ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
NGUYỄN THỊ HOÀN
CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN
VIỆT NAM VỚI KHU VỰC ĐÔNG NAM Á
TỪ NĂM 1995 ĐẾN NĂM 2006
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ
HÀ NỘI - 2011
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
NGUYỄN THỊ HOÀN
CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN
VIỆT NAM VỚI KHU VỰC ĐÔNG NAM Á
TỪ NĂM 1995 ĐẾN NĂM 2006
Chuyên ngành : Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Mã số : 62.22.56.01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ
Người hướng dẫn khoa học: GS. Vũ Dương Ninh
HÀ NỘI - 2011
MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
MỞ ĐẦU 1
Chƣơng 1. CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA ĐẢNG VỚI KHU VỰC ĐễNG
NAM Á TRONG GIAI ĐOẠN 1995 - 2001 15
1.1. NHèN LẠI CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI ĐỔI MỚI CỦA ĐẢNG TRONG
NHỮNG NĂM 1986 - 1995 15
1.1.1. Sự chuyển biến của tỡnh hỡnh thế giới và khu vực 15
1.1.2. Sự hỡnh thành đƣờng lối đối ngoại đổi mới từ Đại hội VI (1986) đến
Đại hội VII (1991) 20
1.1.3. Đảng lónh đạo đƣa Việt Nam gia nhập ASEAN (1986 - 1995) 35
1.2. CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA ĐẢNG VỚI KHU VỰC ĐễNG NAM Á
TRONG NHỮNG NĂM 1995 - 2001 VÀ SỰ ĐểNG GểP CỦA VIỆT NAM VÀO
CÁC HOẠT ĐỘNG AN NINH - CHÍNH TRỊ KHU VỰC 45
1.2.1. Bối cảnh quốc tế và khu vực 45
1.2.2. Đại hội VIII (1996) và những điều chỉnh trong chớnh sỏch đối ngoại
của Đảng 51
1.2.3. Sự tham gia và đúng gúp tớch cực của Việt Nam vào cỏc hoạt động
chớnh trị - an ninh khu vực 56
1.3. TĂNG CƢỜNG QUAN HỆ HỮU NGHỊ VÀ TÍCH CỰC THAM GIA CÁC
HOẠT ĐỘNG HỢP TÁC KHU VỰC 60
1.3.1. Tăng cƣờng quan hệ chớnh trị và hợp tỏc kinh tế song phƣơng với
một số nƣớc trong khu vực 60
1.3.2. Tham gia hợp tỏc kinh tế trong khuụn khổ ASEAN 77
1.3.3. Tham gia hợp tỏc chuyờn ngành trong khuụn khổ ASEAN 81
Tiểu kết chƣơng 1 84
Chƣơng 2. CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA ĐẢNG VỚI KHU VỰC ĐễNG
NAM Á TRONG GIAI ĐOẠN 2001 - 2006 86
2.1. CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA ĐẢNG TRONG NHỮNG NĂM 2001-
2006 86
2.1.1. Những biến động của tỡnh hỡnh quốc tế và khu vực 86
2.1.2. Sự phỏt triển chớnh sỏch đối ngoại của Đảng từ Đại hội IX (2001)
đến Đại hội X (2006) 93
2.1.3. Sự tham gia và đúng gúp của Việt Nam trong cỏc hoạt động của
ASEAN 109
2.2. ĐẨY MẠNH QUAN HỆ HỮU NGHỊ VÀ HỢP TÁC VỚI CÁC NƢỚC
TRONG KHU VỰC 117
2.2.1. Tiếp tục củng cố và phỏt triển quan hệ hữu nghị, hợp tỏc Việt Nam -
Lào - Campuchia 117
2.2.2. Thỳc đẩy quan hệ hợp tỏc giữa Việt Nam với cỏc nƣớc cũn lại trong
khu vực Đụng Nam Á 125
2.2.3. Tham gia Chƣơng trỡnh hợp tỏc Tiểu vựng Mờ kụng mở rộng
(GMS) 135
2.3. HỢP TÁC TRONG MỘT SỐ LĨNH VỰC GIỮA VIỆT NAM VỚI CÁC
NƢỚC ĐễNG NAM Á 139
2.3.1. Hợp tỏc văn hoỏ, giỏo dục và một số lĩnh vực giữa Việt Nam với
cỏc nƣớc Đụng Nam Á 139
2.3.2. Hợp tỏc chuyờn ngành trong khuụn khổ ASEAN 142
2.3.3. Hợp tỏc trờn một số lĩnh vực khỏc trong khuụn khổ ASEAN 148
Tiểu kết chƣơng 2 151
Chƣơng 3. NHẬN XẫT VÀ KINH NGHIỆM 153
3.1. MỘT SỐ NHẬN XẫT CƠ BẢN 153
3.1.1. Từ năm 1995 đến năm 2006, Đảng đề ra chớnh sỏch đối ngoại tớch
cực chủ động phỏt triển quan hệ hợp tỏc hữu nghị với khu vực Đụng Nam
Á, gúp phần củng cố, thỳc đẩy thỳc đẩy sự lớn mạnh của ASEAN 153
3.1.2. Từ năm 1995 đến năm 2006 chớnh sỏch đối ngoại của Đảng với khu
vực Đụng Nam Á nhằm phỏt triển quan hệ hợp tỏc toàn diện và đó đạt một
số thành tựu quan trọng 156
3.1.3. Trong những năm 1995 -2006 chớnh sỏch đối ngoại của Đảng với
khu vực Đụng Nam Á cũn bộc lộ một số hạn chế 159
3.1.4. Trong thời gian tới chớnh sỏch đối ngoại của Đảng với khu vực
Đụng Nam Á đứng trƣớc nhiều thỏch thức mới 162
3.2. MỘT SỐ KINH NGHIỆM CHỦ YẾU 171
KẾT LUẬN 196
DANH MỤC CễNG TRèNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIấN QUAN ĐẾN
LUẬN ÁN 200
TÀI LIỆU THAM KHẢO 201
PHỤ LỤC 218
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt
Tiếng Việt
Tiếng Anh
ACFTA
Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc
ASEAN-China Free Trade
Area
AEC
Cộng đồng kinh tế ASEAN
ASEAN Economic
Community
AFTA
Khu mậu dịch tự do ASEAN
ASEAN Free Trade Area
AIA
Khu vực đầu tƣ ASEAN
ASEAN Investment Area
AICO
Chƣơng trình hợp tác công nghiệp ASEAN
Agreement on Industrial
Cooperation
AIPO
Tổ chức liên minh quốc hội ASEAN
ASEAN Inter-
Paliamentary Organization
AMM
Hội nghị Bộ trƣởng Ngoại giao ASEAN
ASEAN Ministerial
Meeting
APEC
Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái bình
dƣơng
Asia Pacific Economic
Cooperation
ARF
Diễn đàn khu vực ASEAN
ASEAN Regional Forum
ASC
Cộng đồng an ninh ASEAN
ASEAN Security
Community
ASCC
Cộng đồng văn hoá xã hội ASEAN
ASEAN Socio Cultural
Community
ASEAN
Hiệp hội các nƣớc Đông Nam Á
Association of South East
Asian Nations
ASEM
Hội nghị Á- Âu
Asia - Europe Meeting
BCT
Bộ Chính trị
BCHTƢ
Ban chấp hành trung ƣơng
CEPT
Hiệp định về Thuế quan Ƣu đãi có hiệu lực
chung
Common Efective
Preferential Tariff
CHDCND
Cộng hoà dân chủ nhân dân
CHND
Cộng hoà nhân dân
CNĐQ
Chủ nghĩa đế quốc
CNTB
Chủ nghĩa tƣ bản
CNXH
Chủ nghĩa xã hội
CNXHCH
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
ĐCS
Đảng Cộng sản
EAEG
Nhóm kinh tế Đông Á
East Asian Economic
Group
EU
Liên minh Châu Âu
European Union
GMS
Hợp tác Tiểu vùng Mê kông mở rộng
Greater Mekong Subregion
IMF
Quỹ Tiền tệ Quốc tế
International Monetary
Fund
JIM
Hội nghị không chính thức Gia các ta về
Campuchia
Jakarta Informal Meeting
NXB
Nhà xuất bản
PMC
Hội nghị sau Hội nghị Bộ trƣởng ASEAN
Post Ministerial Conferences
SEATO
Tổ chức Hiệp ƣớc Đông Nam Á
Southeast Asian Treaty
Organization
SEOM
Hội nghị quan chức kinh tế cao cấp ASEAN
Senior Economic Official
Meeting
SOM
Cuộc họp các quan chức cao cấp
Senior Official Meeting
USD
Đô la Mỹ
United State Dollar
WTO
Tổ chức thƣơng mại thế giới
World Trade Organization
XHCN
Xã hội chủ nghĩa
ZOPFAN
Khu vực hoà bình, tự do và trung lập
Zone of Peace, Freedom
and Neutrality
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Trong quá trình hình thành và phát triển của mỗi quốc gia, nhân tố quốc tế
luôn giữ một vai trò quan trọng. Không một quốc gia nào có thể tồn tại và phát triển
đƣợc nếu không có quan hệ với thế giới bên ngoài.
Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, danh nhân
văn hoá thế giới là ngƣời đã đặt nền móng đầu tiên cho nền ngoại giao hiện đại của
Việt Nam. Ngay sau khi giành đƣợc độc lập năm 1945, Chính phủ Việt Nam đứng
đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tuyên bố chính sách ngoại giao “thân thiện với tất
cả các nƣớc dân chủ trên thế giới” [108a, tr. 30] và “Sẵn sàng đặt mọi quan hệ thân
thiện hợp tác với bất cứ một nƣớc nào trên nguyên tắc tôn trọng sự hoàn chỉnh về
chủ quyền và lãnh thổ của nhau, không xâm phạm lẫn nhau, không can thiệp nội bộ
của nhau, bình đẳng cùng có lợi và chung sống hoà bình” [109, tr. 5].
Chính sách đối ngoại của ĐCSVN hiện nay là sự kế thừa và phát triển đƣờng
lối đối ngoại của các thời kỳ trƣớc, đặc biệt từ khi tiến hành công cuộc đổi mới, thể
hiện tính liên tục và nhất quán trong toàn bộ đƣờng lối chính trị của Việt Nam.
Là một quốc gia ở Đông Nam Á, từ lâu Việt Nam đã có mối quan hệ với các
nƣớc trong khu vực. Tuy có sự đậm nhạt khác nhau qua từng thời kỳ, song, quan hệ
này luôn có vị trí quan trọng.
Trong quan hệ với các nƣớc Đông Nam Á, chủ trƣơng, chính sách đối ngoại
của Đảng ta đã phát triển nhƣ thế nào? Thực tiễn quá trình phát triển quan hệ của
Việt Nam với các nƣớc Đông Nam Á dƣới sự lãnh đạo của Đảng, đặc biệt là từ khi
Việt Nam trở thành thành viên chính thức của ASEAN (7/1995) cần đƣợc nghiên
cứu và làm sáng tỏ.
Ở thời điểm hiện tại, quan hệ giữa Việt Nam với các nƣớc trong khu vực vẫn
tiếp tục phát triển với những thành tựu và những hạn chế. Do vậy nghiên cứu chính
sách đối ngoại của Đảng với khu vực Đông Nam Á trong đó có tổ chức ASEAN từ
năm 1995 đến năm 2006 một cách hệ thống, toàn diện là một việc làm cần thiết, có ý
2
nghĩa lý luận và thực tiễn. Thông qua đó, một mặt, chúng ta có thể đánh giá những
thành tựu cũng nhƣ hạn chế của chính sách đối ngoại mà ĐCSVN đề ra với khu vực
trong thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nƣớc; góp phần tăng cƣờng và thúc
đẩy mối quan hệ giữa Việt Nam với các nƣớc trong khu vực Đông Nam Á, từ đó rút
ra những bài học kinh nghiệm trong việc xử lý quan hệ với các nƣớc khu vực, giúp
chúng ta có thêm cơ sở khoa học để tiếp tục hoàn thiện đƣờng lối, chính sách đối
ngoại đƣa Việt Nam hội nhập vào khu vực và thế giới. Mặt khác, luận án cung cấp
thêm một số tƣ liệu về quan hệ của Việt Nam với các nƣớc trong khu vực, đồng thời,
phục vụ công tác giảng dạy môn Lịch sử nói chung, Lịch sử Đảng Cộng sản Việt
Nam và Đƣờng lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam nói riêng.
Đó chính là những lý do cơ bản để tác giả chọn đề tài cho Luận án Tiến sĩ
Lịch sử của mình: “Chính sách đối ngoại của Đảng Cộng sản Việt Nam với khu
vực Đông Nam Á từ năm 1995 đến năm 2006”
2. Tình hình nghiên cứu vấn đề
Đông Nam Á nói chung và ASEAN nói riêng từ lâu đã thu hút sự quan tâm
nghiên cứu của nhiều học giả trong và ngoài nƣớc, nhiều ngành khoa học khác nhau
bởi vị trí và vai trò trong lịch sử.
Sau khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của ASEAN, nhiều cơ quan
chuyên môn nghiên cứu chuyên về Đông Nam Á và ASEAN nhƣ: Viện Nghiên cứu
Đông Nam Á thuộc Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, Học viện Ngoại giao - Bộ
Ngoại giao, Vụ ASEAN - Bộ Ngoại giao, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia
Hồ Chí Minh, Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thuộc Đại học Quốc gia
Hà Nội và một số cơ quan khác đã có nhiều công trình nghiên cứu về Đông Nam Á
và về ASEAN đƣợc xuất bản. Có thể chia thành các nhóm tƣ liệu nhƣ sau:
Các công trình nghiên cứu trong nước
- Các công trình nghiên cứu về quan hệ chính trị - ngoại giao giữa Việt Nam
với các nƣớc Đông Nam Á ở những giai đoạn khác nhau: “Ngoại giao Việt Nam
1945-2000”[11]; “Năm mươi năm ngoại giao Việt Nam” [93]; “Đảng Cộng sản Việt
Nam lãnh đạo hoạt động đối ngoại 1986 - 2000” [180]; “Đối ngoại Việt Nam thời kỳ
3
đổi mới” [10] “Biên niên ngoại giao Việt Nam thời kỳ đổi mới (1986 -2006)” [30]
Các công trình này tập trung trình bày chính sách đối ngoại và các quan hệ
ngoại giao của Việt Nam (từ 1945 trở đi) và trong mạch chảy chung ấy đã khái quát
tiến trình lịch sử của mối quan hệ Việt Nam với các nƣớc khu vực Đông Nam Á.
