Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

Đánh giá công tác quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn huyện pác nặm, tỉnh bắc kạn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (455.08 KB, 75 trang )


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM



CHU ĐÌNH DIỆM


Tên đề tài:
“ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ MÔI TRƯỜNG
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PÁC NẶM TỈNH BẮC KẠN”


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Khoa học môi trường
Khoa : Môi trường
Khóa học : 2010 – 2014






Thái Nguyên, 2014

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM





CHU ĐÌNH DIỆM


Tên đề tài:
“ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ MÔI TRƯỜNG
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PÁC NẶM TỈNH BẮC KẠN”


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Khoa học môi trường
Khoa : Môi trường
Khóa học : 2010 – 2014

Giảng viên hướng dẫn : TS. Hà Xuân Linh
Khoa Môi trường – Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên



Thái Nguyên, năm 2014

LỜI CẢM ƠN
Được sự cho phép của Khoa Môi trường trường Đại học Nông lâm Thái
nguyên, cùng với sự đồng ý của Thầy giáo Ts. Hà Xuân Linh , em đã thực hiện
đề tài “Đánh giá công tác quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn huyện

Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2011 - 2013”.
Để hoàn thành đề tài này, lời đầu tiên em xin bày tỏ lòng biết ơn chân
thành, sâu sắc đến Thầy giáo Ts. Hà Xuân Linh đã trực tiếp hướng dẫn, dìu dắt
và chỉ bảo những kiến thức về chuyên môn cũng như chỉ dẫn khoa học quý báu
để hướng dẫn em thực hiện đề tài tài trong những buổi đầu làm quen với công
tác đánh giá quản lý về môi trường, cũng như tiếp cận với thực tế.
Có được bài luận văn này em xin cảm ơn chân thành cảm ơn Quý Thầy Cô
giáo giảng dạy trong Khoa trong suốt thời gian qua ; cảm ơn Ban Lãnh đạo và
cán bộ Phòng Tài Nguyên và Môi trường huyên Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn đã tận
tình giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi để em thực hiện đề tài của em tại huyện
Pác Nặm.
Để thực hiện đề tài này, bản thân em mặc dù đã rất cố gắng xong trong
những ngày đầu làm quen, tiếp cận và học hỏi về đánh giá công tác quản lý môi
trường sẽ không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Chính vì lẽ đó em rất mong
tiếp tục nhận được sự quan tâm, giúp đỡ, sự góp ý chân thành từ các Thầy Cô
giáo và các bạn sinh viên để đề tài em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 28 tháng 04 năm 2014
Sinh viên

Chu Đình Diệm




DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Stt Từ Nguyên nghĩa

1

BVMT Bảo vệ môi trường
2
ĐTM Đánh giá tác dộng môi trường
3
GDDT Giáo dục đào tạo
4
HĐND Hội đồng nhân dân
5
ISO Tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn
hóa(International Organization for
Standardization)
6
KT-XH Kinh tế- Xã hội
7
QLMT Quản lý môi trường
8
QLNN Quản lý Nhà nước
9
TNKS Tài nguyên khoáng sản
10
TNMT Tài nguyên môi trường
11
UBND Ủy ban nhân dân
12
UNEF Chương trình môi trường Liên hiệp
quốc(United nations environment
programme)
13
XDCB Xây dựng cơ bản
14

VAC Vườn, ao, chuồng
15
VACR Vườn, ao, chuồng, rừng
16
VSMT Vệ sinh môi trường



DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 4.1:Cơ cấu cây trồng của huyện năm 2013 32
Bảng 4.2:Tỉ lệ các dân tộc trên địa bàn huyện năm 3013 34
Bảng 4.3:Cơ cấu lao động trong các ngành nghề huyện Pác Nặm năm 3013 34
Bảng 4.4: Đội ngũ cán bộ của phòng tài nguyên và môi trường 43
Bảng 4.5: Một số văn bản quản lý môi trường của huyện Pác Nặm 45
Bảng 4.6. Một số dự án đầu tư, cơ sở sản xuất, kinh doanh ở huyện
đã lập cam kết bảo vệ môi trường 48
Bảng 4.7. Kết quả thanh tra, kiểm tra; giải quyết khiếu nại tố cáo
giai đoạn 2010 – 2013 56
Bảng 4.8. Mức độ quan tâm của người dân đến vấn đề môi trường 56
Bảng 4.9. Các nguồn thông tin về môi trường của người dân 57
Bảng 4.10. Các giải pháp nâng cao hiệu quả bảo vệ môi trường 58



















