Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

THIẾT KẾ NHÀ MÁY HOÁ CHẤT CÔNG TY THỰC PHẨM ĂN LIỀN FOV

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (0 B, 25 trang )

TRƯỜNGĐẠIHỌCSƯPHẠMKỸTHUẬTTPHCM
KHOACÔNGNGHỆHOÁHỌCVÀTHỰCPHẨM







NHÓM 3
1. Lưu Ngọc Diệu
16128006
2. Trần Nhật Huy
16128031
3.
Lê Hoàng Nhật
16128058
Lê Ngọc Thanh Trang
4.
16128087
Nguyễn Thị Phương Uyên 16128102
5.
Trần Thiện Ngự Thoại Vy 16128109
6.

THIẾTKẾ
NHÀMÁY
HOÁCHẤT
GVHD:DƯƠNGĐĂNGDANH

Tp.HCM,tháng5/2019






CƠSỞTKMVÀNHÀMÁYHOÁCHẤTNHÓM3


C

Lời nói đầu
ùng với sự phát triển của xã hội nhu cầu ăn uống của con người
ngày càng được nâng cao. Nhưng cuộc sống ngày càng trở nên
bận rộn, thời gian trở nên quý báu đòi hỏi một loại thực phẩm

có thể ăn liền hoặc thời gian chế biến nhanh mà vẫn đảm bảo cung cấp đầy đủ
chất lượng dinh dưỡng và ngon miệng. Vì thế, những sản phẩm thực phẩm ăn
liền đang là sự lựa chọn hàng đầu của nhiều người đặc biệt là những người bận
rộn.
Trong những năm gần đây, ngành công nghiệp thực phẩm ăn liền đang
không ngừng phát triển về chất lượng cũng như số lượng. Trên thị trường luôn
luôn xuất hiện nhiều sản phẩm ăn liền đa dạng như mì ăn liền, cháo ăn liền,
phở ăn liền, snack… với nhiều loại hương vị và chủng loại tạo nên thế cạnh
tranh gay gắt không chỉ trong nước mà còn vươn ra xa thế giới. Với tình hình
kinh tế hiện nay, thị trường tiêu thụ của chúng ta có thể mở rộng ra thế giới dễ
dàng hơn, đồng thời việc áp dụng khoa học công nghệ giúp hạ giá thành, đa
dạng hóa và gia tăng giá trị dinh dưỡng cho sản phẩm thì việc xây dựng nhà
máy mì ăn liền trong thời điểm hiện nay có rất nhiều tiềm năng.
Ở Việt Nam sản phẩm ăn liền là loại sản phẩm khá phổ biến với người
tiêu dùng. Sự phát triển không ngừng của các cơ sở sản xuất sản phẩm ăn liền
đã cho ra nhiều loại sản phẩm đa dạng và phong phú về chủng loại, mẫu mã.

Do tính tiện dụng và giá trị dinh dưỡng mà sản phẩm ăn liền ngày càng chiếm
lĩnh được thị trường. Với dân số trên 80 triệu dân, Việt Nam hứa hẹn là thị
trường tiêu thị tiềm năng của sản phẩm này.
Với báo cáo “Thiết kế nhà máy sản xuất sản phẩm ăn liền FOV,

năng suất 42 tấn sản phẩm/ca” là cơ hội để chúng em được hoàn thiện
những kiến thức đã học ở trường và là cơ sở để xây dựng nhà máy mì ăn liền ở
nước ta, hứa hẹn sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nhà máy cũng như góp
phần lớn và nguồn thu ngân sách của Nhà nước.



Page1of24


CƠSỞTKMVÀNHÀMÁYHOÁCHẤTNHÓM3


Mục lục
Lời nói đầu ....................................................................................................... 1
Chương 1. TỔNG QUAN ............................................................................... 3
1.1. Tên nhà máy ...................................................................................... 3
1.2. Mục tiêu.............................................................................................. 3
1.3. Tầm nhìn ............................................................................................ 3
1.4. Thành phần hoá học của thực phẩm ăn liền................................... 4
1.5. Tình hình sản xuất và tiêu thụ ở Việt Nam ..................................... 5
Chương 2. QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ ....................................................... 6
2.1. Giới thiệu sản phẩm ăn liền.............................................................. 6
2.1.1. Sản phẩm chính (mì ăn liền) ......................................................... 6
2.1.2. Sản phẩm phụ (miến, phở, hủ tíu… ăn liền) ............................... 7

2.2. Nguyên liệu ........................................................................................ 7
2.3. Quy trình công nghệ sản xuất thực phẩm ăn liền .......................... 8
2.3.1. Sơ đồ công nghệ ............................................................................. 8
2.3.2. Thuyết minh cho quy trình sản xuất ............................................ 9
Chương 3. LẬP LUẬN KINH TẾ KỸ THUẬT ......................................... 10
3.1. Đặc điểm thiên nhiên vị trí xây dựng ............................................ 10
3.2. Vùng nguyên liệu ............................................................................. 12
3.3. Khả năng cung cấp nhân công ....................................................... 12
3.4. Nguồn cung cấp nhiên liệu, điện, hơi............................................. 13
3.5. Giao thông vận chuyển ................................................................... 13
3.6. Thị trường tiêu thụ sản phẩm ........................................................ 13
Phân tích SWOT nhà máy mì ăn liền FOV ................................................ 15
Chương 4. CÂN BẰNG VẬT CHẤT .......................................................... 16
Bản vẽ tổng thể mặt bằng nhà máy ............................................................... 17
Bảng kích thước và diện tích các loại công trình trong nhà máy................ 18
Bảng tổng diện tích và tỷ lệ chiếm đất .......................................................... 18
Bản vẽ 3D mặt bằng tổng thể nhà máy ......................................................... 19
Bản vẽ hướng gió, hướng nắng phân xưởng sản xuất chính ...................... 20
Kết luận .......................................................................................................... 23
Tài liệu tham khảo ......................................................................................... 24



