ĐẢNG BỘ HUYỆN CHƯƠNG MỸ,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI LÃNH ĐẠO
XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HOÁ
TỪ NĂM 1998 ĐẾN NĂM 2013
LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ
Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Mã số: 60220315
HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS ĐỖ ĐÌNH HÃNG
Hà Nội, tháng 9 năm 2014
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu trong luận văn là trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn
chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nào.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Hoàng Minh Hiến
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
Trang
1
Chương 1: ĐẢNG BỘ HUYỆN CHƯƠNG MỸ LÃNH
ĐẠO XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA TỪ NĂM
1998 ĐẾN NĂM 2008
1.1. Đảng bộ Chương Mỹ lãnh đạo xây dựng và phát triển
văn hoá thời gian trước năm 1998
1.1.1. Điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội, truyền
thống văn hoá
1.1.2. Sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện trong xây dựng và
phát triển văn hóa trước năm 1998
1.2. Quá trình Đảng bộ huyện lãnh đạo xây dựng và phát
triển văn hoá từ năm 1998 đến năm 2008
1.2.1. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây
dựng và phát triển văn hóa
1.2.2. Đảng bộ tỉnh Hà Tây triển khai thực hiện đường lối
xây dựng và phát triển văn hóa của Đảng
1.2.3. Quá trình Đảng bộ huyện Chương Mỹ lãnh đạo xây
dựng và phát triển văn hóa từ năm 1998 đến năm 2008
1.2.4. Kết quả tổ chức thực hiện trên một số lĩnh vực chủ
yếu
Chương 2: ĐẢNG BỘ HUYỆN CHƯƠNG MỸ LÃNH
ĐẠO XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA TỪ NĂM
2008 ĐẾN NĂM 2013
2.1. Quan điểm, chủ trương của Đảng bộ Thành phố Hà Nội
về phát triển văn hóa
2.1.1. Bối cảnh mới
10
10
10
18
22
22
25
29
42
53
53
53
2.1.2. Chỉ đạo phát triển văn hóa của Đảng bộ Thành phố
Hà Nội
2.2. Quá trình Đảng bộ huyện lãnh đạo xây dựng và phát
triển văn hoá từ năm 2008 đến năm 2013
2.2.1. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo việc tổ chức triển khai
thực hiện
2.2.2. Công tác tuyên truyền
2.3. Những kết quả chủ yếu
2.3.1. Về xây dựng con người với tư tưởng, phẩm chất đạo đức,
lối sống mới
2.3.2. Về xây dựng môi trường văn hóa
2.3.3. Về bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa
2.3.4. Về phát triển sự nghiệp giáo dục - đào tạo, khoa học
công nghệ
2.3.5. Về phát triển, quản lý hệ thống thông tin đại chúng
2.3.6. Về củng cố, xây dựng và hoàn thiện thể chế văn hóa
2.3.7. Về công tác quản lý nhà nước trên lĩnh vực văn hóa
2.3.8. Về hoạt động đấu tranh chống âm mưu “Diễn biến
hòa bình” trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa
2.3.9. Về công tác dân tộc, tôn giáo
2.3.10. Về triển khai các nhóm giải pháp lớn thực hiện Nghị
quyết Trung ương 5 (khoá VIII)
Chương 3: NHẬN XÉT VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM
3.1. Nhận xét chung
3.1.1. Thành tựu và những hạn chế chủ yếu
3.1.2. Nguyên nhân của thành tựu và hạn chế
3.2. Một số kinh nghiệm
55
60
60
65
66
66
68
72
73
74
75
76
77
78
78
83
83
83
86
87
KẾT LUẬN
NHỮNG CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
92
95
96
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Văn hóa là một lĩnh vực rộng lớn, gắn liền với con người, do con người
sáng tạo ra và phục vụ cho cuộc sống của con người. Văn hoá đóng vai trò
quan trọng đối với sự phát triển, hưng thịnh hay suy vong của một quốc gia,
một dân tộc.
Văn hóa Việt Nam hình thành và phát triển trong quá trình dựng nước
và giữ nước, gắn bó chặt chẽ với vận mệnh dân tộc. Nền văn hoá Việt Nam là
nền văn hoá lâu đời, là kết quả lao động sáng tạo, đấu tranh dũng cảm kiên
cường của các thế hệ người Việt Nam.
Kể từ khi ra đời và trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam,
Đảng Cộng sản Việt Nam rất quan tâm đến vấn đề xây dựng, phát triển văn
hoá và con người. Đảng đã ban hành nhiều văn kiện, nghị quyết xác định rõ
vai trò, vị trí lãnh đạo của Đảng đối với văn hóa, đề ra tư tưởng chỉ đạo để
xây dựng nền văn hóa mới, phát huy vai trò động lực tinh thần của văn hóa
góp phần có hiệu quả vào thắng lợi của cách mạng.
Tháng 7 năm 1998, xác định tầm quan trọng của văn hoá đối với sự
nghiệp đổi mới, Hội nghị Trung ương 5 (khóa VIII) đã thảo luận và ra Nghị
quyết “Về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản
sắc dân tộc”. Nghị quyết xác định xây dựng và phát triển văn hóa làm nền
tảng tinh thần của xã hội; văn hoá là mục tiêu, động lực, hệ điều tiết sự phát
triển kinh tế - xã hội. Đảng từng bước đổi mới, nâng cao năng lực hiệu quả
lãnh đạo trên lĩnh vực văn hóa, trong xây dựng đời sống văn hoá, nhất là đời
sống văn hóa ở cơ sở. Kết quả qua 15 năm thực hiện các nhiệm vụ nêu ra
trong Nghị quyết Trung ương 5 (khoá VIII) đã góp phần to lớn vào phát triển
kinh tế - xã hội, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, góp phần thực hiện
mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
2
Chương Mỹ là huyện ngoại thành Hà Nội có truyền thống văn hóa,
truyền thống yêu nước và cách mạng. Chương Mỹ là một địa phương có
phong trào xây dựng đời sống văn hóa mới từ ngay sau cách mạng tháng Tám
(năm 1945), trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, sau hòa
bình lập lại trên miền Bắc, kháng chiến chống Mỹ cứu nước, xây dựng chủ
nghĩa xã hội và được tiếp tục duy trì, phát triển trong thời kỳ đổi mới.