MỤC LỤC


PHẦN 1.MỞ ĐÂU 1
1.1 Đặt vấn đề 1
1.2. Mục tiêu của đề tài 2
1.3. Yêu cầu của đề tài 2
1.4. Ý nghĩa của đề tài 2
1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học 2
1.4.2. Ý nghĩa trong thực tiễn. 3
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
2.1.2. Những vấn đề về quản lý môi trường 4
2.2. Cơ sở khoa học của quản lý nhà nước về môi trường 11
2.2.1 Cơ sở triết học 11
2.2.2. Cơ sở Khoa học – Kỹ thuật – Công nghệ quản lý môi trường 11
2.2.3. Cơ sở pháp luật của quản lý môi trường 12
2.2.4. Cơ sở kinh tế 15
2.3. Tình hình quản lý môi trường trên thế giới và ở Việt Nam 16
2.3.1. Tình hình quản lý môi trường trên thế giới 16
2.3.2. Tình hình quản lý môi trường ở Việt Nam 18

2.3.3. Tình hình quản lý môi trường ở Bắc Kạn 21
2.3.4. Tình hình quản lý môi trường ở huyện Pác Nặm tỉnh Bắc Kạn 23
PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN,
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26
3.1. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 26
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 26
3.3. Nội dung nghiên cứu 26
3.4. Phương pháp nghiên cứu 26
3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp 26
3.4.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp 26
3.4.3. Phương pháp nghiên cứu các văn bản pháp luật trong công tác
quản lý về bảo vệ môi trường 27
3.4.4. Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu. 27

LỜI CẢM ƠN
Được sự cho phép của Khoa Môi trường trường Đại học Nông lâm Thái
nguyên, cùng với sự đồng ý của Thầy giáo Ts. Hà Xuân Linh , em đã thực hiện
đề tài “Đánh giá công tác quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn huyện
Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2011 - 2013”.
Để hoàn thành đề tài này, lời đầu tiên em xin bày tỏ lòng biết ơn chân
thành, sâu sắc đến Thầy giáo Ts. Hà Xuân Linh đã trực tiếp hướng dẫn, dìu dắt
và chỉ bảo những kiến thức về chuyên môn cũng như chỉ dẫn khoa học quý báu
để hướng dẫn em thực hiện đề tài tài trong những buổi đầu làm quen với công
tác đánh giá quản lý về môi trường, cũng như tiếp cận với thực tế.
Có được bài luận văn này em xin cảm ơn chân thành cảm ơn Quý Thầy Cô
giáo giảng dạy trong Khoa trong suốt thời gian qua ; cảm ơn Ban Lãnh đạo và
cán bộ Phòng Tài Nguyên và Môi trường huyên Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn đã tận
tình giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi để em thực hiện đề tài của em tại huyện
Pác Nặm.
Để thực hiện đề tài này, bản thân em mặc dù đã rất cố gắng xong trong

những ngày đầu làm quen, tiếp cận và học hỏi về đánh giá công tác quản lý môi
trường sẽ không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Chính vì lẽ đó em rất mong
tiếp tục nhận được sự quan tâm, giúp đỡ, sự góp ý chân thành từ các Thầy Cô
giáo và các bạn sinh viên để đề tài em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 28 tháng 04 năm 2014
Sinh viên

Chu Đình Diệm



Phần V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 64
5.1. Kết Luận.
5.2. Kiến nghị 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO 67

























1

PHẦN 1
MỞ ĐÂU
1.1 Đặt vấn đề
Vấn đề môi trường hiện nay đang là một sự kiện nóng bỏng, là mối quan
tâm hàng đầu của các nước trên toàn Thế giới. Việt Nam cũng đang đặt vấn đề
môi trường là một trong những vấn đề cần quan tâm và giải quyết hàng đầu.
Nước ta đang trong thời kì công nghiệp hóa,hiện đại hóa đất nước việc
đầu tư phát triển kinh tế có tác động rất lớn đến môi trường. Để giải quyết các
vấn đề môi trường trong giai đoạn hiện nay cần phải có sự chuyển biến mạnh
mẽ về nhận thức và hành động,sự đổi mới trong công tác bảo vệ môi trường
trong toàn Đảng và toàn xã hội.
Cùng với cả nước, lãnh đạo tỉnh Bắc Kạn trong những năm gần đây đã
có những chủ trương, chính sách và biện pháp bảo vệ và giải quyết những vấn
đề về môi trường: ứng dụng công nghệ tiên tiến trong sản xuất sạch hơn, tăng
cường công tác giáo dục về môi trường… Bên cạnh đó, tăng cường công tác
quản lí môi trường là một yêu cầu quan trọng trong công cuộc bảo vệ môi
trường(BVMT).
Pác Nặm là một huyện vùng cao, miền núi của tỉnh Bắc Kạn, có điều

kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển kinh tế, nguồn tài nguyên khoáng sản
như vàng, sắt, đá vôi… .Từ khi thành lập huyện(năm 2003) tới nay,tốc độ phát
triển kinh tế của huyện khá nhanh,với sự phát triển của ngành khai khoáng, cơ
khí chế tạo,sản xuất vật liệu và đặc biệt là ngành nông nghiệp. Cùng với việc
thành lập huyện mới, nhiều công trình đầu tư cơ sở, hạ tầng, xây dựng cơ bản
được triển khai ở trung tâm và các xã trong huyện. Tuy nhiên sự phát triển
kinh tế -xã hội luôn kéo theo các vấn đề về môi trường như suy giảm chất
lượng môi trường đất, nước, không khí, gia tăng ô nhiễm, gây tác động trực
tiếp đến cuộc sống của người dân. Hiện nay trên địa bàn huyện nhiều khu vực
có dấu hiệu ô nhiễm, đặc biệt là khu vực bãi vàng, bãi đá, bãi rác, mỏ… không
2