Page2of24


CƠSỞTKMVÀNHÀMÁYHOÁCHẤTNHÓM3


Chương 1. TỔNG QUAN

1.1. Tên nhà máy
Tên Tiếng Việt: Nhà máy sản xuất sản phẩm ăn liền FOV.
Tên Tiếng Anh: FOV là viết tắt của cụm từ “Food of Vietnam” (tạm dịch
“món ăn Việt Nam”) là tên được chọn để tạo một sự khác biệt trong thương
hiệu, một thương hiệu của người Việt – mang thương hiệu nước nhà ra xa thế
giới.
Vị trí: nhà máy nằm ở khu công nghiệp Sóng Thần 3 (thị xã Thủ Dầu Một,
tỉnh Bình Dương).
1.2. Mục tiêu
Hiện nay tại Việt Nam các sản phẩm mì ăn liền được sử dụng rộng rãi trong
mọi tầng lớp nhân dân vì tính tiện dụng và giá trị dinh dưỡng của chúng. Có
thể nói sản phẩm ăn liền ngày nay đã phần nào đi và đời sống của nguời dân,
trở thành một sản phẩm được ưa thích. Trước nhu cầu to lớn của thị trường,
ngành công nghiệp sản phẩm ăn liền đã và đang có những bước phát triển mạnh
mẽ, đặc biệt là khi nền kinh tế nước nhà chuyển sang cơ chế thị trường.
Mục tiêu của nhà máy là nghiên cứu những công nghệ tiên tiến để sản xuất
các sản phẩm tốt với giá thành hợp lý để cung cấp cho người dân Việt Nam
những bữa ăn thơm ngon, tiện lợi, bổ dưỡng và đạt tiêu chuẩn. Hơn nữa đem
sản phẩm tiêu chuẩn ra xa thị trường thế giới.
1.3. Tầm nhìn
Ở nước ta hiện nay có rất nhiều thương hiệu nổi tiếng như: Vinacook, Viflon,
Masan, Asian Food… nhằm đứng vững thị trường, FOV phải không ngừng
nghiên cứu phát triển các sản phẩm mới để đáp ứng tốt hơn với các yêu cầu
khắc khe của người tiêu dùng. Vì vậy tầm nhìn của FOV là nghiên cứu những
quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm ăn liền với năng suất cao kết hợp những
nguyên liệu tốt cho sức khỏe, thân thiện với người tiêu dùng như các chất dinh
dưỡng từ rau xanh, củ, trứng, thịt…




Page3of24


CƠSỞTKMVÀNHÀMÁYHOÁCHẤTNHÓM3


Hơn nữa FOV phải phát triển các sản phẩm ăn liền đa dạng gắn liền với văn
hóa người dân Việt Nam như phở ăn liền, cháo ăn liền… để người dân có thể
thoải mái lựa chọn các sản phẩm khác nhau…
Tầm nhìn xa hơn của FOV là đem các sản phẩm của nhà máy có khả năng
cạnh tranh với sản phẩm ngoại nhập. Rộng hơn nữa là vươn ra thị trường quốc
tế.
1.4. Thành phần hoá học của thực phẩm ăn liền
Mì nói chung được sản xuất từ nguồn nguyên liệu chính là bột mì và nước
đối với mi ăn liền còn có thêm thành phẩm nguyên liệu là dầu Shortening. Bên
cạnh đó tùy theo yêu cầu dinh dưỡng cụ thể mà có thêm các phụ gia; trứng,
tôm, bột, cà chua, bột ngọt, hành, tiêu, ớt, đường, muối.
§ Bột mì
Bột mì là nguyên liệu chính để sản xuất mì ăn liền, được chế biến từ hạt
lúa mì. Thành phần hóa học chính của bột mì gồm: gluxit, protein, lipid. Trong
đó gliadin và glutenin của protein chiếm tới 75-80% tổng lượng protein.
§ Nước
Nước là tác nhân hóa dẻo, giúp hòa tan các phụ gia để dễ phối trộn. Nước
còn làm trương nở gluten và tinh bột tạo độ dai cần thiết của khối bột nhào.
Nước dùng trong sản xuất mì phải đạt các tiêu chuẩn của nước dùng trong
sản xuất thực phẩm.
§ Muối ăn
Muối ăn giúp tạo vị mặn cho sản phẩm. Ion Na+ của muối làm gluten chập
lại, giúp sợ mì dai hơn, sản phâm ít bị gãy nát hơn. Lượng muối sử dụng chiếm
khoảng 2-4% trọng lượng gói mì.

