Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Hoàn thiện cơ cấu tổ chức quản lý của công ty cổ phần kiến trúc đô thị nam thăng long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (437.04 KB, 22 trang )

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
-------------Từ viết tắt
GTGT
TSCĐ
SXKD
BCTC
BCKT
GTCC
UBND
TNHH
BHXH
BHYT
KPCĐ
TNDN
TK
CP
TP
NXB

Nội dung
Giá trị gia tăng
Tài sản cố định
Sản xuất kinh doanh
Báo cáo tài chính
Báo cáo kế toán
Giao thông công chính
Uỷ ban nhân dân
Trách nhiệm hữu hạn
Bảo hiểm xã hội
Bảo hiểm y tế
Kinh phí công đoàn


Thu nhập doanh nghiệp
Tài khoản
Cổ phiếu
Trái phiếu
Nhà xuất bản


LỜI NÓI ĐẦU
Hiện nay, Nước ta ngày nước ta là nước có nền kinh hoạt động theo cơ chế
thị trường, dưới sự quản lý của nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa, với rất
nhiều thành phần kinh tế. Chính trị ổn định, Sự phát triển nhanh của nền kinh tế, vị
thế Việt Nam ngày càng lớn mạnh trên trường quốc tế. Cùng với phát triển đó, lĩnh
vực đầu tư xây dựng cơ bản và công nghiệp xây dựng là ngành sản xuất vật chất độc
lập quan trọng, nó có nhiệm vụ tái sinh tài sản cố định, sử dụng nguồn vốn tích luỹ
rất lớn trong nền kinh tế. Ngoài đáp ứng nhu cầu trong nước ngành xây dựng còn
thu được nhiều ngoại tệ.Và đồng thời có đóng góp quan trọng vào GDP của nền
kinh tế, là điều kiện thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong quá trình
công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.
Trong điều kiện hiện nay nền kinh tế thị trường năng động cạnh tranh khốc
liệt, nhất là khi đã là thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO, sẽ là đầy
những thử thách mới. Đặc biệt là các doanh nghiệp ở ngành đầu tư xây dựng cơ bản
và ngành công nghiệp xây dựng cần một lượng vốn lớn, các kiến thức quản lý vững
vàng và đồng thời không ngừng nâng cao tính năng suất, hiệu quả và chất lượng. Để
có thể tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường có sự cạnh tranh khốc liệt và
gay gắt thì đòi hỏi mỗi doanh nghiệp cần có sự quản lý nguồn vốn hết sức hiệu quả
tránh tình trạng thất thoát và lãng phí.
Công ty Cổ phần Kiến Trúc Đô Thị Nam Thăng Long đang trong đà phát
triển cùng với sự phát triển của đất nước. Sự nỗ lực rất lớn của hội đồng quản trị,
Ban giám đốc và toàn thể cán bộ công nhân viên của công ty luôn tìm tòi sáng tạo
ứng dụng nhiều thành tựu khoa học kỹ thuật, sử dụng những công nghệ tiên tiến trên

thế giới vào sản xuất kinh doanh, quản lý và đã tìm ra những chiến lược đúng đắn để
phát triển công ty.
Để công ty có thể phát triển bền vững thì công ty cũng cần phải có một cơ
cấu quản lý hợp lý để có thể giúp công ty vận hành tốt đạt được mục tiêu chiến lược.
Xuất phát từ những hiểu biết về kiến thức khoa học quản lý, về thực tiễn hoạt động
của Công ty Cổ phần Kiến Trúc Đô Thị Nam Thăng Long, cùng với sự hướng dẫn
tận tình của cô giáo: ThS Nguyễn Thị Diễm Anh, cùng các cô chú anh chị trong
công ty, em đã từng bước hiểu biết thêm về kiến thức thực tế ứng dụng được nhũng
kiến thức nhà trường vào trong thực tế. Em đã quyết định làm đề tài: “Hoàn thiện
cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty Cổ phần Kiến Trúc Đô Thị Nam Thăng
Long”.
Với mong muốn chuyên đề của em sẽ là một tài liệu hữu ích với công tác tổ
chức cơ cấu quản lý trong công ty cũng như nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ


máy quản lý công ty giúp công ty ngày càng phát triển hơn nữa. Kết cấu của chuyên
đề thực tập gồm ba phần chính:
Chương 1: Thực trạng cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty Cổ phần Kiến
Trúc Đô Thị Nam Thăng Long.
Chương 2: Một số kiến nghị và giải pháp hoàn thiện cơ cấu tổ chức quản lý
của Công ty Cổ phần Kiến Trúc Đô Thị Nam Thăng Long.


CHƯƠNG 1
THỰC TRẠNG CƠ CẤU TỔ CHỨC QUẢN LÝ CỦA CÔNG
TY CỔ PHẦN KIẾN TRÚC ĐÔ THỊ NAM THĂNG LONG
1.1. Giới thiệu khái quát về Công ty CP Kiến Trúc Đô Thị Nam Thăng Long
1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển công ty
CÔNG TY CỔ PHẦN KIẾN TRÚC ĐÔ THỊ NAM THĂNG LONG
+ Mã số thuế: 0102293429

+ Địa chỉ: Lô 130 khu Mỗ lao, Phường Mộ Lao, Quận Hà Đông, Hà Nội
+ Tên giao dịch: NAM THANG LONG.ARC.,JSC
+ Giấy phép kinh doanh: 0102293429 - ngày cấp: 20/06/2007
+ Ngày hoạt động: 25/06/2007
+ Điện thoại: 0435558658 - Fax: (hide)
+ Giám đốc: NGUYỄN VIẾT HẢI / NGUYỄN VIẾT HẢI
1.1.2. Đặc điểm về kỹ thuật và nguồn lực
Công ty Cổ phần Kiến Trúc Đô Thị Nam Thăng Long là một công ty Cổ
phần, là đơn vị chuyên thi công xây dựng các công trình công nghiệp và nhà ở; các
công trình công cộng; công trình hạ tầng và lắp đặt điện nước trong nhà; các công
trình giao thông thủy lợi, đường ống cấp thoát nước có quy mô vừa và nhỏ; kinh
doanh vật liệu xây dựng và hàng lâm sản…
Công ty Cổ phần Kiến Trúc Đô Thị Nam Thăng Long được thành lập và hoạt
động theo Luật doanh nghiệp được đăng ký kinh doanh tại Sở kế hoạch và đầu tư
thành phố Hà Nội cấp ngày 20-06-2007. Công ty là doanh nghiệp trong đó có các
thành viên cùng góp vốn, cùng phân chia lợi nhuận, cùng chia lỗ tương ứng với
phần góp vốn và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ khác của
doanh nghiệp trong phạm vi sỗ vốn đã cam kết góp vào doanh nghiệp.
Công ty hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực xây dựng các công trình: dân dụng,
công nghiệp, giao thông, thủy lợi. Mặc dù là một doanh nghiệp nhỏ nhưng với sự
giúp đỡ của thành phố cùng với sự cố gắng phát huy nội lực của các cán bộ công
nhân viên nên công ty đã đạt được những kết quả đáng khích lệ.
1.1.2.1. Về tình hình tài chính
Bảng 1.1. Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Đơn vị tính: Triệu đồng

