Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Nêu gương phong cách lãnh đạo nhăn văn, hiệu quả hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (84.66 KB, 10 trang )

1
NÊU GƯƠNG - PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO
NHÂN VĂN HIỆU QUẢ HỒ CHÍ MINH

PGS,TS. Nguyễn Thế Thắng
Học viện Chính trị Khu vực I

MỞ ĐẦU
Phong cách lãnh đạo có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả công tác của cán bộ,
đảng viên và của bộ máy Đảng, Nhà nước ta. Chủ tịch Hồ Chí Minh có một hệ
thống phong cách lãnh đạo đúng đắn, mẫu mực. Trong đó, nêu gương là một phong
cách lãnh đạo nhân văn và hiệu quả cao.
Trong bối cảnh có một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó có
những người giữ vị trí lãnh đạo, quản lý cao cấp, suy thoái về tư tưởng chính trị,
đạo đức, lối sống, không tiên phong, gương mẫu; còn biểu hiện quan liêu, cửa
quyền, độc đoán, gia trưởng, thiếu dân chủ trong chỉ đạo, điều hành, thì việc học
tập và làm theo tư tưởng, phong cách lãnh đạo nêu gương của Chủ tịch Hồ Chí
Minh là một việc làm quan trọng và hết sức cần thiết.
1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về phong cách lãnh đạo nêu gương nhân văn,
hiệu quả
Nêu gương là phong cách cách lãnh đạo nhân văn nhất. Ngay từ khi Đảng
ta giành được chính quyền, xây dựng Nhà nước của dân do dân, vì dân, Chủ tịch
Hồ Chí Minh đã cực lực lên án những phong cách lãnh đạo độc đoán, chuyên
quyền, cậy thế, trái phép, kiêu ngạo của một số cán bộ, đảng viên. Khiến chính
quyền có nơi chẳng những không được dân yêu, mà còn bị dân ghét, dân khinh.
Người chỉ rõ:


2
" Dân ghét các ông Chủ tịch, các ông Ủy viên vì cái tật ngông nghênh, cậy
thế, cậy quyền. Những ông này…khi nắm được chút quyền trong tay vẫn hay lạm


dụng, có được mấy khẩu súng lục trong túi lúc nào cũng lăm le muốn bắn, đeo
chiếc kiếm bên mình lúc nào cũng chỉ chực muốn chặt người ta. Người ta còn bĩu
môi nói đến bà "phủ trưởng" nọ bận quần áo chẽn, tóc cắt ngắn cưỡi ngựa đi rong
khắp chỗ mà chẳng có việc gì, người ta còn thì thào chỉ chỏ ông tỉnh trưởng kia vác
ô tô đưa bà "tỉnh trưởng" đi chơi mát mỗi buổi chiều. Từ chỗ ngông nghênh xa phí
đó rất dễ đi đến chỗ ỷ thế cậy quyền, làm nhiều điều quá tệ"1.
Có nhiều phong cách lãnh đạo khác nhau. Song, để xây dựng được bộ máy
Đảng, Nhà nước được dân tin, dân phục, dân yêu, Chủ tịch Hồ Chí Minh hết sức
coi trọng xây dựng cho cán bộ, đảng viên phong cách lãnh đạo nêu gương. Người
khẳng định: Từ mỗi tổ chức Đảng cho đến mỗi cán bộ, đảng viên đều cần: Nói thì
phải làm. Nói cái gì phải cho tin. Nói và làm cho nhất trí. Chính bằng sự gương
mẫu mà cán bộ lãnh đạo, đảng viên của Đảng, làm cho Đảng được dân tin, dân
phục, dân yêu, thì việc gì cũng thành công. "Kinh nghiệm đã tỏ rằng đó là chân lý
100 phần 100"2. Chỉ ra sự cần thiết thực hiện phong cách lãnh đạo nêu gương,
đồng thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh phê phán tính phản nhân văn, vô nhân đạo của
cách lãnh đạo quan liêu, độc đoán, mệnh lệnh.
Làm việc theo cách quan liêu. Cái gì cũng dùng mệnh lệnh. Ép dân chúng
làm. Đóng cửa lại mà đặt kế hoạch, viết chương trình rồi đưa ra cột vào cổ dân
chúng, bắt dân chúng theo. Có nhiều cán bộ theo cách đó. Họ còn tự đắc rằng: làm
như thế, họ vẫn "làm tròn nhiệm vụ", làm được mau, lại không rầy rà. "Họ quên
rằng: Đảng ta và Chính phủ ta làm việc là làm cho dân chúng. Việc gì, cũng vì lợi
ích của dân mà làm. Làm theo cách quan liêu đó, thì dân oán. Dân oán, dù tạm thời
may có chút thành công, nhưng về mặt chính trị, là thất bại"3.

