Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

Đánh Giá Công Tác Quản Lý Và Bảo Vệ Môi Trường Trong Sản Xuất Tại Trang Trại Nguyễn Thanh Lịch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.19 MB, 73 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------o0o--------------

NGUYỄN THỊ THÚY
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
TRONG SẢN XUẤT TẠI TRANG TRẠI NGUYỄN THANH LỊCH,
BA VÌ – HÀ NỘI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Khoa học môi trường

Khoa

: Môi trường

Khóa học

: 2014 – 2018

Thái Nguyên, năm 2018



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------o0o--------------

NGUYỄN THỊ THÚY
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
TRONG SẢN XUẤT TẠI TRANG TRẠI NGUYỄN THANH LỊCH,
BA VÌ – HÀ NỘI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Khoa học môi trường

Lớp

: K46-KHMT-NO1

Mã SV

: DTN1453110126

Khoa


: Môi trường

Khóa học

: 2014 – 2018

Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Chí Hiểu

Thái Nguyên, năm 2018


i
LỜI CẢM ƠN
Được sự nhất trí của ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa
Môi Trường - trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, sau khi hoàn thành
khóa học ở trường em đã tiến hành thực tập tốt nghiệp tại xã Ba Trại, Ba Vì,
Hà Nội với đề tài: “Đánh giá công tác quản lý và bảo vệ môi trường trong
sản xuất tại trang trại Nguyễn Thanh Lịch , Ba Vì - Hà Nội”.Để hoàn
thành đề tài này, trước hết em xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu trường
Đại học Nông lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa Môi Trường, các thầy
giáo, cô giáo trong trường đã truyền đạt lại cho em những kiến thức quý báu
trong suốt thời học tập và rèn luyện tại nhà trường, đã tạo điều kiện tốt nhất
giúp em thực hiện đề tài và hoàn thiện cuốn khóa luận này.
Em xin cảm ơn tới cấp ủy, chính quyền xã Ba trại, Ba Vì, Hà Nội, chủ
trại chăn nuôi ông Nguyễn Thanh Lịch đã tạo điều kiện tốt nhất giúp đỡ em
trong quá trình thực hiện đề tài.
Cảm ơn gia đình và bạn bè đã luôn cổ vũ động viên và đồng hành cùng
em trong suốt thời gian thực tập để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, giúp đỡ của thầy giáo
hướng dẫn TS. Nguyễn Chí Hiểu đã dành nhiều thời gian, công sức hướng dẫn

chỉ bảo tận tình, giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Do thời gian cũng như khả năng của bản thân có hạn, mà kiến thức về công
tác bảo vệ môi trường hết sức phức tạp và nhạy cảm trong giai đoạn hiện nay, nên
em mong nhận được sự tham gia đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và các bạn
để khóa luận của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 20 tháng 12 năm 2017
Sinh viên
Nguyễn Thị Thúy


ii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Số lượng lợn phân theo các vùng của Việt Nam ............................. 14
Bảng 2.2 Định hướng phát triển chăn nuôi Việt Nam đến năm 2020 ........... 16
Bảng 2.3 Một số loại thủy sinh vật tiêu biểu .................................................. 18
Bảng 2.4 Số lượng lợn nái qua các năm ......................................................... 19
Bảng 2.5 Sản lượng thịt lợn hơi qua các năm ................................................. 20
Bảng 3.1 Phương pháp bảo quản mẫu ............................................................ 35
Bảng 3.2 Từng chỉ tiêu và phương pháp phân tích ......................................... 35
Bảng 4.1 Cơ cấu đàn lợn tại trang trại qua các năm ....................................... 41
Bảng 4.2 Lịch sát trùng của trang trại ............................................................. 43
Bảng 4.3 Giá trị C để làm cơ sở tính toán giá trị tối đa cho phép của các
thông số ô nhiễm trong nước thải chăn nuôi .................................. 45
Bảng 4.4 Hiệu quả xử lý nước thải bằng hầm biogas phủ bạt tại trang trại
Nguyễn Thanh Lịch ........................................................................ 46
Bảng 4.5 Chất lượng nước mặt tại ao lắng ở trang trại Mr.Lịch .................... 48
Bảng 4.6 Đánh giá của người dân về mức độ ô nhiễm khi chưa có trại và khi
trại đi vào hoạt động ..................................................................... 50



iii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Mô hình quản lý chất thải rắn chăn nuôi trên thế giới .................... 11
Hình 3.1 Sơ đồ vị trí lấy mẫu của trang trại .................................................... 33
Hình 4.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức trang trại Nguyễn Thanh Lịch...................... 39
Hình 4.2 Biểu đồ so sánh giá trị trung bình của các thông số quan trắc chất
lượng nước thải trước và sau khi xử lý ......................................... 47
Hình 4.3. Biểu đồ so sánh giá trị trung bình hàm lượng của một số thông số
quan trắc chất lượng nước ao thủy sinh so với QCVN 08/A1...... 49
Hình 4.4. Biểu đồ thể hiện đánh giá của người dân về mức độ ô nhiễm môi
trường tại trại ................................................................................ 51
Hình 4.5 Biểu đồ thể hiện đánh giá của người dân về mức độ ô nhiễm nước
mặt xung quanh trang trại ............................................................. 52
Hình 4.6 Biểu đồ thể hiện đánh giá của người dân về ô nhiễm đất khu vực
xung quanh trang trại .................................................................... 53
Hình 4.7 Biểu đồ thể hiện đánh giá của người dân về mức độ ô nhiễm môi
trường không khí khu vực quang trang trại .................................. 54


iv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BVMT

: Bảo vệ môi trường

BTNMT

: Bộ Tài nguyên Môi trường


BOD

: Biochemical Oxygen Demand (chỉ số nhu cầu oxy sinh hóa)

