Thành Huân…

 Cảm xúc của nhân vật trữ tình trong đoạn thơ là nỗi đau đớn tột cùng khi
nhận được tin em bị giặc bắn cùng với nỗi bàng hoàng, căm giận. Cuối cùng là
tình cảm yêu thương, trân trọng trước sự hi sinh của người con gái đã xả thân
vì dân tộc. Tất cả những kỉ niệm về mối tình trong sáng khiến nhân vật trữ tình
thêm gắn bó và yêu quê hương mình tha thiết.
Khái
niệm
Đặc điểm
và
dấu
hiệu
nhận
biết
Thể
loại

Ví
dụ
minh
họa

THUYẾT MINH
– Là cung cấp, giới thiệu, giảng giải… những tri thức về một sự vật, hiện

tượng nào đó cho những người cần biết nhưng còn chưa biết.
– Cần chọn lọc tri thức theo từng đối tượng mục tiêu thuyết minh nhất định để
khiến người đọc có thêm hiểu biết về vấn đề thuyết minh.
– Cần khách quan, hạn chế nêu những quan điểm và cảm nhận cá nhân.
– Ngôn từ sáng rõ, cụ thể, trong sáng, câu văn gãy gọn, có thể sử dụng các
biện pháp tu từ (so sánh, liệt kê…) giúp người đọc, người nghe dễ hình dung
về đối tượng được thuyết minh.
– Bài giới thiệu.
– Sách giáo khoa, sách chuyên ngành.
– Bài thuyết trình của hướng dẫn viên.
– Bài thu hoạch, bài nghiệm thu.
– Bài phóng sự, bản tin.
Theo các nhà khoa học, bao bì ni lông lẫn vào đất làm cản trở quá trình
sinh trưởng của các loài thực vật bị nó bao quanh, cản trở sự phát triển của
cỏ dẫn đến hiện tượng xói mòn ở các vùng đồi núi. Bao bì ni lông bị vứt
xuống cống làm tắc các đường dẫn nước thải, làm tăng khả năng ngập lụt của
các đô thị về mùa mưa. Sự tắc nghẽn của hệ thống cống rãnh làm cho muỗi
phát sinh, lây truyền dịch bệnh. Bao bì ni lông trôi ra biển làm chết các sinh
vật khi chúng nuốt phải…
(Trích Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000, Ngữ văn 8, Tập một, NXB
Giáo dục Việt Nam, 2017, trang 105)

NGHỊ LUẬN
Khái
– Là phương thức chủ yếu được dùng để bàn luận về một vấn đề nào đó
niệm
trong xã hội như: phải – trái, đúng – sai, tốt – xấu… nhằm bộc lộ rõ chủ
kiến, thái độ của người nói, người viết rồi dẫn dắt, thuyết phục người khác
đồng tình với ý kiến của mình.
Đặc điểm

– Gồm các luận điểm lớn và các luận điểm nhỏ.
và dấu hiệu – Các luận cứ, luận chứng, lí lẽ phải chặt chẽ, thuyết phục.
nhận biết
Thể
– Bài phát biểu, diễn văn.
loại
– Bài nghiên cứu, phê bình.
– Bài phóng sự, bài bình luận.
Ví
Văn hóa ứng xử từ lâu đã trở thành chuẩn mực trong việc đánh giá nhân
dụ
cách con người. Cảm ơn là một trong các biểu hiện của ứng xử có văn hóa.
minh
Ở ta, từ cảm ơn được nghe rất nhiều trong các cuộc họp: cảm ơn sự có mặt
họa
của quý vị đại biểu, cảm ơn sự chú ý của mọi người… Nhưng đó chỉ là
những lời khô cứng, ít cảm xúc. Chỉ có lời cảm ơn chân thành, xuất phát từ
đáy lòng, từ sự tôn trọng nhau bất kể trên dưới mới thực sự là điều cần có
cho một xã hội văn minh. Người ta có thể cảm ơn vì những chuyện rất nhỏ
như được nhường vào cửa trước, được chỉ đường khi hỏi… Ấy là chưa kể
6


Chiến lược chinh phục kì thi THPT Quốc gia 2018 – ThS. Nguyễn Thành Huân…

đến những chuyện lớn lao như cảm ơn người đã cứu mạng mình, người đã
chìa tay giúp đỡ mình trong cơn hoạn nạn… Những lúc đó, lời cảm ơn còn
có nghĩa là đội ơn.
(Trích Giáo án giảng dạy Ngữ văn 11 – Nguyễn Thành Huân)
HÀNH CHÍNH CÔNG VỤ

Khái
– Hành chính – công vụ là phương thức dùng để giao tiếp giữa nhà nước với
niệm
nhân dân, giữa nhân dân với cơ quan nhà nước, giữa cơ quan với cơ quan,
giữa nước này và nước khác trên cơ sở pháp lí như: thông tư, nghị định, đơn
từ, báo cáo, hóa đơn, hợp đồng…
Đặc điểm
– Rất khách quan, không chêm xen cảm xúc và văn phong cá nhân.
và dấu hiệu – Ngắn gọn, một nghĩa, tránh cách trình bày đa nghĩa, tu từ.
nhận biết
Thể
– Đơn từ.
loại
– Biên lai.
– Luật, Hiến pháp.
– Thông tư, nghị định, báo cáo.
Ví
Điều 6. Quyền và nghĩa vụ của công dân trong phòng, chống tham nhũng
dụ
Công dân có quyền phát hiện, tố cáo hành vi tham nhũng; có nghĩa vụ hợp
minh
tác, giúp đỡ cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc phát hiện,
họa
xử lí người có hành vi tham nhũng.
 Ghi nhớ câu thần chú
Miêu tả là để trình bày
Tự sự kể chuyện thật hay thật tài
Nghị luận đâu đúng đâu sai
Thuyết minh là để ai ai cũng tường
Vui, buồn, giận, ghét, yêu thương…

Phương thức biểu cảm, thật là không sai
Hành chính – công vụ là đây
Thông tư, nghị định, đơn từ, hóa đơn…
Ai ơi ghi nhớ nằm lòng
Kì thi sử dụng khi cần có ngay.
PHONG CÁCH CHỨC NĂNG NGÔN NGỮ
Phạm vi
sử dụng

Mục đích
giao tiếp
Lớp từ
ngữ riêng
Cách kết

SINH HOẠT
– Được dùng trong giao tiếp sinh hoạt hằng ngày, thuộc hoàn cảnh giao tiếp
không mang tính nghi thức, dùng để thông tin, trao đổi ý nghĩ, tình cảm… đáp
ứng những nhu cầu trong cuộc sống.
– Dạng nói: đối thoại, độc thoại và đàm thoại (qua các phương tiện nghe nhìn).
– Dạng viết: nhật kí, thư từ, truyện trò trên mạng xã hội, tin nhắn điện thoại…
– Dùng để thông tin, trao đổi ý nghĩ, tình cảm… đáp ứng nhu cầu trong cuộc
sống.
– Các lớp từ khẩu ngữ: “hết xảy”, “hết”, “mặc đồ”, “hết sức”, “biến”, “cút”,
“chuồn”, “lướt”, “số dách”… chuyên dùng, dùng từ địa phương, tiếng lóng.
– Thường sử dụng các câu đơn, sử dụng đa dạng kết cấu tỉnh lược có xen những
yếu tố dư, lặp lại.
– Kết cấu đối đáp (người nói, người trả lời) hoặc đối thoại.
7