- Các công trình nghiên cứu tổng thể về ASEAN ở dạng sách chuyên khảo
tƣơng đối phong phú; “ASEAN hôm nay và triển vọng trong thế kỷ XXI” [114]; “35
năm ASEAN hợp tác và phát triển” [133]; “Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
(ASEAN)” [27]; “Tiến tới một ASEAN hoà bình ổn định và phát triển bền vững”
[137]
“Tiến tới một ASEAN hoà bình ổn định và phát triển bền vững” của tác giả
Nguyễn Duy Quý” [137] là một công trình nghiên cứu tƣơng đối toàn diện và hệ
thống về ASEAN, phân tích quá trình thành lập ASEAN, các thành tựu và tồn tại
của Hiệp hội sau ba thập niên phát triển, đề cập các vấn đề khắc phục khủng hoảng
tài chính, tiền tệ (1997 - 1998) để có thể phát triển bền vững.
- Các công trình nghiên cứu về Đông Nam Á trên các lĩnh vực kinh tế,
thƣơng mại, văn hoá và quan hệ Việt Nam với tổ chức ASEAN trong các lĩnh vực
đó trong những khoảng thời gian nhất định: “Những vấn đề chính trị kinh tế Đông
Nam Á thập niên đầu thế kỷ XXI” [84]; “Kinh tế các nước Đông Nam Á thực trạng
và triển vọng” [145];“Việt Nam - Đông Nam Á: Quan hệ lịch sử văn hoá”[179];
“Liên kết kinh tế ASEAN vấn đề và triển vọng” [148]; “Hội nhập kinh tế khu vực
của một số nước ASEAN” [67]; “Quan hệ Việt Nam - ASEAN và chính sách xuất
nhập khẩu của Việt Nam” [79]; “Quan hệ thương mại - đầu tư giữa Việt Nam và
các nước thành viên ASEAN” [155]; “ASEAN và sự hội nhập của Việt Nam” [117];
“Việt Nam - ASEAN quan hệ đa phương và song phương” [125]; “Việt Nam trong
ASEAN nhìn lại và hướng tới” [146]
Trong cuốn “Những vấn đề chính trị kinh tế Đông Nam Á thập niên đầu thế kỷ
XXI” [84] tác giả Trần Khánh đã phân tích những vấn đề nóng bỏng tạo nên diện mạo
và xu hƣớng phát triển của Đông Nam Á hiện nay. Xem xét Đông Nam Á trong các
vòng xoáy chiến lƣợc đƣợc tạo nên bởi xu thế toàn cầu hoá và sự thay đổi địa chính trị
4
khu vực, quá trình hợp tác trên nhiều cấp độ đa phƣơng, khu vực, song phƣơng trên các
lĩnh vực chính trị và kinh tế đã cho thấy những chuyển động khá phức tạp của ASEAN
hiện nay. Những cơ hội và thách thức đối với khu vực và từng nƣớc cho thấy nhu cầu
cần phải cải cách và đẩy mạnh hội nhập sâu rộng hơn nữa nhằm tạo lập khu vực Đông
Nam Á hoà bình, ổn định, năng động và có tính cạnh tranh cao.
“ASEAN và sự hội nhập của Việt Nam” [117] của các tác giả Đào Huy Ngọc,
Nguyễn Phƣơng Bình, Hoàng Anh Tuấn gồm 3 phần. Phần thứ nhất đã trình bày sự
ra đời của tổ chức ASEAN và quá trình hợp tác giữa các nƣớc ASEAN trong các lĩnh
vực kinh tế, chính trị, an ninh, văn hoá. Phần thứ hai là sự hội nhập của Việt Nam vào
ASEAN. Trong phần này cuốn sách đã đề cập đến hai nội dung lớn là quan hệ Việt
Nam - ASEAN từ 1967 - 1995 và những vấn đề và triển vọng của Việt Nam khi tham
gia ASEAN. Phần thứ ba nêu ra một số nhận xét chung. Khi trình bày quan hệ Việt
Nam - ASEAN trong những năm 1967 - 1995 các tác giả đã tập trung phân tích mối
quan hệ ấy ở ba giai đoạn 1967 - 1978; 1979 - 1991; 1992 - 1995 tƣơng ứng với mỗi
giai đoạn là những dấu mốc lịch sử đánh dấu những thăng trầm trong quan hệ hai
bên. Các tác giả đã đề cập một số vấn đề đặt ra đối với việc Việt Nam hội nhập
ASEAN, các tác động trên các lĩnh vực kinh tế chính trị an ninh khu vực và đánh giá
những thuận lợi, khó khăn và triển vọng khi Việt Nam tham gia tổ chức này.
“Việt Nam - ASEAN quan hệ đa phương và song phương” [125] do tác giả Vũ
Dƣơng Ninh chủ biên là công trình của nhiều học giả, nhiều nhà nghiên cứu chuyên
sâu về ASEAN ở Việt Nam. Đây là một đề tài nhánh của công trình nghiên cứu trọng
điểm Hội nhập Việt Nam - ASEAN: tiến trình, hiện trạng và những vấn đề đặt ra do
Đại học Quốc gia Hà Nội quản lý. Cuốn sách trình bày một cách khái quát mối quan
hệ giữa nƣớc ta với tổ chức ASEAN và với 9 nƣớc thành viên: Brunây, Campuchia,
Inđônêxia, Malaixia, Mianma, Lào, Philíppin, Thái Lan, Xinhgapo trên nhiều lĩnh
vực: chính trị, kinh tế, ngoại giao, văn hoá… với những thành công và những hạn chế
tồn tại, từ đó nêu lên một số suy nghĩ về hƣớng phát triển tiếp theo của những mối
quan hệ ấy trong tƣơng lai.
Trên cơ sở phân tích khái quát tiềm năng, thế mạnh và cả những mặt hạn chế
5
tồn tại của từng quốc gia, hai tác giả Phạm Đức Thành và Trần Khánh trong cuốn
“Việt Nam trong ASEAN nhìn lại và hướng tới” [146] đã điểm lại những đóng góp
của Việt Nam trong 10 năm gia nhập ASEAN. Tham gia vào ASEAN, Việt Nam
không chỉ góp phần củng cố phát triển tổ chức ASEAN mà còn nhận đƣợc những
thành quả bƣớc đầu. Phía trƣớc ASEAN còn nhiều cơ hội và thách thức đòi hỏi phải
hợp tác chặt chẽ hơn nữa để xây dựng cộng đồng ASEAN biến ý tƣởng tầm nhìn
2020 thành hiện thực.
- Các công trình nghiên cứu về ASEAN trong mối quan hệ với các cơ chế
ASEAN + 1, ASEAN + 3: “Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc quá trình
hình thành và triển vọng” [34]; “Quan hệ Trung Quốc - ASEAN - Nhật Bản trong
bối cảnh mới và tác động của nó tới Việt Nam” [65]; “Hợp tác ASEAN + 3 quá
trình phát triển thành tựu và triển vọng” [115]
Các tác giả Hồ Châu - Nguyễn Hoàng Giáp - Trần Thị Quế trong cuốn “Khu
vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc quá trình hình thành và triển vọng” [34] cho
thấy thực trạng hợp tác, liên kết kinh tế ASEAN - Trung Quốc với những thuận lợi,
khó khăn, triển vọng và ảnh hƣởng của ACFTA đối với Việt Nam và các nƣớc trong
khu vực cũng nhƣ tác động trên lĩnh vực an ninh - chính trị và các lĩnh vực khác.