§ Chất béo
- Shortening
Là nguyên liệu dùng để chiên mì
Vai trò: giảm ẩm, bảo quản mì tốt hơn, tăng giá trị cảm quan, dinh dưỡng
cho mì.


Page4of24


CƠSỞTKMVÀNHÀMÁYHOÁCHẤTNHÓM3


Shortening được sử dụng trong công nghệ sản xuất mì ăn liền là loại dầu
tinh luyện đã được hydro hóa để cải thiện tính năng sử dụng.
Khi so sánh với các loại chất béo khác thì mì chiên bằng shortening sẽ có
hình thức cảm quan và chất lượng tốt hơn: sợi mì khô ráo, dầu không bị thấm
ra ngoài bao bì, bảo quản sản phẩm lâu hơn, mì ít có mùi hôi.
- Dầu tinh luyện
Là nguyên liệu cho các gói gia vị.
Vai trò tăng giá trị cảm quan và giá trị dinh dưỡng cho mì.
Gia vị và phụ gia.
- Tôm
- Bột ngọt
- Phụ gia tạo dai
- Phụ gia tạo màu
- Nước tro
- Các loại phụ gia khác
1.5. Tình hình sản xuất và tiêu thụ ở Việt Nam
Ở Việt Nam sản phẩm ăn liền trở thành một phần trong cuộc sống, trong các

bữa ăn của các gia đình; sản phẩm ăn liền được sử dụng khá phổ biến. Trước
nhu cầu to lớn của thị trường, ngành công nghiệp sản phẩm ăn liền đã và đang
có những bước phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là khi kinh tế nước nhà chuyển
sang cơ chế thị trường. Các công ty quốc doanh như Miliket, Colusa… cũng
như các liên doanh như Viflon Acecook, A-One… đã không ngừng nâng cao
chất lượng và sản lượng sản phẩm, đa dạng hóa chủng loại và mẫu mã để đáp
ứng nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng. Hiện nay, trên thị trường có hơn 10
nhãn hiệu mì ăn liền như Miliket, Colusa, Viflon, A-One…
Số liệu thống kê không chính thức năm 2008, tại Việt Nam có hơn 50 doanh
nghiệp sản xuất mì ăn liền, sản lượng đạt khoảng 5 tỷ gói/năm, tốc độ tăng
trưởng bình quân đạt từ 15-20%.



Page5of24


CƠSỞTKMVÀNHÀMÁYHOÁCHẤTNHÓM3


Chương 2. QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ
2.1. Giới thiệu sản phẩm ăn liền
2.1.1. Sản phẩm chính (mì ăn liền)
Mì ăn liền là một sản phẩm ngũ cốc dạng ăn liền. Theo Tiêu chuẩn của Ủy
ban Tiêu chuẩn Thực phẩm quốc tế - CODEX: Sản phẩm ngũ cốc dạng sợi ăn
liền là sản phẩm được chế biến từ bột mì và/hoặc bột gạo và/hoặc các loại bột
khác và/hoặc tinh bột làm nguyên liệu chính, có bổ sung hoặc không bổ sung
các thành phần khác. Sản phẩm này đặc trưng bằng việc sử dụng quá trình
gelatin hóa (còn được gọi là hồ hóa tinh bột: là quá trình tinh bột dưới tác dụng
của nhiệt, trương nở và hòa tan trong nước) sơ bộ và khử nước bằng cách chiên

hoặc các phương pháp khác...
Mì ăn liền rất đa dạng và có thể phân loại theo loại bao bì đựng sản phẩm
(gói/ ly/ tô/ khay), hương vị (tôm/ bò/ gà/ sườn heo), theo phương thức sản xuất
hay theo cách thức sử dụng.
Mì ăn liền được phân ra làm 2 loại là mì chiên và mì không chiên, dựa trên
phương pháp làm khô (làm giảm độ ẩm) trong quy trình sản xuất. Với mì chiên,
quy trình sản xuất sử dụng phương pháp chiên qua dầu ở nhiệt độ từ 140-165oC
trong khoảng 2 phút, làm cho độ ẩm trong vắt mì giảm dưới 3%. Còn đối với
mì không chiên, ta sử dụng phương pháp sấy với nhiệt độ khoảng 80oC trong
tầm 30 phút, độ ẩm của vắt mì không chiên dưới 10%.
Theo Hiệp hội Mì ăn liền thế giới (WINA), ước tính trung bình mỗi người
dân Việt Nam tiêu thụ khoảng 53 gói mì/năm, trở thành nước tiêu thụ mì gói
lớn thứ 5 thế giới chỉ sau Trung Quốc, Indonesia, Nhật Bản và Ấn Độ.
Theo thống kê của bộ công thương sản lượng mì ăn liền ở Việt Nam là 5,06
tỷ gói (thống kê 2018).
Với các lý do nêu trên, chúng tôi nhận thấy thị trường mì ăn liền là một thị
trường tiềm năng do đó sản phẩm chủ lực của nhà máy là sản xuất sản phẩm
mì ăn liền.