CHỈ TIÊU
1

SỐ

2

THUYẾT
MINH

CN2015 CN2014 CN2013

3

4

5

6


1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
2. Các khoản giảm trừ doanh thu
3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp
dịch vụ (10 = 01 -02)
4. Giá vốn hàng bán
5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch
vụ (20 = 10 - 11)
6. Doanh thu hoạt động tài chính
7. Chi phí tài chính
Trong đó: chi phí lãi vay
8. Chi phí bán hàng
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp
10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động đầu tư
{30 = 20 + (21 -22) - (24 + 25)}

11. Thu nhập khác
12. Chi phí khác
13. Lợi nhuận khác (40 = 31 - 32)
14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế
(50 = 30 + 40)
15. Chi phí thuế TNDN hiện hành
16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại
17.
Lợi
nhuận
sau
thuế
TNDN
(60 =50 - 51 -52)
18. Lãi cơ bản cổ phiếu (*)

408915
243

274359

104479

408672

274359

104479

403543


263226

102348

5129

11133

2131

561
7320
2091
8774
2654

343
1331
672
6282
2419

16
83

30

-13058


1443

-277

31
32
40

11659
515
11144

9
62
-52

50

-1914

1310

1
2

VI.25

10
11


VI.27

20
21
22
23
24
25

51
52
60

VI.26
VI.28

1186
1155

277

379

VI.30
VI.30
-1914

1012

277


70

a. Phân tích theo chiều ngang:
So sánh số liệu kỳ này với số liệu kỳ trước ở tất cả các chỉ tiêu chủ yếu của
báo cáo KQHĐKD nhằm xác định xu hướng biến đổi của các chỉ tiêu này.

Mức tăng giảm =
% tăng giảm

Chỉ
tiêu
Chỉ
tiêu
kỳ trước
kỳ này
Chỉ tiêu kỳ này
=
- 1
Chỉ tiêu kỳ trước

Bảng 1.2. Phân tích báo cáo KQHĐKD theo chiều ngang
Đơn vị tính: Triệu đồng


CHỈ TIÊU

2015/2014

2014/2013



Tỷ lệ
tăng/giảm
134556 49,04%
243

169880
0

134313 48,96%

169880

162,60%

140316 53,31%

160878

157,19%

-6004

-53,93%

9002

422,46%


218
5988
1418
2492
235

63,44%
449,79%
210,92%
39,67%
9,70%

327
1248
672
5097
1264

2039,07%
1500,17%

-14501

-1004,75%

1721

620,49%

11650

453
11197

128122,02% 9
735,74%
62
-21332,95% -52

-3223

-246,11%

1032

-379

-100,00%

379

-2926

-289,07%

735

Số tiền

1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
2. Các khoản giảm trừ doanh thu

3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp
dịch vụ (10 = 01 -02)
4. Giá vốn hàng bán
5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp
dịch vụ (20 = 10 - 11)
6. Doanh thu hoạt động tài chính
7. Chi phí tài chính
Trong đó: chi phí lãi vay
8. Chi phí bán hàng
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp
10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động đầu tư
{30 = 20 + (21 -22) - (24 + 25)}
11. Thu nhập khác
12. Chi phí khác
13. Lợi nhuận khác (40 = 31 - 32)
14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế
(50 = 30 + 40)
15. Chi phí thuế TNDN hiện hành
16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại
17. Lợi nhuận sau thuế TNDN (60 =50 - 51
-52)
18. Lãi cơ bản cổ phiếu (*)

Số tiền

Tỷ lệ
tăng/giảm
162,60%

429,90%

109,37%

372,35%

265,02%

Chi phí tài chính trong 2 giai đoan năm 2014 và 2015 đều tăng nhanh, trong
đó chủ yếu là chi phí lãi vay và lỗ do chênh lệch tỷ giá đã thực hiện. Doanh thu tăng
49,04% nhưng so với tỷ lệ tăng chi phí tài chính thì tỷ lệ tăng doanh thu là quá nhỏ.
Lợi nhuận thuần từ hoạt động đầu tư trong năm 2015 giảm 14501 triệu đồng.
Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp âm 1914 triệu đồng, giảm 2926 triệu
đồng so với năm 2014. Công ty làm ăn thua lỗ, cần sớm cân bằng tỷ lệ giữa doanh
thu và chi phí, phấn đấu tăng doanh thu và có biện pháp tiết kiệm chi phí sao cho tỷ
lệ tăng của chi phí không vượt quá tỷ lệ tăng của doanh thu, có làm như vậy doanh
nghiệp mới giảm được mức chi phí trên 100 đồng doanh thu.
b. Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo chiều dọc
So sánh mức chi phí và lợi nhuận trên 100 đồng doanh thu thuần kỳ này với
kỳ trước. Để làm được điều này, trước tiên cần phải xác định mức chi phí và lợi
nhuận trên 100 đồng doanh thu thuần từng năm.
Tỷ lệ chi phí (hoặc lợi nhuận)
=
trên doanh thu

Chi phí (hoặc lợi nhuận)
Doanh thu thuần


Bảng 1.3. Phân tích báo cáo KQHĐKD theo chiều dọc
Đợn vị tính: Triệu đồng
CHỈ TIÊU

1. Doanh thu bán hàng và cung cấp
dịch vụ
2. Các khoản giảm trừ doanh thu
3. Doanh thu thuần về bán hàng và
cung cấp dịch vụ (10 = 01 -02)
4. Giá vốn hàng bán
5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung
cấp dịch vụ (20 = 10 - 11)
6. Doanh thu hoạt động tài chính
7. Chi phí tài chính
Trong đó: chi phí lãi vay
8. Chi phí bán hàng
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp
10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động đầu
tư{30 = 20 + (21 -22) - (24 + 25)}
11. Thu nhập khác
12. Chi phí khác
13. Lợi nhuận khác (40 = 31 - 32)
14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế
(50 = 30 + 40)
15. Chi phí thuế TNDN hiện hành
16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại
17. Lợi nhuận sau thuế TNDN
(60 =50 - 51 -52)
18. Lãi cơ bản cổ phiếu (*)

