Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

Đổi mới tư duy lý luận về đối ngoại của đảng cộng sản việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (829.1 KB, 111 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

DƯƠNG THỊ OANH THANH

VẤN ĐỀ ĐỔI MỚI TƯ DUY LÝ LUẬN VỀ ĐỐI
NGOẠI CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Triết học

Hà Nội - 2013


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

DƯƠNG THỊ OANH THANH

VẤN ĐỀ ĐỔI MỚI TƯ DUY LÝ LUẬN VỀ ĐỐI
NGOẠI CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
HIỆN NAY

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Triết học
Mã số: 60 22 80

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Ngô Đình Xây


Hà Nội - 2013


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này tôi đã nhận được sự giúp đỡ rất nhiệt tình
từ phía các thầy cô giáo, gia đình, đồng nghiệp và bạn bè cả về tinh thần cũng
như kiến thức khoa học.
Đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới PGS.TS Ngô Đình Xâyngười đã hướng dẫn tôi tận tình, tạo cho học viên động lực mạnh mẽ, say mê
nghiên cứu với ý thức làm việc nghiêm túc trong thời gian qua.
Đồng thời, tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Ban chủ nhiệm,
các thầy giáo, cô giáo trong khoa Triết học- trường Đại Học Khoa học Xã hội
và Nhân văn, Đại học Quốc Gia Hà Nội đã tạo điều kiện giúp đỡ, hướng dẫn,
đóng góp những ý kiến quý báu để tôi có thể hoàn thành luận văn này.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn tới các đồng nghiệp, bạn bè và gia
đình tôi đã luôn bên cạnh động viên, giúp đỡ tôi vượt qua những quãng thời
gian khó khăn nhất.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!
Tác giả luận văn

Dương Thị Oanh Thanh


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài nghiên cứu “Đổi mới tư duy lý luận về đối
ngoại của Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay.” là một công trình nghiên
cứu độc lập của cá nhân tôi. Mọi tài liệu tham khảo, trích dẫn khoa học đều có
nội dung chính xác. Các kết luận khoa học chưa được công bố ở bất kỳ công
trình nghiên cứu nào khác.

Tác giả luận văn


Dương Thị Oanh Thanh


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................... 1
2. Tình hình nghiên cứu. ............................................................................. 2
3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu. .................................... 4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................... 5
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu ............................................ 5
6. Đóng góp của đề tài.................................................................................. 5
7. Ý nghĩa của luận văn ............................................................................... 6
8. Kết cấu luận văn ...................................................................................... 6
Chương 1 TÍNH TẤT YẾU VÀ NỘI DUNG ĐỔI MỚI TƯ DUY LÝ
LUẬN VỀ ĐỐI NGOẠI CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỪ 1986
ĐẾN NAY ......................................................................................................... 7
1.1. Tư duy lý luận và đổi mới tư duy lý luận về đối ngoại...................... 7
1.1.1. Tư duy lý luận và đổi mới tư duy lý luận ....................................... 7
1.1.1.1. Tư duy lý luận ............................................................................ 7
1.1.1.2. Đổi mới tư duy lý luận ............................................................. 15
1.1.2. Đổi mới tư duy lý luận về đối ngoại ............................................. 19
1.2. Đổi mới tư duy lý luận về đối ngoại của Đảng Cộng sản Việt Nam
là một tất yếu .............................................................................................. 22
1.2.1. Những tác động của nhân tố khách quan ................................... 22
1.2.2. Những tác động của nhân tố chủ quan ....................................... 27
1.3. Nội dung cơ bản của việc đổi mới tư duy lý luận về đối ngoại của
Đảng Cộng sản Việt Nam từ 1986 đến nay .............................................. 29
1.3.1. Nhận thức lại thời đại ................................................................... 30
1.3.2. Nhận thức về các chủ thể của thế giới ......................................... 36

1.3.3. Nhận thức lại những mâu thuẫn trong giai đoạn hiện nay của
thời đại ..................................................................................................... 42
1.3.4. Những kết quả và bài học kinh nghiệm ....................................... 45
1.3.4.1. Những kết quả .......................................................................... 45
1.3.4.2 Bài học kinh nghiệm ................................................................. 48


Chương 2 VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP
NHẰM TIẾP TỤC ĐỔI MỚI TƯ DUY LÝ LUẬN VỀ ĐỐI NGOẠI CỦA
ĐẢNG TRONG THỜI GIAN TỚI .............................................................. 51
2.1. Dự báo bối cảnh mới tác động đến việc đổi mới tư duy lý luận về
đối ngoại của Đảng..................................................................................... 51
2.1.1. Bối cảnh chung và khu vực .......................................................... 51
2.1.1.1. Về bối cảnh chung.................................................................... 51
2.1.1.2. Về bối cảnh khu vực ................................................................. 58
2.1.2. Sự hội nhập sâu, rộng vào đời sống quốc tế và yêu cầu phát triển
nội lực ....................................................................................................... 60
2.2. Những vấn đề đặt ra trong quá trình đổi mới tư duy lý luận về đối
ngoại của Đảng ta....................................................................................... 63
2.2.1. Mối quan hệ giữa độc lập tự chủ và hội nhập quốc tế ................ 63
2.2.1.1. Cơ sở lý luận của mối quan hệ giữa độc lập tự chủ và hội nhập
quốc tế.................................................................................................... 63
2.2.1.2. Thực tiễn xử lý mối quan hệ giữa độc lập tự chủ và hội nhập
quốc tế ................................................................................................... 64
2.2.1.3. Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội trong bối cảnh
hội nhập quốc tế .................................................................................... 71
2.2.2. Nhận thức về đối tượng, đối tác trong ngoại giao ....................... 78
2.2.2.1. Khái niệm về đối tượng và đối tác trong công tác ngoại giao 78
2.2.2.2. Sự phân định đối tác và đối tượng trong tư duy đối ngoại...... 78
2.2.3. Mối quan hệ giữa lợi ích quốc gia, dân tộc và lợi ích nhân loại

trong quan hệ hợp tác ngoại giao. .......................................................... 81
2.2.3.1. Quan niệm về lợi ích quốc gia, dân tộc và lợi ích nhân loại... 81
2.2.3.2. Lợi ích quốc gia dân tộc là bất biến ........................................ 84
2.2.4. Thái độ đối với các nước láng giềng ............................................ 84
2.3. Phương hướng và giải pháp để tiếp tục đổi mới tư duy lý luận về
đối ngoại của Đảng trong thời gian tới .................................................... 85
2.3.1. Phương hướng .............................................................................. 85
2.3.2. Giải pháp........................................................................................ 90
KẾT LUẬN .................................................................................................... 98
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 100


