Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Đảng bộ huyện thường tín (hà tây) lãnh đạo khôi phục và phát triển làng nghề thủ công truyền thống từ năm 1991 đến năm 2008

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 109 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

PHẠM THỊ KIỀU CHINH

ĐẢNG BỘ HUYỆN THƯỜNG TÍN (HÀ TÂY)
LÃNH ĐẠO KHÔI PHỤC VÀ PHÁT TRIỂN
LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG
TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2008

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

Hà Nội - 2013

1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

PHẠM THỊ KIỀU CHINH

ĐẢNG BỘ HUYỆN THƯỜNG TÍN (HÀ TÂY)
LÃNH ĐẠO KHÔI PHỤC VÀ PHÁT TRIỂN
LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG
TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2008

Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam


Mã số: 60 22 03 15

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Trần Ngọc Long

Hà Nội - 2013

2


MỤC LỤC
MỤC LỤC ........................................................................................................ 1
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................ 3
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 4
1. Lý do chọn đề tài .................................................................................... 4
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài .......................................... 6
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ....................................................... 9
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................... 10
5. Cơ sở lý luận, phương pháp nghiên cứu, nguồn tài liệu .................. 10
6. Đóng góp của luận văn. ....................................................................... 11
7. Bố cục của luận văn. ............................................................................ 11
Chương 1: ĐẢNG BỘ HUYỆN THƯỜNG TÍN VỚI VIỆC KHÔI PHỤC
VÀ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG TỪ NĂM 1991
ĐẾN NĂM 1999 ............................................................................................. 12
1.1. Khái quát về làng nghề truyền thống .............................................. 12
1.2. Huyện Thường Tín và thực trạng làng nghề truyền thống trước
năm 1991 ........................................................................................................ 18
1.3. Đảng bộ huyện Thường Tín lãnh đạo khôi phục và phát triển làng
nghề truyền thống từ năm 1991 đến năm 1999 ......................................... 25

Chương 2: CHỦ TRƯƠNG LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ
TRUYỀN THỐNG CỦA ĐẢNG BỘ HUYỆN THƯỜNG TÍN TỪ NĂM
2000 ĐẾN NĂM 2008 ..................................................................................... 42
2.1. Chủ trương của Đảng, Đảng bộ tỉnh Hà Tây về khôi phục và
phát triển làng nghề truyền thống ............................................................. 42
2.2. Đảng bộ huyện Thường Tín lãnh đạo phát triển làng nghề
truyền thống từ năm 2000 đến năm 2008. ................................................ 47
Tiểu kết chương 2 .......................................................................................... 65

1


Chương 3: NHẬN XÉT VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM CHỦ YẾU........ 66
3.1. Nhận xét ............................................................................................. 66
3.2. Một số kinh nghiệm .......................................................................... 81
KẾT LUẬN .................................................................................................... 92
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 94
CÁC TRANG WEBSITE ........................................................................... 101
PHỤ LỤC ..................................................................................................... 102

2


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CNH

: Công nghiệp hoá

BCH


: Ban Chấp hành

EU

: Liên minh Châu Âu

HĐH

: Hiện đại hoá

HTX

: Hợp tác xã

KT - XH

: Kinh tế – xã hội

LNTT

: Làng nghề truyền thống

TCN

: Thủ công nghiệp

TTCN

: Tiểu thủ công nghiệp


TW

: Trung ương

UBND

: Uỷ ban nhân dân

XHCN

: Xã hội chủ nghĩa

3


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Làng nghề truyền thống đã hình thành, tồn tại và phát triển lâu đời trong lịch
sử nước ta. Làng nghề - tên gọi quen thuộc và gắn liền với nông thôn Việt Nam.
Làng nghề tồn tại và phát triển với tư cách là một thực thể vật chất và tinh thần
phong phú, sinh động của làng quê Việt. Thực tiễn cho thấy, phát triển của các
LNTT đã làm tăng thu nhập của các địa phương, giải quyết công ăn việc làm cho
người lao động; góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng CNH.
HĐH; tăng tổng sản phẩm cho kinh tế địa phương, thúc đẩy quá trình xây dựng cơ
sở hạ tầng và đô thị hóa nông thôn. Bên cạnh đó, làng nghề truyền thống còn là một
bộ phận của nền văn hóa Việt Nam, có vai trò rất quan trọng, thể hiện sự sáng tạo
của hoạt động Văn hóa Việt Nam.
Kể từ khi đất nước bước vào thời kỳ đổi mới, sự đổi mới cơ chế quản lý tập
trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được

đưa ra từ Đại hội VI của Đảng (12/1986) đã tạo ra một bước ngoặt quan trọng thúc
đẩy sự phát triển của sản xuất nói chung và các ngành nghề truyền thống nói riêng.
Tiếp sau đó là chủ trương công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn một trong những nội dung lớn của công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, được Đại
hội VIII (9/1996) thông qua đã mang lại một số yếu tố thuận lợi mới, góp phần làm
thay đổi căn bản bộ mặt các làng nghề truyền thống ở nông thôn Việt Nam. Thực
hiện chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, những năm
qua, Đảng đã đưa ra nhiều chủ trương, trong đó có chủ trương khôi phục và phát
triển các làng nghề truyền thống. Chủ trương đó đã được đảng bộ các cấp quán triệt
và vận dụng sáng tạo, có hiệu quả, phù hợp với điều kiện hoàn cảnh cụ thể của địa
phương mình.
Là một huyện của tỉnh Hà Tây cũ, nay là thành phố Hà Nội; nằm ngay cửa ngõ
phía Nam của Thủ đô, huyện Thường Tín có lợi thế để phát triển KT - XH: vị trí địa
lý, giao thông thuận lợi, đất đai màu mỡ, lao động dồi dào. Thường Tín còn là địa

4


phương có truyền thống lịch sử, văn hóa đặc sắc, vốn được mệnh danh là “đất trăm
nghề” với 126 làng nghề truyền thống rải rác khắp huyện, trong đó có 43 làng được
công nhận làng nghề cấp tỉnh như các làng thêu ở Thắng Lợi, Quất Động, làng sơn
mài Hạ Thái (xã Duyên Thái), làng tiện Nhị Khê, làng mây tre đan Ninh Sở (xã
Ninh Sở), làng đá Hiền Giang (xã Hiền Giang)... Các làng nghề kể trên đều có tuổi
đời hàng trăm năm và được truyền qua nhiều đời. Nhận thấy tiềm năng to lớn đó
của địa phương, trong định hướng phát triển KT - XH của địa phương, Đảng bộ
huyện Thường Tín qua các kỳ Đại hội đều xác định: khôi phục và phát triển các
làng nghề truyền thống là một trong những ưu tiên trong quá trình công nghiệp hoá,
hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn của huyện Thường Tín nói chung và phát triển
công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp nói riêng. Trong những năm đổi mới, đặc biệt là
từ khi tỉnh Hà Tây được tái lập (1/10/1991), Đảng bộ huyện Thường Tín đã luôn
quan tâm và đưa ra nhiều chủ trương để bảo tồn và phát huy vai trò của các làng