Chiến lược chinh phục kì thi THPT Quốc gia 2018 – ThS. Nguyễn Thành Huân…

cấu và
trình bày
Ví
dụ
minh
họa

Phạm vi
sử dụng

Mục đích
giao tiếp

Sài Gòn 28 – 9 – 1964
Ánh ơi,
Anh viết thư cho Ánh luôn như thế này những ngày anh ở trong giai đoạn buồn
bã nhất của tuổi anh. Khi anh nghiêng mình xuống một hình ảnh trong mát của
Ánh anh bỗng thấy mình già nua – quá khứ đã chồng lên cao ngất. Anh thấy
mình chưa có một may mắn nào từ khi vào đời. En moi, tout se réduit au
minimum. Từ một niềm vui, một nỗi buồn. Từ bạn bè đến tình yêu. Rất đạm bạc,
rất bé mọn đó Ánh. Chỉ còn mình Ánh để anh hàn huyên về những khoảng trống
đau nhói của mình. Ngoài Cường và Cung. Đó là những “trous” những “hiatus”
-vực-thẳm chôn mình bằng những cơn xoáy cuốn hút. Ánh rồi cũng làm loài
chim di xám bỏ miền-giá-buốt này mà đi. Lúc đó anh chỉ còn ngồi nghe một lời
bể động.
Thành phố đã ồn ào dưới kia. Căn phòng của anh Cung đầy những tranh, đĩa
hát, sách báo, giấy tờ, mùng màn, quần áo. Chúng anh sống như thế đó, buồn

phải không Ánh. Anh còn những chuyện sẽ kể cho Ánh nghe nếu Ánh thấy thích
về những ngày chúng anh sống chuồi mình về phía trước vừa rực rỡ vừa hẩm
hiu. Lắm chuyện để tạo dựng nên mình buồn thảm. Chốc anh sẽ ra nhà dây thép
bỏ thư. Poste ở đây rộng và cao. Đẹp lắm. Anh nghĩ đến hai bụi hồng của nhà
bưu điện Blao. Như một bé bỏng ấu thời. Rồi cũng trở về nằm cho hết những
ngày bể dâu.
Anh muốn biết Ánh sáng nay làm gì. Đã có lần Ánh giận anh. Những hôm đó
anh buồn và nghĩ là câu nói vô tình của mình mang đầy ích kỉ.
Cầu mong cho Ánh những gì Ánh hằng mong.
Phố sẽ nhộn. Anh sẽ uống một tách cà phê thật đậm ở Pagode. Chiều hôm qua
đến tập B. Yến.
Xin mặt trời ngủ yên hát ở dancing.
Trịnh Công Sơn
 Nhận xét
Bức thư trên mang đặc điểm của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt vì:
– Thời gian và không gian được thể hiện rõ nét: Sài Gòn 28 – 9 – 1964.
– Nhân vật trữ tình trong bức thư: Trịnh Công Sơn và Dao Ánh.
– Những yếu tố ngôn ngữ thể hiện tính cảm xúc: Bức thư thể hiện tình cảm chân
thành và nồng nàn của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn dành cho Dao Ánh (lời gọi thân
thương, nhẹ nhàng: “ơi”, “phải không Ánh”…). Nhân vật trữ tình bày tỏ nỗi
buồn của mình trước thực tại: “buồn bã”, “chưa một ngày may mắn”, “cho hết”,
“những ngày bể dâu”, và gửi những lời thứ lỗi đến cô bạn vì bản thân có những
khoảng khắc ích kỉ, vô tình.
NGHỆ THUẬT/ VĂN CHƯƠNG
Được dùng trong các văn bản thuộc lĩnh vực văn chương:
– Ngôn ngữ tự sự trong truyện, tiểu thuyết, bút kí, kí sự, phóng sự.
– Ngôn ngữ trong ca dao, vè, thơ (nhiều thể loại khác nhau).
– Ngôn ngữ sân khấu trong kịch, chèo, tuồng.
– Chức năng thông tin.
– Chức năng thẩm mĩ: biểu hiện cái đẹp và khơi gợi, nuôi dưỡng cảm xúc thẩm

mĩ ở người nghe, người đọc.

8


Chiến lược chinh phục kì thi THPT Quốc gia 2018 – ThS. Nguyễn Thành Huân…

Lớp
từ
ngữ
riêng
Cách kết
cấu và
trình bày
Ví
dụ
minh
họa

Phạm vi
sử dụng
Mục đích
giao tiếp

– Các lớp từ ngữ thường giàu hình ảnh, giàu cảm xúc làm cho người đọc cùng
vui buồn, giận hờn, tự hào, yêu thích… như chính người nói (viết).
– Các hình ảnh mang tính hình tượng để người đọc dùng tri thức, vốn sống của
mình liên tưởng.
– Được trình bày theo một quy phạm nhất định: thể thơ, cốt truyện, phương thức
trần thuật.

Đời chúng ta nằm trong vòng chữ tôi. Mất bề rộng ta đi tìm bề sâu nhưng càng
đi sâu càng lạnh. Ta thoát lên tiên cùng Thế Lữ, ta phiêu lưu trong trường tình
cùng Lưu Trọng Lư, ta điên cuồng với Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, ta đắm say
cùng Xuân Diệu. Nhưng động tiên đã khép, tình yêu không bền, điên cuồng rồi
tỉnh, say đắm vẫn bơ vơ. Ta ngơ ngẩn buồn trở về hồn ta cùng Huy Cận.
Cả trời thực, trời mộng vẫn nao nao theo hồn ta.
Thực chưa bao giờ thơ Việt Nam buồn và nhất là xôn xao đến thế. Cùng lòng tự
tôn, ta mất luôn cái bình yên thưở trước.
Thời trước, dầu bị oan khuất như Cao Bá Nhạ, dầu bị khinh bỉ như cô phụ trên
bến Tầm Dương, vẫn còn có thể nương tựa vào một cái gì không di dịch. Ngày
nay, lớp thành kiến phủ trên linh hồn đã tiêu tan cùng lớp hoa hòe phủ trên thi
tứ. Phương Tây đã giao trả hồn ta lại cho ta. Nhưng ta bàng hoàng vì nhìn vào
đó ta thấy thiếu một điều, một điều cần hơn trăm nghìn điều khác: một lòng tin
đầy đủ.
(Theo Hoài Thanh – Hoài Chân, Thi nhân Việt Nam)
 Nhận xét
– Văn bản trên sử dụng nhiều từ ngữ có yếu tố nghệ thuật:
+ Cách dùng từ ngữ giàu hình ảnh: Mất bề rộng, tìm bề sâu, càng đi sâu càng
lạnh, phiêu lưu trong trường tình, động tiên đã khép, ngơ ngẩn buồn trở về hồn
ta…
+ Câu văn ngắn dài linh hoạt, nhịp nhàng, thể hiện cảm xúc của người viết. Hình
thức điệp cú pháp thể hiện ở một loạt vế câu: ta thoát lên tiên… ta phiêu lưu
trong trường tình… ta điên cuồng… ta đắm say… tạo nên ấn tượng mạnh ở
người đọc.
– Sử dụng biện pháp tu từ hiệu quả cao trong cách diễn đạt:
+ Ẩn dụ: Mất bề rộng ta đi tìm bề sâu nhưng càng đi sâu càng lạnh. “Bề rộng”
mà tác giả nói đến ở đây là “cái ta”. Nói đến “cái ta” là nói đến đoàn thể, cộng
đồng, dân tộc, quốc gia. Thế giới của cái ta hết sức rộng lớn. “Bề sâu” là “cái tôi
cá nhân”. Thế giới của “cái tôi” là thế giới riêng tư, nhỏ hẹp, sâu kín. Thơ mới từ
bỏ “cái ta”, đi vào “cái tôi cá nhân” bằng nhiều cách khác nhau.

