Tải bản đầy đủ (.doc) (57 trang)

Đẩy mạnh xuất khẩu thuỷ sản ở các tỉnh ven biển Nam Bộ.DOC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (326.71 KB, 57 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Trong quá trình dần hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, kinh tế
Việt Nam đã từng bước tạo lập cho mình một vị thế trên trường quốc tế.
Năm 2006 là năm đánh dấu bước ngoặt đối với nước ta, Việt Nam đã chính
thức trở thành một thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
Điều đó có nghĩa sẽ có rất nhiều cơ hội cho kinh tế Việt Nam tăng trưởng
nhưng đồng thời cũng có không ít khó khăn thách thức đòi hỏi chúng ta
phải vượt qua để có thể tiếp tục phát triển.
Đẩy mạnh xuất khẩu là một trong những chính sách hàng đầu của
Nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay và trong thời gian tới. Nước ta hiện
nay có 15 mặt hàng xuất khẩu chủ lực, trong đó có: Dầu thô; Hàng dệt
may; Giày dép; Thủy sản; Đồ gỗ…
Năm 2007 vừa qua, tính theo giá trị kim ngạch xuất khẩu, thủy sản
đứng thứ 4, với 3.8 tỷ USD. Con số này đã vượt khá xa so với năm 2006,
và đã gấp gần 1,5 lần so với năm trước đó, năm 2005. Các mặt hàng thủy
sản Việt Nam hiện có mặt tại rất nhiều khu vực thị trường khác nhau và
đang được tiêu thụ khá mạnh tại Nhật Bản, Hoa Kỳ, EU. Đây là một thành
công đáng kể của ngành thủy sản. Trong đó có sự đóng góp rất lớn của các
tỉnh ven biển Nam Bộ. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản khu vực này thường
chiếm tỷ trọng trên 60% của cả nước.
Đặc điểm tự nhiên, địa lý và nhiều nhân tố khác thuận lợi là nguyên
nhân chủ yếu khiến việc phát triển nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản xuất
khẩu được coi là chính sách đúng đắn nhằm phát triển nền kinh tế khu vực
các tỉnh ven biển Nam Bộ đồng thời đóng góp một phần đáng kể trong kim
ngạch xuất khẩu nước ta.
Nhìn vào tình hình thực tế, việc chế biến xuất khẩu thủy sản ở các
tỉnh ven biển Nam Bộ đã đạt được những thành tựu bước đầu hết sức to
1
lớn, tuy nhiên trước đòi hỏi của thị trường cũng như so sánh giữa thực tế và
tiềm năng, cần phải đẩy mạnh hơn nữa việc chế biến thủy sản để xuất khẩu
ở khu vực này.


Chính vì vậy em đã chọn đề tài “Đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản ở
các tỉnh ven biển Nam Bộ”. Em xin chân thành cảm ơn những ý kiến đóng
góp bổ sung, những hướng dẫn cũng như những định hướng của thày giáo
GS,TS Hoàng Đức Thân đã giúp em hoàn thành đề tài này. Trong quá trình
thực hiện em đã cố gắng hoàn thành đề tài một cách tốt nhất,song do hạn
chế về thời gian cũng như chưa đầy đủ về kiến thức nên đề tài còn nhiều
thiếu sót. Em rất mong được sự góp ý của thày giáo để hoàn thiện đề tài
này.
2
PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VIỆC XUẤT KHẨU
THỦY SẢN Ở CÁC TỈNH VEN BIỂN NAM BỘ
1.1. Các khái niệm chung
1.1.1. Khái niệm thương mại
* Khái niệm thương mại theo nghĩa rộng
Thương mại là toàn bộ các hoạt động kinh doanh trên thị trường.
Thương mại đồng nghĩa với kinh doanh được hiểu như là các hoạt động
kinh tế nhằm mục tiêu sinh lợi của các chủ thể kinh doanh trên thị trường.
Theo pháp lệnh trọng tài ngày 25 tháng 5 năm 2003, có 15 hành vi
thương mại đó là: Mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ; phân phối; đại
diện, đại lý thương mại; ký gửi; thuê, cho thuê; thuê mua; xây dựng; tư
vấn; kỹ thuật; li xăng; đầu tư tài chính, ngân hàng; bảo hiểm; thăm dò khai
thác; vận chuyển hàng hóa, hành khách bằng đường hàng không, đường
biển, đường sắt, đường bộ và các hành vi thương mại khác theo quy định
của pháp luật
* Khái niệm thương mại theo nghĩa hẹp
Thương mại là quá trình mua bán hàng hóa, dịch vụ trên thị trường,
là lĩnh vực phân phối và lưu thông hàng hóa.
Theo Luật Thương mại 1998 – 2005 thì các hành vi thương mại bao
gồm: mua bán hàng hóa; đại diện cho thương nhân; môi giới thương mại;
ủy thác mua bán hàng hóa; đại lý mua bán hàng hóa; gia công thương mại;

đấu giá hàng hóa; đấu thầu hàng hóa; dịch vụ giám định hàng hóa; khuyến
mại; quảng cáo thương mại; trưng bày giới thiệu hàng hóa và hội chợ triển
lãm thương mại.
1.1.2. Khái niệm thương mại quốc tế
Nếu hoạt động trao đổi hàng hóa (kinh doanh hàng hóa )vượt ra khỏi
biên giới quốc gia thì người ta gọi đó là ngoại thương (kinh doanh quốc tế
hay thương mại quốc tế).
3
Thương mại quốc tế phản ánh mối quan hệ kinh tế xã hội, đồng thời
phản ánh sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia và giữa những người sản
xuất cá biệt của các quốc gia khác nhau.
Xét trên tư cách là một quá trình kinh tế, thương mại quốc tế là quá
trình bắt đầu từ khâu nghiên cứu điều tra nhu cầu thị trường thế giới; tổ
chức thu mua tại nguồn hàng; xuất khẩu phân phối sản phẩm vào các kênh
tiêu thụ; thực hiện quá trình xúc tiến thương mại, tổ chức tiêu thụ sản phẩm
và đánh giá hiệu quả tiêu thụ sản phẩm.
Xét trên tư cách là một ngành kinh tế thì thương mại quốc tế được
hiểu là một lĩnh vực chuuên môn hóa có tổ chức, phân công và hợp tác, có
cơ sở vật chất kỹ thuật, có các yếu tố lao động vật tư tiền vốn.
1.1.3. Khái niệm xuất khẩu hàng hóa và xuất khẩu thủy sản
* Khái niệm xuất khẩu hàng hóa
Như đã nói ở trên, hoạt động thương mại vượt ra khỏi biên giới quốc
gia thì được gọi là ngoại thương hay thương mại quốc tế. Hoạt động
thương mại quốc tế bao gồm hoạt động xuất khẩu và hoạt động nhập khẩu.
Xuất khẩu, trong lý luận thương mại quốc tế là việc bán hàng hóa và
dịch vụ cho nước ngoài trên cơ sở lấy tiền tệ làm phương tiện thanh toán.
Đó là hoạt động mua bán và trao đổi hàng hóa hữu hình và vô hình. Sản
xuất ngày càng phát triển, khả năng sản xuất đã vượt ra khỏi nhu cầu tiêu
dùng của một quốc gia, do đó hoạt động trao đổi hàng hóa giữa các quốc
gia rất phát triển với nhiều hình thức, diễn ra trên pham vi toàn cầu trong