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
1

ADB

The Asian Development Bank
Ngân hàng phát triển châu Á

2

APEC

Asia-Pacific Economic Cooperation
Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á- Thái Bình Dương

3

AFTA


ASEAN Free Trade Area
Khu vực thương mại tự do ASEAN

4

ASEAN

Association of Southeast Asian Nations
Hiệp hội các nước Đông Nam Á

5

ASEM

The Asia-Europe Meeting
Diễn đàn Hợp tác Á- Âu

6

ARF

ASEAN Regional Forum
Diễn đàn khu vực ASEAN

7

COC

Code of conduct

Bộ quy tắc ứng xử trên Biển đông

8

EC

European Economic Community,
Cộng đồng Kinh tế châu Âu

9

EU

European Union
Liên minh châu Âu

10 FDI

Foreign Direct Investment
Nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài

11 FTA

Free trade agreement
Hiệp định Thương mại Tự do song phương Việt NamEU

12 GDP

Gross Domestic Product
Tổng sản phẩm trong nước


13 GSM

Global System for Mobile Communications


Hệ thống thông tin di động toàn cầu
14 IMF

International Monetary Fund
Quỹ Tiền tệ Quốc tế

15 NAFTA

North America Free Trade Agreement
Khu vực Mậu dịch Tự do Bắc Mỹ

16 NMD

National Missile Defense
Phòng thủ tên lửa quốc gia của Hoa Kỳ

17 TPP

Tran-Pacific Strategic Economic Pảnership Agreement
Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình
Dương

18 ODA


Official Development Assistance
Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức

19 WB

World Bank
Ngân hàng thế giới

20 WTO

Worrld Trade Organnization
Tổ chức Thương mại Thế giới


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Công cuộc đổi mới toàn diện đất nước bắt đầu từ năm 1986, trong đó
có lĩnh vực đối ngoại. Đường lối đối ngoại và hoạt động ngoại giao đã đóng
góp những thành tựu quan trọng vào những thành tựu chung của sự nghiệp
đổi mới đất nước. Ngoại giao Việt Nam đã chuyển mình đưa đất nước ta từ
chỗ bị bao vây, cô lập trên trường quốc tế đến nay Việt Nam đã hoà nhập
mạnh mẽ vào khu vực và thế giới. Việt Nam chủ động, tích cực hơn trong các
mối quan hệ bang giao. Hiện tại Việt Nam đang là thành viên của nhiều tổ
chức lớn trên thế giới và có quan hệ đầy đủ và bình thường với tất cả các
nước lớn, các trung tâm kinh tế- chính trị, các tổ chức tài chính tiền tệ lớn trên
thế giới, vị thế của nước ta dần được khẳng định trên trường quốc tế.
Trong quá trình phát triển của đất nước, ta thấy rõ trước năm 1986 Việt
Nam gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình phát triển kinh tế- xã hội như: sự
tụt hậu về kinh tế, nghèo nàn về các sản phẩm tiêu dùng, lạc hậu về khoa họckỹ thuật và công nghệ… Nguyên nhân của tình trạng đó là do chúng ta “bế
quan tỏa cảng” không giao lưu buôn bán, “khép mình” trong các mối quan hệ

đối ngoại, với quan điểm chỉ quan hệ với các nước trong hệ thống Chủ nghĩa
xã hội, các nước được coi là anh em mà bỏ qua các mối quan hệ ngoại giao
với các nước tư bản trên thế giới. Nguyên nhân sâu xa của thực tế trên đó là
do xuất phát từ tư duy, từ nhận thức chưa đúng, chưa đầy đủ về quá trình vận
động phát triển thực tiễn như: tình hình xu hướng vận động của thời đại, quốc
tế cũng như nhu cầu đổi mới của đất nước. Do vậy, trong lĩnh vực đối ngoại
đòi hỏi phải đổi mới tư duy, đây là vấn đề cấp bách trong sự lãnh đạo, chỉ
đạo của Đảng, đồng thời là vấn đề có ý nghĩa chiến lược đối với sự tồn tại
và phát triển của đất nước. Chính vì vậy, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ
VI (1986) đã đánh dấu bước ngoặt trong đổi mới tư duy lý luận của Đảng,
đó là sự điều chỉnh chính sách đối ngoại, là sự xác định lại mục tiêu phát

1


triển của đất nước phù hợp với sự vận động liên tục trong quan hệ quốc
tế, từ đó xây dựng môi trường bên ngoài ổn định phục vụ cho sự phát
triển. Từ năm 1986 đến nay, nội dung đổi mới tư duy trong lĩnh vực đối
ngoại càng được Đảng ta làm rõ hơn.
Để nghiên cứu việc đổi mới tư duy lý luận của Đảng ta về lĩnh vực đối
ngoại, thông qua đó, thấy được ý nghĩa của tư duy lý luận trong nhận thức xã
hội, trong hoạt động thực tiễn và đặc biệt trong quá trình xây dựng và phát
triển đất nước, trên con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, xây dựng nền kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tôi chọn đề tài “Vấn đề đổi mới tư
duy lý luận về đối ngoại của Đảng cộng sản Việt Nam hiện nay” làm đề tài
luận văn.
2. Tình hình nghiên cứu.
Sự kết thúc của cục diện thế giới hai cực thúc đẩy mạnh mẽ xu
hướng đa phương, đa dạng hoá quan hệ quốc tế. Kinh tế trở thành nhân tố
quyết định sức mạnh tổng hợp từng quốc gia và ngày càng đóng vai trò quan