11 Hồ Chí minh: Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr 51.
22 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb CTQG, H, 2016, tập 6, tr. 177.
33 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb CTQG, H, 2016, tập 5, tr. 333.


3

Thực ra để thực hiện được phong cách lãnh đạo nêu gương cần có đạo đức
cách mạng, trung với nước, hiếu với dân. Yêu cầu và nội dung của phong cách lãnh
đạo nêu gương theo Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ ra là: Ở bất kỳ đâu, bất kỳ làm việc
gì, và trong hoàn cảnh nào, cán bộ lãnh đạo, đảng viên cũng phải luôn luôn đặt lợi
ích của Tổ quốc, của nhân dân lên trên hết, trước hết. Phải ra sức tham gia công
việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Phải gần gũi dân chúng, thương yêu, giúp đỡ
dân chúng, tổ chức và lãnh đạo dân chúng. "Người đảng viên - dù công tác to hay
nhỏ, địa vị cao hay thấp - ở đâu cũng phải làm gương mẫu cho quần chúng. Mỗi
đảng viên là một người thay mặt cho Đảng trước quần chúng, để giải thích chính
sách của Đảng và của Chính phủ cho quần chúng hiểu rõ và vui lòng thi hành. Mà
muốn cho quần chúng hăng hái thi hành, thì người đảng viên ắt phải xung phong
làm gương mẫu để quần chúng bắt chước, làm theo"1.
Nêu gương là phong cách lãnh đạo hiệu quả. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng
định cán bộ lãnh đạo phải nói được làm được, đi tiên phong, gương mẫu trong
công việc mình lãnh đạo, phụ trách thì công tác mới có kết quả tốt. "Một một tấm
gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền"2. Tốt nhất là
cán bộ miệng nói tay làm, làm gương cho cấp dưới, nhân dân làm theo. Khi trông
thấy hiệu quả tốt tươi, thì chắc chắn những nơi khác sẽ hăng hái làm theo. "Nếu
miệng thì tuyên truyền bảo người ta siêng làm, mà tự mình thì ăn trưa, ngủ trễ; bảo
người ta tiết kiệm, mà tự mình thì xa xỉ, lung tung, thì tuyên truyền một trăm năm
cũng vô ích"3.
Cụ thể hóa hơn nữa trách nhiệm nêu gương của cán bộ lãnh đạo, đảng viên,
Hồ Chí Minh chỉ rõ: "Từ việc làm, lời nói cho đến cách ăn ở, phải thế nào cho dân
tin, dân phục, dân yêu. Thế là làm cho dân tin Đảng, phục Đảng, yêu Đảng và làm
theo chính sách của Đảng và của Chính phủ"4.
11 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb CTQG, H, 2016, tập 7, tr. 55
22 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb CTQG, H, 2016, tập 1, tr. 284.
33 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb CTQG, H, 2016, tập 5, tr. 126.
44 Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 7, Sđd, tr. 55



