Tải bản đầy đủ (.pdf) (189 trang)

(Luận án tiến sĩ) Vai trò của gia đình đối với việc hình thành và phát triển nhân cách cho thế hệ trẻ ở tỉnh Hải Dương hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.54 MB, 189 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐCGIA
HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

PHẠM THỊ THẮM

VAI TRÒ CỦA GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI SỰ HÌNH THÀNH
VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH CHO THẾ HỆ TRẺ
Ở TỈNH HẢI DƢƠNG HIỆN NAY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC

HÀ NỘI – 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

PHẠM THỊ THẮM

VAI TRÒ CỦA GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI SỰ HÌNH THÀNH
VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH CHO THẾ HỆ TRẺ
Ở TỈNH HẢI DƢƠNG HIỆN NAY


NGÀNH: TRIẾT HỌC
MÃ SỐ: 9229001

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. PGS,TS. Nguyễn Đình Tƣờng
2. PGS,TS. Bùi Thị Thanh Hƣơng

HÀ NỘI – 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình trên là do chính tôi thực hiện với sự
hƣớng dẫn của PGS,TS Nguyễn Đình Tƣờng; PGS,TS Bùi Thị Thanh Hƣơng.
Các số liệu, tài liệu trong luận án là hoàn toàn trung thực.
Tác giả

Phạm Thị Thắm


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ... 5
1. Các công trình nghiên cứu về gia đình, nhân cách, thế hệ trẻ ................. 5
1.1. Các công trình nghiên cứu về gia đình ............................................ 5
1.2. Các công trình nghiên cứu về nhân cách ......................................... 9
1.3. Các công trình nghiên cứu về thế hệ trẻ ........................................ 11
2. Các công trình nghiên cứu về thực trạng vai trò của gia đình đối với sự hình
thành và phát triển nhân cách cho thế hệ trẻ ở Việt Nam và tỉnh Hải Dƣơng ... 15
2.1. Các nghiên cứu về thực trạng vai trò của gia đình đối với sự hình
thành và phát triển nhân cách cho thế hệ trẻ ỏ Việt Nam ..................... 15

2.2. Những đánh giá về thực trạng vai trò của gia đình đối với sự hình
thành và phát triển nhân cách cho thế hệ trẻ ở tỉnh Hải Dƣơng ........... 19
3. Những nghiên cứu về định hƣớng, giải pháp nhằm phát huy vai trò của
gia đình đối với sự hình thành và phát triển nhân cách cho thế hệ trẻ ở Việt
Nam hiện nay ............................................................................................. 21
4. Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu trong luận án .................. 22
Chƣơng 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NHÂN CÁCH VÀ VAI
TRÒ CỦA GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
NHÂN CÁCH CHO THẾ HỆ TRẺ............................................................. 24
1.1. Nhân cách và tiền đề hình thành, phát triển nhân cách ...................... 24
1.1.1. Khái niệm và cấu trúc nhân cách ................................................ 24
1.1.2. Tiền đề hình thành, phát triển nhân cách .................................... 39
1.2. Thế hệ trẻ, nhân cách của thế hệ trẻ và vai trò của gia đình đối với
việc hình thành, phát triển nhân cách cho thế hệ trẻ .................................. 46
1.2.1. Khái niệm “thế hệ trẻ”, “nhân cách thế hệ trẻ” .......................... 46
1.2.2. Gia đình và vai trò của gia đình đối với sự hình thành và phát
triển nhân cách cho thế hệ trẻ ............................................................... 54
1.3. Những nhân tố ảnh hƣởng đến vai trò của gia đình đối với sự hình thành,
phát triển nhân cách cho thế hệ trẻ hiện nay ................................................ 66
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG VAI TRÒ CỦA GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI SỰ
HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH CHO THẾ HỆ TRẺ Ở
TỈNH HẢI DƢƠNG HIỆN NAY VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ......... 81
2.1. Điều kiện tự nhiên – xã hội, đặc điểm nhân cách thế hệ trẻ ở tỉnh Hải
Dƣơng hiện nay. .............................................................................................. 81


2.1.1. Điều kiện tự nhiên – xã hội tác động tới việc thực hiện vai trò của
gia đình với sự hình thành và phát triển nhân cách cho thế hệ trẻ ở tỉnh
Hải Dƣơng hiện nay ............................................................................... 81
2.1.2. Đặc điểm nhân cách thế hệ trẻ ở tình Hải Dƣơng hiện nay ........ 91

2.2. Thực trạng vai trò của gia đình đối với sự hình thành và phát triển
nhân cách cho thế hệ trẻ ở tỉnh Hải Dƣơng hiện nay ................................. 94
2.2.1. Vai trò của gia đình trong chăm sóc sức khỏe, phát triển thể chất
tạo nên nền tảng sinh học cho nhân cách cá nhân. ............................... 95
2.2.2 Vai trò của gia đình trong giáo dục, truyền thụ những tri thức, kinh
nghiệm sống, kinh nghiệm sản xuất đối với hình thành nhân cách cá nhân .. 105
2.2.3. Vai trò của gia đình trong việc nuôi dƣỡng tâm hồn, tâm lý, tình
cảm tạo nên nền tảng tinh thần cho sự hình thành và phát triển nhân
cách thế hệ trẻ ..................................................................................... 113
2.2.4. Vai trò của gia đình trong định hƣớng và điều chỉnh quá trình
hình thành và phát triển nhân cách cho thế hệ trẻ .............................. 123
2.3. Một số vấn đề đặt ra về vai trò của gia đình đối với sự hình thành và
phát triển nhân cách thế hệ trẻ ở tỉnh Hải Dƣơng hiện nay ..................... 127
Chƣơng 3: MỘT SỐ NHÓM GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT
HUY VAI TRÒ CỦA GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI SỰ HÌNH THÀNH VÀ
PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH CHO THẾ HỆ TRẺ Ở TỈNH HẢI
DƢƠNG HIỆN NAY ................................................................................... 134
3.1. Nhóm giải pháp về phát triển kinh tế - xã hội nhằm nâng cao đời sống
vật chất, tinh thần cho các gia đình ở tỉnh Hải Dƣơng ............................ 134
3.2. Nhóm giải pháp nâng cao nhận thức về vai trò của gia đình đối với sự
hình thành, phát triển nhân cách cho thế hệ trẻ ....................................... 141
3.3. Nhóm giải pháp kết hợp phát huy giá trị gia đình truyền thống và gia
đình hiện đại ............................................................................................. 146
3.4. Nhóm giải pháp kết hợp gia đình, nhà trƣờng, xã hội trong giáo dục
nhằm hình thành và phát triển nhân cách cho thế hệ trẻ .......................... 151
KẾT LUẬN .................................................................................................. 160
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 163
PHỤ LỤC ..................................................................................................... 172



1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Con ngƣời là mục tiêu trung tâm của mọi sự phát triển xã hội. Nội dung
xuyên suốt của học thuyết Mác – Lênin là giải phóng và phát triển con ngƣời
toàn diện. Mục tiêu suốt cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng vì sự nghiệp
giải phóng cho “đồng bào” lao khổ, đấu tranh giành hạnh phúc nhân dân, xây
dựng con ngƣời mới phát triển toàn diện, một nội dung quan trọng là xây dựng
nhân cách vừa “hồng” vừa “chuyên”. Nhân cách hình thành và phát triển từ
chính chủ thể - cá nhân mỗi con ngƣời, đồng thời lại bị chi phối, đáp ứng đòi hỏi
của sự phát triển của xã hội ở từng giai đoạn lịch sử cụ thể. Xã hội ngày càng
phát triển con ngƣời ngày càng vƣợt xa bản tính tự nhiên - bản năng của mình,
hƣớng tới trình độ xã hội hóa, ngày càng phát triển toàn diện hơn.
Trong bất cứ giai đoạn phát triển nào, thế hệ trẻ đều có vai trò vô cùng
quan trọng, họ là chủ nhân của tƣơng lai mỗi quốc gia – dân tộc. Đất nƣớc ta
trong 30 năm đổi mới đã cho thấy sự phát triển vƣợt bậc về kinh tế - xã hội, đời
sống vật chất, tinh thần ngày càng đƣợc nâng cao. Thế hệ trẻ đang đƣợc hƣởng
thụ nhiều thành quả to lớn về điều kiện vật chất, tinh thần, khoa học - công nghệ,
kỹ thuật. Đồng thời họ luôn bộc lộ những mặt ƣu việt so với những thế hệ đi
trƣớc nhƣ: khả năng cập nhật, tiếp thu, phát triển khoa học công nghệ, trình
độ ngoại ngữ khá, có tinh thần làm chủ, chủ động tìm kiếm cơ hội; nhanh
nhạy tiếp thu hệ giá trị mới; có ý thức hoàn thiện bản thân và phát triển cộng
đồng… Tuy nhiên do tác động của cơ chế kinh tế thị trƣờng; thời kỳ quá độ
còn tồn tại đan xen các yếu tố cũ, lạc hậu và những giá trị mới, tiến bộ, sự
phát triển của thế hệ trẻ đang gặp một môi trƣờng nhiều cơ hội song cũng ẩn
chứa rất nhiều thách thức. Việc hình thành một nhân cách tốt đẹp, tiến bộ cho
thế hệ tƣơng lai là tối cần thiết, phụ thuộc lớn vào sự kết hợp của gia đình,
nhà trƣờng, xã hội, trong đó gia đình là một nhân tố đặc biệt.
Gia đình với tính cách là một “xã hội thu nhỏ” "mỗi gia đình là một tế bào
của xã hội", một môi trƣờng tác động trực tiếp và thƣờng xuyên đối với mỗi cá