Doanh số

Tỷ trọng so với DTT


2015

2014

2013

408915

2015

2014

2013

274359

104479

408672

274359

104479 100%

100%

100%

403543


263226

102348 98,74% 95,94% 97,96%

5129

11133

2131

1,26%

4,06%

2,04%

561
7320
2091
8774
2654

343
1331
672
6282
2419

16
83

1186
1155

0,14%
1,79%
0,51%
2,15%
0,65%

0,13%
0,49%
0,25%
2,29%
0,88%

0,02%
0,08%
0,00%
1,13%
1,11%

-13058

1443

-277

-3,20%

0,53%


-0,27%

11659
515
11144

9
62
-52

2,85%
0,13%
2,73%

0,00%
0,02%
-0,02%

0,00%
0,00%
0,00%

-1914

1310

-0,47%

0,48%


0,27%

0,00%
000%

0,14%
0,00%

0,00%
0,00%

-0,47%

0,37%

0,27%

0,00%

0,00%

0,00%

243

277

379
-1914


1012

277

Năm 2013: doanh thu thuần của Công ty là 104479 triệu; năm 2014: 274.359
triệu; năm 2015: 408.672 triệu. Từ đó ta có thể nhận định đuợc doanh thu thuần của
Công ty có xu hướng tăng. Phân tích từng chỉ tiêu trong bảng báo cáo KQHĐKD ta
có những nhận xét sau:
- Giá vốn hàng bán: Chiếm tỷ trọng cao so với doanh thu thuần, tỷ lệ lần lượt
qua các năm 2013, 2014, 2015 là 97,96%; 95,94%; 98.74%. Điều này chứng tỏ giá
vốn hàng bán của Công ty chiếm tỷ lệ quá cao so với doanh thu thuần. Vì vậy nên
mặc dù doanh thu thuần tăng nhưng lợi nhuận của Công ty rất ít vì giá vốn hàng bán
cao, chưa kể các chi phí khác phát sinh trong quá trình sản xuất và bán hàng


- Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ: Trong năm 2014, lợi
nhuận gộp chiếm 4,06% doanh thu thuần, tăng 2,02% so với năm 2013 nhưng sang
năm 2015, tỷ lệ lợi nhuận gộp chỉ còn 1,26%. Nguyên nhân do giá vốn hàng bán
tăng nhanh, vượt quá tốc độ tăng doanh thu thuần.
- Chi phí tài chính năm 2015 tăng thêm 1,3% so với năm 2014. Nâng mức chi
phí tài chính lên 1,79% doanh thu. Vào năm 2015, chi phí bán hàng và chi phí quản
lý có xu hướng giảm, nhưng tỷ lệ giảm còn khá nhỏ (0,14% và 0,23%). Công ty đã
có tiết kiệm hơn trong chi phí nhưng tỷ lệ còn quá thấp.
- Lợi nhuận thuần từ hoạt động đầu tư giảm đi khá nhiều. Trong năm 2014,
lợi nhuận thuần của Công ty là 1443 triệu đồng, nhưng sang năm 2015, lợi nhuận
thuần của Công ty giảm rõ rệt (lỗ 13058 triệu đồng). Nguyên nhân có thể do tình
hình kinh tế khó khăn chung nên những khỏan Công ty đầu tư không sinh lời.
- Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp: Đến năm 2015, lợi nhuận sau
thuế của doanh nghiệp âm 13058 triệu đồng, nguyên nhân chủ yếu do giá vốn hàng

bán và các khoản chi phí chiếm tỷ lệ cao trong doanh thu thuần, nên lợi nhuận sau
thuế còn lại bị âm. Công ty làm ăn thua lỗ, cần thay đổi, điều chỉnh lại về vấn đề giá
vốn hàng bán và chi phí.
1.1.2.2. Về nguồn nhân lực
Lao động là nhân tố quyết định mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công
ty. Từ khi hình thành và phát triển đến nay, số lượng lao động của công ty hàng năm
nhìn chung là đều tăng lên, năm nay tăng lên so với năm trước. Để đáp ứng nhu cầu
của hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp đã thực hiện các công tác tuyển
chọn, bồi dưỡng và xây dựng được đội ngũ lao động để thực hiện trong mọi lĩnh vực
hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Hiện nay, tổng số lượng lao động của
công ty là 117 người.
- Nguồn lao động: công ty chủ yếu tuyển chọn qua trung tâm xúc tiến việc
làm và các lao động thời vụ quen thuộc của công ty.
- Đào tạo và phát triển nhân sự : Công ty đã cho lao động tham gia các lớp
đào tạo ngắn hạn về kỹ năng, nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên. Công ty chủ
động mời các chuyên gia có trình độ, uy tín về giảng dạy.
Đội ngũ nhân viên hành chính sự nghiệp và đội ngũ công nhân thường xuyên
được đào tạo kỹ năng nghiệp vụ .Đội ngũ giám sát thường xuyên được cập nhật các
kinh nghiệm. Ngoài ra công ty còn mở các lớp an toàn lao động bắt buộc tất cả cán
bộ công nhân viên trong công ty đều phải tham gia và tiến hành cử nhân viên đi học
các lớp ngắn hạn về quản lý nhân lực, vật lực, quản lý công nghệ sản xuất theo
phương pháp mới, hiện đại.