CDM

:Cơ chế phát triển sạch

COD

: Chemical Oxygen Demand (chỉ số nhu cầu oxy hóa học)

CP

: Cổ phần

ĐBSH

: Đồng bằng sông Hồng

ĐBSCL

: Đồng bằng sông Cửu Long

FAO

: Food and Agriculture Organization (Tổ chức nông lương Thế giới)

KSH


: Khí sinh học

NN&PTNT : Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
LMLM

: Lở mồm long móng

QCCP

: Quy chuẩn cho phép

QCVN

: Quy chuẩn Việt Nam

TĂCN

:Thức ăn chăn nuôi

TCCP

: Tiêu chuẩn cho phép

TCVN

: Tiêu chuẩn Việt Nam

TP. HCM


: Thành phố Hồ Chí Minh

TP

: Thành phố

VSV
WHO

: Vi sinh vật
: Tổ chức Y tế Thế giới


v
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ ii
DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................. iv
MỤC LỤC ......................................................................................................... v
Phần 1: MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1
1.1Tính cấp thiêt của đề tài ............................................................................... 3
1.2Mục đích của đề tài ...................................................................................... 4
1.3 Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................... 4
1.4 Ý nghĩa của đề tài ........................................................................................ 4
1.4.1Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học ........................................ 4
1.4.2 Ý nghĩa thực tiễn. ..................................................................................... 4
Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 5
2.1 Khái niệm môi trường và quản lý môi trường ............................................ 5
2.1.1 Khái niệm môi trường .............................................................................. 5

2.1.2 Khái niệm quản lý môi trường ................................................................. 5
2.2 Cơ sở pháp lý có liên quan .......................................................................... 5
2.3. Tình hình chăn nuôi trên thế giới và Việt Nam ......................................... 7
2.3.1 Tổng quan về ngành chăn nuôi trên thế giới............................................ 7
2.3.2 Tình hình chăn nuôi ở Việt Nam........................................................... 12
2.4 Tình hình chăn nuôi ,quy mô trang trại chăn nuôi tại Hà Nội .................. 19
2.5 Cơ sở khoa học của quản lý môi trường trong sản xuất chăn nuôi.......... 22
2.6 Những khó khăn còn tồn tại trong ngành chăn nuôi ................................ 27
Phần 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
......................................................................................................................... 30


vi
3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................. 30
3.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu ............................................................. 30
3.3 Nội dung nghiên cứu ................................................................................. 30
3.4.1 Phương pháp kế thừa.............................................................................. 31
3.4.2 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp..................................................... 31
3.4.3 Phương pháp điều tra xã hội học........................................................... 31
3.4.4 Phương pháp thu thập và phân tích tài liệu thứ cấp .............................. 31
3.4.5 Phương pháp xử lý số liệu..................................................................... 32
3.4.6 Phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp, đánh giá........................... 32
3.4.7 Phương pháp lấy mẫu, bảo quản mẫu và phân tích mẫu ...................... 32
Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................. 36
4.1 Điều kiện tự nhiên kinh tế -xã hội huyện Ba Vì ....................................... 36
4.1.1 Điều kiện tự nhiên .................................................................................. 36
4.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội ....................................................................... 36
4.1.3 Điều kiện tự nhiên xã Ba Trại ................................................................ 37
4.2 Giới thiệu về trang trại Nguyễn Thanh Lịch ............................................. 38
4.2.1 Quy mô ................................................................................................... 39

4.2.2 Hệ thống chăn nuôi lợn tại trang trại ..................................................... 39
4.2.3 Sử dụng thức ăn, nước cho lợn tại trang trại ......................................... 42
4.3 Đánh giá công tác quản lý và bảo vệ môi trường tại trang trại ................. 42
4.3.1 Hệ thống tổ chức quản lý môi trường của trang trại .............................. 42
4.3.2 Hệ thống thiết bị quản lý môi trường của trang trại............................... 43
4.4 Đánh giá hiệu quả hoạt động của các công trình ..................................... 45
4.4.1 Đánh giá chất lượng nước thải ............................................................... 45
4.4.2 Chất lượng nước mặt ............................................................................. 48
4.4.3 Đánh giá việc chấp hành quy định về bảo vệ môi trường .................... 50
......................................................................................................................... 53


vii
4.5 Đánh giá tổng thể công tác quản lý môi trường tại trang trại ông Nguyễn
Thanh Lịch ...................................................................................................... 55
4.6 Đánh giá chung và đề xuất giải pháp ....................................................... 56
4.6.1 Đánh giá chung ...................................................................................... 56
4.6.2 Đề xuất giải pháp ................................................................................... 57
Phần 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................ 60
5.1 Kết luận .................................................................................................... 60
5.2 Kiến nghị .................................................................................................. 61
TÀI LIỆU THAM THẢO............................................................................. 62


