Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Giải pháp cho nền kinh tế giảm lệ thuộc TQ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (476.95 KB, 10 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
VIỆN NGÂN HÀNG TÀI CHÍNH
---------------------------

ĐỀ BÀI : ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP GIÚP DOANH NGHIỆP
VÀ NỀN KINH TẾ VIỆT NAM GIẢM SỰ LỆ THUỘC
VÀO TRUNG QUỐC

HỌ VÀ TÊN : ĐÀM PHƯƠNG THANH
LỚP : KINH TẾ THƯƠNG MẠI(219)_1
MSV: 11184428

1


MỤC LỤC
1. Thực trạng sự phụ thuộc của kinh tế VN vào TQ
2. Giải pháp cho doanh nghiệp.
3. Giải pháp cho nền kinh tế.
3.1.

2


LỜI MỞ ĐẦU
Trong hơn 200 quốc gia, vùng lãnh thổ có quan hệ ngoại thương với Việt Nam,
Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất. Quốc gia láng giềng này là thị trường
nhập khẩu hàng hóa lớn và là thị trường xuất khẩu hàng hóa lớn thứ hai (sau Hoa Kỳ)
của Việt Nam.
Từ năm 2004 đến nay, Trung Quốc liên tục nhiều năm liền là đối tác thương mại
lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch thương mại song phương duy trì tốc độ tăng


trưởng mạnh. Việt Nam đã ký kết với Trung Quốc rất nhiều văn bản thỏa thuận, trong
đó có các Hiệp định tạo hành lang pháp lý cơ bản cho quan hệ thương mại hai nước
như Hiệp định thương mại, Hiệp định mua bán hàng hóa tại vùng biên giới, Hiệp định
về thành lập Ủy ban hợp tác kinh tế, Hiệp định thanh toán, các hiệp định về giao
thông…
Cùng với đó, việc hai bên tiếp tục duy trì thường xuyên các cơ chế hợp tác kinh
tế thương mại song phương đã kịp thời giải quyết các vấn đề tồn tại trong quan hệ
thương mại giữa hai nước, đưa quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại song phương phát
triển ngày càng ổn định theo hướng cân bằng, bền vững hơn.
Tuy nhiên với thực trạng tình hình thương mại Việt – Trung hiện nay, không thể
không nhận thấy rằng chúng ta đang có sự lệ thuộc lớn vào nền kinh tế Trung Quốc.
Sự lệ thuộc này thể hiện rõ rệt từ trước tới nay và càng bộc lộ rõ nét hơn trong tình
hình đại dịch Covid-19 hiện tại.

3


I- THỰC TRẠNG NỀN KINH TẾ VIỆT NAM LỆ THUỘC VÀO TRUNG
QUỐC.
1. Kinh tế Việt Nam lệ thuộc Trung Quốc từ trước đến nay.
1.1. Cán cân thương mại Việt-Trung thâm hụt.
Trung Quốc và Việt Nam có mối quan hệ thương mại chặt chẽ, tuy nhiên theo thống
kê qua các năm cho thấy cán cân thương mại của Việt Nam với Trung Quốc luôn trong
tình trạng thâm hụt.

Biểu đồ 1.1.1. Tổng quan kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam – Trung Quốc giai
đoạn 2015-2019 (theo Tổng cục Hải quan).
Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, năm 2019, Trung Quốc tiếp tục là thị trường lớn
nhất và là năm thứ hai liên tiếp kim ngạch giữa 2 nước đạt trên 100 tỷ USD. Cụ thể,
năm 2019, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc đạt 116,866

tỷ USD, trong đó xuất khẩu của Việt Nam là 41,414 tỷ USD và nhập khẩu tới 75,452
tỷ USD. So với năm 2018, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc
tăng thêm hơn 10 tỷ USD (năm 2018 là 106,706 tỷ USD).
Riêng thị trường Trung Quốc chiếm đến 22,6% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả
nước trong năm 2019. Đặc biệt, nhập khẩu từ Trung Quốc chiếm gần 30% trong tổng
kim ngạch nhập khẩu của cả nước.
Năm 2019, kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Trung Quốc tăng 10,014 tỷ USD,
trong khi xuất khẩu chỉ tăng gần 150 triệu USD. Chính vì vậy, cán cân thương mại của
nước ta với Trung Quốc bị thâm hụt lớn nhất từ trước tới nay lên tới hơn 34 tỷ USD.

