Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

Thực Hiện Công Tác Kê Khai, Đăng Ký Cấp Đổi, Cấp Mới Giấy Chứng Nhận Quyền Sử Dụng Đất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (844.64 KB, 61 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------------------------

NGUYỄN NGỌC LÃM

Tên đề tài:
THỰC HIỆN CÔNG TÁC KÊ KHAI, ĐĂNG KÝ CẤP ĐỔI, CẤP MỚI
GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN THÔN
NGỌC ĐÈN, XÃ NHẠO SƠN, HUYỆN SÔNG LÔ, TỈNH VĨNH PHÚC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Địa chính Môi trường

Khoa

: Quản lý Tài nguyên

Khóa học

: 2014 – 2018

Thái Nguyên, năm 2018



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------------------------

NGUYỄN NGỌC LÃM
Tên đề tài:
THỰC HIỆN CÔNG TÁC KÊ KHAI, ĐĂNG KÝ CẤP ĐỔI, CẤP MỚI
GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN THÔN
NGỌC ĐÈN, XÃ NHẠO SƠN, HUYỆN SÔNG LÔ, TỈNH VĨNH PHÚC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Địa chính Môi trường

Lớp

: K46 - ĐCMT - N02

Khoa

: Quản lý Tài nguyên

Khóa học


: 2014 – 2018

Giảng viên hướng dẫn : PGS.TS. Phan Đình Binh

Thái Nguyên, năm 2018


i

LỜI CẢM ƠN
Qua quá trình học tập và rèn luyện tại Trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên, được sự nhiệt tình giảng dạy của các thầy, các cô trong trường nói
chung và các thầy các cô trong Khoa Quản lý Tài Nguyên nói riêng, em đã
được trang bị những kiến thức cơ bản về chuyên môn cũng như lối sống, tạo
cho mình hành trang vững chắc cho công tác sau này
Trước tiên em xin gửi lời cảm ơn chân thành sâu sắc tới các thầy, cô giáo
trong Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên nói chung, các thầy cô giáo
trong khoa Quản lý Tài nguyên và bộ môn Quản lý Đất đai nói riêng đã tận
tình giảng dạy dỗ em trong thời gian qua.
Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn đến thầy PGS.TS. Phan Đình Binh, thầy
đã tận tình giúp đỡ, trực tiếp chỉ bảo, hướng dẫn em trong suốt quá trình thực
hiện đề tài. Trong thời gian làm việc với thầy, em không ngừng tiếp thu thêm
nhiều kiến thức bổ ích mà còn học tập được tinh thần làm việc, thái độ nghiên
cứu khoa học nghiêm túc, hiệu quả, đây là nền tảng cho tương lai của em.
Đồng thời em xin chân thành cảm ơn các cô, các chú, các anh, các chị trong
công ty cổ phần trắc địa địa chính và xây dựng Thăng Long. Đã tạo điều kiện
giúp đỡ em trong việc cung cấp thông tin cũng như đóng góp ý kiến có liên quan
đến việc nghiên cứu, giúp em hoàn thành tốt đề tài tốt nghiệp của mình.
Sau cùng em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình, bạn bè đã động
viên, đóng góp ý kiến và là chỗ dựa tinh thần vững chắc cho em trong quá

trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành đề tài.
Với thời gian và khả năng còn hạn chế, đề tài không thể tránh khỏi những
thiếu sót. Em mong nhận được sự góp ý chân tình từ các thầy cô và các bạn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng năm 2018
Sinh viên

Nguyễn Ngọc Lãm


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1. Hiện trạng sử dụng đất năm 2017 Xã Nhạo Sơn – huyện Sông Lô 38
Bảng 4.2. Kết quả thực hiện của dự án ........................................................... 40
Bảng 4.3. Bảng tổng hợp số liệu tình hình kê khai đăng ký của các chủ sử đất
trên địa bàn thôn Ngọc Đèn ............................................................ 44
Bảng 4.4. Kết quả hồ sơ đăng ký, kê khai cấp đổi GCNQSDĐ đã trình UBND
xã trên địa bàn thôn Ngọc Đèn ....................................................... 45
Bảng 4.5. Kết quả hồ sơ đăng ký, kê khai cấp mới GCNQSDĐ đã trình
UBND xã trên địa bàn thôn Ngọc Đèn ........................................... 46
Bảng 4.6. Trường hợp không đủ điều kiện cấp GCNQSDĐ trên địa bàn thôn
Ngọc Đèn ........................................................................................ 47