1
Phần 1
MỞ ĐẦU
Hiện nay môi trường đang là vấn đề cấp bách mang tính chất toàn cầu.
Sự phát triển mạnh mẽ của nền nông nghiệp kéo theo nhu cầu cung cấp phục
vụ cho con người ngày càng tăng đã gây ra những tác động xấu cho môi

trường sống của loài người. Chăn nuôi là một trong hai lĩnh vực quan trọng
trong nền nông nghiệp, nó không những đáp ứng nhu cầu thực phẩm cho tiêu
dùng hàng ngày của mọi người dân trong xã hội mà còn là nguồn thu nhập
của hàng triệu người dân hiện nay. Đặc biệt nông nghiệp lại có ý nghĩa quan
trọng đối với nước ta khi có hơn 70% dân cư sống dựa vào nông nghiệp.
Sự gia tăng của các sản phẩm nông nghiệp kết hợp với nhu cầu về thực
phẩm ngày càng cao của cuộc sống đã thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển
mạnh mẽ. Sự phát triển bùng nổ của ngành chăn nuôi để đáp ứng nhu cầu là
một tất yếu.
Việt Nam là một nước đang phát triển với nền kinh tế nông nghiệp
chiếm vai trò chủ đạo. Đặc biệt, lĩnh vực chăn nuôi ở nước ta đang có xu
hướng xây dựng những khu chăn nuôi tập trung theo quy mô trạng trại.
Phương thức chăn nuôi này đang mang lại hiệu quả đáng kể, tạo điều kiện cho
việc áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới trong lĩnh vực chăn nuôi.
Hiện nay, loại hình chăn nuôi này đang được người dân ở các địa phương
quan tâm, trong đó chăn nuôi gia súc, gia cầm chiếm tỉ lệ lớn nhất. Vốn đầu
tư cho mỗi trang trại từ vài trăm triệu đến vài tỉ đồng tùy theo quy mô và loại
hình trang trại.
Tuy nhiên, việc phát triển các hoạt động chăn nuôi gia súc, gia cầm tự
phát một cách tràn lan, ồ ạt trong điều kiện người nông dân thiếu vốn, thiếu
hiểu biết đã làm gia tăng tình trạng ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức
khỏe cộng đồng. Ô nhiễm môi trường do chăn nuôi gây nên chủ yếu từ các


2
nguồn chất thải rắn, chất thải lỏng, bụi, tiếng ồn, xác gia súc - gia cầm chết
chôn lấp, tiêu hủy không đúng kỹ thuật. Đặc biệt là vấn đề ô nhiễm môi
trường từ các hoạt động chăm sóc gia súc, gia cầm và vệ sinh chuồng trại. Vì
chất thải sau chăn nuôi xử lý không tốt sẽ gây ô nhiễm môi trường và lây lan
dịch bệnh nghiêm trọng cho động vật và người. Do vậy, việc quản lý môi

trường sau chăn nuôi là vấn đề quan trọng hàng đầu hiện nay trong ngành
chăn nuôi.
Ba Trại là một xã thuộc huyện Ba Vì, Hà Nội đã và đang trên đà phát
triển kinh tế. Ngành chăn nuôi lợn trên địa bàn xã đã có những bước phát triển
mạnh mẽ về quy mô và số lượng. Trang trại chăn nuôi lợn nái của ông
Nguyễn Thanh Lịch là một trang trại phát triển mạnh với số lượng hơn một
nghìn con đã đưa giá trị ngành chăn nuôi đạt hiệu quả cao và đem lại hiệu quả
kinh tế. Nhưng vấn đề nước thải tại trang trại rất đáng lo ngại, theo điều tra
cho thấy nước thải của trang trại được qua xử lý bằng hầm phủ bạt yếm khí,
nhưng chất lượng của các hầm này chưa đạt tiêu chuẩn nên nước thải vẫn còn
gây ô nhiễm môi trường. Phân lợn thì được thu gom và bỏ vào nám ở cuối
mỗi chuồng chứ không được thông qua một công nghệ xử lý nào sau đó được
bán ra ngoài .
Xuất phát từ thực tế đó, được sự đồng ý của Ban Giám Hiệu nhà
trường, Ban chủ nhiệm khoa Môi Trường - Trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên, dưới sự hướng dẫn trực tiếp của thầy giáo TS. Nguyễn Chí Hiểu, em
tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá công tác quản lý và bảo vệ môi trường
trong sản xuất tại trang trại Nguyễn Thanh Lịch ,Ba Vì-Hà Nội”.


3
1.1 Tính cấp thiêt của đề tài
Thách thức về môi trường đối với sự phát triển chăn nuôi là thách thức
chung của tất cả các nước trên thế giới. Giải bài toán ô nhiễm môi trường cho
hoạt động chăn nuôi là con đường hướng tới ngành chăn nuôi “xanh”, phát
triển bền vững ở nước ta.
Cả nước có khoảng 8,5 triệu hộ chăn nuôi quy mô gia đình và 18.000
trang trại chăn nuôi tập trung[21]. Ngành chăn nuôi chiếm tỷ trọng lớn trong
nông nghiệp. Tuy nhiên, việc quản lý và xử lý chất thải chăn nuôi lại chưa
được quan tâm đúng mức. Hiện mới chỉ có khoảng 70% hộ chăn nuôi có

chuồng trại, trong đó khoảng 10% chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh; hộ có
công trình khí sinh học (hầm biogas) chỉ đạt 8,7%; khoảng 23% số hộ chăn
nuôi không xử lý chất thải vật nuôi. Tuy nhiên, tỷ lệ hộ có cam kết bảo vệ môi
trường chỉ chiếm 0,6%[20]. Đối với các trang trại chăn nuôi tập trung, mặc dù
phần lớn đã có hệ thống xử lý chất thải nhưng hiệu quả xử lý chưa triệt để.
Tình trạng trên đã gây ra ô nhiễm nghiêm trọng môi trường đất, nước, không
khí ở nông thôn. Ước tính, hiện có tới 80% các bệnh nhiễm trùng ở nông thôn
có liên quan tới nguồn nước bị nhiễm vi sinh vật như giun sán, tả, bệnh ngoài
da, mắt[20]… Bên cạnh đó, bộ máy tổ chức quản lý Nhà nước về môi trường
trong lĩnh vực chăn nuôi còn thiếu và sự phân công, phân cấp trách nhiệm
chưa rõ ràng, thiếu hợp lý, thiếu số lượng và hạn chế về năng lực. Nhận thức
của các cấp, ngành, địa phương và toàn xã hội nói chung về tầm quan trọng
của công tác bảo vệ môi trường trong hoạt động chăn nuôi chưa đầy đủ và
đúng mức.
Chính những vấn đề cấp bách trên, em đã thực hiện đề tài: “Đánh giá
công tác quản lý và bảo vệ môi trường trong sản xuất tại trang trại Nguyễn
Thanh Lịch ,Ba Vì-Hà Nội”.