Page6of24


CƠSỞTKMVÀNHÀMÁYHOÁCHẤTNHÓM3


2.1.2. Sản phẩm phụ (miến, phở, hủ tíu… ăn liền)
Phở, hủ tíu là những món ăn rất phổ biến đối với người dân Việt Nam. Ngày
nay, người Việt ăn những món trên bất cứ lúc nào trong ngày. Thế nhưng, với

cuộc sống bận rộn như hiện nay thì việc dành thời gian để ra tiệm và thưởng
thức món ăn ấy trở nên quá xa xỉ. Nắm bắt được nhu cầu của người dân thì các
loại miến, phở, hủ tíu ăn liền đã được nghiên cứu và cho ra đời. Giúp người
tiêu dùng có nhiều sự chọn lựa cho bữa ăn.
Các sản phẩm trên hầu hết là các món ăn truyền thống của Việt Nam, do đó
khi ra thị trường quốc tế sẽ góp một phần không nhỏ trong việc quảng bá hình
ảnh đất nước, con người và món ăn Việt Nam.
2.2. Nguyên liệu
Thành phần chủ yếu trong mì hoặc hủ tíu (phở, miến…) bao gồm: bột mì
(lúa mì) hoặc bột gạo, dầu ăn, nước. Bên cạnh đó còn có muối, chất điều vị, bột
trứng, chất tạo xốp, chất chống oxy hóa…
Ngoài ra để tạo hương bị đậm đà hơn cho món ăn không thể không có gói
gia vị. Gói gia vị là nguyên liệu chính giúp làm nên hương vị riêng biệt và sức
hấp dẫn của món ăn. Trong một phần ấy thì có ít nhất ba loại gia vị như:
Gói bột súp: muối, tiêu, đường, bột tôm, ớt.
Gói dầu: ớt, tỏi, dầu.
Gói rau sấy: tôm, bắp, thịt, hành…
Trong đó còn có chất điều vị, chiết xuất nấm men, màu thực phẩm, hương
tổng hợp, chất bảo quản…
Tất cả nguyên liệu ấy được hòa trộn dung thay thế cho các gia vị nêm nếm
khác.



Page7of24


CƠSỞTKMVÀNHÀMÁYHOÁCHẤTNHÓM3



2.3. Quy trình công nghệ sản xuất thực phẩm ăn liền
2.3.1. Sơ đồ công nghệ

Sơ đồ công nghệ quy trình sản xuất thực phẩm ăn liền



Page8of24


CƠSỞTKMVÀNHÀMÁYHOÁCHẤTNHÓM3


2.3.2. Thuyết minh cho quy trình sản xuất
Bột được định lượng sau đó nhào trộn khô. Nhào trộn mục đích chính là
chuẩn bị khối bột cho các công đoạn tiếp theo. Nhào trộn được xem là khâu
quan trọng quyết định đến tính chất sản phẩm, ảnh hưởng trực tiếp tới các khâu
tiếp theo. Vì nếu nhào bột không tốt sẽ làm sản phẩm không được dai và ngon.
Nếu dùng bột gạo thì chúng ta sẽ qua thêm một bước là tráng, dùng để tạo cấu
trúc màng cho bột gạo. Sau bước nhào trộn khô là nhào trộn ướt cùng với các
gia vị.
Cán thô, cán bán tinh, cán tinh sẽ làm giảm kích thước của thành phẩm giúp
cho quá trình sau được thực hiện dễ dàng hơn hết.
Sau đó, ta sẽ cắt sợi sản phẩm theo hình dáng nhất định đặc trưng cho sản
phẩm của chúng ta.
Tiếp đó, ta sẽ hấp khối bột đã được cắt sợi. Công đoạn này giúp làm chính
phần bột ấy, để cố định cấu trúc của sản phẩm. Sau khi cố định được khối bột,
ta sẽ thổi nguội để làm ráo và cố định thêm dạng bột, chuẩn bị cho quá trình
cắt tấm tiếp theo.
Sau đó chuẩn bị nước để pha nước lèo cho công đoạn nhúng nước lèo phần

mì đã được cắt – định lượng.
Định hình được sản phẩm ta sẽ cho vào khuôn để sấy hoặc chiên để làm giảm
độ ẩm của sản phẩm, ức chế tiêu diệt vi sinh vật làm tăng thời gian bảo quản
cho sản phẩm.
Để hạn chế sự nhiễm vi sinh vật, ta sẽ làm nguội nhanh sản phẩm sấy hoặc
chiên. Như vậy sẽ giúp ổn định lại giá trị của sản phẩm về cấu trúc, hình dạng,
hạn chế sự hút ẩm và thải ẩm.
Sau khi hoàn thành các công đoạn trên, ta sẽ đóng gói sản phẩm kèm theo
các gói gia vị (nếu là mì nguyên) hoặc vô bao nilon (nếu là mì vụn bể). Việc
đóng gói và đóng thùng giúp bảo vệ sản phẩm khỏi tác động của môi trường,
tránh bị hư tổn do lực cơ học khi vẩn chuyển.