+ Nghệ thuật hô ứng: ta thoát lên tiên – động tiên đã khép; ta phiêu lưu trong
trường tình – tình yêu không bền; ta điên cuồng với Hàn Mặc Tử – điên cuồng
rồi tỉnh; ta đắm say cùng Xuân Diệu – say đắm vẫn bơ vơ. Nghệ thuật hô ứng
làm cho các ý quấn bện vào nhau rất chặt chẽ.
KHOA HỌC
– Văn bản khoa học chuyên sâu bao gồm: chuyên khảo, luận án, luận văn, tiểu
luận, báo cáo khoa học.
– Văn bản khoa học và giáo khoa: giáo trình, sách giáo khoa, thiết kế bài dạy…
– Văn bản khoa học phổ cập: các bài báo, sách phổ biến khoa học kĩ thuật…
– Phục vụ nghiên cứu, học tập và phổ biến khoa học, đặc trưng cho các mục
đích diễn đạt chuyên môn sâu.
9


Chiến lược chinh phục kì thi THPT Quốc gia 2018 – ThS. Nguyễn Thành Huân…

Lớp từ
ngữ riêng

Cách kết
cấu và
trình bày
Ví
dụ
minh
họa

Phạm vi
sử dụng


Mục đích
giao tiếp
Lớp
từ

– Sử dụng từ ngữ khoa học và các kí hiệu, công thức, bảng biểu, sơ đồ, biểu
đồ…
– Từ ngữ: Phần lớn là từ ngữ thông thường nhưng chỉ có một nghĩa, không có
nghĩa bóng, ít dùng phép tu từ.
– Câu văn: Là một đơn vị thông tin, chuẩn cú pháp, nhận định chính xác – chặt
chẽ – lôgic.
– Các đoạn được kiên kết chặt chẽ và mạch lạc, lập luận lôgic, bố cục rõ ràng.
– Câu văn có sắc thái trung hòa, ít biểu lộ sắc thái cảm xúc.
– Hạn chế sử dụng những biểu đạt có tính chất cá nhân.
Nấm linh chi có rất nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe. Điều lợi ích nhất của nấm
linh chi là nâng đỡ và kiến tạo hệ thống miễn dịch, vì thế có thể dùng cho cả
người bệnh và cả người khỏe mạnh. Nấm linh chi có các tác dụng:
Giúp điều trị bệnh huyết áp. Phòng chữa bệnh tiểu đường, ổn định đường
huyết. Ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh ung thư. Giải độc gan, hiệu quả tốt
với các bệnh về gan như viêm gan, xơ gan, gan nhiễm mỡ. Ngăn chặn quá
trình làm lão hóa, giúp cơ thể luôn tươi trẻ. Nâng cao sức đề kháng, phòng trừ
bệnh tật. Điều trị bệnh ung thư tuyến tiền liệt. Chống béo phì. Chống đau đầu
và tứ chi, giảm mệt mỏi. Điều hòa kinh nguyệt. Nấm linh chi giúp làm sạch
ruột, chống táo bón mãn tính và tiêu chảy. Uống linh chi thường xuyên giúp da
dẻ hồng hào, chống các bệnh ngoài da như dị ứng, mụn trứng cá…
Có thể dùng nấm linh chi dưới dạng bột nghiền mịn pha với nước uống, hoặc
sắc lấy nước uống. Nếu dùng nấm linh chi nấu nước uống, nên chọn nấm có
kích thước vừa phải, đường kính 10 – 18cm. Ở kích cỡ này nấm chưa bị hóa
gỗ hoàn toàn, hàm lượng các hợp chất polysaccharide và triterpen còn cao.
Nấm linh chi là thuốc bổ, nhưng không phải không có tác dụng phụ. Khi dùng

nấm linh chi, nếu thấy khó tiêu, chóng mặt, hay ngứa ngoài da nên dừng lại và
tham khảo ý kiến của bác sĩ. Những bệnh nhân được ghép nội tạng và đang
uống thuốc chống miễn dịch, cần phải hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi dùng
nấm linh chi. Để đảm bảo sức khỏe, bạn nên dùng nấm linh chi có nguồn gốc,
xuất xứ rõ ràng được trồng chuyên nghiệp vì chất lượng ổn định, bảo đảm
hiệu quả và không có phản ứng phụ bất lợi.
(Dẫn theo TS. BS. Lê Trần Bảo Linh)
 Nhận xét:
 Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ khoa học.
 Tính xác thực về khoa học đã được kiểm chứng: Nấm linh chi có rất nhiều
tác dụng tốt cho sức khỏe. Cách dùng nấm linh chi để có hiệu quả tốt nhất.
Hướng dẫn cách sử dụng nấm linh chi.
BÁO CHÍ
Tồn tại ở hai dạng:
– Dạng nói (thuyết minh, phỏng vấn trực tiếp/ gián tiếp trong các buổi phát
thanh/ truyền hình…).
– Dạng viết: báo viết, báo điện tử.
Các thể loại chính: bản tin, phóng sự, tiểu phẩm… Ngoài ra còn có quảng cáo,
bình luận thời sự, thư bạn đọc, trao đổi ý kiến, điều tra…
– Thông báo tin tức tính thời sự trong nước và quốc tế.
– Phản ánh chính kiến của tờ báo và dư luận quần chúng.
– Nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của xã hội.
– Bản tin thường dùng danh từ riêng chỉ địa danh, tên người, thời gian, sự kiện
ngắn gọn, súc tích.
10


Chiến lược chinh phục kì thi THPT Quốc gia 2018 – ThS. Nguyễn Thành Huân…

ngữ

riêng
Cách kết
cấu và
trình bày
Ví
dụ
minh
họa

Phạm vi
sử dụng

Mục
đích
giao
tiếp
Lớp
từ
ngữ
riêng
Cách kết
cấu và
trình bày
Ví
dụ
minh
họa

– Phóng sự dùng nhiều từ ngữ miêu tả sự kiện, hình ảnh địa phương, nhân vật.
– Tiểu phẩm dùng nhiều từ ngữ thân mật, gần gũi, có sắc thái mỉa mai châm

biếm.
– Thường trình bày ngắn gọn nhưng có lượng thông tin cao.
– Đảm bảo tính sinh động, nội dung hấp dẫn thu hút người đọc.
– Trình bày nội dung thường có kèm theo tóm tắt ngắn, in chữ đậm ở đầu bài
báo để dẫn dắt và tóm lược nội dung cơ bản.
Báo điện tử Giáo dục Việt Nam ngày 4 – 12 – 2013 đã đưa tin: Trưa ngày 4 –
12 – 2013, xe tải chở 1.500 thùng bia đi từ TP. Hồ Chí Minh ra Phan Thiết, khi
đến vòng xoay Tam Hiệp (TP. Biên Hòa) bất ngờ gặp tai nạn khiến cả ngàn
thùng bia trên xe đổ ào xuống đường. Nhân cơ hội đó, người dân xung quanh
đã lao ra “hôi của” mặc cho lái xe khóc lóc van xin.
 Nội dung bản tin:
 Thời gian: Trưa ngày 4 – 12 – 2013.
 Địa điểm: Thành phố Biên Hòa.
 Sự kiện: Hiện tượng “hôi của” của người dân khi chứng kiến tai nạn của xe
chở bia.
CHÍNH LUẬN
Tồn tại ở hai dạng:
– Dạng nói: bài xã luận được đăng trên sóng phát thanh, truyền hình, bài tham
luận phát biểu đọc trong hội nghị, hội thảo…
– Dạng viết: bình luận, xã luận, tham luận, cương lĩnh, tuyên ngôn, tuyên bố,
lời kêu gọi…
– Trình bày ý kiến hoặc luận bàn, đánh giá một sự kiện, một vấn đề chính trị,
một chính sách, chủ trương về văn hóa, xã hội theo một quan điểm chính trị
nhất định trong phạm vi trình bày quan điểm chính trị đối với một vấn đề nào
đó.
– Sử dụng từ ngữ thông thường mang màu chính trị, hàn lâm.
– Câu văn có kết cấu chặt chẽ, chuẩn mực, các câu có sự gắn kết lôgic trong
mạch suy luận.
– Thường sử dụng những câu phức có quan hệ từ: “với”, “tuy”, “và”, “nhưng”,
“tuy vậy”, “bởi thế”, “cho nên”…

– Phong cách chính luận thể hiện tính chặt chẽ của hệ thống lập luận. Đó là yếu
tố làm nên hiệu quả tác động đến lí trí và tình cảm người đọc (nghe).
Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những
quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được
sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc.
Lời bất hủ ấy ở trong bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mĩ. Suy
rộng ra, câu ấy có ý nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình
đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do.
Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791
cũng nói: Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi; và phải luôn luôn
được tự do và bình đẳng về quyền lợi.
Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được.
(Trích Tuyên ngôn Độc lập – Hồ Chí Minh, Ngữ văn 12, Tập một, NXB
Giáo dục Việt Nam, 2017, trang 39)
 Nhận xét:
11