4
1.2 Mục đích của đề tài
-Tìm hiểu được thực trạng công tác quản lý và bảo vệ môi trường trong
trang trại chăn nuôi heo nái của ông Nguyễn Thanh Lịch, Ba Vì - Hà Nội.
1.3 Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá được hiện trạng công tác quản lý môi trường trong chăn nuôi
tại trang trại Nguyên Thanh Lịch .
- Đề xuất một số giải pháp khác phục được tình trạng gây ô nhiễm môi
trường do chất thải chăn nuôi tại trang trại.
1.4 Ý nghĩa của đề tài
1.4.1 Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học

- Đề tài được thực hiện sẽ là cơ hội cho sinh viên được thực hiện và tiếp
cận với những vấn đề bức đề bức xúc đang được xã hội quan tâm.
- Đề tài giúp sinh viên có cơ hội áp dụng những kiến thức đã học vào
thực tiễn, nâng cao trình độ chuyên môn đồng thời tích lũy kinh nghiệm thực
tế cho bản thân sau khi ra trường.
1.4.2 Ý nghĩa thực tiễn.
- Làm cơ sở cho các cơ quan chức năng đưa ra các biện pháp để bảo vệ
môi trường phù hợp với điều kiện trang trại, giúp trang trại có công tác quản
lý môi trường tốt hơn.
- Là một tư liệu để cung cấp những số liệu về hiện trạng môi trường của
trang trại.
- Hiểu biết và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường tại trang trại.


5

Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Khái niệm môi trường và quản lý môi trường
2.1.1 Khái niệm môi trường
“Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao
quanh con người,có ảnh hưởng đến đời sống ,sản xuất, sự tồn tại phát triển
của con người và sinh vật”[8]
2.1.2 Khái niệm quản lý môi trường
“ Quản lý môi trường là tổng hợp các biện pháp,luật pháp,chính sách
kinh tế,kĩ thuật, xã hội thích hợp nhằm bảo vệ môi trường sống và phát triển
bền vững kinh tế xã hội quốc gia” [7]
Các mục tiêu chủ yếu trong công tác quản lý môi trường tại trang trại
chăn nuôi heo:
-Khắc phục và phòng chống suy thoái, ô nhiễm môi trường phát sinh

trong hoạt động sản xuất chăn nuôi của con người.
-Phát triển bền vững kinh tế xã hội quốc gia theo 9 nguyên tắc của một
xã hội bền vững do hội nghị Rio-92 đề xuất.
-Xây dựng các công cụ có hiệu lực quản lý môi trường trong chăn nuôi
trên toàn quốc và các vùng lãnh thổ.
2.2 Cơ sở pháp lý có liên quan
Công tác quản lý nhà nước về môi trường phải được dựa trên các văn
bản pháp luật của cơ quan quản lý nhà nước. Từ năm 1993 đến nay đã có các
văn bản chính về quản lý và bảo vệ môi trường, đó là:
- Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13, ban hành ngày 23/06/2014
của Quốc hội có hiệu lực từ ngày 01/01/2015.
- Luật đa dạng sinh học số 20/2008/QH12 ngày 13/11/2008


6

- Chỉ thị số 26-CT-TT ngày 25/8/2014 về việc triển khai thi hành luật
Bảo vệ môi trường 2014
- Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13, kỳ họp thứ 3 thông qua
ngày 21/06/2012.
- Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của chính phủ về việc
Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi
trường.
- Nghị định số 149/2004/NĐ-CP ngày 27/7/2004 của Chính phủ về
Quy định cấp phép, thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải
vào nguồn nước.
- Nghị định 117/2009/NĐ-CP, ngày 31 tháng 12 năm 2009 về việc xử
lý vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
- Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2010 của Chính
phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.

- Thông tư liên tịch số 69/2000/TTLT-BNN-TCTK ngày 26 tháng 3
năm 2000 của liên Bộ Nông nghiệp và Tổng Cục Thống kê. Quy định về tiêu
chí đánh giá quy mô của một trang trại chăn nuôi.
- Thông tư 27/2011/TT-BNNPTNT, ngày 13 tháng 4 năm 2011, Quy
định về tiêu chí và thủ tục cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại.
- Thông tư số 47/2011/TT-BTNMT, ngày 28 tháng 12 năm 2011 của
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc
gia về môi trường.
- Thông tư 04/2010/TT-BNNPTNT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về
điều kiện trại chăn nuôi lợn, trại chăn nuôi gia cầm an toàn sinh học.
- Nghị quyết 41/NQ-TU của Bộ chính trị về bảo vệ môi trường trong
thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.