Công ty thường áp dụng các biện pháp đào tạo tai chỗ học tranh thủ vào các
ngày nghỉ, cuối ngày làm việc, các lớp học khóa học thường kéo dài 7 đến 15 ngày.
- Các chính sách hiện thời của doanh nghiệp tạo động lực cho người lao động:
*Về vật chất:
Tổ chức thực hiện phân phối tiền lương:
+ Quỹ lương được xác định từ kết quả sản xuất kinh doanh chia thành 3 khối:

- Quỹ lương của khối sản xuất trực tiếp ( trên 70% tổng quỹ lương)
- Quỹ lương của khối quản lý chung
- Quỹ lương của khối phục vụ phụ trợ
+ Áp dụng hình thức trả lương khoán theo công trình cho người lao động.
Hình thức trả lương theo thời gian áp dụng cho khối quản lý và một số bộ phận gián
tiếp phục vụ sản xuất như cơ điện, vệ sinh, bảo vệ..
Việc tổ chức trả lương kích thích người lao động tăng năng suất và chất
lượng sản phẩm tạo thêm thu nhập, giảm bớt thời gian lao động trong những lúc
không cần thiết công ty đã ban hành quyết định thực hiện tổ chức khoán việc đến
từng người lao động. Song thực tế khi trả lương theo hình thức khoán việc chưa thể
hiện được tính tối ưu trong việc kích thích người lao động. Có nhiều nguyên nhân
có thể do trình độ chưa cao, có thể do người lao động maỉ chạy theo số lượng mà
chưa quan tâm tới chất lượng. Thêm vào đó công tác kiểm tra, nghiệm thu sản phẩm
còn chưa chặt chẽ dẫn tới hiệu quả công việc chưa cao, chưa phát huy tính kích
thích trong cách trả lương này.
Thực hiện chế độ phụ cấp, trợ cấp phúc lợi:
+ Chế độ phụ cấp: làm cho người lao động nâng cao tinh thần trách nhiệm
trong quá trình lao động, tạo tâm lý an tâm thoải mái hơn cho người lao động trong
sản xuất để nâng cao hiệu quả sản xuất tạo động lực trong lao động.
+ Chế độ trợ cấp : Công ty đã lập các quỹ bảo trợ do sự đóng góp của toàn
thể cán bộ công nhân viên trong công ty và quỹ này được cho vay lấy lãi và tiền lãi
dùng để trợ cấp cho các đối tượng : Cán bộ công nhân viên về hưu được hưởng
thêm 3 tháng lương cấp bậc trước khi về; tai nạn lao động nghỉ hưởng 100% lương,
có trích một phần quỹ nhỏ để thăm hỏi, cá nhân ốm đau….
* Về tinh thần:
- Tạo bầu không khí dân chủ trong công ty : tổ chức hội nghị, lắng nghe ý
kiến của cán bộ CNV, thỏa ước tập thể và nội quy của công ty đều được tiến hành
thông qua toàn thể người lao động trước khi ký kết…
- Tổ chức thi nâng bậc, nâng lương cho người lao động nhằm khuyến khích
người lao động không ngừng rèn luyện nâng cao tay nghề



- Cải thiện điều kiện lao động : thường xuyên tăng cường đổi mới trang thiết
bị sản xuất, cải thiện sửa chữa nhà xưởng ..
- Tổ chức các hoạt động đoàn thể : thi công nhân tay nghề giỏi, các hoạt động
thể thao và văn nghệ.
- Các loại phúc lợi và dịch vụ cho người lao động : hỗ trợ mua nhà, bảo vệ
sức khỏe, du lịch..
Bảng 1.4. Cơ cấu lao động trong công ty theo các chỉ tiêu
Năm 2015
Chỉ tiêu
Theo giới tính
- Nữ
- Nam
Theo độ tuổi
- 18-30
- 30-50
- > 50
Theo thâm niên nghề nghiệp
- < 2 năm
- 2-5 năm
- 5-10 năm
- > 10 năm
Theo tính chất công việc
- Lao động trực tiếp
- Lap động gián tiếp
Theo trình độ
- Đại học, cao đẳng
- Trung cấp, sơ cấp
- Công nhân kỹ thuật

- Chưa qua đào tạo

Tổng số
người

%

27
90

23,08
76,32

51
58
8

43,59
49,57
6,84

14
37
51
15

11,97
31,62
43,59
12,82


97
20

82,91
17,09

9
11
82
15

7,69
9,40
70,09
12,82

* Theo giới tính
Dựa vào bảng số liệu, ta thấy tỷ lệ nữ và tỷ lệ nam trong cơ cấu lao động của
công ty lần lượt là 23,08% và 76,32%. Tỷ lệ này là hợp lý vì tuy là công ty với 2
lĩnh vực sản xuất kinh doanh là xây dựng và thương mại nhưng lĩnh vực hoạt động
chủ yếu của công ty là xây dựng. Xây dựng là lĩnh vực đòi hỏi về lực lượng lao
động trực tiếp tương đối lớn, đây là lượng lượng chính để tiến hành hoạt động thi
công công trình.
Mặt khác, các công việc trong lĩnh vực xây dựng thi công công trình chủ yếu
là những công việc có tính chất nặng nhọc, do vậy đòi hỏi người lao động phải có
sức khỏe và độ dẻo dai cần thiết để có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ, công việc của
mình. Chính bởi vậy mà cần một lực lượng lao động nam dồi dào để thực hiện tốt
các công việc thi công chính trong hoạt động xây lắp công trình của công ty.



* Theo độ tuổi
Xét về chỉ tiêu độ tuổi, lao động có độ tuổi từ 18-30 và từ 30-35 có tỷ lệ gần
bằng nhau, lần lượt là 43,59% và 49,57%. Lao động từ 18-30 tuổi là lực lượng lao
động trẻ, có kiến thức và sức khỏe, ham học hỏi, tiếp thu nhanh. Đây sẽ là lực lượng
lao động chính của công ty trong tương lai. Với tỷ lệ như vậy là tương đối hợp lý.
Về lao động từ 30-50 tuổi, đây là lao động chính của doanh nghiệp hiện nay với
kinh nghiệm và tay nghề tốt hơn so với lực lượng lao động trẻ.
Những lao động này sẽ góp phần trong việc đào tạo, bồi dưỡng thêm cho lực
lượng lao động trẻ - là một phần trong công tác bồi dưỡng, nâng cao trình độ tay
nghề của công ty, giúp cho lực lượng lao động trẻ nâng cao tay nghề, trình độ hơn
để có thể làm lực lượng lao động nòng cốt của công ty. Bêm cạnh đó phải nói đến
lao động có độ tuổi trên 50. Lực lượng lao động này chỉ một tỷ lệ nhỏ với tỷ lệ
6,84%. Đấy là lớp lao động đã có tuổi nhưng là một phần không thể thiếu trong mỗi
doanh nghiệp. Họ có kinh nghiệm nghề nghiệp và thâm niên tương đối lâu trong
nghề, do vậy cũng có tầm quan trọng nhất định trong công tác bồi dưỡng, đào tạo và
nâng cao tay nghề, trình độ của lớp trẻ.
* Theo thâm niên nghề nghiệp
Bất kì hoạt động sản xuất kinh doanh nào cũng đòi hỏi lực lượng lao động
phải có trình độ, kinh nghiệm và trong lĩnh vực xây dựng cũng vậy. Để có trình độ
và kinh nghiệm thì không phải “ một sớm, một chiều” là có được, mà nó đòi hỏi
phải có thời gian. Chính vì vậy không thể không tính đến chỉ tiêu thâm niên nghề
nghiệp khi xác định cơ cấu lao động của doanh nghiệp. Khi xác định thâm niên nghề
nghiệp, người ta thường lấy số năm công tác, hoạt động trong một ngành nghề nào
đó để tính toán. Trong Công ty Cổ phần Kiến Trúc Đô Thị Nam Thăng Long, cơ cấu
lao động tính theo thâm niên nghề nghiệp được chia theo 4 loại: dưới 2 năm; từ 2-5
năm; từ 5-10 năm và trên 10 năm với tỷ lệ tương ứng là 11,97%, 31,62%, 43,59% và
12,82%.
Nhận thấy chiếm tỷ lệ cao nhất là lao động có thâm niên từ 5-10 năm. Đây là
những lao động đã công tác và hoạt động trong lĩnh vực xây dựng lâu năm với trình