nghề truyền thống. Cùng với sự phát triển của các làng nghề truyền thống của tỉnh,
các làng nghề truyền thống của huyện Thường Tín cũng đã có những bước phát
triển mới mang lại hiệu quả kinh tế và xã hội. Tuy nhiên, thực trạng phát triển của
các làng nghề truyền thống của huyện Thường Tín vẫn chưa tương xứng với tiềm
năng, lợi thế của huyện. Quá trình khôi phục và phát triển làng nghề trong những
năm qua vẫn bộc lộ một số bất cập, hạn chế cần được tổng kết rút kinh nghiệm.
Mặt khác, từ ngày 1/8/2008 Hà Tây được sát nhập vào Thành phố Hà Nội,
huyện Thường Tín sẽ có nhiều cơ hội để thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội nói
chung, phát triển thế mạnh về làng nghề truyền thống nói riêng. Cùng với đó thì tình
hình khủng hoảng kinh tế thế giới đang ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình kinh tế
đất nước nói chung; ảnh hưởng tới sự phát triển của các làng nghề truyền thống nói
riêng. Thực trạng đó đòi hỏi Đảng bộ huyện Thường Tín cần phải đánh giá đúng
thực chất những thành tựu đã đạt được và những hạn chế trong quá trình lãnh đạo,
chỉ đạo phát triển các làng nghề truyền thống trong những năm qua, phân tích tìm ra
nguyên nhân của những hạn chế để có những giải pháp thích hợp nhằm phát triển

5


vững chắc các làng nghề truyền thống cho xứng với tiềm năng của huyện trong giai
đoạn hiện nay.
Vì những lý do trên, tôi quyết định chọn đề tài “Đảng bộ huyện Thường Tín
(Hà Tây) lãnh đạo khôi phục và phát triển làng nghề truyền thống từ năm 1991 đến
năm 2008” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn cao học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Phát triển làng nghề truyền thống là một trong những nội dung quan trọng
trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn Việt Nam.
Chính vì vậy mà làng nghề truyền thống lâu nay đã là đề tài thu hút sự quan tâm của
các nhà nghiên cứu. Đã có khá nhiều công trình, đề tài, nhiều cuộc hội thảo nghiên
cứu về làng nghề truyền thống từ nhiều cách tiếp cận và với nhiều góc độ khác

nhau. Trong số đó có thể kể ra một số công trình khoa học tiêu biểu theo các nhóm
sau:
Nhóm các công trình nghiên cứu về làng nghề truyền thống nói chung:
Làng nghề thủ công truyền thống ở Việt Nam (1998) của Bùi Văn Vượng, Nxb Văn
hoá đã giới thiệu một cách khái quát về lịch sử ra đời, cách thức làm nghề của một
số nghề thủ công truyền thống của Việt Nam trên khắp cả nước như các nghề: đúc
đồng, kim hoàn, rèn, gốm, chạm khắc đá, thêu ren, mây tre đan,…trong đó có giới
thiệu qua về một số làng nghề thủ công truyền thống của huyện Thường Tín; Bảo
tồn và phát triển làng nghề trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
(2009) của Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương, khẳng định vai trò có ý
nghĩa to lớn của làng nghề đối với sự phát triển của đất nước. Đồng thời nêu lên
thực trạng phát triển của làng nghề hiện nay với những cơ hội và cả thách thức. Từ
đó đưa ra những hướng bảo tồn và giải pháp thực hiện.
Nhóm đề cập đến các làng nghề truyền thống Hà Tây, trong đó có Thường
Tín:
Những biện pháp nhằm khai thác tiềm năng ở một số làng nghề thủ công
truyền thống để phát triển du lịch trên địa bàn Hà Tây (2002)của Nguyễn Đức
Trọng, đã làm nổi bật vai trò của làng nghề thủ công truyền thống với việc phát

6


triển kinh tế - xã hội nói chung, đối với ngành du lịch nói riêng; phân tích thực trạng
khai thác tiềm năng du lịch tại các làng nghề thủ công truyền thống ở Hà Tây, đồng
thời đưa ra các giải pháp để khai thác tiềm năng đó; Bảo tồn giá trị nghề thủ công
truyền thống (2006) của Đặng Văn Bài tại Hội thảo “Bảo tồn bền vững làng nghề
Hà Tây thực trạng và giải pháp” đã nhìn nhận vai trò của làng nghề từ góc độ văn
hóa. Qua đó khẳng định, ngày nay, để bảo tồn nghề thủ công truyền thống, trước
tiên cần phải giải quyết vấn đề nhận thức từ cấp vĩ mô là Chính phủ và các Bộ,
ngành ở trung ương tới vi mô là các cấp chính quyền địa phương và cộng đồng cư

dân ở cơ sở và đưa ra một số mô hình tham khảo nhằm bảo tồn nghề thủ công
truyền thống; Xây dựng mô hình liên kết giữa công ty lữ hành với đặc điểm du lịch
làng nghề truyền thống Hà Tây (2008) tác giả Phạm Thị Hồng Phượng, Nxb.
ĐHKHXH & NV, Hà Nội đã phân tích làm rõ mối quan hệ giữa các công ty lữ hành
với các điểm du lịch làng nghề trên địa bàn. Đưa ra một số biện pháp hỗ trợ phát
triển du lịch làng nghề Hà Tây một cách thiết thực, hiệu quả.
Nhóm các cuộc Hội thảo quốc tế và trong nước:
Các cuộc Hội thảo này được tổ chức để đánh giá tình hình phát triển của các
làng nghề truyền thống ở Việt Nam nói chung, của tỉnh Hà Tây nói riêng. Từ đó đề
ra những giải pháp nhằm phát triển bền vững các làng nghề trong bối cảnh hiện nay.
Có thể kể đến các Hội thảo như: Hội thảo Quốc tế Bảo tồn và phát triển làng nghề
thủ công truyền thống, Hà Nội, 8/1996; Hội thảo Phát triển bền vững làng nghề
truyền thống Hà Tây: Thực trạng và giải pháp, Hà Đông, 2/11/2006; Diễn đàn Làng
nghề năm 2007, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn tổ chức ngày 17/11/2007
tại số 2 Hoàng Quốc Việt, Hà Nội.
Nhóm các bài viết về làng nghề truyền thống được đăng tải trên các báo và
tạp chí:
“Một số vấn đề các ngành nghề – làng nghề truyền thống Việt Nam” của Phạm
Viết Muôn in trên Tạp chí Công nghiệp, Số 11/1996; “Hình thức tổ chức sản xuất,
kinh doanh trong các làng nghề ở nông thôn ở nước ta hiện nay” của Trần Minh
Yến in trên Tạp chí Giáo dục lý luận, Số 6 năm 2002; “Phát triển làng nghề truyền