Sự lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) từ
năm 1998 đến năm 2013 của Đảng bộ huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội
có nhiều ưu điểm có thể đúc rút thành kinh nghiệm cho việc lãnh đạo, chỉ đạo
ở một địa bàn nông thôn ngoại thành trong quá trình xây dựng và phát triển
văn hóa, xây dựng nông thôn mới. Bên cạnh ưu điểm, hiệu quả lãnh đạo, chỉ
đạo của Đảng bộ huyện Chương Mỹ trong xây dựng và phát triển văn hóa từ
năm 1998 đến năm 2013 trên địa bàn huyện cũng còn bộc lộ một số hạn chế
cần được chỉ rõ, phân tích nguyên nhân làm cơ sở cho việc đề ra giải pháp
nâng cao hiệu quả sự lãnh đạo, chỉ đạo giai đoạn tiếp theo.
Từ những lý do nêu trên, là một cán bộ được phân công trực tiếp tham
gia lãnh đạo và quản lý văn hóa trên địa bàn huyện, tôi chọn vấn đề “Đảng
bộ huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội lãnh đạo xây dựng và phát triển
văn hóa từ năm 1998 đến năm 2013” làm luận văn cao học chuyên ngành
Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích
- Sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ huyện Chương Mỹ trong xây dựng
và phát triển văn hóa trên địa bàn huyện từ năm 1998 đến năm 2013.
- Góp phần vào việc tổng kết quá trình và sự lãnh đạo của Đảng bộ
Thành phố Hà Nội trong 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khoá
VIII) trên địa bàn Thủ đô.
3
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Các chủ trương, quan điểm của Đảng, nhất là Nghị quyết Trung ương
5 (khoá VIII), các chính sách, kế hoạch của nhà nước, của Thủ đô liên quan
đến việc tổ chức thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII).
- Các chủ trương, quan điểm của Huyện uỷ, các cấp uỷ, việc tổ chức
thực hiện của chính quyền và hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở trên địa
bàn huyện Chương Mỹ trong xây dựng và phát triển văn hoá từ năm 1998 đến
năm 2013.
- Kết quả sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ huyện Chương Mỹ đối với
công tác xây dựng và phát triển văn hoá từ năm 1998 đến năm 2013.
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Đã có nhiều công trình nghiên cứu và tài liệu có liên quan đến đề tài và
nội dung của luận văn này. Có thể khái quát như sau:
Một là, nhóm các tài liệu nghiên cứu nguyên lý của chủ nghĩa Mác -
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về
văn hoá, về xây dựng và phát triển văn hoá.
Có thể nêu ra một số tác phẩm như: Phạm Quang Nghị (1996), chủ
biên), Một số vấn đề lý luận văn hóa thời kỳ đổi mới, Nhà xuất bản Chính trị
Quốc gia, Hà Nội; Trần Văn Bính (1996, chủ biên), Văn hóa dân tộc trong
quá trình mở cửa ở nước ta hiện nay, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà
Nội; Trần Văn Bính (1998, chủ biên), Văn hóa trong lãnh đạo chính trị của
Đảng ta hiện nay, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội; Hoàng Vinh
(1999), Mấy vấn đề lý luận và thực tiễn xây dựng văn hóa ở nước ta, Nhà
xuất bản Văn hóa - Thông tin, Hà Nội; Trần Văn Bính (2000, chủ biên), Lý
luận văn hóa và đường lối văn hóa của Đảng, Nhà xuất bản Chính trị Quốc
gia, Hà Nội; Nguyễn Khoa Điềm (2001, chủ biên), Về xây dựng và phát triển
nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, Nhà xuất bản Chính
4
trị Quốc gia, Hà Nội; Nguyễn Đức Bình (2004), Suy nghĩ thêm về Nghị quyết
Trung ương 5 (khóa VIII) về văn hóa, Tạp chí Lý luận chính trị, số 6; Nguyễn
Chí Bền (2006), Văn hóa Việt Nam - Mấy vấn đề lý luận và thực tiễn, Nhà
xuất bản Văn hóa - Thông tin, Hà Nội; Nguyễn Phú Trọng (2006, chủ biên),
Đổi mới và phát triển ở Việt Nam - một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nhà
xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội; Đỗ Đình Hãng (2007, chủ biên), Lý
luận văn hoá và đường lối văn hoá của Đảng, (tập bài giảng), Nhà xuất bản
Chính trị Quốc gia, Hà Nội; Đỗ Đình Hãng (2007, chủ biên), Tìm hiểu Đường
lối văn hóa của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia,
Hà Nội; Phạm Duy Đức (2008, chủ biên), Quan điểm của Chủ nghĩa Mác -
Lênin về văn hóa, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội; Phạm Duy Đức
(2009, chủ biên), Phát triển văn hóa Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 - Những
vấn đề phương pháp luận, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội; Giang
Thị Huyền (2010, chủ biên), Một số chuyên đề văn hóa và phát triển, Nhà
xuất bản Lý luận Chính trị - Hành chính, Hà Nội; Phạm Duy Đức (2010, chủ
biên), Đường lối văn hóa của Đảng Cộng sản Việt Nam từ năm 1930 đến nay,
Nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin, Hà Nội…
Trong các tài liệu này, các tác giả tập trung phân tích làm rõ các khái
niệm, bản chất, cấu trúc, chức năng, quy luật vận động của văn hoá; quan
điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hoá, xây
dựng và phát triển văn hoá, xây dựng con người. Các công trình nghiên cứu
đã nêu và phân tích một số vấn đề cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn liên
quan đến xây dựng và phát triển nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân
tộc, vấn đề Đảng lãnh đạo văn hóa ở nước ta. Các tác giả nghiên cứu, phân
tích cơ sở lý luận và thực tiễn các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về
văn hoá; phân tích, đánh giá những quan điểm quan trọng về văn hoá được
Đảng thể hiện ngay trong Cương lĩnh Chính trị công bố trong dịp thành lập
5
Đảng, từng bước phát triển theo yêu cầu của mỗi giai đoạn cách mạng. Nghị
quyết Hội nghị Trung ương 5 (khoá VIII) được coi là Cương lĩnh văn hoá của
Đảng trong thời kỳ đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Các
công trình nghiên cứu đều khẳng định đường lối văn hóa của Đảng, sự lãnh
đạo của Đảng là nguyên nhân cơ bản cho các thành tựu trong xây dựng và
phát triển văn hóa ở nước ta trong thời kỳ đổi mới, hội nhập quốc tế.