độ và tay nghề cao. Do vậy, đối với một công ty hoạt động sản xuất kinh doanh
trong lĩnh vực xây dựng thì là một điều kiên thuận lợi giúp doanh nghiệp đạt kết quả
cao trong quá trình hoạt động. Tiếp sau là lao động có thâm niên từ 2-5 năm, đây là
những lao động bắt đầu có những kinh nghiệm, trình độ nhất định trong nghề.
Lực lượng lao động này có những đóng góp tương đối trong quá trình hoạt
động sản xuất của công ty và cùng với những lao động có thâm niên 5-10 năm sẽ là
lực lượng lao động chính của công ty, góp phần tạo ra doanh thu và lợi nhuận của
công ty. Cuối cùng là lao động có thâm niên dưới 2 năm và trên 10 năm. Hai loại


đối tượng này, một là những lao động mới bắt đầu hoạt động trong nghề với kinh
nghiệm còn ít, tay nghề còn non nớt; một là những lao động có tuổi nghề cao với
nhiều kinh nghiệm và tay nghề giỏi cũng chiếm một tỷ lệ khá hợp lý.
* Theo tính chất công việc
Theo tính chất công việc, lao động trực tiếp - chiếm 82,91% gấp xấp xỉ gần 5
lần so với lao động gián tiếp - chiếm 17,09% trong cơ cấu lao động của doanh
nghiệp. Nhìn chung, đây là một tỷ có thể chấp nhận được. Trong công ty xây dựng,
phần lớn công việc là làm trực tiếp tại nơi thi công xây dựng các công trình. Mặt
khác, với nhiều công trình tiến hành thi công trong cùng một khoảng thời gian thì
đòi hỏi phải có nhiều lao động trực tiếp, giúp đảm bảo tiến độ thi công xây dựng các
công trình.
Còn về lao động gián tiếp, công việc chủ yếu là về các hoạt động quản lý
kinh doanh của doanh nghiệp mà doanh nghiệp lại chỉ hoạt động trong lĩnh vực xây
dựng trong phạm vi địa bàn thành phố, vì vậy mà chỉ cần chiếm một tỷ lệ tương đối
trong cơ cấu lao động của doanh nghiệp để có thể giảm thiểu chi phí quản lý kinh
doanh, qua đó góp phần hạ giá thành, nâng cao doanh thu và lợi nhuận của doanh
nghiệp.
* Theo trình độ
Phân theo trình độ có thể phân lao động của doanh nghiệp thành các cấp: đại
học cao đẳng; trung cấp, sơ cấp; công nhân kĩ thuật; chưa qua đào tạo. Tỷ lệ lao

động có trình độ đại học, cao đẳng chiếm 7,69% ( 9 người trong tổng số 117 người)
là một tỷ lệ tương đối nhỏ. Hiện nay, muốn doanh nghiệp phát triển ngày càng lớn
mạnh thì không thể thiếu những người đã được đào tạo bài bản, chính quy. Họ có
vai trò quan trọng trong việc quản lý điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh
của công ty; trong công tác thiết kế tổ chức thi công, giám sát mặt bằng kĩ thuật.
Chính vì vậy, với tỷ lệ như vậy là không đủ để đáp ứng những yêu cầu trong
quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Về lao động có trình độ
trung, sơ cấp, đây là lao động có trình độ trung bình chiếm tỷ lệ 9,4%. Đây sẽ là một
tỷ lệ bình thường nếu như tỷ lệ lao động có trình độ đại học, cao đẳng cao chiếm
một tỷ lệ hợp lý trong cơ cấu lao động của doanh nghiệp. Nhưng với tỷ lệ lao động
có trình độ đại học, cao đẳng chưa cao như ở công ty thì tỷ lệ này là chưa hợp lý.
Hai loại lao động này là lao động đã được đào tạo qua trường lớp, vì vậy sẽ là nhân
tố cơ bản và chủ chốt trong bộ phận quản lý, điều hành quá trình hoạt động sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp, nhưng với tỷ lệ còn khiếm tốn như đã phản ánh một
vấn đề tồn tại trong công ty, đó là chất lượng lao động của công ty còn thấp, chưa
đáp ứng được những yêu cầu về nhân lực để đảm bảo cho việc quản lý, điều hành
hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.


Một phần quan trọng trong cơ cấu lao động của doanh nghiệp tính theo chỉ
tiêu trình độ là công nhân kĩ thuật. Những lao động này đã được đào tạo qua các
trường dạy nghề hoặc đã có những kinh nghiệm làm việc nhất đinh. Đây là lượng
lượng lao động chính trong các hoạt động thi công xây dựng của công ty, chiếm tỷ
lệ 70,09% trong cơ cấu lao động của công ty. Với một công ty xây dựng, tỷ lệ như
vậy là khá ổn vì với tỷ lệ đó có thể đảm bảo cho các hoạt động thi công xây lắp
nhiều công trình mà công ty đảm nhận thi công, tránh xảy ra việc thiếu hụt lao động
làm giảm tiến độ và chất lượng thi công xây dựng công trình.
Cuối cùng là những lao động chưa qua đào tạo. Đây là những lao động chưa
được đào tạo qua trường, lớp nào cả và vì một vài nguyên nhân: thiếu hụt lao động,
cần lao động làm công việc có tính chất tạm thời… mà họ trở thành một phần trong