Tác giả Vũ Văn Hà trong cuốn “Quan hệ Trung Quốc - ASEAN - Nhật Bản
trong bối cảnh mới và tác động của nó tới Việt Nam” [65] đã tập trung phân tích
quan hệ đa phƣơng Trung Quốc - ASEAN - Nhật Bản đặt trong bối cảnh quan hệ
hợp tác chung của cả khu vực Đông Á, trong các tổ chức APEC, ARF, ASEAN + 3
với những tác động thuận chiều và ngƣợc chiều, mối quan hệ song phƣơng ASEAN
- Trung Quốc, ASEAN - Nhật Bản, Trung Quốc - Nhật Bản trên các lĩnh vực ngoại
giao, chính trị, an ninh, kinh tế, văn hoá và dự báo triển vọng của các mối quan hệ
đó. Tác giả cũng nêu tác động của quan hệ Trung Quốc - ASEAN - Nhật Bản đối
với Việt Nam với những cơ hội và thách thức.
Tác giả Nguyễn Thu Mỹ trong cuốn “Hợp tác ASEAN + 3 quá trình phát
triển thành tựu và triển vọng” [115] đã phân tích sự hình thành và sự tiến triển của
ý tƣởng hợp tác Đông Á, những nguyên nhân khiến ASEAN không hiện thực hoá
6
đƣợc những ý tƣởng đó trong những năm đầu thập kỷ 90, nêu đặc điểm của tiến
trình hợp tác khu vực và những nguyên nhân dẫn tới đặc điểm đó, phân tích thành
tựu sau 10 năm hoạt động của ASEAN +3, khái quát lại quá trình tham gia hợp tác
ASEAN +3 của Việt Nam.
Ngoài các công trình đã đƣợc xuất bản thành sách, còn có rất nhiều cuộc hội
thảo về Đông Nam Á, về ASEAN, về quan hệ Việt Nam - ASEAN đƣợc tổ chức ở
trong và ngoài nƣớc, nhiều chuyên khảo, bài viết đƣợc đăng tải trên các tạp chí
Nghiên cứu Đông Nam Á, Nghiên cứu Quốc tế…
Hầu hết các tác phẩm, các bài viết đều tập trung nghiên cứu phân tích quá
trình ra đời, phát triển, những thành tựu kinh tế xã hội của từng nƣớc Đông Nam Á
cũng nhƣ của tổ chức ASEAN, đề cập đến xu thế và khả năng hợp tác phát triển
giữa các nƣớc Đông Nam Á, quá trình phát triển quan hệ và hợp tác giữa Việt Nam
với các nƣớc ASEAN, sự hội nhập của Việt Nam vào ASEAN, những khó khăn
thách thức của Việt Nam khi gia nhập tổ chức này.
Luận án Tiến sỹ Lịch sử: “Chủ trƣơng của Đảng Cộng sản Việt Nam về quan
hệ đối ngoại với ASEAN (1967 - 1995)” [158] của tác giả Nguyễn Đình Thực đã đề
cập đến những nét cơ bản trong chủ trƣơng, chính sách và hoạt động đối ngoại của
Đảng, Nhà nƣớc ta đối với các nƣớc Đông Nam Á, trong đó có các nƣớc ASEAN
qua hai giai đoạn 1967 - 1986 và 1986 - 1995. Với mỗi bƣớc phát triển về chủ
trƣơng, chính sách đối với ASEAN, luận án đã phân tích bối cảnh chung của thế
giới và khu vực trong từng thời gian cũng nhƣ mối quan hệ khu vực đặt trong tác
động chung của các nƣớc lớn. Tác giả luận án đã đánh giá mặt ƣu điểm và hạn chế
trong chính sách đối ngoại, phân tích thuận lợi và khó khăn trong quan hệ giữa nƣớc
ta với ASEAN, những thành tựu đạt đƣợc cho tới khi Việt Nam gia nhập ASEAN.
Tuy nhiên, đề xuất ý kiến trong quan hệ đối ngoại Việt Nam - ASEAN khi Việt
Nam đã là thành viên của tổ chức ASEAN, tác giả luận án mới chỉ gợi ý về việc
phát triển quan hệ trọng điểm với Lào và Campuchia thì mặc dầu là rất cần thiết
nhƣng không đủ về các đối tác và cũng không hiệu quả về mặt kinh tế.
7
Các công trình của nước ngoài
Bao gồm những công trình nghiên cứu của các nhà sử học, các nhà nghiên
cứu Đông Nam Á hoặc bằng tiếng Anh, hoặc đã đƣợc dịch ra tiếng Việt. Khai thác
nguồn tài liệu này có thể thu nhận đƣợc những thông tin quý báu trên quan điểm của
các nhà sử học nƣớc ngoài về quan hệ của Việt Nam với các nƣớc khu vực Đông
Nam Á, quan hệ Việt Nam - ASEAN, quan hệ đối ngoại của ASEAN nói chung và
Việt Nam nói riêng ở thời điểm hiện tại. Có thể kể đến một vài công trình tiêu biểu:
Trong cuốn “Vietnamese Foreign Policy in Transition” (Chính trị ngoại giao
Việt Nam trong sự chuyển đổi) [182] do tác giả Carlyle A.Thayer, Ramses Amer
chủ biên đã giới thiệu về chủ nghĩa đa phƣơng và sự đe doạ của diễn biến hoà bình
ở Việt Nam, những lý luận trong chính sách đối ngoại của Việt Nam hiện nay và
bình thƣờng hoá quan hệ với Mỹ, quan hệ Việt Nam -Trung Quốc trong quá khứ,
hiện tại tƣơng lai và triển vọng trong thế kỷ XXI.
Cuốn “Đông Nam Á chặng đường dài phía trước” [181] của Giáo sƣ kinh tế
học Lim Chong Yah đã đề cập tới rất nhiều vấn đề kinh tế vĩ mô cùng những chính
sách và khuynh hƣớng của toàn bộ 10 Quốc gia thành viên ASEAN. Ngoài ra cuốn
sách còn thảo luận và đánh giá những chính sách về dân số, thƣơng mại, công nghiệp
hoá, nông nghiệp, tiền tệ, tài chính, vấn đề hợp tác khu vực, cuộc khủng hoảng tài
chính tiền tệ và những triển vọng phát triển trong tƣơng lai của Đông Nam Á.
Tác giả Da Cunha Derek trong cuốn “Southeast Asian Perspectives on
Security” (Viễn cảnh an ninh Đông Nam Á) [183] cung cấp một cái nhìn toàn cảnh
về an ninh khu vực Đông Nam Á, xu hƣớng chiến lƣợc và phát triển quân đội, phản
ứng của các quốc gia Đông Nam Á đối với môi trƣờng khu vực thời kỳ hậu chiến
tranh lạnh, vấn đề tranh chấp ở khu vực biển Đông, nhận thức về Đông Nam Á của
Nhật Bản và Trung Quốc.
Cuốn “The International Relations of Japan and South East Asia: Foging a
New Regionalism” (Mối quan hệ quốc tế của Nhật Bản và Đông Nam Á: Tiến tới
một chủ nghĩa khu vực mới) [200] của tác giả Sueo Sudo là bức tranh tổng thể về
tiến trình của mối quan hệ Nhật Bản - Đông Nam Á thời kỳ sau chiến tranh lạnh,
8
đồng thời tác giả cũng khái quát chính sách đối ngoại của Nhật Bản, mối quan hệ
Nhật Bản với các nƣớc Đông Nam Á là một thành công của ngoại giao Nhật Bản.