4
Trong thực tế, nhân dân tin, phục, yêu Đảng chỉ khi thấy những cán bộ lãnh
đạo đảng viên cụ thể, nói đi đôi với làm. Đảng muốn lãnh đạo được quần chúng
nhân dân phải thông qua những cán bộ lãnh đạo tốt, đảng viên tốt, luôn gương mẫu
đi đầu trên mọi lĩnh vực.
Cán bộ lãnh đạo, đảng viên mà vi phạm nguyên tắc, kỷ luật Đảng, làm sai
chính sách, pháp luật của Nhà nước, không thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ
được giao, lợi dụng chức quyền để trục lợi, vun vén cá nhân, ưu ái không trong sáng
cho gia đình, người thân, thì nói chẳng ai tin, không ai phục. Nêu gương là trách
nhiệm, bổn phận và đạo lý của cán bộ lãnh đạo, đảng viên. Đó chính là một phương
thức lãnh đạo của Đảng, một nội dung quan trọng của công tác xây dựng Đảng, xây
dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, đảng viên của Đảng cộng sản Việt Nam cầm quyền
hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Đặc biệt là đội ngũ cán bộ lãnh đạo cao cấp
nhất của Đảng nêu gương có vai trò dẫn dắt toàn Đảng, toàn dân đi theo.
Hồ Chí Minh khẳng định trách nhiệm cán bộ lãnh đạo càng cao càng cần
phải làm gương mẫu nhất trước đảng viên và nhân dân Việt Nam. Cán bộ là cái gốc
của mọi công việc, cán bộ tốt thì mọi việc đều tốt. Cán bộ, đảng viên chức vụ càng
cao, trách nhiệm nêu gương càng lớn. "Cán bộ lãnh đạo gương mẫu làm trước"1.
Cán bộ bình thường nêu gương tốt có ảnh hưởng trong một phạm vi nhất định của
người đó lãnh đạo. Song cán bộ lãnh đạo càng cao, thì ảnh hưởng và sức cuốn hút
với quần chúng nhân dân trên phạm vi toàn xã hội càng lớn.
Người khẳng định: “Lấy gương người tốt, việc tốt để hằng ngày giáo dục
lẫn nhau là một trong những cách tốt nhất để xây dựng Đảng, xây dựng các tổ
chức cách mạng, xây dựng con người mới, cuộc sống mới”2. Trong bộ máy Đảng,
Nhà nước, từ trung ương đến cơ sở, cán bộ lãnh đạo, nhất là người đứng đầu chẳng
những phải tự tu dưỡng rèn luyện cho đủ đức, đủ tài, là tấm gương cho cấp dưới,
mà còn phải là tấm gương cho nhân dân nhìn vào đó làm những điều đúng, điều
tốt, chống lại những thói hư, tật xấu, chống lại những biểu hiện vi phạm đạo đức và
11 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb CTQG, H, 2016, tập 11, tr. 476.

22 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb CTQG, H, 2016, tập 15, tr. 672.


5
luật pháp trong xã hội. Trong cuộc sống hằng ngày, người tốt có thể làm gương
cho người khác. Mỗi người tự giáo dục mình, giáo dục lẫn nhau để trở thành những
con người tốt của xã hội mới. Trong gia đình, cha mẹ là tấm gương cho các con,
anh chị là tấm gương đối với các em; trong nhà trường, thầy giáo, cô giáo là tấm
gương cho học trò,v,v…
2. Phong cách lãnh đạo nêu gương nhân văn hiệu quả Hồ Chí Minh
-Tấm gương sáng mãi muôn đời
Lòng nhân ái, tình yêu thương quý trọng con người, chủ nghĩa nhân văn
thấm đậm sâu xa trong phong cách lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Người
từng nói: "Phải sống với nhau có tình có nghĩa. Nếu thuộc bao nhiêu sách mà sống
không có tình có nghĩa thì sao gọi là hiểu chủ nghĩa Mác - Lênin được" 1. Phong
cách lãnh đạo nêu gương Hồ Chí Minh là phong cách lãnh đạo của một bậc đại
nhân, đại trí và đại dũng. Ở đây chỉ nêu một trường hợp cụ thể.
Từ tháng 1 đến tháng 7-1945, ở Bắc Bộ đã có 2 triệu người chết đói. Tiếp đó
lại bị nạn lụt, nên nạn đói càng tăng thêm, nhân dân đang khốn khổ. Cách mạng
Tháng Tám 1945 thành công. Bắt đầu xây dựng chế độ xã hội mới, Chủ tịch Hồ
Chí Minh chủ trương: làm cho người nghèo thì đủ ăn. Người đủ ăn thì khá giàu.
Người khá giàu thì giàu thêm. Trước hết, để chống lại giặc đói, giúp đỡ đồng bào
đói nghèo, Người kêu gọi: Nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước
phải thương nhau cùng. Đồng bào ta hãy sẻ cơm nhường áo cho nhau. Cứ 10 ngày
nhịn ăn một bữa, mỗi tháng nhịn 3 bữa. Đem gạo đó (mỗi bữa một bơ) để cứu dân
nghèo. Người yêu cầu cán bộ, đảng viên: " Mình phải làm gương cho đồng bào,
phải siêng năng, hăng hái. Tôi lấy thí dụ như trong việc cứu nạn đói, mình bảo
người ta 10 ngày nhịn ăn một bữa mà chính đến ngày nhịn, mình lại cứ chén tỳ tỳ
thì nghe sao được. Đáng lý dân nhịn một bữa mình nhịn hai bữa mới phải "2.
Chủ tịch Hồ Chí Minh vừa khuyên nhủ cán bộ lãnh đạo, dảng viên, vừa kêu