Chiến lược chinh phục kì thi THPT Quốc gia 2018 – ThS. Nguyễn Thành Huân…

 Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ chính luận vì bàn về vấn đề quyền
bình đẳng, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc. Tác giả sử dụng nhiều từ
ngữ chính trị: như độc lập, tự do, bình đẳng, quyền lợi.
 Người viết đã bộc lộ quan điểm, tư tưởng về tất cả những quyền về con
người của các dân tộc trên thế giới: lời khẳng định quyền bình đẳng của tất cả
mọi người ngay từ khi sinh ra. Không một ai có thể xâm phạm vào “quyền
được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”. Đánh giá công khai về
quyền của con người; đồng thời lập luận chặt chẽ khi trích dẫn hai bản Tuyên
ngôn bất hủ của hai cường quốc có tính chân lí.
Phạm vi

sử dụng
Mục đích
giao tiếp
Lớp
từ
ngữ
riêng
Cách
kết
cấu
và
trình
bày

Ví
dụ
minh
họa

HÀNH CHÍNH – CÔNG VỤ
– Văn bản hành chính thường là: thông tư, nghị định, pháp lệnh, công văn, đơn
từ, báo cáo, hóa đơn, hợp đồng, quyết định bổ nhiệm, nghị quyết, văn bằng, giấy
chứng nhận, thông cáo báo chí, giấy khen, đơn từ…
– Là văn bản được dùng trong giao tiếp thuộc lĩnh vực hành chính. Ðó là giao
tiếp giữa Nhà nước với Nhân dân, giữa Nhân dân với cơ quan Nhà nước, giữa cơ
quan với cơ quan, giữa nước này và nước khác trên cơ sở pháp lí.
– Mỗi từ chỉ có một nghĩa, mỗi câu chỉ có một ý.
– Không dùng các biện pháp tu từ hoặc lối biểu đạt hàm ý.
– Ngôn từ trong văn bản hành chính là những chứng tích pháp lí, nên không thể
tùy tiện xóa bỏ, thay đổi, sửa chữa, phải chính xác đến từng dấu chấm, phẩy.

Kết cấu văn bản thống nhất gồm ba phần:
– Phần đầu: (1) Quốc hiệu; (2) Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản; (3) Số,
kí hiệu của văn bản; (4) Địa danh và ngày, tháng, năm ban hành văn bản.
– Phần chính: (5) Tên loại và trích yếu nội dung của văn bản; (6) Nội dung văn
bản.
– Phần cuối: (7) Quyền hạn, chức vụ, họ tên và chữ kí của người có thẩm quyền;
(8) Dấu của cơ quan, tổ chức; (9) Nơi nhận; (10) Các thành phần khác như dấu
chỉ mức độ mật, độ khẩn, các chỉ dẫn về phạm vi lưu hành… được đặt ở những
vị trí quy định.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 30 tháng 11 năm 2017
QUYẾT ĐỊNH
Về việc Bổ nhiệm Giám sát văn phòng điều hành Chi nhánh Khách sạn
Tập đoàn khách sạn Mường Thanh: Mường Thanh Vũng Tàu.
– Căn cứ Luật Doanh nghiệp 2005;
– Căn cứ Điều lệ Công ti;
– Căn cứ yêu cầu tổ chức của công ti tại Khách sạn Mường Thanh Vũng Tàu.
– Xét trình độ khả năng của Ông/Bà.
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Bổ nhiệm Ông: Nguyễn Thành Huân.
Hộ chiếu số: B4644227.
Nơi cấp: Cục Quản lí Xuất nhập cảnh Việt Nam.
Ngày cấp: 10 – 11 – 2010.
Địa chỉ thường trú: 69/ 40/ 10 đường Lê Hồng Phong, phường 7, Thành phố
Vũng Tàu.
12


Chiến lược chinh phục kì thi THPT Quốc gia 2018 – ThS. Nguyễn Thành Huân…


Giữ chức vụ Giám sát văn phòng điều hành Chi nhánh Khách sạn Mường Thanh
Vũng Tàu, phụ trách chuyên môn báo cáo thông tin về Tổng công ti.
Điều 2: Ông Nguyễn Thành Huân có trách nhiệm báo cáo đầy đủ và chịu trách
nhiệm cá nhân trước Hội đồng quản trị về các hoạt động của mình theo quy định
của Tổng công ti.
Điều 3: Quyết định bổ nhiệm này có hiệu lực kể từ ngày kí.
Chủ tịch tập đoàn
(Đã kí)
Lê Thanh Thản
 Nhận xét:
 Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ hành chính. Văn bản sử dụng từ ngữ
chuyên môn, khuôn mẫu: “Quyết định, bổ nhiệm, điều”…
 Về trình bày, kết cấu:
– Văn bản được trình bày thống nhất.
– Kết cấu đầy đủ ba phần.
 Ghi nhớ câu thần chú
Loa loa loa loa… aa…
Khi dùng ngôn ngữ viết văn
Cần hợp phong cách chức năng, mới tài
Ngôn ngữ sinh hoạt hàng ngày
Không cần nghi thức, nói ngay điều cần
Khoa học không phải phân vân
Rành mạch, lôgic là phần trọng tâm
Chính luận bàn chuyện có tầm
Ai ai cũng phải góp phần đổi thay
Báo chí: thời sự hằng ngày
Truyền thông cập nhật tới ngay người dùng
Nghệ thuật văn mượt như nhung
Tâm hồn là mảnh đất chung nảy mầm

Văn bản hành chính thường dùng
Thông tư, nghị định, hóa đơn, hợp đồng...
CÁC BIỆN PHÁP TU TƯ
A. BIỆN PHÁP TU TƯ NGỮ ÂM
Khái niệm
Ví dụ

Tác dụng

ĐIỆP ÂM/ ĐIỆP THANH
– Điệp thanh là hình thức điệp âm bằng cách lặp lại âm đầu.
Em ơi Ba Lan mùa tuyết tan
Đường bạch dương sương trắng nắng tràn.
(Em ơi Ba Lan – Tố Hữu)
– Tạo âm hưởng đặc trưng, hỗ trợ cho việc thể hiện nội dung tác phẩm hay
cảm xúc của tác giả.
– Ví dụ minh họa:
Dưới trăng quyên đã gọi hè
Đầu tưởng lửa lựu lập lòe đơm bông.
13


Chiến lược chinh phục kì thi THPT Quốc gia 2018 – ThS. Nguyễn Thành Huân…

(Trích Truyện Kiều – Nguyễn Du)
Âm đầu (l) được lặp lại bốn lần gợi ra những hình tượng bông hoa lựu đỏ lấp
ló trên cành những đốm lửa lập lòe. Ánh lửa đó như đang sáng lung linh lập
lòe trên ngọn cây.
Khái niệm
Ví dụ


Tác dụng

Khái niệm
Ví dụ

Tác dụng

ĐIỆP VẦN
– Điệp vần là hình thức trùng điệp âm hưởng bằng cách lặp lại vần của những
âm tiết trong câu tạo cho câu thơ hoặc bài thơ những ấn tượng ngữ âm nhất
định.
Bác đi di chúc giục lòng ta
Á Âu đâu cũng lòng trong đục.
(Theo chân Bác – Tố Hữu)
Những cách điệp vần trong hai câu thơ trên (đi – di; chúc – giục; Âu – đâu;
lòng – trong…) làm cho các âm tiết của những câu thơ này được gắn lại với
nhau, tạo nên những vần không chính thức, làm tăng thêm nhạc điệu, âm
hưởng của dòng thơ.
– Tăng sức biểu cảm, tăng nhạc tính cho câu văn, câu thơ.
Lá bàng đang đỏ ngọn cây
Sếu giang mang lạnh đang bay ngang trời
Mùa đông còn hết em ơi
Mà con én đã gọi người sang xuân.
(Tiếng hát sang xuân – Tố Hữu)
Vần “ang” âm thanh mở lặp lại bảy lần.
Tác dụng: tạo cảm giác rộng lớn, chuyển động, kéo dài (đông – xuân); phù hợp
với cảm xúc chung: mùa đông đang còn tiếp diễn vậy mà đã có lời mời gọi
mùa xuân.
ĐIỆP THANH