iii

DANH MỤC VIẾT TẮT

BTC


: Bộ Tài chính

BTNMT

: Bộ Tài nguyên và Môi trường

HSĐC

: Hồ sơ địa chính

CP

: Chính phủ

ĐKĐĐ

: Đăng ký đất đai

GCNQSDĐ

: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

QH

: Quốc hội

QLĐĐ

: Quản lý đất đai




: Nghị định

TP

: Thành phố

TT

: Thông tư

UBND

: Ủy ban nhân dân

UBTV

: Ủy ban thường vụ

VPĐKQSDĐ

: Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất


iv

MỤC LỤC


TRANG BÌA PHỤ
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ ii
DANH MỤC VIẾT TẮT ................................................................................. iii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iv
Phần 1. MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1
1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................... 2
1.2.1. Mục tiêu chung ........................................................................................ 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................ 2
1.3. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 3
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học ...................................... 3
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn ........................................................................... 3
Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................... 4
2.1. Cơ sở khoa học và pháp lý của đề tài ......................................................... 4
2.1.1. Một số quy định chung............................................................................ 4
2.1.2. Khái quát về công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ............. 7
2.2. Tình hình công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cả nước ..... 23
2.2.1. Tình hình công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên cả nước.... 23
2.2.2. Tình hình công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa
bàn tỉnh Vĩnh Phúc................................................................................ 25
Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..... 32
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................ 32
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 32
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 32


v

3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ............................................................... 32

3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 32
3.3.1. Điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội của xã Nhạo Sơn .......................... 32
3.3.2. Tổng quan về dự án ............................................................................... 33
3.3.3. Trình tự các bước tiến hành kê khai, đăng ký cấp đổi, cấp mới GCNQSDĐ.... 33
3.3.4. Đánh giá kết quả công tác kê khai đăng ký cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất trên địa bàn thôn Ngọc Đèn .................................... 33
3.3.5 Đánh giá những thuận lợi, khó khăn và giải pháp. ................................ 33
3.4. Phương pháp thực hiện............................................................................. 33
3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu ................................................................ 33
3.4.2. Phương pháp thống kê........................................................................... 34
3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu..................................................................... 34
3.4.4. Phương pháp so sánh, phân tích, viết báo cáo ...................................... 34
Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................. 35
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của xã Nhạo Sơn .............................. 35
4.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 35
4.1.2. Kinh tế - xã hội ...................................................................................... 36
4.1.3. Tình hình quản lý đất đai của xã ........................................................... 37
4.2. Tổng quan về dự án .................................................................................. 39
4.2.1. Các cơ sở pháp lý để thi công ............................................................... 39
4.2.2. Khối lượng công việc thực hiện ............................................................ 40
4.2.3. Các phương pháp và những giải pháp kỹ thuật đã được áp dụng
khi thi công ........................................................................................... 42
4.3. Trình tự các bước tiến hành kê khai, đăng ký cấp đổi, cấp mới GCNQSD đất.. 25
4.4. Đánh giá kết quả công tác kê khai đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất trên địa bàn thôn Ngọc Đèn................................................. 44


vi

4.5. Đánh giá những thuận lợi, khó khăn và giải pháp trong công tác kê

khai đăng ký cấp GCNQSDĐ tại thôn Ngọc Đèn. ................................. 48
4.5.1. Những thuận lợi..................................................................................... 48
4.5.2. Những khó khan .................................................................................... 49
4.5.3. Những giải pháp .................................................................................... 50
Phần 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................... 51
5.1. Kết luận .................................................................................................... 51
5.2. Đề nghị ..................................................................................................... 51
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 53


1

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá của quốc gia, là tư liệu sản xuất
đặc biệt, là nguồn gốc của mọi quá trình sống và cũng là nguồn gốc của mọi
sản phẩm hàng hoá xã hội. Đất đai gắn liền với con người với các hoạt động
sản xuất và các lĩnh vực khác như kinh tế - xã hội, chính trị an ninh –
quốc phòng của mỗi quốc gia. Trong những năm gần đây cùng với sự phát
triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước, thì việc
sử dụng và quản lý đất nước luôn luôn là yêu cầu đặt ra đối với nền kinh tế
quốc dân nói chung và quản lý đất đai nói riêng.
Muốn cho quản lý đất đai tốt thì công việc cần thiết đầu tiên là phải hoàn
thiện hồ sơ địa chính và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở
hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất. GCN là chứng từ pháp lý xác
lập mối quan hệ hợp pháp giữa nhà nước và người sử dụng đất. Đây là các
yếu tố nắm chắc quỹ đất của từng địa phương giúp cho việc quy hoạch sử dụng
đất hợp lý từng loại đất tạo cho việc nâng cao hiệu quả sản xuất. Đăng ký quyền
sử dụng đất góp phần hoàn thiện hồ sơ địa chính, giúp cho việc nắm chắc quỹ