Cuốn sách đặt ra 3 câu hỏi: Chủ nghĩa khu vực mới ở Đông Nam Á đƣợc thiết lập
khi nào và nhƣ thế nào? Bản chất của quá trình lãnh đạo và liên kết của Nhật Bản
trong việc duy trì và thúc đẩy chủ nghĩa khu vực mới đó? Điều gì sẽ sảy đến với chủ
nghĩa khu vực của Đông Nam Á trong tƣơng lai.
Cuốn “Southeast Asia in Search of an ASEAN Community” (Đông Nam Á
đang tìm kiếm một cộng đồng ASEAN) [198] của tác giả Rodolfo C.Severino đề cập
đến phƣơng cách ASEAN, vấn đề tƣ cách thành viên ASEAN đối với một số quốc
gia Đông Nam Á, vấn đề không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, vai trò của
ASEAN trong các vấn đề an ninh và hội nhập kinh tế khu vực, các mối quan hệ của
ASEAN với các cƣờng quốc bên ngoài, khái niệm về cộng đồng ASEAN và những
con đƣờng mà ASEAN có thể lựa chọn trong tƣơng lai.
Cuốn “A new ASEAN in a new Millenium” (Một ASEAN mới trong thiên
niên kỷ mới) [199] của nhóm tác giả Simon S.C. Tay, Jesus Estanislao, Hadi
Soesatro tập trung chủ yếu vào các mảng hợp tác kinh tế và an ninh chính trị trong
ASEAN, xem xét những vấn đề đặt ra đối với những tiến trình và thể chế của
ASEAN hay cái đƣợc gọi là “cách thức ASEAN”. Cuốn sách cũng đƣa ra ý tƣởng
về ASEAN trong tƣơng lai với tầm nhìn tới năm 2030 trên quan điểm hoạch định
chính sách cần phải bao quát cả hiện tại và tƣơng lai.
Tóm lại, thu thập, phân tích nguồn tài liệu liên quan đến quan hệ Việt Nam
với các nƣớc trong khu vực Đông Nam Á trong đó có quan hệ Việt Nam - ASEAN
từ năm 1995 đến năm 2006 có thể thấy các công trình của các nhà nghiên cứu Việt
Nam và nƣớc ngoài tƣơng đối đa dạng, phong phú. Ngoài việc mô tả lịch sử, các
công trình đã trình bày, lý giải nhiều vấn đề, nhiều khía cạnh trong quan hệ Việt
Nam - Đông Nam Á, Việt Nam - ASEAN, quan hệ của tổ chức ASEAN với các đối
tác, những xu hƣớng, những thách thức và những dự báo về tƣơng lai phát triển của
khu vực Đông Nam Á, của ASEAN cũng nhƣ những thuận lợi, khó khăn trong quan
hệ Việt Nam - ASEAN.
9
Các công trình nói trên, ở những mức độ khác nhau, đã giúp tác giả có một
số tƣ liệu cần thiết để có thể hình thành một số hiểu biết chung, soi rọi tiếp cận, đi
sâu nghiên cứu vấn đề chứ chƣa có một công trình nào đề cập đến mối quan hệ giữa
Việt Nam với các nƣớc khu vực Đông Nam Á một cách hệ thống, toàn diện từ năm
1995 đến năm 2006, dƣới góc độ Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam nhƣ đề tài tác
giả đã lựa chọn.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu
- Trình bày và phân tích chính sách đối ngoại của ĐCSVN với khu vực Đông
Nam Á từ năm 1995 đến năm 2006.
- Thông qua đó, nêu lên những thành tựu, hạn chế và rút ra những kinh
nghiệm chủ yếu trong quan hệ giữa Việt Nam với các nƣớc Đông Nam Á.
Nhiệm vụ nghiên cứu
Với mục đích nghiên cứu và nguồn tƣ liệu nhƣ trên, luận án có nhiệm vụ:
- Đi sâu phân tích chủ trƣơng, chính sách và biện pháp của Đảng trong quan
hệ với khu vực Đông Nam Á qua hai giai đoạn: 1995 - 2001; 2001 - 2006.
- Hệ thống hoá, khái quát hoá những tƣ liệu đã có, bổ sung thêm những tƣ
liệu mới, góp phần nhìn nhận một cách khách quan quá trình Đảng lãnh đạo thực
hiện chính sách đối ngoại của Việt Nam với các nƣớc Đông Nam Á qua hai giai
đoạn: 1995 - 2001; 2001 - 2006 và bức tranh quan hệ Việt Nam - Đông Nam Á từ
năm 1995 đến năm 2006.
- Nêu lên những thành tựu cũng nhƣ hạn chế trong chính sách đối ngoại của
Đảng với khu vực Đông Nam Á từ năm 1995 đến năm 2006; rút ra những bài học
kinh nghiệm.
4. Nguồn tài liệu và hƣớng sử dụng
Các tài liệu đƣợc sử dụng trong luận án này bao gồm:
- Các tác phẩm kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lê nin và Hồ Chí Minh về
mối quan hệ giữa các vấn đề dân tộc và quốc tế, dân tộc và thời đại là cơ sở lý luận
cho luận án.
10
- Các văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc ĐCSVN, Nghị quyết của Trung
ƣơng Đảng và Chỉ thị của Bộ Chính trị, diễn văn, bài phát biểu, các tác phẩm, trả lời
phỏng vấn của các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nƣớc ta về lĩnh vực đối ngoại,
các văn bản của Chính phủ, Bộ Ngoại giao, tài liệu đánh giá hay báo cáo tổng hợp
của một số bộ, ngành là những tài liệu gốc của luận án… hiện đang đƣợc lƣu giữ tại
Trung tâm lƣu trữ Quốc gia, Cục lƣu trữ thuộc Văn phòng Ban chấp hành Trung
ƣơng ĐCSVN, Phòng lƣu trữ của Bộ Ngoại giao, Vụ ASEAN (Bộ Ngoại giao), bộ
phận lƣu trữ thuộc Văn phòng Chính phủ.
- Các công trình nghiên cứu về Đông Nam Á, về quan hệ Việt Nam -
ASEAN, kỷ yếu hội thảo khoa học, các bài báo, sách có liên quan do các cơ quan
nghiên cứu uy tín đã công bố nhƣ Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, Học viện Ngoại
giao, Viện nghiên cứu Quan hệ Quốc tế thuộc Học viện Chính trị - Hành chính quốc
gia Hồ Chí Minh là nguồn tƣ liệu quan trọng.
- Tài liệu thống kê của Tổng cục thống kê, các nguồn thông tin đƣợc khai
thác qua internet, một số văn kiện chính thức của ASEAN nhƣ Hiến chƣơng, Hiệp
định, Thông cáo báo chí cũng đƣợc sử dụng để làm rõ một số nội dung có liên
quan.
- Luận án cũng tham khảo các luận án, luận văn và các nguồn tài liệu hiện
đang đƣợc lƣu giữ tại Thƣ viện quốc gia, Thƣ viện quân đội, Thƣ viện Học viện
ngoại giao, Thƣ viện Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh…
- Nguồn tƣ liệu từ phía ASEAN và các công trình của các nhà nghiên cứu
nƣớc ngoài đƣợc khai thác, nhƣng ở mức độ nhất định (do khó khăn chủ quan,
khách quan của tác giả).