nhân, có vai trò to lớn trong việc hình thành nhân cách ở mỗi con ngƣời. Mỗi
"tế bào của xã hội" phát triển khỏe mạnh thì mới tạo ra một xã hội "thực sự
khỏe mạnh". Vai trò của gia đình đối với sự hình thành, phát triển nhân cách
con ngƣời đƣợc Đảng ta khẳng định trong Văn kiện Đại hội XI: “Gia đình là
môi trƣờng quan trọng, trực tiếp giáo dục nếp sống và hình thành nhân cách”.
Gia đình góp phần chăm lo xây dựng con ngƣời Việt Nam giàu lòng yêu nƣớc,


2
có ý thức làm chủ, trách nhiệm công dân, có tri thức, sức khỏe, lao động giỏi,
sống có văn hóa, nghĩa tình, có tinh thần quốc tế chân chính. Trong ý thức
hệ của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, gia đình bao giờ cũng đƣợc coi là tổ
ấm, là môi trƣờng đầu tiên làm phát sinh, nuôi dƣỡng thể lực; trí lực; những
tình cảm trong sáng, tốt đẹp, hình thành nên nhân cách con ngƣời Việt
Nam. Tuy nhiên trƣớc sự phát triển nhanh chóng về kinh tế - xã hội đặt ra rất
nhiều thách thức trong việc thực hiện các nhiệm vụ, chức năng của gia đình
hiện nay. Một bộ phận thế hệ trẻ và gia đình của họ đang rơi vào tình trạng
lúng túng, hoang mang, mâu thuẫn trong quá trình giáo dục, định hƣớng, lựa
chọn và phát triển nhân cách cho con em của mình.
Hải Dƣơng là tỉnh nằm trong vùng trọng điểm kinh tế của miền Bắc, điều
kiện kinh tế, chính trị, văn hóa của tỉnh đã và đang có sự phát triển mạnh, đời
sống nhân dân đã đƣợc cải thiện đáng kể, thế hệ trẻ đƣợc nuôi dƣỡng, chăm sóc
tốt hơn vừ đƣợc tiếp cận cơ hội học tập tiến bộ. Nhƣng bên cạnh đó, len lỏi vào
trong mỗi gia đình, hiện đang tồn tại những vấn đề mang tính báo động, đó là sự
xuống cấp về nhân cách của một bộ phận dân cƣ, đặc biệt là thế hệ trẻ. Trong
một số gia đình đang có những biểu hiện khủng hoảng về giá trị đạo đức, trong
đó phải kể đến những giá trị gia đình truyền thống tốt đẹp đang dần bị xói mòn
bởi sự thao túng của đồng tiền; biểu hiện của lối sống thiếu văn hóa, những tình
trạng ly thân, ly hôn, ngoại tình, tình trạng bạo lực gia đình... đều đang hiện diện
ở mức độ đáng báo động; tỷ lệ thanh thiếu niên hƣ, bạo lực học đƣờng, bỏ học,

rơi vào tệ nạn xã hội, vi phạm pháp luật có xu hƣớng tăng. Điều này đang có
nguy cơ trở thành vấn nạn các gia đình, xã hội, đặc biệt là những biểu hiện lệch
lạc trong sự hình thành và phát triển nhân cách và sự bất ổn trong tâm lý của một
bộ phận thế hệ trẻ hiện nay.
Không ít gia đình ở Hải Dƣơng hiện nay (và Việt Nam nói chung) nhận
thức chƣa đúng về vai trò của mình trong việc hình thành và phát triển nhân cách
cho thế hệ trẻ, còn coi đó là nhiệm vụ của nhà trƣờng, xã hội, nên đã tạo ra
những hậu quả đối với gia đình mình và gây ảnh hƣởng lớn cho xã hội. Vì vậy,
việc phát huy vai trò gia đình trong sự hình thành và phát triển nhân cách hoàn
thiện cho thế hệ trẻ ở tỉnh Hải Dƣơng là một yêu cầu cấp bách hiện nay.
Với mong muốn góp một phần vào giải quyết vấn đề thực tế này, tôi chọn:
“Vai trò của gia đình đối với việc hình thành và phát triển nhân cách cho thế
hệ trẻ ở tỉnh Hải Dương hiện nay” làm đề tài luận án tiến sĩ triết học.


3
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở làm rõ lý luận và thực trạng vai trò của gia đình đối với sự
hình thành và phát triển nhân cách cho thế hệ trẻ ở tỉnh Hải Dƣơng, luận án đề
xuất các nhóm giải pháp chủ yếu nhằm phát huy vai trò của gia đình đối với sự
hình thành và phát triển nhân cách cho thế hệ trẻ ở tỉnh Hải Dƣơng hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt đƣợc mục đích trên luận án tập trung vào các nhiệm vụ sau đây:
+ Phân tích tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài.
+ Phân tích, làm rõ lý luận về nhân cách, sự hình thành và phát triển nhân
cách, thế hệ trẻ và gia đình, vai trò của gia đình đối với sự hình thành và phát
triển nhân cách cho thế hệ trẻ.
+ Phân tích thực trạng vai trò của gia đình và những vấn đề đặt ra đối với
sự hình thành và phát triển nhân cách cho thế hệ trẻ ở tỉnh Hải Dƣơng hiện nay.

+ Đề xuất một số nhóm giải pháp chủ yếu nhằm phát huy vai trò của gia
đình đối với sự hình thành và phát triển nhân cách cho thế hệ trẻ ở tỉnh Hải
Dƣơng hiện nay.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận án tập trung nghiên cứu về vai trò của gia đình đối với sự hình thành
và phát triển nhân cách cho thế hệ trẻ ở tỉnh Hải Dƣơng hiện nay
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về thời gian, luận án tập trung nghiên cứu vai trò của gia đình đối với sự
hình thành và phát triển nhân cách cho thế hệ trẻ ở tỉnh Hải Dƣơng trong giai
đoạn từ năm 2006 đến nay. Luận án chủ yếu nghiên cứu đối tƣợng thế hệ trẻ là
thanh, thiếu niên trong độ tuổi từ 0 – 18 tuổi; lứa tuổi diễn ra sự hình thành, phát
triển nhân cách quan trọng nhất trong cuộc đời mỗi con ngƣời; đồng thời cũng là
lứa tuổi cần sự nuôi dƣỡng, chăm sóc lớn nhất từ phía gia đình.
4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
Cơ sở lý luận của luận án là những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin,
Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và những quan điểm của Đảng ta trong thời kỳ đổi mới
liên quan đến gia đình, vai trò của gia đình đối với việc hình thành và phát triển
nhân cách cho thế hệ trẻ.
Luận án kế thừa những kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học và các
công trình nghiên cứu có liên quan.


4
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Phƣơng pháp luận: Luận án đƣợc thực hiện trên cơ sở vận dụng
phƣơng pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật
lịch sử.
Phƣơng pháp cụ thể: phƣơng pháp logic và lịch sử; phƣơng pháp phân

tích, so sánh, tổng hợp; điều tra xã hội học; quan sát, thống kê; tổng kết thực
tiễn; tham vấn …
5. Những đóng góp mới của luận án
- Vận dụng sáng tạo lý luận mác – xít về vai trò của gia đình đối với sự
hình thành và phát triển nhân cách cho thế hệ trẻ vào thực tiễn tỉnh Hải Dƣơng.
- Phân tích, làm rõ lý luận về nhân cách, sự hình thành và phát triển nhân
cách, thế hệ trẻ và gia đình, vai trò của gia đình đối với sự hình thành và phát
triển nhân cách cho thế hệ trẻ.
- Luận án góp phần làm rõ thêm những luận cứ và luận chứng cho các
nhóm giải pháp chủ yếu nhằm phát huy vai trò của gia đình đối với sự hình thành
và phát triển nhân cách cho thế hệ trẻ ở tỉnh Hải Dƣơng hiện nay.
- Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần làm rõ hơn tầm quan trọng
của gia đình đối với việc hình thành và phát triển nhân cách của thế hệ trẻ từ
hƣớng tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu dƣới góc độ chính trị - xã hội.
6. Ý nghĩa của luận án
Luận án tập trung nghiên cứu và làm sáng tỏ thêm những luận điểm,
các vấn đề lý luận và thực tiễn về gia đình, vai trò của gia đình. Luận án đóng
góp thêm tài liệu để các bậc cha mẹ tham khảo nhằm phát huy vai trò của gia
đình đối với quá trình nuôi dƣỡng, giáo dục thế hệ trẻ.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài,
kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận án đƣợc kết cấu thành 3
chƣơng, 9 tiết.