được quản lí tốt gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường và sản xuất, một
số khu vực nông thôn bị ô nhiễm do chất thải chăn nuôi, các loại hóa chất bảo
vệ thực vật. Vì thế việc quản lí nhà nước về môi trường là một trong những
yêu cầu cấp bách, một trong những yếu tố quyết định đến sự phát triển bền
vững của huyện Pác Nặm nói riêng và tỉnh Bắc Kạn nói chung.
Xuất phát từ nhu cầu cấp thiết để bảo vệ môi trường, được sự đồng ý của
Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm Khoa Môi trường, dưới sự hướng
dẫn trực tiếp của thầy giáo : Ts. Hà Xuân Linh , Em tiến hành nghiên cứu đề
tài: “Đánh giá công tác quản lý Nhà nước về môi trường trên địa bàn huyện
Pác Nặm tỉnh Bắc Kạn”
1.2. Mục tiêu của đề tài
- Đánh giá được thực trạng công tác quản lý Nhà nước về môi trường
của huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn để làm rõ những thành tựu đạt được và
những hạn chế còn tồn tại trong công tác quản lý nhà nước về môi trường. Từ
đó nắm được ưu điểm, nhược điểm trong công tác QLMT trên địa bàn huyện
Pác Nặm và đưa ra những kiến nghị, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công
tác quản lý môi trường của huyện trong thời gian tới .
1.3. Yêu cầu của đề tài

- Nắm rõ được công tác quản lý môi trường, định hướng cho công tác
quản lý môi trường huyện Pác Nặm.
- Đề xuất những giải pháp,kiến nghị có tính khả thi,thực tế, phù hợp với
điều kiện thực tế của huyện.
- Thông tin thu thập được phải khách quan, trung thực, chính xác.
1.4. Ý nghĩa của đề tài
1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
- Tạo điều kiện cho sinh viên vận dụng những kiến thức đã học làm quen
với thực tế.
3

- Giúp sinh viên tích lũy kinh nghiệm, bổ xung kiến thức phục vụ cho
công việc sau này.
1.4.2. Ý nghĩa trong thực tiễn.
- Đánh giá công tác quản lý Nhà nước về môi trường tại huyện Pác Nặm
để biết được những thành tựu đạt được và những hạn chế. Từ đó đưa ra những
biện pháp hiệu quả cho công tác quản lý, bảo vệ môi trường ở địa phương được
tốt hơn.






















4

PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. Một số vấn đề chung về môi trường và quản lý môi trường
Khái niệm môi trường
Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên vật chất nhân tạo bao quanh
con người, có ảnh hưởng đến đời sống sản xuất, sự tồn tại và phát triển của con
người và sinh vật (Luật Môi trường, 2005) [7]
Môi trường theo nghĩa rộng lớn là tổng thể các nhân tố như không khí,
nước, đất, ánh sáng, âm thanh, cảnh quan, xã hội… Có ảnh hưởng tới chất
lượng cuộc sống con người và các tài nguyên thiên nhiên cần thiết cho sinh
sống và sản xuất của con người. Môi trường theo nghĩa hẹp là các nhân tố như:
Không khí, đất, nước, ánh sáng…liên quan tới chất lượng cuộc sống con
người, không xem xét tới tài nguyên. (Lưu Đức Hải, 2000) [3]
2.1.2Những vấn đề về quản lý môi trường
Quản lý môi trường là hoạt động trong lĩnh vực quản lý xã hội, có tác
động điều chỉnh các hoạt động của con người trên sự tiếp cận có hệ thống và
các kĩ năng điều phối thôn tin với các vấn đề môi trường có liên quan đến con
người, xuất phát từ quan điểm định lượng, hướng tới sự phát triển bền vững và

sử dụng hợp lý tài nguyên. (PGS.TS Nguyễn Ngọc Nông, CN Đặng Thị Hồng
Phương, 2006) [5]
Quản lý nhà nước về môi trường là xác định rõ chủ thể nhà nước , bằng
chức trách, nhiệm vụ và quyền hạn của mình đưa ra các biện pháp luật pháp,
chính sách kinh tế, kĩ thuật, xã hội thích hợp nhằm bảo vệ chất lượng môi
trường sống và phát triển bền vững kinh tê, xã hội quốc gia.
Nội dung quản lý nhà nước về môi trường của nước ta hiện nay:
Nội dung quản lý nhà nước (QLNN) về môi trường hiện nay của nước ta
được phân rõ ràng, củ thể theo từng cấp bậc và được thể hiện trong các điều
Luật BVMT năm 2005 như sau :
5

Trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường của chính phủ, bộ, cơ
quan ngang bộ,cơ quan thuộc chính phủ
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trong
phạm vi cả nước.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường chiụ trách nhiệm trước Chính phủ trong
việc thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường và có trách nhiệm
sau đây :
a) Trình Chính phủ hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy
phạm pháp luật về bảo vệ môi trường ;
b)Trình Chính phủ quyết định chính sách, chiến lược, kế hoạch quốc gia
về bảo vệ môi trường ;
c) Chủ trì giải quyết hoặc đề xuất Chính phủ, Thủ tướng chính phủ giải
quyết các vấn đề môi trường liên ngành , liên tỉnh ;
d) Xây dựng, ban hành hệ thống tiêu chuẩn môi trường theo quy định
của Chính phủ ;
đ) Chỉ đạo xây dựng,quản lý hệ thống quan trắc môi trường quốc gia và
quản lý thống nhất số liệu quan trắc môi trường ;
e) Chỉ đạo, tổ chức đánh giá hiện trạng môi trường cả nước phục vụ cho

việc đề ra các chủ trương, giải pháp về bảo vệ môi trường ;
g) Quản lý thống nhất hoạt động thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá
môi trường chiến lược, báo cáo đánh giá tác động môi trường(ĐTM), đăng kí
bản cam kết bảo vệ môi trường trong phạm vi cả nước; tổ chức thẩm định báo
cáo đánh giá môi trường chiến lược; tổ chức thẩm định, phê duyệt báo cáo
đánh giá tác động môi trường thuộc thẩm quyền;
h) Hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ
môi trường; giải quyết tranh chấp, kiếu nại, tố cáo, kiến nghị, liên quan đến
bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về kiếu nại, tố cáo và các quy
định khác của pháp luật có liên quan ;
6

i) Trình Chính phủ tham gia tổ chức quốc tế, kí kết hoặc gia nhập điều
ước quốc tế về môi trường; chủtrì các hoạt động hợp tác quốc tế về bảo vệ môi
trường với các nước, các tổ chức quốc tế ;
k) Chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường của
Ủy ban nhân dân các cấp ;
l) Đảm bảo yêu cầu bảo vệ môi trường trong quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất của cả nước, chiến lược quốc gia về tài nguyên nước và quy hoạch
tổng hợp lưu vực sông liên tỉnh; chiến lược tổng thể quốc gia về điều tra cơ
bản, thăm dò, khai thác, chế biến tài nguyên khoáng sản.
3. Bộ Kế hoạch và đầu tư có trách nhiệm chủ trì phối hợp với bộ, cơ
quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bảo đảm
yêu cầu bảo vệ môi trường trong chiến lược, quy hoạch tổng thể và kế hoạch phát
triển kinh tế - xã hội của cả nước, vùng và dự án, công trình quan trọng thuộc
thẩm quyền quyết định của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng chính phủ .
4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiện chủ trì phối hợp
với bộ Tài nguyên và Môi trường, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính
phủ liên quan và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra
việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường và các quy định khác của

pháp luật liên quan đến sản xuất, nhập khẩu, sủ dụng hóa chất, thuốc bảo vệ
thực vật, phân bón, chất thải trong nông nghiệp; đối với quản lý giống cây
trồng, giống vật nuôi biến đổi gen và các sản phẩm của chúng; đối với các
hệ thống đê điều, thủy lợi, khu bảo tồn rừng và nước sạch phục vụ cho sinh
hoạt ở nông thôn.
5. Bộ Công nghiệp có trách nhiện chủ trì phối hợp với bộ Tài nguyên và
Môi trường, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có liên quan và
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện pháp
luật về bảo vệ môi trường và các quy định khác của pháp luật có liên quan đối
với lĩnh vực công nghiệp; xử lý các cơ sở công nghiệp gây ô nhiễm môi
7

trường nghiêm trọng thuộc thẩm quyên quản lý; chỉ đạo phát triển ngành công
nghiệp môi trường.
6. Bộ Thủy sản có trách nhiện chủ trì phối hợp với bộ Tài nguyên và
Môi trường, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có liên quan và
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện pháp
luật về bảo vệ môi trường và các quy định khác của pháp luật có liên quan đối
với lĩnh vực hoạt động nuôi trồng, khai thác, chế biến thủy sản; sinh vật thủy
sản biến đổi gen và sản phẩm của chúng; các khu bảo tồn biển.
7. Bộ Xây dựng có trách nhiện chủ trì phối hợp với bộ Tài nguyên và
Môi trường, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có liên quan và
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện pháp
luật về bảo vệ môi trường và các quy định khác của pháp luật có liên quan đối
với các hoạt động xây dựng kết cấu hạ tầng cấp nước, thoát nước , xủ lý chất
thải rắn và nước thải tại đô thị, khu sản xuất dịch vụ tập trung, cơ sở sản xuất
vật liệu xây dựng, làng nghề và khu dân cư nông thôn tập trung.
8. Bộ Giao thong vận tải có trách nhiện chủ trì phối hợp với bộ Tài
nguyên và Môi trường, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có
liên quan và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc

thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường và các quy định khác của pháp luật
có liên quan đối với hoạt động xây dựng kết cấu hạ tầng giao thong và hoạt
động giao thông vận tải.
9. Bộ Y tế chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc quản lý chất thải y tế; công
tác bảo vệ môi trường trong các cơ sở ý tế, vệ sinh an toàn thực phẩm và hoạt
động mai táng.
10. Bộ Quốc phòng, Bộ Công an có trách nhiệm huy động lực lượng ứng
phó, khắc phục sự cố môi trường; chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra công
tác bảo vệ môi trường trong lực lượng vũ trang thuộc thẩm quyền quản lý.

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Stt Từ Nguyên nghĩa

1
BVMT Bảo vệ môi trường
2
ĐTM Đánh giá tác dộng môi trường
3
GDDT Giáo dục đào tạo
4
HĐND Hội đồng nhân dân
5
ISO Tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn
hóa(International Organization for
Standardization)
6
KT-XH Kinh tế- Xã hội
7
QLMT Quản lý môi trường

8
QLNN Quản lý Nhà nước
9
TNKS Tài nguyên khoáng sản
10
TNMT Tài nguyên môi trường
11
UBND Ủy ban nhân dân
12
UNEF Chương trình môi trường Liên hiệp
quốc(United nations environment
programme)
13
XDCB Xây dựng cơ bản
14
VAC Vườn, ao, chuồng
15
VACR Vườn, ao, chuồng, rừng
16
VSMT Vệ sinh môi trường



9

b) Chỉ đạo, tổ chức thực hiện chiến lược, chương trình, kế hoạch và trách
nhiệm về bảo vệ môi trường;
c) Tổ chức đăng kí và kiểm tra việc thực hiện cam kết bảo vệ môi trường;
d)Tuyên truyền giáo dục về bảo vệ môi trường;
đ) Chỉ đạo công tác kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ

môi trường; giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo, kiến nghị về bảo vệ môi
trường theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo và các quy định khác
của pháp luật có liên quan;
e) Phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện có liên quan giải quyết các
vấn đề môi trường liên huyện;
g) Thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường theo ủy
quyền của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường cấp tỉnh;
h) Chỉ đạo công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường của Ủy ban
nhân dân cấp xã.
3. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về
bảo vệ môi trường tại địa phương theo quy định sau đây :
a) Chỉ đạo, xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi
trường, giữ gìn vệ sinh môi trường trên địa bàn, khu dân cư thuộc quản lý của
mình, tổ chức vận động nhân dân xây dựng nội dung bảo vệ môi trường trong
hương ước của cộng đồng dân cư, hướng dân việc đưa tiêu chí về bảo vệ môi
trường vào trong việc đánh giá thôn, làng, ấp, bản, buôn, phun, sóc và gia đình
văn hóa;
b) Kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường của hộ gia
đình, cá nhân;
c) Phát hiện và xử lý theo thẩm quyền các vi phạm pháp luật về bảo vệ
môi trường hoặc báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường cấp
trên trực tiếp;
10

d) Hòa giải các tranh chấp về môi trường phát sinh trên địa bàn theo quy
định của pháp luật về hòa giải;
đ) Quản lý hoạt động của thôn, làng, ấp, bản, buôn, phun, sóc, tổ dân phố
và tổ chức tự quản về giữ gìn vệ sinh môi trường, bảo vệ môi trường trên địa
bàn.
* Cơ quan chuyên môn, cán bộ phụ trách về bảo vệ môi trường

1. Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ qun thuộc Chính phủ phải có tổ chức hoặc bộ
phận chuyên môn về bảo vệ môi trường phù hợp với nhiệm vụ bảo vệ môi
trường thuộc ngành, lĩnh vực được giao quản lý .
2. Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, huyện, quận, thị xã, thành phố
thuộc tỉnh phải có tổ chức hoặc bộ phận chuyên môn về bảo vệ môi trường
giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp về quản lý môi trường trên địa bàn .
3. Ủy ban nhân dân cấp xã bố trí cán bộ phụ trách về bảo vệ môi trường .
4. Các Tổng công ty nhà nước, Tập đoàn kinh tế, ban quản lý khu công
nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế và cơ sở sản xuất kinh
doanh dịch vụ có chất thải nguy hại hoặc tiềm ẩn nguy cơ xảy ra sự cố môi
trường phải có bộ phận chuyên môn hoặc cán bộ phụ trách về bảo vệ môi
trường .
5. Chính phủ quy định về tổ chức và hoạt động của cơ quan chuyên môn
về bảo vệ môi trường quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này .
* Trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên :
1. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên trong phạm vi,
nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tuyên truyền, vận động các
thành viên của tổ chức và cá nhân tham gia bảo vệ môi trường; giám sát việc
thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường .
2. Cơ quan quản lý nhà nước các cấp có trách nhiệm tạo điều kiện để Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên tham gia bảo vệ môi trường.