tất cả các ngành và các lĩnh vực kinh tế.
Hoạt động xuất khẩu có phạm vi vượt ra khỏi biên giới của một quốc
gia, là hoạt động mang tính quốc tế. Chính vì lẽ đó, hoạt động xuất khẩu
phải tuân thủ các nguyên tắc, luật pháp, quy định của quốc gia nhập khẩu,
của quốc tế và của những sân chơi chung mà chúng ta tham gia.
4
* Khái niệm xuất khẩu thủy sản
Xuất khẩu thủy sản nghĩa là trong quá trình mua bán, trao đổi giữa
hai quốc gia, hai vùng lãnh thổ khác nhau, hai chủ thể kinh tế ở hai quốc
gia khác nhau, thủy sản là đối tượng của hoạt động này, quá trình này. Điều
đó có nghĩa là hàng hóa trong quá trình xuất khẩu là thủy sản.
1.1.4. Khái niệm thị trường và thị trường xuất khẩu
* Khái niệm chung về thị trường
Các trường phái khác nhau đưa ra các quan điểm khác nhau về thị
trường. Chính vì vậy có rất nhiều quan điểm về thị trường được đưa ra
Thị trường là tổng thể các quan hệ về lưu thông hàng hóa và lưu
thông tiền tệ.
Thị trường là quá trình người mua và người bán tác động qua lại lẫn
nhau để xác định giá cả và khối lượng hàng hóa mua bán.
Thị trường là một tập hợp các khách hàng có nhu cầu, có khả năng
thanh toán nhưng chưa được thỏa mãn và đang hướng tới sự thỏa mãn của
doanh nghiệp.
Thị trường là một môi trường mà ở đó xảy ra cạnh tranh giữa các
sản phẩm “có thể thay thế cho nhau vì cùng mục đích sử dụng của người
tiêu dùng”.
* Khái niệm thị trường xuất khẩu
Việc xuất khẩu hàng hóa là hoạt động thương mại giữa hai quốc gia
và vùng lãnh thổ, hoặc giữa hai chủ thể kinh tế, khác nhau về quốc tịch.
Xuất khẩu mang lại nguồn thu ngoại tệ cho quốc gia. Để thúc đẩy xuất
khẩu, việc cần thiết là phải nghiên cứu kỹ thị trường xuất khẩu. Thị trường

xuất khẩu được hiểu là cung – cầu về loại hàng hóa của nước nhập khẩu đối
với loại hàng hóa đó ở nước có tư cách là nước xuất khẩu.
Trên thị trường này, cạnh tranh xảy ra quyết liệt hơn do không
những phải cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại ở nước sở tại mà còn
phải cạnh tranh với hàng hóa từ các quốc gia xuất khẩu khác trên thế giới
5
1.2. Xuất khẩu thủy sản đối với các tỉnh ven biển Nam Bộ
1.2.1. Vai trò của xuất khẩu hàng hóa
Xuất khẩu có vai trò quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu
chiến lược phát triển xuất khẩu của Việt Nam, chủ động mở rộng, đa dạng
thị trường xuất khẩu và tăng cường quan hệ thương mại với các quốc gia
trên thế giới.
* Xuất khẩu tạo điều kiện cho các quốc gia tận dụng được lợi thế so sánh
của mình
Mỗi quốc gia có những lợi thế khác nhau. Và theo lý thuyết thương
mại (lý thuyết lợi thế tuyệt đối, tương đối) thì các quốc gia nên tập trung
chuyên môn hóa sản xuất những sản phẩm mình có lợi thế so sánh, sau đó
trao đổi với quốc gia khác, tức là tập trung sản xuất và xuất khẩu những sản
phẩm có lợi thế so sánh.
Xuất khẩu lại có vai trò tác động ngược lại là làm sức cạnh tranh của
hàng hóa được nâng lên, tăng trưởng kinh tế trở nên ổn định và bền vững
hơn nhờ các nguồn lực được phân bổ một cách có hiệu quả hơn. Quá trình
này cũng tạo ra cơ hội cho tất cả các nước, nhất là các nước đang phát triển,
đẩy mạnh công nghiệp hóa, trên cơ sở ứng dụng thành quả của cuộc cách
mạng khoa học công nghệ.
* Xuất khẩu tạo nguồn thu ngoại tệ
Hoạt động xuất khẩu kích thích các ngành kinh tế phát triển, góp
phần tăng tích lũy vốn, mở rộng sản xuất, tăng thu nhập cho nền kinh tế,
tạo việc làm, cải thiện mức sống của các tầng lớp dân cư. Ngoại tệ thu được
từ xuất khẩu sẽ là nguồn vốn quan trọng để mua máy móc, thiết bị, công

nghệ… phục vụ cho sản xuất, cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước. Đồng thời cũng là nguồn dự trữ ngoại tệ dồi dào, là điều kiện cần
thiết để giúp cho quá trình ổn định nội tệ và chống lạm phát.
* Xuất khẩu góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát
triển
6
Xuất kẩu góp phần tạo nguồn vốn để nhập khẩu máy móc kỹ thật và
công nghệ làm tăng năng lực sản xuất cho nền kinh tế. Xuất khẩu phát triển
sẽ duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ cho hàng xuất khẩu, tạo điều kiện
cho sản xuất trong nước phát triển ổn định.
Đẩy mạnh xuất khẩu có vai trò tác động đến sự thay đổi cơ cấu kinh
tế ngành theo hướng sử dụng có hiệu quả nhất các lợi thế của đất nước,
tăng sản xuất về số lượng và chất lượng, tăng năng suất và tiết kiệm chi phí
lao động xã hội. Đây là yếu tố then chốt trong quá trình công nghiệp hóa –
hiện đại hóa đất nước.
* Xuất khẩu có tác động tích cực đến việc giải quyết công việc làm và cải
thiện đời sống nhân dân
Xuất khẩu tác động đến nhiều mặt của đời sống nhân dân. Khi sản
xuất phát triển, nhiều sản phẩm được xuất khẩu, quy mô sản xất tăng lên,
thu hút nhiều yếu tố đầu vào hơn, trong đó có yếu tố lao động. Đẩy mạnh
xuất khẩu sẽ tác động tích cực giải quyết lao động, việc làm, nâng cao thu
nhập, cải thiện mức sống cho người lao động, góp phần ổn định và phát
triển kinh tế xã hội.
Xuất khẩu còn tạo ra nguồn vốn để nhập khẩu hàng tiêu dùng thiếu
yếu phục vụ đời sống và đáp ứng ngày càng cao nhu cầu tiêu dùng của
người dân, người tiêu dùng có cơ hội lựa chọn sản phẩm, tiếp cận những
sản phẩm tốt, chất lượng cao. Đồng thời xuất khẩu tác động tích cực tới
trình độ tay nghề của người sản xuất và thay đổi thói quen trong tiêu dùng.
* Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại,
nâng cao địa vị kinh tế của quốc gia trên trường quốc tế

