Ảnh hưởng của thuốc lá trên sức khoẻ về mặt thể chất
1. Tại sao lại nói về thuốc lá?
Thuốc lá là nguyên nhân có thể phòng được gây tử vong nhiều nhất: - Một nghiên cứu công
phu cho thấy có bốn triệu bảy trăm ngàn người trên thế giới đã chết vì thuốc lá chỉ trong
năm 2000, trong đó phân nữa là từ các nước đã phát triển và phân nữa từ các nước đang phát
triển. Con số này vẫn có khuynh hướng ngày càng tăng
- Tỉ lệ người chết vì thuốc lá ở các nước đang phát triển ngày càng tăng, vượt qua các nước
đã phát triển. Dự đoán đến năm 2030, trên thế giới sẽ có 10 triệu cái chết mỗi năm do thuốc
lá, trong đó 70 phần trăm là từ các nước đang phát triển.
Một công bố của Hiệp Hội Thống Kê Hoa Kỳ hôm 17 Tháng Tám 2005, tổng hợp hơn 200
nghiên cứu, cho thấy chỉ riêng tác hại trên những người bị hít khói thuốc (second-hand
smoker), cũng đã thiệt hại cho nước Mỹ 10 tỉ đô la một năm. Con số này ở các nước khác
như Việt Nam, chắc hẳn cũng rất đáng kể.
Thuốc lá chứa khoảng 4,000 chất, mà rất nhiều chất có hại cho sức khoẻ. Có 3 chất đặc biệt
quan trọng là Nicotine, là chất chính khiến cho người ta nghiện thuốc. Nó kích thích sự bài
tiết của epinephrine vào máu khiến tim làm việc mạnh hơn, và làm co mạch máu gây tăng
huyết áp. Nhựa thuốc (tar), gây ra sự khích thích kinh niên lên hệ hô hấp, và là một trong
những nguyên nhân chính gây ung thư phổi. Carbon monoxide (giống như chất thải ra từ
khói xe). Vào máu, nó làm giảm khả năng chuyên chở dưỡng khí của hồng huyết cầu và
cũng làm tổn thương và xơ cứng thành mạch máu, làm tăng nguy cơ bị các cơn kích tim.
4. Các loại thuốc lá khác nhau có khác nhau nhiều không? Xì gà, ống điếu, có khác thuốc lá
không?
- Về mặt sức khoẻ, không khác gì nhiều
- Có đầu lọc hay không, thô hay có mùi nhẹ, tẩu hay ống điếu cũng đều gây ra các tác hại
5. Thuốc lá có ảnh hưởng như thế nào đến sức khoẻ về khía cạnh thể chất?
- Tăng tỉ lệ bị các loại ung thư, bệnh tim mạch, bệnh phổi, bất thường trong thai kỳ, hoạt
động tình dục, bệnh mắt, bệnh răng và nhiều bệnh khác trên toàn cơ thể
6. Tăng nguy cơ bị các loại ung thư nào?
- Ung thư phổi:
o 87 phần trăm tử vong do ung thư phổi ở đàn ông và 80 phần trăm tử vong do ung thư
phổi ở đàn bà có nguyên nhân từ thuốc lá,
o So sánh với người không hút thuốc, đàn ông hút thuốc có nguy cơ bị ung thư phôỉ tăng
gấp 23 lần, đàn bà gấp 13 lần
Có nhiều bằng chứng cụ thể từ các nghiên cứu khoa học cho thấy nhiều loại ung thư khác
cũng liên quan đến thuốc lá:
o Vòm họng
o Khí quản
o Thanh quản
o Thực quản
1
o Bàng quang
o Dạ dày
o Cổ tử cung
o Thận
o Tụy tạng (lá miá)
o Ung thư máu (acute myeloid leukemia)
7. Thuốc lá làm tăng nguy cơ bị các bệnh tim mạch như thế nào?
- Cao huyết áp, cao mỡ (cholesterol),
- bị tai biến mạch máu não,
- bị kích tim (nhồi máu cơ tim),
- đau tim do nghẹt động mạch tim,
- suy tim do các bệnh tim kể trên,
- tỉ lệ chết bất đắc kỳ tử do tim cũng cao hơn (ở Việt Nam thường được gọi là "trúng gió")
8. Ngoài ung thư phổi, thuốc lá còn ảnh hưởng thế nào đến hệ thống hô hấp?
- Khàn giọng mạn tính, viêm phế quản mạn tính, khí phế thủng..