trọng trong quan hệ quốc tế thời kỳ sau chiến tranh lạnh. Tuy nhiên, không có
nghĩa đã hết khả năng xảy ra căng thẳng mới, rối loạn hoặc xung đột cục bộ.
Thêm vào đó là những vấn đề toàn cầu trở nên gay gắt.
Từ năm 1986, trước yêu cầu bức bách của tình hình trong nước (khủng
hoảng kinh tế trầm trọng, mục tiêu tổng thể của kế hoạch 5 năm 1981 - 1985
thất bại; lòng tin của nhân dân giảm sút; những khó khăn bên trong do vấn đề
Campuchia và hậu quả của cuộc chiến tranh biên giới năm 1979) và sự phát
triển mới của tình hình quốc tế (thuận lợi: xu thế hoà hoãn Đông - Tây; xu thế
toàn cầu hoá và cạnh tranh kinh tế trong quan hệ quốc tế; khu vực châu Á –
Thái Bình Dương phát triển năng động nhất thế giới; vấn đề Campuchia đang
từng bước được giải quyết bằng thương lượng chính trị; và khó khăn: Mỹ và
phương Tây tiếp tục duy trì bao vây, cấm vận đối với Việt Nam; cải tổ và sự
sụp đổ của các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên Xô), Đảng ta với

2


tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, nói đúng sự thật thì vấn đề đổi mới tư duy lý
luận về đối ngoại được đặt ra cấp thiết cho sự phát triển đất nước.
Đã có nhiều tác giả và tập thể tác giả, nhiều công trình và bài viết như:
Tác giả Lại Văn Toàn "Đổi mới tư duy lý luận- tư duy lý luận trong sự nghiệp
đổi mới" tạp chí Triết học, số 1- 1998, trong công trình tác giả đề cập tới việc
đổi mới tư duy lý luận có vai trò quan trọng trong sự phát triển đất nước,
trong công cuộc đổi mới; "Vai trò của đối ngoại tổng hợp trong xây dựng
thương hiệu quốc gia" của tác giả Nguyễn Anh Tuấn, trong tạp chí Châu Âu.
Số 4- 2008, trong công trình tác giả đã làm rõ đối ngoại tổng hợp là ngoại
giao trên tất cả các lĩnh vực một cách đồng bộ, nhờ đó làm nâng cao vị thế
của Việt Nam trên trường Quôc tế; "Đổi mới tư duy lý luận của Đảng ta" của
TS Nguyễn Đức Tài, Nxb chính trị quốc gia, 2005, trong tác phẩm tác giả cho
bạn đọc thấy được tính cấp thiết của việc đổi mới tư duy lý luận trong sự

nghiệp đổi mới; Và đó cũng là vấn đề được đề cấp trong tác phẩm "Tư duy lý
luận với sự nghiệp đổi mới" của giáo sư Trần Nhâm, Nxb chính trị quốc gia,
2004 nhưng dưới cách tiếp cận mới của tác giả; “Đảng Cộng sản Việt Nam
lãnh đạo đường lối đối ngoại (1986-2000)” do tác giả Vũ Quang Vinh chủ
biên, Nxb Thanh niên, Hà Nội, 2001; “Đổi mới tư duy lý luận của Đảng ta từ
1986 đến nay” do PGS.TS Tô Huy Rứa chủ biên, Nxb CTQG, HN, 2005; mới
nhất là “Đối ngoại Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử (1945- 2012)” của
PGS.TS Đinh Xuân Lý chủ biên, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội,
2013. Trong ba tác phẩm trên các tác giả đi khảo cứu quá trình đổi mới tư duy
lý luận của Đảng ta thông qua các thời kỳ lịch sử trước và sau đổi mới toàn
diện đất nước, và đã nhấn mạnh đổi mới tư duy lý luận là một quá trình, là sự
vận động của tư duy, nhận thức của Đảng trước sự biến động mạnh mẽ của
các mối quan hệ quốc tế, tình hình thế giới và khu vực, và các tác giả đều
nhấn mạnh có đổi mới tư duy lý luận về đối ngoại thì nước ta mới hội nhập

3


sâu, rộng vào môi trường quốc tế năng động hiện nay, mới đáp ứng được
công cuộc đổi mới đất nước.
Trong các công trình nghiên cứu trên, các tác giả đều cho rằng cách tư
duy máy móc, siêu hình, chủ quan duy ý chí...chính là nguyên nhân của tình
trạng cô lập trong các mối quan hệ của nước ta với các nước khác. Và trong
các tác phẩm đều đặt ra vấn đề phải đổi mới tư duy lý luận khắc phục lối tư
duy kinh nghiệm. Các tác giả đã chỉ ra trong quá trình đổi mới cần bám sát
vào thực tiễn, tổng kết thực tiễn để phát triển lý luận, đó là yêu cầu to lớn mà
thực tiễn đề ra cho hoạt động lý luận của Đảng ta.
Vì vậy vấn đề đổi mới tư duy lý luận được sự quan tâm của Đảng và
Nhà nước, trong đó có đổi mới tư duy lý luận trong lĩnh vực đối ngoại mang
tính cấp thiết hiện nay.

Tuy nhiên, nghiên cứu những vấn đề đang đặt ra trong việc đổi mới tư
duy lý luận của Đảng ta hiện nay thể hiện như là nhận thức mới của Đảng
cộng sản Việt Nam trong lĩnh vực đầy biến động và nhạy cảm này thì còn ít
được đề cập đến. Chính vì vậy, với đề tài "Vấn đề đổi mới tư duy lý luận về
đối ngoại của Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay" luận văn muốn tiếp cận và
làm rõ tính cấp thiết và vấn đề đang đặt ra trong quá trình đổi mới tư duy lý
luận của Đảng ta về lĩnh vực đối ngoại hiện nay.
3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu.
- Mục đích nghiên cứu:
Từ lý luận và thực tiễn của quá trình đổi mới tư duy đối ngoại của nước
ta từ năm 1986 đến nay, luận văn làm rõ các vấn đề đặt ra trong quá trình đổi
mới tư duy đối ngoại của Đảng, đề ra phương hướng và giải pháp nhằm tiếp
tục đổi mới tư duy lý luận của Đảng ta về lĩnh vực đối ngoại.
- Nhiệm vụ nghiên cứu:
Thứ nhất, luận văn hệ thống hóa một số khái niệm: tư duy, tư duy lý
luận, đối ngoại và đổi mới tư duy lý luận về đối ngoại.