Quan hệ ngoại giao là cơ sở cho các hoạt động thương mại phát triển
trong đó có xuất khẩu. Khi các quan hệ thương mại phát triển thì xuất khẩu
sản phẩm ra thị trường quốc tế gắn liền với nó là xuất xứ sản phẩm. Sản
phẩm xuất khẩu ngày càng phát triển thì vị trí của quốc gia trên thị trường
7
quốc tế cũng được nâng lên. Mỗi bước phát triển của sản phẩm xuất khẩu là
một bước tăng cường địa vị kinh tế của quốc gia.
Như vậy, xuất khẩu có vai trò rất lớn đối với sự phát triển kinh tế xã hội,
góp phần vào việc ổn định chính trị của một quốc gia. Vì vậy, các quốc gia
cần phải thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa ra thị trường thế giới.
1.2.2. Vai trò của xuất khẩu hàng thủy sản đối với chiến lược phát triển
kinh tế Việt Nam
* Xuất khẩu thủy sản tạo nguồn vốn cho nhập khẩu đồng thời phát triển sản
xuất, phục vụ công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước
Tại ĐH IX, Đảng ta đã khẳng định đường lối kinh tế nước ta là “đẩy
mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ,
ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất, đồng thời xây dựng quan hệ sản xuất
phù hợp với định hướng XHCN, phấn đấu đưa nước ta ra khỏi tình trạnh
kém phát triển; nâng cao đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của nhân
dân; tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công
nghiệp theo hướng hiện đại”.
Để có thể làm được điều này, nước ta phải có đủ vốn để nhập khẩu
máy móc thiết bị công nghệ phục vụ cho quá trình CNH – HĐH đất nước.
Nguồn vốn này có thể là từ: vay nước ngoài, đầu tư nước ngoài, viện trợ,
xuất khẩu hàng hóa. Dựa vào tính chất kinh tế của các nguồn vốn ta thấy,
nguồn vốn từ hoạt động xuất khẩu là nguồn vốn quan trọng nhất, và mang
lại ít bất lợi nhất cho nền kinh tế. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản luôn
chiếm một tỷ trọng đáng kể trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước,
vào khoảng 10%, và ngành thủy sản cũng đóng góp trên 10% vào GDP
nước ta.

8
Bảng 1.1 Kim ngạch và cơ cấu xuất khẩu các mặt hàng chủ lực từ năm
1995 đến năm 2007 của Việt Nam.
Đơn vị: Triệu USD và %
Năm
Tổng kim
ngạch
Dầu thô Dệt may Thủy sản
Giá
trị
X.K
%
tăng
trưởng
Giá trị
X.K
%
tăng
trưởng
% tỷ
trọng
Giá trị
X.K
%
tăng
trưởng
% tỷ
trọng
Giá trị
X.K

%
tăng
trưởng
% tỷ
trọng
2000 14482 25.5 3502.7 67.5 24.5 1891.9 8.2 13.1 1478.5 52.2 10.3
2001 15027 3.8 3125.6 10.7 20.8 1975.4 4.4 13.1 1816.4 19.1 11.8
2002 16706 11.2 3270 4.6 19.6 2732.7 39.3 16.4 2021.7 14.9 13.1
2003 20176 18.8 3821 15.5 18.7 3609.1 34 17.8 2199.6 10.8 11.1
2004 26003 28 5670.6 49.3 21.8 4385.6 17.1 16.6 2400.8 10.7 9.2
2005 32200 23.8 7373.5 30 23.1 4838.4 11.1 14.9 2738.8 10.4 8.2
2006 39284 22 7600 3.1 19.3 5300 9.5 13.5 3348 29.4 22.2
2007 48145 22.6 8250 8.6 17.1 6810.5 28.5 14.14 3800 13.5 7.9
Nguồn: Số liệu từ Bộ Công Thương, Bộ Thủy sản và Tổng cục Thống kê (2007)
Trong những năm gần đây, thủy sản đã trở thành một trong những
mặt hàng xuất khẩu chủ lực, đóng vai trò quan trọng trong tổng giá trị xuất
khẩu của nước ta. Năm 1995, giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản là 621.4
triệu USD thì tới năm 2000, kim ngạch xuất khẩu đã vượt qua con số 1 tỷ
USD, gấp 6 lần so với năm 1990. Năm 2007, kim ngạch xuất khẩu thủy sản
đạt 3.8 tỷ USD, chiếm tới 13.5% tổng kim ngạch xuất khẩu và đứng thứ 4
sau dầu thô, dệt may và giày dép.
* Xuất khẩu thủy sản góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đổi mới thiết bị
công nghệ sản xuất và thúc đẩy sản xuất phát triển
- Xuất khẩu góp phần tạo nguồn vốn để nhập khẩu các thiết bị kỹ
thuật và công nghệ nước ngoài vào Việt Nam, góp phần hiện đại hóa nền
kinh tế, nâng cao năng suất thủy sản Việt Nam.
- Xuất khẩu thủy sản phát triển sẽ duy trì và mở rộng thị trường tiêu
thụ thủy sản, nhờ đó sản xuất trong nước cũng ổn định và phát triển.
- Để có thể phát triển xuất khẩu thủy sản, Việt Nam phải đối mặt với
sự cạnh tranh rất gay gắt trên thị trường thế giới, và vì thế cần phải tổ chức

sản xuất sao cho hiệu quả nhất. Điều này góp phần rất lớn vào công cuộc
9
đổi mới và hoàn thiện sản xuất cũng như trình độ nghiệp vụ của nhân viên
ngành thủy sản.
- Hơn thế nữa, xuất khẩu thủy sản phát triển còn tạo điều kiện cho
các ngành nghề liên quan phát triển theo như: Khai thác, chế biến, nuôi
trồng thủy sản, đóng tàu, dịch vụ hậu cần nghề cá, giao thông vận tải, xây
dựng…
* Xuất khẩu thủy sản tạo việc làm và cải thiện đời sống nhân dân
Số lao động của ngành thuỷ sản tăng liên tục từ 3,12 triệu người
(năm 1996) lên khoảng 3,8 triệu người năm 2001 và trên 4 triệu người năm
2007 (kể cả lao động thời vụ), như vậy, mỗi năm tăng thêm hơn 100 nghìn
người. Tỷ lệ tăng bình quân số lao động thường xuyên của ngành thuỷ sản
là 2,4%/năm, cao hơn mức tăng bình quân của cả nước (2%/năm).
Xuất khẩu thủy sản thúc đẩy sự phát triển của ngành thủy sản nói
riêng và cả nền kinh tế Việt Nam nói chung. Nhờ việc phát triển xuất khẩu
thủy sản mà tạo được thêm nhiều việc làm, thu hút lao động nhàn rỗi, nâng
cao thu nhập và cải thiện đời sống người lao động.
Đồng thời xuất khẩu thủy sản cũng góp phần tích cực vào chuyển
dịch cơ cấu kinh tế nông thôn ven biển. Ngoài ra, ngành thủy sản còn đóng
góp vào việc phân phối lại thu nhập ở các vùng nông thôn cũng như góp
phần vào việc thực hiện thành công mục tiêu dinh dưỡng quốc gia.
Như vậy, năng lực sản xuất của ngành thủy sản nâng lên, cùng với
việc đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản đã góp phần tích cực giải quyết một số
vấn đề xã hội.
* Xuất khẩu thủy sản góp phần mở rộng và thúc đẩy các mối quan hệ kinh tế
đối ngoại của nước ta trong quá trình hội nhập nền kinh tế quốc tế
Từ đầu những năm 1980, ngành thuỷ sản đã đi đầu trong cả nước về
mở rộng quan hệ thương mại sang những khu vực thị trường mới trên thế
giới. Năm 1996, ngành thuỷ sản mới chỉ có quan hệ thương mại với 30

nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Đến năm 2001, quan hệ này đã được
10
mở rộng ra 60 nước và vùng lãnh thổ, năm 2003 là 75 nước và vùng lãnh
thổ. Tính đến năm 2006, các mặt hàng thủy sản Việt Nam đã có mặt trên
130 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
Năm 2000, Việt Nam đứng thứ 11 về giá trị xuất khẩu thì năm 2004,
vị trí của Việt Nam là thứ 6. Hàng thủy sản Việt Nam đang không ngừng
được củng cố và mở rộng vị thế trên thị trường quốc tế. Các hiệp định song
phương và đa phương trong lĩnh vực thủy sản ngày càng tăng, tạo điều kiện
cho Việt Nam hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế khu vực và thế giới.
1.2.3. Vai trò của xuất khẩu thủy sản trong việc phát triển kinh tế địa
phương
Như đã trình bày, điều kiện tự nhiên cực kỳ thuận lợi đã giúp cho các
tỉnh ven biển Nam Bộ phát triển ngành thủy sản. Đặc biệt là phát triển
mạnh hoạt động xuất khẩu thủy sản sang các nước, các khu vực như EU,
châu Mỹ trong đó quan trọng nhất là Hoa Kỳ…
- Tăng kim ngạch xuất khẩu thủy sản, tăng sự đóng góp vào nguồn
thu của tỉnh, tạo ngân sách cho xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế
và ổn định đời sống xã hội của tỉnh, thành phố.
- Ngành thủy sản nói chung và thủy sản xuất khẩu nói riêng đã thúc
đẩy sản xuất thủy sản ở khu vực các tỉnh ven biển Nam Bộ phát triển lên
một trình độ mới. Nâng cao năng suất lao động và từng bước chuyên môn
hóa ngành thủy sản.
- Bên cạnh đó nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường và yêu cầu thực tế
của việc phát triển, các tỉnh ven biển Nam Bộ đã nhập khẩu một số lượng
lớn các trang thiết bị kỹ thuật công nghệ. Nhờ đó trình độ công nghệ trong
lĩnh vực thủy sản nói riêng và các lĩnh vực khác cũng được nâng lên.
- Xuất khẩu thủy sản phát triển góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế
địa phương.
11

- Xuất khẩu thủy sản phát triển, đặt ra yêu cầu về nâng cao năng lực
chế biến thủy sản, tạo ra lượng lớn việc làm cho người lao động, góp phần
tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho người dân địa phương.
1.2.4. Điều kiện tự nhiên, xã hội của các tỉnh ven biển Nam Bộ trong xuất
khẩu thủy sản
Khu vực các tỉnh ven biển Nam Bộ gồm: Bà Rịa – Vũng Tàu, Bạc
Liêu, Bến Tre, Bình Thuận, Cà Mau, Kiên Giang, Ninh Thuận, Sóc Trăng,
Tiền Giang, Tp.HCM, và Trà Vinh.
Đây là các tỉnh có vị trí địa lý nằm dọc bờ biển Nam Bộ gồm Đông
Nam Bộ và Tây Nam Bộ.Vùng biển Nam Bộ nằm trong biển Đông, lắm cá,
nhiều tôm, nước biển ấm quanh năm, đáy biển bằng phẳng, có diện tích
lớn, với nhiều cửa sông cửa rạch nên rất phong phú về chủng loại hải sản.
Hơn thế nữa, khai thác hải sản luôn đóng vai trò quan trọng trong
phát triển ngành thủy sản nói chung và phát triển xuất khẩu thủy sản nói
riêng. Do nằm gần biển nên tất cả các tỉnh trong khu vực này đều có nhiều
cảng cá, bến cá phục vụ việc khai thác hải sản gần bờ và cả xa bờ.
Các điều kiện về thời tiết và khí hậu cũng tương đối ổn định, tạo điều
kiện thuận lợi cho việc phát triển NTTS và khai thác hải sản. Diện tích mặt
nước cho nuôi trồng thủy sản ở các tỉnh này là khá lớn và không ngừng
tăng lên.
12
Bảng 1.2 Điều kiện tự nhiên của các tỉnh ven biển Nam Bộ.
Tỉnh
Diện tích
(km
2
)
Dân số
(người)
Mật độ

dân số
(người / km
2
)
Đường
bờ biển
(km)
Nhiệt độ
trung
bình(
0
C)
Độ ẩm
tương
đối (%)
Bà Rịa – Vũng
Tàu
1975.15 884900 448 153 27 83
Bạc Liêu 2520.6 786200 300.2 56 26 81.5
Bến tre 2321.6 1345600 580 60 26.5 80
Bình Thuận 7828 1135900 145 192 27 79
Cà Mau 5211 1200800 231 248 27 78
Kiên Giang 6299 1634043 259 200 27.3 82.5
Ninh Thuận 3360.1 911600 271 105 26.5 83
Sóc Trăng 3223.3 1213400 376.4 65 26 82
Tiền Giang 2481.8 1681600 710.56 32 27 81
Tp.HCM 2095 8500000 3067 13 27.55 80
Trà Vinh 222515 997235 454 65 26.6 83.5
Chung 259830.55 20291278 68.02 1189 26.77 81.23
Nguồn: Tổng hợp số liệu từ các trang thông tin điện tử của các tỉnh khu vực