4


1.1.2. Nhập khẩu.
Trung Quốc là nguồn nhập khẩu đầu vào sản xuất lớn cho các doanh nghiệp Việt.
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, những nhóm ngành đạt kim ngạch xuất khẩu trên
1 tỷ có nhiều mặt hàng được nhập khẩu từ Trung Quốc. Đặc biệt, đây đều là những
mặt hàng cung cấp nguyên vật liệu đầu vào cho sản xuất của doanh nghiệp trong
nước:
1. Máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng
2. Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện
3. Xăng dầu các loại
4. Phân bón các loại
5. Thức ăn gia súc & nguyên liệu
6. Nguyên phụ liệu dệt may, da, giày
7. Sắt thép các loại.

Biểu đồ 1.1.2. Cơ cấu hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc tính đến hết tháng
5/2019 (đơn vị: tỷ USD ) (theo Tổng cục Hải quan)
1.1.3. Xuất khẩu.


5


Cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc chủ yếu là nhóm hàng nông lâm - thủy sản, chiếm tỷ trọng 31,2% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của
Việt Nam sang Trung Quốc và chiếm tỷ trọng 20,9% trong tổng kim ngạch xuất khẩu
nhóm hàng này của cả nước.
Tiếp theo là nhóm hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, chiếm 15,9%;
nhóm hàng dệt may, giày dép các loại, chiếm gần 13,0%; nhóm hàng nhiên liệu và
khoáng sản, chiếm khoảng 10,0%; còn lại là các nhóm hàng hóa khác.
Những năm gần đây, Trung Quốc đã trở thành thị trường xuất khẩu nông sản quan
trọng của Việt Nam, bình quân chiếm tỷ trọng 33,9% trong tổng kim ngạch xuất khẩu
của Việt Nam với thế giới.
1.2. Về đầu tư.
Tính đến tháng 02/2020, Trung Quốc hiện là nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 7 tại Việt
Nam với 2.875 dự án còn hiệu lực, tổng vốn đăng ký 16,3 tỷ USD, chiếm 4,4% tổng
vốn FDI đăng ký vào Việt Nam.
Trong 17 ngành Trung Quốc có đầu tư ở Việt Nam, nhiều nhất là công nghiệp chế
biến, chế tạo (chiếm khoảng 54% tổng số dự án; trong đó ngành dệt may chiếm tỷ
trọng lớn nhất 54%, sản xuất điện-khí nước-điều hòa 26%).
1.3. Về du lịch.
Du khách Trung Quốc chiếm đến 32% tổng lượt khách quốc tế đến Việt Nam trong
năm 2019.