5
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1. Các công trình nghiên cứu về gia đình, nhân cách, thế hệ trẻ
1.1. Các công trình nghiên cứu về gia đình
Gia đình - “tế bào xã hội” là cấu trúc quan trọng tác động to lớn tới sự

hình thành và phát triển xã hội. Chính vì vậy gia đình là một lĩnh vực đƣợc rất
nhiều ngành khoa học quan tâm nghiên cứu ở nhiều góc độ, khía cạnh khác
nhau. Các nghiên cứu này góp phần thúc đẩy sự phát triển tiến bộ của gia đình
đồng thời góp phần làm cho phát triển tiến bộ xã hội con ngƣời. Đã có rất nhiều
công trình nghiên cứu về gia đình tuy nhiên trong phạm vi nghiên cứu của đề tài,
tác giả đi sâu tìm hiều những nghiên cứu về gia đình liên quan đến nội dung tác
động sự hình thành và phát triển nhân cách của thế hệ trẻ. Những công trình này
là tài liệu quan trọng, là cơ sở cho sự hình thành và phát triển những nội dung
nghiên cứu của tác giả. Cụ thể:
Khuất Thu Hồng (chủ biên) xuất bản năm 1996, "Gia đình truyền thống"
[36]. Cuốn sách cung cấp một cách nhìn khoa học về hôn nhân gia đình truyền
thống của ngƣời Việt Nam thông qua phỏng vấn sâu các cụ ông, cụ bà ở thành
thị nông thôn, với mong muốn gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa truyền
thống trong gia đình. Bên cạnh đó cũng thấy đƣợc những biểu hiện của những
phong tục không thích hợp với cuộc sống hiện đại ngày nay.
Trần Hữu Tòng – Trƣơng Thìn (Chủ biên): “Xây dựng gia đình văn hóa
trong sự nghiệp đổi mới” [97]. Sách tập trung làm rõ một số vấn đề cơ bản về
văn hoá gia đình và gia đình văn hoá. Nêu ra một số bài học kinh nghiệm và định
hƣớng cho công tác xây dựng gia đình văn hoá Việt Nam trên con đƣờng xây
dựng dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội công bằng và văn minh. Sách còn phản ánh
thực tiễn các vấn đề gia đình hiện nay đang đƣợc xã hội quan tâm.
Lê Thi (2002), "Gia đình Việt Nam trong bối cảnh đất nước đổi mới"
[105]. Trong cuốn sách tác giả đã làm rõ quá trình đổi mới đất nƣớc đã và đang
làm cho gia đình có những biến đổi về cấu trúc, quy mô, chức năng của gia đình.
Trong đó mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình đã có nhiều thay đổi.
Vũ Tuấn Huy (chủ biên) xuất bản năm 2003, "Mâu thuẫn vợ chồng trong
gia đình và những yếu tố ảnh hưởng", [38]. Mâu thuẫn và sự căng thẳng trong
quan hệ vợ và chồng trong đời sống hôn nhân và gia đình xảy ra do sự không



6
phù hợp giữa kỳ vọng và sự thực hiện các vai trò. Mặc dù có nhiều hành vi do
những mâu thuẫn bên trong, ở đề tài này tác giả chủ yếu xem xét những mâu
thuẫn bên ngoài liên quan đến vấn đề hôn nhân. Mâu thuẫn thƣờng là nhiều
chiều và phức tạp. Trong quan hệ hôn nhân nếu ngƣời này không chú ý đến nhu
cầu của ngƣời kia, mâu thuẫn không đƣợc giải quyết dẫn đến xung đột liên tục sẽ
làm cho hôn nhân trở nên xấu đi. Trong cuốn sách tác giả gợi mở cho bạn đọc
kiểm soát và giải quyết các xung đột. Đây là cơ sở quan trọng để tác giả luận án
nhìn nhận đánh giá mối quan hệ vợ chồng – thế hệ cha mẹ, ông bà từ những mâu
thuẫn này sẽ ảnh hƣởng tới quá trình giáo dục, tâm lý, tình cảm và định hình
nhân cách của thế hệ trẻ khá lớn.
Vũ Tuấn Huy (2004) “ Xu hướng gia đình ngày nay” (một vài đặc điểm từ
nghiên cứu thực nghiệm tại tỉnh Hải Dƣơng) [39]. Công trình nghiên cứu đã
phân tích về sự biến đổi về gia đình, nhấn mạnh đến sự biến đổi cơ cấu kinh tế xã hội, các ảnh hƣởng yếu tố thị trƣờng, công nghệ - khoa học, sự di cƣ và biến
đổi của định hƣớng giá trị đã tác động đến sự hình thành hôn nhân, quan hệ giữa
các thế hệ, phân công lao động gia đình, số con và khoảng cách sinh con... Đây
là cơ sở lý luận quan trọng, tác giả luận án đánh giá thực tiễn gia đình Hải
Dƣơng, trên cơ sở đó làm rõ tác động biến đổi của gia đình đối với thế hệ trẻ
trong sự hình thành và phát triển nhân cách.
Lê Thi (chủ biên), xuất bản năm 2006, “Cuộc sống và biến động của hôn
nhân, gia đình Việt Nam”, [107]. Cuốn sách bao gồm 3 chƣơng. Chƣơng 1:
Văn hoá ứng xử và tổ chức cuộc sống gia đình. Cụ thể: ứng xử trong gia đình
và giao tiếp xã hội; gia đình trẻ và quan niệm về tự do và trách nhiệm; tổ chức
cuộc sống và phát huy truyền thống gia đình. Chƣơng II: Các vấn đề đặt ra
trƣớc gia đình Việt Nam hiện nay. Cụ thể: quan hệ giới và khoảng cách giữa
các thế hệ; mối liên hệ giữa cá nhân, gia đình và xã hội; gia đình trƣớc các vấn
đề xã hội. Chƣơng III: Hôn nhân và gia đình Việt Nam trƣớc những biến động
của thời đại. Cụ thể: thích ứng với công nghiệp và hiện đại hoá; thúc đẩy công
bằng xã hội và bảo vệ môi trƣờng. Cuốn sách là cơ sở tác giả kế thừa phân tích
giá trị văn hóa tốt đẹp của gia đình truyền thống và gia đình trẻ hiện đại; những

khó khăn thách thức của gia đình trong giai đoạn phát triển kinh tế thị trƣờng;
biến động gia đình.


7
Đặng Phƣơng Kiệt (2006) viết cuốn “Gia đình Việt Nam: Những giá trị
truyền thống và các vấn đề tâm – bệnh lý xã hội”, [43]. Cùng với sự phát triển
của xã hội, gia đình hiện đại cũng có những sự phát triển nhanh chóng. Bên cạnh
việc nâng cao của đời sống vật chất và tinh thần thì trong một bộ phận gia đình
cũng xuất hiện những vấn đề tâm lý, bệnh lý phức tạp mà xã hội và gia đình phải
đối mặt. Từ những phân tích đó tác giả chỉ ra vai trò, hạn chế giá trị truyền thống
của gia đình Việt Nam trƣớc sự biến động của tâm – bệnh lý xã hội hiện đại. Tuy
nhiên tác giả chƣa phân tích biến động phức tạp của tâm – bệnh lý mà thế hệ trẻ
trong gia đình hiện nay phải đối mặt
Vũ Anh Tuấn; Nguyễn Xuân Mai (2007) “Những biến đổi kinh tế xã hội
của hộ gia đình”, [96]. Tác giả cuốn sách chỉ ra những biến đổi tích cực và hạn
chế điều kiện kinh tế gia đình và tham gia các hoạt động xã hội của hộ gia đình
trong quá trình phát triển kinh tế thị trƣờng, với sự tồn tại nhiều thành phần kinh
tế. Đời sống kinh tế có sự cải thiện rõ rệt, sự phát triển kinh tế gia đình với
những hình thức rất phong phú, đa dạng. Tác giả kế thừa những phan tích biến
động kinh tế hộ gia đình và phát triển cở sở đánh giá thực trạng kinh tế hộ gia
đình của tỉnh Hải Dƣơng có biến động lớn trong giai đoạn đổi mới (1986 - nay)
đối với việc nuôi dạy thế hệ trẻ.
Đặng Cảnh Khanh và Lê Thị Quý, (2007) viết sách: "Gia đình học" , [49].
Đây là công trình nghiên cứu rất công phu, với những luận chứng cụ thể đƣợc
tổng hợp từ những tài liệu uy tín trong, ngoài nƣớc để đƣa ra những vấn đề lý
luận, thực tiễn trong bức tranh đa sắc màu về gia đình ở Việt Nam và các kiểu
gia đình trên thế giới. Tác giả đã phân tích, làm rõ những đặc trƣng, vai trò, chức
năng của quá trình hình thành và phát triển của gia đình Việt Nam từ truyền
thống đến hiện đại trên cơ sở nghiên cứu xã hội học về gia đình. Các tác giả đã