gọi đồng bào và tự mình gương mẫu thực hiện trước quốc dân việc sẻ cơm nhường
11 Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 15, Sđ d, tr 668.
22 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb CTQG, H, 2016, tập 4, tr. 117.


6
áo: "Lúc chúng ta nâng bát cơm mà ăn, nghĩ đến kẻ đói khổ, chúng ta không khỏi
động lòng. Vậy tôi xin đề nghị với đồng bào cả nước, và tôi xin thực hành trước:
Cứ 10 ngày nhịn ăn một bữa, mỗi tháng nhịn 3 bữa. Đem gạo đó (mỗi bữa một bơ)
để cứu dân nghèo.
Như vậy, thì những người nghèo sẽ có bữa rau bữa cháo để chờ mùa lúa năm
sau, khỏi đến nỗi chết đói. Tôi chắc rằng, đồng bào ta ai cũng sẵn lòng cứu khổ
cứu nạn, mà hăng hái hưởng ứng lời đề nghị nói trên. Tôi xin thay mặt dân nghèo
mà cảm ơn các đồng bào"1. Do chủ trương sẻ cơm nhường áo đúng, nhất là có đội
ngũ cán bộ lãnh đạo, đảng viên đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh gương mẫu
thực hiện, nên nạn đói đó sớm bị đẩy lùi, một thành công có tính quyết định đối với
công cuộc chống giặc đói, giặc dốt, và giặc ngoại xâm ở nước ta.
Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ để lại tấm gương mẫu mực về phong cách
lãnh đạo nêu gương, mà Người còn là tấm gương vĩ đại cho toàn Đảng, toàn dân ta
noi theo trên tất cả các mặt tư tưởng, đạo đức và phong cách. Đạo đức là cái gốc và
cốt lõi của phong cách lãnh đạo nêu gương. Không có đạo đức cách mạng thì
không có phong cách lãnh đạo nêu gương nhân văn, hiệu quả. Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã làm được điều mà các bậc thánh nhân ở Phương Đông từng mong muốn:
"Làm chính trị mà dùng đức để cảm hoá dân thì như sao Bắc đẩu ở một nơi mà các
ngôi sao khác đều hướng về cả"2.
Đạo đức Hồ Chí Minh là gương sáng đời đời cho toàn Đảng, toàn dân
trong xây dựng nền đạo đức mới. Đạo đức là nền tảng tinh thần của xã hội, là cái
gốc quyết định sự tồn tại, phát triển, bền vững của mỗi con người. Song xây dựng
nền đạo đức mới trong xã hội và tu dưỡng đạo đức ở mỗi con người là công việc
hết sức khó khăn, không thể làm xong trong một sớm một chiều. Phải có sự công

phu vừa xây dựng cái tốt đẹp, vừa chống lại cái xấu xa, phải có sự quan tâm xây
dựng nền đạo đức mới của cả hệ thống chính trị. Phải có sự tu dưỡng rèn luyện của
mỗi người hằng ngày và trong suốt cả cuộc đời mới có thể thành công. Như Chủ
11 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, tập 4, tr. 33.
22 Luận NGữ, Bản dịc của Ngtuyễn Hiến lê, Nxb Văn học, tr 37.