7

- QCVN 01-14 -2010/BNN&PTNT: Điều kiện trang trại chăn nuôi lợn
an toàn sinh học
- QCVN 01-79 -2011/BNN&PTNT: Quy trình đánh giá kiểm tra điều
kiện vệ sinh thú y
- QCVN 01 - 39: 2011/BNNPTNT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về vệ
sinh nước dùng trong chăn nuôi.
- QCVN 01 - 78: 2011/BNNPTNT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về
Thức ăn chăn nuôi - Các chỉ tiêu vệ sinh an toàn và mức giới hạn tối đa cho
phép trong thức ăn chăn nuôi.
2.3. Tình hình chăn nuôi trên thế giới và Việt Nam
2.3.1 Tổng quan về ngành chăn nuôi trên thế giới
Để đáp ứng nhu cầu thực phẩm của con người, ngành chăn nuôi trên thế
giới đã phát triển rất nhanh và đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Trên Thế
giới chăn nuôi hiện chiếm khoảng 70% đất nông nghiệp và 30% tổng diện

tích đất tự nhiên (không kể diện tích bị băng bao phủ). Chăn nuôi đóng góp
khoảng 40% tổng GDP nông nghiệp toàn cầu. Tuy nhiên, bên cạnh việc sản
xuất và cung cấp một số lượng lớn sản phẩm quan trọng cho nhu cầu của con
người, ngành chăn nuôi cũng đã gây nên nhiều hiện tượng tiêu cực về môi
trường. Ngoài chất thải rắn và chất thải lỏng, chăn nuôi hiện đóng góp khoảng
18% hiệu ứng nóng lên của trái đất (global warming) do thải ra các khí gây
hiệu ứng nhà kính, trong đó có 9% tổng số khi CO2 sinh ra, 37% khí mêtan
(CH4) và 65% oxit nitơ (N2O). Những chất thải khí này sẽ tiếp tục tăng lên
trong thời gian tới[15].
 Chăn nuôi thế giới tầm nhìn 2020
Sự chuyển đổi tiêu dùng và sản xuất
Không giống như "Cách mạng xanh" được điều khiển bởi nguồn cung
ứng", "Cách mạng chăn nuôi" được điều khiển bởi nhu cầu. Vào đầu những


8

năm 1970 và giữa những năm 1990, khối lượng thịt được tiêu dùng ở các
nước đang phát triển đã tăng lên gần ba lần, bằng lượng thịt tiêu thụ ở các
nước đã phát triển[21]. Tổng sản lượng thịt ở các nước đang phát triển tăng
lên 4,3% mỗi năm vào đầu những năm 1980 và giữa những năm 1990, cao
hơn năm lần so với tỉ lệ đó của các nước đã phát triển.
Trong suốt 40 năm qua, để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ, sản lượng thịt heo
toàn cầu tăng từ 3,5 triệu tấn lên 24,7 triệu tấn (năm 1961), 86,6 triệu tấn
(năm 2002), 93 triệu tấn (năm 2005) và dự kiến đạt hơn 109 triệu tấn (năm
2016)[30].
Các khu vực sản xuất heo chính bao gồm Đông Á, Bắc Mỹ và châu
Âu. Trung Quốc thống trị ngành công nghiệp thịt heo thế giới khi dẫn đầu cả
về sản xuất và tiêu thụ. Trung Quốc sản xuất 50 triệu tấn thịt heo trong năm
2012, gấp 5 lần sản lượng của Mỹ và gấp đôi EU, chiếm gần ½ sản lượng

toàn cầu. Năm 2014, số lượng heo nuôi tại Trung Quốc đứng đầu thế giới, đạt
723 triệu đầu con.
Dự báo tới năm 2017, sản lượng TĂCN có thể đạt 17 triệu tấn, tới năm
2020 có thể vượt so với kế hoạch, cán mốc 20 triệu tấn. Sự phát triển của chăn
nuôi trong nước đang dần đánh bật các sản phẩm chăn nuôi nhập khẩu khi 9
tháng đầu năm, lượng thịt gà nhập khẩu giảm 19% so với năm 2015, số lượng
trâu, bò sống nhập khẩu nguyên con giảm tới gần 27%...[4]
Xu hướng tiêu dùng này sẽ còn tiếp tục diễn ra trong tương lai là một
câu hỏi có thể được trả lời thông qua mô hình lương thực thực phẩm toàn cầu
của IFPRI[19]. Mô hình này gồm số liệu của 37 nước và nhóm nước đối với
18 loại hàng hoá. Các phân tích cơ bản của mô hình IMPACT dự báo rằng
tiêu thụ thịt và sữa ở các nước đang phát triển sẽ tăng lên tương ứng là 2,8 và
3,3 % mỗi năm trong giai đoạn vào đầu những năm 1990 đến 2020. Tỉ lệ tăng
trưởng của thịt và sữa tương ứng của các nước đã phát triển là 0,6 và 0,2 %


9

mỗi năm. Đến năm 2020, các nước đang phát triển sẽ tiêu thụ nhiều hơn năm
1993 là 100 triệu tấn thịt và 223 triệu tấn sữa, trong khi đó tiêu thụ của các
nước đã phát triển chỉ tăng 18 triệu tấn đối với cả thịt và sữa.
Môi trường bền vững và sức khoẻ cộng đồng
Các rủi ro lớn hơn cho sức khoẻ con người xuất phát từ các sản phẩm
chăn nuôi ở các nước đang phát triển bắt nguồn từ các bệnh có nguồn gốc
động vật, như cúm gia cầm, khuẩn Salmonella, nhiễm khuẩn từ việc sử dụng
không an toàn các loại thực phẩm, các loại thuốc trừ sâu và tồn dư thuốc
kháng sinh ở chuỗi thức ăn trong quá trình sản xuất.
Ảnh hưởng của Cách mạng chăn nuôi đến môi trường cũng là những
điều băn khoăn lo lắng. Chăn nuôi có đóng góp đặc biệt đến tính bền vững
của môi trường, kết hợp cùng với các hệ thống canh tác tạo nên sự cân bằng