ven biển Nam Bộ (2004)
Tổng số diện tích khu vực này là 259830.55 km2 và dân số là
20291278. Theo thống kê, số người trong độ tuổi lao động khu vực này
chiếm tới 72.9 %. Một số lượng khá lớn! Như vậy, về lao động, khu vực
này rất dồi dào. Đây là một điều kiện khá thuận lợi cho việc NTTS, khai
thác hải sản, chế biến thủy sản, và phát triển dịch vụ hậu cần thủy sản.
Tổng chiều dài đường bờ biển của khu vực này là 1189 km, chiếm
gần 1/3 tổng chiều dài đường bờ biển của cả nước. Một lợi thế đáng kể
trong nghề khai thác hải sản.
Nhiệt độ trung bình và độ ẩm trung bình khu vực này là 26.77
0
C và
81.23%, khá thuận lợi trong nuôi trồng thủy sản, một điều kiện thích hợp
cho việc sinh sống và phát triển của các giống thủy sản.
Tuy nhiên trong thời gian vừa qua, những sự thay đổi đột ngột về
thời tiết, môi trường tự nhiên đã ảnh hưởng tới việc khai thác thủy sản.
Việc thay đổi đột ngột các dòng hải lưu, các luồng cá, và sự xuất hiện của
13
các loài sinh vật lạ trong vùng khai thác hải sản không chỉ ảnh hưởng về
sản lượng khai thác mà còn ảnh hưởng về chất lượng hải sản. Điều này đã
gây khó khăn đáng kể cho một số doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thủy
sản trong thời gian vừa qua.
Khí hậu không thuận lợi cũng ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động
NTTS. Những thất thường của thời tiết, sự thay đổi khí hậu, nhiệt độ, mực
nước, sự kéo dài của một mùa… làm giảm sản lượng, tăng giá nguyên liệu,
thiếu nguyên liệu sản xuất… đã làm giảm hiệu quả hoạt động của các
doanh nghiệp chế biến hàng thủy sản xuất khẩu.
1.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu thủy sản
Khi các nhân tố liên quan đến chi phí sản xuất hàng xuất khẩu ở
trong nước không thay đổi, giá trị xuất khẩu phụ thuộc vào thu nhập của

nước ngoài và vào tỷ giá hối đoái. Thu nhập của nước ngoài tăng cũng có
nghĩa là khi tăng trưởng kinh tế của nước ngoài tăng tốc thì giá trị xuất
khẩu có cơ hội tăng lên. Đồng thời nếu tỷ giá hối đoái tăng lên thì giá trị
xuất khẩu cũng có thể tăng nhờ hàng tính bằng ngoại tệ trở nên thấp đi. Nói
một cách khái quát, có thể phân chia các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động
xuất khẩu nói riêng và hoạt động nhập khẩu nói chung có thể chia thành
nhân tố khách quan và nhân tố chủ quan.
1.3.1. Nhân tố khách quan
* Các nhân tố chính sách kinh tế vĩ mô
Các công cụ chính sách chủ yếu thường được sử dụng để điều tiết
các hoạt động xuất khẩu là:
- Thuế quan: Trong xuất khẩu, nó là loại thuế đánh vào từng đơn vị
hàng xuất khẩu. Điều này đã làm tăng tương đối giá cả hàng hóa xuất khẩu
so với mức giá quốc tế. Do đó đem lại bất lợi cho hàng hóa xuất khẩu. Vì
vậy nó chỉ áp dụng cho một số loại hàng hóa xuất khẩu để bổ sung ngân
sách nhà nước.
14
- Giấy phép xuất khẩu: Được đưa ra nhằm mục đích quản lý hoạt
động xuất khẩu có hiệu quả hơn và từ đó điều chỉnh loại hàng xuất khẩu
cũng như bảo vệ tài nguyên và cải thiện cán cân thương mại.
- Trợ cấp xuất khẩu: Là biện pháp thúc đẩy xuất khẩu đối mới một số
mặt hàng xuất khẩu được khuyến khích. Các hình thức trợ cấp như: trợ giá,
miễn giảm thuế xuất khẩu…
- Tỷ giá và các chính sách khác nhằm khuyến khích xuất khẩu:
Chính sách duy trì tỷ giá hối đoái ổn định và thấp mang lại thuận lợi cho
xuất khẩu. Vì vậy các nước có chính sách hướng ra xuất khẩu thường điều
chỉnh tỷ giá hối đoái thường kỳ.
* Các nhân tố chính trị và luật pháp
Nhóm nhân tố này ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động xuất khẩu thủy
sản. Chính vì thế khi tiến hành hoạt động xuất khẩu mặt hàng thủy sản cần

phải quan tâm đến:
- Những quy định của Việt Nam đối với hoạt động xuất khẩu thủy sản.
- Những hiệp ước, hiệp định thương mại về thủy sản mà Việt Nam
đã kí kết.
- Những quy định của nước nhập khẩu hàng thủy sản.
- Những vấn đề pháp lý và tập quán quốc tế trong xuất khẩu thủy sản.
* Các quan hệ kinh tế quốc tế
Việc xuất khẩu hàng hóa thường được thực hiện giữa hai chủ thể
kinh tế của 2 quốc gia khác nhau, hay nói cách khác là quan hệ thương mại
giữa 2 quốc gia hay vùng lãnh thổ khác nhau. Chính vì đặc điểm này cho
nên tạo ra nét đặc trưng riêng của hoạt động xuất khẩu.
Trong quan hệ này, nhà xuất khẩu phải đối mặt với những hàng rào
thuế quan, phi thuế quan, các tiêu chuẩn kĩ thuật khác. Đôi khi những trở
ngại này lớn hay nhỏ lại phụ thuộc vào quan hệ kinh tế song phương giữa
nước xuất khẩu và nước nhập khẩu.
15
Quốc gia tham gia vào liên minh và hiệp định thương mại thường
phải tuân thủ rất nhiều nguyên tắc, tuy nhiên đây lại là nhân tố thúc đẩy
phát triển xuất khẩu của quốc gia đó bởi việc có thể có được những mối
quan hệ thân thiết hơn so với các nước khác không tham gia ký kết hiệp
định hay hiệp ước.
* Nhân tố tự nhiên
- Điều kiện về địa lý.
Việt Nam có diện tích đất liền vào khoảng trên 330.369 km
2
, có
đường bờ biển kéo dài trên 3260 km trong đó có 112 cử sông, tính trung
bình cứ 100 km
2
diện tích đất liền thì có 1km bờ biển. Mặt khác nước ta có