Hai là, nhóm các tài liệu nghiên cứu xu hướng vận động, phát triển và
thực trạng nền văn hóa Việt Nam trong quá trình triển khai thực hiện Nghị
quyết Trung ương 5 (khóa VIII).
Các tài liệu chính như: Hồ Sĩ Vịnh (1999), Văn hóa Việt Nam trong
tiến trình đổi mới, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội; Đỗ Huy (2002),
Nhận diện văn hóa Việt Nam và sự biến đổi của nó trong thế kỷ XX, Nhà xuất
bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội; Phạm Minh Hạc - Nguyễn Khoa Điềm
(2003, Đồng Chủ biên), Về phát triển văn hóa và xây dựng con người thời kỳ
công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội,
2003; Đỗ Thị Minh Thúy (2004, chủ biên), Xây dựng và phát triển văn hóa
Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc - Thành tựu và kinh nghiệm, Nhà
xuất bản Văn hóa - Thông tin, Hà Nội; Viện Văn hóa và phát triển (2010),
Mười năm xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà
bản sắc dân tộc - Kết quả và những vấn đề đặt ra, Nhà xuất bản Chính trị
Quốc gia, Hà Nội…
Các tài liệu nghiên cứu đã khẳng định Đảng Cộng sản Việt Nam qua 15
năm lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khoá
VIII) công cuộc xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam theo định
hướng tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc đã thu được nhiều thành tựu, nổi bật
trên một số lĩnh vực cụ thể như: tư tưởng, đạo đức, lối sống; xây dựng đời
sống văn hoá cơ sở; về bảo tồn, phát huy di sản văn hoá, giữ gìn bản sắc văn
6
hoá dân tộc; về quan hệ hợp tác, giao lưu văn hóa; về phát triển giáo dục đào
tạo, khoa học công nghệ; về phát triển và quản lý hệ thống phương tiện thông
tin đại chúng (nhất là internet), về phát triển văn học nghệ thuật, về hoàn thiện
thể chế và thiết chế văn hoá; về bảo tồn phát triển văn hoá các dân tộc thiểu
số, về quản lý nhà nước trên lĩnh vực văn hoá, về tổ chức các phong trào thi
đua yêu nước của các tầng lớp nhân dân tham gia xây dựng đời sống văn hoá
ở cơ sở. Bên cạnh đó, các tài liệu nghiên cứu cũng chỉ rõ trong triển khai thực
hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khoá VIII) cũng còn nhiều hạn chế, tồn tại
cần có giải pháp đồng bộ, cụ thể hơn để nâng cao chất lượng và hiệu quả công
cuộc xây dựng và phát triển văn hoá; chất lượng và hiệu quả sự lãnh đạo của
Đảng trong xây dựng và phát triển văn hoá.
Ba là, nhóm tài liệu nghiên cứu về huyện Chương Mỹ, sự lãnh đạo của
Đảng bộ huyện trong xây dựng và phát triển văn hóa trên địa bàn huyện.
Một số công trình, tài liệu tiêu biểu như: Huyện uỷ Chương Mỹ (2002),
Chương Mỹ: Xưa và nay, Nhà xuất bản Văn hoá - Thông tin, Hà Nội; Đảng
bộ huyện Chương Mỹ (2005), Văn kiện Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXI;
Nhiều tác giả (2007), Chương Mỹ trên hành trình phát triển, Nhà xuất bản
Thế giới mới, Hà Nội; Huyện uỷ Chương Mỹ (2007), Lịch sử Đảng bộ huyện
Chương Mỹ, Tập I (1930 - 1945), Nhà xuất bản Hà Nội; Sở Văn hoá, Thể
thao và Du lịch Hà Tây (2008), Địa chí Hà Tây, Nhà xuất bản Văn hoá -
Thông tin, Hà Nội; Huyện ủy Chương Mỹ (2009), Lịch sử Đảng bộ huyện
Chương Mỹ, Tập II (1954 - 1975), Nhà xuất bản Hà Nội; Đảng bộ huyện
Chương Mỹ (2010), Văn kiện Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXII; Huyện ủy
Chương Mỹ (2012), Lịch sử Đảng bộ huyện Chương Mỹ, Tập III (1975 -
2010), Nhà xuất bản Hà Nội; Lưu Minh Trị (2012, chủ biên), Hà Nội -
Truyền thống và Di sản, Nhà xuất bản Văn hoá - Thông tin, Hà Nội; Ban
Tuyên giáo Thành uỷ Hà Nội (2013), Thủ đô Hà Nội - 5 năm mở rộng địa
7
giới hành chính, Hà Nội; Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội (2013), Luật
Thủ đô và các văn bản quy phạm pháp luật cụ thể hoá Luật thủ đô, Nhà xuất
bản Hà Nội; Thành uỷ Hà Nội (2013), Báo cáo tổng kết 15 năm thực hiện
Nghị quyết Trung ương 5 (khoá VIII); Huyện uỷ Chương Mỹ (2013), Báo cáo
tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khoá VIII); Hội đồng
nhân nhân - Uỷ ban nhân dân huyện Chương Mỹ (2014), Lịch sử Hội đồng
nhân dân - Uỷ ban nhân dân huyện Chương Mỹ 1945 - 2011, Nhà xuất bản
Văn hoá - Thông tin, Hà Nội…
Các tài liệu trên đã nghiên cứu lịch sử, kinh tế - xã hội, văn hoá huyện
Chương Mỹ trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc nói chung, quê
hương Chương Mỹ nói riêng từ xa xưa đến nay. Các tài liệu khẳng định với vị
trí, điều kiện địa lý tự nhiên, đặc điểm kinh tế - xã hội trải qua hàng ngàn
năm, vùng đất Chương Mỹ ngày nay đã sản sinh, nuôi dưỡng lớp lớp người
con cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất hình thành vùng “đất trăm
nghề”, thông minh, hiếu học, kiên cường, dũng cảm trong đấu tranh chống
ngoại xâm, chống chọi với thiên tai.