Page9of24


CƠSỞTKMVÀNHÀMÁYHOÁCHẤTNHÓM3


Chương 3. LẬP LUẬN KINH TẾ KỸ THUẬT
3.1. Đặc điểm thiên nhiên vị trí xây dựng
Cùng với sự phát triển của đất nước và hướng tới năm 2020 Việt Nam trở
thành một quốc gia công nghiệp hóa – hiện đại hóa, tỉnh Bình Dương cũng đang
vươn mình trở thành một trong những trọng điểm kinh tế văn hóa cả nước nói
chung và khu vực phía Nam nói riêng. Hiện nay, Bình Dương có 29 khu công
nghiệp và 8 cụm công nghiệp tập trung. KCN Sóng Thần 3 là một trong những
khu công nghiệp của tỉnh Bình Dương với diện tích hơn 522 ha, nằm trong khu
Liên Hợp Công Nghiệp Dịch Vụ Đô Thị – là địa điểm khá thuận lợi, lý tưởng
cho các nhà kinh doanh trong và ngoài nước.

Khu CN Sóng Thần 3 nằm trong vùng trung tâm kinh tế trọng điểm phía
Nam (Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu,
Tây Ninh, Long An, Bình Phước). Khu CN Sóng Thần 3 tọa lạc ở 1101’37’’
Bắc 106041’47’’ Đông, thuộc phường Phú Tân, TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình
Dương gần quốc lộ 13 với hệ thống cơ sở hạ tầng hoàn thiện, liên kết với các
tuyến đường huyết mạch quốc gia và các trung tâm kinh tế – thương mại cả
nước.

Hình ảnh về khu công nghiệp Sóng Thần 3 (ảnh chụp từ vệ tinh)



Page10of24


CƠSỞTKMVÀNHÀMÁYHOÁCHẤTNHÓM3


Ranh giới khu CN Sóng Thần 3 được xác định cụ thể như sau:
Phía Bắc giáp với KCN Kim Huy.
Phía Nam giáp với KCN Đại Đăng.
Phía Đông giáp với KCN Tân Vĩnh Hiệp.
Phía Tây giáp với khu tái định cư Phú Mỹ và dịch vụ.
Vị trí KCN Sóng Thần 3 rất thuận lợi cho hoạt động sản xuất, trao đổi, vận
chuyển hàng hóa vì có khoảng cách rất gần với các trung tâm kinh tế – văn hóa
khác nên thu hút rất nhiều nhà đầu tư kinh tế.
Địa hình: Đất đai khá bằng phẳng, dốc dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam.
Khí hậu: Khí hậu ở Bình Dương cũng như chế độ khí hậu của khu vực miền
Đông Nam bộ: nắng nóng và mưa nhiều, độ ẩm khá cao. Đó là khí hậu nhiệt
đới gió mùa ổn định, trong năm phân chia thành hai mùa rõ rệt: mùa khô và

mùa mưa. Mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 5 kéo dài đến cuối tháng 10 dương
lịch.
Vào những tháng đầu mùa mưa, thường xuất hiện những cơn mưa rào lớn,
rồi sau đó dứt hẳn. Những tháng 7, 8, 9, thường là những tháng mưa dầm. Có
những trận mưa dầm kéo dài 1-2 ngày đêm liên tục. Đặc biệt ở Bình Dương
hầu như không có bão, mà chỉ bị ảnh hưởng những cơn bão gần.
Nhiệt độ trung bình hàng năm ở Bình Dương từ 26oC - 27oC. Nhiệt độ cao
nhất có lúc lên tới 39,3oC và thấp nhất từ 16oC - 17oC (ban đêm) và 18oC vào
sáng sớm. Vào mùa nắng, độ ẩm trung bình hàng năm từ 76% - 80%, cao nhất
là 86% (vào tháng 9) và thấp nhất là 66% (vào tháng 2). Lượng nước mưa trung
bình hàng năm từ 1.800-2.000mm.
Thủy văn, sông ngòi: chế độ thủy văn của các con sông chảy qua tỉnh và
trong tỉnh Bình Dương thay đổi theo mùa: mùa mưa nước lớn từ tháng 5 đến
tháng 11 (dương lịch) và mùa khô (mùa kiệt) từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau,
tương ứng với 2 mùa mưa, nắng. Bình Dương có 3 con sông lớn, nhiều rạch ở
các địa bàn ven sông và nhiều suối nhỏ khác.



Page11of24


CƠSỞTKMVÀNHÀMÁYHOÁCHẤTNHÓM3


3.2. Vùng nguyên liệu
Nhà máy nằm trong khu công nghiệp Sóng Thần 3 là một điều kiện thuận lợi
cho việc cung cấp sản phẩm cũng như tiếp nhận nguyên liệu từ nơi khác vận
chuyển đến vì nhà máy nằm gần các nhà máy khác nên có khả năng cung cấp
nguyên liệu và giảm chi phí vận chuyển, nguyên liệu được vận chuyển đến