7
tịch Hồ Chí Minh khẳng định: "Đạo đức cách mạng không phải trên trời sa xuống.
Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hằng ngày mà phát triển và củng cố. Cũng như
ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong"3.
Hồ Chí Minh là đã suốt đời tuyệt đối trung thành, kiên định lý tưởng cách
mạng, đặt lợi ích của Đảng, của đất nước, dân tộc lên trên tất cả; kiên quyết bảo vệ
chủ nghĩa Mác - Lênin. Người đã hết lòng, hết sức phục vụ Tổ quốc, phụng sự nhân
dân, tận trung với nước, tận hiếu với dân; hết lòng yêu thương đồng bào, đồng chí, yêu
thương con người; Không làm bất cứ việc gì có hại cho Đảng, cho đất nước và nhân
dân. Lấy ấm no, hạnh phúc và sự hài lòng của nhân dân làm mục tiêu phấn đấu.
Hồ Chí Minh là biểu tượng cao đẹp nhất của Cần, kiệm, liêm chính, chí công
vô tư; của tinh thần đoàn kết, tập thể, dân chủ, kỷ luật. Người thật sự là công bộc của
nhân dân, thật sự tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân; tập trung sức giải quyết
những lợi ích chính đáng của nhân dân; lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của quần
chúng, chủ động đối thoại với nhân dân và cán bộ dưới quyền.
Người là hiện thân của tinh thần nghiêm túc thực hành tự phê bình và phê
bình; thấy đúng phải cương quyết bảo vệ, thấy sai phải quyết liệt đấu tranh; không
tranh công đổ lỗi. Dũng cảm nhận khuyết điểm và trách nhiệm.
Người là gương sáng về không ngừng học tập, rèn luyện suốt đời để nâng cao
trình độ kiến thức, năng lực công tác, phẩm chất chính trị, nâng cao đạo đức cách
mạng, kiên quyết đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, cục bộ, quan liêu,
tham nhũng, lãng phí và các biểu hiện tiêu cực khác.
Phong cách lãnh đạo Hồ Chí Minh là phong cách của 1 người có cái Tâm

trong sáng, cái Đức cao đẹp, cái Trí mẫn tiệp, cái Hành mực thước. Phong cách
của một lãnh tụ - Nhà văn hoá kiệt xuất - Phong cách đẹp nhất của người Việt
Nam.

33 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb CTQG, H, 2016, tập 11, tr. 612.


8
3. Theo phong cách lãnh đạo nêu gương nhân văn hiệu quả Hồ Chí
Minh, Đảng ta xây dựng phong cách lãnh đạo nêu gương cho cán bộ, đảng
viên
Thực tiễn xây dựng các đảng cộng sản cầm quyền đều đã chứng minh, đảng
cầm quyền lãnh đạo đất nước nếu không thực hiện tốt đạo đức cách mạng, không
làm tốt nhiệm vụ chống suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức và lối sống thì sẽ
dẫn đến nguy cơ suy yếu và sụp đổ. Muốn xây dựng Ðảng trong sạch, vững mạnh
thì nhất thiết mọi cán bộ, đảng viên càng cần phải nêu gương, đi đầu trong lãnh
đạo, tổ chức thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước và các Đoàn thể,
hoàn thành nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam, đồng thời gương mẫu trong lối
sống và sinh hoạt.
Thực hiện Nghị quyết Trung ương 4, khóa XI về một số vấn đề cấp bách về
xây dựng Ðảng hiện nay và Chỉ thị 03-CT/TW, ngày 14-5-2011, của Bộ Chính trị
tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, ngày 076-2012, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành Quy định số 101-QÐ/TW về
trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt
các cấp. Trong quyết định 101, Đảng ta đã yêu cầu cán bộ, đảng viên, nhất là cán
bộ lãnh đạo chủ chốt học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Trong
những nội dung đạo đức Hồ Chí Minh có những yêu cầu cơ bản về phong cách
lãnh đạo nêu gương Hồ Chí Minh đã được cụ thể hóa cho cán bộ, đảng viên các
cấp làm theo. Trong đó, quy định một cách toàn diện, đầy đủ bảy nội dung cán bộ,
đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các các cần nêu gương: Một là: Về tư
tưởng chính trị. Hai là: Về đạo đức, lối sống, tác phong. Ba là: Về tự phê bình, phê

bình. Bốn là: Về quan hệ với nhân dân. Năm là: Về trách nhiệm trong công tác.
Sáu là: Về ý thức tổ chức kỷ luật. Bảy là: Về đoàn kết nội bộ.
Thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng và các nghị quyết của Ban Chấp
hành Trung ương khoá XII về xây dựng Đảng; Chỉ thị 05-CT/TW về đẩy mạnh học
tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, để nêu gương trở