11

2.2. Cơ sở khoa học của quản lý nhà nước về môi trường
2.2.1 Cơ sở triết học
Nguyên lý về tính thống nhất vật chất của thế giới gắn tự nhiên, con
người và xã hội thành một hệ thống rộng lớn: “Tự nhiên – con người – xã hội”
. Sự thống nhất của hệ thống trên được thể hiện trong các chu trình sinh địa
hóa của 5 thành phần cơ bản :

- Sinh vật sản xuất (tảo và cây xanh) có chức năng tổng hợp chất hữu
cơ và các chất vô cơ dưới tác dụng của quá trình quang hợp.
- Sinh vật tiêu thụ là toàn bộ động vật sử dụng chất hữu cơ có sẵn, tạo
ra chất thải.
- Sinh vật phân hủy (vi khuẩn, nấm) có chức năng phân hủy chất thải,
chuyển chúng thành chất vô cơ đơn giản .
- Con người và xã hội loài người.
- Các chất vô cơ và hữu cơ cần thiết cho sự sống của sinh vật và con
người với số lượng ngày càng tăng.
Tính thống nhất của hệ thống “Tự nhiên – con người – xã hội” đòi hỏi
việc giải quyết vấn đề môi trường và thực hiện công tác quản lý môi trường
phải toàn diện và hệ thống. Con người và xã hội có vị trí quan trọng trong hệ
thống “Tự nhiên – con người – xã hội” , con người nắm bắt cuội nguồn sự
thống nhất đó, phải dựa vào phương sách thích hợp để giải quyết các mâu
thuẫn nảy sinh trong hệ thống đó. Do vậy, con người cần tìm ra những phương
sách thích hợp, cần thiết để giải quyết những mâu thuẫn giữa xã hội và tự
nhiên. Sự hình thành những chuyên ngành khoa học như quản lý môi trường,
sinh thái nhân văn… là sự tìm kiếm của con người nhằm nắm bắt và giải quyết
các mâu thuẫn, tính thống nhất của hệ thống “Tự nhiên – con người – xã
hội”.(PGS.TS Nguyễn Ngọc Nông, CN Đặng Thị Hồng Phương, 2006) [5]
2.2.2. Cơ sở Khoa học – Kỹ thuật – Công nghệ quản lý môi trường
Quản lý môi trường là việc thực hiện tổng hợp các biện pháp khoa học,
kĩ thuật, kinh tế, luật pháp, xã hội nhằm bảo vệ môi trường sống và phát triển
bền vững kinh tế, xã hội.
12

Từ năm 1960 đến nay,nhiều số liệu, tài liệu nghiên cứu về môi trường đã
được tổng kết và biên soạn thành các giáo trình, chuyên khảo. Trong đó, có
nhiều tài liệu cơ sở, phương pháp luận nghiên cứu môi trường, các nguyên lý
và quy luật môi trường.

Nhờ kĩ thuật và công nghệ môi trường, các vấn đề ô nhiễm do hoạt động
sản xuất của con người đang được nghiên cứu, xử lý hoặc phòng tránh, ngăn
ngừa. Các kĩ thuật phân tích, đo đạc, giám sát chất lượng môi trường như kĩ
thuật viễn thám, tin học,…được phát triển ở nhiều nước trên thế giới.
Quản lý môi trường là cầu nối khoa học môi trường với hệ thống “Tự
nhiên – con người – xã hội” đã được phts triển trên nền phát triển của các bộ
môn chuyên ngành. ”.(PGS.TS Nguyễn Ngọc Nông, CN Đặng Thị Hồng
Phương, 2006) [5]
2.2.3. Cơ sở pháp luật của quản lý môi trường
Cơ sở luật pháp về môi trường là các văn bản Luật quốc tế và Luật quốc
gia về lĩnh vực bảo vệ môi trường.
Luật quốc tế về môi trường là tổng thể các nguyên tắc, quy phạm quốc
tế điều chỉnh mối quan hệ giữa các quốc gia về môi trường ngoài phạm vi quốc
tế, điều chỉnh mối quan hệ giữa các quốc gia, giữa các quốc gia và tổ chức
quốc tế trong việc ngăn chặn, loại trừ thiệt hại gây ra cho môi trường của từng
quốc gia và môi trường ngoài phạm vi tàn phá quốc gia. Các văn bản luật quốc
tế về môi trường được hình thành một cách chính thức từ thế kỉ XIX đầu thế kỉ
XX, giữa các quốc gia châu Âu, châu Mỹ, châu Phi. Từ hội nghị quốc tế về
“môi trường con người” tổ chức năm 1972 tại Thụy Điển và sau hội nghị RiO
92 có rất nhiều văn bản luật quốc tế được soạn thảo và được kí kết.
Cho đến nay, hàng nghìn văn bản quốc tế về môi trường trong đó, nhiều
văn bản đã được Chính phủ Viêt Nam kí kết như :
-Công ước về các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế, đặc
biệt như nới cư trú các loài chim nước(RAMSAR), 1971 (20/09/1988)
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 4.1:Cơ cấu cây trồng của huyện năm 2013 32
Bảng 4.2:Tỉ lệ các dân tộc trên địa bàn huyện năm 3013 34
Bảng 4.3:Cơ cấu lao động trong các ngành nghề huyện Pác Nặm năm 3013 34
Bảng 4.4: Đội ngũ cán bộ của phòng tài nguyên và môi trường 43