phù hợp giữa thâm canh cây trồng và chăn nuôi.
Các kết luận về chính sách
Cuộc cách mạng trong chăn nuôi tất yếu sẽ xảy ra. Nhưng sự chuyển
đổi nguồn dinh dưỡng trong tương lai ở các nước đang phát triển được thúc
đẩy bởi sức ép của thu nhập, tăng dân số, phát triển đô thị sẽ để lại một không
gian nhỏ hẹp cho xây dựng chính sách nhằm thay đổi nhu cầu về các sản
phẩm có nguồn gốc động vật ngày càng cao[21]. Tuy nhiên, chính sách có thể
trợ giúp định hình cuộc cách mạng chăn nuôi mang lại càng nhiều lợi ích càng
tốt cho một bộ phận lớn người nghèo trong xã hội. Để làm được như vậy, các
nhà lập chính sách phải tập trung vào bốn vần đề chủ yếu sau đây:
 Chăn nuôi quy mô nhỏ phải liên kết chặt chẽ với các nhà giết mổ chế
biến và các nhà tiếp thị đối với các thực phẩm dễ bị hư hỏng. Các quy trình
chế biến quy mô lớn trong chăn nuôi góp phần bảo vệ sức khoẻ con người.


10
 Chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho sự sát nhập các hộ chăn nuôi
nhỏ. Cần chú ý đặt biệt đến năng xuất chăn nuôi và các vấn đề sức khoẻ, bao
gồm cả chế biến sau thu hoạch và tiếp thị.


Cần phải phát triển các cơ chế điều chỉnh để giải quyết các vấn đề

tồn tại về sức khỏe và môi trường phát sinh trong quá trình chăn nuôi. Phải có
các quy định bắt buộc đối với các cơ sở chăn nuôi áp dụng các công nghệ để
bảo vệ môi trường và sức khoẻ cộng đồng.
 Quản lý chất thải chăn nuôi lợn trên thế giới
Việc xử lý chất thải chăn nuôi lợn đã được nghiên cứu triển khai ở các
nước phát triển từ cách đây vài chục năm. Các nghiên cứu của các tổ chức
và các tác giả như (Zhang và Felmann, 1997), (Boone và cs, 1993; Smith &

Frank, 1988), (Chynoweth và Pullammanappallil, 1996; Legrand, 1993;
Smith và cs, 1988; Smith và cs, 1992), (Chynoweth, 1987; Chynoweth &
Isaacson, 1987)... Các công nghệ áp dụng cho xử lý nước thải trên thế giới
chủ yếu là các phương pháp sinh học. Ở các nước phát triển, quy mô trang
trại hàng trăm ha, trong trang trại ngoài chăn nuôi lợn quy mô lớn (trên
10.000 con lợn), phân lợn và chất thải lợn chủ yếu làm phân vi sinh và năng
lượng Biogas cho máy phát điện, nước thải chăn nuôi được sử dụng cho các
mục đích nông nghiệp[11].


11

Hình 2.1. Mô hình quản lý chất thải rắn chăn nuôi trên thế giới
(Nguồn: Trịnh Xuân Lai,2000)[9]
Tại các nước phát triển việc ứng dụng phương pháp sinh học trong xử
lý nước thải chăn nuôi đã được nghiên cứu, ứng dụng và cải tiến trong nhiều
năm qua.
Tại Hà Lan, nước thải chăn nuôi được xử lý bằng công nghệ SBR qua 2
giai đoạn: giai đoạn hiếu khí chuyển hóa thành phần hữu cơ thành CO2, nhiệt
năng và nước, amoni được nitrat hóa thành nitrit và/hoặc khí nitơ; giai đoạn
kỵ khí xảy ra quá trình đề nitrat thành khí nitơ. Phốtphat được loại bỏ từ pha
lỏng bằng định lượng vôi vào bể sục khí (Willers et al,1994). [17 ]
Tại Tây Ban Nha, mước thải chăn nuôi được xử lý bằng quy trình
VALPUREN (được cấp bằng sáng chế Tây Ban Nha số P9900761). Đây là


12

quy trình xử lý kết hợp phân hủy kỵ khí tạo hơi nước và làm khô bùn bằng
nhiệt năng được cấp bởi hỗ hợp khí sinh học và khí tự nhiên.[16 ]