4


Thứ hai, Làm rõ các vấn đề nảy sinh trong quá trình đổi mới tư duy lý
luận trong lĩnh vực đối ngoại của Đảng Cộng sản Việt Nam
Thứ ba, Đề xuất phương hướng, giải pháp nhằm tiếp tục đổi mới tư duy
lý luận của Đảng ta về lĩnh vực đối ngoại.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu:
Nghiên cứu việc đổi mới tư duy lý luận của Đảng Cộng sản Việt Nam
trong lĩnh vực đối ngoại
- Phạm vi nghiên cứu:
Đánh giá những nội dung cơ bản của việc đổi mới tư duy lý luận về đối

ngoại của Đảng Cộng sản Việt Nam từ năm 1986 đến nay và nhận dạng các
vấn đề đang đặt ra trong quá trình đổi mới tư duy lý luận của Đảng Cộng sản
Việt Nam trong lĩnh vực đối ngoại hiện nay thông qua việc nghiên cứu các
văn kiện Đảng và các công trình khoa học.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
- Cơ sở lý luận
Cơ sở lý luận của luận văn là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ
nghĩa duy vật lịch sử, đặc biệt là các nguyên lý của chủ nghĩa duy vật biện
chứng về nhận thức và tư duy.
- Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp như: phương pháp phân tích- tổng
hợp, lôgíc- lịch sử, phương pháp so sánh. Các phương pháp được sử dụng đan
xcacsnhau để làm rõ mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.
6. Đóng góp của đề tài
Luận văn hệ thống hoá và phân tích vấn đề đổi mới tư duy lý luận của
Đảng ta trên lĩnh vực đối ngoại ở góc nhìn triết học; làm rõ những vấn đề đặt
ra, đồng thời đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm góp phần vào việc tiếp
tục đổi mới tư duy lý luận về đối ngoại hiện nay ở nước ta.

5


7. Ý nghĩa của luận văn
Trên cơ sở phân tích các vấn đề nảy sinh trong quá trình đổi mới tư duy
lý luận về đối ngoại, luận văn đề xuất một số phương hướng và giải pháp
mang tính đồng bộ và khả thi nhằm nâng cao hiệu quả quá trình đổi mới tư
duy lý luận về đối ngoại ngoại của Đảng.
Luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo về các vấn đề liên
quan tới chuyên đề tư duy, tư duy lý luận, nhận thức xã hội, và chuyên đề đổi
mới nhận thức của Đảng trong lĩnh vực đối ngoại.

8. Kết cấu luận văn
Luận văn được chia làm 3 phần: Mở đầu, Nội dung, Kết luận và Danh
mục tài liệu tham khảo. Trong đó phần nội dung bao gồm 2 chương, 6 tiết.

6


Chương 1
TÍNH TẤT YẾU VÀ NỘI DUNG ĐỔI MỚI TƯ DUY LÝ LUẬN
VỀ ĐỐI NGOẠI CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
TỪ 1986 ĐẾN NAY
1.1. Tư duy lý luận và đổi mới tư duy lý luận về đối ngoại
1.1.1. Tư duy lý luận và đổi mới tư duy lý luận
1.1.1.1. Tư duy lý luận
Ph. Ăngnghen khẳng định: “Vấn đề cơ bản lớn của mọi triết học, đặc
biệt là của triết học hiện đại, là vấn đề quan hệ giữa tư duy và tồn tại” [8, tr.
403]. Như vậy, tư duy là một vấn đề được quan tâm trong triết học dù dưới
hình thức này hay hình thức khác. Các triết gia từ thời kỳ cổ đại, đã đi nghiên
cứu nguồn gốc, sự phát triển của tư duy, các quy luật vận động và vai trò của
nó đối với đời sống con người. Hiện nay, tư duy được xem xét dưới nhiều góc
độ: Triết học nghiên cứu tư duy dưới góc độ lý luận nhận thức; lôgíc học
nghiên cứu tư duy ở các quy tắc tư duy đúng; xã hội học nghiên cứu tư duy ở
sự phát triển của quá trình nhận thức trong các chế độ xã hội khác nhau; sinh
lý học nghiên cứu cơ chế hoạt động thần kinh cao cấp với tư cách là nền tảng
vật chất của các quá trình tư duy ở con người; điều khiển học nghiên cứu tư
duy để có thể tạo ra "trí tuệ nhân tạo"; tâm lý học nghiên cứu diễn biến của
quá trình tư duy, mối quan hệ qua lại cụ thể của tư duy với các khía cạnh khác
của nhận thức.
Song, dù là loại tư duy nào thì nó cũng có sự khác biệt căn bản với tư
duy con người, ở chỗ: Tư duy của con người mang bản chất xã hội - lịch sử,

có tính sáng tạo, có khả năng khái quát và sử dụng ngôn ngữ làm phương tiện.
Tư duy con người được quy định bởi các nguyên nhân, các yêu cầu của quá
trình phát triển lịch sử - xã hội, chứ không đừng lại ở mức độ tư duy bằng các
thao tác chân tay hay bằng một chương trình đã được lập sẵn. Có thể nói một

7


cách khái quát, các nhà tâm lý học mácxít, trên cơ sở của chủ nghĩa duy vật
biện chúng, đã khẳng định: Tư duy là sản phẩm cao cấp của một dạng vật chất
hữu cơ có tổ chức cao, đó là bộ não của con người. Trong quá trình phản ánh
hiện thực khách quan bằng những khái niệm, phán đoán... tư duy bao giờ
cũng có mối liên hệ nhất định với một hình thức hoạt động của vật chất, với
sự hoạt động của não người. Trong khi xác định sự giống nhau giữa tâm lý
người và động vật, các nhà tâm lý học mácxít cũng chỉ ra sự khác nhau căn
bản giữa tư duy của con người và hoạt động tâm lý động vật. Một trong
những khác nhau ấy là tư duy con người sử dụng khái niệm để ghi lại những
kết quả trừu tượng hoá, tư duy được ra đời do lao động và trên cơ sở của sự
phát triển xã hội. Thông qua hoạt động thực tiễn, thế giới tự nhiên tác động
vào các giác quan tạo ra cảm giác, tri giác và biểu tượng là cơ sở ban đầu của
tư duy. Tư duy khái quát những thông tin thu nhận được của cảm giác hinhf
thành nên những khái niệm và những phạm trù khoa học, mang lại cho chúng
ta những hiểu biết rộng hơn, sâu hơn những cảm giác trực tiếp. Nhờ trừu
tượng hoá mà tư duy đã rut ra, hay nhận thức được những mối liên hệ, quan
hệ của rất nhiều sự vật, hiện tượng, nêu ra được những khái niệm, những
phạm trù, những quy luật phản ánh các mối liên hệ, quan hệ của rất nhiều sự
vật, hiện tượng, nêu ra được những khái niệm, những phạm trù, những quy
luật phản ánh các mối liên hệ, quan hệ nội tại của các sự vật, hiện tượng đó.
Và chỉ có khái quát về lý luận mới cho phép tư duy của con người tìm ra bản
chất của các sự vật, hiện tượng và các quy luật phát triển của chúng.