- So với người không hút thuốc, tỉ lệ tử vong do các bệnh tắt nghẽn phổi mạn tính cao gấp
12 lần ở đàn ông và 13 lần ở phụ nữ
9. Thuốc lá cũng có ảnh hưởng đến thị giác nữa sao?
- Thuốc lá cũng liên quan chặt chẽ với bệnh cườm nhân mắt (nuclear cataract)
- là bệnh thường gây mù nhất ở người lớn tuổi trên khắp thế giới.
- So với người không hút thuốc, người hút thuốc có nguy cơ bị bệnh này cao gấp ba lần
11. Thuốc lá có ảnh hưởng thế nào đến phụ nữ, nhất là lúc có thai
- Phụ nữ hút thuốc có nguy cơ bị vô sinh cao hơn;
- hút lúc có thai sẽ dễ bị sinh non, con chết trong bụng mẹ, dễ bị hư thai, con sinh ra bị nhẹ
cân
- Các chất độc của thuốc lá cũng được tìm thấy trong sữa của các bà mẹ hút thuốc
Thuốc lá còn có những ảnh hưởng nào khác đối với sức khoẻ về mặt thể chất?
- Sâu răng, bệnh nha chu (lợi răng), hôi miệng kinh niên
- Tăng nguy cơ bị loãng xương, gãy xương, loét dạ dày, tiểu đường
- Hay bị hụt hơi, dễ mệt mỏi, dễ bị tắt kinh sớm, rối loạn về kinh nguyệt
- Người hút thuốc có tỉ lệ nghỉ bệnh cao hơn, thường bị nhập viện hơn và thời gian phải ở
trong bệnh viện kéo dài hơn, sau khi mổ lành chậm và hay bị biến chứng (nhất là viêm phổi)
hơn
- Dễ bị phỏng (vì cháy nhà)
12. Người bị hít khói thuốc có bị ảnh hưởng giống như người hút hay không?
- Tuỳ theo từng loại bệnh, người bị hít khói thuốc cũng có thể bị các bệnh tương tự với
mức độ ảnh hưởng khác nhau
2
- Đặc biệt là trẻ em bị hít khói thuốc có tỉ lệ bị bệnh phổi rất cao, dễ bị tiểu đường, cao mỡ,
cao máu hơn và tỉ lệ sau này cũng sẽ hút thuốc cao hơn rất nhiều. Tuổi càng nhỏ thì ảnh
hưởng càng nặng
Khói thuốc và những ảnh hưởng độc hại đến người không hút thuốc
Lâu nay, giới chuyên môn vẫn thường cảnh báo thuốc lá không chỉ làm giảm tuổi thọ của
những người hút mà còn tàn phá sức khoẻ của những ai hít phải khói thuốc. Điều này một
lần nữa được xác định trong bản báo cáo thứ 29 về các tác hại nguy hiểm của thuốc lá đối
với nạn nhân gián tiếp bị hít phải khói thuốc, do Hội Y Sĩ Mỹ thực hiện.
Báo cáo nhan đề “Những hậu quả do hít phải khói thuốc” nêu rõ hút thuốc thụ động, tức hít
phải khói thuốc lá, là nguyên nhân chính khiến cho những người không hút thuốc vốn khoẻ
mạnh phải đối diện với nguy cơ tử vong vì ung thư phổi, tim mạch, và các bệnh hiểm nghèo
khác.
Cụ thể là những ai hít phải khói thuốc bị tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và ung thư phổi
đến 30%. Đáng quan ngại hơn là thậm chí những người chỉ hít phải khói thuốc trong thời
gian ngắn cũng có thể bị những nguy hại tức thời.
Bác sĩ Richard Carmona, người đứng đầu Hội Y Sĩ Hoa Kỳ, nói rằng ảnh hưởng của việc hít
phải khói thuốc nguy hại hơn so với những gì người ta thường nghĩ trước đây.
Các bằng chứng khoa học đã minh định một điều không thể chối cãi rằng hít khói thuốc
không đơn thuần là một điều khó chịu mà còn là một mối nguy hiểm trầm trọng dẫn đến
bệnh tật và tử vong ở những người không hút thuốc, đặc biệt là trẻ em. Nguyên nhân là vì
các nạn nhân này cũng hít vào các loại độc tố từ thuốc lá giống như những người hút trực
tiếp mà thôi.