7


thống trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở vùng ven thủ đô Hà Nội” của
TS. Mai Thế Hởn trên Tạp chí Khoa học Công nghệ Môi trường, Số 5 năm 1999;
“Làng nghề ở Hà Tây trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp,
nông thôn” của Đỗ Quang Dũng trên Tạp chí công nghiệp, Kỳ 1 năm 2005;
“Thường Tín: trăn trở giữ nghề truyền thống” của Bảo Ngọc đăng trên trang thông

tin điện tử của Bộ Công thương, http//www.aip.gov.vn, 6/11/2009.
Các công trình này đã đề cập đến nhiều vấn đề lý luận cơ bản và thực tiễn phát
triển làng nghề Việt Nam nói chung và một số địa phương nói riêng, trong đó có các
làng nghề huyện Thường Tín như: đặc điểm, vai trò của làng nghề truyền thống đối
với sự phát triển của đất nước cũng như của địa phương; đưa ra các giải pháp phát
triển làng nghề truyền thống gắn với phát triển kinh tế, văn hóa, du lịch,…Tuy nhiên
các công trình đó nghiên cứu trên một địa bàn lớn, đề xuất những vấn đề ở tầm vĩ
mô, không mang đặc thù của chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam .
Nhóm luận án, luận văn nghiên cứu về làng nghề truyền thống:
Vũ Thị Thu, Khôi phục và phát triển làng nghề thủ công truyền thống ở Việt
Nam, Luận văn Thạc sĩ khoa học kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 1998;
Đỗ Quang Dũng (2006), Phát triển làng nghề trong quá trình công nghiệp hóa, hiện
đại hóa nông nghiệp, nông thôn, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị - Hành
chính Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội; Bạch Thị Lan Anh (2009), Phát triển làng
nghề truyền thống ở Hà Tây trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông
nghiệp, nông thôn, Luận văn Thạc sĩ kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội;
Nguyễn Thị Thọ, Phát triển làng nghề ở huyện Từ Liêm trong tiến trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, Luận văn Thạc sĩ kinh tế, Đại học
Quốc gia Hà Nội, Hà Nội; Kiều Mai Hương (2011), Phát triển làng nghề ở huyện
Thạch Thất thành phố Hà Nội, Luận văn Thạc sĩ Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội,
Hà Nội. Các tác giả đều khẳng định vai trò của làng nghề thủ công truyền thống và
yêu cầu cần thiết phải khôi phục và phát triển làng nghề thủ công truyền thống ở
Việt Nam nói chung, ở các địa phương nói riêng; đưa ra một số kinh nghiệm phát

8


triển làng nghề của các nước, các địa phương khác, từ đó đề ra một số giải pháp để
phát triển làng nghề phù hợp với thực tiễn đất nước, địa phương.
Trên địa bàn huyện Thường Tín trong những năm qua cũng đã có những tổng

kết, báo cáo đánh giá kết quả phát triển làng nghề của các đoàn thể như Phòng Công
thương, Ban Kinh tế huyện,…
Những công trình nghiên cứu, những tổng kết nêu trên là nguồn tư liệu quý
báu, là cơ sở để tác giả kế thừa, tiếp tục nghiên cứu. Tuy vậy, cho đến nay vẫn chưa
có công trình khoa học nào nghiên cứu một cách hệ thống những chủ trương và sự
chỉ đạo khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống của Đảng bộ huyện
Thường Tín, dưới góc độ lịch sử Đảng.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích: Làm sáng rõ sự lãnh đạo và chỉ đạo của Đảng bộ huyện Thường Tín
trong việc khôi phục và phát triển làng nghề thủ công truyền thống trong những năm
1991 – 2008. Qua đó đúc rút một số kinh nghiệm để vận dụng trong quá trình lãnh
đạo, chỉ đạo phát triển các làng nghề thủ công truyền thống của địa phương trong
tình hình mới.
Nhiệm vụ:
+ Khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế, văn hóa – xã hội của huyện Thường
Tín, tỉnh Hà Tây và bức tranh tổng thể về làng nghề truyền thống của huyện Thường
Tín trước năm 1991.
+ Phân tích làm rõ những chủ trương, chính sách của Đảng bộ huyện Thường
TÍn nhằm khôi phục, phát triển làng nghề truyền thống.
+ Đánh giá những kết quả đã đạt được, những hạn chế trong quá trình thực
hiện chủ trương khôi phục và phát triển làng nghề truyền thống của Đảng bộ huyện
Thường Tín.
+ Rút ra một số kinh nghiệm về lãnh đạo phát triển các làng nghề truyền thống
của Đảng bộ huyện Thường Tín; trên cơ sở đó vận dụng vào việc phát triển làng
nghề của địa phương khi Thường Tín đã trở thành một huyện của Thành phố Hà
Nội.

9



4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng: Sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện Thường Tín trong việc khôi phục
và phát triển làng nghề truyền thống.
Phạm vi:
- Về không gian: Nghiên cứu làng nghề của huyện Thường Tín, trong đó tập
trung chủ yếu vào một số làng nghề: làng thêu Quất Động, làng sơn khảm Hạ Thái,
làng mỹ nghệ sừng Thụy Ứng, làng tiện gỗ Nhị Khê, làng bông len Trát Cầu (Tiền
Phong).
- Về thời gian: Từ năm 1991 đến khi huyện Thường Tín được sát nhập vào Hà
Nội (8/ 2008).
5. Cơ sở lý luận, phương pháp nghiên cứu, nguồn tài liệu
Cơ sở lý luận
Luận văn được thực hiện trên cơ sở lý luận, phương pháp luận duy vật biện
chứng và duy vật lịch sử; các quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà
nước về nghề truyền thống và làng nghề truyền thống.
Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện luận văn, tác giả chọn phương pháp lịch sử và phương pháp logic
là chủ yếu. Ngoài ra còn sử dụng kết hợp một số phương pháp như: Điền giã, phân
tích, tổng hợp, thống kê, so sánh....
Nguồn tài liệu
Để hoàn thành luận văn này tôi đã sử dụng nguồn tài liệu chủ yếu trong các
Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc từ Đại hội VI (1986) đến Đại hội X
(2006), các Nghị quyết, chỉ thị của Đảng bộ tỉnh Hà Tây (cũ), các Nghị quyết của
Đảng bộ huyện Thường Tín, các báo cáo tổng kết kết quả công tác phát triển làng
nghề truyền thống, các tài liệu lưu trữ của tỉnh, của huyện có liên quan,… Đây là
nguồn tài liệu cơ bản để thực hiện đề tại này và những tài liệu đó được khai thác
bằng nhiều nguồn khác nhau nhưng chủ yếu là tại Phòng lưu trữ của Huyện ủy,
UBND huyện Thường Tín, Thư viện huyện.