nêu lên những định hƣớng giải pháp và điều kiện thực hiện những giải pháp xây
dựng gia đình Việt Nam phù hợp với yêu cầu của giai đoạn hiện nay. Cuốn “Gia
đình học” thực sự là tài liệu tham khảo bổ ích cho các nhà nghiên cứu và là cuốn
giáo trình tƣơng đối đầy đủ, khái quát cho những ai quan tâm nghiên cứu trau
dồi kiến thức về ngành khoa học mới, ngành gia đình học.
Lê Thi (2009) nghiên cứu về “Sự tương đồng và khác biệt trong quan
niệm về hôn nhân gia đình giữa các thế hệ người Việt Nam hiện nay”, [108]. Tác
giả chỉ ra sự khác biệt trên cơ sở những giá trị văn hóa truyền thống và văn hóa


8
hiện đại; giữa hai thế hệ ngƣời lớn tuổi và thế hệ trẻ trong gia đình hiện nay về
hôn nhân. Từ đó tác giả luận án nhận thấy sự thay đổi những hệ giá trị trong gia
đình; sự khác biệt của thế hệ trẻ khi nhìn nhận vấn đề tình yêu, hôn nhân hiện
đại; từ đó tác động tới sự hình thành lối sống, nhân cách với những nét khác biệt
so với thế hệ trƣớc.
Đặng Thị Linh (2009), biên soạn “Những vấn đề lý luận về gia đình trong
thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội” [55]. Tập bài giảng phân tích quan điểm của
Chủ nghĩa Mác – Lênin về sự hình thành, phát triển gia đình, xây dựng gia đình
trong thời kỳ quá độ lên xã hôi xã hội chủ nghĩa. Tác giả luận án kế thừa cơ sở
quan niệm về gia đình; vận dụng, phát triển những cơ sở lý luận về quá trình xây
dựng gia đình trong thời kỳ quá độ với những khó khăn, phức tạp trong nhìn
nhận, đánh giá các gia đình hiện nay.
Trịnh Duy Luân; Helle Rydstrom; Wil Burghoom đồng chủ biên (2011)
nghiên cứu về:“Gia đình nông thôn Việt Nam trong thời kỳ đổi mới”, [52]. Các
tác giả nghiên cứu về các gia đình khu vực nông thôn với những biến đổi lớn
trong quá trình đổi mới ở Việt Nam. Tác giả luận án kế thừa trên cơ sở tổng
hợp, phân tích những nội dung nghiên cứu đa dạng nhƣ hôn nhân, tổ chức cƣ
trú, phân công lao động, quan hệ giữa các thế hệ trong gia đình, di cƣ, giáo dục
con cái, tình dục, bạo lực gia đình… trong hơn hai thập niên qua; để trên cơ sở

đó nghiên cứu thực trạng biến động của các gia đình khu vực nông thôn tỉnh
Hải Dƣơng.
Lê Thị Quý xuất bản cuốn sách năm 2011về: “Quản lý nhà nước về gia
đình, lý luận và thực tiễn”, [79]. Là tập hợp nhiều bài biết của nhiều chuyên gia
trong lĩnh vực gia đình, trong đó tác giả luận án đặc biệt quan tâm tới những
chuyên đề về vai trò của gia đình trong giáo dục nói chung, giáo dục đạo đức và
các giá trị truyền thống trong gia đình. Bên cạnh đó là những yếu tố tác động đến
gia đình hiện nay. Tuy nhiên ở đây các tác giả đề cập một cách khái quát các nội
dung, trên cơ sở những nghiên cứu này tác giả luận án đi sâu phân tích vai trò và
yếu tố tác động đến vai trò của gia đình trong điều kiện cụ thể ở tỉnh Hải Dƣơng
hiện nay.
Lê Văn Ngọc cho ra đời cuốn sách xuất bản năm 2012, “Gia đình và
biến đổi gia đình ở Việt Nam”, [77]. Trong nghiên cứu xã hội học, gia đình có
ảnh hƣởng rất lớn đến đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nƣớc,


9
sự tồn vong của dân tộc. Ở Việt Nam, cùng với quá trình đổi mới và hội nhập
quốc tế, gia đình đã và đang biến đổi nhanh chóng, đa dạng, thu hút sự quan
tâm của toàn xã hội. Tác giả luận án kế thừa những một số vấn đề cơ bản về gia
đình, biến đổi gia đình, đề xuất xây dựng gia đình ở Việt Nam; trên cơ sở đó
triển khai phân tích đánh giá thực trạng trên cơ sở tính đặc thù của các gia đình
ở Hải Dƣơng.
1.2. Các công trình nghiên cứu về nhân cách
So với các ngành khoa học khác khoa học về nhân cách là một lĩnh vực
nghiên cứu mới trên thế giới nhƣng đến nay đã đƣợc rất nhiều ngành, lĩnh vực
tập trung nghiên cứu.
Tâm lý học Liên Xô là một nền tâm lý học lớn đƣợc thế giới công nhân,
nhiều công trình nghiên cứu tâm lý học đƣợc các nƣớc phƣơng tây kế thừa, phát
triển. Ngay trong quá trình xây dựng nhà nƣớc xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế

giới các nghiên cứu của các nhà khoa học Liên Xô đã quan tâm về “Chủ nghĩa
xã hội và nhân cách” tập 1, 2 [16], [17]. Trong đó đã phân tích nội dung về sự
hình thành và phát triển nhân cách trong điều kiện xây dựng chủ nghĩa xã hội và
chủ nghĩa cộng sản.
Ở Việt Nam đã bắt đầu nghiên cứu về nhân cách từ những năm 1960.
Nhƣng công trình quan trọng có nội dung liên quan tới vấn đề mà tác giả nghiên
cứu gồm:
Phạm Minh Hạc chủ nhiệm đề tài nghiên cứu (2001-2005) về: "Xây dựng
con người Việt Nam theo định hướng xã hội chủ nghĩa trong điều kiện kinh tế thị
trường", [31]. Đề tài nghiên cứu các nội dung: Cơ sở lý luận hình thành nhân
cách, quan điểm giá trị và mô hình nhân cách theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa;
Nghiên cứu tính cách con ngƣời Việt Nam qua các tài liệu lịch sử; Nghiên cứu
thái độ, quan điểm giá trị của ngƣời Việt Nam ở nƣớc ngoài; Điều tra tìm hiểu sự
thay đổi về quan điểm giá trị của ngƣời Việt Nam hiện nay; Đo đạc một số đặc
điểm nhân cách của một số tầng lớp ngƣời Việt Nam hiện nay; Nghiên cứu một
số vấn đề tiềm năng con ngƣời. Cuốn sách đã phân tích những ƣu điểm, hạn chế
cần khắc phục của ngƣời Việt Nam hiện nay – đây là cơ sở quan trọng giúp tác
giả luận án phân tích những thành tựu và hạn chế của các bậc ông bà, cha mẹ
trong gia đình tác động tới con cái trong sự hình thành và phát triển nhân cách.