cũng đảm bảo hơn khi nhà máy nằm xa cùng cung cấp nguyên liệu. Hơn nữa
hoạt động của nhà máy không bị ngưng trệ do thiếu nguyên liệu để sản xuất;
việc nhà máy nằm trong khu công nghiệp Sóng Thần 3 cũng giảm thiếu sự cố
hoạt động nhà máy bị ngưng trệ khi xảy ra sự cố không thể tính toán trước như
khu đất bị giải tỏa.
Nguyên liệu: gần với nguồn nguyên liệu chính lúa mì, các công ty sản xuất
lúa mì ở khu công nghiệp Sóng Thần 2 (Công ty cổ phần Lúa Vàng).
3.3. Khả năng cung cấp nhân công
Tỉnh Bình Dương đang phấn đấu trở thành một trong những trọng điểm kinh
tế văn hóa cả nước nói chung và khu vực phía Nam nói riêng. Nhờ lợi thế về vị
trí địa lí, Bình Dương có nhiều điều kiện thuận lợi trong việc giao lưu kinh tế,
văn hóa, khoa học kỹ thuật với các tỉnh trong cả nước và quốc tế. Đây cũng là
lợi thế thu hút các nhà đầu tư, dân cư, lao động đến làm ăn sinh sống. Chính
điều này đã làm cho đặc điểm dân số tỉnh Bình Dương tăng lên. Đây là tỉnh có
dân số đông thứ 7 trong 63 tỉnh thành và cũng là tỉnh có tỷ lệ gia tăng dân số
cơ học rất cao do có nhiều người nhập cư. Tỉnh đã thu hút rất nhiều nguồn lao
động ngoại tỉnh đến làm việc. Tính đến năm 2011, toàn tỉnh có 1.691.400
người, mật độ dân số 628 người/km². Trong đó dân số nam đạt 813.600 dân số
nữ đạt 877.800 người. Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số phân theo địa phương tăng
14,2 %. Trong đó dân số sống tại thành thị đạt gần 1.084.200 người, chiếm
80,5% dân số toàn tỉnh, dân số sống tại nông thôn đạt 607.200 người, chiếm
19,5% dân số. Trên địa bàn Bình Dương có khoảng 15 dân tộc, nhưng đông
nhất là người Kinh và sau đó là người Hoa, người Khmer... Vì vậy nguồn lao
động tại đây rất dồi dào thuận lợi cung cấp công nhân làm việc cho nhà máy.


Page12of24


CƠSỞTKMVÀNHÀMÁYHOÁCHẤTNHÓM3



3.4. Nguồn cung cấp nhiên liệu, điện, hơi
Khu CN Sóng Thần 3 nhận nguồn cung cấp điện từ lưới điện quốc gia với
công suất 120 MW, trạm biến thế 110/22 kV, đường dây trung thế 22kV được
cung cấp đến tường rào nhà máy.
Nhà máy đặt gần nơi cung cấp điện, nước nên không tốn chi phí cho việc
cung cấp điện, nước cho hoạt động của nhà máy. Khu công nghiệp Sóng Thần
3 đặt ở tình Bình Dương nơi có sông Đồng Nai tạo thuận lợi cho việc cung cấp
nước cho nhà máy FOV, nhờ nằm trong khu công nghiệp nhà máy không tốn
kém trong việc làm hệ thống điện hơn khi nằm xa khu công nghiệp.
Hệ thống điện, nước tại khu công nghiệp ổn định khi đặt nhà máy riêng lẽ.
Khi có sự cố về điện, nước thì việc xử lý cũng dễ dàng và nhanh hơn nhờ có
quản lý khu công nghiệp. Công suất nước đạt 20.000 m3/ngày và tăng dần theo
nhu cầu. Công suất hệ thống xử lý nước thải cũng khoảng 20.000m3/ ngày đêm.
3.5. Giao thông vận chuyển
Nằm gần trục chính Quốc lộ 13 với hệ thống cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh, là
đường thảm bê tông với độ rộng lên đến 22m, chịu được tải trọng hơn 30 tấn
nối kết với các tuyến đường huyết mạch Quốc gia và các trung tâm kinh tế
thương mại cả nước nên giao thông ở khu công nghiệp rất thuận tiện cho việc
vận chuyển hàng hóa cũng như nguyên liệu của nhà máy. Hơn nữa việc nằm
trong khu công nghiệp nên nhà máy sẽ không tốn chi phí xây dựng hệ thống
giao thông cho việc vận chuyển, hệ thống giao thông tại khu công nghiệp cũng
được quản lý tốt hơn.
Cảng biển gần nhất: cách Tân Cảng 20km.
Sân bay gần nhất: sân bay Tân Sơn Nhất 22km.
Ga đường sắt gần nhất: ga Sóng Thần 16km.
3.6. Thị trường tiêu thụ sản phẩm
Ngày nay thực phẩm ăn liền trở nên khá phổ biến ở khắp nơi trên thế giới
với mức bình quân tăng khoảng 2,5 tỷ gói/năm. Việt Nam là một trong số những

quốc gia dẫn đầu tiêu thụ thực phẩm ăn liền theo thống kê. Thành phần tiêu thụ


Page13of24


CƠSỞTKMVÀNHÀMÁYHOÁCHẤTNHÓM3


sản phẩm ăn liền đa dạng: nhân viên văn phòng, người bận rộn, học sinh – sinh
viên…
Khu công nghiệp sóng thần 3 có vị trí thương mại rất cao. Khi nằm gần trung
tâm Thủ Dầu Một, Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Biên Hòa. Vì vậy việc
đặt nhà máy sản xuất thực phẩm ăn liền tại đây giúp cho việc quảng cáo sản
phẩm và kinh doanh thuận lợi cho công ty. Lượng người tiêu dùng cũng rộng
rãi.