Các tài liệu nêu trên cũng đề cập tới sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện
Chương Mỹ trong xây dựng và phát triển văn hoá, trong quá trình triển khai
thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khoá VIII) về xây dựng và phát triển nền
văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc trên địa bàn
huyện.
Tuy nhiên, cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập đến
một cách có hệ thống và cụ thể về quá trình lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng và
phát triển văn hoá của Đảng bộ huyện Chương Mỹ theo tinh thần Nghị quyết
Trung ương 5 (khoá VIII) từ năm 1998 đến năm 2013.
Trên cơ sở kế thừa có chọn lọc, đề tài luận văn “Đảng bộ huyện
Chương Mỹ, thành phố Hà Nội lãnh đạo xây dựng và phát triển văn hoá từ
8
năm 1998 đến năm 2013" có ý nghĩa lý luận, thực tiễn và không trùng lặp với
những công trình nghiên cứu đã có.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Quan điểm, tư tưởng chỉ đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng bộ
thành phố Hà Nội, Đảng bộ huyện Chương Mỹ trong xây dựng và phát triển
văn hóa.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Sự lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng và phát triển văn hoá trên địa bàn huyện
của Đảng bộ huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội từ năm 1998 đến năm
2013.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin, quan điểm của Đảng Cộng sản
Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa, xây dựng và phát triển văn hóa.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu chuyên ngành lịch sử Đảng
Cộng sản Việt Nam (phương pháp lịch sử và phương pháp logic); ngoài ra
còn sử dụng các phương pháp cụ thể như: hệ thống, phân tích, thống kê, tổng
hợp, so sánh để tìm hiểu những nội dung chủ yếu của quá trình lãnh đạo, chỉ
đạo thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) trên địa bàn huyện
Chương Mỹ, thành phố Hà Nội.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận
Góp phần vào việc tổng kết quá trình lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, của
các cấp uỷ Đảng nói chung, của Đảng bộ huyện Chương Mỹ nói riêng trong
15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khoá VIII).
9
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Góp phần đánh giá kết quả sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ huyện
Chương Mỹ trong nhiệm vụ xây dựng và phát triển văn hoá ở địa bàn một
huyện ngoại thành; làm rõ những hạn chế và nguyên nhân; một số kinh
nghiệm có thể rút ra để nâng cao chất lượng, hiệu quả lãnh đạo, chỉ đạo của
Đảng bộ trong quán triệt và thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khoá VIII)
thời gian tới.
6.3. Đóng góp mới của luận văn
- Là đề tài nghiên cứu cơ bản về quá trình lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức
thực hiện xây dựng và phát triển văn hoá ở địa bàn một huyện ngoại thành
Thủ đô.
- Là tài liệu tham khảo cho các cấp uỷ Đảng cơ sở trong lãnh đạo, chỉ
đạo, tổ chức thực hiện xây dựng và phát triển văn hóa theo tinh thần Nghị
quyết Trung ương 5 (khoá VIII) thời gian tới.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục, Những công trình của tác giả đã
công bố, Tài liệu tham khảo; Luận văn được kết cấu thành 3 chương, 07 tiết.
10
CHƯƠNG 1
ĐẢNG BỘ HUYỆN CHƯƠNG MỸ LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG
VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA TỪ NĂM 1998 ĐẾN NĂM 2008
1.1. ĐẢNG BỘ CHƯƠNG MỸ LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG VÀ PHÁT
TRIỂN VĂN HOÁ THỜI GIAN TRƯỚC NĂM 1998
1.1.1. Điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội, truyền thống
văn hoá
1.1.1.1. Điều kiện tự nhiên
Huyện Chương Mỹ có diện tích tự nhiên 232,94 km
2
, phía Bắc giáp
huyện Quốc Oai; phía Nam giáp huyện Ứng Hòa, Mỹ Đức; phía Đông giáp
quận Hà Đông và huyện Thanh Oai (thành phố Hà Nội); phía Tây giáp huyện
Lương Sơn (tỉnh Hòa Bình).
Về địa danh hành chính, thời kỳ Bắc thuộc huyện Chương Mỹ là một
bộ phận của quận Giao Chỉ. Đến triều nhà Đinh, Chương Mỹ thuộc đạo Quốc
Oai. Sang triều Trần, Chương Mỹ là một phần của huyện Ứng Thiên, châu
Quốc Oai, lộ Đại La Thành và một phần đất huyện Mỹ Lương, lộ Quảng Oai.
Thời Lê, vùng đất Chương Mỹ ngày nay thuộc huyện Chương Đức, phủ Ứng
Thiên của Sơn Nam Thừa tuyên và một phần huyện Yên Sơn, huyện Mỹ
Lương của phủ Quốc Oai, thuộc Sơn Tây. Đến triều Gia Long, Chương Mỹ là
phần đất của huyện Yên Sơn, Mỹ Lương thuộc phủ Quốc Oai, trấn Sơn Nam
Thượng. Năm 1831, vua Minh Mạng phân lại địa giới, đổi trấn thành tỉnh.
Năm 1880, vua Tự Đức cho lập đạo Mỹ Đức gồm địa hạt hành chính các
huyện: Hoài Yên, Chương Đức thuộc tỉnh Hà Nội và huyện Mỹ Lương, tỉnh
Sơn Tây. Năm 1888 (năm Đồng Khánh thứ ba), nhà Nguyễn chia đạo Mỹ
Đức làm 02 vùng: vùng người Mường nhập vào tỉnh Phương Lâm (Hòa
Bình), còn vùng người Kinh thì chia thành 02 huyện: huyện Yên Đức (Mỹ
11
Đức) và Chương Mỹ. Đây là mốc đầu tiên thành lập huyện Chương Mỹ gồm
09 tổng; năm 1904, huyện Chương Mỹ là một trong 10 huyện, thị xã của tỉnh
Hà Đông (gồm các huyện Chương Mỹ, Thanh Oai, Ứng Hoà, Mỹ Đức,
Thường Tín, Phú Xuyên, Hoài Đức, Đan Phượng, Thanh Trì và thị xã Hà
Đông).
Thời Pháp thuộc, sau Cách mạng tháng Tám (năm 1945) và trong
kháng chiến chống thực dân Pháp, huyện Chương Mỹ vẫn thuộc tỉnh Hà
Đông.