lực lượng lao động của công ty. Lao động này chiếm 12,82% trong cơ cấu lao động
của công ty. Theo nhận định của em thì đây là một tỷ lệ khá cao so với một cơ cấu
lao động hợp lý. Những lao động này chưa được đào tạo nên về các công việc, hoạt
động chính của công ty họ không có nhiều đóng góp. Họ vào doanh nghiệp chủ yếu
là để làm những việc có tính chất tạm thời hoặc làm những công việc chính nhưng
vì chưa có trình độ tay nghề, kinh nghiệm nên hiệu quả không cao là một điều dễ
hiểu. Doanh nghiệp cần giảm bớt những lao động này và tuyển dụng thêm lao động
có trình độ, kinh nghiệm đặc biệt là về quản lý kinh doanh, kĩ thuật.
Một số bảng phản ánh chi tiết cơ cấu lao động của doanh nghiệp:
Bảng 1.5. Cơ cấu lao động của công ty theo giới tính

TT

1
2
3
4

Trình độ chuyên
môn
được đào tạo
Đại học, Cao
Đẳng
Trung Cấp, Sơ
Cấp
Công nhân kỹ
thuật
Chưa qua đào
tạo
Tổng


Tổng
số
(người)

Nữ
%

Số tuyệt
đối

Nam
%

Số tuyệt
đối

9

22.22

2

77.78

7

11

18.18


2

81.82

9

82

21.95

18

78.05

64

15
117

33.33
23.08

5
27

66.67
76.92

10

90

Bảng 1.6. Cơ cấu lao động của công ty theo thâm niên nghề nghiệp


TT

1
2
3
4

Trình độ
chuyên
môn
được đào
tạo
Đại
học,
Cao Đẳng
Trung Cấp,
Sơ Cấp
Công nhân
kỹ thuật
Chưa qua
đào tạo
Tổng

< 2 năm


%

Số
tuyệt
đối

Thâm niên nghề
2-5 năm
5-10 năm

%

Số
tuyệt
đối

%

> 10 năm

Số
tuyệt
đối

%

Số
tuyệt
đối


11.11

1

55.56

5

33.33

3

0

0

18.18

2

36.36

4

27.27

3

18.18


2

6.0976 5

29.27

24

48.78

40

15.85

13

40
11.97

26.67
31.62

4
37

33.33
43.59

5
51


0
12.82

0
15

6
14


Bảng 1.7. Cơ cấu lao động của công ty theo độ tuổi
Tuổi
TT

Trình độ chuyên
môn
được đào tạo

<30 tuổi

%

1
2
3
4

Đại học, Cao
Đẳng

Trung Cấp, Sơ
Cấp
Công nhân kỹ
thuật
Chưa qua đào tạo
Tổng

30-50 tuổi

Số tuyệt
đối

>50 tuổi

Số
tuyệt
đối

%

%

Số
tuyệt
đối

55.56

5


33.33

3

11.11

1

90.91

10

9.09

1

0.00

0

28.05
86.67
43.59

23
13
51

63.41
13.33

49.57

52
2
58

8.54
0
6.84

7
0
8

1.1.3. Quy trình sản xuất và thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty
1.1.3.1. Quy trình sản xuất của công ty
Công ty có nhiệm vụ chủ yếu là xây dựng cơ bản với sản phẩm là công trình
xây dựng cơ bản hoàn thành bàn giao. Có thể tóm tắt quy trình triển khai thực hiện
các hoạt động đối với một công trình theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.1: Quy trình triển khai thực hiện các hoạt động với một công trình
Đấu thầu

Nhận bàn giao mặt

Hợp đồng kinh tế

bằng thi công

Quyết toán


Nghiệm thu công trình

Thi công

Bàn giao công trình
Đào móng

Gia cố nền

Thi công máy

Thi

công

phần khung
bê tông cốt
Sơ đồ 1.2: Sơ đồ quy trình thi công

thép khung
và mái nhà

Bàn giao

Nghiệm thu

Hoàn thiện

Xây thô



1.1.3.2. Thị trường tiêu thụ sản phẩm
Có thể nói đối với bất cứ một Công ty nào trong nền kinh tế thị trường thì thị
trường đâu là đóng vai trò quyết định đối với kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
của Công ty dù thị trường đầu vào có thuận lợi bao nhiêu nhưng nếu không tìm
được khách hàng thì sẽ không có sản phẩm đầu ra -> không thể phát triển.
Nhận thức được vai trò quan trọng lớn lao của thị trường đầu ra nên ngay từ
khi đi vào hoạt động, ban lãnh đạo Công ty đã có những biện pháp nhằm phát triển
ra thông qua việc cung ứng tốt sản phẩm ở 3 khâu: chất lượng, giá cả, cung cấp các
dịch vụ thoả mãn nhu cầu của khách hàng, khách hàng của Công ty rất đa dạng gồm
nhiều loại hình doanh nghiệp (doanh nghiệp Nhà nước, Công ty TNHH, doanh
nghiệp tư nhân, Công ty cổ phần) các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hộ
kinh doanh cá thể, các tổ chức phi kinh tế.v.v...
1.1.4. Thuận lợi và khó khăn hiện tại của công ty
1.1.4.1. Những thuận lợi
Công ty gắn chặt nhiệm vụ, mục tiêu kinh doanh với nhiệm vụ phát triển kinh
doanh. Công ty rất có uy tín trên thị trường đây là tài sản vô hình rất quý báu mà
không phải công ty nào cũng có. Đặc biệt sản phẩm cao cấp đã có thị trường ổn định
lâu dài. Công ty có nhiều mối quan hệ với khách hàng, lượng khách hàng ngày càng
tăng, có nhiều khách hàng có mối quan hệ lâu dài. Việc thực hiện hợp đồng thanh
tốn tại công ty nhanh gọn, thực hiện hồn chỉnh đúng quy cách… nay là lợi thế thu
hút khách hàng. Công ty có đội ngũ cán bộ công nhân viên nghiệp vụ kỹ thuật có
trình độ và năng lực cao, nhiệt tình trong công tác.
Cơ sở hạ tầng ngày càng hòan thiện, thiết bị máy móc hiện đại, chuyên dùng.
Công ty được chọn để tiến hành cổ phần hóa đây là cơ hội để công ty có thể chủ
động trong hướng đi của mình. Những năm gần đây khách hàng là các công ty Mỹ
tăng lên, hiệp định thương mại Việt-Mỹ được ký kết và kết quả của quá trình thực
hiện hiệp định đã đem lại nhiều bài học kinh nghiệm cho các công ty Việt nam nói
chung và Công Ty nói riêng, thị trường Mỹ là một thị trường lớn, lượng khách hàng