đất cả về số lượng và chất lượng.
Trước những yêu cầu thực tế của đời sống kinh tế - xã hội nhằm đẩy mạnh
công nghiệp hóa hiện đại hóa phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa. Nhà nước cần làm tốt các yêu cầu quản lý và sử dụng đất nhằm
mục đích thực hiện quyền quản lý, bảo vệ và điều tiết quá trình khai thác, sử
dụng cụ thể hoá triệt để và hợp lý hơn. Nhà nước phải có các biện pháp nắm
chắc quỹ đất cả về số lượng và chất lượng cùng với bộ hồ sơ địa chính, cấp
GCN đất là một trong những nội dung quan trọng của việc quản lý Nhà nước
về đất đai. Từ thực tiễn đó công tác cấp GCN là một vấn đề quan trọng mang


2

tính pháp lý nhằm thiết lập mối quan hệ hợp pháp giữa Nhà nước và người sử
dụng đất.
Nhạo Sơn là một xã thuộc huyện Sông Lô,tỉnh Vĩnh Phúc. Từng là một
xã thuộc huyện Lập Thạch, cho tới ngày 23/12/2008 theo Nghị Định 09/NĐCP của Chính Phủ , xã được điều chuyển về Huyện Lô. Nhạo Sơn giáp với xã
Đồng Quế ở phía bắc, giáp TT Tam Sơn ở phía tây, giáp với Xã Tân Lập ở
phía đông và phía nam . Xã Nhạo Sơn được chia thành 7 thôn. Đặc biệt trong
giai đoạn trên địa bàn xã đã tiến hành công tác đo đạc lại địa giới hành chính,
thành lập bản đồ địa chính điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực
hiện công tác quản lý nhà nước về đất đai nói chung và công tác cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất nói riêng.
Xuất phát từ thực tế đó, dưới sự hướng dẫn của PGS.TS.Phan Đình Binh,
em tiến hành nghiên cứu đề tài: "Thực hiện công tác kê khai, đăng ký cấp đổi,
cấp mới giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn Thôn Ngọc Đèn, xã
Nhạo Sơn, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc".
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Thực hiện công tác kê khai, đăng ký cấp đổi, cấp mới giấy chứng nhận

quyền sử dụng đất trên địa bàn thôn Ngọc Sơn, xã Nhạo Sơn, huyện Sông Lô, tỉnh
Vĩnh Phúc.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Nắm được quá trình thực hiện kê khai, đăng kí cấp đổi cấp, mới cấp
GCNQSDĐ trên địa bàn thôn Ngọc Sơn, xã Nhạo Sơn, huyện Sông Lô, tỉnh
Vĩnh Phúc.
- Đánh giá tìm ra những thuận lợi, khó khăn trong khi thực hiện công tác
cấp GCNQSDĐ.


3

- Rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân, đưa ra những đề xuất, các giải
pháp có tính khả thi khi thực hiện công tác cấp GCNQSDĐ trên địa bàn xã.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
Bổ sung hoàn thiện kiến thức đã được học trong nhà trường cho bản
thân. Đồng thời tiếp cận và thấy được những thuận lợi và khó khăn của công
tác cấp GCNQSDĐ đai trong thực tế. Nắm vững những quy định của Luật
Đất đai 2013 và các văn bản dưới Luật về đất đai của Trung ương và địa
phương về cấp GCNQSDĐ.
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn
Qua quá trình nghiên cứu cấp GCNQSDĐ sẽ thấy được những việc đã
làm được và chưa làm được trong quá trình thực hiện, từ đó rút ra những kinh
nghiệm và tìm những giải pháp phù hợp với tình hình thực tế nhằm thúc đẩy
công tác thực hiện cấp GCNQSDĐ nói riêng và công tác quản lý nhà nước về
đất đai nói chung được tốt hơn.