Tháng 4-1965, Bộ Chính trị (khoá II) ra Nghị quyết số 112 quyết định
hợp nhất hai tỉnh Hà Đông, Sơn Tây thành tỉnh Hà Tây thì huyện Chương Mỹ
thuộc tỉnh Hà Tây.
Tháng 12-1975, Quốc hội quyết định hợp nhất hai tỉnh Hà Tây, Hòa Bình
thành tỉnh Hà Sơn Bình, huyện Chương Mỹ thuộc tỉnh Hà Sơn Bình. Tháng 9-
1991, Quốc hội quyết định tái lập lại hai tỉnh Hà Tây, Hoà Bình, huyện Chương
Mỹ thuộc tỉnh Hà Tây.
Từ ngày 01-8-2008, thực hiện Nghị quyết số 15/2008/NQ-QH12 của
Quốc hội (khoá XII) về việc điều chỉnh địa giới hành chính Thành phố Hà
Nội và một số tỉnh có liên quan, tỉnh Hà Tây hợp nhất với Hà Nội, Chương
Mỹ trở thành một huyện của Thành phố Hà Nội.
Huyện Chương Mỹ có 02 thị trấn, 30 xã, 215 thôn, xóm, khu phố. Sinh
sống trên địa bàn huyện có 02 dân tộc chính: người Kinh chiếm 99% dân số;
người Mường chiếm 0,46% dân số sống tập trung ở thôn Đồng Ké, xã Trần
Phú; các dân tộc khác chiếm 0,54% dân số. Chương Mỹ là huyện có dân số
đông: năm 2000 hơn 26,9 vạn người, mật độ 1.156 người/km
2
, Năm 2012 hơn
30,6 vạn người; mật độ dân số là 1.319 người/km
2
. Dân số có sự chênh lệch
rất lớn giữa nông thôn và thành thị: thành thị chiếm 12,18%; nông thôn chiếm
87,82%; dự báo đến năm 2020 dân số khoảng 36,2 vạn người; trong đó dân số
12
đô thị khoảng 14,5 vạn người, dân số nông thôn khoảng 21,7 vạn người.
Địa hình huyện Chương Mỹ vừa mang đặc trưng của vùng đồng bằng
châu thổ sông Hồng, vừa mang đặc trưng của vùng bán sơn địa; được phân
thành 03 khu vực chính: vùng bán sơn địa chiếm hơn 40% diện tích có tiềm
năng phát triển kinh tế trang trại, thương mại, dịch vụ du lịch sinh thái, các
khu chơi giải trí; vùng bãi ven sông Đáy chiến hơn 20% diện tích là lợi thế để
phát triển loại hình du lịch xanh; vùng trũng giữa huyện chiếm gần 40% diện
tích, khu vực này có quốc lộ 6, tỉnh lộ 419 chạy qua và nhiều làng nghề
truyền thống có tiềm năng phát triển nông nghiệp, các điểm công nghiệp, tiểu
thủ công nghiệp và các dịch vụ du lịch, vui chơi giải trí. Một số vùng phía
Tây giáp với huyện Lương Sơn (tỉnh Hòa Bình), phía Bắc giáp huyện Quốc
Oai có địa hình gò đồi, nhưng ngay chân các vùng gò đồi này là cả một vùng
trũng như một thung lũng của các ngọn núi cao xung quanh; phía Đông Nam,
nhất là vùng lưu vực sông Đáy là vùng đất phù sa tương tự vùng châu thổ
sông Hồng.
Khí hậu trên địa bàn huyện được phân thành hai vùng rõ rệt. Khí hậu
vùng đồng bằng nhiệt độ trung bình năm từ 23 - 24
0
C, lượng mưa trung bình
từ 1700m - 1800m. Khí hậu vùng đồi gò với độ cao trung bình 15 - 50 m, chịu
ảnh hưởng của gió phơn Tây Nam, nhiệt độ trung bình 24 - 25
0
C.
Chương Mỹ có ba con sông lớn: sông Đáy (chiều dài khoảng 28 km, từ
Phụng Châu đến Ba Thá qua địa phận 09 xã); sông Bùi (chiều dài 23 km, từ
cầu Tân Trượng (điểm giao với sông Tích) qua địa phận 13 xã, thị trấn) và
sông Tích (chiều dài khoảng 1 km qua địa bàn thị trấn Xuân Mai; hàng chục
đầm hồ rộng hàng trăm ha, có những hồ lớn như hồ Đồng Sương, hồ Văn
Sơn, hồ Miễu); đặc biệt là mạch nước ngầm trữ lượng lớn thuận lợi cho phát
triển nông nghiệp, công nghiệp, phục vụ dân sinh.
Huyện có đường quốc lộ 6 chạy qua theo hướng Đông - Tây dài 19,8 km;
13
đường Hồ Chí Minh chạy qua theo hướng Bắc - Nam dài 18,2 km, tỉnh lộ 419
chạy xuyên giữa huyện theo hướng Đông Bắc - Tây Nam dài 18,1 km. Những
tuyến giao thông đường bộ, đường thuỷ không những tạo cho việc giao thông
đi lại thuận lợi mà còn tạo ra cho huyện một vị thế công thủ vững chắc trong
quốc phòng; bền vững trong phát triển kinh tế - xã hội. Theo định hướng quy
hoạch xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn năm 2050 huyện
Chương Mỹ sẽ phát triển đô thị vệ tinh Xuân Mai, thị trấn sinh thái Chúc Sơn
và các xã nông thôn mới nằm dọc hành lang xanh của sông Đáy.
Với vị trí trên, huyện Chương Mỹ có cơ hội để phát triển kinh tế - xã
hội: các khu công nghiệp và đô thị được xây dựng sẽ thu hút đầu tư trong và
ngoài nước tạo thuận lợi trong việc tiếp cận các thị trường thuộc nhiều lĩnh
vực hàng tiêu dùng, chế biến nông sản, dệt kim, thủ công mỹ nghệ; khả năng
hợp tác, liên kết để đẩy mạnh phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp.
1.1.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội
Trong những năm thực hiện công cuộc đổi mới, kinh tế huyện Chương
Mỹ liên tục tăng trưởng cao (bình quân giai đoạn 1995 - 2000 là 10,8%, giai
đoạn 2000 - 2005 là 11,2%, giai đoạn 2005 – 2010 là 14,6%). Năm 2013, tốc
độ tăng trưởng kinh tế đạt 13,1%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, tăng
dần tỷ trọng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, giảm mạnh tỷ trọng ngành
nông, lâm, ngư nghiệp.