– Điệp thanh là hình thức trùng điệp âm thanh bằng cách lặp lại thanh điệu.
Sương nương theo trăng ngừng lưng trời
Tương tư nâng lòng lên chơi vơi.
(Nhị hồ – Xuân Diệu)
Ở đây điệp thanh đã góp phần gợi tả chút sầu tư thoáng nhẹ, bang khuâng.
– Tạo ra sự cộng hưởng về ý nghĩa, tăng tính nhạc cho câu thơ.
Ô hay buồn vương cây ngô đồng
Vàng rơi! Vàng rơi! Thu mênh mông.
(Tì bà – Bích Khê)

B. BIỆN PHÁP TU TƯ TƯ VỰNG
Khái niệm

Các kiểu
ẩn dụ

ẨN DỤ
– Ẩn dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có
nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
– Ẩn dụ thực chất là một kiểu so sánh ngầm trong đó yếu tố so sánh giảm đi
chỉ còn yếu tố làm chuẩn so sánh được nêu lên.
 Ẩn dụ hình thức – tương đồng về hình thức (gọi sự vật A bằng sự vật B)
Người Cha mái tóc bạc
14


Chiến lược chinh phục kì thi THPT Quốc gia 2018 – ThS. Nguyễn Thành Huân…

Tác dụng


Khái
niệm

Các
kiểu
hoán
dụ

Đốt lửa cho anh nằm.
(Trích Đêm nay Bác không ngủ – Minh Huệ)
Ẩn dụ cách thức – tương đồng về cách thức (gọi hiện tượng A bằng hiện
tượng B)
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
(Tục ngữ)
 Ẩn dụ phẩm chất – tương đồng về phẩm chất (lấy phẩm chất của sự vật A để
chỉ phẩm chất của sự vật B)
Thuyền về có nhớ bến chăng?
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền.
(Ca dao)
 Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác – chuyển từ cảm giác này sang cảm giác khác,
cảm nhận bằng giác quan khác (những ẩn dụ trong đó B là một cảm giác vốn
thuộc một loại giác quan dùng để chỉ những cảm giác A vốn thuộc các loại giác
quan khác hoặc cảm xúc nội tâm. Nói gọn là lấy cảm giác A để chỉ cảm giác B)
Chao ôi, trông con sông, vui như thấy nắng giòn tan sau kì mưa dầm, vui như
nối lại chiêm bao đứt quãng.
(Trích Người lái đò sông Đà – Nguyễn Tuân)
– Ẩn dụ làm cho câu văn thêm giàu hình ảnh và mang tính hàm súc. Sức mạnh
của ẩn dụ chính là mặt biểu cảm. Cùng một đối tượng nhưng ta có nhiều cách
thức diễn đạt khác nhau.
– Ẩn dụ luôn biểu hiện những hàm ý mà phải suy ra mới hiểu. Chính vì thế mà

ẩn dụ làm cho câu văn giàu hình ảnh và hàm súc, lôi cuốn người đọc người
nghe.
HOÁN DỤ
– Hoán dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm này bằng tên của một sự vật,
hiện tượng khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm làm tăng sức gợi hình, gợi
cảm cho sự diễn đạt.
– Ví dụ minh họa:
Chồng ta áo rách ta thương
Chồng người áo gấm xông hương mặc người.
(Ca dao)
 Lấy một bộ phận để chỉ toàn thể
Đầu xanh có tội tình gì
Má hồng đến quá nửa thì chưa thôi.
(Trích Truyện Kiều – Nguyễn Du)
 Lấy vật chứa đựng chỉ vật bị chứa đựng
Vì sao? Trái Đất nặng ân tình
Nhắc mãi tên Người: Hồ Chí Minh.
(Tố Hữu)
 Lấy dấu hiệu của sự vật để chỉ sự vật
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.
(Trích Đồng chí – Chính Hữu)
15


Chiến lược chinh phục kì thi THPT Quốc gia 2018 – ThS. Nguyễn Thành Huân…

 Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng
Vì lợi ích mười năm phải trồng cây
Vì lợi ích trăm năm phải trồng người.
Tác dụng

Khái niệm
Các kiểu
(mức độ)
so sánh

Tác dụng

Khái niệm

(Hồ Chí Minh)
– Diễn tả sinh động nội dung thông báo và gợi những liên tưởng ý vị, sâu sắc.
SO SÁNH
– So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật sự việc khác có nét tương
đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
 So sánh ngang bằng
– Phép so sánh ngang bằng thường được thể hiện bởi các từ so sánh sau đây:
là, như, y như, tựa như, giống như hoặc cặp đại từ bao nhiêu… bấy nhiêu.
– Ví dụ minh họa:
Người ta là hoa đất.
(Tục ngữ)
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
(Ca dao)
Qua đình ngả nón trông đình
Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu.
(Ca dao)
 So sánh hơn kém (không ngang bằng)
– Trong so sánh hơn kém từ so sánh được sử dụng là các từ: không bằng,
chẳng bằng, chưa bằng, hơn, hơn là, kém, kém gì…
– Ví dụ minh họa:

Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ
Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha
Nước biển mêng mông không đong đầy tình mẹ
Mây trời lồng lộng không phủ kín tình cha.
(Khuyết danh Việt Nam)
Con đi trăm núi ngàn khe
Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm
Con đi đánh giặc mười năm
Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi.
(Trích Bầm ơi! – Tố Hữu)
– So sánh tạo ra những hình ảnh cụ thể sinh động.
– So sánh còn giúp cho câu văn hàm súc gợi trí tưởng tượng của ta bay bổng.
Vì thế trong thơ thể hiện nhiều phép so sánh bất ngờ.
NHÂN HÓA
– Nhân hóa là cách gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật, hiện tượng thiên nhiên
bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người; làm cho thế giới
loài vật, cây cối đồ vật… trở nên gần gũi với con người, biểu thị được những
suy nghĩ tình cảm của con người.
– Từ “nhân hóa” nghĩa là trở thành người. Khi gọi, tả sự vật người ta thường
16


Chiến lược chinh phục kì thi THPT Quốc gia 2018 – ThS. Nguyễn Thành Huân…

Các kiểu
nhân hóa

Tác dụng

gán cho sự vật đặc tính của con người. Cách làm như vậy được gọi là phép

nhân hóa.
 Dùng những từ vốn gọi người để gọi vật
Chị ong nâu nâu nâu nâu
Chị bay đi đâu đi đâu?
Bác gà trống mới gáy, ông mặt trời mới dậy
Mà trên những cành hoa em đã thấy chị bay.
(Trích Chị ong nâu và em bé – Tân Huyền)
 Những từ chỉ hoạt động, tính chất của con người được dùng để chỉ hoạt
động, tính chất sự vật
Trăng nằm sõng soãi trên cành liễu
Đợi gió đông về để lả lơi
Hoa lá ngây tình không muốn động
Lòng em hồi hộp chị Hằng ơi.
(Trích Bẽn lẽn – Hàn Mặc Tử)
 Những từ chỉ hoạt động, tính chất của con người được dùng để chỉ hoạt động
tính chất của thiên nhiên
Chị mây hào phóng ban phát cho mọi người, mọi nhà những làn gió mát.
(Trích Mùa gió – Nguyễn Kiên)
 Trò chuyện, tâm sự với vật như đối với người
Đã ngủ chưa hả trầu?
Tao hái vài lá nhé
Cho bà và cho mẹ
Đừng lụi đi trầu ơi!
(Trích Đánh thức trầu – Trần Đăng Khoa)
– Làm cho câu văn, bài văn thêm cụ thể, sinh động, gợi cảm.
– Làm cho thế giới đồ vật, cây cối, con vật được gần gũi với con người hơn.