10
Lê Văn Hồng (2008), “Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sƣ phạm” [37].
Đây là cuốn sách phân tích tâm lý lứa tuổi và tác động giáo dục phù hợp với tâm
lý lứa tuổi cho lứa tuổi từ 0 – 18 tuổi. Tác giả luận án kế thừa cở sở phân tích
đặc điểm tâm lý học các giai đoạn lứa tuổi của trẻ em, lứa tuổi học sinh trung
học cơ sở, trung học phổ thông và cách giáo dục của nhà trƣờng phù hợp với đặc
tính lứa tuổi; để làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn cho quá trình các gia đình phát
huy vai trò của mình đối với sự hình thành, phát triển nhân cách hiện nay.
Nguyễn Xuân Thức (2013) “Tâm lý học đại cƣơng” [100], đây là cuốn

giáo trình cơ bản về tâm lý học, trong đó giành một chƣơng phân tích về nhân
cách, sự hình thành và phát triển nhân cách. Trên cơ sở đó tác giả luận án tham
khảo về nhân cách trên khía cạnh tâm lý học con ngƣời, từ đó đƣa ra khái niệm
tổng hợp về nhân cách ở lĩnh vực triết học.
Nguyễn Thơ Sinh (2008), “Các học thuyết tâm lý nhân cách” [83], cuốn
sách là tài liệu quan trọng hệ thống quan điểm của 22 nhà tâm lý học về những
học thuyết tâm lý nhân cách. Đây là một trọng những cuốn sách tập hợp những
nghiên cứu sâu sắc, phong phú nhất về những khía cạnh của tâm lý nhân cách
con ngƣời.
Hoàng Anh (2012), “Giáo dục với việc hình thành và phát triển nhân cách
ở sinh viên Việt Nam trong điều kiện kinh tế thị trƣờng hiện nay”, [1]. Tác giả
trình bày những lý luận chung về nhân cách, nhân cách sinh viên, thực trạng sinh
viên Việt Nam; vấn đề giáo dục đạo đức cho sinh viên trong các trƣờng đại học,
cao đẳng nhằm hình thành và phát triển nhân cách cho sinh viên.
Nghiên cứu gần đây nhất với nhiều bài viết liên quan đến nội dung nhân
cách, đạo đức, lối sống... trong văn hóa Việt Nam của hai tác giả: Trần Đặng
Sinh – Nguyễn Chu Sâm xuất bản năm 2014 về: “ Đạo làm ngƣời trong văn hóa
Việt Nam” [84]. Cuốn sách gồm 3 phần: Phần 1 – Lý luận chung về đạo làm
ngƣời; Phần 2- Đạo làm ngƣời trong văn hóa Việt Nam; Phần 3- Đạo làm ngƣời
trong xã hội hiện nay.
Trên đây là những công trình nghiên cứu chuyên sâu về nhân cách, nhƣng
đa số là những nghiên cứu của tâm lý học về nhân cách, những nghiên cứu triết
học về nhân cách vẫn còn rất ít. Đặc biệt do sự phát triển kinh tế - xã hội và yếu
tố lịch sử nên nhiều nghiên cứu về xây dựng nhân cách con ngƣời hiện đại hiện
nay còn nhiều yếu tố chƣa hợp lý, chƣa cụ thể, có những hệ giá trị phát triển


11
nhân cách cá nhân đã trở nên lỗi thời không phù hợp.Song đây cũng là cơ sở
quan trọng để tác giả kế thừa và phát triển nghiên cứu của mình về nhân cách

của thế hệ trẻ hiện nay.
1.3. Các công trình nghiên cứu về thế hệ trẻ
Thế hệ trẻ là thế hệ tƣơng lai của đất nƣớc, là thế hệ cần đƣợc mỗi gia
đình và cả xã hội quan tâm, chăm lo phát triển. Đến nay đã có nhiều tài liệu
nghiên cứu quan trọng về đối tƣợng này. Cụ thể:
Đinh Thị Vân Chi (2003) đã có nghiên cứ về “Nhu cầu giải trí của thanh
niên: Sách tham khảo”, [20]. Nhu cầu vui chơi, giải trí của thanh niên là một
nhu cầu tất yếu và cần đƣợc cha mẹ quan tâm, định hƣớng cho thế hệ trẻ. Bởi vì
tuổi trẻ nhu cầu vui chơi, giải trí, tiếp thu học hỏi những cái mới bên ngoài xã
hội rất cao và rất dễ bị ảnh hƣởng bởi “thần tượng”, trò chơi, bởi những ngƣời
nổi tiếng. Cho nên bố mẹ cần đặc biệt quan tâm, hƣớng dẫn, định hƣớng cho thế
hệ trẻ trong lĩnh vực này.
Trần Thị Cẩm (2005), “Tâm lý trẻ và giáo dục trong gia đình”,[21]. Đây
là cuốn sách tâm lý bổ ích, trang bị cho gia đình những hiểu biết nhất định về
con trẻ ở “lứa tuổi từ sơ sinh” đến “tuổi vào đời”; từ đó tác giả đƣa ra những
phƣơng pháp giáo dục phù hợp với các tình huống, những vấn đề tâm lý ở trẻ và
bố mẹ gặp phải trong nuôi dạy con cái trong gia đình. Đây là cơ sở nghiên cứu
quan trọng giúp cho tác giả kế thừa phân tích về thực trạng và giải pháp phát huy
vai trò của gia đình ở tỉnh Hải Dƣơng hiện nay.
Đặng Vũ Cảnh Linh (2003) về: “Vị thành niên và chính sách đối với vị
thành niên” [55], cuốn sách đã phân tích đặc điểm lứa tuổi vị thành niên.
Trên cơ sở những đặc trung riêng có của lứa tuổi này tác giả phân tích thực tế
những chính sách đã và đang áp dụng từ đó đề ra một số giải pháp đối với trẻ
vị thành niên.
Trần Thị Hƣơng Lan (2004): “Tìm hiểu Thế giới Tâm lý của tuổi vị thành
niên”, [51]. Đây cũng là cuốn sách phân tích về đặc điểm tâm lý của lứa tuổi có
nhiều sự phát triển, biến động. Tác giả giúp cho các gia đình “đối mặt” với
những nét tâm lý đặc trƣng của lứa tuổi “dậy thì”.
Viện Chiến lƣợc và chƣơng trình giáo dục; Văn phòng UNESCO (2006)
có: “Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn: Tài liệu hướng

dẫn giáo viên” [124]. Trẻ em sinh sống trong xã hội phát triển cần phải đƣợc


12
trang bị những kỹ năng thích hợp để hòa nhập với cộng đồng ,với xu thế toàn
cầu hóa. Đặc biệt đối với trẻ em có hoàn cảnh khó khăn cần phải đƣợc giáo dục
một số giá trị sống, rèn luyện kỹ năng sống càng quan trọng bởi vì các em là
những đối tƣợng cần tự mình vƣơn lên trên hoàn cảnh. Giai đoạn còn nhỏ tuổi là
lứa tuổi đang hình thành những giá trị nhân cách, giàu ƣớc mơ, ham hiểu biết,
thích tìm tòi, khám phá song còn thiếu hiểu biết sâu sắc về xã hội, còn thiếu kinh
nghiệm sống, dễ bị lôi kéo, kích động,…Vì vậy, việc giáo dục giá trị sống ,rèn
luyện kỹ năng sống cho thế hệ trẻ nói chung là rất cần thiết. Kỹ năng sống cơ
bản của trẻ em bao gồm kỹ năng ứng xử hợp lí với các tình huống trong cuộc
sống, thói quen và kỹ năng làm việc, sinh hoạt theo nhóm ; kỹ năng rèn luyện
sức khỏe và ý thức bảo vệ sức khỏe; kỹ năng phòng, chống tai nạn giao thông,
đuối nƣớc và các tai nạn thƣơng tích khác; kỹ năng ứng xử văn hóa, chung sống
hòa bình, phòng ngừa bạo lực và các tệ nạn xã hội; suy nghĩ và hành động tích
cực; học tập tích cực…
Tác giả Campbell, Ross; Suggs, Rob; với cuốn: “Teen cần gì ở cha mẹ?:
Để teen thật sự cân bằng trong thế giới mất cân bằng” do Phƣơng Oanh: Dịch;
Phƣơng Thảo: Hiệu đính (2007), [15]. Tuổi Teen - cụm từ gợi lên cảm xúc và
những câu hỏi phức tạp đối với các bậc cha mẹ: "Thời gian đã qua ƣ?" thƣờng
kéo theo "Đứa con thân yêu của tôi đã đi những đâu?". Thời gian trôi đi trong gia
đình những đứa trẻ lớn lên; đồng thời bố mẹ cũng không gẫn gũi, ôm ấp nhƣ khi
con còn nhỏ và tƣởng chừng nhƣ khoảng cách xa hơn giữa cha mẹ và con cái.
Xã hội biến đổi nhanh chóng từng ngày, các phƣơng tiện truyền thông và
những thay đổi về tâm sinh lý khiến những bạn trẻ tuổi vị thành niên phải chịu
nhiều áp lực hơn bao giờ hết. Ngƣợc lại, các bậc phụ huynh thì vẫn coi con cái
mình nhƣ những đứa trẻ khiến chúng cảm thấy cuộc sống trở nên thật tồi tệ. Vậy
cha mẹ cần phải làm gì? "Teen cần gì ở cha mẹ?" trở thành cuốn sách hƣớng dẫn

cung cấp cho bạn những phƣơng thức tích cực để giải quyết vấn đề khó khăn trong
nuôi dạy con cái. Luôn cho con cái thấy rằng bạn yêu chúng chừng nào và đang
giúp chúng kiểm soát sự giận dữ của mình một cách tích cực. Đó chính là nền
móng để bạn trở thành những ông bố bà mẹ lý tƣởng của con cái tuổi Teen trong
thế kỷ XXI. Bác sỹ Ross Campell với hơn 30 năm kinh nghiệm tƣ vấn cho hàng
ngàn gia đình nói rằng các bậc phụ huynh vẫn có một ảnh hƣởng rất lớn đến cuộc
sống của con cái mình khi chúng đã đến tuổi vị thành niên. "Teen cần gì ở cha