10



Ngoài ra, luận văn còn sử dụng kết quả nghiên cứu của các công trình nghiên
cứu khoa học, các chuyên luận, chuyên khảo, các luận văn, luận án.
6. Đóng góp của luận văn.
- Tái hiện lại quá trình Đảng bộ huyện Thường Tín vận dụng sáng tạo chủ
trương của Đảng, Đảng bộ tỉnh Hà Tây về việc khôi phục và phát triển các
LNTT của địa phương trong những năm 1991 – 2008. Đánh giá một cách khách
quan kết quả thực hiện chủ trương khôi phục và phát triển LNTT của Đảng bộ
huyện Thường Tín.
- Đúc kết được một số kinh nghiệm lãnh đạo, chỉ đạo khôi phục và phát
triển các làng nghề truyền thống mà những kinh nghiệm đó có thể vận dụng
trong tình hình mới hiện nay.
- Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo để
nghiên cứu và tuyên truyền về chủ trương phát triển kinh tế – xã hội của huyện
Thường Tín, Hà Nội; bổ sung tư liệu cho việc nghiên cứu và giảng dạy lịch sử
Đảng bộ địa phương.
7. Bố cục của luận văn.
Ngoài phần mở đầu, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung luận
văn gồm 3 chương, 7 tiết và Kết luận.
Chương 1: Đảng bộ huyện Thường Tín với việc khôi phục và phát triển
làng nghề truyền thống từ năm 1991 đến năm 1999.
Chương 2: Chủ trương phát triển làng nghề truyền thống của Đảng bộ
huyện Thường Tín từ năm 2000 đến năm 2008.
Chương 3: Nhận xét và một số kinh nghiệm chủ yếu.

11


Chương 1: ĐẢNG BỘ HUYỆN THƯỜNG TÍN VỚI VIỆC KHÔI PHỤC

VÀ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG
TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 1999
1.1. Khái quát về làng nghề truyền thống
1.1.1. Khái niệm
Nghề truyền thống:
Nghề thủ công truyền thống ở Việt Nam rất đa dạng và phong phú, có những
nghề đã hình thành và tồn tại hàng trăm năm. Sản phẩm làm ra vừa có tính hàng
hoá, đồng thờì vừa có tính nghệ thuật và mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc.
Có nhiều tên gọi khác nhau để chỉ nghề truyền thống ở nước ta như: nghề cổ
truyền, nghề thủ công, nghề thủ công truyền thống, nghề tiểu thủ công nghiệp,…
Đối với mỗi nghề, để được xếp vào “nghề thủ công truyền thống” cần thoả
mãn được những tiêu chí sau:
1.

Đã hình thành, tồn tại và phát triển lâu đời ở nước ta;

2.

Sản xuất tập trung, tạo thành các làng nghề, phố nghề;

3.

Có nhiều nghệ nhân tài hoa và đội ngũ thợ lành nghề;

4.

Kỹ thuật và công nghệ khá ổn định của dân tộc Việt Nam;

5.


Sử dụng hoàn toàn hoặc chủ yếu là nguyên liệu tại chỗ hoặc trong nước;

6.

Sản phẩm độc đáo và tiêu biểu của Việt Nam, có giá trị và chất lượng

cao, vừa là sản phẩm văn hoá nghệ thuật, mỹ thuật, thậm chí trở thành các di sản
văn hoá của dân tộc, mang bản sắc văn hoá Việt Nam;
7.

Là nghề nuôi sống một bộ phận dân cư của cộng đồng. [15, tr.3]

Ngày nay, do có sự hỗ trợ của khoa học, kĩ thuật và công nghệ vào sản xuất
các sản phẩm có tính truyền thống nên khái niệm nghề truyền thống cũng được
nghiên cứu mở rộng hơn. Có thể hiểu là: Nghề truyền thống xuất hiện từ lâu trong
lịch sử, được truyền từ đời này qua đời khác còn tồn tại đến ngày nay, kể cả những
nghề được cải tiến hoặc sử dụng những loại máy móc hiện đại để hỗ trợ sản xuất
nhưng vẫn tuân thủ công nghệ truyền thống, và đặc biệt sản phẩm của nó vẫn thể
hiện được những nét văn hoá đặc sắc của dân tộc.

12


Làng nghề truyền thống:
Sản phẩm của các nghề truyền thống được sản xuất tập trung tại một hay một
làng nào đó sẽ hình thành các làng nghề, xã nghề.
Theo nhà nghiên cứu Bùi Văn Vượng:
Làng nghề truyền thống là làng cổ truyền làm nghề thủ công. Ở đây không
nhất thiết tất cả dân làng đều sản xuất hàng hoá thủ công. Người thợ thủ công
nhiều trường hợp cũng đồng thời là người làm nghề nông. Nhưng yêu cầu

chuyên môn hoá cao đã tạo ra những người thợ chuyên sản xuất làng nghề
truyền thống ngay trên quê hương mình, hay ở làng nghề, phố nghề nơi khác.
[72, tr.13].
LNTT là những làng nghề đã xuất hiện lâu đời, được nối tiếp từ thế hệ này
đến thế hệ khác hoặc ít nhất cũng tồn tại hàng chục năm và phải có các yếu tố sau:
hình thành và phát triển lâu đời; có nhiều nghệ nhân và đội ngũ lành nghề đông đảo;
sử dụng nguồn nguyên liệu trong nước là chủ yếu; sản phẩm mang tính truyền
thống và độc đáo Việt Nam, có giá trị, chất lượng cao, vừa là hàng hóa tiêu dùng,
vừa là sản phẩm văn hoá, nghệ thuật, mỹ thuật, thậm chí trở thành các di sản văn
hoá của dân tộc, mang tính bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam; làng nghề nuôi sống
phần lớn bộ phận dân cư làng. Thông tư 116/2006/TT- BNN quy định: làng nghề
truyền thống có nghề đã xuất hiện hơn 50 năm, tạo ra những sản phẩm mang bản
sắc văn hoá dân tộc, nghề gắn với tên tuổi của một hay nhiều nghệ nhân hoặc tên
tuổi của làng nghề.
Trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện nay, những thành tựu của
khoa học kỹ thuật hiện đại đã được áp dụng và đưa vào sản xuất tại các làng nghề
làm cho các sản phẩm vừa mang yếu tố truyền thống vừa phù hợp với yêu cầu của
xã hội hiện đại.
1.1.2. Đặc điểm chung của các làng nghề truyền thống
Một là, các làng nghề gắn bó chặt chẽ với nông nghiệp
Các làng nghề cùng xuất hiện và tồn tại trong từng làng, xã ở nông thôn. Các
ngành thủ công nghiệp không tách rời khỏi nông thôn, sản xuất nông nghiệp và sản