NÓI QUÁ/ CƯỜNG ĐIỆU/ KHOA TRƯƠNG/ NGOA DỤ/ THẬM XƯNG
Khái niệm – Nói quá là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật,
hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.

Các kiểu
 Nói quá kết hợp với so sánh tu từ
nói quá
– Hai biện pháp tu từ này đều nhằm mục đích làm rõ hơn, cụ thể hơn, sinh
động hơn bản chất của đối tượng. Nếu kết hợp cả hai phép tu từ sẽ đem lại hiệu
quả cao hơn.
– Ví dụ minh họa:
Mẹ già như chuối ba hương
Như xôi nếp một, như đường mía lau.
(Ca dao)
 Dùng những từ ngữ phóng đại khác
– Các từ phóng đại có thể là những từ ngữ mang sẵn ý nghĩa phóng đại: cực kì,
vô kể, vô hạn độ, tuyệt diệu, mất hồn…
Người đi, một nửa hồn tôi mất
Một nửa hồn tôi bỗng dại khờ.
(Trích Những giọt lệ – Hàn Mặc Tử)
– Các từ ngữ phóng đại có thể là: nhớ đến cháy lòng, cười vỡ bụng, ngáy như
sấm, ruột để ngoài da, nở từng khúc ruột, chó ăn đá gà ăn sỏi…
 Ví dụ: Bài toán này khó quá, nghĩ nát óc mấy tiếng đồng hồ rồi mà vẫn
chưa tìm ra cách giải.
17


Chiến lược chinh phục kì thi THPT Quốc gia 2018 – ThS. Nguyễn Thành Huân…

Tác dụng

Khái
niệm
Các

cách
nói
giảm
nói
tránh

Tác
dụng

(Trích Giáo án giảng dạy Ngữ văn 8 – Nguyễn Thành Huân)
– Từ ngữ phóng đại có thể thể hiện thông qua những thành ngữ, tục ngữ: ăn
như rồng cuốn, nói như rồng leo, khoẻ như voi, đẹp như tiên, nghiêng nước
nghiêng thành, mình đồng da sắt, dời non lấp biển…
– Có chức năng nhận thức, khắc sâu hơn bản chất đối tượng. Nói quá không
phải là nói sai sự thật, nói dối.
Chọc trời khuấy nước mặc dầu
Dọc ngang nào biết trên đầu có ai.
(Trích Truyện Kiều – Nguyễn Du)
 Trong câu thơ trên, biện pháp tu từ nói quá góp phần làm tăng tính chất anh
hùng ca trong hành động của nhân vật Từ Hải.
– Tăng sức biểu cảm, nhấn mạnh, gây ấn tượng mạnh.
Ngực lép bốn nghìn năm
Trưa nay cơn gió mạnh
Thổi phồng lên. Tim bỗng hoà mặt trời.
(Trích Huế tháng Tám – Tố Hữu)
 Ở ví dụ trên, biện pháp tu từ nói quá được sử dụng rất táo bạo, hồn nhiên
mà vẫn bảo đảm tính chân thực. Tác giả đã sử dụng trí tưởng tượng độc đáo,
sáng tạo để diễn tả niềm vui sướng, hân hoan của nhân dân ta trong ngày Huế
giải phóng.


NÓI GIAM NÓI TRÁNH
– Nói giảm nói tránh là một biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển,
nhằm tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề; tránh thô tục, thiếu lịch sự.
 Trong hoạt động giao tiếp, người sử dụng ngôn ngữ thường dùng các từ đồng
nghĩa để nói giảm nói tránh. Các từ Hán Việt thường được dùng trong trường hợp
này để tránh gây những ấn tượng cụ thể.
– Ví dụ minh họa:
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành.
(Trích Tây Tiến – Quang Dũng)
 Dùng cách phủ định từ ở mặt tích cực trong cặp từ trái nghĩa.
– Ví dụ minh họa: “Chị ấy xấu” có thể thay bằng “Chị ấy không đẹp lắm”.
 Dùng cách nói trống.
– Ví dụ minh họa: “Ông ấy sắp chết” có thể thay bằng “Ông ấy chỉ… nay mai thôi”.
– Tạo tính lịch sự hoặc làm giảm nhẹ đi ý thương đau, mát mất nhằm thể hiện sự trân
trọng.
Bác đã lên đường theo tổ tiên
Mác – Lê-nin, thế giới người hiền.
(Trích Bác ơi! – Tố Hữu)

Khái niệm
Các lối
chơi chữ

CHƠI CHỮ
– Chơi chữ là lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí
dỏm, hài hước… làm câu văn hấp dẫn và thú vị.
 Dùng từ ngữ đồng âm
Không răng đi nữa cũng không răng
Chỉ có thua người một miếng ăn

18


Chiến lược chinh phục kì thi THPT Quốc gia 2018 – ThS. Nguyễn Thành Huân…

Miễn được nguyên hàm nhai tóp tép
Không răng đi nữa cũng không răng.
(Tôn Thất Mĩ)
 Dùng lối nói trại âm (gần âm)
Sánh với Na-va “ranh tướng” Pháp
Tiếng tăm nồng nặc ở Đông Dương.
(Tú Mỡ)
 Dùng cách điệp âm
Mênh mông muôn mẫu một màu mưa
Mỏi mắt miên man mãi mịt mờ.
(Tú Mỡ)
 Dùng lối nói lái
Lũ quỷ nay lại về lũy cũ
Thầy tu mô Phật cũng thù Tây.

Tác dụng

(Nói lái Quảng Nam)
 Dùng từ ngữ trái nghĩa, đồng nghĩa, gần nghĩa
– Trái nghĩa:
Ngọt thơm sau lớp vỏ gai
Quả ngon lớn mãi cho ai đẹp lòng
Mời cô mời bác ăn cùng
Sầu riêng mà hóa vui chung trăm nhà.
(Quả sầu riêng – Phạm Hổ)

– Đồng nghĩa:
Nửa đêm giờ tí canh ba
Vợ tôi con gái đàn bà nữ nhi.
(Ca dao)
– Gần nghĩa:
Chàng cóc ơi! Chàng cóc ơi!
Thiếp bén duyên chàng có thế thôi
Nòng nọc đứt đuôi từ đây nhé
Nghìn vàng khôn chuộc dấu bôi vôi.
(Trích Khóc Tổng Cóc – Hồ Xuân Hương)
 Chơi chữ được sử dụng trong cuộc sống hàng ngày, thường trong văn thơ,
đặc biệt là trong văn thơ trào phúng, trong câu đối, câu đố…
– Tạo sắc thái dí dỏm, hài hước; làm câu văn hấp dẫn và thú vị.
– Thể hiện thái độ tình cảm của người viết.

C. BIỆN PHÁP TU TƯ NGỮ PHÁP
ĐIỆP NGỮ/ ĐIỆP CẤU TRÚC (LẶP CÚ PHÁP)
Khái – Khi nói hoặc viết, người ta có thể dùng biện pháp lặp lại từ ngữ (hoặc cả một câu)
niệm để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh. Cách lặp lại như vậy gọi là phép điệp ngữ; từ
ngữ được lặp lại gọi là điệp ngữ.
– Ví dụ minh họa:
Hoa giãi nguyệt, nguyệt in một tấm
Nguyệt lồng hoa, hoa thắm từng bông
Nguyệt hoa, hoa nguyệt trùng trùng
Trước hoa dưới nguyệt trong lòng xiết đau.
19