4


Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học và pháp lý của đề tài
2.1.1. Một số quy định chung
* Cơ sở lí luận
Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt,
là thành phần quan trọng của môi trường sống, là địa bàn phân bố khu dân cư,
xây dựng cơ sở kinh tế, văn hóa và an ninh quốc phòng. Song thực tế đất đai là
tài nguyên thiên nhiên có hạn về diện tích, có vị trí giới hạn trong không gian.
Cùng với thời gian giá trị của đất có sự biến đổi theo chiều hướng xấu đi hoặc
tốt lên điều đó phụ thuộc vào việc khai thác và sử dụng của con người .
Trong những năm gần đây, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang nền
kinh tế hàng hóa nhiều thành phần phát triển theo cơ chế thị trường có sự
quản lý của Nhà nước đã góp phần thúc đẩy các ngành kinh tế phát triển
mạnh mẽ, đi đôi với sự phát triển đó là nhu cầu về sử dụng đất của các ngành,
các lĩnh vực và các địa phương ngày càng tăng dẫn đến tình hình sử dụng đất
ngày càng nhiều biến động.
Chính vì vậy, công tác quản lý và sử dụng đất đai đã và đang được Đảng
và Nhà nước ta quan tâm sâu sắc. Một trong các nội dung đó là công tác đăng
ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và lập hồ sơ địa chính. Giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất là chứng thư pháp lý xác định quyền sử dụng
đất hợp pháp. Nó được cấp cho người sử dụng đất để họ có cơ sở pháp lý thực
hiện quyền và nghĩa vụ sử dụng đất theo pháp luật. Giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất là bộ phận cấu thành của hồ sơ địa chính. Hồ sơ địa chính là hệ thống
tài liệu, số liệu, sổ sách, bản đồ chứa đựng những thông tin cần thiết về các mặt
tự nhiên, kinh tế xã hội, pháp lý đất đai đã được thiết lập trong quá trình đo đạc,


5


lập bản đồ địa chính, đăng ký đất đai ban đầu và đăng ký biến động đất đai, cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Thông qua công tác đăng ký đất đai, Nhà
nước nắm bắt được các thông tin về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và pháp
lý của thửa đất thì mới thực sự nắm chắc được tình hình sử dụng đất và quản
lý chặt chẽ mọi biến động đất đai theo đúng pháp luật.
* Cơ sở pháp lý
Công tác ĐKĐĐ, cấp GCNQSDĐ, lập hồ sơ địa chính được Đảng và
Nhà nước ta quan tâm chỉ đạo thông qua hệ thống các văn bản pháp luật sau:
- Luật đất đai 2013 ngày 29 tháng 11 năm 2013 có hiệu lực thi hành vào
ngày 01 tháng 7 năm 2014.
- Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 quy định chi tiết
thi hành một số điều của luật đất đai (Có hiệu lực từ 01/07/2014).
- Nghị định 44/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 quy định về giá đất.
- Nghị định 45/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 về tiền sử dụng đất.
- Nghị định 46/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 quy định về tiền
thuê, đất thuê mặt nước.
- Nghị định 47/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 về bồi thường,
hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
- Thông tư 23/2014/TT-BTNMT ngày 19 tháng 5 năm 2014 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (Có hiệu lực từ
05/07/2014).
- Thông tư 24/2014/TT-BTNMT ngày 19 tháng 5 năm 2014 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường về hồ sơ địa chính.
- Thông tư 25/2014/TT-BTNMT ngày 19 tháng 5 năm 2014 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường về bản đồ địa chính.


6


- Thông tư 76/2014/TT-BTC ngày 16 tháng 6 năm 2014 của Bộ trưởng
Bộ Tài chính hướng dẫn Nghị định 45/2014/NĐ-CP về thu tiền sử dụng đất.
- Thông tư 77/2014/TT-BTC ngày 16 tháng 6 năm 2014 của Bộ trưởng
Bộ Tài chính hướng dẫn một số điều của Nghị định 46/2014/NĐ-CP ngày 15
tháng 5 năm 2014 quy định về tiền thuê, đất thuê mặt nước.
- Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 6 tháng 11 năm 2013 của Bộ Tài
chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế; Luật sửa đổi,bổ
sung một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định số 83/2013/NĐ-CP
ngày 22/07/2013 của Chính phủ.
Ngoài ra còn có hàng loạt các văn bản khác của Chính phủ, các Thông tư
của Bộ Tài nguyên và môi trường, Thông tư liên tịch của Bộ Tài nguyên và môi
trường... nhằm hướng dẫn thi hành luật đất đai. Thông qua các văn bản này, các
cơ quan quản lý của nhà nước đã định hướng đúng cho việc QLĐĐ, qua đó thiết
lập một cơ chế QLĐĐ và thống nhất từ trung ương đến địa phương.
* Nội dung quản lý nhà nước về đất đai
Năm 2013, Quốc hội khóa XIII đã thông qua Luật Đất đai ngày
29/11/2013 và có hiệu lực thi hành ngày 1/7/2014. Luật Đất đai năm 2013 có
14 chương với 212 điều, tăng 7 chương và 66 điều, đã khắc phục, giải quyết
được những tồn tại, hạn chế phát sinh trong quá trình thi hành Luật Đất đai
năm 2003. Luật Đất đai 2013 đó sửa đổi từ 13 nội dung thành 15 nội dung
Quản lý nhà nước về đất đai cho phù hợp với tình hình mới. Tại Điều 22 Luật
Đất đai 2013 quy định[6] :
1. Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và
tổ chức thực hiện văn bản đó.
2. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành
chính, lập bản đồ hành chính.