Trên địa bàn huyện có 175/215 làng có nghề (trong đó có 34 làng được
thành phố công nhận làng nghề); 356 doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh
trong lĩnh vực công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng và trên 12.000
cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp cá thể đang hoạt động mang lại hiệu quả
kinh tế, thu hút hàng nghìn lao động tại chỗ. Trên địa bàn huyện có khu công
nghiệp Phú Nghĩa với diện tích 170 ha; dự kiến xây dựng 04 cụm công
nghiệp: Ngọc Sơn (31 ha), Đông Phú Yên (75 ha), Nam Tiến Xuân (50 ha),
14
Mỹ Văn (31 ha). Hàng mây tre giang đan của huyện Chương Mỹ đã có mặt ở
nhiều nơi trong nước và được xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới như: Nhật
Bản, Hàn Quốc, Mỹ, các nước EU. Huyện đang triển khai thực hiện quy
hoạch phát triển làng nghề du lịch Phú Vinh (xã Phú Nghĩa).
Bảng 1.1: Cơ cấu các ngành kinh tế huyện Chương Mỹ
Cơ cấu ngành kinh tế Năm 2000 Năm 2012
So sánh chuyển
dịch ngành kinh tế
Tăng Giảm
Nông - lâm - thuỷ sản 45% 20% 25%
Thương mại - dịch vụ 34,5% 37% 2,5%
Công nghiệp - tiểu thủ
công nghiệp - xây dựng
cơ bản
20% 43% 23%
(Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Chương Mỹ, Niên giám thống kê
huyện Chương Mỹ năm 2013)
Từ năm 2009 đến nay, huyện đã chỉ đạo cơ bản xây dựng thành công
thí điểm mô hình nông thôn mới xã Thụy Hương; đến năm 2013, có 30/30 xã
xây dựng và từng bước triển khai thực hiện Đề án và Đồ án quy hoạch xây
dựng nông thôn mới.
Các lĩnh vực văn hóa - xã hội như công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu
cho nhân dân, chính sách dân số - kế hoạch hoá gia đình; giải quyết việc làm
cho người lao động, công tác giáo dục - đào tạo, văn hóa thông tin có nhiều
chuyển biến; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, an ninh
nông thôn cơ bản ổn định; đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được
nâng cao rõ rệt; hoạt động của Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các
đoàn thể chuyển biến tích cực; những truyền thống tốt đẹp của Đảng bộ,
chính quyền, nhân dân trong huyện được phát huy.
15
Đến tháng 12-2013, đảng bộ huyện có 64 tổ chức cơ sở Đảng (40 Đảng
bộ và 24 chi bộ trực thuộc) với tổng số 9.013 đảng viên (chính thức: 8.655, dự
bị: 358, đảng viên nữ: 2.714, có 167 đảng viên là người có đạo).
1.1.1.3. Truyền thống văn hoá
Chương Mỹ là vùng đất có bề dày lịch sử, truyền thống dựng nước, giữ
nước hào hùng. Huyện Chương Mỹ là địa bàn cư trú của người Việt cổ gắn
liền với thời đại các vua Hùng, là nơi giao lưu kinh tế, văn hóa giữa các vùng,
miền. Thiên nhiên đã phú cho Chương Mỹ một vùng đất có núi, sông, đồng
bãi, đầm hồ, hang động. Con người sinh tụ bao đời ở đây đã khắc phục khó
khăn gian khổ, cần cù sáng tạo xây dựng quê hương, tạo lập được một diện
mạo văn hóa khá phong phú.
Do kiến tạo của tự nhiên, phía Bắc huyện (gồm các xã Tiên Phương,
Phụng Châu) là dãy núi đất, núi đá vôi ở Đồng Nanh, Tiên Lữ, Ninh Sơn, núi
Trầm, núi Bút, núi Cung, núi Vô Vi tạo ra phong cảnh thiên nhiên kỳ thú, ví
như vịnh Hạ Long trên cạn. Đất Chương Mỹ nằm trên lưu vực chi nhánh các
dòng sông như sông Tích, sông Đáy. Bằng các tư liệu lịch sử hiện có và một
số di vật khảo cổ học mới phát hiện đã chứng minh cư dân Lạc Việt đã có mặt
trên mặt đất này từ nhiều năm trước Công nguyên:
Di chỉ khảo cổ học Đồng Dền ở thôn Yên Khê (xã Đại Yên) cách
sông Tích 2,5 km, các nhà khảo cổ học đã phát hiện được nhiều di vật
bằng đá như rìu, đục đá, bàn mài đá; đồ đồng như khuôn đúc đồng, đục,
mũi mác, mũ tên, lưỡi câu, mảnh thạp, cùng các đồ trang sức như mảnh
vòng đeo tai, và các loại đồ gồm. Những di vật này là công cụ của cư
dân Lạc Việt thuộc giai đoạn Đồng Đậu [37, tr. 21].