Tại Thái Lan, công trình xử lý nước thải sau Biogas là UASB. Đây là
công trình xử lý sinh học kỵ khí ngược dòng. Nước thải được đưa vào từ dưới
lên, xuyên qua lớp bùn kỵ khí lơ lửng ở dạng các bông bùn mịn. Quá trình
khoáng hóa các chất hữu cơ diễn ra khi nước thải tiếp xúc với các bông bùn
này.[6]
2.3.2 Tình hình chăn nuôi ở Việt Nam
2.3.2.1 Hiện trạng môi trường chăn nuôi lợn của Việt Nam
Hiện nay với sự hội nhập quốc tế kèm với nó là sự gia tăng những quy
định về bảo vệ môi trường, ý thức ngày càng được nâng cao của cộng đồng về
các vấn đề môi trường thì vấn đề môi trường nói chung và môi trường chăn
nuôi nói riêng đã nhận được nhiều sự quan tâm của người dân cũng như các
cơ quan chức năng. Trên thế giới đã có những nghiên cứu về vấn đề ô nhiễm
môi trường trong chăn nuôi và đã áp dụng các biện pháp xử lý hiệu quả để
bảo vệ môi trường. Tại Việt Nam mặc dù đã cảm nhận được phần nào tác hại
về môi trường do chăn nuôi gây ra tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có nghiên
cứu cụ thể nào về vấn đề này cũng như có những biện pháp xử lý, giải quyết
triệt để những vấn đề về môi trường do ngành chăn nuôi gây ra.
Trước đây khi quá trình chăn nuôi còn nhỏ lẻ, chủ yếu theo quy mô hộ
gia đình kết hợp việc tận dụng tối đa chất thải trong chăn nuôi cho mục đích
nông nghiệp như trồng lúa, rau màu, nuôi cá… thì chất thải từ chăn nuôi này
hầu như không gây ảnh hưởng tới môi trường cũng như con người.
Ngày nay, khi chăn nuôi chuyển sang hình thức tập trung theo quy mô
lớn thì kéo theo sự hình thành của nhiều trang trại chăn nuôi. Hàng ngày các
trang trại này thải các nguồn thải như nước thải, phân trực tiếp ra các kênh,
mương các hệ thống thoát nước mà không qua xử lý. Những nguồn thải này


13

do không được xử lý nên chứa rất nhiều vi khuẩn gây ô nhiễm nguồn nước

sinh hoạt của người dân, mang theo các mầm bệnh vào cơ thể làm tăng nguy
cơ mắc các bệnh tiêu chảy, mẩm ngứa, ghẻ lở. nhiễm chất thải trong chăn
nuôi không chỉ ảnh hưởng đến môi trường sống khu vực xung quanh, gây ô
nhiễm nguồn nước, tài nguyên đất mà còn ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình
chăn nuôi. Môi trường chăn nuôi ô nhiễm chứa các vi khuẩn có hại gây nên
các bệnh cho lợn như dịch tả, tai xanh… từ đó làm giảm hiệu quả của quá
trình chăn nuôi, giảm năng suất cũng như lợi nhuận gây thua lỗ. Tình trạng
chăn nuôi thả rông, chăn nuôi trên đất dốc, đầu nguồn nước… còn phổ biến
đã làm tăng diện tích đất xói mòn, suy giảm chất lượng, giảm khả năng sản
xuất nông nghiệp. Trong những năm qua dịch lở mồm long móng trên gia súc
vẫn diễn ra thường xuyên và đến nay vẫn chưa được thống kê triệt để. Theo
số liệu tổng hợp về tình hình dịch bệnh trong 3 năm vừa qua cho thấy dịch
bệnh giảm cả về diện dịch và mức độ dịch bệnh. Trong những năm gần đây,
dịch bệnh LMLM đã được kiểm soát tốt hơn, đặc biệt tại các địa phương chăn
nuôi trọng điểm góp phần tăng trưởng mạnh trọng chăn nuôi. Dịch LMLM
gần đây chỉ xuất hiện rải rác, nhỏ lẻ trên đàn trâu bò nuôi tại khu vực miền
núi, vùng sâu, vùng xa (tại khu vực này, trâu bò nuôi thả rông trong rừng, gây
khó khăn cho công tác tiêm phòng vắc xin). So với những năm trước đây,
diện dịch và mức độ dịch năm 2016 đã giảm nhiều, góp phần giảm thiểu thiệt
hại về kinh tế và tạo môi trường ổn định để phát triển sản xuất. Bệnh tai xanh
ở lợn: Lần đầu tiên dịch lợn tai xanh bùng phát tại nước ta ở Hải Dương vào
ngày 12/03/2007, sau đó lây lan nhanh và rộng khắp các tỉnh miền Bắc. Trong
năm 2007, toàn quốc có 324 xã, phường của 65 huyện, quận thuộc 18 tỉnh,
thành phố có dịch. Số lợn mắc bệnh là 70.577 con (chiếm 0,26% tổng đàn,
toàn quốc có 26.560.651 con), số lợn chết và phải tiêu hủy là 20.366 (chiếm
gần 0,08%). Tuy nhiên, từ tháng 7/2013 đến nay, dịch đã cơ bản được kiểm


14


soát trên toàn quốc. Cuối năm 2015, dịch Tai xanh tái phát ở diện hẹp, trong
thời gian ngắn với 19 ổ dịch tại 11 huyện của 06 tỉnh (khu vực chung biên
giới với Cam-pu-chia - nước bị phát sinh dịch Tai xanh từ tháng 8/2015) làm
1.228 con lợn mắc bệnh, chết và tiêu hủy. Năm 2016, do mưa bão, lũ lụt
nhiều, nhất là các tỉnh miền Trung và Nam Trung bộ, gây nguy cơ rất cao về
dịch bệnh và đã xuất hiện dịch Tai xanh tại một số tỉnh Bắc Trung bộ làm hơn
1.200 con lợn mắc bệnh, chết và tiêu hủy. Vấn đề này đã gây tổn thất lớn cho
ngành chăn nuôi, gây mất an toàn thực phẩm và còn có nguy lây nhiễm các
bệnh nguy hiểm sang người [ 27].
Bảng 2.1 Số lượng lợn phân theo các vùng của Việt Nam
(Đơn vị: Con)
Năm
Cả nước
ĐBSH
Miền núi và
trung du