5. Đối tƣợng, phạm vi và phƣơng pháp nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của luận án là các chủ trƣơng, chính sách của ĐCSVN
đối với các nƣớc Đông Nam Á trong đó có tổ chức ASEAN, quá trình chỉ đạo của
Đảng và Nhà nƣớc trong việc tổ chức thực hiện và triển khai các chính sách ấy.
11
Phạm vi nghiên cứu
- Về thời gian: Giới hạn về mặt thời gian của đề tài là từ năm 1995 đến 2006,
nhƣng để có một cái nhìn toàn diện, tác giả điểm qua giai đoạn 1975 - 1995 và đề
cập đôi nét về những năm sau 2006 tới nay.
Năm 1995 là thời điểm Việt Nam trở thành thành viên chính thức của
ASEAN. Đây là một sự kiện mở ra cơ hội tăng cƣờng quan hệ và hợp tác giữa Việt
Nam với các nƣớc Đông Nam Á nói chung và ASEAN nói riêng. Mốc kết thúc của
luận án năm 2006 chỉ là một sự quy ƣớc có tính tạm thời, vào thời điểm này quan hệ
Việt Nam với các nƣớc khu vực Đông Nam Á vẫn đang tiếp tục phát triển. Năm
2006 là một mốc lịch sử đánh dấu 20 năm thực hiện đƣờng lối đổi mới ở Việt Nam,
năm diễn ra Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X Đảng Cộng sản Việt Nam. Năm
2006 cũng là thời điểm Việt Nam đã cơ bản hoàn thành việc cắt giảm các dòng thuế
xuống mức 0 - 5% theo cam kết CEPT/AFTA. Có thể nói mức độ cắt giảm thuế trong
khuôn khổ CEPT/AFTA là triệt để và mạnh mẽ nhất trong các lộ trình cắt giảm thuế
của Việt Nam từ trƣớc tới nay. Việc lựa chọn mốc năm 2006 làm thời điểm kết thúc
của luận án liên quan đến thời điểm đăng ký đề tài này của nghiên cứu sinh vào năm
2005.
Năm 2001 đƣợc lấy làm mốc phân kỳ cho chính sách đối ngoại của Đảng với
khu vực qua hai giai đoạn 1995 - 2001; 2001 - 2006 bởi đây là mốc lịch sử không
chỉ phản ánh một nấc thang cao hơn trong tƣ duy đối ngoại của Đảng mà còn đánh
dấu sự chuyển biến trong quan hệ quốc tế. Năm 2001 là năm đầu tiên của thế kỷ
XXI và sau sự kiện khủng bố ngày 11/9/2001 ở Mỹ, các nƣớc lớn đều điều chỉnh
chính sách đối nội và đối ngoại. Năm 2001 là năm bản lề cho chiến lƣợc phát triển
kinh tế, xã hội 10 năm (2001- 2010) và thực hiện kế hoạch 5 năm (2001- 2005) do
Đại hội IX thông qua.
- Về nội dung nghiên cứu: Chính sách đối ngoại của Đảng với khu vực Đông
Nam Á là một lĩnh vực khoa học rất rộng, phức tạp và có nhiều vấn đề còn đang
trong quá trình vận động, phát triển, chƣa định hình rõ cần đƣợc Đảng và các nhà
khoa học tiếp tục nghiên cứu để có thể đƣa ra những nhận định khoa học có tính
12
khẳng định. Bởi vậy tác giả luận án không có tham vọng nghiên cứu quá rộng về mọi
lĩnh vực cũng nhƣ tất cả các vấn đề của khu vực. Luận án không đi sâu vào quan hệ
của Việt Nam với từng nƣớc Đông Nam Á mà chỉ tập trung làm rõ chủ trƣơng chính
sách đối ngoại cơ bản của Đảng về quá trình chỉ đạo để thực thi chủ trƣơng chính
sách ấy trong quan hệ với khu vực Đông Nam Á (những chủ trƣơng chínnh sách dối
ngoại chung, chủ trƣơng cụ thể trên các lĩnh vực kinh tế, văn hoá…). Luận án cũng
làm rõ quá trình phát triển về nhận thức và chỉ đạo hoạt động thực tiễn của Đảng
trong quan hệ với khu vực Đông Nam Á, trong đó ASEAN - một tổ chức khu vực với
các hoạt động bao trùm hầu hết các lĩnh vực đời sống chính trị, kinh tế, xã hội các
quốc gia Đông Nam Á.
Phương pháp nghiên cứu
- Dựa trên cơ sở lý luận chung của chủ nghĩa Mác - Lê nin, tƣ tƣởng Hồ Chí
Minh về quan hệ quốc tế nói chung và quan hệ đối ngoại của Việt Nam nói riêng.
- Phƣơng pháp lịch sử và phƣơng pháp logíc.
- Phƣơng pháp nghiên cứu quốc tế.
- Phƣơng pháp phân tích - tổng hợp.
- Phƣơng pháp so sánh và hệ thống hoá.
- Ngoài ra, các phƣơng pháp khác nhƣ đối chiếu, thống kê cũng đƣợc vận
dụng để giải quyết nội dung nghiên cứu của luận án.
6. Những đóng góp của luận án
Trên cơ sở tập hợp, hệ thống hoá, bổ sung tƣ liệu mới, xử lý nguồn tƣ liệu
một cách khoa học, luận án có những đóng góp sau:
Về tư liệu
- Sƣu tầm và khai thác một khối tƣ liệu phong phú, đa dạng (có những tƣ liệu
chƣa đƣợc công bố) về chủ trƣơng, chính sách và sự chỉ đạo của Đảng trong quan
hệ với khu vực Đông Nam Á từ năm 1995 đến năm 2006.
- Nguồn tài liệu tham khảo, phụ lục của luận án có thể đóng góp cho việc
nghiên cứu chính sách đối ngoại của Đảng với khu vực Đông Nam Á nói riêng và
đề tài đối ngoại nói chung.
13
Về nội dung khoa học
- Góp phần làm sáng tỏ chính sách đối ngoại của Đảng trong quan hệ giữa
Việt Nam với khu vực Đông Nam Á từ 1995 - 2006, qua đó làm nổi bật vai trò lãnh
đạo của Đảng trên lĩnh vực đối ngoại.
- Từ các kết quả nghiên cứu, luận án góp phần khẳng định sự đóng góp quan
trọng và vai trò không thể phủ nhận của Việt Nam trong việc duy trì hoà bình, ổn
định, hợp tác ở khu vực.
- Nhận thức về một số vấn đề tồn tại, những thuận lợi và khó khăn, bƣớc đầu
đƣa ra sự đánh giá, nhận xét quan hệ Việt Nam với các nƣớc Đông Nam Á, rút ra
những kinh nghiệm thực tiễn.
- Luận án có thể đƣợc sử dụng làm tài liệu nghiên cứu hay giảng dạy cho
những môn học có liên quan.