lớn, tương đối dồi dào phong phú, cho phép công ty đàm phán, lựa chọn những đơn
hàng lớn mang lại hiệu quả.
Công ty nhận được sự hỗ trợ mạnh mẽ từ Bộ Công nghiệp, Bộ Thương mại
và các ban ngành liên quan. Việt Nam được đánh giá là quốc gia có chế độ chính trị
ổn định và an tòan, tạo sự an tâm cho khách hàng và nhà đầu tư, cùng với những chủ
trương chính sách tạo cơ hội và điều kiện cho doanh nghiệp như: thủ tục hải quan,
thuế, thị trường xuất khẩu. Sản phẩm của công ty có uy tín trên thị trường hiện nay
và công ty luôn giữ uy tín cho sản phẩm của mình nên việc kết hợp giữa khách hàng
và công ty luôn diễn ra tốt đẹp.
Đến nay những sản phẩm truyền thống vẫn đang được phát huy và không
ngừng mở rộng thị trường trong và ngồi nước. Cùng với uy tín sản phẩm, công ty
luôn duy trì mối quan hệ làm ăn tốt đẹp với khách hàng lớn và ngày càng nâng cao
sự tín nhiệm của khách hàng. Thị trường nội địa, với dân số hiện nay gần 90 triệu
người là một thị trường không nhỏ cùng với chính sách kích cầu của chính phủ tạo
ra thị trường tiềm năng rất lớn cho ngành.
1.1.4.2. Những khó khăn
+ Công ty vẫn còn hoạt động sản xuất phần lớn dưới hình thức gia công.
+ Hệ thống tiêu thụ trong nước còn yếu.
+ Thị trường Châu Âu ( là thị trường chủ lực của công ty ) vẫn chưa có dấu
hiệu phục hồi.
+ Sự ra đời ồ ạt của các xí nghiệp gia công, mặt khác giữa các công ty trong
ngành không có sự đồng bộ dẫn đến sự cạnh tranh đan xen lẫn nhau giữa các công
ty trong nước.
+ Sự cạnh tranh lao động cũng tác động đáng kể đến công ty, tại các xí
nghiệp liên doanh và các doanh nghiệp nước ngòai tại khu chế xuất đang lôi kéo dần
các cán bộ công nhân viên giỏi. Đây là điều bất lợi cho quá trình đào tạo và nâng
cao trình độ của công nhân viên trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh
của công ty.
+ Việc nắm bắt thông tin cần thiết cho hoạt động kinh doanh còn chậm chưa

được thế chủ động hồn tồn trên thị trường.
+ Khi khối EU phân Quota cho VN thì lượng quota phân bổ cho công ty
không đủ so với năng lực sản xuất của công ty nên công ty phải tìm cách mở rộng
thị trường đặc biệt là các thị trường Châu Á.
+ Thị trường Mỹ áp dụng hạn ngạch dẫn đến khó khăn về hạn ngạch xuất
khẩu.
+ Trình độ quản lý các cấp còn yếu, chưa đều, nhất là những đơn vị mới xa
công ty.


công
trang
may
thấttrình

Vải
Xưởng
Thời
Mộc
nội

tổng hợp

thiết
cửa
hoạch
kế
hàng
toán



Công
Phòng
HệPhòng
thống
kếty
kế

đốc

Ban giám

quản trị

Hội đồng

cổ đông

Đại hội đồng

+ Thị trường Trung Quốc vẫn còn nhiều thách thức lớn đối với các doanh
nghiệp may VN vì sau khi Trung Quốc gia nhập WTO thì hầu hết các hạn ngạch đều
bỏ hoặc bãi bỏ dẫn đến giá cả hết sức cạnh tranh.
+ Khâu thanh tốn đôi khi cũng gặp nhiều khó khăn, Công ty lại gặp khó khăn
về vốn.
+ Sản xuất vào thị trường Mỹ chủ yếu xuất theo hình thức FOB và gia công
chủ yếu, trong khi thị trường Trung Quốc là thị trường cung cấp đầy đủ nguyên liệu,
phụ liệu rất tốt cho hình thức kinh doanh này, trong khi VN chưa có.
1.1.5. Định hướng phát triển của công ty trong thời gian tới
Qua gần 9 năm hoạt động, công ty đã có những kết quả đáng khích lệ. Trong

những năm tới, công ty phấn đầu trở thành một doanh nghiệp có uy tín trong lĩnh
vực xây dựng, không chỉ trong phạm vi thành phố Hà Nội mà mở rộng hoạt động ra
một số tỉnh lân cận: Thái Bình, Hải Dương, Quảng Ninh…
Là một công ty TNHH xây dựng và thương mại với nhiều lĩnh vực kinh
doanh nhưng do điều kiện ban đầu còn nhiều khó khăn nên công ty mới chỉ tập
trung hoạt động trong lĩnh vực xây dựng. Trong những năm tới, mục tiêu chiến lược
của công ty là phát triển hoạt động kinh doanh sang các lĩnh vực khác: sản xuât đồ
mộc, trang trí nội ngoại thất; lắp đặt thiết bị cơ điện lạnh, điện tử, tin học viễn thông.
Những định hướng phát triển cơ bản:
- Luôn luôn cung cấp sản phẩm dịch vụ có chất lượng, thoả mãn mọi yêu cầu
của khách hàng.
- Thực hiện đúng, đầy đủ phương châm “ Vui lòng khách đến, vừa lòng
khách đi”. Luôn cải tiến phương thức phục vụ, tôn trọng mọi cam kết với khách
hàng.
- Bằng mọi phương tiện, tuyên truyền và giáo dục cho cán bộ công nhân viên
hiểu rõ chất lượng công trình là sự sống còn của Công ty, lao động có chất lượng là
nghĩa vụ đồng thời là quyền lợi sát sườn của mỗi người.
1.2 Cơ cấu tổ chức quản lí của Công ty Cổ phần Kiến Trúc Đô Thị Nam Thăng
Long


1.2.1. Đại hội đồng Cổ đông
Đại hội đồng cổ đông: gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ
quan quyết định cao nhất của công ty. Đại hội đồng cổ đông họp thường niên hoặc
bất thường, ít nhất một năm họp một lần. Đại hội đồng cổ đông thường niên thảo
luận và thông qua các vấn đề sau đây:
- Báo cáo tài chính hàng năm;
- Báo cáo của Hội đồng quản trị đánh giá thực trạng công tác quản lý kinh
doanh ở công ty;
- Báo cáo của ban kiểm soát về quản lý công ty của HĐQT, Giám đốc;