2013

2014

2015

2016

2017

26.493.922 26.261.408 26.761.577 27.751.010 29.075.315
6.855.175


6.759.470

6.824.759

7.061.276

7.414.398

6.346.859

6.328.806

6.626.398

6.841.448

7.175.528

5.084.917

5.090.085

5.207.484

5.368.050

5.420.643

1.704.140


1.728.699

1.742.343

1.797.325

1.903.281

2.779.981

2.758.886

2.890.167

3.093.622

3.358.493

3.722.850

3.595.463

3.470.425

3.589.288

3.802.971

Bắc Trung Bộ
và Duyên hải

miền Trung
Tây Nguyên
Đông Nam
Bộ
ĐBSCL

(Nguồn: Tổng cục thống kê, 2017)[25]
Môi trường bị ô nhiễm lại tác động trực tiếp vào sức khoẻ vật nuôi,
phát sinh dịch bệnh, gây khó khăn trong công tác quản lý dịch bệnh, giảm
năng suất không thể phát triển bền vững.[10]


15

Công tác quản lý chất thải trong chăn nuôi lợn đang gặp nhiều khó
khăn, việc sử dụng phân lợn trong nông nghiệp vẫn còn bị hạn chế do phân
lợn không giống phân bò hay gia cầm khác. Theo điều tra tình hình quản lý chất
thải chăn nuôi ở một số huyện thuộc TP. HCM và một số tỉnh lân cận chỉ có 6%
số hộ nuôi lợn có bán phân cho các đối tượng sử dụng để nuôi cá và làm phân
bón, khoảng 29% số hộ chăn nuôi lợn sử dụng phân cho bể biogas và 9% hộ dùng
phân lợn để nuôi cá[2].
Theo kết quả điều tra đánh giá hiện trạng môi trường của Viện chăn
nuôi (2006) tại các cơ sở chăn nuôi lợn có quy mô tập trung ở Hà Nội, Hà
Tây, Ninh Bình, Nam Định, Quảng Nam, Bình Dương, Đồng Nai cho thấy:
Chất thải rắn bao gồm chủ yếu là phân, chất độn chuồng, thức ăn thừa và đôi
khi là xác gia súc, gia cầm chết. Kết quả điều tra hiện trạng quản lý chất thải
chăn nuôi cho thấy 100% số cơ sở chăn nuôi đều chưa tiến hành xử lý chất
thải rắn trước khi chuyển ra ngoài khu vực chăn nuôi. Các cơ sở này chỉ có
khu vực tập trung chất thải ở vị trí cuối trại, chất thải được thu gom và đóng
bao tải để bán cho người tiêu thụ làm phân bón hoặc nuôi cá. Đối với phương

thức nuôi lợn trên sàn bê tông phía dưới là hầm thu gom thì không thu được
chất thải rắn. Toàn bộ chất thải, bao gồm phân, nước tiểu, nước rửa chuồng
được hòa lẫn và dẫn về bể biogas.
Kết quả điều tra của cho thấy hệ thống xử lý nước thải tại các trang trại
trên là: Nước thải  bể Biogas  hồ sinh học  thải ra môi trường, hầu hết
các trang trại chăn nuôi lợn khác cũng có sơ đồ xử lý chất thải như trên. [1].
2.3.2.2 Định hướng phát triển chăn nuôi lợn tại Việt Nam
Trong số các nước thuộc khối Asean, Việt Nam là nước chịu áp lực về
đất đai lớn nhất. Tốc độ tăng dân số và quá trình đô thị hóa đã làm giảm diện
tích đất nông nghiệp. Để đảm bảo an toàn về lương thực và thực phẩm,


16

biện pháp duy nhất là thâm canh chăn nuôi trong đó chăn nuôi lợn là
một thành phần quan trọng trong định hướng phát triển.
Theo quyết định số 10/2008/QĐ-TTg ngày 16 tháng 1 năm 2008 của
Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt chiến lược phát triển chăn nuôi đến
năm 2020 thì:
Đến năm 2020 ngành chăn nuôi cơ bản chuyển sang sản xuất phương
thức trang trại, công nghiệp, đáp ứng phần lớn nhu cầu thực phẩm đảm bảo
chất lượng cho tiêu dùng và xuất khẩu
Tỷ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp đến năm 2020 đạt trên 42%,
trong đó năm 2010 đạt khoảng 32% và năm 2015 đạt 38%
Đảm bảo an toàn dịch bệnh và vệ sinh an toàn thực phẩm, khống chế có
hiệu quả các bệnh nguy hiểm trong chăn nuôi
Các cơ sở chăn nuôi, nhất là chăn nuôi theo phương thức trang trại,
công nghiệp và cơ sở giết mổ,chế biến gia súc, gia cầm phải có hệ thống xử lý
chất thải, bảo vệ và giảm ô nhiễm môi trường.
Mức tăng trưởng bình quân: giai đoạn 2008 – 2010 đạt khoảng 8 -9%

năm; giai đoạn 2010 - 2015 đạt khoảng 6-7% năm và giai đoạn 2015 - 2020
đạt khoảng 5 - 6% năm.
Bảng 2.2 Định hướng phát triển chăn nuôi Việt Nam đến năm 2020
Đơn vị tính: Triệu con
Loại vật nuôi
Lợn
Lợn nái
Gia cầm

Trong đó: bò sữa
Trâu
Dê, cừu

Năm
2015
2016
2020
Con
27,75
28,78
29,93
Con
4,06
3,95
3,48
Con
341,91
356,72
392,39
Con

5,37
5,47
5,80
1.000 con
275,30
316,6
405,30
Con
2,52
2,53
2,54
Con
1,89
2,08
2,91
(Nguồn:Sản xuất chăn nuôi 2015 và kế hoạch 2020)[22]
Đơn vị tính


×