Tình trạng hút thuốc lá ở Việt Nam vẫn còn phổ biến ngay cả những nơi công cộng hay
những nơi cấm hút. Các phương tiện truyền thông có đề cập đến tác hại của thuốc lá nhưng
không nhiều và không đủ mạnh để tác động ý thức người dân, chỉ tuyên truyền suông,
không thực tế, không có luật nghiêm và biện pháp xử phạt để chế tài.
Thực tế cho thấy tỷ lệ tử vong vì thuốc lá ở các nước đang phát triển đang ngày một gia
tăng, vượt qua các nước phát triển. Việt Nam hiện vẫn là một trong những quốc gia có tỷ lệ
hút thuốc cao nhất thế giới. Một cán bộ y tế thuộc Trung tâm truyền thông giáo dục sức
khoẻ thành phố nhận xét: “Tình trạng hút thuốc lá ở Việt Nam vẫn còn phổ biến ngay cả
những nơi công cộng hay những nơi cấm hút. Các phương tiện truyền thông có đề cập đến
tác hại của thuốc lá nhưng không nhiều và không đủ mạnh để tác động ý thức người dân,
chỉ tuyên truyền suông, không thực tế, không có luật nghiêm và biện pháp xử phạt để chế
tài.”
Điều đáng buồn là cho dù hiểu biết tác hại của thuốc lá nhưng ít ai bỏ được, cũng chẳng
mấy ai quan tâm đến ảnh hưởng của khói thuốc lá đối với những người xung quanh, mà
thậm chí rất nhiều người phì phà khói thuốc ngay cả trong nhà hay trước mặt trẻ con. Một
người nông dân ở miền Tây nghiện thuốc lá mấy chục năm nay bộc bạch:
3
“Mọi người đều biết rằng chắc chắn sau này sẽ bị ung thư đó nhưng bỏ không được. Con
nít ở đây 13, 14 tuổi đã bắt đầu hút thuốc rồi. Ai cũng ngồi trong nhà hút thuốc hết, đâu
thấy có phản đối gì đâu.”
Khói thuốc lá chứa khoảng 4 ngàn chất khác nhau, trong đó có nicotine là chất kích thích
mạnh, ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể như từ não, thần kinh, đến tim mạch, hô hấp…, và có
thể gây tử vong với liều 60mg. Người hút thuốc rít một hơi sẽ hấp thụ 15% khói thuốc vào
cơ thể, phần còn lại phả ra môi trường, biến những người xung quanh thành những người
hút thuốc thụ động.
Tuy nhiên, có một điều đáng mừng là chúng ta có thể tránh được tác hại ấy bằng cách ngăn
cấm hút thuốc trong nhà, trong sở làm, các buiding, tại những nơi công cộng có không gian,
môi trường kín.
Giới khoa học cho rằng những khu vực dành riêng cho người hút thuốc ở các nơi công cộng
cho dù có trang bị hệ thống lọc khí, thông hơi tối tân đến đâu cũng không thể bảo vệ cho
những người xung quanh trước các chất độc hại toả ra từ khói thuốc lá. Hai là động viên
những người nghiện hút nên tự giác không đốt thuốc trước mặt người khác, nhất là trẻ em
để tránh gây ảnh hưởng cho mọi người.
Ảnh hưởng của thuốc lá trên sức khoẻ về mặt tâm thần và xã hội
3. Các ảnh hưởng của thuốc lá trên sức khoẻ về mặt tâm thần?
• Các ảnh hưởng trên thể chất sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ tâm thần. Ví dụ, tỉ
bệnh trầm cảm xảy ra rất cao ở người bị ung thư và ở người nhà của họ.