7


3. Khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất
và bản đồ quy hoạch sử dụng đất; điều tra, đánh giá tài nguyên đất; điều tra
xây dựng giá đất.
4. Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
5. Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử
dụng đất.
6. Quản lý việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất.
7. Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
8. Thống kê, kiểm kê đất đai.
9. Xây dựng hệ thống thông tin đất đai.
10. Quản lý tài chính về đất đai và giá đất.
11. Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử
dụng đất.
12. Thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá việc chấp hành quy
định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai.
13. Phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai.
14. Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong
quản lý và sử dụng đất đai.
15. Quản lý hoạt động dịch vụ về đất đai.
Trong Luật Đất đai 2013 nội dung cấp GCNQSDĐ là một trong những
nội dung quan trọng trong công tác quản lý nhà nước về đất đai.
2.1.2. Khái quát về công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Đăng kí đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, là thủ tục hành
chính do cơ quan Nhà nước thực hiện đối với đối tượng là các tổ chức, hộ gia
đình, cá nhân sử dụng đất (gọi chung là người sử dụng đất) nhằm xác lập mối
quan hệ pháp lý đầy đủ giữa Nhà nước với người sử dụng đất, làm cơ sở để



8

Nhà nước quản lý chặt chẽ toàn bộ đất đai theo pháp luật và bảo vệ quyền lợi
hợp pháp của người sử dụng.
2.1.2.1. Đăng kí đất đai
Khái niệm về ĐKĐĐ: Tại khoản 15 Điều 3 Luật Đất đai 2013 quy định:
“Đăng ký đất đai, nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất là việc kê khai và ghi
nhận tình trạng pháp lý về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản
khác gắn liền với đất đối với một thửa đất vào hồ sơ địa chính”. [6]
Đăng kí đất đai có 2 loại:
* Đăng ký đất đai ban đầu
Đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất lần đầu (sau đây gọi là đăng ký
lần đầu) là việc thực hiện thủ tục lần đầu để ghi nhận tình trạng pháp lý về
quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất và quyền
quản lý đất đối với một thửa đất vào hồ sơ địa chính.
Tại khoản 3 Điều 95 Luật Đất đai 2013 quy định: Đăng ký ban đầu được
thực hiện trong các trường hợp: [6]
- Thửa đất được giao, cho thuê sử dụng.
- Thửa đất đang sử dụng chưa đăng ký.
- Thửa đất được giao để quản lý mà chưa đăng ký.
- Nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất chưa đăng ký.
*Đăng ký biến động đất đai
Đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất (sau đây gọi là đăng
ký biến động) là việc thực hiện thủ tục để ghi nhận sự thay đổi về một hoặc
một số thông tin đã đăng ký vào hồ sơ địa chính theo quy định của pháp luật.
Tại khoản 4 Điều 95 Luật Đất đai 2013 quy định: Đăng ký biến động
được thực hiện đối với trường hợp đã được giấy chứng nhận hoặc đã đăng ký
mà có thay đổi sau đây: [6]



9

- Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thực hiện các
quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho
quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất; thế chấp, góp vốn bằng quyền sử
dụng đất, tài sản gắn liền với đất.
- Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được phép đổi tên.
- Có thay đổi về hình dạng, kích thước, diện tích, số hiệu, địa chỉ thửa đất.
- Có thay đổi về tài sản gắn liền với đất so với nội dung đã đăng ký.
- Chuyển mục đích sử dụng đất.
- Có thay đổi thời hạn sử dụng đất.
Chuyển từ hình thức Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm
sang hình thức thuê đất thu tiền một lần cho cả thời gian thuê; từ hình thức
Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất sang hình thức thuê đất; từ thuê
đất sang giao đất có thu tiền sử dụng đất theo quy định của Luật này. [6]
- Chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền
với đất của vợ hoặc của chồng thành quyền sử dụng đất chung, quyền sở hữu
tài sản chung của vợ và chồng.
- Chia tách quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn
liền với đất của tổ chức hoặc của hộ gia đình hoặc của vợ và chồng hoặc của
nhóm người sử dụng đất chung, nhóm chủ sở hữu tài sản chung gắn liền với đất
- Thay đổi quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo
kết quả hòa giải thành về tranh chấp đất đai được Ủy ban nhân dân cấp có
thẩm quyền công nhận; thỏa thuận trong hợp đồng thế chấp để xử lý nợ; quyết
định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giải quyết tranh chấp đất đai,
khiếu nại, tố cáo về đất đai, quyết định hoặc bản án của Tòa án nhân dân,
quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án đã được thi hành; văn bản
công nhận kết quả đấu giá quyền sử dụng đất phù hợp với pháp luật
- Xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền sử dụng hạn chế thửa đất liền kề