nhiều diện tích đất ngập nước, sông suối, hồ, ao, kênh rạch… tạo điều kiện
rất lớn cho việc nuôi trồng và khai thác thủy hải sản.
Các tỉnh ven biển Nam Bộ gồm có 11 tỉnh: Bà Rịa – Vũng Tàu, Bạc
Liêu, Bến Tre, Bình Thuận, Cà Mau, Kiên Giang, Ninh Thuận, Sóc Trăng,
Tiền Giang, Tp.HCM và tỉnh Trà Vinh. Đây là các tỉnh có vị trí địa lý
thuận lợi cho việc NTTS và khai thác, đánh bắt thủy sản ngoài biển khơi.
- Về nguồn lợi thủy sản và tiềm năng phát triển sản xuất hàng thủy sản.
Việt Nam hiện nay đã phát hiện được trên 11000 loài động vật và
thực vật biển, cá biển có khoảng 2000 loài trong đó có hơn 130 loài cá có
giá trị kinh tế và gần 50 loài có giá trị kinh tế cao như: cá thu, bạc má,
hồng, đối, vược, nụ song… Ngoài ra còn có hơn 1600 loài giáp xác trong
đó có hơn 70 loài thuộc các họ như: tôm hùm, tôm gai, tôm he, tôm vỏ…
Biển Việt Nam còn có khoảng hơn 2500 loài nhuyễn thể trong đó mực và
bạch tuộc là có giá trị kinh tế cao nhất. Ngoài ra còn có rong và tảo.
Vùng biển Nam Bộ ít chịu ảnh hưởng của gió mùa. Theo tài liệu điều
tra, vùng biển khu vực này có trên 760 loài cá, 45 loài tôm, 27 loài mực và
khả năng cho phép khai thác các loại hải sản vào khoảng trên 2.2 tỷ
tấn/năm. Xem xét và so sánh giữa trữ lượng và khả năng khai thác hải
sản giữa các vùng ta thấy vùng biển Đông Nam Bộ có trữ lượng lớn nhất,
16
đồng thời khả năng khai thác cũng cao nhất. Khu vực này được coi là ngư
trường lớn nhất với 2075889 tấn, chiếm gần 50% trữ lượng hải sản của cả
nước.
Bảng 1.3 Trữ lượng và khả năng khai thác hải sản giữa các vùng trong
cả nước.
Vùng biển
Trữ lượng Khả năng khai thác
Tấn Tỷ lệ % Tấn Tỷ lệ %
Vịnh Bắc Bộ 681166 15.5 271467 14.6
Biển Trung Bộ 622494 14.1 298998 16.1

Biển Đông Nam Bộ 2075889 47.1 830456 44.7
Biển Tây Nam Bộ 506679 11.5 223075 12.07
Gò nổi 10000 0.2 25000 0.13
Khu vực khác quanh biển Đông 510000 11.6 230000 12.4
Tổng cộng 4406228 100 1856496 100
Nguồn: Viện nghiên cứu Hải sản, Bộ Thủy sản (2003)
Bên cạnh đó, chế độ thời tiết, các điều kiện tự nhiên đa dạng tạo điều
kiện phát triển nuôi trồng nhiều loại thủy sản. Cả nước có khoảng 550 loài
cá nước ngọt và khu vực các tỉnh ven biển Nam Bộ có khoảng 378 loài
trong đó có nhiều loài có giá trị kinh tế cao.
Nguồn cá nước lợ, mặn cũng vô cùng phong phú, trong đó có các
loài có giá trị kinh tế cao như cá song, cá hồng, cá măng, cá cam, cá
bống…
Tôm là loại thủy sản được nuôi trồng khá phổ biến đồng thời đóng
góp một lượng đáng kể vào kim ngạch xuất khẩu. Khu vực các tỉnh ven
biển Nam Bộ có 16 loài có giá trị kinh tế cap như: tôm rảo, tôm he, tôm lớt,
tôm sú, tôm càng xanh, tôm chân trắng…
Nhuyễn thể có các loài như trai, điệp, nghêu, sò, ốc…
17
* Nhân tố văn hóa xã hội
Khu vực các tỉnh ven biển Nam Bộ là khu vực sớm phát triển ngư
nghiệp. Trong cơ cấu các nghề trên địa bàn, khai thác hải sản là nghề
truyền thống và chiếm tỷ lệ lao động nhiều nhất.
Chính vì nghề thủy sản phát triển khá sớm nên ở đây đã hình thành
những mô hình HTX, hộ nuôi thủy sản và tổ, đội khai thác hải sản có tổ
chức khá chặt chẽ. Điều này tạo thuận lợi cho việc phát triển khai thác chế
biến xuất khẩu hàng thủy sản do ngành thủy sản được chú trọng.
* Nhân tố khác
Các nhân tố khác được đề cập ở đây như là các nhân tố về chiến
tranh, sự thay đổi nhu cầu thị trường.

Chiến tranh hay những bất ổn về chính trị, sự suy thoái về kinh tế
của một số quốc gia đang là bạn hàng của nước ta trong lĩnh vực thủy sản
đã làm giảm giá trị xuất khẩu thủy sản vào thị trường này, tức là làm giảm
kim ngạch xuất khẩu của ngành thủy sản.
Nhân tố thứ hai là sự thay đổi nhu cầu thị trường. Hiện các nước
nhập khẩu thủy sản chủ yếu của nước ta là những nước phát triển như Nhật
Bản, Hoa Kỳ và các nước thuộc khu vực Châu Âu (EU). Tuy nhiên, theo
nghiên cứu của các tổ chức kinh tế thế giới, nhu cầu thủy sản ở các nước
phát triển sẽ giảm một lượng đáng kể trong thời gian tới. Đồng thời nhu
cầu thủy sản lại tăng lên một lượng tương đối nhỏ ở các nước đang phát
triển.
1.3.2. Nhân tố chủ quan
* Nhân tố con người
Bên cạnh những nhân tố cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh
như vật tư, tiền vốn, công nghê, nhân tố quản trị …nhân tố con người được
coi là quan trọng nhất, có tính chất quyết định tới sự thành bại của tổ chức.
Trong hoạt động xuất khẩu, từ khâu nghiên cứu thị trường, tìm kiếm khách
hàng, tạo nguồn hàng, giao dịch ký kết hợp đồng… đều cần đến chuyên
18
môn, kỹ thuật nghiệp vụ của người thực hiện. Và các công việc này nếu
được thực hiện bởi những người có trình độ tốt thì hiệu quả mang lại sẽ rất
cao.
Ước tính của Bộ Thủy sản Việt Nam, số lượng hiện đang phục vụ
trong ngành thủy sản là trên 4 triệu người. Trong khai thác hải sản có
khoảng 550 nghìn người, trong NTTS có khoảng 850 nghìn người, trong
chế biến thủy sản có khoảng 120 nghìn người và trong lao động thương
mại, hậu cần, dịch vụ, cơ khí sửa chữa có khoảng 2500 người. Đồng thời
lao động trong ngành thủy sản ở khu vực các tỉnh ven biển Nam Bộ chiếm
khoảng 1/4 của cả nước.
Như vậy nhìn chung lực lượng lao động làm trong ngành thủy sản là