13
mẹ?" không chỉ đƣa ra những phân tích thực tế trong bối cảnh đời sống của tuổi vị
thành niên hiên nay mà còn chỉ ra những phƣơng hiệu quả để dạy dỗ con cái trong
giai đoạn có nhiều xáo động này. Bạn sẽ học đƣợc cách: Nhận ra sự cáu giận bất
thƣờng của con và phƣơng pháp giải quyết tình trạng đó; Cân bằng tự do và kỷ
luật một cách linh hoạt; Giúp con bạn tìm ra ý nghĩa đúng đắn và đích thực của
tình dục; Hiểu về sự tác động của truyền thông đối với thế hệ @.
Những nghiên cứu của tác giả Lƣu Song Hà (2008) về: “Cách thức cha
mẹ quan hệ với con và hành vi lệch chuẩn của trẻ”, [32]. Bộ phận thanh niên vi
phạm đạo đức và có những hành vi lệch chuẩn có sự tác động rất lớn từ môi
trƣờng sống, đặc biệt là từ gia đình. Đặc biệt là mối quan hệ giữa cha mẹ và con
cái. Những kết quả nghiên cứu cho thấy trong nhiều gia đình có con ở độ tuổi
học sinh trung học cơ sở cùng song song tồn tại 3 kiểu quan hệ: tin tƣởng – bình
đẳng; bàng quan – xa cách và nghiêm khắc - cứng nhắc. Trên thực tế, tồn tại một
tỷ lệ đáng lo ngại học sinh trung học cơ sở có hành vi lệch chuẩn. Những học
sinh trung học cơ sở bị cha mẹ đối xử bàng quan – xa cách có xu hƣớng vi phạm
nhiều chuẩn mực hành vi hơn những em đƣợc cha mẹ đối xử tin tƣởng - bình
đẳng. Qua nghiên cứu này, tác giả luận án tiếp thu kế thừa trong phát triển vai trò
của gia đình trong vai trò tâm lý, tình cảm hình thành phát triển tâm hồn, phẩm
chất trong nhân cách của thế hệ trẻ hiện nay.
Đồng chủ biên Ngô Đức Anh; Ross, Micheal W.; Ratliff, Eric A. (2009)

xuất bản cuốn sách về: “Ảnh hưởng của Internet lên thực hành tình dục trong
thanh thiếu niên Hà Nội, Việt Nam”[2]. Trong khi những ảnh hƣởng của Internet
vấn đề tình dục có nhiều tác động làm thay đổi tƣ duy, lối sống của nhiều bộ
phận ngƣời dân trong xã hội Việt Nam so với truyền thống. Nhƣng với thế hệ
trẻ - thế hệ kế thừa sự phát triển giao thoa của truyền thống xã hội phƣơng
Đông và sự bùng nổ ồ ạt của nguồn tri thức, thông tin của xã hội hiện đại
phƣơng Tây qua Internet đã và đang làm cho giới trẻ hoang mang, lo lắng, “hỗn
loạn” trong sự giáo dục, trong thực tiễn của gia đình và xã hội. Những câu
chuyện của thanh thiếu niên cũng chỉ ra cách họ sử dụng Internet nhƣ một
phƣơng tiện để thể hiện nhân dạng và ham muốn tình dục. Qua những phát hiện
trong nghiên cứu, cuốn sách cho rằng nên mở rộng giáo dục tình dục để có thể
đề cập đƣợc những vấn đề quan trọng với thanh thiếu niên nhƣ cảm xúc và các


14
mối quan hệ, hơn là đơn giản chỉ tập trung bó hẹp trong sức khoẻ sinh sản, y tế
công cộng và các mối quan tâm khác của nhà nƣớc.
Viện Gia đình và Giới (2013) đã nghiên cứu vấn đề: “Nuôi dưỡng trẻ nhỏ
ở một số địa phương của Việt Nam: Thực tiễn và Hàm ý chính sách” [127]. Tài
liệu đƣợc thực hiện trên cơ sở nguồn dữ liệu khảo sát tiến hành tại 8 tỉnh/thành
phố của Việt Nam vào năm 2012 về vấn đề dinh dƣỡng chăm sóc trẻ nhỏ của các
gia đình. Tài liệu cho thấy thói quen và tƣ duy chăm sóc sức khỏe dinh dƣỡng
cho trẻ nhỏ ở nƣớc ta trong những năm gần đây có sự phát triển lớn về tƣ duy và
sự đầu tƣ về thời gian và tiền bạc. Tuy nhiên tồn tại nhiều hạn chế cần khắc phục
từ ngay trong nhận thức về chăm sóc. Tác giả kế thừa những nội dung nghiên
cứu trên để phát triển nội dung vai trò gia đình trong chăm sóc sức khỏe, phát
triển thể lực cho thế hệ trẻ hiện nay.
Luật thanh niên – 2005, Nhà xuất bản Lao Động [58], quy định trách
nhiệm và nghĩa vụ công dân đối với thanh niên là công dân Việt Nam từ đủ 16
tuổi đến ba mƣơi tuổi. Trên cơ sở luật mà nhà nƣớc ban hành là cơ sở để tác giả

nghiên cứu về những quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm công dân của thế hệ trẻ ỏ độ
tuổi đủ tuổi thanh niên; đồng thời đây là cơ sở để tác giả nhìn nhận những vấn đề
thực tiễn khi thế hệ trẻ bị lợi dụng, lạm dung, bị xâm hại…hay tham gia vào các
tệ nạn xã hội và hành vi vi phạm pháp luật.
Trên đây là những công trình nghiên cứu khái quát về đặc điểm tâm sinh
lý của thế hệ trẻ và những chính sách, pháp luật và sự quan tâm của toàn xã hội
vì mục tiêu phát triển thế hệ nguồn nhân lực kế cận tƣơng lai của đất nƣớc.
Những nghiên cứu đã đƣa ra những những đánh giá toàn cảnh về sự phát triển
của thế hệ trẻ đặc biệt là đối tƣợng trẻ em dƣới 18 tuổi, nhƣng có nhiều thực
trạng biến đổi trong sự phát triển của thế hệ trẻ hiện nay chƣa đƣợc nhắc đến nhƣ
tình trạng bạo lực học đƣờng, chảy máu chất xám ở độ tuổi ngày càng nhỏ,…
Hay nhiều tác động tiêu cực từ gia đình mà trong thực tế xã hội lại cho rằng đó là
vai trò tích cực nhƣ: việc hy sinh của cha mẹ để nuôi con ăn học ngay cả khi con
trƣởng thành trên 18 tuổi làm cho thế hệ trẻ nƣớc ta nói chung thiếu tự lập; thiếu
tinh thần trách nhiệm và ỷ lại vào gia đình; hay việc làm thay con mọi công việc
mà lẽ ra trẻ phải làm tùy thuộc vào độ tuổi để tự chăm sóc bản thân và có trách
nhiệm với gia đình và cộng đồng và gia đình coi đó là sự yêu thƣơng con cái hết
mực,… Cho nên trên thực tế còn nhiều ngƣời trƣởng thành trên 30 tuổi vẫn còn
chƣa có trách nhiệm với chính bản thân mình mà còn phụ thuộc vào cha mẹ.


15
Tuy nhiên, đây là cơ sở lý luận và thực tiễn quan trọng để tác giả nghiên cứu về
những yếu tố đặc điểm thể chất, tâm lý, sinh lý và các yếu tố tác động tới sự hình
thành và phát triển nhân cách của thế hệ trẻ.
2. Các công trình nghiên cứu về thực trạng vai trò của gia đình đối
với sự hình thành và phát triển nhân cách cho thế hệ trẻ ở Việt Nam và tỉnh
Hải Dƣơng
2.1. Các nghiên cứu về thực trạng vai trò của gia đình đối với sự hình
thành và phát triển nhân cách cho thế hệ trẻ ỏ Việt Nam