Chiến lược chinh phục kì thi THPT Quốc gia 2018 – ThS. Nguyễn Thành Huân…


(Trích Chinh phụ ngâm – Đặng Trần Côn)
Các
dạng
điệp
ngữ

 Điệp phụ âm đầu
– Là biện pháp tu từ dùng sự trùng điệp âm hưởng bằng cách lặp lại cùng một phụ âm
đầu nhằm mục đích tăng sức biểu hiện, tăng nhạc tính của câu thơ.
– Ví dụ minh họa
Nỗi niềm chi rứa Huế ơi!
Mà mưa xối xả trắng trời Thừa Thiên.
(Nước non ngàn dặm – Tố Hữu)
+ Nhận xét: sự lặp lại các cặp phụ âm đầu n – n (nỗi niềm), m – m (mà mưa), x –x
(xối xả), tr – tr (trắng trời), Th – Th (Thừa Thiên) một cách liên tiếp, gối đầu lên
nhau tạo nên ấn tượng mạnh mẽ về những cơn mưa triền miên, dai dẳng, khắc sâu
thêm tâm trạng đau đáu của tác giả về Huế.
 Điệp vần
– Điệp vần là biện pháp tu từ ngữ âm, trong đó người ta cố ý tạo ra sự trùng điệp về
âm hưởng bằng cách lặp lại những âm tiết có phần giống nhau, nhằm mục đích tăng
sức biểu cảm, tăng nhạc tính cho câu thơ.
– Điệp vần là một biện pháp tu từ rất phổ biến. Trước hết là thơ ca rồi đến ca dao, tục
ngữ, thành ngữ, văn xuôi và cả trong giao tiếp hàng ngày. Nói đến điệp vần là trùng
điệp cả âm chính, âm cuối và hầu hết cả thanh điệu.
– Ví dụ minh họa:
Em không nghe mùa thu
Dưới trăng mờ thổn thức
Em không nghe rạo rực
Hình ảnh kẻ chinh phu
Trong lòng người cô phụ.

(Trích Tiếng thu – Lưu Trọng Lư)
 Điệp thanh
– Điệp thanh là biện pháp tu từ ngữ âm, trong đó người ta sử dụng lặp lại các thanh
điệu cùng nhóm (bằng/trắc) để tạo ra sự cộng hưởng về ý nghĩa, tăng tính nhạc cho
câu thơ.
– Ví dụ minh họa:
Tài cao phận thấp chí khí uất
Giang hồ mê chơi quên quê hương.
(Trích Thăm mả cũ bên đường – Tản Đà)
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời.
(Trích Tây Tiến – Quang Dũng)
 Điệp ngữ cách quãng
– Điệp ngữ cách quãng là những từ được lặp lại có ngăn cách bởi các từ khác.
– Ví dụ minh họa:
Buồn trông cửa bể chiều hôm
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?
Buồn trông ngọn nước mới sa
Hoa trôi man mác biết là về đâu?
Buồn trông nội cỏ rầu rầu
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh
Buồn trông gió cuốn mặt duềnh
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.
(Kiều ở lầu Ngưng Bích, trích Truyện Kiều – Nguyễn Du)
 Điệp ngữ nối tiếp
20


Chiến lược chinh phục kì thi THPT Quốc gia 2018 – ThS. Nguyễn Thành Huân…


– Điệp ngữ nối tiếp những từ ngữ được lặp lại đứng trực tiếp cạnh nhau.
– Ví dụ minh họa:
Người ta đi cấy lấy công
Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề
Trông trời, trông đất, trông mây
Trông mưa, trông gió, trông ngày, trông đêm
Trông cho chân cứng đá mềm
Trời êm, biển lặng mới yên tấm lòng.

Tác
dụn
g

(Ca dao)
 Điệp ngữ chuyển tiếp (điệp ngữ vòng tròn)
– Điệp ngữ chuyển tiếplà từ ngữ đứng cuối câu trước trở thành từ ngữ đứng ngay đầu
câu sau.
– Ví dụ minh họa:
Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy
Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu
Ngàn dâu xanh ngắt một màu
Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?
(Sau phút chia li, trích Chinh phụ ngâm, bản dịch Đoàn Thị Điểm)
 Điệp cấu trúc
– Điệp cấu trúc là biện pháp lặp đi lặp lại một cấu trúc cú pháp trong đó có láy lại một
số từ nhất định và cùng diễn đạt một nội dung chủ đề.
– Tác dụng của biện pháp này là vừa triển khai được ý một cách hoàn chỉnh, vừa làm
cho người nghe dễ nhớ, dễ hiểu; đồng thời bổ sung và phát triển cho ý hoàn chỉnh; tạo
cho câu văn, câu thơ một vẻ đẹp hài hòa, cân đối.
– Ví dụ minh họa:

Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang
Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình
Rừng thu trăng rọi hòa bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung.
(Trích Việt Bắc – Tố Hữu)
– Nhấn mạnh, tô đậm ấn tượng, tăng hiệu quả diễn đạt: nhấn mạnh, tạo ấn tượng, gợi
liên tưởng, cảm xúc, biểu cảm.
– Tạo tính nhạc, nhịp điệu cho câu/ đoạn văn bản.

TƯƠNG PHAN/ PHÉP NGHỊCH ĐỐI
Khái – Là biện pháp tu từ sử dụng từ ngữ đối lập, trái ngược nhau để tăng hiệu quả diễn
niệm đạt.
– Ví dụ minh họa:
Thương thay thân phận con rùa
Xuống sông đội đá, lên đình đội bia.
(Ca dao)
Các  Tiểu đối (tự đối): các yếu tố đối xuất hiện trong nội bộ một câu, một dòng.
kiểu – Đối giữa một/ hai vế của câu:
đối
Lên thác, xuống ghềnh.
(Thành ngữ)
Uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ.
(Trích Hịch tướng sĩ – Trần Quốc Tuấn)
21


Chiến lược chinh phục kì thi THPT Quốc gia 2018 – ThS. Nguyễn Thành Huân…


Tác
dụn
g

 Trường đối (bình đối): dòng trên và dòng dưới, đoạn trên và đoạn dưới đối nhau.
– Đối giữa câu trên và câu dưới:
Trèo lên cây bưởi hái hoa
Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân
Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc
Em có chồng anh tiếc lắm thay.
(Ca dao)
Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn
Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ.
(Trích Bình Ngô đại cáo – Nguyễn Trãi)
– Đối về cấu trúc, về ý, giữa câu trên và câu dưới:
Còn tiền còn bạc còn đệ tử
Hết tiền, hết rượu, hết ông tôi.
(Trích Thói đời – Nguyễn Bỉnh Khiêm)
Lúc khó thì chẳng ai nhìn
Đến khi đỗ Trạng chín nghìn anh em.
(Ca dao)
– Đối giữa hai vế của câu bát:
Vầng trăng ai xẻ làm đôi
Nửa in gối chiếc nửa soi dặm trường.
(Thúc Sinh từ biệt Thúy Kiều, trích Truyện Kiều – Nguyễn Du)
– Gợi sự phong phú về ý nghĩa (tương đồng và tương phản).
– Tạo ra sự hài hoà về thanh.
– Nhấn mạnh ý, gợi hình ảnh sinh động, tạo nhịp điệu cho lời nói…

LIỆT KÊ

Khái – Là sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả đầy đủ, sâu sắc hơn
niệm những khía cạnh khác nhau của thực tế hay tư tưởng, tình cảm.
– Ví dụ minh họa:
Cưới nàng anh toan dẫn voi
Anh sợ quốc cấm nên voi không bàn
Dẫn trâu sợ họ máu hàn
Dẫn bò sợ họ nhà nàng co gân
Miễn là có thú bốn chân
Dẫn con chuột béo mời dân mời làng.
(Ca dao hài hước)
Các Xét về mặt cấu tạo và ý nghĩa có thể phân chia thành các kiểu liệt kê như sau:
kiểu  Cấu tạo: liệt kê theo từng cặp và liệt kê không theo từng cặp
liệt
– Liệt kê theo từng cặp

Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và
của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy.
(Trích Tuyên ngôn Độc lập – Hồ Chí Minh)
– Liệt kê không theo từng cặp
Tin vui chiến thắng trăm miền
Hòa Bình, Tây Bắc, Điện Biên vui về
Vui từ Đồng Tháp, An Khê
Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng.
(Trích Việt Bắc – Tố Hữu)
22


Chiến lược chinh phục kì thi THPT Quốc gia 2018 – ThS. Nguyễn Thành Huân…

Tác

dụn
g

 Ý nghĩa: liệt kê tăng tiến và liệt kê không tăng tiến
– Liệt kê tăng tiến
Tỉnh lại em ơi, qua rồi cơn ác mộng
Em đã sống lại rồi, em đã sống!
Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung
Không giết được em, người con gái anh hùng!
(Trích Người con gái anh hùng – Trần Thị Lí, Tố Hữu)
– Liệt kê không tăng tiến
Tre, nứa, trúc, mai, vầu mấy chục loại khác nhau, nhưng cùng một mầm măng non
mọc thẳng.
(Trích Cây tre Việt Nam – Thép Mới)
– Diễn tả cụ thể hơn, toàn diện hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế cuộc sống
hay của tư tưởng, tình cảm.