13


xuất kinh doanh thủ công nghiệp trong các làng nghề đan xen lẫn nhau, tạo điều
kiện cho nhau phát triển. Những người thợ thủ công trước hết và đồng thời cũng là
nông dân. Các gia đình hộ nông dân vừa sản xuất nông nghiệp vừa làm thủ công
nghiệp. Hầu hết các làng nghề vẫn còn một bộ phận ruộng đất và kinh tế nông

nghiệp, đó là đặc trưng phổ biến của các làng nghề Bắc Bộ. Chính vì vậy mà phát
triển các nghành nghề cũng tức là góp phần phát triển nông nghiệp – nông thôn.
Hai là, công nghệ và kỹ thuật trong các làng nghề thường rất thô sơ, lạc hậu,
sử dụng kỹ thuật thủ công là chủ yếu.
Công cụ sản xuất chủ yếu trong các làng nghề truyền thống đa số là công cụ
thủ công, công nghệ sản xuất mang tính đơn chiếc. Nhiều loại sản phẩm phẩm của
các làng nghề chứa đựng nhiều chi tiết, công đoạn mà máy móc dù hiện đại cũng
không thể thay thế được mà hoàn toàn phải dựa vào bàn tay khéo léo của người thợ
là chủ yếu. Vì vậy, đây chính là đặc điểm làm cho các làng nghề có thể tồn tại và
phát triển qua các thời kỳ lịch sử khác nhau.
Ba là, đại bộ phận các nguyên liệu của các làng nghề thường có sẵn ở địa
phương.
Hầu hết các làng nghề truyền thống đều được hình thành ở những nơi có sẵn
nguồn nguyên liệu tại chỗ, trên địa bàn địa phương. Đặc biệt những nghề truyền
thống sản xuất những sản phẩm tiêu dùng như: đan lát, mây tre (mũ, rổ, rá,…), sản
vật liệu xây dựng… thì lại càng gắn chặt với những vùng có nguồn nguyên liệu tại
chỗ dồi dào. Tuy nhiên, hiện nay do nhiều nguyên nhân cả khách quan lẫn chủ quan
một số làng nghề đã phải nhập khẩu nguyên liệu (chỉ thêu, ốc - khảm trai, thuốc
nhuộm, sừng trâu bò…).
Bốn là, dạy nghề trong các làng nghề chủ yếu được thực hiện theo phương
thức truyền nghề. Sự hình thành và phát triển các làng nghề gắn chặt với vai trò của
các nghệ nhân với tư cách là những người thầy hướng dẫn tay nghề từ thấp lên cao.
Mỗi làng nghề đều có một tổ nghề. Ổng tổ nghề chính là người thầy đầu tiên
dạy nghề, truyền nghề, đem bí quyết nghề nghiệp nơi khác về truyền lại cho làng
mình. Trong các làng nghề truyền thống, các nghệ nhân là lực lượng nòng cốt và là

14


một bộ phận quan trọng để duy trì và phát triển làng nghề. Chính tài năng và đôi

bàn tay vàng của nghệ nhân đã tạo nên những sản phẩm độc đáo, tinh xảo vừa mang
giá trị vật chất, vừa mang giá trị nghệ thuật, góp phần làm vẻ vang cho làng nghề,
cho dân tộc.
Việc dạy nghề trước đây chủ yếu theo phương thức truyền nghề trong các gia
đình từ đời này sang đời khác và chỉ khuôn lại trong từng làng nghề, thậm chí có
những bí quyết nghề nghiệp còn không được phổ biến rộng rãi trong từng gia đình,
dòng tộc. Ngày nay, các nghệ nhân, thợ giỏi đã không ngại dạy nghề của làng mình
cho nhân dân địa phương khác. Trong các cơ sở đào tạo nghề nói chung thì phương
thức dạy nghề theo lối vừa học vừa làm vẫn là chủ yếu. Cho nên phương thức đào
tạo theo lối truyền thống vẫn mang tính chủ đạo.
Năm là, sản phẩm của các làng nghề truyền thống mang tính đơn chiếc, tính
mỹ thuật cao, mang bản sắc văn hoá dân tộc.
Mỗi một sản phẩm của làng nghề là một tác phẩm nghệ thuật, là sự kết hợp
giữa phương pháp thủ công tinh xảo với sáng tạo nghệ thuật độc đáo. Nó vừa có giá
trị sử dụng đáp ứng nhu cầu cho người tiêu dùng, vừa có giá trị thẩm mỹ cao. Các
sản phẩm của các làng nghề truyền thống còn mang những giá trị văn hoá độc đáo,
thậm chí trở thành các di sản mang bản sắc của vùng, của dân tộc, mang những vóc
dáng của dân tộc, quê hương, chứa đựng những ảnh hưởng về văn hoá tinh thần,
quan niệm nhân văn và tín ngưỡng tôn giáo dân tộc…
Sáu là, hình thức tổ chức sản xuất trong các làng nghề chủ yếu ở quy mô gia
đình. Một số nơi đã có sự phát triển các tổ chức hợp tác xã và các doanh nghiệp tư
nhân nhưng vẫn còn manh mún.
Theo phương thức truyền nghề, hình thức tổ chức sản xuất trong các làng nghề
chủ yếu ở quy mô gia đình. Các thế hệ khác nhau trong gia đình đều được huy động
vào làm những công việc khác nhau của quá trình sản xuất kinh doanh. Người chủ
hộ trong gia đình thường đồng thời là người thợ cả mà trong số đó không ít người là
nghệ nhân. Đáng chú ý là người lao động có tuổi ở các làng nghề truyền thống lại
có thể là nguồn nhân lực quý cần khai thác về kỹ thuật và kinh nghiệm sản xuất.