Như vậy, tư duy là chức năng riêng biệt vốn có của não người, đó là
quá trình con người tiếp cận và nắm bắt hiện thực, là hình thức cao cho sự
phản ánh hiện thực, là hình thức cao cho sự phản ánh tích cực, chủ động, có
mục đích về thế giới hiện thực khách quan, và được thể hiện ra như là sự nhận
thức có tính gián tiếp, khái quát về các mối liên hệ, quan hệ giữa các sự vật,
hiện tượng. Theo Từ điển Bách khoa toàn thư Việt Nam, tập 4 (NXB Từ điển
bách khoa. Hà Nội. 2005), tư duy là sản phẩm cao nhất của vật chất được tổ

8


chức một cách đặc biệt gắn với chức năng của bộ não con người. Tư duy phản
ánh tích cực hiện thực khách quan dưới dạng các khái niệm, sự phán đoán, lý
luận... Theo một định nghĩa khác, "tư duy" là danh từ triết học dùng để chỉ
những hoạt động của tinh thần, đem những cảm giác của con người để sửa đổi
và cải tạo thế giới thông qua hoạt động vật chất, làm cho con người có nhận
thức đúng đắn về sự vật và ứng xử tích cực với nó.
Cơ chế hoạt động của tư duy dựa trên hoạt động sinh lý của bộ não với
tư cách là hoạt động thần kinh cao cấp. Mặc dù không thể tách rời não nhưng
tư duy không hoàn toàn gắn liền với một bộ não nhất định. Trong quá trình
sống, con người giao tiếp với nhau, do đó, tư duy của từng người vừa tự biến
đổi qua quá trình hoạt động của bản thân vừa chịu sự tác động biến đổi từ xã
hội thông qua hoạt động có tính vật chất. Do đó, tư duy không chỉ gắn với bộ
não của từng cá thể người mà còn gắn với sự tiến hóa của xã hội, trở thành
một sản phẩm có tính xã hội trong khi vẫn duy trì được tính cá thể của một
con người nhất định.
Theo quan điểm của Triết học duy vật biện chứng, lao động là một
trong các yếu tố quyết định để chuyển hóa vượn có dạng người thành con
người. Từ chỗ là một loài động vật thích ứng với tự nhiên bằng bản năng tự
nhiên, con người đã phát triển sự thích ứng đó bằng bản năng thứ hai là tư

duy với năng lực trừu tượng hóa ngày càng sâu sắc đến mức nhận thức đuợc
bản chất của hiện tượng, quy luật của tự nhiên và nhận thức được chính bản
thân mình.
Theo quan điểm tâm lý học, tư duy là quá trình tâm lý phản ánh những
thuộc tính bản chất, những mối liên hệ và quan hệ bên trong có tính quy luật
của sự vật, hiện tượng trong hiện thực khách quan mà trước đó ta chưa biết.
Như vậy, chúng ta có thể hiểu được rằng tư duy là một quá trình hình
thành, phát triển và hoàn thiện không ngừng. Quá trình đó chứa đựng một số
thuộc tính cơ bản sau đây:

9


Một là, tính có vấn đề của tư duy.
Vấn đề là những tình huống, hoàn cảnh chứa đựng một mục đích, một
vấn đề mới mà những hiểu biết cũ, những phương pháp hành động cũ tuy còn
cần thiết song không đủ sức giải quyết. Tư duy chỉ xuất hiện khi gặp những
hoàn cảnh, tình huống có vấn đề. Muốn giải quyết vấn đề đó con người phải
tìm cách thức giải quyết mới. Tức là con người phải tư duy.
Hai là, tính gián tiếp của tư duy.
Tư duy con người không nhận thức thế giới một cách trực tiếp mà có
khả năng nhận thức nó một cách gián tiếp. Tính gián tiếp của tư duy được thể
hiện trước hết ở việc con người sử dụng ngôn ngữ để tư duy. Nhờ có ngôn
ngữ mà con người sử dụng các kết quả nhận thức (quy tắc, khái niệm, công
thức, quy luật…) và kinh nghiệm của bản thân vào quá trình tư duy (phân
tích, tổng hợp, so sánh, khái quát…) để nhận thức được cái bên trong, bản
chất của sự vật hiện tượng.
Tính gián tiếp của tư duy còn được thể hiện ở chỗ, trong quá trình tư
duy con người sử dụng những công cụ, phương tiện (như đồng hồ, nhiệt kế,
máy móc…) để nhận thức đối tượng mà không thể trực tiếp tri giác chúng.

Ví dụ: Để biết được nhiệt độ sôi của nước ta dùng nhiệt kế để đo.
Để đo người ta dùng các thiết bị đo đặc biệt để đo chứ không thể qua
cảm nhận giác quan thông thường mà biết được.
Ba là, tính trừu tượng và khái quát của tư duy.
Khác với nhận thức cảm tính, tư duy không phản ánh sự vật, hiện tượng
một cách cụ thể và riêng lẻ. Tư duy có khả năng trừu xuất khỏi sự vật, hiện
tượng những thuộc tính, những dấu hiệu cá biệt, cụ thể, chỉ giữ lại những
thuộc tính bản chất chung cho nhiều sự vật hiện tượng, trên cơ sở đó mà khái
quát những sự vật hiện tượng riêng lẻ, nhưng có những thuộc tính chung
thành một nhóm, một loại, một phạm trù. Nói cách khác tư duy mang tính
trừu tượng và khái quát.