10

- Có thay đổi về những hạn chế quyền của người sử dụng đất.
*Các đối tượng đăng kí quyền sử dụng đất
Theo Điều 5 Luật Đất đai 2013 người sử dụng đất được Nhà nước giao
đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng
đất, bao gồm:
1. Tổ chức trong nước gồm cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân,
tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề
nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức
sự nghiệp công lập và tổ chức khác theo quy định của pháp luật về dân sự
(sau đây gọi chung là tổ chức).
2. Hộ gia đình, cá nhân trong nước( sau đây gọi chung là hộ gia đình, cá nhân).
3. Cộng đồng dân cư gồm cộng đồng người Việt Nam sinh sống trên
cùng địa bàn thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố và điểm dân cư
tương tự có cùng phong tục, tập quán hoặc có chung dòng họ.
4. Cơ sở tôn giáo gồm chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất, thánh
đường, niệm phật đường, tu viện, trường đào tạo riêng của tôn giáo, trụ sở của
tổ chức tôn giáo và cơ sở khác của tôn giáo.
5. Tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao gồm cơ quan đại diện
ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện khác của nước ngoài có chức
năng ngoại giao được Chính phủ Việt Nam thừa nhận; cơ quan đại diện của tổ
chức thuộc Liên hợp quốc, cơ quan hoặc tổ chức liên chính phủ, cơ quan đại
diện của tổ chức liên chính phủ.
6. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài theo quy định của pháp luật về
quốc tịch.
7. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài gồm doanh nghiệp 100% vốn
đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp Việt Nam mà nhà



11

đầu tư nước ngoài mua cổ phần, sáp nhập, mua lại theo quy định của pháp
luật về đầu tư.[6]
* Vai trò của công tác đăng ký đất đai:
Đăng ký đất đai là công cụ của Nhà nước đảm bảo lợi ích Nhà nước, cộng
đồng công dân như quản lý nguồn thuế, Nhà nước với vai trò trung gian tiến
hành cân bằng lợi ích giữa các chủ thể, bố trí cho mục đích sử dụng tốt nhất.
Nhà nước biết được cách để quản lý chung qua việc dùng công cụ đăng ký đất
đai để quản lý. Lợi ích của công dân có thể thấy được như Nhà nước bảo vệ
quyền và bảo vệ người công dân khi có các tranh chấp, khuyến khích đầu tư cá
nhân, hỗ trợ các giao dịch về đất đai, giảm khả năng tranh chấp đất đai.
2.1.2.2. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ)
*Khái niệm
Khái niệm đất đai: Đất đai là một diện tích cụ thể của bề mặt trái đất bao
gồm tất cả các yếu cấu thành của môi trường sinh thái ngay trên và dưới bề
mặt đó như: Khí hậu bề mặt thổ nhưỡng, địa hình, mặt nước, các lớp trầm tích
sát bề mặt, cùng với khoáng sản và nước ngầm trong lòng đất, tập đoàn động
thực vật, trạng thái định cư của con người và các kết quả của con người trong
quá khứ và hiện tại để lại.
Khái niện về GCN: Giấy chứng nhận là tên gọi chung của các loại giấy
chứng nhận về quyền sử dụng đất, bao gồm: Giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất; Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở; Giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền
với đất theo quy định của pháp luật về đất đai, pháp luật về nhà ở.
Khái niệm về GCNQSDĐ: Tại khoản 16 Điều 3 Luật Đất đai 2013 quy
định: GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là
chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu



12

nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất,
quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.[6]
*Điều kiện cấp GCNQSD đất
Người sử dụng đất được cấp GCNQSDĐ khi:
1. Có đầy đủ các giấy tờ hợp pháp hoặc đang sử dụng đất ổn định được
UBND xã nơi có đất xác nhận. Những giấy tờ hợp pháp gồm:
- Giấy tờ do chính quyền Cách mạng giao đất trong cải cách ruộng đất
mà chủ sử dụng đất vẫn đang sử dụng ổn định từ đó đến nay.
- Giấy tờ giao đất hoặc cho thuê đất do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
xét duyệt thuộc các thời kì Nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà, Chính
Phủ Cách Mạng Lâm Thời Cộng hoà Miền Nam Việt Nam, Nhà nước Cộng
Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, trong quá trình thực hiện sai các chính
sách về đất đai mà người sử dụng đất vẫn đang sử dụng từ đó đến nay.
- Những giấy tờ chuyển nhượng đất từ năm 1980 trở về trước của chủ sử
dụng đất hợp pháp đã được chính quyền địa phương xác nhận.
- Những giấy tờ chuyển nhượng, chuyển đổi, thừa kế quyền sử dụng đất
sau ngày 15/10/1993 đã được cấp có thẩm quyền xác nhận.
- Các quyết đinh giao đất, cho thuê đất của cơ quan Nhà nước có thẩm
quyền quy định theo pháp luật đất đai.
- Giấy tờ do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho
người sử dụng đất mà người sử dụng đất đó vẫn sử dụng liên tục từ đó đến
nay mà không có tranh chấp.
- Giấy tờ giao nhà tình nghĩa.
- GCNQSD đất tạm thời do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc
có trong sổ địa chính mà không có tranh chấp.



13

- Bản án hoặc quyết định của Toà Án nhân dân có hiệu lực pháp luật
hoặc giải quyết tranh chấp đất đai của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đã
có hiệu lực pháp luật.
- Giấy tờ của Hợp tác xã sản xuất nông nghiệp cấp đất cho hộ gia đình,
xã viên của Hợp tác xã trước ngày 28/06/1975 (trước ngày ban hành Nghị
định 125/CP).
- Giấy tờ về thanh lí hoá giá nhà theo quy định của pháp luật.
- Giấy tờ chuyển nhượng đất đai, mua bán nhà kèm theo chuyển nhượng
quyền sử dụng đất được UBND xã nơi có đất thẩm tra là đất đó không có tranh
chấp và được UBND cấp huyện xác nhận kết quả thẩm tra của UBND xã.
2. Trường hợp khi người sử dụng đất đã có một trong các giấy tờ nói
trên, mà đất đó nằm trong quy hoạch xây dựng đã được cơ quan Nhà nước có
thẩm quyền phê duyệt nhưng chưa có quyết định thu hồi để thực hiện quy
hoạch đó thì vẫn được cấp GCNQSD đất nhưng phải chấp hành đúng các quy định
về xây dựng.
3. Trường hợp người sử dụng đất đã có một trong các giấy tờ nói trên,
mà đất đó nằm trong vi phạm bảo vệ an toàn công trình nhưng chưa có quyết
định thu hồi đất thì vẫn được cấp GCNQSD đất nhưng phải chấp hành đúng
quy định về bảo vệ an toàn công trình theo quy định của pháp luật.
4. Người sử dụng đất ổn định nhưng không có giấy tờ hợp pháp, thì phải
được UBND cấp xã xác nhận một trong các trường hợp sau:
- Có giấy tờ hợp pháp nhưng bị thất lạc do thiên tai, chiến tranh và có
chỉnh lí trong hồ sơ lưu trữ của cơ quan Nhà nước hoặc Hội đồng đăng kí đất
đai cấp xã xác nhận.
- Người được thừa kế của tổ tiên qua nhiều thế hệ.
- Người được chia tách, chuyển nhượng quyền sử dụng đất từ người sử
dụng đất hợp pháp nhưng chưa làm thủ tục sang tên trước bạ.



14

- Người tự khai hoang từ năm 1980 trở về trước đến nay vẫn sử dụng đất
phù hợp với quy hoạch.
- Trường hợp đất có nguồn gốc khác nhưng nay đang sử dụng đất ổn
định, phù hợp với quy hoạch và chấp hành đúng quy định pháp luật của Nhà
nước trong quá trình sử dụng. (Nguyễn Thị Lợi, 2010) [5]
* Nguyên tắc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Theo Điều 98 Luật đất đai 2013. Nguyên tắc cấp Giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác
gắn liền với đất được cấp theo từng thửa đất. Trường hợp người sử dụng đất
đang sử dụng nhiều thửa đất nông nghiệp tại cùng một xã, phường, thị trấn mà
có yêu cầu thì được cấp một Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu
nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất chung cho các thửa đất đó.
- Thửa đất có nhiều người chung quyền sử dụng đất, nhiều người sở hữu
chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất thì Giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất phải ghi đầy đủ tên
của những người có chung quyền sử dụng đất, người sở hữu chung nhà ở, tài
sản khác gắn liền với đất và cấp cho mỗi người 01 Giấy chứng nhận; trường
hợp các chủ sử dụng, chủ sở hữu có yêu cầu thì cấp chung một Giấy chứng
nhận và trao cho người đại diện.
- Người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất
được nhận Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản
khác gắn liền với đất sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính theo quy định
của pháp luật.
- Trường hợp người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền
với đất không thuộc đối tượng phải thực hiện nghĩa vụ tài chính hoặc được
miễn, được ghi nợ nghĩa vụ tài chính và trường hợp thuê đất trả tiền thuê đất