15



Đây là hình thức được áp dụng từ lâu đời của lịch sử làng nghề và vẫn được duy trì
đến nay, giúp cho một số gia đình vẫn giữ được bí quyết nghề nghiệp.
Ngoài ra còn có các hình thức khác như: tổ sản xuất (các hợp tác xã, các doanh
nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần được phát triển từ
một số hộ gia đình sản xuất kinh doanh khá giả. Một số địa phương đã mạnh dạn
xây dựng các khu, cụm công nghiệp làng nghề nhằm quy hoạch sản xuất tập trung
đồng thời hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường.
Trên đây là những đặc điểm cơ bản của làng nghề truyền thống ở Việt Nam.
Một số đặc điểm có thể có một số yếu tố không còn phù hợp với điều kiện sản xuất
hiện nay nhưng một số đặc điểm lại chính là cơ sở cho các làng nghề có sức sống
mạnh mẽ và trường tồn cùng lịch sử dân tộc. Đây là những điểm đáng chú ý để
nghiên cứu và tạo ra những biện pháp thúc đẩy phát triển kinh tế làng nghề đồng
thời hạn chế những tác động tiêu cực đối với làng nghề.
1.1.3. Những nhân tố tác động đến sự phát triển làng nghề truyền thống
Phát triển làng nghề truyền thống trong bối cảnh nền kinh tế thị trường hiện
nay chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố. Trong đó có một số nhân tố chủ yếu sau:
Một là, nhóm nhân tố tự nhiên: bao gồm vị trí địa lý và các điều kiện tự nhiên
như khí hậu, nhiệt độ, độ ẩm, đất đai,…Trong đó, vị trí địa lý có ảnh hưởng nhất
định đến sự phát triển của làng nghề. Nếu một làng nghề có vị trí địa lý gần nguồn
nguyên liệu, gần nơi tiêu thụ sản phẩm hay có những yếu tố thuận lợi tự nhiên về
thông thương thì đó là những lợi thế cần biết khai thác. Điều này đã được chứng
minh là ở lưu vực sông Hồng, sông Mã, sông Cầu, sông Thương đều là những nơi
quần tụ của nhiều làng nghề, tạo thành các trung tâm sản xuất hàng thủ công mỹ
nghệ. Điều kiện tự nhiên của mỗi vùng như khí hậu, thời tiết cũng là một nhân tố
ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của làng nghề trong việc tạo ra những nguồn
nguyên liệu đặc trưng cho các làng nghề. Đây là nhóm nhân tố tác động đầu tiên
ảnh hưởng đến sự hình thành và đảm bảo sự tồn tại, phát triển lâu dài đối với bất kỳ
làng nghề truyền thống nào.


16


Hai là, nhóm nhân tố kinh tế: bao gồm các yếu tố thị trường, sản phẩm, vốn,
cơ sở hạ tầng, trình độ lao động,…
Nhân tố đầu tiên ảnh hưởng đến sự phát triển của làng nghề truyền thống là
sản phẩm. Muốn tồn tại, các sản phẩm của LNTT phải đáp ứng yêu cầu của thị
trường; đáp ứng được thị hiếu và tâm lý của người tiêu dùng. Đó là: phải tiện dụng,
hình thức mẫu mã đẹp, bền và giá cả phải chăng.
Nhu cầu thị trường là nhân tố chủ yếu tác động đến sự hình thành, tồn tại và
phát triển làng nghề truyền thống. Bởi suy cho cùng sản phẩm làng nghề truyền
thống cũng là hàng hoá, do đó phải được thị trường chấp nhận thì mới tiêu thụ
được. Nhu cầu thị trường càng lớn, càng bền vững thì việc sản xuất của các làng
nghề càng ổn định và bền vững.
Nhân tố thứ ba là vốn và cơ sở hạ tầng. Vốn và cơ sở hạ tầng là yếu tố quyết
định để phát huy các tiềm năng khác về lao động, ngành nghề, các nguồn lực khác,
là yếu tố quan trọng, là cơ sở để giải quyết các yếu tố đầu vào cho các làng nghề.
Nhân tố thứ tư ảnh hưởng tới sự phát triển của làng nghề là lao động và kỹ
thuật. Đối với làng nghề truyền thống thì người già, người ngoài độ tuổi lao động lại
chính là nguồn nhân lực quý giá bởi chính những kinh nghiệm và thời gian làm
nghề của họ. Đây là điểm đáng lưu ý trong việc khai thác và sử dụng nguồn nhân
lực ở làng nghề so với các ngành khác. Về kỹ thuật sản xuất, hầu hết các làng nghề
đều sử dụng kỹ thuật sản xuất truyền thống lâu đời. Mỗi nghề có một kỹ thuật sản
xuất riêng mang tính bí quyết. Do đó, kỹ thuật sản xuất nói chung ảnh hưởng trực
tiếp đến chất lượng sản phẩm. Vì thế, để phát triển kinh tế làng nghề, việc nâng cao
trình độ lao động làng nghề là điều hết sức cần thiết.
Ba là, nhóm nhân tố văn hoá – xã hội: như mật độ dân số, trình độ dân trí, tay
nghề người lao động, các chủ trương, chính sách của Nhà nước,… Trong đó, đường
lối chính sách của Nhà nước cũng là một trong những yếu tố quyết định đến sự

hưng thịnh của các làng nghề. Hiện nay, Nhà nước Việt Nam đã rất quan tâm đến
nghề và làng nghề thủ công truyền thống, coi đó là bộ phận cấu thành nền kinh tế,

17


văn hoá – xã hội phát triển theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn.
1.2. Huyện Thường Tín và thực trạng làng nghề truyền thống trước năm
1991
1.2.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
Thường Tín là huyện phía Nam tỉnh Hà Tây, nay là Hà Nội, cách Hà Đông và
trung tâm Hà Nội 18km, phía Bắc giáp với huyện Thanh Trì, phía Đông giáp với
sông Hồng, phía Nam giáp huyện Thanh Oai. Thường Tín là đầu mối giao thông
quan trọng không chỉ của Hà Nội mà còn là của cả nước với quốc lộ 1A, đường cao
tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ - Ninh Bình và tuyến đường sắt Bắc – Nam chạy dọc theo
chiều dài của huyện. Việc giao lưu hàng hóa từ các tỉnh phía Nam đến Hà Nội và
các tỉnh phía Bắc hầu hết đều đi qua địa phận của huyện Thường Tín. Đây chính là
thế mạnh để Thường Tín phát huy trong chiến lược phát triển KT - XH của địa
phương.
Diện tích của huyện Thường Tín là 127,59 km2 với dân số là 211.667 người
(năm 2007). Đơn vị hành chính của huyện gồm 28 xã và một thị trấn.
Về điều kiện tự nhiên, Thường Tín là huyện đồng bằng, nằm giữa hai con
sông: Sông Hồng phía Đông và sông Nhuệ phía Tây; phía Bắc sông Tô Lịch. Trải
qua hàng vạn năm, những con sông ấy đã bồi đắp nên mảnh đất Thường Tín có địa
hình tương đối bằng phẳng, cao ráo tương đối đồng đều giữa các xã trong huyện, có
những bãi bồi, bãi nổi trên sông như bãi Tự Nhiên.
Về đất đai, loại đất chủ đạo của Thường Tín là đất phù sa không được bồi, còn
lại số ít là loại phù sa glây phân bố ở một số xã phía tây bắc của huyện như Khánh
Hà, Nhị Khê, Hiền Giang và đất phù sa bồi đắp phí ngoài sông Hồng là Ninh Sở,
Hồng Vân, Tự Nhiên, Chương Dương, Lê Lợi, Thống Nhất, Vạn Điểm.