• Hút thuốc lá tự nó là một bất thường về tâm thần vì đây là
o Hành vi tự đầu độc mình và người thân
o Sự thất bại của lý trí, tình cảm và ý chí trong việc kiểm soát một xung động bản năng.
o Cách đối phó không phù hợp với áp lực của cuộc sống
• Nghiện thuốc lá, cũng là bất thường về tâm thần như các loại nghiện nghập khác. Thật
sự đây là loại nghiện ngập giết người nhiều nhất cho đến nay (mỗi năm giết khoảng năm
triệu người trên toàn thế giới)
• Trước đây, do quảng cáo, và do chưa biết rõ các tai hại của nó, thuốc lá đã được lãng
mạn hoá, coi là một biểu hiện của sự mạnh mẽ, nam tính, phong trần…
o Với các khám phá về sự nguy hiểm khôn cùng của thuốc lá, hút thuốc là một biểu hiện
của hoặc là sự thiếu hiểu biết, hoặc là sự yếu đuối, không làm chủ được chính bản thân
mình.
o Làm chủ bản thân lại chính là điều quan trọng nhất trong cuộc sống nhằm đem lại hạnh
phúc, thành công, nhất là sức khoẻ.
• Mạnh khoẻ về tâm thần bắt đầu từ một cái tâm tốt yêu người, yêu đời. Hút thuốc là một
hành vi hại mình, hại người, hại đời.
4
4. Mạnh khoẻ về mặt xã hội là gì?
Khả năng thu thập và tiếp nhận kiến thức, làm chủ hành vi của mình, truyền thông với người
xung quanh; khả năng tài chính, khả năng có được chăm sóc y tế, an sinh xã hội thích hợp để
bảo vệ, duy trì và nâng cao sức khoẻ của bản thân, gia đình và cộng đồng.
5. Các ảnh hưởng của thuốc lá trên sức khoẻ về mặt xã hội?
• Đối với bản thân, hút thuốc là hành vi
o Hoặc là do thiếu điều kiện hoặc khả năng tiếp nhận kiến thức. Nghe hoàn toàn khác với
lắng nghe. Từ biết đến thấu hiểu là một con đường có thể rất dài. Dài hay ngắn là do tâm, trí
và bản lỉnh của từng người. “Tri hành hợp nhất”, nếu thật sự thấu hiểu, sự thấu hiểu đó
chính là yếu tố làm thay đổi não trạng, là động lực nội tại mạnh nhất làm thay đổi hành vi
của mình
o Hoặc là thiếu trách nhiệm với bản thân, gia đình, và cộng đồng.
Mỗi cá nhân phải là yếu tố quan trọng nhất trong việc bảo vệ, duy trì, nâng cao sức khoẻ của
chính mình
• Đối với gia đình và người chung quanh
o Gây hại đến sức khoẻ và do đó tình trạng tài chính và hạnh phúc của họ, gia đình và xã
hội
o Trong việc hướng dẫn con cái, nếu mình đã vẫn cứ tiếp tục làm điều mà ai cũng biết là
có hại, thì làm cách nào để khuyên, dạy con làm những điều hay lẽ phải khác? Thống kê cho
thấy con cái của những người hút thuốc thường sẽ hút thuốc.
Tuy nhiên, về mặt nguyên tắc, nếu cha mẹ đã biết mà vẫn không kiểm soát được các xung
động bản năng của mình, vẫn hàng ngày làm “gương xấu” (ở đây là hút thuốc), thì ngoài
việc hút thuốc, việc con cái không coi trọng việc kiểm soát các xung động bản năng của
chúng, để làm các điều có hại khác, là điều có vẽ dễ xảy ra hơn ở các gia đình mà cha mẹ
biết tự kiềm chế để làm gương tốt cho con, thực hiện lời nói đi đôi với việc làm.
2. Xin tóm tắt các điểm chính về các ảnh hưởng của thuốc lá đối với sức khoẻ về mặt
tâm thần và xã hội?
• Hút thuốc tự nó là một một bất thường về mặt tâm thần và xã hội, vì đó là hành vi tự đầu
độc mình và người xung quanh
• Các ảnh hưởng của thuốc lá lên thể chất và tâm thần sau đó sẽ là nguyên nhân của các
hỗn loạn về tâm thần và xã hội khác, như là nguyên nhân của các rối loạn tâm thần và khó
khăn tài chính, xã hội cho bản thân, gia đình và cộng đồng xã hội
• Hút thuốc là biểu hiện của sự yếu đuối, không làm chủ được bản thân, chứ không phải là
của “nam tính”, sự mạnh mẽ… như trước đây, khi người ta chưa hiểu biết đầy đủ về tác hại
của thuốc lá
• Về mặt nguyên tắc, đây là một tấm gương xấu cho con em về việc không tự kiểm soát
được các xung động bản năng có hại. Và đây sẽ là một lổ hổng rất lớn trong việc hướng dẫn
con em.
5