10


Trừu tượng và khái quát có mối liên hệ mật thiết với nhau ở mức độ
cao. Không có trừu tượng thì không thể tiến hành khái quát, nhưng trừu tượng
mà không khái quát thì hạn chế quá trình nhận thức. Phân tích ví dụ :
Nói về khái niệm “cái cốc”, con người trừu xuất những thuộc tính
không quan trọng như chất liệu, màu sắc, kiểu dáng mà chỉ giữ lại những
thuộc tính cần thiết như hình trụ,dùng để đựng nước uống. Đó là trừu tượng.
Khái quát gộp tất cả những đồ vật có những thuộc tính cơ bản nói trên
dù làm bằng nhôm, sứ, thủy tinh…có màu xanh hay vàng…tất cả đều xếp vào
một nhóm “cái cốc”.
Nhờ có đặc điểm này mà con người không chỉ giải quyết được những
nhiệm vụ hiện tại mà còn có thể giải quyết được những nhiệm vụ của tương
lai, trong khi giải quyết nhiệm vụ cụ thể vẫn có thể sắp xếp nó vào một nhóm,
một loại, một phạm trù để có những quy tắc, những phương pháp giải quyết
tương tự.
Bốn là, tư duy quan hệ chặt chẽ với ngôn ngữ.

Tư duy mang tính có vấn đề, tính gián tiếp, tính trừu tượng và khái quát
là do nó gắn chặt với ngôn ngữ. Tư duy và ngôn ngữ có mối quan hệ mật thiết
với nhau. Nếu không có ngôn ngữ thì quá trình tư duy của con người không
thể diễn ra được, đồng thời các sản phẩm của tư duy (khái niệm, phán
đoán…) cũng không được chủ thể và người khác tiếp nhận.
Ngôn ngữ cố định lại kết quả của tư duy, là phương tiện biểu đạt kết
quả tư duy, do đó có thể khách quan hóa kết quả tư duy cho người khác và
cho bản thân chủ thể tư duy. Ngược lại, nếu không có tư duy thì ngôn ngữ chỉ
là những chuỗi âm thanh vô nghĩa. Tuy nhiên, ngôn ngữ không phải là tư duy
mà chỉ là phương tiện của tư duy.
Ngôn ngữ của chúng ta ngày nay là kết quả của quá trình phát triển tư
duy lâu dài trong lịch sử phát triển của nhân loại, do đó ngôn ngữ luôn thể
hiện kết quả tư duy của con người.

11


Năm là, tư duy có mối quan hệ mật thiết với nhận thức cảm tính.
Tư duy phải dựa vào nhận thức cảm tính, dựa trên những tài liệu cảm
tính, trên kinh nghiệm, trên cơ sở trực quan sinh động. Tư duy thường bắt đầu
từ nhận thức cảm tính, trên cơ sở nhận thức cảm tính mà nảy sinh tình huống
có vấn đề. Nhận thức cảm tính là một khâu của mối liên hệ trực tiếp giữa tư
duy với hiện thực, là cơ sở của những khái quát kinh nghiệm dưới dạng
những khái niệm, quy luật…, là chất liệu của những khái quát hiện thực theo
một nhóm, một lớp, một phạm trù mang tính quy luật trong quá trình tư duy.
Ngược lại, tư duy và những kết quả của nó ảnh hưởng mạnh mẽ, chi
phối khả năng phản ánh của nhận thức cảm tính: làm cho khả năng cảm giác
của con người tinh vi, nhạy bén hơn, làm cho tri giác của con người mang tính
lựa chọn, tính ý nghĩa.
Quá trình tư duy là một quá trình phức tạp, nó không tiến hành phản

ánh một lần mà phải thực hiện cả một chuỗi phản ánh để đi đến nhận thức sâu
sắc về đối tượng, Tư duy có khả năng linh hoạt cao, nó có thể tiên đoán trước
vấn đề, vượt trước thực tiễn, đi trước thực tiễn, nhưng nếu như trong qúa trình
phản ánh tư duy không gắn với thực tiễn, thoát ly với hiện thực thì nó dễ mắc
phải những sai lầm như: chủ quan và duy ý chí. Lĩnh vực phản ánh của tư duy
rất đa dạng bao gồm: tư duy về kinh tế, tư duy về chính trị, tư duy về văn hoá,
tư duy về đối ngoại… nhưng mọi hình thức phản ánh, lĩnh vực phản ánh của
tư duy đều có mục đích cuối cùng là nhằm tạo ra sản phẩm được chứng nhận
với tên gọi là chân lý. Phương pháp của tư duy cũng rất đa dạng có thể là: tư
duy hình thức, tư duy biện chứng, tư duy siêu hình, tư duy kinh viện,… và
thông qua cách thức mà chủ thể tư duy phản ánh về đối tượng, sẽ cho phép
chúng ta đánh giá được chủ thể tư duy đang ở trình độ nào trong tư duy.
Tư duy lý luận là hình thức cao nhất của tư duy, nó chính là quá trình
phản ánh hiện thực khách quan một cách gián tiếp, mang tính trừu tượng và
khái quát cao bằng các khái niệm, phạm trù, quy luật. Ở đó, chủ thể nhận