Tổng diện tích đất tự nhiên là 12.738,64 ha (thời điểm tính 01/01/2003 –
Phòng Địa chính huyện). Trong đó, diện tích đất đã đưa vào sử dụng là 11.714,04
ha, chiếm tỷ lệ 91,96% diện tích đất tự nhiên và số diện tích đất chưa sử dụng và
sông là 1.024,60 ha chiếm tỷ lệ 8,04%. Các loại đất được hình thành còn rất trẻ,

18


thành phần cơ giới là đất sét pha nhẹ hoặc trung bình. Thường Tín không có diện
tích đất lâm nghiệp.
1.2.2. Tình hình kinh tế - xã hội
Về dân số và lao động, năm 2007 dân số Thường Tín là 211.667 người, chiếm
8,1 % dân số của tỉnh. Mật độ dân số 1658 người/km2. Số người trong độ tuổi lao
động (từ 15 – 55tuổi đối với nữ và đến 60 tuổi đối với nam) là 109.601 người,
chiếm 51,7% dân số toàn huyện (Phòng Thống kê Thường Tín). Số người đang
trong độ tuổi lao động có khả năng lao động, có nhu cầu việc làm nhưng đang
không có việc hàng năm tăng.
Về kinh tế, tốc độ tăng tổng sản phẩm GDP năm 2006 đạt 13,8%, năm 2007
đạt 14,3%. Năm 2007 cơ cấu kinh tế: nông nghiệp đạt 24%, công nghiệp – xây
dựng đạt 46%, thương mại – dịch vụ đạt 30%. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch
theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp, tỷ trọng nông nghiệp giảm dần, thể hiện
sự chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Thu nhập bình quân đầu người đến hết năm 2007 đạt 9,2 triệu người/ năm.
Toàn huyện không có hộ đói. Tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí cũ đã giảm từ 2%
năm 2000 còn 1,95% năm 2005.
Tuy nhiên, cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động chuyển dịch còn chậm. Các ngành
kinh tế chậm đổi mới công nghệ, năng suất, chất lượng sản phẩm còn hạn chế, chưa
có nhiều nông sản hàng hoá, sản phẩm thủ côngmỹ nghệ xuất khẩu. Lao động và
việc làm vẫn là vấn đề bức xúc, nhất là khu vực nông thôn.
Về giao thông, hệ thống giao thông của huyện đã được định hình và ổn định từ

những năm 1960.
Chạy dọc trung tâm huyện từ xã Duyên Thái đến xã Minh Cường là Quốc lộ
1A và đường sắt Bắc – Nam có chiều dài 17,2km. Cách Quốc lộ 1A về phía Đông là
đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ - Ninh Bình cũng có chiều dài tương tự, chạy
song song hai bên đường là trục đường dân sinh. Cắt ngang đầu và cuối huyện là
Tỉnh lộ 427 (đường 71 cũ) có chiều dài 12km và đường Tỉnh lộ 429 (đường 73 cũ)
có chiều dài 8km. Từ các quốc lộ và tỉnh lộ đến trung tâm các xã là các tuyến đường

19


liên xã gồm 11 tuyến có chiều dài 60,15 km. Đường trục chính các xã dài 78km, các
đường liên xóm 93km và đường thôn 292 km. Trong huyện có 47 cầu với tổng
chiều dài 694 m.
Trên tuyến sông Hồng có bến cảng Hồng Vân, bến phà Hồng Vân và các bến
đò Ninh Sở, Hồng Vân, Tự Nhiên, Chương Dương, Thống Nhất chạy qua sông
Hồng sang tỉnh Hưng Yên.
Tuyến đường sắt Bắc – Nam qua huyện có 3 ga tàu là Thường Tín, Tía, Đỗ
Xá. Huyện có 01 bến xe khách, 03 tuyến xe buýt chạy dọc Quốc lộ 1A qua địa bàn
huyện đi Hà Nội. Nhìn chung, mạng lưới giao thông nông thôn của Thường Tín
tương đối hoàn chỉnh, đáp ứng yêu cầu phát triển các LNTT.
Về giáo dục và đào tạo, tính đến năm 2007, Thường Tín có trường Cao đẳng
Sư phạm Hà Tây, trường Cao đẳng Truyền hình Việt Nam. Toàn huyện có: 30
trường Mầm non, 29 trường Tiểu học, 30 trường THCS, 06 trường THPT, 01
trường bổ túc văn hóa và 01 Trung tâm hướng nghiệp dạy nghề. Năm 2005, huyện
vẫn giữ vững phổ cập Tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập THCS, hơn 99% học sinh
Trung học cơ sở và Trung học phổ thông đỗ tốt nghiệp, gần 600 học sinh thi đỗ vào
các trường Đại học, Cao đẳng.
Về kết cấu hạ tầng nông thôn, trong những năm qua, huyện đã chú ý đầu tư
nâng cấp khá đồng bộ. Đến cuối năm 2000, toàn huyện có 100% cơ quan xí nghiệp,

các xã có máy điện thoại. Năm 2003 đã có 100% số xã, thị trấn và 100% số hộ được
sử dụng điện cho sinh hoạt và sản xuất, 100% số xã có hệ thống truyền thanh toàn
xã. Năm 2007, 100% số xã có trạm y tế;
Về tiềm năng du lịch, Thường Tín cũng là huyện giàu truyền thống văn hoá
với nhiều di tích lịch sử như: chùa Đậu, đền thờ Nguyễn Trãi,… và các di sản văn
hoá phi vật thể. Huyện còn lưu giữ nhiều tục ngữ, dân ca địa phương, các sinh hoạt
lễ hội các tích trò cổ như: kéo lửa nấu cơm thi Từ Vân (xã Lê Lơi), các cuộc thi võ
cổ truyền, hát trống quân.
Đặc biệt Thường Tín là huyện có nhiều làng nghề lâu đời với những sản phẩm
nổi tiếng như: sơn mài Duyên Thái, thêu Quất Động, xương sừng mỹ nghệ Thuỵ

20


Ứng, mây tren đan Ninh Sở,… Một số nghề mới phát triển mấy chục năm trở lại
đây như: bông len Trát Cầu, điêu khắc gỗ đá Hiền Giang, mộc cao cấp Vạn
Điểm,… nhưng hoạt động khá ổn định và bền vững. Hiện đã có 43 làng nghề được
Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Tây công nhận danh hiệu làng nghề.
Từ những khái quát nêu trên, có thể thấy về tổng thể Thường Tín có một số
thuận lợi và cơ hội phát triển kinh tế nói chung và LNTT nói riêng:
Thuận lợi:
- Thường Tín có vị trí địa lý thuận tiện, là cửa ngõ phía Nam của Thủ đô Hà
Nội, khá gần với các trung tâm kinh tế năng động, nằm trong khu vực Đồng bằng
sông Hồng là nơi có các làng nghề phát triển nhất cả nước nên có điều kiện để học
hỏi trao đổi kinh nghiệm phát triển làng nghề. Thường Tín cũng có hệ thống giao
thông đa dạng với đường bộ, đường thủy, đường sắt tạo điều kiện giao lưu, buôn
bán, vận chuyển hàng hóa trong nước và nước ngoài.
- Đất đai huyện Thường Tín phù hợp với việc trồng cây lương thực, thực phẩm
và cây công nghiệp ngắn ngày.
- Kinh tế - xã hội của huyện có nhiều thành tựu nổi bật. Thường Tín đã quy