Bảng 4.5: Một số văn bản quản lý môi trường của huyện Pác Nặm 45
Bảng 4.6. Một số dự án đầu tư, cơ sở sản xuất, kinh doanh ở huyện
đã lập cam kết bảo vệ môi trường 48
Bảng 4.7. Kết quả thanh tra, kiểm tra; giải quyết khiếu nại tố cáo
giai đoạn 2010 – 2013 56
Bảng 4.8. Mức độ quan tâm của người dân đến vấn đề môi trường 56
Bảng 4.9. Các nguồn thông tin về môi trường của người dân 57
Bảng 4.10. Các giải pháp nâng cao hiệu quả bảo vệ môi trường 58


















14

- Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008 của Chính phủ về sửa đổi
một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ

quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường .
- Nghị định số 117/2009/NĐ-CP ngày 31/12/2009 của Chính phủ về xử
lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường .
- Nghị định số 64/2010/NĐ-CP ngày 11/06/2010 của Chính phủ quy
định về quản lý cây xanh đô thị. Nghị định có hiệu lực thi hành kể từ ngày
30/07/2010 .
- Nghị định số 72/2010/NĐ-CP ngày 18/4/2011 của Chính phủ Quy định
về phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác về môi
trường. Nghị định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/09/2010 .
- Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18/4/2011 của Chính phủ Quy định
về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo
vệ môi trường .
-Nghị định số 67/2011/NĐ-CP ngày 08/08/2011 của Chính phủ: Quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế Bảo vệ môi
trường.
- Nghị định số 74/2011/NĐ-CP ngày 25/8/2011 về phí bảo vệ môi
trường đối với khai thác khoáng sản.
-Thông tư số26/2011/TT-BTNMT ,V/v Quy định chi tiết một số điều
của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18/4/2011 của Chính phủ Quy định về
đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ
môi trường .
- Thông tư số 46/2011/TT-BTNMT ngày 26/12/2011 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường Quy định về bảo vệ môi trường làng nghề.
- Thông tư số 01/2012/TT-BTNMT ngày 16/3/2012 Quy định về lập,
thẩm định, phê duyệt và kiểm tra, xác nhận việc thực hiện đề án bảo vệ môi
trường chi tiết; lập và đăng ký đề án bảo vệ môi trường đơn giản .
15

- Thông tư số 12/2012/TT-BTNMT ngày 14/4/2011 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường Quy định về quản lý chất thải nguy hại.

Các văn bản Luật khác có liên quan:
- Luật Tài nguyên nước năm 1998
- Luật Đất đai 2003
- Luật Đa dạng sinh học năm 2008
- Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2008
- Luật Dầu khí năm 2008
- Bộ Luật Hình sự (Chương XVII các tội phạm về môi trường) sửa đổi
bổ xung năm 2009 .
- Luật Khoáng sản năm 2011
2.2.4. Cơ sở kinh tế
Quản lý môi trường được hình thành trong bối cảnh của nền kinh tế thị
trường và thực hiện điều tiết xã hội thông qua các công cụ kinh tế.
Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động phát triển và sản xuất của cải vật
chất đều diễn ra với sức ép của sự trao đổi hàng hóa theo giá trị. Loại hàng hóa
có chất lượng tốt và giá thành rẻ sẽ được tiêu thụ nhanh hơn. Trong khi loại
hàng hóa kém chất lượng và đắt sẽ không có chỗ đứng. Đôi khi giá cả thị
trường không phản ánh hoạt động của những người sản xuất hay người tiêu
dung, do tồn tại những ngoại ứng và hàng hoá công cộng. Ngoại ứng là những
tác động đến lợi ích và chi phí nằm ngoài thị trường. Ngoại ứng có thể là tích
cực khi tạo ra những lợi ích cho các bên khác hoặc cũng là tiêu cực khi áp đặt
các chi phí cho các bên khác. Hàng hóa công cộng là hàng hóa được dùng cho
nhiều người, khi người này sử dụng không ảnh hưởng đến khả năng sử dụng
hàng hóa của người khác. Môi trường là loại hàng hóa công cộng, có hai loại
thuộc tính không cạnh tranh và không loại trừ . Vì vậy chúng ta có thể dùng
các phương pháp và công cụ kinh tế để đánh giá và định hướng hoạt động phát
triển sản xuất có lợi cho công tác bảo vệ môi trường.
16