- Mức cổ tức đối với mỗi cổ phần;
- Các vấn đề khác thuộc thẩm quyền.
1.2.2. Hội đồng Quản trị
Hội đồng quản trị: là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công
ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty không thuộc thẩm
quyền của Đại hội đồng cổ đông.
Hội đồng quản trị bao gồm 6 thành viên:
+ Lê Huy Cường
+ Lê Anh Tùng
+ Hoàng Trung Kiên
+ Lưu Thị Quang Anh
+ Lê Tuấn Hùng
+ Nguyễn Viết Hải
Chủ tịch Hội đồng quản trị là ông Lê Huy Cường. Chủ tịch Hội đồng quản trị
có các quyền và nhiệm vụ như:
- Lập chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội đồng quản trị;
- Tổ chức việc chuẩn bị chương trình, nội dung, tài liệu phục vụ cuộc họp;
triệu tập và chủ toạ cuộc họp Hội đồng quản trị;
- Tổ chức việc thông qua quyết định của Hội đồng quản trị;
- Giám sát quá trình tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị;
- Chủ toạ họp Đại hội đồng cổ đông;
- Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định.
1.2.3. Giám đốc
- Giám đốc: Ông Nguyễn Viết Hải
Do hội đồng quản trị cử ra, là đại diện pháp nhân của công ty, là người điều
hành công việc kinh doanh hàng ngày của công ty, chịu sự giám sát của Hội đồng
quản trị và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và trước pháp luật về việc thực
hiện các quyền và nhiệm vụ được giao.



- Phó giám đốc: Bà Lưu Thị Quang Anh
Phó giám đốc công ty là người giúp việc giám đốc và chịu trách nhiệm thực
hiện các công việc được phân công uỷ quyền và báo cáo các công việc được giao.
Phó giám đốc được giao phụ trách điều hành công việc sản xuất – kinh doanh hệ
thống cửa hàng của công ty.
1.2.4. Ban kiểm soát
Trưởng ban kiểm soát: Ông Lê Tuấn Hùng
Ban kiểm soát thực hiện giám sát Hội đồng quản trị, ban giám đốc trong việc
quản lý và điều hành công ty, chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông trong
thực hiện các nhiệm vụ được giao như kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp, tính trung
thực và mức độ cẩn trọng trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, trong tổ
chức công tác kế toán, thống kê và lập báo cáo tài chính; thẩm định báo cáo tình
hình kinh doanh, báo cáo tài chính hàng năm của công ty, báo cáo đánh giá công tác
quản lý của Hội đồng quản trị…
1.3. Một số ưu điểm và hạn chế trong cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty Cổ
phần Kiến Trúc Đô Thị Nam Thăng Long
1.3.1. Ưu điểm
- Đội ngũ cán bộ quản lý trong công ty đều có trình độ cao, và đảm nhiệm
đúng chuyên ngành được đào tạo. Đây chính là một trong những nguồn lực mạnh có
ý nghĩa chiến lược với công ty.
- Chế độ một thủ trưởng được thực hiện nghiêm túc trong mọi công việc tại
công ty. Mọi đầu mối đều quy về một người lãnh đạo duy nhất nên mệnh lệnh từ cấp
trên đưa xuống chính xác, được thi hành nhanh chóng và không chồng chéo.
- Các phòng ban trong công ty được quy định những chức năng, nhiệm vụ và
quyền hạn rõ ràng để tham mưu cho Ban giám đốc về chuyên môn, nghiệp vụ và
triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ đã được đặt ra.
- Mọi cán bộ, nhân viên trong công ty đều làm việc với một tinh thần trách
nhiệm cao. Đây cũng là một điểm mạnh trong việc tổ chức cơ cấu bộ máy quản lý
tại Công ty cổ phần Kiến Trúc Đô Thị Nam Thăng Long.
- Công ty cũng đề cao việc trang bị những máy móc, thiết bị làm việc cho cán

bộ, nhân viên trong công ty. Do đó, những máy móc thiết bị làm việc đều khá hiện
đại, đảm bảo năng suất lao động và sự thoải mái tốt nhất cho người lao động.


- Bên cạnh đó, Công ty cổ phần Kiến Trúc Đô Thị Nam Thăng Long thực
hiện tốt chế độ dân chủ ở cơ sở, đảm bảo chế độ, quyền lợi của cán bộ, nhân viên
trong công ty cũng như thực hiện nghiêm chỉnh các chế độ chính sách của Đảng và
Nhà nước.
1.3.2. Hạn chế
- Vẫn còn tình trạng kiêm nhiệm vị trí quản lý các phòng ban, nên về lâu dài
sẽ gây chồng chéo trách nhiệm của người quản lý, làm giảm hiệu quả hoạt động của
doanh nghiệp.
- Khối lượng công việc của Giám đốc khá nhiều, nhiều khi lên đến mức quá
tải, lâu dài cũng sẽ làm cho hiệu quả công việc của Giám đốc giảm sút cũng như ảnh
hưởng đến hiệu quả hoạt động của công ty.
- Bộ phận PR và Marketing cần đẩy mạnh hơn nữa để có thể chiếm lĩnh thị
trường và nhanh chóng đưa sản phẩm của doanh nghiệp tới người tiêu dùng, đặc
biệt là các sản phẩm cần nhiều thời gian để công chúng tiếp nhận
- Chưa có chính sách khuyến khích thật cụ thể và hấp dẫn với người lao động
nên còn chưa phát huy hết động lực của công ty cũng như khả năng của người lao
động.
1.4. Nguyên nhân dẫn đến hạn chế
- Do chưa khai thác hết tiềm năng của thị trường tiêu thụ sản phẩm nên
doanh thu của công ty chưa lớn. Vì vậy, mặc dù đã quan tâm tới đời sống của cán
bộ, nhân viên trong công ty nhưng vẫn còn nhiều hạn chế.
- Hoạt động của bộ phận PR và Marketing chưa mang lại hiệu quả cao vì
hiện tại, hoạt động của họ chủ yếu chỉ mang tính chất tìm hiểu thị trường và đặt mối
quan hệ với các phương tiện truyền thông nhằm quảng bá hình ảnh công ty.




×