hoạch địa bàn huyện thành 3 vùng trọng điểm để chỉ đạo xây dựng và phát triển
kinh tế theo hướng tập trung, có biện pháp khai thác phù hợp nhằm phát huy hiệu
quả tiềm năng của từng vùng. Trong đó, Vùng 1: phía Bắc huyện, tiếp giáp với thủ
đô Hà Nội sẽ tập trung các cơ sở quốc doanh của Trung ương, tỉnh và các xí nghiệp
liên doanh với nước ngoài và đầu tư phát triển các làng nghề điêu khắc, tre đan xuất
khẩu, sơn mài,… Vùng 2: nằm ở giữa huyện là vùng trọng điểm sản xuất nông
nghiệp, đặc biệt là sản xuất thực phẩm để cung cấp cho nhu cầu địa phương, tạo sản
phẩm hàng hoá. Đi đôi với phát triển nông nghiệp, trong Vùng 2 còn hình thành
một số cơ sở chế biến nông sản, dịch vụ nông nghiệp và một số cơ sở công nghiệp,
tiểu thủ công nghiệp. Vùng 3: phía Nam huyện là vùng trọng điểm phát triển cây
công nghiệp, cùng với đó là phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và các
hoạt động thương mại - dịch vụ khác. Trong những năm qua, trên địa bàn huyện
Thường Tín có nhiều các doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài đang hoạt động

21


hiệu quả như Công ty Liên doanh sản xuất Coca Cola, Công ty thép Mitsui Thăng
Long, Xí nghiệp sản xuất bao bì GROWN VINALIMEX, nhà máy bia châu Á Thái
Bình Dương.
- Người dân Thường Tín cần cù, thông minh, sáng tạo, năng động, có tinh thần
đoàn kết.
- Có tiềm năng phát triển du lịch, có thể kết hợp mô hình phát triển du lịch
làng nghề và phát triển các sản phẩm thủ công mỹ nghệ.
Khó khăn:
- Thường Tín không có diện tích đất lâm nghiệp; nguồn nguyên liệu phục vụ
cho làng nghề không nhiều, do đó các làng nghề phải khai thác nguyên liệu từ bên
ngoài.
- Khí hậu Thường Tín mang những nét đặc trưng của khí hậu đồng bằng Bắc
bộ: nhiệt đới, gió mùa, nắng, mưa nhiều, mùa đông giá rét ít mưa. Chế độ gió mùa

với những diễn biến phức tạp làm khí hậu diễn biến thất thường theo từng mùa,
từng năm. Lượng mưa khá lớn, phân bố không đồng đều. Có năm mưa thất thường,
đột xuất kéo dài với lượng mưa lớn vào cuối tháng 10 gây nhiều khó khăn cho đời
sống và hoạt động sản xuất của các làng nghề.
- Có ít các cơ sở đào tạo nghề. Trung tâm hướng nghiệp dạy nghề của huyện
có quy mô nhỏ, cơ sở vật chất còn hạn chế. Các chương trình dạy nghề chậm đổi
mới chưa phù hợp với điều kiện phát triển nghề, chưa gắn với sản xuất.
1.2.3. Thực trạng các làng nghề truyền thống của huyện Thường Tín trước
năm 1991
Huyện Thường Tín là một trong những nơi có nhiều làng nghề thủ công truyền
thống xuất hiện từ lâu đời, nhiều nghề đã có từ thế kỷ XVII, XVIII như nghề thêu
Quất Động, nghề chế tác sừng Thuỵ Ứng đã có cách đây gần 400 năm, nghề sơn
mài Hạ Thái có cách đây 200 năm,… Trong tiến trình lịch sử, các làng nghề của
huyện Thường Tín có nhiều biến động, lúc phát triển rực rỡ, lúc suy thoái, thậm chí
có nghề bị thất truyền.

22


Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, các làng nghề huyện Thường Tín khá
phát triển dưới thời phong kiến để phục vụ vua chúa các triều đại. Chẳng hạn như
làng nghề thêu ren Quất Động trước đây người thợ thêu ren thường làm những mặt
hàng nghi lễ hay phục vụ cung đình như thêu câu đối, trướng, nghi môn treo ở đình,
chùa; các loại khăn chầu, áo ngự cho vua chúa. Thời kỳ Pháp thuộc, dưới ách đô hộ
của thực dân Pháp, các LNTT không có điều kiện phát triển do bị cạnh tranh bởi các
cơ sở công nghiệp của Pháp, chính sách kìm hãm sự phát triển của kinh tế thuộc địa
và những chính sách khuyến khích phát triển nhằm mở rộng vơ vét, bóc lột của cải
cũng như hạn chế sự phát triển của các làng nghề.
Sau ngày hoà bình lập lại ở miền Bắc cho đến trước thời kỳ đổi mới (1954 1986), các làng nghề ở huyện Thường Tín cũng đi vào bước phát triển mới cùng với
xu thế phát triển chung của các làng nghề Việt Nam. Rất nhiều các tổ chức sản xuất

kinh doanh, hợp tác xã ở các làng nghề đã ra đời. Các sản phẩm được tiêu thụ
không chỉ ở huyện, tỉnh mà còn khắp cả nước, trong đó nơi có nhiều các sản phẩm
của các làng nghề huyện Thường Tín, chính là Hà Nội. Không những thế, sản phẩm
của các làng nghề huyện còn được xuất sang các nước khác trên thị trường các nước
xã hội chủ nghĩa cũ. Sản xuất kinh doanh hàng thủ công nghiệp và thủ công nghiệp
truyền thống thu hút rất nhiều lao động không chuyên ở mọi lứa tuổi. Ngày
20/12/1983, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác
lãnh đạo năm 1983, trong đó có đánh giá về sản xuất thủ công nghiệp: Các mặt
hàng truyền thống như mây tre đan, sơn mài mỹ nghệ được duy trì, các mặt hàng
thêu tăng gấp 3 lần so với năm 1982. Tính chung, sản xuất thủ công nghiệp đạt giá
trị sản lượng trên 110 triệu đồng, tăng 69,8% so với kế hoạch. Các mặt hàng xuất
khẩu đạt giá trị sản lượng 39 triệu đồng, trong đó hàng thủ công nghiệp đạt 22 triệu
đồng.
Tuy nhiên thời kỳ này, do không chú ý phát triển kinh tế tư nhân nên các
LNTT với tư cách là đơn vị kinh tế độc lập đã chuyển thành các HTX TTCN hay
các tổ hợp nghề hoặc các đội ngành nghề nằm trong HTX nông nghiệp. Các HTX
này với trình độ quản lý yếu kém là một trong những nguyên nhân khiến LNTT

23


×