12


thức sử dụng ngôn ngữ và các thao tác tư duy để nắm bắt các mối liên hệ
mang tính bản chất, tìm ra các quy luật vận động nội tại tiềm ẩn trong khách
thể nhận thức.
So với tư duy kinh nghiệm, tư duy lý luận đóng một vai trò hết sức to
lớn trong nhận thức và cải tạo thế giới. Nhờ có tư duy lý luận mà con người
mới phát hiện ra được các quy luật vận động và phát triển của hiện thực khách
quan. Hướng sự vận động đó vào phục vụ lợi ích của con người. Ph.Ăngghen
từng nói rằng: “một dân tộc muốn đứng vững trên đỉnh cao của khoa học thì
không thể không có tư duy lý luận” [9, tr. 489]. Bởi vì, tư duy lý luận cho
phép nhà nghiên cứu vạch mở được bản chất phát triển của khách thể nghiên
cứu, tạo bước chuyển về chất của đối tượng từ trạng thái này sang trạng thái

khác phát hiện và phản ánh vào khoa học các luận điểm, lý thuyết, quy luật
tồn tại và phát triển của nó mà nhận thức cảm tính không thể tiếp cận được.
Bằng tư duy lý luận con người khám phá bản chất, khoan sâu đến bản chất
của hiện tượng. Tư duy lý luận đóng vai trò là chất keo dính các sự kiện, hiện
tượng, các mối liên hệ, quan hệ của sự vật, hiện tượng. “Dù người ta tỏ ý
khinh thường tư duy lý luận như thế nào đi nữa, nhưng không có tư duy lý
luận thì người ta không thể liên kết hai sự kiện trong giới tự nhiên được với
nhau, hay không thể hiểu được mối liên hệ giữa hai sự liên kết đó” [9, tr.508].
Tư duy lý luận gắn kết các hình ảnh hoạt động, vận hành bộ máy công cụ của
mình để giúp cho nhận thức đi vào bản chất của sự vật.
Nhận thức xã hội là quá trình phản ánh đời sống xã hội vào trong ý
thức của con người, là một bộ phận của hình thái ý thức xã hội, nó bao gồm
nhiều thành tố, hình thái xã hội khác nhau của đời sống tinh thần. Mối quan
hệ giữa tư duy lý luận và nhận thức xã hội là mối quan hệ bản chất, vì vậy tư
duy lý luận có vai trò rất quan trọng trong nhận thức xã hội:
Thứ nhất, Tư duy lý luận với sản phẩm là tri thức lý luận, nó đóng vai
trò điều kiện, tiền đề cho nhận thức xã hội, trên cơ sở vận dụng vào quá trình

13


nhận thức xã hội, phản ánh hiện thực xã hội và cũng như việc áp dụng những
học thuyết, lý thuyết xã hội vào trong quá trình hoạt động thực tiễn, giải thích
thế giới. Trong vai trò là “bà đỡ lý luận” này, các học thuyết xã hội còn là tiền
đề để xây dựng các học thuyết, lý thuyết xã hội mới trên cơ sở kế thừa, bổ
sung để ngày càng hoàn thiện hệ thống lý thuyết xã hội, phản ánh đúng đắn
hiện thực khách quan và tạo ra những chân lý, nhưng “lý luận về các quy luật
của tư duy không phải là một chân lý vĩnh viễn” [9; tr. 487]. Do đó, trong mỗi
một giai đoạn, trong mỗi thời kỳ nhất định, điều kiện xã hội nhất định thì chủ
thể tư duy lý luận, phải có sự phản ánh sáng tạo chủ động dựa trên những đặc

điểm riêng biệt của hoàn cảnh lịch sử để có nhận thức đúng đắn.
Chính thế giới hiện thực khách quan là chất liệu không thể thiếu trong
kết cấu của sự phản ánh. Không có thế giới hiện thực, không có đối tượng
phản ánh thì tư duy không có cơ sở vật chất để tồn tại. Vì vậy, không có một
hệ thống tri thức lý luận nào được hình thành mà không có điều kiện, tiền đề
ra đời của nó là thực tiễn.
Thứ hai, Với vai trò là phương pháp, tư duy lý luận dựa trên bộ công
cụ là các thao tác tư duy giúp cho nhận thức xã hội đi sâu vào bản chất của
hiện tượng xã hội, tìm ra tính quy luật, tính lôgic trong sự phát triển của hiện
tượng xã hội, loại bỏ những cái ngẫu nhiên, bề ngoài, riêng lẻ, tiểu tiết. Tư
duy lý luận giúp cho chủ thể nhận thức phân biệt được đâu là nội dung, đâu là
hình thức; đâu là nguyên nhân; đâu là kết quả; đâu là tất yếu; đâu là ngẫu
nhiên… Từ đó, nhận thức xã hội có thể phản ánh được hiện thực xã hội không
phải ở cái ngẫu nhiên, ở cái cảm tính trực quan, ở cái bề ngoài, phản ánh
những mảnh vụn của hiện thực xã hội, những mảnh vỡ của hoạt động nhận
thức mà là ở tính hệ thống, tính bản chất và có quy luật của nó.
Thứ ba, Với tư cách là phương pháp luận cho nhận thức xã hội, tư
duy lý luận còn được xem như là cơ sở lý luận, là cương lĩnh lý luận cho hoạt
động nhận thức xã hội. Nó điều khiển hoạt động nhận thức của con người

14


cũng như tính có hiệu quả của hoạt động. V.I. Lênin từng nói: không có lý
luận cách mạng thì không có phong trào cách mạng và chỉ có một Đảng nào
có được lý luận tiên phong dẫn đường thì mới có đóng vai trò tiên phong
trong sự phát triển xã hội. Vai trò phương pháp luận góp phần định hướng, chỉ
đạo, tìm phương hướng tiếp cận vấn đề lý luận một cách có hiệu quả nhất. Mà
ở đây phương pháp tư duy biện chứng được xem là phương pháp tối ưu, với
sự góp mặt của ba quy luật và sáu cặp phạm trù cơ bản.

Thứ tư, Tư duy lý luận cung cấp các lý thuyết cụ thể, cách nhìn cụ thể
cho nhận thức xã hội, ở đây tư duy lý luận cung cấp các lát cắt về nhận thức
xã hội có thể nhìn nhận, đánh giá về hiện thực khách quan dưới nhiều hình
lăng kính khác nhau, những góc nhìn khác nhau.
Kết quả của tư duy lý luận là các lý thuyết, các học thuyết và tư duy lý
luận ở đây được hiện ra thông qua các lý thuyết cụ thể, các học thuyết cụ thể
về xã hội, về con người, và từ các lý thuyết cụ thể này làm cơ sở lý luận trực
tiếp để hình thành lên các đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của xã hội.
1.1.1.2. Đổi mới tư duy lý luận
Các quy luật khách quan tác động trong tất cả các lĩnh vực: tự nhiên, xã
hội và trong tư duy cũng vậy nó diễn ra gắn liền, đồng thời với quá trình hoạt
động thực tiễn. Tư duy cũng như thực tiễn không phát triển đơn giản như một
đường thẳng liên tục đi lên, mà nó cũng có những “bước thụt lùi tạn thời”, nó
không diễn ra đều đặn mà lúc nhanh, lúc chậm, tĩnh lại, lúc thì nhảy vọt và có
cả những thay đổi lạ thường. Tư duy với tư cách là sự phản ánh thế giới khách
quan và nó mang tính thời đại, tính lịch sử. Không có một tư duy chung cho
mọi thời đại, mà ở mỗi giai đoạn lịch sử nhất định nó lại được đặc trưng bởi
một hình thức tư duy riêng của nó phản ánh trình độ nhận thức của thời đại
ấy. Ở những giai đoạn mà tư duy bộc lộ sự thụt lùi, tư duy kinh viện, kinh
nghiệm, hình thức… thì buộc chủ thể tư duy phải có sự thay đổi. Sự thay đổi
không phải đơn thuần là sự thay thế giữa cái hình thức với cái kinh nghiệm,