Qua điều tra thống kê, huyện Chương Mỹ có 327 di tích, trong đó có
149 di tích đã được xếp hạng là di tích lịch sử - văn hóa (cấp quốc gia 32 di
tích; cấp tỉnh, thành phố 117 di tích). Chùa Trăm Gian (Quảng Nghiêm tự) ở
16
xã Tiên Phương xây dựng từ thời Lý Cao Tông. Chùa Hoa Nghiêm ở thôn
Phương Bản (xã Phụng Châu) xây dựng từ thời Đinh - Tiền Lê. Khu vực núi
Trầm (Tử Trầm Sơn) là một quần thể núi đá, trong đó núi Bút là một khối đá
khổng lồ dựng đứng lên trời nên được gọi là Kình Thiên Bút, động Long Tiên
rộng hàng ngàn mét vuông có suối rồng, giếng ngọc. Trên đỉnh núi Trầm có
Thiềm Thừ vọng nguyệt, am Phổ Minh, xưa kia có dòng sông Đáy chảy
quanh. Cụm di tích bao gồm chùa Trầm (Long Tiên tự), chùa Vô Vi, chùa Ba
Làng, chùa Hang (động Long Tiên), hành lang núi Bút, núi Cung. Toàn bộ
khu vực này có hồ nước, cây cổ thụ bao quanh và ngọn núi Trầm cao hơn 400
mét tạo lên cảnh sơn thủy hữu tình. Các công trình của khu di tích được xây
dựng vào thời Lê Trung hưng, tại chùa Vô Vi có một tấm bia đá ghi niên đại
năm 1615, tại hang Trầm vua Lê Hy Tông sai thợ tạc 48 pho tượng đá để thờ;
hiện nay còn một cây hương đá tạc năm 1696 khắc các bài thơ bằng chữ Nôm
có nội dung ca ngợi cảnh đẹp của khu vực này. Tại đây vua Lê, chúa Trịnh đã
xây dựng hành cung để nghỉ ngơi, cho đào hồ ven núi để tiện du ngoạn bằng
thuyền; trong khu vực này còn có dấu tích của những ngôi chùa cổ, những
hang động rộng lớn; riêng chùa Trầm được dựng lại vào năm 1913. Hầu như
làng nào trên địa bàn huyện cũng có đình, chùa, nơi sinh hoạt văn hoá tâm
linh, tổ chức lễ hội của nhân dân địa phương. Huyện Chương Mỹ có một số lễ
hội truyền thống quy mô lớn hàng năm thu hút đông đảo du khách tham gia
như hội chùa Trăm Gian (từ mồng 4 đến mồng 6 Tết Nguyên đán), hội chùa
Trầm (từ mồng 2 đến mồng 4 tháng hai Âm lịch), có lễ hội độc đáo như hội
làng Bùi Xá (thị trấn Xuân Mai), hội làng Lưu Xá (xã Hoà Chính) là lễ hội
của cư dân sông nước.
Chương Mỹ cũng là địa phương có truyền thống hiếu học, trong cuốn
“Người Hà Tây trong làng khoa bảng” đã thống kê trong 12 làng của huyện
từ năm 1247 đến năm 1849 có 26 người đỗ tiến sỹ, thám hoa, phó bảng. Làng
17
Chi Nê (xã Trung Hoà) có tới 10 vị tiến sỹ, thám hoa. Làng Yên Duyệt (xã
Tốt Động) có Đặng Ma La đỗ Thám hoa lúc 14 tuổi ở khoa thi Thái học sinh
năm Đinh Mùi (1247). Làng Ngọc Giả (xã Ngọc Hoà) có Ngô Sỹ Liên đỗ
Tiến sỹ khoa thi năm Nhâm Tuất (1442) tác giả của bộ “Đại Việt sử ký toàn
thư” nổi tiếng. Làng Lương Xá (xã Lam Điền) có Đặng Đình Tướng đỗ Tiến
sỹ khoa thi năm 1670 từng giữ chức Lại bộ Tả thị lang. Làng Phú Bến (xã
Thuỵ Hương) có Lê Ngô Cát đỗ Cử nhân năm Mậu Thìn (1818) tác giả cuốn
“Đại Nam quốc sử diễn ca”. Dòng họ Đặng ở xã Lam Điền còn có những
tướng quân kiệt xuất như Nghĩa quốc công Đặng Huấn, Quốc công Đặng Tiến
Vinh, Thượng thư Bộ binh Đặng Thế Khoa, Đô đốc Đông Lĩnh hầu Đặng
Tiến Đông với trận đánh gò Đống Đa năm 1789.
Những tư liệu lịch sử, sắc phong cho biết trong số các vị thần thờ ở
Chương Mỹ nhiều vị thần có nguồn gốc ở thời Hùng Vương (đình Nội, đình
Xá, đình Bài Trượng). Nơi đây từng là một trong địa bàn hoạt động của cuộc
khởi nghĩa Hai Bà Trưng mà hiện nay nhiều di tích lịch sử đang lưu giữ dấu
tích (quán Lương Sơn, xã Đông Sơn). Thời chống quân Nam Hán có nữ tướng
Dương Thị Phương Lan (thôn Yên Nhân, xã Hoà Chính) được Ngô Quyền
phong làm hoàng hậu. Thời nhà Trần có 5 anh em họ Uy (xã Đông Sơn) lập
đội nghĩa binh đánh giặc được Trần Hưng Đạo phong là “Ngũ hổ tướng
quân” Trong cuộc kháng chiến chống quân Minh, huyện Chương Mỹ là địa
bàn diễn ra nhiều trận đánh chống giặc của các tướng Phạm Văn Xảo, Lý
Triện, trong đó tiêu biểu là chiến thắng Tốt Động - Chúc Động (năm 1426)
được Nguyễn Trãi viết trong Bình Ngô đại cáo:
“Ninh Kiều máu chảy thành sông, hôi tanh muôn dặm,
Tốt Động thây phơi đầy nội, thối để nghìn thu” [37, tr. 28].
Trong thời điểm khẩn trương chuẩn bị bước vào cuộc kháng chiến
chống thực dân Pháp xâm lược, cuối năm 1946 Đài phát thanh Tiếng nói Việt
18
Nam đã chuyển về đóng ở chùa Trầm trước khi rút lên Việt Bắc. Tại đây,
sáng 20-12-1946, Đài Tiếng nói Việt Nam đã phát đi Lời kêu gọi Toàn quốc
kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ngày 21-01-1947 (Giao thừa Tết
Đinh Hợi) sau khi chủ trì phiên họp Hội đồng Chính phủ tại phủ Quốc Qai,
Chủ tịch Hồ Chí Minh đến Đài Tiếng nói Việt Nam đóng tại chùa Trầm đọc
thơ chúc Tết đồng bào, chiến sỹ cả nước và kiều bào ta ở nước ngoài. Đây là
lần đầu tiên Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc thơ chúc Tết qua làn sóng điện của
Đài Tiếng nói Việt Nam. Ngày 13-7-1966, Chủ tịch Hồ Chí Minh một lần nữa
về thăm và làm việc tại chùa Trầm để viết Lời kêu gọi chống Mỹ cứu nước.
Với vị trí, đặc điểm tự nhiên đa dạng, phong phú, vùng đất Chương Mỹ
đã sản sinh và nuôi dưỡng lớp lớp người con cần cù, sáng tạo trong lao động
sản xuất, thông minh, tài trí trong học hành, kiên cường, bất khuất trong
chống giặc ngoại xâm. Quá trình đó đã tạo dựng nên đời sống văn hoá tinh
thần, cốt cách con người của một vùng quê giàu truyền thống văn hoá, truyền
thống yêu nước. Bề dày truyền thống đó là di sản tinh thần vô giá, là sức
mạnh không bao giờ cạn để nhân dân Chương Mỹ giữ gìn, phát huy trong tiến
trình xây dựng và bảo vệ quê hương.