7. Bố cục của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, Luận án gồm 3
chƣơng :
Chương 1 Chính sách đối ngoại của Đảng với khu vực Đông Nam Á từ năm
1995 đến năm 2001
Chƣơng này chỉ ra những cơ sở tiền đề hình thành đƣờng lối đổi mới, chính
sách đối ngoại đổi mới của Đảng trong đó có chính sách đối ngoại với khu vực
Đông Nam Á; sự lãnh đạo của Đảng trong việc đƣa Việt Nam gia nhập ASEAN và
sự tham gia của Việt Nam vào các hoạt động của ASEAN trên mọi lĩnh vực kể từ
năm 1995 đến năm 2001. Các nội dung đƣợc trình bày qua các mốc thời gian 1986 -
1995; 1995 - 2001.
Chương 2 Chính sách đối ngoại của Đảng với khu vực Đông Nam Á từ năm
2001 đến năm 2006
Chƣơng này trình bày những biến động của thế giới và khu vực những năm
đầu thế kỷ XXI và sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của Đảng với khu vực Đông
Nam Á ở Đại hội IX và Đại hội X, theo đó quan hệ với các nƣớc trong khu vực
đƣợc tăng cƣờng cả trên bình diện song phƣơng và đa phƣơng, trên mọi lĩnh vực:
14
kinh tế, văn hoá Chính sách đó đã tạo đà thuận lợi cho quá trình hội nhập quốc tế
của Việt Nam.
Chương 3 Nhận xét và kinh nghiệm
Trên cơ sở những kết quả nghiên cứu đạt đƣợc qua 2 chƣơng, chƣơng này
đƣa ra một số nhận xét, đánh giá những thuận lợi và khó khăn trong việc thực hiện
chính sách đối ngoại với khu vực. Từ đó bƣớc đầu rút ra một vài kinh nghiệm, đề
xuất một số định hƣớng trong chính sách của Việt Nam cho việc tiếp tục phát triển
quan hệ với khu vực Đông Nam Á trong tƣơng lai.
15
Chƣơng 1
CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA ĐẢNG VỚI KHU VỰC
ĐÔNG NAM Á TRONG GIAI ĐOẠN 1995 - 2001
1.1. NHÌN LẠI CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI ĐỔI MỚI CỦA ĐẢNG TRONG
NHỮNG NĂM 1986 - 1995
1.1.1. Sự chuyển biến của tình hình thế giới và khu vực
Thắng lợi của Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ không chỉ là một tác
nhân đƣa đến những thay đổi quan trọng trong chiến lƣợc của các nƣớc lớn mà còn
làm chuyển đổi cục diện chính trị khu vực Đông Nam Á.
Sau năm 1975, Mỹ tiến hành điều chỉnh chiến lƣợc: giảm cam kết ở bên
ngoài, thúc đẩy hoà hoãn với các đối thủ chính, tập trung ƣu tiên giải quyết các vấn
đề trong nƣớc để củng cố địa vị của Mỹ. Mỹ đã rút hết sự có mặt quân sự khỏi lục
địa Đông Nam Á và giảm nhiều sự quan tâm tới khu vực. Tháng 6/1977, tổ chức
SEATO tuyên bố giải tán, quan hệ giữa Mỹ với các đồng minh Thái Lan,
Philíppin… trở nên lỏng lẻo.
Liên Xô giành đƣợc thế cân bằng về vũ khí chiến lƣợc với Mỹ, tăng cƣờng
mở rộng ảnh hƣởng ở châu Mỹ La tinh, châu Á, châu Phi và quan tâm nhiều hơn tới
Đông Nam Á, châu Á - Thái Bình Dƣơng.
Trung Quốc bắt đầu triển khai các chƣơng trình cải cách, hiện đại và mở cửa
kinh tế. Để thực hiện những mục tiêu phát triển kinh tế, Trung Quốc đẩy mạnh quan
hệ với Mỹ, Nhật Bản và các nƣớc phƣơng Tây đồng thời, tiếp tục mở rộng quan hệ
với các nƣớc trong Thế giới thứ ba, chú trọng cải thiện quan hệ với các nƣớc Đông
Nam Á.
Mặc dù rút khỏi Đông Nam Á, song lo ngại Liên Xô, Trung Quốc mở rộng
ảnh hƣởng ở đây nên Mỹ vừa tìm cách khai thác mâu thuẫn Xô - Trung vừa muốn
duy trì thế cân bằng chiến lƣợc giữa 3 nƣớc lớn trong khu vực Châu Á - Thái Bình
Dƣơng. Từ năm 1978, quan hệ giữa Mỹ - Liên Xô - Trung Quốc đã chuyển từ hình
thái đối đầu từng đôi một sang hình thái Mỹ - Trung câu kết chống Liên Xô.
16
Các nước Đông Nam Á cũng điều chỉnh chính sách, nhấn mạnh hoà bình,
trung lập, duy trì và tăng cƣờng quan hệ với Mỹ, Nhật Bản, các nƣớc phƣơng Tây,
từng bƣớc cải thiện quan hệ Liên Xô, Trung Quốc. Mặt khác, lo ngại mối đe dọa từ
nƣớc Trung Hoa khổng lồ tăng lên khi Mỹ rút khỏi Đông Nam Á, đồng thời lại có
yêu cầu phát triển kinh tế, các nƣớc ASEAN mong muốn cải thiện quan hệ với các
nƣớc trên bán đảo Đông Dƣơng. Vì thế quan hệ Việt Nam - ASEAN trong giai đoạn
này đã có những tiến triển tích cực.
Tranh thủ tình hình quốc tế thuận lợi, Đảng và Nhà nƣớc Việt Nam đã mở
rộng quan hệ đối ngoại và hợp tác kinh tế với nƣớc ngoài nhằm hàn gắn vết thƣơng
chiến tranh, xây dựng lại đất nƣớc. Quan hệ với các nƣớc trong khu vực cũng dần
đƣợc cải thiện. Tuy nhiên, công cuộc xây dựng đất nƣớc tiến hành chƣa đƣợc bao
lâu thì Việt Nam đứng trƣớc thử thách mới, nghiêm trọng trong quan hệ quốc tế.
Quan hệ giữa Việt Nam với Trung Quốc, Campuchia xuất hiện nhiều trắc trở và
phát triển theo chiều hƣớng ngày càng phức tạp, nhất là sau khi xuất hiện cái gọi là
“vấn đề Campuchia” thì quan hệ giữa Việt Nam với các nƣớc trong khu vực Đông
Nam Á đã trở nên căng thẳng kéo dài cho đến gần cuối thập niên 80.
Tháng 1/1979, quân tình nguyện Việt Nam cùng các lực lƣợng cứu nƣớc
Campuchia tiến vào Phnôm Pênh, lật đổ chế độ diệt chủng của Khơ me Đỏ. Hành
động này xuất phát từ hai yêu cầu một là hành động thiện chí nhân đạo giúp nhân
dân Campuchia thoát khỏi hoạ diệt chủng, hai là nhằm bảo vệ biên giới tây nam của
tổ quốc đã nhiều lần bị quân đội Khơme Đỏ xâm lƣợc và tàn phá dã man. Nhƣng sự
kiện này nhanh chóng bị xuyên tạc thành “Việt Nam xâm lƣợc Campuchia”, “âm
mƣu bành trƣớng của Việt Nam”. Do có những hạn chế nhất định trong việc nhiền
nhận sự câu kết giữa các thế lực chống Việt Nam chúng ta đã không đánh giá đầy
đủ sự phản ứng quốc tế đối với vấn đề Campuchia cũng nhƣ so sánh lực lƣợng ở
Đông Nam Á, chƣa thấy hết tính nhạy cảm của việc quân đội Việt Nam có mặt tại
Campuchia - Biến thành cái cớ gây ra phản ứng gay gắt của các nƣớc ASEAN luôn
bị hù doạ bởi cái gọi là “học thuyết đô mi nô”. Nhận thức khác nhau giữa Việt Nam
với các nƣớc ASEAN về “vấn đề Campuchia” đã tạo ra những chính sách đối ngƣợc
17
nhau, cộng thêm những tác động chia rẽ và can thiệp trong quan hệ giữa các nƣớc
lớn Mỹ - Liên Xô - Trung Quốc càng làm sâu sắc thêm những mâu thuẫn bất đồng
kéo dài.