Page14of24


CƠSỞTKMVÀNHÀMÁYHOÁCHẤTNHÓM3


Phân tích SWOT nhà máy mì ăn liền FOV


Đa dạng hóa sản phẩm, có sự khác biệt giữa các sản phẩm,
có sự kết hợp giữa truyền thống và hiện đại.

Strengths
(Điểm mạnh)

Do mới thành lập nên nhà máy sản xuất sẽ tranh bị các thiết
bị máy móc hiện đại.
Dễ thu hút các lao động trẻ (do công ty mới thành lập nên đội
ngũ cấp cao sẽ còn thiếu nhiều vị trí, các lao động trẻ sẽ dễ
thăng tiến). Hình thành một đội ngũ năng động, tươi trẻ.

Weaknesses
(Điểm yếu)

Nhân sự chưa ổn định do nhà máy mới thành lập.
Chưa có các chính sách chăm sóc khách hàng phù hợp.
Chưa đa dạng được các kênh mua sắm.
Người tiêu dùng đang có xu hướng “Người Việt ưu tiên dùng

Opportunities hàng Việt”, điều đó tạo ưu thế cho sản phẩm của FOV.
(Cơ hội)

Thị trường mì ăn liền ở Việt Nam rất phát triển, người Việt
Nam đứng thứ 5 thế giới về tiêu thụ mì ăn liền.
Thị phần sản phẩm ăn liền đã nằm trong tay các công ty lớn
có bề dày phát triển lâu năm, một công ty mới thành lập sẽ

Threats
(Nguy cơ)

khó cạnh tranh.
Người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến vấn đề sức khỏe,

sản phẩm ăn liền không chỉ đáp ứng tiêu chí nhanh tiện lợi
mà còn phải đảm bảo sức khỏe và hàm lượng chất dinh dưỡng
trong sản phẩm.



Page15of24


CƠSỞTKMVÀNHÀMÁYHOÁCHẤTNHÓM3


Chương 4. CÂN BẰNG VẬT CHẤT
§ Năng suất nhà máy theo nguyên liệu: Q = 12600 tấn/năm
§ Lịch làm việc của nhà máy
1 ngày: 8 tiếng
1 tuần: 6 ngày
1 tháng: 25 ngày
1 năm: 300 ngày
§ Thời gian làm việc của nhà máy
1 ngày làm 1 ca, từ 8h30 – 4h30 (8 giờ)
§ Khối lượng nguyên liệu sử dụng trong 1 giờ:
Qgiờ = Q/300 = 12600/300 = 42 tấn/ngày = 5250 kg/giờ



Page16of24


CƠSỞTKMVÀNHÀMÁYHOÁCHẤTNHÓM3



Bản vẽ tổng thể mặt bằng nhà máy

Lối đi

Bản vẽ tổng thể mặt bằng nhà máy



Page17of24


CƠSỞTKMVÀNHÀMÁYHOÁCHẤTNHÓM3


Bảng kích thước và diện tích các loại công trình trong nhà máy
STT

Tên công trình

Diện tích (m2)

Kích thước (m)

1

Nhà sản xuất chính

120x48


5760

2

Bao bì đóng gói

60x20

1200

3

Kho nguyên liệu

40x35

1400

4

Kho thành phẩm

40x33

1320

5

Nhà văn phòng + hành chính 50x30


1500

6

Nhà phục vụ công nhân

20x22

440

7

Nhà xe công nhân

12x30

360

8

Nhà xe nhân viên

12x25

300

9

Bãi đỗ xe lớn


65x30

1950

10

Trạm bơm nước PCCC

22x15

330

11

Trạm biến áp

22x25

550

12

Kho phụ tùng

15x8

120

13


Trạm bơm xử lý

15x8

120

14

Gara oto

22x25

550

15

Lò hơi

22x15

330

16

Trạm cấp khí

22x15

330


17

Phòng bảo vệ (2 phòng)

5x7, 5x5

60

Bảng tổng diện tích và tỷ lệ chiếm đất



Loại đất

Diện tích (m2)