1.1.2. Sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện trong xây dựng và phát triển
văn hoá trước năm 1998
Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, Đảng bộ Chương Mỹ đặc biệt
chú trọng lãnh đạo công tác thông tin tuyên truyền, văn nghệ, thể dục thể
thao, vận động bài trừ hủ tục, xây dựng nếp sống văn hóa mới và phong trào
Bình dân học vụ. Trong công tác thông tin tuyên truyền, ngoài các tổ phát
thanh đọc tin, làng nào cũng có một đội văn nghệ do lực lượng thanh niên,
trung niên làm nòng cốt.
Từ năm 1954, sau khi hoà bình lập lại, Đảng bộ Chuơng Mỹ chỉ đạo
đẩy mạnh các hoạt động thông tin văn hóa, văn nghệ, bưu điện, phát hành
19
sách báo phát triển phục vụ tích cực cho lãnh đạo công cuộc cải tạo, khôi
phục kinh tế. Trong thời gian này, Huyện ủy tách phần việc tuyên truyền văn
hóa, văn nghệ trong Ban Tuyên huấn Huyện ủy sang Phòng Văn hóa huyện
thuộc Ủy ban hành chính huyện. Hầu hết các xã đều có đội văn nghệ nghiệp
dư. Hoạt động thể dục thể thao, nhất là bóng đá, bóng chuyền phát triển
mạnh. Hàng tháng, đội chiếu phim lưu động của tỉnh về phục vụ nhân dân.
Mạng lưới giáo dục, y tế, thông tin văn hóa, thể dục thể thao đã được xây
dựng, củng cố từ huyện đến xã, thôn. Hoạt động văn hóa, thông tin, văn
nghệ được đẩy mạnh. Đến năm 1960:
Toàn huyện có 70 đội văn nghệ, 20 tủ sách, 2 đối chiếu bóng lưu
động thường xuyên hoạt động hướng vào việc cổ vũ, động viên nhiệm
vụ đẩy mạnh sản xuất, giáo dục chính trị tư tưởng, phổ biến khoa học
kỹ thuật, vệ sinh phòng bệnh, xây dựng nếp sống văn hóa mới chống
mọi ảnh hưởng của tư tưởng đế quốc phong kiến, khắc phục mọi biểu
hiện của chủ nghĩa cá nhân, bài trừ tư tưởng lạc hậu, mê tín dị đoan,
những phong tục cổ hủ do chế độ cũ để lại. Công tác văn hoá, thông tin,
văn nghệ còn cổ vũ nhân dân trong huyện hưởng ứng phong trào đấu
tranh chống Mỹ - Diệm khủng bố, đàn áp cách mạng miền Nam. Mặt
trận Tổ quốc huyện và xã tổ chức lấy chữ ký của nhân dân đòi Mỹ -
Diệm lập lại quan hệ thư tín Bắc - Nam, tố cáo tội ác của chúng, đòi
xoá bỏ Luật 10-1959…[38, tr. 116-117].
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, công tác văn hoá văn nghệ được
các cấp uỷ quan tâm: mở lớp bồi dưỡng cho những người làm công tác văn
hóa, văn nghệ quần chúng, mở hội nghị những người tích cực làm công tác
văn hóa quần chúng để cổ vũ phong trào. Số lượng báo chí phát hành đạt
444.919 tờ. Giai đoạn từ năm 1970 - 1975, đời sống văn hóa, chất lượng
giáo dục có tiến bộ. Số học sinh phổ thông các cấp trúng tuyển các kỳ thi
20
tăng cao. Mạng lưới truyền thanh đang được mở rộng xuống 1/3 số xã, đội
chiếu phim lưu động phục vụ 252.506 lượt người xem. Các hoạt động thông
tin văn hóa đã góp phần đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa của nhân dân
trong cuộc sống lao động sản xuất, xây dựng con người mới.
Từ năm 1976 - 1980, hệ thống đài truyền thanh tuy chưa hoàn chỉnh
tới địa bàn các xã, nhưng hình thức tuyên truyền miệng được đặc biệt chú
trọng. Phong trào văn hóa văn nghệ quần chúng bám sát phục vụ các nhiệm
vụ chính trị, phong trào nếp sống văn hóa mới theo Chỉ thị 214 của Trung
ương nhiều nơi thực hiện có hiệu quả. Phát động mạnh mẽ phong trào quần
chúng xây dựng nếp sống văn hóa mới; đấu tranh xóa bỏ tàn dư văn hóa
phong kiến tư sản, bài trừ các tệ nạn mê tín dị đoan, kịp thời đập tan mọi
luận điệu tuyên truyền của địch loại trừ các loại hoạt động văn hóa, văn nghệ
không lành mạnh. Tích cực bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm công tác văn hóa
thông tin truyền thanh của huyện và cơ sở. Chỉ đạo điểm để nhân ra diện
rộng về thành lập Hội đồng hương ước, xây dựng các quy ước về nếp sống
văn hóa mới, mở rộng hệ thống đài truyền thanh ở xã. Tuyên truyền, giáo
dục nhân dân về chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật để dân biết,
dân làm, dân bàn, dân kiểm tra.
Từ khi tiến hành công cuộc đổi mới đến năm 1997, Huyện ủy, các cấp
uỷ Đảng đã có nhận thức mới về xây dựng, phát triển văn hoá. Các hoạt
động văn hóa, truyền thanh, thể dục thể thao phục vụ các nhiệm vụ chính trị
của địa phương đẩy mạnh. Các ngày hội văn hóa, ngày kỷ niệm lớn được tổ
chức đã động viên nhiều lực lượng của các xã, trường học, các đơn vị quân
đội đóng trên địa bàn huyện tham gia. Việc xây dựng làng, xã văn hóa, gia
đình văn hóa đã gắn với xây dựng nếp sống văn hóa mới. Nhiều địa phương
xây dựng quy ước làng văn hóa, trên 15% số gia đình đăng ký gia đình văn
hóa.