Các công cụ kinh tế rất đa dạng gồm các loại thuế, phí và lệ phí, cota ô
nhiễm, quy chế đóng góp có bồi hoàn, trợ cấp kinh tế, nhãn sinh thái, hệ thống

các tiêu chuẩn ISO .
2.3. Tình hình quản lý môi trường trên thế giới và ở Việt Nam
2.3.1. Tình hình quản lý môi trường trên thế giới
Trên thế giới các vấn đề môi trường toàn cầu, khu vực, quốc gia đang
dần trở nên cấp bách. Hội nghị thượng đỉnh môi trường toàn cầu 5/6/1972 với
tiêu đề “môi trường con người” ở Stockhom, đã nêu những vấn đề môi trường
toàn cầu, báo động toàn thế giới 7 vấn đề môi trường cấp thiết :
1: Hiện tượng hiệu ứng nhà kính và nóng lên của Trái đất
2: Suy thoái rừng và mất đa dạng sinh học
3: Suy thoái đất và hoang mạc hóa
4: Lỗ thủng tầng ô-zôn
5: Quá trình suy thoái và ô nhiễm môi trường biển
6: Ô nhiễm môi trường đô thị và khu công nghiệp
7: Rác thải và chất tồn lưu
Thế giới đã lấy ngày 5/6 hằng năm làm ngày Môi trường toàn cầu với
mục đích nhắc nhở các vấn đề môi trường cấp bách và hậu quả cho nhân loại.
Điều đó cho thấy vấn đề về môi trường toàn cầu ngày trỏ nên cấp bách do sự
gia tăng dân số, quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa, sự phát triển với tốc
độ nhanh của nền kinh tế đòi hỏi khai thác một lượng lớn tài nguyên thiên
nhiên. Chính bởi những nguyên nhân trên, vấn đề bảo tồn nguồn tài nguyên
thiên nhiên, bảo vệ môi trường là vấn đề không phải riêng của từng quốc giaà
là vấn đề chung. Trong những năm gần đây, các hội nghị chương trình hợp tác
giữa các quốc gia trên thế giới về môi trường ngày càng phát triển, bên cạnh đó
nhiều người dân cảu các nước cũng chung tay vì một thế giới không ô nhiễm.
Hoạt động quản lý môi trường trên thế giới dần dần được hoàn thiện và gặt hái
17

được những tiến bộ nhất định. Dưới đây đi sau vào hoạt động quản lý nhà nước
về môi trường của một số quốc gia trên thế giới :
2.3.1.1. Ở Singapore

Nhìn một cách toàn diện, chưa có nước nào có được môi trường đô thị
tốt hơn Singapore. Đó là do quốc gia đảo này đã xó một chiến lược quản lý
môi trường hợp lý, thực hiện tốt kế hoạch hóa việc sử dụng đất đai, biết kiểm
soát kế hoạch xây dựng và phát triển đô thị. Và điều quan trọng là đặt biệt chú
trọng quản lý hạ tầng cơ sở, đi đôi với ban hành pháp luật và kiểm tra giáo dục
nghiêm ngặt .
Xây dựng một chiến lược quản lý môi trường hợp lý : Chiến lược quản
lý môi trường đô thị của Singapore gồm 4 thành phần : phòng ngừa, cưỡng
bách, kiểm soát và giáo dục.
Thực hiện kế hoạch sử dụng đất đai: việc kiểm soạt môi trường được
kết hợp trong kế hoạch sử dụng đất đai, tạo điều kiện chọn vị trí hợp lý cho
công trình, hài hòa với việc sử dụng đất xung quanh để tạo nên một môi trường
lành mạnh.
Ban hành luật lệ và giáo dục nghiêm ngặt : Ban hành luật lệ ở Singapore
đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát ô nhiễm để bảo vệ môi trường.
Các biện pháp nêu trong Luật thường xuyên được xem xét định kì để bổ sung
cho chặt chẽ và hợp lý hơn.
2.3.1.2. Ở Nhật Bản
Ở Nhật Bản, Luật Môi trường cơ bản đề ra những nguyên tắc và định
hướng chung cho việc xây dựng các chính sách môi trường được ban
hành.Hơn nữa, cơ quan Môi trường Nhật Bản đang tích cực đề ra các biện
pháp hỗ trợ cho việc chuyển giao công nghệ thích hợp thông qua “Trung tâm
quốc tế Công nghệ Môi trường của UNEP” . Trong nhiều năm qua, Nhật Bản
đã ban hành 37 đạo luật về bảo vệ môi trường, trong đó, Luật “Xúc tiến sử
dụng tài nguyên tái chế” ban hành từ năm 1992 đã góp phần làm tăng các sản

×