6


Hình 1. Tổng quan quan hệ thương mại Việt-Trung giai đoạn 2015-2019.
7



2. Kinh tế Việt Nam lệ thuộc vào Trung Quốc trong ảnh hưởng của dịch bệnh
Covid-19.
2.1. Về xuất nhập khẩu.
2.1.1. Xuất khẩu.
Theo số liệu của Tổng Cục Hải Quan, trong tháng 1/2020, tổng trị giá
xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc chỉ đạt khoảng 2,75 tỷ
đôla, giảm đến hơn 35% so với tháng 12/2019. Nhập khẩu từ Trung
Quốc cũng giảm hơn 20%.
Trong số các mặt hàng xuất khẩu sang Trung Quốc, bị nặng nhất là
nông sản. Theo báo cáo của bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông
Thôn ngày 03/02, ngành hàng đầu tiên chịu tác động là sản phẩm
hoa quả, cụ thể là thanh long và dưa hấu đang gặp nhiều khó khăn.
Đây là hai mặt hàng chiếm tỉ trọng lớn trong số các nông sản xuất
Trung Quốc trong dịp Tết và đang bị ứ đọng tại biên giới Việt - Trung
do hai bên đều hạn chế giao dịch. Hai mặt hàng khác cũng gặp
nhiều khó khăn trong xuất khẩu sang Trung Quốc, đó là sữa và thủy
sản.
2.1.2. Nhập khẩu.
Các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo của Việt Nam hiện nay phụ thuộc
rất lớn vào nguồn cung cấp nguyên phụ liệu, linh kiện đầu vào nhập khẩu từ
Trung Quốc -quốc gia khác đang chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh.
Trong đó, ngành điện, điện tử của Việt Nam là một trong những ngành chịu
ảnh hưởng nhiều nhất. Năm 2019, Việt Nam nhập khoảnh 40 tỷ USD các mặt
hàng linh kiện điện tử từ Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản. Hiện nay, các
doanh nghiệp điện tử chỉ còn đủ nguyên liệu phục vụ cho sàn xuất đến
khoảng giữa hoặc cuối tháng 3/2020.
Tương tự, đa số các doanh nghiệp dệt may và da giày chỉ dự trữ nguyên phụ
liệu đến đầu tháng 3/2020 hoặc đầu tháng 4/2020. Do đó, khả năng nhiều
doanh nghiệp trong ngành phải tạm ngừng sản xuất là rất lớn.

Với ngành sản xuất lắp ráp ô tô câu chuyện cũng không khả quan hơn. Năm
2019, ngành này nhập khẩu gần 4 tỷ USD phụ tùng linh kiện, trong đó nhập
khẩu từ Trung Quốc là 0,7 tỷ USD... Dự kiến, đến cuối quý I/2020, các doanh
nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô sẽ chịu ảnh hưởng lớn từ việc thiếu hụt nguồn
linh kiện phục vụ sản xuất.

2.2. Về đầu tư.
2.3. Về du lịch.
Dịch Covid-19 còn ảnh hưởng đến lượng khách Trung Quốc đến Việt Nam. Năm 2019,
khánh Trung Quốc đến Việt Nam có quy mô lớn nhất, trên 5,8 triệu lượt (chiếm gần 1/3
tổng số khách ngoại) và tăng khá cao so với năm trước (tăng 16,9%). Với mức chi tiêu
8


bình quân đầu người của khách Trung quốc (92 USD), thì số chi tiêu của tổng số khách
Trung Quốc đạt khoảng 5,34 tỷ USD, chiếm khoảng 45,1% tổng chi tiêu của khách quốc
tế đến Việt Nam.
Từ đầu năm nay, do dịch Covid-19, lượng khách Trung Quốc đến Việt Nam giảm mạnh,
kéo theo các ngành hàng không, du lịch bị ảnh hưởng nặng nề. Thống kê mới nhất của
riêng ngành hàng không đã cho thấy, thiệt hại do giảm, hủy chuyến bay đã lên lới
10.000 tỷ đồng.

II- GIẢI PHÁP CHO NỀN KINH TẾ VIỆT NAM GIẢM LỆ
THUỘC VÀO TRUNG QUỐC.
Để giảm sự lệ thuộc của kinh tế Việt Nam vào Trung Quốc, cần có giải pháp tháo gỡ
trên toàn diện các mặt.
1. Về xuất nhập khẩu.
Cần mở rộng đa dạng hóa
2. Về đầu tư.
3. Về du lịch, hàng không và các nhóm ngành liên quan.

III- GIẢI PHÁP CHO DOANH NGHIỆP VIỆT GIẢM LỆ THUỘC VÀO TRUNG
QUỐC.
1. Đối với doanh nghiệp sản xuất nông-lâm-thủy sản.
2. Đối với doanh nghiệp sản xuất công nghiệp.
3. Đối với doanh nghiệp thương mại.

9


Danh mục tài liệu tham khảo
Báo Haiquan.online
Báo Cafef.vn

10



×