Đầu những năm 90 của thế kỷ trƣớc, Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu bị
sụp đổ cùng những chuyển biến nhanh chóng phức tạp về kinh tế - xã hội trên thế
giới đã tác động mạnh mẽ tới khu vực Đông Nam Á. Đông Nam Á không còn là nơi
tập trung những mục tiêu đối kháng của các nhóm nƣớc có ý thức hệ và chế độ xã
hội khác nhau nhƣ trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Sự đối đầu Xô - Mỹ ở Đông
Nam Á ngày càng giảm; sự hoà hoãn, hoà dịu Xô - Mỹ và việc hai nƣớc phải tập
trung nhiều vào các vấn đề khác đã làm giảm lực chia rẽ ASEAN và Đông Dƣơng.
Không những thế, trong cố gắng củng cố xu thế hoà dịu, hai nƣớc này bắt đầu phối
hợp với nhau giải quyết các xung đột khu vực. Từ năm 1985, Liên Xô và Mỹ đã
tiến hành cuộc gặp hàng năm cấp Thứ trƣởng ngoại giao về các vấn đề Châu Á. Vấn
đề Campuchia lần đầu tiên đƣợc đề cập đến trong cuộc gặp cấp cao Xô - Mỹ năm
1988 tại Mátxcơva. Sự hoà dịu Xô - Mỹ đã tác động tới quan hệ Xô - Trung. Liên
Xô đã cố gắng cải thiện quan hệ với Trung Quốc, xoá bỏ "ba trở ngại" mà phía
Trung Quốc đƣa ra nhằm tiến tới bình thƣờng hoá quan hệ với nƣớc này.
(1)
Hoà dịu
Xô - Mỹ, Xô - Trung đã tác động tới quan hệ Trung - Mỹ. Cả Mỹ và Trung Quốc
đều quan tâm nhiều hơn tới việc tăng cƣờng hoà dịu với Liên Xô. Sự cần nhau để
cùng chống Liên Xô không còn nhƣ trƣớc. Xu thế hoà dịu trên thế giới và sự rút dần
ảnh hƣởng của Liên Xô và Mỹ ở Đông Nam Á đã tạo ra "khoảng trống quyền lực" ở
khu vực này. Lợi dụng điều đó, Trung Quốc đã cố gắng tăng cƣờng ảnh hƣởng, tạo
chỗ đứng ở Đông Nam Á cũng nhƣ gia tăng sức ép với Việt Nam.
(2)
Việc Trung Quốc hiện đại hoá quân đội với những chiến lƣợc và khái niệm
an ninh mới nhƣ "biên giới mềm" cũng nhƣ nguy cơ xung đột ở biển Đông đã gây
(1)
Trung Quốc đưa ra ba trở ngại cho việc bình thường hoá quan hệ Trung - Xô là: quân đội Liên Xô ở Apganistan, quân đội
Liên Xô ở Mông Cổ và biên giới Xô - Trung, sự ủng hộ của Liên Xô đối với việc quân đội Việt Nam có mặt ở Campuchia.
(2)
Về mặt chính trị, tháng 6/1985 Trung Quốc bác bỏ đề nghị nối lại đàm phán của Bộ Ngoại giao ta, cố gắng duy trì
quan hệ với ASEAN và Lào nhằm cô lập Việt Nam. Về quân sự, Trung Quốc đã lần đầu tiến hành tập trận hải quân ở
vùng biển quần đảo Trường Sa ngày 16/6/1987 gây ra cuộc đụng độ quân sự với Việt Nam và đổ bộ chiếm 7 bãi đá thuộc
quần đảo này ngày 14/3/1988
18
nên sự lo lắng từ phía ASEAN. Áp lực của Trung Quốc làm tăng lo ngại của các
nƣớc ASEAN về ý đồ của nƣớc này ở Đông Nam Á.
Từ kinh nghiệm lịch sử của mình, các nƣớc Đông Nam Á nhận thức đƣợc
rằng "khoảng trống quyền lực" sẽ không thể tồn tại lâu dài và sẽ nhanh chóng bị lấp
đầy bởi quyền lực của một hay nhiều cƣờng quốc khác ở bên ngoài, nguy cơ đe doạ
đối với hoà bình và an ninh của Đông Nam Á có thể lại xuất hiện.
Các biến chuyển to lớn trên thế giới cộng với việc các nƣớc lớn giảm bớt
mối quan tâm ở Đông Nam Á đã tạo cơ hội cho các nhân tố khu vực gia tăng. Lúc
này chủ nghĩa khu vực Đông Nam Á đang ngày càng nổi lên. Chủ nghĩa khu vực là
sự đề cao những giá trị và lợi ích chung, là tình cảm và nhu cầu gắn bó giữa các
thành viên, là quá trình thúc đẩy hợp tác trên quy mô khu vực và là sự gia tăng tính
độc lập của các nƣớc trong khu vực với bên ngoài. Khi các lôi kéo bên ngoài giảm
bớt, tính độc lập tƣơng đối Đông Nam Á trong nền chính trị khu vực bắt đầu tăng.
Các nƣớc trong khu vực có cơ hội để tự chiêm nghiệm về mình và về khu vực. Các
giá trị khu vực ngày càng đƣợc thừa nhận rộng rãi, ý thức của các thành viên về vận
mệnh của mình và khu vực càng có sự gần nhau. Giá trị khu vực và lợi ích chung
đƣợc thừa nhận, quan hệ khu vực có sự chuyển động theo những mục tiêu chung.
Để thực hiện mục tiêu chung, hợp tác khu vực càng trở nên cần thiết. Trong bối
cảnh đó, vai trò của ASEAN - với tƣ cách là tổ chức thuần Đông Nam Á duy nhất -
ngày càng nổi lên.
Nhận thức đƣợc vấn đề này, ASEAN đã có sự điều chỉnh chiến lƣợc, chuyển
hƣớng từ hợp tác về chính trị và an ninh là chính sang hợp tác về kinh tế giữa các
nƣớc trong tổ chức, khuyến khích hợp tác với các đối tác bên ngoài nhất là các
cƣờng quốc kinh tế và các tổ chức kinh tế thế giới. Biểu hiện rõ nét của chủ nghĩa
khu vực Đông Nam Á là cuối năm 1990 Thủ tƣớng Malaixia Mahathia Môhamet đã
đƣa ra sáng kiến thành lập nhóm kinh tế Đông Á(EAEG) chỉ bao gồm các nƣớc
Đông Á. Sáng kiến trên thất bại nhƣng ý tƣởng này không hề mất đi. Năm 1992
theo sáng kiến của Thủ tƣớng Thái Lan Anan Paniarachun, Khu vực thƣơng mại tự
do ASEAN (AFTA) đã đƣợc thành lập. Ngoài việc phát triển kinh tế để phát huy