15

hàng năm thì được nhận Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu
nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất ngay sau khi cơ quan có thẩm quyền cấp.
- Trường hợp quyền sử dụng đất hoặc quyền sử dụng đất, quyền sở hữu
nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác
gắn liền với đất là tài sản chung của vợ và chồng thì phải ghi cả họ, tên vợ và
họ, tên chồng vào Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở
và tài sản khác gắn liền với đất, trừ trường hợp vợ và chồng có thỏa thuận ghi
tên một người.
- Trường hợp quyền sử dụng đất hoặc quyền sử dụng đất, quyền sở hữu
nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác
gắn liền với đất là tài sản chung của vợ và chồng mà Giấy chứng nhận đã cấp
chỉ ghi họ, tên của vợ hoặc chồng thì được cấp đổi sang Giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất để ghi
cả họ, tên vợ và họ, tên chồng nếu có yêu cầu.
- Trường hợp có sự chênh lệch diện tích giữa số liệu đo đạc thực tế với số
liệu ghi trên giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này hoặc Giấy chứng nhận
đã cấp mà ranh giới thửa đất đang sử dụng không thay đổi so với ranh giới thửa
đất tại thời điểm có giấy tờ về quyền sử dụng đất, không có tranh chấp với
những người sử dụng đất liền kề thì khi cấp hoặc cấp đổi Giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất diện
tích đất được xác định theo số liệu đo đạc thực tế. Người sử dụng đất không
phải nộp tiền sử dụng đất đối với phần diện tích chênh lệch nhiều hơn nếu có.
Trường hợp đo đạc lại mà ranh giới thửa đất có thay đổi so với ranh giới
thửa đất tại thời điểm có giấy tờ về quyền sử dụng đất và diện tích đất đo đạc
thực tế nhiều hơn diện tích ghi trên giấy tờ về quyền sử dụng đất thì phần diện
tích chênh lệch nhiều hơn (nếu có) được xem xét cấp Giấy chứng nhận quyền



16

sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy
định tại Điều 99 của Luật đất đai 2013.[6]
*Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Điều 105 Luật đất đai 2013 quy định Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho tổ chức, cơ sở tôn giáo;
người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
thực hiện dự án đầu tư; tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao.
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được ủy quyền cho cơ quan tài nguyên và
môi trường cùng cấp cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu
nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
- Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân,
cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở
gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.
- Đối với những trường hợp đã được cấp Giấy chứng nhận, Giấy chứng
nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây
dựng mà thực hiện các quyền của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn
liền với đất hoặc cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở
hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng thì do cơ quan
tài nguyên và môi trường thực hiện theo quy định của Chính phủ. [6]
* Những trường hợp người sử dụng đất được cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất.
Điều 99 Luật đất đai năm 2013 quy định về trường hợp người sử dụng
đất được cấp giấy chứng nhận như sau:



17

1. Nhà nước cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà
ở và tài sản khác gắn liền với đất cho những trường hợp sau đây:
a) Người đang sử dụng đất có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy
định tại các điều 100, 101 và 102 của Luật này;
b) Người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất từ sau ngày Luật này có
hiệu lực thi hành;
c) Người được chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, được thừa kế, nhận
tặng cho quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất; người
nhận quyền sử dụng đất khi xử lý hợp đồng thế chấp bằng quyền sử dụng đất
để thu hồi nợ;
d) Người được sử dụng đất theo kết quả hòa giải thành đối với tranh
chấp đất đai; theo bản án hoặc quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định thi
hành án của cơ quan thi hành án hoặc quyết định giải quyết tranh chấp, khiếu
nại, tố cáo về đất đai của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành;
đ) Người trúng đấu giá quyền sử dụng đất;
e) Người sử dụng đất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế
xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế;
g) Người mua nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất;
h) Người được Nhà nước thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở;
người mua nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước;
i) Người sử dụng đất tách thửa, hợp thửa; nhóm người sử dụng đất hoặc
các thành viên hộ gia đình, hai vợ chồng, tổ chức sử dụng đất chia tách, hợp
nhất quyền sử dụng đất hiện có;
k) Người sử dụng đất đề nghị cấp đổi hoặc cấp lại Giấy chứng nhận bị
mất. [6]



×