khá lớn. Tỷ lệ lao động trẻ dưới 45 tuổi là khá cao, chiếm tới 93%. Trình
độ kỹ thuật nghiệp vụ, thạo nghề, có kinh nghiệm tương đối khá, khả năng
tiếp thu kiến thức thủy sản và kiến thức công nghệ kỹ thuật tốt.
Tuy nhiên rất nhiều nơi còn nuôi trồng, đánh bắt thủy sản còn theo
kiểu tập quán, nhỏ lẻ, hộ gia đình… cho nên rất khó khăn trong việc thu
mua nguyên liệu để phục vụ xuất khẩu.
* Nhóm nhân tố về vật chất kỹ thuật, tài chính.
Để có thể thực hiện được các hoạt động kinh doanh, đồng thời nắm
bắt được cơ hội thì cần thiết phải có yếu tố tiền vốn. Nếu lượng vốn dồi
dào, doanh nghiệp sẽ có thể dễ dàng hơn trong việc thực hiện các kế hoạch,
mục tiêu kinh doanh như đã định. Nguồn vốn giúp doanh nghiệp mở rộng
mạng lưới bán hàng, xúc tiến bán hàng,.. đồng thời giúp doanh nghiệp nắm
bắt thông tin nhanh chóng và chính xác hơn, tạo điều kiện thúc đẩy xuất
khẩu tốt hơn.
Hệ thống tàu thuyền phục vụ cho khai thác đánh bắt thủy sản hiện
nay đã được trang bị một cách tương đối. Cả nước ta có trên 6258 chiếc tàu
khai thác xa bờ với tổng công suất trên 1 triệu CV, và khu vực các tỉnh ven
biển Nam bộ chiếm tới 2/5. Điều này là một phần nguyên nhân khiến cho
19
khai thác thủy hải sản ở khu vực này phát triển đồng thời giá trị kim ngạch
xuất khẩu thủy sản cũng rất cao.
Cơ sở hậu cần dịch vụ cho khai thác thủy sản ở các tỉnh ven biển
Nam Bộ những năm gần đây đã có những bước phát triển nhanh chóng, đáp
ứng cơ bản yêu cầu phát triển thủy sản trong giai đoạn hiện nay. Việc hình
thành và xây dựng các cơ sở dịch vụ hậu cần diễn ra trên 3 lĩnh vực cơ bản
như: Cơ khí đóng sửa chữa tàu thuyền; cảng cá, bến cá và dịch vụ cung cấp
nguyên vật liệu; thiết bị và hệ thống tiêu thụ sản phẩm, thông tin liên lạc.
* Nhóm nhân tố thuộc về bộ máy quản lý, trình độ tổ chức lãnh đạo
“Một người biết lo bằng kho người biết làm” – đây là câu châm ngôn
nói về tầm quan trọng của quản trị. C.Mac đã nói: “Không cần mua sắm

thêm thiết bị công nghệ, chỉ cần tổ chức sắp xếp lại lao động thì năng suất
lao động cũng có thể tăng lên”. Một hệ thống quản trị tốt sẽ giúp doanh
nghiệp sử dụng tốt mọi nguồn lực của tổ chức, nâng cao năng lực sản xuất
và hiệu quả hoạt động.
20
PHẦN II: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN Ở
CÁC TỈNH VEN BIỂN NAM BỘ
2.1. Thực trạng xuất khẩu thủy sản của các tỉnh ven biển Nam Bộ
2.1.1. Tổng quan về xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong giai đoạn vừa
qua
Đánh dấu một năm gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới ( WTO),
xuất khẩu Việt Nam đã có dấu hiệu khởi sắc. Giá trị xuất khẩu hàng hóa
của Việt Nam năm 2007 ước đạt 48 tỷ USD, tương đương 67,4 % GDP,
tăng 20,5% so với năm 2006. Năm 2007 có tới 12 mặt hàng có tốc độ tăng
kim ngạch xuất khẩu lớn hơn so với tốc độ tăng trưởng kinh tế cả nước
như: Gạo; Cà phê; hạt điều; hạt tiêu; hàng thủy sản; dệt may… Số mặt hàng
có tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu gấp hơn 2 lần so với tốc độ tăng trưởng
kinh tế là 7 mặt hàng. Có 10 mặt hàng xuất khẩu đạt kim ngạch xuất khẩu
trên 1 tỷ USD, chỉ tăng thêm 1 mặt hàng so với năm 2006 đó là mặt hàng
dây điện và cáp điện được đứng vào “Câu lạc bộ xuất khẩu 1 tỷ USD”.
Trong đó thủy sản đứng thứ 4 với 3,8 tỷ USD.
Như vậy mặc dầu trong năm 2007, năm đầu tiên Việt Nam gia nhập
WTO, xuất khẩu hàng hóa chưa có sự đột phá nhưng kim ngạch xuất khẩu
vẫn duy trì được mức tăng trưởng cao, đạt 20,5%, vượt kế hoạch đề ra là
17,4%. Thủy sản Việt Nam hiện có mặt tại rất nhiều khu vực thị trường
khác nhau và đang được tiêu thụ khá mạnh tại Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU. Vì
vậy việc đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản – một nhóm hàng có nhiều tiềm
năng của Việt Nam, thực sự đã và sẽ mang lại hiệu quả to lớn không chỉ về
kinh tế mà còn có tác dụng cả về xã hội.
Ngay từ năm đầu tiên của thiên niên kỷ mới, thủy sản đã được xếp

vào danh sách các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta. Kim ngạch xuất
khẩu đạt trên 1 tỷ USD, và từ đó đến nay, ngành thủy sản vẫn tiếp tục giữ
21
được vị thế quan trọng của mình, kim ngạch xuất khẩu liên tục tăng với tốc
độ trung bình 9.8%.
Từ năm 2000 đến nay, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đã có những
bước tăng trưởng đáng kể, mặc dù phải đối mặt với những cuộc điều tra
chống bán phá giá và các vụ kiện về VSATTP thủy sản nhưng xuất khẩu
thủy sản của Việt Nam vẫn không ngừng gia tăng. Chỉ có năm 2004, tốc độ
tăng trưởng giá trị kim ngạch xuất khẩu dưới 10%, còn lại tốc độ tăng
trưởng các năm đều 2 con số.
Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam giai đoạn 2000 – 2007
Bảng 2.1 Kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam qua các thời kỳ.
Năm Kim ngạch xuất khẩu (triệu USD) Tốc độ tăng trưởng
2000 1475 ___
2001 1777 20.47%
2002 2000 12.55%
2003 2217 10.85%
2004 2401 8.3%
2005 2828 17.78%
2006 3264 15.42%
2007 3800 16.42%
Nguồn: Trang thông tin điện tử Bộ Thủy sản Việt Nam (2007)
Năm 2007 được xem là năm thành công trong xuất khẩu thủy sản
của nước ta. Thị trường xuất khẩu chính gồm: Nhật Bản với kim ngạch
chiếm 25% nhưng về tốc độ tăng thì đang chậm lại và đang đứng trước
nguy cơ lệnh cấm nhập khẩu tôm của Việt Nam vào thị trường này. Các
nước EU chiếm 21,7% nhưng tốc độ tăng trưởng đã đạt gần 69%. Thị
trường Hoa Kỳ cũng chiếm trên 20% nhưng tốc độ tăng chỉ ở mức 7%. Thị
trường Hàn Quốc chiếm hơn 6%, có tốc độ tăng trưởng tới 29% và đặc biệt

là thị trường Nga đạt tốc độ tăng trưởng lên tới gấp 2,7 lần so với năm
2006, chiếm thị phần đáng kể.
Đạt được thành công này, góp phần đáng kể là việc tăng sản lượng
NTTS và đánh bắt hải sản.
Bảng 2.2 Kết quả khai thác hải sản hàng năm của nước ta.
22
Năm
Tổng sản lượng thủy sản
(tấn)
Sản lượng khai thác hải sản
(tấn)
Tỷ trọng
%
200
0
2003000 1280590 66.37
200
1
2226900 1347800 60.52
200
2
2410900 1380108 57.24
200
3
2536361 1426223 56.23
200
4
3073600 1923000 62.56
200
5