15


hay giữa thực dụng với kinh nghiệm mà phải theo hướng tốt hơn, tiến bộ hơn.
Phải khắc phục được những hạn chế của tư duy hiện thời và phải đáp ứng
được nhu cầu của sự phát triển. Do vậy, “Đổi mới là thay đổi hoặc làm cho sự
vật tốt hơn, tiến bộ hơn so với trước” [3, tr. 657]. Đổi mới tư duy là sự phản
ánh bản chất, xác thực về đối tượng. Muốn vậy, tư duy phải bám sát đối

tượng, và quá trình vận động phát triển của nó, ngay cả khi có những bước
tiến, bước lùi tạm thời trong sự phát triển đó.
Đổi mới trên cơ sở kế thừa, kế thừa trên cơ sở đổi mới. Đó là biện
chứng của sự phát triển nói chung, của tư duy lý luận nói riêng. Với ý nghĩa
đó, đổi mới tư duy không có nghĩa là phủ nhận những thành tựu lý luận đã đạt
được, phủ nhận những quy luật phổ biến của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã
hội, phủ nhận đường lối đúng đắn đã được Đảng ta xác định và dân tộc ta,
nhân dân ta lựa chọn. Trái lại, đổi mới tư duy chính là bổ sung và phát triển
những thành tựu lý luận đã đạt được, làm cho lý luận đó thâm nhập vào hoạt
động thực tiễn của quần chúng, dấy lên phong trào cách mạng to lớn, rộng
khắp trong nhân dân. Về nguyên tắc, đổi mới không làm thay đổi mục tiêu xã
hội chủ nghĩa mà làm cho mục tiêu ấy được thực hiện có hiệu quả hơn.
Muốn đổi mới tư duy, đòi hỏi Đảng ta phải nắm vững bản chất cách
mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin, kế thừa di sản tinh thần quý
báu về tư tưởng và lý luận cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tiếp thu
những thành tựu lý luận, những kinh nghiệm mà các đảng cộng sản anh em
đạt được. Trong đó việc vận dụng sáng tạo phép biện chứng duy vật mácxít có
ý nghĩa quan trọng đặc biệt vì đó là cơ sở lý luận, là nền tảng cho đổi mới tư
duy lý luận. Bởi lẽ - như C.Mác nhận xét: “trong quan niệm tích cực về cái
hiện đang tồn tại, phép biện chứng đồng thời cũng bao hàm cả quan niệm về
sự phủ định cái hiện đang tồn tại đó, về sự diệt vong tất yếu của nó; vì mỗi
hình thái để hình thành đều được phép biện chứng xét ở trong sự vận động,
tức là xét cả mặt nhất thời của hình thái đó; vì phép biện chứng không khuất

16


phục trước một cái gì cả, và về thực chất thì nó có tính chất phê phán và cách
mạng.” [11, tr35-36]
Tính “phê phán” và “cách mạng” trong phép biện chứng duy vật mácxít

đòi hỏi chúng ta không được tự bằng lòng với tất cả những gì đã có. Nó đòi
hỏi tư duy của chúng ta phải biến đổi, phản ánh sự vận động thường xuyên
của thế giới hiện thực. Nghĩa là nó đòi hỏi tư duy của chúng ta phải linh hoạt,
mềm dẻo, luôn luôn được mài sắc. Mọi giáo điều, xơ cứng trong tư duy lý
luận đều trái với bản chất cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác. Lênin
thường nhắc nhở những người cộng sản rằng: “Chúng ta không hề coi lý luận
của Mác như là một cái gì đã xong xuôi hẳn và bất khả xâm phạm; trái lại,
chúng ta tin rằng lý luận đó chỉ đặt nền móng cho môn khoa học mà những
người xã hội chủ nghĩa cần phải phát triển hơn nữa về mọi mặt, nếu họ không
muốn trở thành lạc hậu đối với cuộc sống.” [37, tr. 232]
Mà tư duy lý luận là quá trình vận dụng hệ thống các khái niệm, phạm
trù theo những nguyên tắc lôgic chặt chẽ, nhằm đạt đến chân lý, là quá trình
tái hiện hiện thực, có khả năng phản ánh hiện thực một cách đúng đắn, sâu
sắc. Sức mạnh của sự sáng tạo phải gắn liền với thực tiễn chứ không được
thoát ly khỏi thực tiễn.
Vì vậy, quá trình đổi mới tư duy lý luận là:
- Đổi mới sự nhận thức của con người về đối tượng; khi thực tiễn thay
đổi, những vấn đề mới nảy sinh từ những vấn đề cũ, lý luận của sự phản ánh
những hiện thực cũ có thể phù hợp nhưng cũng có thể không còn phù hợp
nữa, không thể tiếp tục góp phần thúc đẩy sự phát triển và có thể kìm hãm sự
phát triển cả trong nhận thức và trong cải tạo thực tiễn. Hệ thống lý luận với
các khái niệm, phạm trù không phải là những chân lý vĩnh viễn mà có thể
thay đổi khi hoàn cảnh thay đổi. Khi thực tiễn nảy sinh vấn đề mới buộc chủ
thể tư duy phải có sự nhận thức mới, đổi mới trong nhận thức để có thể tiếp
cận hiện thực khách quan một cách chính xác và hiệu quả hơn. Nếu không đổi

17



×