Gia đình có vị trí, vai trò hết sức quan trọng trong suốt cuộc đời mỗi con
ngƣời từ khi sinh ra, trƣờng thành và già cả. Gia đình có những chức năng riêng
biệt mà không một tổ chức, đảng phái, đoàn thể… nào có thể thay thế đƣợc.
Chính vì vậy có rất nhiều công trình nghiên cứu về vai trò của gia đình ở nhiều
khía cạnh, lĩnh vực khác nhau. Dƣới đây là những nghiên cứu về vai trò của gia
đình đối với con cái – thế hệ trẻ trong gia đình.
Nhà xuất bản Phụ nữ phát hành năm (1980) cuốn sách: "Dạy con yêu lao
động" [74]. Nội dung cuốn sách tập trung phân tích vai trò của lao động và chỉ ra
phải giáo dục lao động cho trẻ ở từng độ tuổi. Muốn cho con cái của chúng ta
lớn lên đƣợc mạnh khỏe, vui tƣơi, yêu đời và cống hiến đƣợc nhiều cho xã hội,
thì lúc còn nhỏ phải đƣợc giáo dục về lao động. Hoạt động lao động bao gốm:
lao động học tập, lao động gia đình và lao động xã hội. Cuốn sách bổ sung cho
cơ sở lý luận quan trọng cho tác giả : lao động là nguồn gốc quan trọng của ý
thức, của sự tách biệt con ngƣời ra khỏi thế giới loài vật và hình thành, phát
triển các phẩm chất xã hội, nhân cách ở trẻ em. Từ đó tác giả luận án đƣa ra các
giải pháp cụ thể trên cơ sở lao động là một trong những nguồn gốc cơ bản của sự
phát triển ý thức và lao động xây dựng nên những nhân cách cá nhân.
Tác giả Klein, Ted; Nguyễn Khánh Du: Dịch và xuất bản 1991 về: “Cẩm
nang của người cha” [95]. Cuốn sách trang bị những kiến thức chăm sóc, dạy
bảo con cái dành riêng cho ngƣời cha trong gia đình. Đồng thời phân tích tâm lý
trẻ em trong mối quan hệ với cha mẹ; trong vai trò ngƣời làm cha trong gia đình
mỗi ông bố cần phải biết. Đây là cơ sở lý luận giúp tác giả nghiên cứu về vai trò
ngƣời cha trong giáo dục, tác động tới đời sống tâm lý, tính cách, tâm hồn thế hệ
trẻ; và đây là cơ sở nhận thấy vai trò của ngƣời cha trong gia đình truyền thống và
hiện đại có sự khác biệt.


16
Giai.Not, H.G,“Thuật ứng xử giữa cha mẹ và con cái; do Nguyễn Văn
Toại: Dịch (1993), [75]. Cuốn sách trang bị cho các bậc cha mẹ về nghệ thuật

ứng xử của cha mẹ với con cái trong xã hội hiện đại. Đây là tài liệu hỗ trợ quan
trọng cho các gia đình trong nuôi dạy và giáo dục thế hệ trẻ. Cuốn sách là cẩm
nang đầy tính thực tiễn, đƣa ra các biện pháp rất cụ thể cung cấp cho mỗi cha mẹ
cách giải quyết hàng loạt vần đề nảy sinh thƣờng xuyên giữa cha mẹ và con cái
nhƣ: việc tiếp xúc trò chuyện, ngợi khen - phê bình, cha mẹ phải tìm hiểu ý thức
trách nhiệm, tính tự lập của trẻ, những giới hạn kỷ luật cho phép, hay tính ghen
tị, nỗi sợ hãi trẻ thơ... Là cha mẹ phải tìm hiểu và khi hiểu đƣợc trẻ, cha mẹ có
thể thông cảm và san sẻ mọi điều với trẻ dƣới góc độ là những “ngƣời bạn lớn”.
Đây là cơ sở tác giả luận án kế thừa đƣa ra những nội dung, phƣơng pháp giáo
dục phù hợp trong gia đình hiện nay.
Nguyễn Thị Hoài Đức: Biên soạn xuất bản 1997: “Cha mẹ với tuổi vị
thành niên” [23]. Tác giả phân tích những biến đổi về tâm sinh lý của con trẻ
trong độ tuổi vị thành niên. Độ tuổi có sự nhạy cảm về tâm lý, sự thay đổi sinh
lý. Chính bản thân mỗi con ngƣời khi đổi mặt với giai đoạn này cũng gặp rất
nhiều vấn đề trở ngại. Tác giả đã chỉ ra những đặc điểm của lứa tuổi này và sự
cần thiết phải quan tâm, chăm sóc, hiểu biết của các bậc cha mẹ với con cái họ.
Lê Thi (1997), "Vai trò của gia đình trong sự hình thành và phát triển
nhân cách con người Việt Nam" , Nhà xuất bản Phụ nữ [106]. Tập thể các tác giả
cho rằng, những thành tựu to lớn của cách mạng khoa học và công nghệ trong
những năm cuối thế kỷ XX, đang đƣa lại những khả năng sáng tạo, trí thông minh
tuyệt vời cho con ngƣời và hứa hẹn đem lại những tiến bộ vƣợt bậc cho cuộc sống
của cá nhân, gia đình, xã hội cả về vật chất và tinh thần. Các tác giả cũng khẳng
định sự phát triển của xã hội không thể tách rời sự phát triển của con ngƣời và vai
trò của con ngƣời trong việc bồi dƣỡng, xây dựng nhân cách con ngƣời.
Lê Nhƣ Hoa (2001) có nghiên cứu về: “Văn hóa gia đình với việc hình
thành và phát triển nhân cách trẻ em” [34]. Tác giả đi sâu nghiên cứu những giá
trị văn hóa trong gia đình tác động tới sự hình thành và phát triển nhân cách của
trẻ em. Tác giả đã chỉ rõ tác động hai chiều của văn hóa tới nhân cách trẻ em, tuy
nhiên chƣa khái quát đƣợc quá trình biến đổi hệ giá trị văn hóa xã hội và giá trị
gia đình là tất yêu trong giai đoạn hiện nay. Trên cơ sở đó tác giả triển khai, làm

rõ những yếu tố tác động từ văn hóa gia đình truyền thống và giá trị gia đình


17
hiện đại trong các gia đình hiện nay, ảnh hƣởng tới sự hình thành, phát triển
nhân cách lớp thế hệ trẻ.
Nguyễn Thanh Bình: Chủ biên xuất bản 2001 nghiên cứ về: “Những vấn
đề cấp bách trong giáo dục con ở tuổi thiếu niên trong gia đình thành phố hiện
nay”, [7]. Tác giả phân tích điều kiện kinh tế - xã hội tác động các gia đình thành
phố, quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa làm cho gia đình có sự biến đổi lớn.
Đặc biệt lứa tuổi thiếu niên trong gia đình là độ tuổi nhạy cảm, chịu những tác
động nhanh từ điều kiện tác động bên ngoài. Từ đó tác giả chỉ ra các vấn đề cấp
bách phải giáo dục con cái trong độ tuổi thiếu niên.
Nguyễn Linh Khiếu (Chủ biên), (2003), “ Gia đình trong giáo dục sức
khoẻ sinh sản vị thành niên”, [48]. Tác giả nghiên cứu chỉ rõ vị trí, vai trò đặc
biệt quan trọng của việc giáo dục sức khỏe sinh sản cho lứa tuổi vị thành niên.
Đồng thời phân tích những tích cực, hạn chế yếu kém của gia đình trong việc
trang bị cho con cái những kiến thức về sức khỏe sinh sản. Tác giả cũng đƣa ra
những giải pháp nâng cao nhận thức cho các thành viên trong gia đình về sức
khỏe sinh sản.
Văn Thị Kim Cúc - Chủ biên xuất bản năm 2003: “Những tổn thương tâm
lý của thiếu niên do bố mẹ ly hôn”, [19]. Trẻ em trong những gia đình có bố mẹ
ly hôn có những tác động tâm lý rất lớn, cuốn sách trang bị kiến thức bổ ích cho
những gia đình có vấn đề về hôn nhân. Từ những tổn thƣơng tâm lý này tác giả
cũng chỉ ra đó có thể là những nguyên nhân của tệ nạn xã hội, tội phạm vị thành
niên, bạo lực gia đình… và là nguyên nhân của bệnh lý tinh thần sau này.
Trịnh Văn Thắng (2004) đã nghiên cứu khía cạnh “tế nhị” trong gia đình “Giao tiếp giữa bố mẹ và vị thành niên về tình dục: Nội dung, rào cản và động
cơ giao tiếp” [103]. Tình dục là một vấn đề “khó nói” trong các gia đình Việt
Nan hiện nay nói chung bởi rào cản về phong tục tập quán và văn hóa. Trong
những năm gần đây vấn đề này đã bƣớc đầu đƣợc đem giảng dạy trong nhà

trƣờng, ngoài xã hội và các bậc cha mẹ quan tâm. Tuy nhiên thực tế hiện nay
việc trao đổi, giao tiếp giữa các bậc cha mẹ và con cái với vấn đề tình dục còn
nhiều hạn chế so với sự phát triển của xã hội cùng những sự phát triển nói riêng
về khía cạnh tình dục trọng cuộc sống ngày nay. Nhìn chung hiểu biết về tình
dục của cả bố mẹ và con cái tuổi vị thành niên con nhiều hạn chế tồn tại. Cho
nên thông qua cuốn sách tác giả cũng đã trang bị cho các gia đình kiến thức quan