9
thành việc làm tự giác, thường xuyên, hiệu quả của cán bộ, đảng viên, của cán bộ
lãnh đạo chủ chốt, mà trước hết là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy
viên Ban Chấp hành Trung ương, ngày 25-10-2018, Ban Chấp hành Trung ương
Đảng đã ban hành Quy định số 08-QĐ/TW, quy định trách nhiệm nêu gương của
cán bộ, đảng viên trước hết là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên
Ban Chấp hành Trung ương. Trong quyết định 08, Đảng ta yêu cầu cán bộ, đảng
viên, trước hết là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp
hành Trung ương phải gương mẫu thực hiện trách nhiệm nêu gương; thực hiện
nghiêm Quy định số 101-QĐ/TW, ngày 7-6-2012, của Ban Bí thư về trách nhiệm
nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, chủ chốt các cấp, và
Quy định số 55-QĐ/TW, ngày 19/12/2016 của Bộ Chính trị về một số việc cần làm
ngay để tăng cường trách nhiệm nêu gương. Cán bộ, đảng viên giữ chức vụ càng
cao càng phải gương mẫu nêu gương theo Quy định 08.
Trong Quy định số 08-QĐ/TW, Đảng ta nêu ra 18 quy định cụ thể về đạo
đức, phong cách lãnh đạo đúng đắn cần làm và những việc, những biểu hiện phải
chống trong các hành vi, ứng xử, các mối quan hệ cụ thể của công tác, của cuộc
sống, sinh hoạt của cán bộ, đảng viên, trước hết là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên
Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương. Để thực hiện được các quy định
đó, cần chí công vô tư chấp hành Cương lĩnh, Điều lệ, các nghị quyết, chỉ thị, quy
định, quy chế của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; Nỗ lực hoàn thành
mọi nhiệm vụ được giao. Phải có kỷ luật tự giác, nghiêm khắc với bản thân và kiên
quyết chống chủ nghĩa cá nhân, cục bộ, bản vị; Chống độc đoán, chuyên quyền,

lạm quyền, quan liêu, xa dân. Chống lối sống thực dụng, cơ hội, xa hoa, lãng phí.
Chống nói không đi đôi với làm. Chống tham nhũng, hối lộ dưới mọi hình
thức,v,v… Đảng lãnh đạo, kiểm tra, và cùng với Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể và
nhân dân giám sát việc thực hiện các quy định đó.
KẾT LUẬN


10
Đảng ta yêu cầu các cấp uỷ, tổ chức đảng lãnh đạo làm tốt công tác giáo dục
chính trị, tư tưởng; nêu cao tính tiên phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên
trong việc thực hiện các Quy định của Bộ Chính trị, của Ban Bí thư, Ban chấp hành
Trung ương Đảng. Từng đồng chí Uỷ viên Trung ương, Uỷ viên Bộ Chính trị, Ban
Bí thư, từng đồng chí đứng đầu cấp uỷ, chính quyền các cấp phải tự giác, gương
mẫu thực hiện và chỉ đạo thực hiện các Quy định về trách nhiệm nêu gương của
cán bộ, đảng viên, nhất là các cán bộ các cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp và ở
cấp cao nhất. Nhất định việc ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về chính trị, tư tưởng
đạo đức, lối sống, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" nhằm xây dựng chỉnh đốn Đảng
sẽ thành công. Đảng Cộng sản Việt Nam phát huy được sức mạnh toàn dân tộc, đẩy
mạnh công cuộc đổi mới, bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững môi trường hòa
bình, ổn định, đưa nước ta sớm trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện
đại./.



×