Tỷ lệ

Đất xây dựng nhà và công trình

17460

27,07%

Đất giao thông và sân bãi

40450

62,70%


Đất cây xanh

6600

10,23%

Tổng diện tích

64510

100%

Page18of24


CƠSỞTKMVÀNHÀMÁYHOÁCHẤTNHÓM3


Bản vẽ 3D mặt bằng tổng thể nhà máy



Page19of24


CƠSỞTKMVÀNHÀMÁYHOÁCHẤTNHÓM3


KV

xửlý
sựcố

Bản vẽ phân xưởng sản xuất chính

Bản vẽ hướng gió, hướng nắng phân xưởng sản xuất chính



Page20of24


CƠSỞTKMVÀNHÀMÁYHOÁCHẤTNHÓM3


- Nhà máy được xây dựng quay mặt ra đường số 4.
- Dựa trên bản đồ, ta thấy hướng chính của nhà máy là hướng Đông Nam.
- Hướng nắng
+ Tận dụng được ánh nắng buổi sang từ phía Đông, tuy nhiên sẽ không quá
chói chang do hướng của nhà máy là Đông Nam.
+ Tránh được ánh nắng ở phía Tây vào buổi chiều (ánh nắng ở phía Tây rất
gay gắt), tuy nhiên để đảm bảo chiếu sáng tự nhiên tốt nhất, chúng ta sẽ chủ
động lắp các khung cửa kính, việc này có tác dụng giúp ta lấy được lấy được
ánh sang vừa đủ.
- Hướng gió
+ Việt Nam có 2 mùa gió chính đó là Tây Nam và Đông Bắc. Ta đặt hướng
nhà máy ở hướng Đông Nam, tức là trục toà nhà tạo một góc khoảng 45o so với
hướng gió của cả 2 mùa gió ở Việt Nam. Điều này tạo hiệu quả thông gió rất
tốt.
+ Lắp đặt hệ thống cửa sổ ở tường bao quanh các công trình, chủ động mở

cửa sổ tạo điều kiện thông gió qua công trình, điều này sẽ hạn chế các vùng
lặng gió, giúp các công trình phía sau vẫn nhận được gió ® hiệu quả lưu thông
không khí tốt hơn.



Page21of24


CƠSỞTKMVÀNHÀMÁYHOÁCHẤTNHÓM3


Theo phong thuỷ
Theo Tiên thiên bát quái, phía Nam có tượng là quẻ Càn (trời, vua…), nên
phía Nam được coi là hướng của bậc đế vương, còn theo Hậu thiên bát quái,
hướng Nam có tượng là quẻ Ly, biểu tượng của lửa, ánh sáng. Do vậy, các bậc
vua chúa xây theo hướng Nam để hướng về lẽ sáng mà xử lý công việc, cai trị
thiên hạ; cung điện, thành quách được xây theo hướng này nhằm bảo vệ vị trí
chí cao vô thượng.
Mặt khác, hướng Nam là hướng mặt trời lên cao, tượng trưng cho lửa, dương
lực, mùa hạ, sự ấm áp… cũng chính là hướng tượng trưng cho thời kỳ mạnh
mẽ nhất của cuộc đời con người, phát huy khả năng, sức mạnh. Địa vị xã hội,
tiền tài, năng lực lãnh đạo, trí tuệ, tài năng đều có liên quan đến hướng Nam.
Trên thực tế, phương vị hướng Nam không dễ tìm, vì thế dùng hướng chính
Nam làm nguyên tắc, hơi nghiêng về hướng Đông hoặc hướng Tây cũng không
có trở ngại gì.







Page22of24


CƠSỞTKMVÀNHÀMÁYHOÁCHẤTNHÓM3


Kết luận

Q

ua quá trình làm đồ án này nhờ sự hướng dẫn của thầy, chúng em
đã được tìm hiểu về các nhà máy cũng như các sản phẩm ăn liền.
Không những thế chúng em còn được tìm hiểu và tiếp cận gần

hơn đến các máy móc và thiết bị để sản xuất sản phẩm ăn liền – các máy móc
mà chúng em sẽ tiếp xúc và làm việc hằng ngày khi tốt nghiệp. Đặc biệt là
nhóm chúng em còn được tìm hiểu và hướng dẫn cách thiết kế hoàn chỉnh một
nhà máy hóa chất. Qua đó nhóm chúng em trau dồi thêm nhiều kiến thức
chuyên môn cũng như kiến thức xã hội.
Đất nước chúng ta là nước đang phát triển về sản xuất sản phẩm ăn liền
cũng như tiêu thụ các sản phẩm ăn liền vì vậy tìm hiểu về nhà máy sản xuất,
các quy trình thiết kế nhà máy sản xuất sản phẩm ăn liền đang rất cần thiết để
đưa các sản phẩm của chúng ta phát triển hơn về chất lượng và số lượng để có
thể vươn ra cạnh tranh với thị trường thế giới.
Dưới sự hướng dẫn của thầy Dương Văn Danh nhóm chúng em đã hoàn
thành việc thiết kế một nhà máy sản xuất sản phẩm ăn liền với năng suất 3,6
tấn/năm phục vụ cho việc sản xuất với quy mô lớn. Vì đây là lần đầu thiết kế
một hệ thống nhà máy hóa chất nên có nhiều sai sót trong quá trình làm. Rất

mong sự góp ý và chỉ dẫn của thầy để nhóm chúng em hoàn thiện nhà máy hơn.
Một lần nữa nhóm cảm ơn sự hướng dẫn của thầy trong quá trình làm để
nhóm có thể hoàn thành đồ án.



Page23of24


CƠSỞTKMVÀNHÀMÁYHOÁCHẤTNHÓM3


Tài liệu tham khảo
[1] ThS. Dương Đăng Danh, Bài giảng Chương 8, 9, 10; Cơ sở thiết kế máy
và nhà máy hoá chất
[2]. />[3]. />_xuat_mi_an_lien
[4]. />Uc5E3Om2nYixSyMo5PEOA
[5]. />[6]. /> />[7]. />=21&ContentTypeId=0x01006B434E144EA34B09B66CBCE45AAE3E9100
97A5216D4D9DF04284F6570B2E70C22E
[8]. />


Page24of24


×