3247000 1995000 61.44
200
6
3695900 2001700 54.16
Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam (2006)
Như vậy sản lượng khai thác tạo nguồn nguyên liệu chủ yếu cho chế
biến thủy sản đặc biệt là chế biến xuất khẩu. Sản lượng khai thác hải sản
luôn chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng sản lượng thủy sản. Thường xuyên
chiếm trên 60% tổng sản lượng khai thác của cả nước.
Tuy nhiên, điều này, trong giai đoạn tới cần được chấn chỉnh lại do
yêu cầu về tăng sản lượng khai thác không thể bằng tăng tổng sản lượng.
Tức cần tăng tỷ lệ lượng NTTS do phải bảo vệ nguồn lợi tự nhiên.
Bảng 2.3 Kết quả nuôi trồng thủy sản hàng năm của nước ta.
Năm
Tổng sản lượng
thủy sản (tấn)
Sản lượng
nuôi (tấn)
Tỷ trọng
(%)
Diện tích mặt nước
NTTS (ha)
200
0
2003000 7231100 36.10 652000
200
1
2226900 879100 39.47 887500
200
2

2410900 976100 40.48 955000
200
3
2536361 1110138 43.76 1000000
23
200
4
3073600 1150100 37.41 1000000
200
5
3247000 1437000 44.25 1008200
200
6
3695900 1694300 45.84 1012300
Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam (2006)
2.1.2. Thực trạng nuôi trồng, khai thác và xuất khẩu thủy sản ở các tỉnh
ven biển Nam Bộ
* Về giá trị sản xuất thủy sản
Trong thời gian vừa qua, việc phát triển thủy sản ở các tỉnh ven biển
Nam Bộ đã được đầu tư, chú trọng đúng mức, chính vì thế giá trị sản xuất
thủy sản ở khu vực này không ngừng tăng lên.
Bảng 2.4 Giá trị sản xuất thủy sản phân theo địa phương
( theo giá so sánh 1994)
Đơn vị: tỷ đồng.
2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006
CẢ NƯỚC 21777.4 25359.7 27600.2 30602.3 34438.9 38726.9 41711.2
Đồng bằng sông
Hồng
1501.8 1665.9 1894.8 2110.5 2325.1 2538.8 2762.7
Đông Bắc 365.3 411.9 513.4 572.1 673.9 708.7 732.5

Tây Bắc 32.3 37.6 45.4 48.4 55.6 61.1 63.6
Bắc Trung Bộ 1260.7 1395.2 1606.3 1818.5 1920.4 2064.1 2188.9
Duyên hải Nam
Trung Bộ
2842.7 3049.0 3245.7 3387.2 3516.5 3731.8 3859.0
Tây Nguyên 81.8 80.7 103.5 109.2 107.0 115.9 127.7
Đông Nam Bộ 2553.6 2934.5 3136.4 3527.3 3965.8 4082.0 4247.8
Đồng bằng sông
Cửu Long
13139.3 15784.9 17054.5 19029.1 21874.6 25424.4 27729.0

Các tỉnh ven biển
Nam Bộ
13156.6 15954.6 17150.2 19175.4 21852.0 24573.2 26240.4
Tỷ lệ so với cả
nước (%)
60.4 62.9 62.14 62.66 63.45 63.45 62.91
Tỷ lệ tăng trưởng
(%)
20.86 21.27 7.49 11.81 13.96 12.45 6.78
Bến Tre
1326.7 1414.5 1389.4 1247.7 1501.3 1812.7 1791.2
Bà Rịa-Vũng Tàu
864.7 942.3 1089.4 1207.6 1440.3 1571.4 1559.3
Ninh Thuận
301.6 388.1 393.1 407.9 444.8 471.2 537.6
24
Kiên Giang
2247.2 2558.9 2767.3 3091.0 3462.6 3906.9 4211.2
Sóc Trăng

898.1 1026.8 1150.9 1362.6 1704.1 2467.2 2962.1
Bạc Liêu
1396.9 2203.7 2647.1 3325.5 4032.1 3904.7 3919.7
Cà Mau
3230.9 4156.5 4231.2 4480.5 4826.7 5525.6 6083.8
Trà Vinh
893.3 1018.7 1155.2 1388.5 1573.5 1923.5 2093.4
TP. Hồ Chí Minh
317.7 427.2 463.1 549.9 569.4 584.5 645.8
Bình Thuận
875.9 965.0 936.9 1036.1 1114.1 1066.8 1078.3
Tiền Giang 803.6 852.9 926.6 1078.1 1183.1 1338.7 1358.0
Nguồn: Tạp chí thủy sản – Bộ Thủy sản Việt Nam (2006)
Theo số liệu từ bảng trên cho ta thấy, giá trị sản xuất thủy sản của
khu vực các tỉnh ven biển Nam Bộ không ngừng tăng lên. Tốc độ tăng
trung bình của giai đoạn 2000 – 2006 là 16.57%, một con số khá cao.
Trong đó có những năm như 2000 và 2001, tốc độ tăng trên 20%. Đồng
thời giá trị sản xuất thủy sản khu vực này luôn chiếm trên 60% tổng giá trị
sản xuất thủy sản của cả nước,chủ yếu là chiếm trên 62%. Trong đó Cà
Mau luôn là tỉnh có đóng góp lớn nhất vào tổng giá trị sản xuất thủy sản
khu vực và cả nước. Tiếp đến là Kiên Giang, Bạc Liêu và Sóc Trăng.
* Về sản lượng khai thác thủy sản
Bảng 2.5 Sản lượng thủy sản khai thác phân theo địa phương.
Đơn vị: Tấn
2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006
CẢ NƯỚC 1660904 1724758 1802599 1856105 1939992 1987934 2001656

Các tỉnh ven biển Nam Bộ 963639 992527 1033913 1075441 1147566 1164665 1174231
Tỷ trọng so với cả nước (%) 58.02 57.55 57.36 57.94 59.15 58.59 58.66
Tốc độ tăng trưởng (%) 3.00 4.17 4.02 6.71 1.49 0.82

Bà Rịa-Vũng Tàu 66025 66545 63644 62950 71751 74039 75342
Bạc Liêu 128681 137253 160127 165707 190540 203982 205866
Bến Tre 28650 29105 30500 32200 36200 44800 46500
Bình Thuận 239218 256200 271255 286000 295500 305565 311618
Cà Mau 34067 33200 32698 32570 31395 29235 30370
Kiên Giang 56999 55220 67958 65798 68493 62034 61250
Ninh Thuận 124697 127054 121313 131013 138009 134173 138500
Sóc Trăng 65072 65468 65357 63896 68255 65477 57005
Tiền Giang 22618 25612 19203 25676 23321 21473 21346
TP. Hồ Chí Minh 128451 128465 131719 138516 152867 148941 151279
25

×