CÂU HỎI TU TƯ
Khái – Là đặt câu hỏi nhưng không đòi hỏi câu trả lời mà nhằm nhấn mạnh một ý nghĩa
niệm khác.
– Ví dụ minh họa:
Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?
Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn
Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới?
(Trích Nhớ rừng – Thế Lữ)
Tác – Bộc lộ cảm xúc, tâm tư, hoặc để khẳng định ý kiến.
dụn – Ví dụ minh họa:
g
Em là ai? Cô gái hay nàng tiên

Em có tuổi hay không có tuổi
Mái tóc em đây hay là mây là suối
Đôi mắt em nhìn hay chớp lửa đêm giông
Thịt da em hay là sắt là đồng?
(Trích Người con gái Việt Nam – Tố Hữu)
 Nhận xét: Nhà thơ Tố Hữu đã bày tỏ sự ngạc nhiên và đầy khâm phục về hình ảnh
chị Trần Thị Lí, người con gái Việt Nam không chịu khuất phục trước những đòn tra
tấn tàn bạo của kẻ thù xâm lược.
CHÊM XEN
Khái – Là chêm vào câu một cụm từ không trực tiếp có quan hệ đến quan hệ ngữ pháp
niệm trong câu, nhưng có tác dụng rõ rệt để bổ sung thông tin cần thiết hay bộc lộ cảm xúc.
Thường đứng sau dấu gạch nối hoặc trong ngoặc đơn.
– Ví dụ minh họa:
Cô bé nhà bên (có ai ngờ)
Cũng vào du kích!
Hôm gặp tôi vẫn cười khúc khích
Mắt đen tròn (thương thương quá đi thôi).
(Trích Quê hương – Giang Nam)
23


Chiến lược chinh phục kì thi THPT Quốc gia 2018 – ThS. Nguyễn Thành Huân…

Tác
dụn
g

– Tăng tính biểu cảm.
– Bổ sung thêm thông tin.
– Ví dụ minh họa:

Nhà thơ Tố Hữu, lá cờ đầu của văn học cách mạng Việt Nam hiện đại, đã viết bài
thơ Việt Bắc vào những ngày rời chiến khu Việt Bắc trở về Thủ đô Hà Nội. Bài thơ
thắm đượm cảm xúc lưu luyến và tình cảm sâu nặng của tác giả đối với Việt Bắc, nơi
đã nuôi dưỡng cán bộ và quân đội cách mạng trong suốt chín năm trường kì
kháng chiến. Bài thơ là một thi phẩm đặc sắc của thơ ca cách mạng Việt Nam.
 Nhận xét:
– Thành phần chêm xen được in đậm.
– Tác dụng: Cung cấp thêm thông tin cần thiết về nhà thơ Tố Hữu và địa danh Việt
Bắc.

ĐAO NGỮ
Khái – Đảo ngữ là biện pháp tu từ thay đổi trật tự cấu tạo ngữ pháp thông thường của câu,
niệm nhằm nhấn mạnh ý, nhấn mạnh đặc điểm của đối tượng và làm câu thơ, câu văn thêm
sinh động, gợi cảm, hài hòa về âm thanh… mà không làm thay đổi nội dung thông
báo của câu.
– Ví dụ minh họa:
Đã tan tác những bóng thù hắc ám
Đã sáng lại trời thu tháng Tám.
(Trích Ta đi tới – Tố Hữu)
Tác – Nhấn mạnh gây ấn tượng về nội dung biểu đạt.
dụn – Ví dụ minh họa:
g
Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông chợ mấy nhà.
(Trích Qua Đèo Ngang – Bà Huyện Thanh Quan)
 Nhận xét: Đảo vị trí của vị ngữ góp phần nhấn mạnh cảnh sắc thiên nhiên lúc
hoàng hôn: cảnh vật thì hoang sơ, con người thì thưa thớt  bức tranh thiên nhiên và
cuộc sống hoang vắng, tiêu sơ trước vũ trụ rộng lớn.

CÁC PHÉP LIÊN KẾT

Khái
niệm
Cách
nhận biết

PHÉP LẶP
– Phép lặp là cách dùng đi dùng lại một yếu tố ngôn ngữ, ở những bộ phận khác
nhau (trước hết ở đây là những câu khác nhau) của văn bản nhằm liên kết chúng
lại với nhau.
– Phép lặp thường lặp lại yếu tố ngữ âm, từ vựng hoặc cú pháp.

24


Chiến lược chinh phục kì thi THPT Quốc gia 2018 – ThS. Nguyễn Thành Huân…

Các
cách
lặp

Tác dụng

Khái
niệm

Cách
nhận biết

 Lặp ngữ âm
– Lặp ngữ âm là hiện tượng hiệp vần và cắt nhịp đều đặn các câu trong văn bản.

Vai trò của lặp ngữ âm rất hiển nhiên trong thơ. Có trường hợp văn bản tồn tại
chủ yếu bằng liên kết vần nhịp, không có liên kết ở mặt ý nghĩa.
– Ví dụ minh họa:
Sông kia rày đã nên đồng
Chỗ làm nhà cửa chỗ trồng ngô khoai
Vẳng nghe tiếng ếch bên tai
Giật mình còn tưởng tiếng ai gọi đò.
(Sông lấp – TrầnTế Xương)
 Lặp từ vựng
– Lặp từ vựng là nhắc lại những từ ngữ nhất định ở những phần không quá xa
nhau trong văn bản nhằm tạo ra tính liên kết giữa những phần ấy với nhau.
– Ví dụ minh họa:
Chị Lan từ trong buồng đi ra, khệ nệ ôm cái thúng quần áo đặt lên đầu phản.
Mẹ sơn lật cái ví buồm, lục đống quần áo rét. Sơn nhận ra cũng những cái áo
Sơn đã từng mặc năm ngoái, năm kia, một cái áo vệ sinh màu nâu sẫm với cái
áo dạ khâu chie đỏ. Sơn cầm giơ cái áo lên, thấy mát lạnh cả tay.
(Trích Gió lạnh đầu mùa – Thạch Lam)
 Lặp cấu trúc cú pháp
– Lặp cú pháp là dùng nhiều lần một kiểu cấu tạo cú pháp nào đó (có thể nguyên
vẹn hoặc biến đổi chút ít) nhằm tạo ra tính liên kết ở những phần văn bản chứa
chúng. Lặp những cấu tạo cú pháp đơn giản và ngắn gọn để gây hiệu quả và
nhịp điệu, nhờ đó gia tăng được tính liên kết.
– Ví dụ minh họa:
Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước.
(Trích Sóng – Xuân Quỳnh)
– Liên kết câu.
– Nhấn mạnh ý.
PHÉP THẾ
– Phép thế là cách thay những từ ngữ nhất định bằng những từ ngữ có ý nghĩa

tương đương (cùng chỉ sự vật ban đầu, còn gọi là có tính chất đồng chiếu) nhằm
tạo tính liên kết giữa các phần văn bản chứa chúng.
– Dùng phép thế không chỉ có tác dụng tránh lặp đơn điệu, mà còn có tác dụng
tu từ nếu chọn được những từ ngữ thích hợp cho từng trường hợp dùng.
– Dùng từ đồng nghĩa và đại từ để thay thế.

25


×