18
trọng về vấn đề đƣợc coi là “tế nhị” mà các thành viên trong gia đình cần phải
đƣợc trang bị.
Ngoài những công trình nêu trên còn có một số luận án nghiên cứu về vai
trò của gia đình nhƣ:
Lê Thị Thủy: “Vai trò của đạo đức đối với sự hình thành nhân cách của
con ngƣời Việt Nam trong điều kiện đổi mới hiện nay”,[111], Luận án tiến sĩ
Triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2000. Tác giả phân
tích vai trò của đạo đức trong sự hình thành nhân cách con nguời Việt nam về
thực trạng đạo đức xã hội hiện tại tác động tích cực và sự xuống cấp của đạo đức
xã hội ảnh hƣởng tới nhân cách con ngƣời. Từ đó tác giả đƣa ra những giải pháp
nâng cao vai trò của đạo đức với sự hình thành nhân cách con ngƣời trọng giai
đoạn tiếp theo.
Nguyễn Đức Mạnh, Luận án tiến sĩ xã hội học, (2003), Vai trò của gia
đình đối với việc giáo dục trẻ em hƣ ở thành phố; qua nghiên cứu ở Hà Nội,
[71]. Cũng là những nghiên cứu về chức năng giáo dục của gia đình nhƣng ở đây
tác giả nghiên cứu đối tƣợng, phạm vi là trẻ em hƣ ở thành phố, qua nghiên cứu
ở khu vực thủ đô Hà Nội.
Không có nhiều công trình nghiên cứu trực tiếp nhƣng có những đánh giá,
tài liệu sơ lƣợc về vai trò của gia đình đối với sự hinh thành và phát triển nhân
cách thế hệ trẻ. Tuy nhiên các nghiên cứu trên đã đƣa ra những vị trí, chức năng,
vai trò của gia đình của gia đình đối với sự phát triển chung của trẻ và các mối

quan hệ của gia đình tác động tới sự phát triển nói chung và nhân cách thế hệ trẻ
nói riêng. Cho nên, những nghiên cứu này là cơ sở quan trọng để tác giả kế thừa
trong những nghiên cứu của đề tài.
Tuy đã có nhiều công trình nghiên cứu về nhân cách, giáo dục nhân cách,
vai trò của gia đình, giáo dục đạo đức, nhƣng đến nay vẫn chƣa có công trình
khoa học nào đi sâu nghiên cứu một cách trực tiếp có hệ thống về: “Vai trò của
gia đình đối với sự hình thành và phát triển nhân cách cho thế hệ trẻ ở tỉnh Hải
Dương hiện nay”. Vì vậy đề tài luận án không trùng lặp với các công trình đã
đƣợc công bố. Những tài liệu trên giúp ích cho tác giả trong việc tham khảo để
nghiên cứu đề tài viết luận án.


19
2.2. Những đánh giá về thực trạng vai trò của gia đình đối với sự hình
thành và phát triển nhân cách cho thế hệ trẻ ở tỉnh Hải Dương
Thứ nhất, các tài liệu đánh giá về gia đình thực trạng phát triển gia đình
Hải Dƣơng trong những năm gần đây.
Chƣa có những công trình nghiên cứu bài bản về việc thực hiện vai trò
của gia đình đối với sự hình thành và phát triển nhân cách cho thế hệ trẻ trên địa
bàn tỉnh Hải Dƣơng trong những năm gần đây. Tuy nhiên có những báo cáo,
tống kết, đánh giá trên quy mô toàn tỉnh về công tác gia đình, xây dựng phát
triển gia đình. Cụ thể các báo cáo tổng kết công tác xây dựng và phát triển gia
đình trền tất cả các lĩnh vực của Sở Văn hóa Hải Dƣơng các năm: Sở Văn hóa Thể thao - Du lịch tỉnh Hải Dƣơng: Báo cáo công tác gia đình năm 2015, [85];
Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch tỉnh Hải Dƣơng: Báo cáo tổng kết 10 năm thực
hiện Chỉ thị 49-CT/TW ngày 21/01/2005 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về
“Xây dựng gia đình thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước” trên địa
bàn tỉnh Hải Dƣơng, [86]; Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch tỉnh Hải Dƣơng: Tình
hình thực hiện chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn
2030 và các văn bản, đề án thực hiện công tác gia đình giai đoạn 2011-2015,
[87]; Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch tỉnh Hải Dƣơng: Báo cáo tình hình thực

hiện “Đề án tuyên truyền truyền giáo dục đạo đức, lối sống tròn gia đình Việt Nam giai
đoạn 2010 -2015” [89]; Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch tỉnh Hải Dƣơng: Báo cáo
kết quả thực hiện công tác gia đình năm 2016 và phương hướng nhiệm vụ năm
2017, [90]; Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch tỉnh Hải Dƣơng: Báo cáo tình hình
thực hiện nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Hải Dương năm
2016, [91]; Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch tỉnh Hải Dƣơng: Báo cáo đánh giá
kết quả công tác gia đình giai đoạn 2011 - 2015; Mục tiêu, phương hướng và
giải pháp thực hiện giai đoạn 2016 – 2020, [93]; Ủy ban nhân dân tỉnh Hải
Dƣơng, (2015) , Báo cáo: Tình hình thực hiện nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh
tế - xã hội năm 2015, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2015 – 2020,
[115]; Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dƣơng, Báo cáo: Tình hình thực hiện nhiệm vụ
kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2016, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã
hội năm 2017, [116]; Sở kế hoạch đầu tƣ tỉnh Hải Dƣơng, (2017), Báo cáo: Tình
hình thực hiện nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2017, [94]; Ủy
ban nhân dân tỉnh Hải Dƣơng, Báo cáo: Tình hình thực hiện nhiệm vụ kế hoạch


20
phát triển kinh tế - xã hội năm 2017, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm
2018, [117]; Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dƣơng, Báo cáo: Tình hình thực hiện
nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 3 tháng đầu năm và một số nhiệm
vụ trọng tâm trong quý 2 năm 2018, [118].
Các tài liệu trên đã cung cấp cho tác giả những tài liệu, số liệu tổng hợp
quan trọng về điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh và các gia đình ở tình Hải
Dƣơng trong tỉnh giai đoạn 2015 – 2017; những thành tựu đạt đƣợc, hạn chế cần
khắc phục; những thuận lợi và khó khăn cho việc thực hiện chức năng nhiệm vụ
của gia đình trong những năm gần đây. Đồng thời cũng chỉ ra những phƣơng
hƣớng giải pháp tháo gỡ khó khăn và phát triển gia đình trong giai đoạn tiếp
theo. Trên cơ sỏ kế thừa các số liệu tổng hợp đánh giá, tác giả luận án phân tích
cơ sở lý luận, mối quan hệ biện chứng giữa điều kiện vật chất và điều kiện tinh

thần của xã hội. Với những số liệu báo cáo nhƣ trên giúp tác giả luận chứng cho
những nghiên cứu, đánh giá, tổng hợp của mình.
Thứ hai, những tài liệu về thực trạng phát triển học tập và rèn luyện đạo
đức, lối sống của thế hệ trẻ Hải Dƣơng trong những năm gần đây của ban chấp
hành đoàn tỉnh Hải Dƣơng: Ban chấp hành đoàn tỉnh Hải Dƣơng, (2015) Báo
cáo kết quả công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi năm giai đoạn 2010 – 2015,
[12]; Ban thƣờng vụ tỉnh đoàn (2016), Báo cáo kết quả công tác đoàn và phong
trào thanh thiếu nhi năm 2016, [13]; Ban thƣờng vụ tỉnh đoàn (2017); Ban chấp
hành đoàn tỉnh Hải Dƣơng, (2017), Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Tỉnh
đoàn Hải Dƣơng khóa XII tại Đại hội đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh
Hải Dƣơng lần thứ XIII – năm 2017: Xây dựng đoàn vững mạnh; tăng cường
giáo dục lý tưởng cách mạng; đạo đức, lối sống văn hóa cho thể hệ trẻ; cổ vũ
thanh niên thi đua học tập, khởi nghiệp, sáng tạo, xung kích, tình nguyện xây
dựng tỉnh Hải Dương giàu mạnh, văn minh, [14]. Các báo cáo cung cấp cho tác
giả sự tổng hợp các hoạt động của các đoàn viên, thanh thiếu niên, nhi đồng
trong tỉnh Hải Dƣơng từ năm 2010 đên nay. Bên cạnh đó là sự lãnh đạo, chỉ đạo
thực hiên, đề ra các phƣơng hƣớng giải pháp nhằm phát triển toàn diện thế hệ trẻ
trong tỉnh. Đây là căn cứ quan trọng để tác giả đƣa ra các giải pháp cụ thể phát
huy vai trò của gia đình đối với sự hình thành và phát triển nhân cách cho thế hệ
trẻ ở tỉnh Hải Dƣơng hiện nay.


×